Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

giao an tuan 1 ( lop 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.96 KB, 54 trang )

THỨ HAI - 7.9.2005
THỨ HAI - 7.9.2005

TOÁN - 1
ÔN CÁC SỐ ĐẾN 100.
I.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về.
- Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số.
- Số có một chữ số, hai chữ số; số liền.
- Số liền sau của một số.

II
. Đồ dùng dạy và học:
- Viết ngân sách bài 1 lên bảng.
- Làm bảng số từ 0 đến 99 nhưng cắt thành 5 băng giấy, mỗi băng có 2 dòng.
Ghi số vào 5 ô còn trống 15 ô.
20 23 26
32 38
III.
Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Giới thiệu:
G.V
HS
GV hỏi: Kết thúc chương trình lớp 1
các em đã học đến số nào?
- Trong bài học đầu tiên của môn Toán
lớp 2, chúng ta sẽ ôn tập về các số trong
phạm vi 100.
- Học đến số 100.
2. Dạy - học bài mới:


Bài 1: Củng cố về số có 1 chữ số.
- HS nêu yêu cầu bài
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết các số từ
1 đến 10, yêu cầu cả lớp làm bài vào
vở. Khi chữa bài.
- Hỏi: Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
- Kể tên số đó.
- Số bé nhất là số nào?
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
-2 HS nêu các số có một chữ số
0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,
-1 HS đọc các số théo thứ tự từ bé đến
lớn .
-1 HS đọc các số theo thứ tự từ lớn đến
bé.
- Số 0
- Số 9
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Cùng nhau lập bảng số.
Cách chơi: Giáo viên cắt bảng số từ 10 đến 99 thành 5 băng giấy như đã giới
thiệu ở phần đồ dùng. Chia lớp thành 5 đội chơi, các đội thi nhau điền nhanh, điền đúng
các số còn thiếu vào băng giấy. Đội nào điền xong trước, điền đúng là đội thắng cuộc.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu miệng các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn
đến bé.
Khi học sinh đọc xong giáo viên
hỏi:
- Số bé nhất có hai chữ số là số
nào?
- Số bé nhất có hai chữ số là số
nào?
Học sinh đếm số: 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16;

17; 18; 19; 20; 21; 22; 23; 24; 25; 26; … 99.
- Số 10 (3 học sinh trả lời)
- Số 99 (3 học sinh trả lời)
Bài 3:
Củng cố số liền trước, liền sau:
- Vẽ lên bảng các ô sau:
38
39
40
- Số liền trước của số 39 là số nào?
- Em làm thế nào để tìm ra 38.
- Số liền sau của 39 là số nào?
- Vì sao em biết?
- Số liền trước và số liền sau của một số
hơn kém số ấy bao nhiêu đơn vò?
- Phần c học sinh làm bài vào vở.
- Gọi học sinh chữa bài bằng cách cho
học sinh điền vào các ô trống để có kết
quả.
- Học sinh đọc kết quả.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò
chơi tìm số liền trước và số liền sau.
- GV nêu 1số : 48, 54 HS nào nêu đúng ,
cả lớp vỗ tay khen.
- Số 38 (3 H.S trả lời)
- Lấy 39 trừ đi 1 được 38.
- Số 40.
- Vì 39 + 1 = 40
- 1 đơn vò
98

99
100
89
90
91
- Số liền trước của 99 là 98. Số
liền sau của 99 là 100.
- 1 HS nêu số liền trước và 1 HS
khác nêu số liền sau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tuyên dương học sinh.
- Về nhà đếm từ 10 đến 99.
  
TẬP ĐỌC - 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I
.
Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc:
- Đọc trơn toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ có vần khó như nguệch ngoạc, quyển sách, nắn nót, mải
miết, tảng đá.
- Nghỉ ngơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt giọng đọc khi lời đọc các nhân vật (lời cậu bé, lời bà cụ, lời
người dẫn chuyện).
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghóa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, nguệch
ngoạc, mải miết, ôn tôn, thành tài.
- Hiểu nghóa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện khuyên ta phải biết kiên trì và nhẫn nại.

Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
II.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ ngữ cần luyện đọc.
III.
Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TIẾT 1
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu: Ở lớp 1 các em đã làm quen
với những bài tập đọc ngắn về nhà trường, gia
- Mở mục lục sách Tiếng Việt
tập 1 và đọc 8 tên chủ đề trong
đình… Lên lớp 2 chúng ta sẽ được học những
bài tập đọc dài hơn. Những bài này sẽ giúp
các em hiểu biết hơn về cuộc sống con người và
môi trường xung quanh chúng ta.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Muốn biết bà cụ đang mài cái gì, bà nói gì
với cậu bé? Chúng ta cùng học bài hôm nay:

công mài sắt có ngày nên kim.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b)
Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1: Chú ý đọc to, rõ
ràng, thong thả, phân biệt giọng của các nhân
vật.

- Học sinh đọc nối từng câu.
- Trong bài này có những từ khó đọc.
- Học sinh nói tiếp từng đoạn.
-Trong bài tập đọc có mấy nhân vật? Đó là
những nhân vật nào?
sách:
Em là học sinh, Bạn bè,
Trường học, Thầy cô, Ông bà,
Cha mẹ, Anh em…
- Tranh vẽ bà cụ và một cậu bé.
Bà cụ đang mài một vật gì đó.
-Mở SGK Tiếng Việt trang 4.
- Học sinh theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh đọc thành tiếng :
nguệch ngoạc, quyển sách, nắn
nót, tảng đá, mải miết.
- Gọi 3-5 học sinh đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-Bài tập đọc này có 2 nhân
vật. Nhân vật bà cụ ,cậu bé và
người dẫn chuyện.
- 3 đến 5 học sinh đọc cá nhân,
cả lớp đọc đồng thanh.
* Mỗi khi cầm quyển sách/cậu
bé chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp
- Giáo viên dùng bảng phụ để giới thiệu các
câu luyện ngắt giọng và tổ chức cho học sinh
đọc.
- Lời gọi lễ phép … tò mò.
- Giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép trước.

- Câu nói của bà cụ.
- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc
theo nhóm.
- Thi đọc: Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng
thanh, đọc cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Tìm hiểu nội dung bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
ngắn ngáp dài/ rồi bỏ dở.//
Bà ơi, / bà làm gì thế?
Thỏi sắt to như thế, / làm sao bà
mài thành kim được?
- Học sinh lần lượt đọc trước
nhóm của mình, các em
trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho
nhau.
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh đọc chú giải.
- 1 học sinh đọc - cả lớp đọc
thầm.
- Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc
được mấy dòng là chán và bỏ đi
chơi. Khi tập viết, cậu chỉ nắn
nót được vài chữ rồi nguệch
ngoạc.
- Nắn nót.
- Nguệch ngoạc.
- Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?

- Viết cẩn thận tỉ mỉ.
- Viết ẩu không cẩn thận.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời
câu hỏi 2.
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ?
-Bà cụ mài th sắt vào tảng đá để làm
gì ?
- Để mài thỏi sắt thành kim có mắt nhiều thời
gian không?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt ta có thể mài
được thành chiếc kim khâu nhỏ bé không?
- Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải
miết mài vào tảng đá.
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng
đá để làm thành một cái kim
khâu.
- Để mài được thỏi sắt thành
kim khâu phải mất rất nhiều
thời gian.
- Cậu bé ngạc nhiên không tin.
- Thỏi sắt to như thế làm sao bà
mài thành kim được?
Lúc đầu, cậu bé đã không tin là bà cụ có thể mài thỏi sắt thành một cái kim,
nhưng về sau cậu lại tin, bà cụ đã nói gì để cậu bé tin bà, chúng ta cùng học bài tiếp để
hiểu được điều đó.
TIẾT 2
4. Luyện đọc đoạn 3, 4:
- Giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh đọc từng câu nối tiếp.
- Trong đoạn 3, 4 có những từ nào khó
đọc?
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn
nối tiếp.
- Câu dài cần biết ngắt nghỉ hơi đúng.
Nói nhẹ nhàng dễ nghe.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi và đọc
thầm theo.
- quay, hiểu, giảng giải sắt, mài, vẫn,
sẽ.
- Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
- Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một
tí, / sẽ có ngày / nó thành kim.//
- Giống như cháu đi học, / mỗi ngày
cháu học một tí, / sẽ có ngày / cháu
thành tài.//
- Ôn tồn.
- Đại diện các nhóm đọc nối tiếp.
5. Tìm hiểu nội dung đoạn 3, 4:
- Gọi học sinh đọc đoạn 3.
- Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 3.
- Bà cụ giảng giải như thế nào?
- Theo em, bây giờ cậu bé đã tin bà cụ
chưa? Vì sao?
- Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò

- 1 học sinh đọc đoạn 3, cả lớp đọc
thầm.
- Bà cụ giảng giải mỗi ngày mài thỏi
sắt nhỏ đi một tí … tài.
- Cậu bé đã tin lời bà cụ nên cậu mới
quay về nhà học bài.
chuyện với bà cụ, cậu bé bỗng hiểu ra và
quay về học hành chăm chỉ. Vậy câu
chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Hãy đọc to tên bài tập đọc và nói
bằng lời của mình.
6. Luyện đọc lại truyện:
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết
nhẫn nại, kiên trì, không được ngại khó,
ngại khổ.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim, việc
khó đến đâu nếu kiên trì nhẫn nại cũng
làm được.
- Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm,
phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, bà
cụ).
- 2 học sinh đọc lại toàn bài.
- Cả lớp bình chọn học sinh hoặc nhóm
đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong câu
chuyện? Vì sao?
- Học sinh nối tiếp nói ý kiến của
mình.
- Em thích bà cụ, vì bà cụ đã dạy cậu bé

tính nhẫn nại, kiên trì.
- Em thích cậu bé vì cậu bé hiểu được
điều hay. Vì cậu nhận ra sai lầm của
mình
Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh
đọc lại truyện, ghi nhớ lời khuyên của
truyện. Chuẩn bò bài sau.
- Tự thuật
MỸ THUẬT - 1
VẼ TRANG TRÍ - VẼ ĐẬM - VẼ NHẠT
I
. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt: chính đậm, đậm vừa, nhạt.
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh…
II
. Chuẩn bò:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
Hình minh họa ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt.
III
. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài mới: Vẽ trang trí: Vẽ đậm, vẽ nhạt.
Giáo viên cho học sinh xem 3 bông hoa vẽ cùng trên một tấm bìa có tô màu ba
sắc độ khác nhau để học sinh thấy được độ đậm, đậm vừa và độ nhạt.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Học sinh quan sát bức tranh, nhận xét.

Độ đậm Độ đậm vừa Độ nhạt
Trong tranh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau, có ba sắc độ chính: Đậm -
Đậm vừa - Nhạt. Ba độ đậm nhạt trên làm cho bài vẽ sinh động hơn.
- Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau.

* Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt
- Giáo viên cho học sinh mở SGK vở bài tập vẽ 2 xem hình 5 để các em nhận ra
cách làm bài.
- Giáo viên cho học sinh thực hành theo nhóm vẽ hình 3 bông hoa giống nhau.
Dùng 3 màu để vẽ hoa, nhò, lá.
- Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự đậm, đậm vừa, nhạt của
ba màu.
+ Khi vẽ màu:
- Bông thứ nhất vẽ mạnh tay đậm hơn.
- Bông thứ hai vẽ vừa không tô đậm.
- Bông thứ ba vẽ nhẹ tay.
* Muốn vẽ màu đậm, đậm vừa và nhạt vẽ như thế nào?
- Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày.
- Vẽ đậm vừa: Đưa nét thưa nhẹ tay hơn.
- Vẽ nét nhạt: Vẽ nhẹ tay, nét đan thưa.
* Hoạt động 3: Học sinh thảo luận nhóm thực hành, học sinh tự chọn màu
vẽ các độ đậm nhạt theo cảm nhận.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi thi vẽ 1 lá, 1 bông, 1 quả.
- Giáo viên động viên học sinh vẽ hoàn thành bài vẽ.
* Hoạt động 4:
Nhận xét, đánh giá bài của các nhóm. Chọn nhóm vẽ đẹp
nhất.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh vẽ đậm, vẽ đậm vừa và nhạt khác nhau.
Thứ 3 - 8.9.2005
THỂ DỤC - 1
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI: “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
I
. Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2. Yêu cầu học sinh biết được một số nội

dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Một số quy đònh trong giờ học thể dục. Học sinh biết những điểm cơ bản và
từng bước vận dụng vào quá trình học tập để tạo thành nề nếp.
- Học dậm chân tại chỗ - đứng lại. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng. Ôn trò
chơi “Diệt các con vật có hại”. Tham gia chơi tương đối chủ động.
II.
Đòa điểm - phương tiện:
- Đòa điểm: Trên sân trường; vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bò một cái còi.
III.
Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát (1 phút).
2. Phần cơ bản:
Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2 (4 phút). Theo phương pháp kể chuyện,
thông qua đó giáo viên nhắc học sinh tinh thần học tập và tính kỷ luật.
- Một số quy đònh khi học giờ thể dục (2 - 3 phút).
- Biên chế tổ luyện tập. Chọn cán sự (2 - 3 phút).
- Giáo viên nêu dự kiến cán sự là lớp trưởng.
- Dậm chân tại chỗ - Đứng lại (5 - 6 phút).
- Học sinh tập theo cô lần 1.
- Lần 2 cán sự điều khiển - giáo viên cho từng tổ một tập.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét và sửa sai cho từng học sinh.
- Tổ chức chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại” (5 - 6 phút). Giáo viên cùng
học sinh nhắc lại tên một số loài vật. Những con vật có hại: Muỗi, ruồi, gián, chuột.
- Những con vật có lợi: Mèo, trâu, chó.
Giáo viên phổ biến luật chơi: Bạn quản trò nêu tên con vật. Nếu là con vật có
hại thì học sinh hô “Diệt”. Nếu nêu tên con vật có lợi mà học sinh hô “Diệt” thì bò
phạt. Múa hoặc hát một bài hát.

- Học sinh chơi theo nhóm - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh.
3. Phần kết thúc:
Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ hát bài hát “Xòe hoa” hoặc “Thật là
hay”.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại bài học (2 phút).
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương những em thực hiện tốt.
- Về nhà thường xuyên luyện tập.
---------  --------------
TOÁN - 2
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I
. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố:
- Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
- Phân tích số có 2 chữ số theo cấu tạo thập phân.
- Thứ tự các số có 2 chữ số.
II
. Đồ dùng dạy học:
2 hình vẽ, 2 bộ số cần điền của bài tập 3.
III.
Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập các số trong phạm vi 100.
- Học sinh viết bảng con: Số tự nhiên
nhỏ nhất, lớn nhất có 1 chữ số, có hai
chữ số.
- Viết 3 số tự nhiên liên tiếp
- Hãy nêu số ở giữa số liền trước số
liền sau trong 3 số mà em viết.
- Chấm điểm nhận xét.
Học sinh viết 0, 9, 10, 99.

Học sinh tự viết ví dụ: 20, 21, 22
Số ở giữa 21
Số liền trước 20
Số liền sau là 21
2. Bài mới: Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo)
- Giới thiệu trong giờ học toán hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập các số đến 100
(tiếp theo).
Bài 1; bài 2: Củng cố về đọc, viết, phân tích số.
- Gọi học sinh đọc tên các cột trong bảng của bài tập 1.
- Học sinh đọc: Chục, đơn vò, viết số,
đọc số.
Yêu cầu 1 học sinh đọc hàng 1 trong
bảng
- Hãy nêu cách viết số 85
- Nêu cách đọc số 85
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó
đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2. Học sinh yêu cầu học sinh nêu
đầu bài.
57 gồm mấy chục và mấây đơn vò.
5 chục nghóa là bao nhiêu.
Bài yêu cầu chúng ta viết các số thành
tổng như thế nào?
- Học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh chữa miệng
- Nhận xét, cho điểm
Bài 2: So sánh các số
- Viết lên bảng 34  38 và yêu cầu
- 8 chục, 5 đơn vò viết 85. Đọc tám
mươi lăm.

-Viết 8 trước sau đó viết 5 vào bên
phải.
-Đọc chữ số hàng chục trước sau đó
đọc từ “mươi” rồi đọc tiếp đến chữ số
chỉ hàng đơn vò đọc từ trái sang phải.
- Học sinh làm bài
3 học sinh chữa miệng
36 gồm 3 chục 6 đơn vò
71 gồm 7 chục 1 đơn vò
94 gồm 9 chục 4 đơn vò
- Viết các số 57, 98, 61, 88, 74, 47.
57 gồm 5 chục 7 đơn vò
5 chục = 50
- Bài yêu cầu viết các số thành tổng
của giá trò hàng chục cộng giá trò hàng
đơn vò.
98 = 90+8; 61 = 60+1
88 = 80+8; 74 = 70+4; 47 = 40+7
- Điền dấu <
học sinh nêu dấu cần điền
Vì sao.
- Nêu lại cách so sánh các 2 chữ số.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại sau đó cho
các em tự làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu học sinh nhận xét chữa bài.
Giáo viên đặt câu hỏi.
- Hỏi: Tại sao 80+6>85
* Khi so sánh một tổng với 1 số ta cần
thực hiện phép cộng trước rồi mới so
sánh.

Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề bài rồi
tự làm bài.
- Gọi học sinh chữa bài
- Nhận xét ghi điểm
- Vì 3 = 3 và 4<8 nên ta có 34<38
- So sánh hàng chục trước, số nào có
chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn
hơn và ngược lại. Nếu các chữ số hàng
chục bằng nhau thì so sánh hàng đơn vò.
Số nào có hàng đơn vò lớn hơn thì lớn
hơn.
Vì 80+6 = 86 mà 86 > 85
Học sinh làm bài
a. 28, 33, 45, 54
b. 54, 45, 33, 28
- Học sinh đọc kết quả bài làm
Bài 5: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Nhanh mắt nhanh tay
theo hình thức tiếp sức; chia thành 2 đội khi giáo viên hợp “bắt đầu” em đứng đầu tiên
của 2 đội chạy nhanh lên phía trước, chọn số ghi tiếp cho đến hết đội nào xong trước
nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
Kết quả: 67, 70, 76, 80, 84, 90, 93, 98, 100.
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt tích cực.
- Về nhà ôn lại bài.
---------  -----------
KỂ CHUYỆN - 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I
. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng
đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phồi hợp lời kể lại với điệu bộ, nét mặt biết thay
đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn: Kể tiếp được lời kể của bạn.
II.
Đồ dùng dạy và học:
- 4 tranh minh họa truyện trong SGK
III.
Các hoạt động dạy và học:
A. Mở đầu:
Các em sẽ kể lại những câu chuyện đã học trong 2 tiết tập đọc.
- Các câu chuyện đều được kể lại toàn bộ hoặc phân vai dựng lại toàn bộ câu
chuyện.
B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:
Truyện ngụ ngôn trong tiết tập đọc các
em vừa học có tên gì ?
- Câu chuyện cho em bài học gì?
- Trong giờ kể chuyện hôm nay, các
em sẽ nhìn tranh, nhớ lại và kể lại
nội dung câu chuyện. Có công mài sắt
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn
nại.
có ngày nên kim
2. Hướng dẫn kể chuyện:

a. Kể từng đoạn câu chuyện:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
4 học sinh tiếp nối nhau kể câu chuyện
của 4 bức tranh.
- Sau mỗi lần kể giáo viên cho học
sinh nhận xét về sau mỗi lần kể.
- Kể chuyện trong nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia
nhóm dựa vào tranh minh họa, giáo
viên gợi ý
Tranh 1: Cậu bé đang làm gì ?
* Cậu bé có chăm học, chăm viết bài
không?
Tranh 2: Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang
làm gì?
- Cậu bé hỏi bà cụ điều gì ?
- Bà cụ trả lời ra sao ?
- Cậu bé nói gì với bà cụ ?
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh quan sát tranh đọc thầm
lời gợi ý dưới mỗi tranh.
4 học sinh lần lượt lên kể lại từng đoạn
theo từng bức tranh.
- Nhận xét cách diễn đạt về nội dung,
cách thể hiện. Kể có tự nhiên không đã
biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét
mặt chưa.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em
kể từng đoạn của truyện theo tranh.
- Cậu bé đang đọc sách, đang ngáp ngủ.

- Cậu bé không chăm học, khi viết cậu
cũng chỉ nắn nót vài dòng rồi viết
nguệch ngoạc cho xong.
- Bà cụ đang mải miết mài thỏi sắt
vào hòn đá.
- Bà ơi, bà làm gì thế ?
- Bà đang mài thỏi sắt này thành kim
được.
- Thỏi sắt to thế, làm sao bà mài thành
kim được ?
Tranh 3: Bà cụ giảng giải như thế
nào ?
Tranh 4:
- Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ
giảng giải ?
b. Kể toàn bộ câu chuyện:
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại
từng đoạn chuyện.
- Giáo viên yêu cầu 3 học sinh đóng
vai kể lại câu chuyện.
- Học sinh kể theo nhóm mỗi nhóm 3
em. Cuối cùng, cả lớp bình chọn những
học sinh, nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí,
sẽ có ngày nó thành kim … thành tài.
- Cậu bé quay về nhà học bài.
- 4 học sinh nối tiếp nhau kể
Học sinh đóng 3 vai (Người dẫn
chuyện, cậu bé, bà cụ)
3. Củng số, dặn dò:

Giáo viên nhận xét tiết học, khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho
người thân nghe. Nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện.
---------  ---------
CHÍNH TẢ - 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I.
Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ
đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô. - Củng cố quy tắc c/k
2. Thuộc bảng chữ cái:
- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ
- Thuộc lòng 9 chữ cái đầu.
II
. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép.
III.
Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Mở đầu:
Yêu cầu của bài chính tả phải viết đúng, viết đẹp, vở sạch, làm
đúng các bài tập chính tả. Để viết chính tả tốt phải thường xuyên luyện tập, thuộc
bảng chữ cái có đày đủ đồ dùng.
2. Dạy bài mới:
Trong giờ chính tả hôm nay chúng ta tập chép một đoạn
trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Sau đó chúng ta sẽ làm bài tập chính
tả phân biệt c/k và học tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
2. Hướng dẫn tập chép:
- Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng
- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn

- Đoạn này chép từ bài tập đọc nào ?
- Đoạn chép là lời của ai, nói vơi ai?
Học sinh đọc thần theo giáo viên
3 học sinh đọc bài chép
Bài: có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Lời của bà cụ nói với cậu bé.
- Bà cụ nói gì với cậu bé
- Hướng dẫn học sinh nhận xét
- Đoạn văn có mấy câu?
- Cuối câu có dấu gì?
- Những chữ nào trong bài chính tả
được viết hoa.
- Học sinh viết từ khó bảng con
3. Học sinh chép bài vào vở:
4. Chấm chữa bài:
Giáo viên đọc lại đoạn chép. Dừng lại
và phân tích tiếng khó cho học sinh
soát lỗi.
- Thu vở chấm 1 số bài nhận xét về nội
dung, chữ viết, cách trình bày.
5. Hướng dẫn làm bài tập
chính tả:
Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k? -
Gọi học sinh đọc đề.

- Khi nào ta viết k ?
- Khi nào ta viết c ?
Bài tập 3 :
- Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy
nhẫn nại, kiên trì thì việc gì cũng thành

công.
- Đoạn văn có 2 câu
- Cuối câu có dấu chấm
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào 1 ô
- chữ Nổi
- mài, ngày, sắt…
- Nhìn bảng chép bài
- Học sinh soát lỗi (đổi vở) dùng bút
chì soát lỗi ra lề vở.
- Nêu yêu cầu của bài tập
3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng.
Cả lớp làm bài vào vở.
- Kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ.
-Viết k khi đứng sau nó các nguyên âm
ê, e, i, Viết c là trước nguyên âm a, â, ă
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3.
Đọc tên ở chữ cái ở cột 3 và điền vào
chỗ trống ở cột 2.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Gọi học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc
- Đọc á
- Viết ă
- 2, 3 học sinh làm bài tập trên bảng
- Đọc a, á, ớ bê, xê, dê, đê, e, ê.
- Viết a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
6. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học, khen những em học tốt,
nhắc một số em khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bò đồ dùng học tập, tư thế
viết…
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc bài tập đọc tự thuật và hỏi cha mẹ nơi ở, quê

quán của mình.
-----------  ------------

THỨ TƯ - 9.9.2005
TOÁN - 3
SỐ HẠNG - TỔNG
I
. Mục tiêu:
Giúp cho học sinh:
- Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. Củng cố về phép
cộng có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.
II
. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra
- Hỏi thêm: 39 gồm có mấy chục, mấy
- 1 học sinh viết các số 42, 39, 71, 84
theo thứ tự từ bé đến lớn.
đơn vò.
- Nhận xét ghi điểm
- 1 học sinh viết từ lớn đến bé.
- 84 gồm có 8 chục 4 đơn vò.
2. Dạy bài mới:
Giới thiệu: trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ được biết tên gọi của các
thành phần trong phép cộng và tên gọi kết quả của phép cộng.
Giáo viên viết lên bảng phép cộng 35 + 24 = 59, gọi học sinh đọc “Ba mươi
lăm cộng hai mươi bốn bằng năm mươi chín”. Giáo viên chỉ trong phép cộng này 35
gọi là số hạng, 24 gọi là số hạng; 59 gọi là tổng.
35 + 24 = 59


Số hạng Số hạng Tổng
Giáo viên gọi học sinh đọc, giáo viên chỉ vào 59 thì học sinh nói tổng.
Giáo viên viết một phép cộng khác: 63 Số hạng
15 Số hạng
78 Tổng
Học sinh nêu tên gọi thích hợp của các số đó. Ví dụ: Giáo viên chỉ vào 63, học
sinh nói số hạng 15 số hạng; 78 tổng.
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Yêu cầu học sinh quan sát bài mẫu và đọc phép cộng mẫu: 12 + 5 = 17.
Học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Muốn tính tổng ta làm thế nào? Lấy số hạng cộng
với số hạng.
Số hạng 12 43 5 65
Số hạng 5 46 22 0
Số hạng 17 (89) (27) (65)
+
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài,
nhận xét về cách trình bày của phép
tính.
- Học sinh làm bài vào vở, khi
chữa bài học sinh nêu cách thực
hiện phép tính theo cột dọc.
42 53 30 9
36 22 28 20
78 75 58 29

Gọi 2 học sinh nhắc lại cách thực hiện
phép tính theo cột dọc.
- Đọc 42 cộng 36 bằng 78.
Phép tính được trình bày theo cột dọc.
Viết số hạng thứ nhất rồi viết số hạng

kia xuống dưới sao cho đơn vò thẳng cột
đơn vò, chục thẳng với chục, viết dấu.
+ Kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái.
- Đọc đề bài.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Đề bài cho biết gì? - Cho biết buổi sáng bán 12 xe đạp;
buổi chiều bán 20 xe đạp.
- Bài toán yêu cầu tìm gì? - Số xe bán được của cả hai buổi.
-Muốn biết cả hai buổi bán được bao
nhiêu xe ta làm tính gì?
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Làm tính cộng.
- Học sinh tự tóm tắt và trình bày bài.
Tóm tắt:
Sáng bán: 12 xe đạp
Chiều bán: 20 xe đạp
Tất cả bán: … xe đạp?
+
+ + +
Bài giải:
Số xe đạp cả hai buổi bán được là:
12 + 20 = 32 (xe đạp)
Đáp số: 32 xe đạp
4. Củng cố, dặn dò: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Thi đua viết
phép tính cộng và tính nhanh. Giáo viên nêu phép tính: 24 + 24 = 48.
Ai làm xong trước thì được tuyên dương.
- Tính tổng của 32 và 41 là bao nhiêu?
- Tính tổng của phép cộng đều có số hạng là 34.
- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh: Về nhà ôn lại cách thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số
không nhớ. Tên gọi các thành phần và kết quả trong phép cộng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×