Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng website bán sách trực tuyến cho nhà sách phú xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

XÂY DỰNG WEBSITE BÁN SÁCH TRỰC TUYẾN
CHONHÀ SÁCH PHÚ XUÂN

Mã số: SV2017-06-50
Chủ nhiệm đề tài: Cao Thị Hồng
Thời gian thực hiện: tháng 1/2017 đến tháng 12/2017

Huế, 11/2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

XÂY DỰNG WEBSITE BÁN SÁCH TRỰC TUYẾN
CHONHÀ SÁCH PHÚ XUÂN

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Đình Hoa Cương

Chủ nhiệm đềtài


Cao Thị Hồng

Huế, 11/2017


Sinh viên phối hợp nghiên cứu:
1. Nguyễn Phúc An
2. Trần Thị Hà Nhi
3. Hồ Xuân Ý Nhi
4. Nguyễn Thị Kim Nhung


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép chúng tôi gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường,
các Thầy Cô phòng nghiên cứu khoa học Trường Đại học kinh tế đã tạo điều kiện để
chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các quý Thầy Cô Trường Đại học kinh tế
Huế, đặc biệt là Thầy cô khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế. Là những người đã
truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua cho chúng tôi. Đây là
những kiến thức nền tảng giúp chúng tôi làm việc tốt sau khi ra trường.
Đặc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Đình
Hoa Cương, Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi làm đề tài nghiên cứu
khoa học.Trong suốt quá trình làm đề tài, Thầy đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn
chúng tôi làm đề tài.Thầy đã cho chúng tôi những lời khuyên, những lời góp ý và cả
những tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài một
cách tốt nhất.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Nhà sách Phú Xuân, các
anh chị trong Nhà sách đã cho phép chúng tôi tìm hiểu về Nhà sách đồng thời cũng
đã cung cấp cho chúng tôi các tài liệu cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa
học này.

Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, tuy
nhiên vẫn có thể có sai sót.Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy Cô để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 11 năm 2017
Nhóm sinh viên thực hiện

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC .......................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
5. Nội dung báo cáo đề tài nghiên cứu ........................................................................2
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG .................3
1.1 Tổng quan về Thương mại điện tử (TMĐT) .........................................................3
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử.......................................................................3
1.1.2. Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT ...............................................3
1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử .....................................................................4
1.1.4. Hạn chế trong thương mại điện tử.................................................................5

1.1.5. Thực trạng phát triển thương mại trên Thế giới ............................................6
1.1.6. Thực trạng phát triển thương mại ở Việt Nam ..............................................7
1.2. So sánh các hệ quản trị nội dung (CMS - Content Management System ) mã
nguồn mở .....................................................................................................................8
1.3 Giới thiệu phần mềm quản trị nội dung WordPress ............................................10
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................10
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................10
1.3.3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản trị nội dung WordPress.....................11
CHƯƠNG2 TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TẠI NHÀ SÁCH PHÚ XUÂN .............................................................................12
2.1. Tổng quan về nhà sách Phú Xuân ......................................................................12
2.2. Phân tích mô hình SWOT cho nhà sách Phú Xuân ............................................12
2.3. Phân tích quy trình bán hàng hiện tại của nhà sách Phú Xuân...........................12
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO NHÀ
SÁCH PHÚ XUÂN ......................................................................................................15
3.1. Phân tích hệ thống ..............................................................................................15
3.1.1. Phân tích yêu cầu, chức năng ......................................................................15
ii


3.1.2. Sơ đồ chức năng (BFD - Business Function Diagram) ...............................19
3.1.3. Sơ đồ ngữ cảnh (CD - Context Diagram)....................................................20
3.1.4. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD - Data Flow Diagram).......................................20
3.2. Thiết kế ...............................................................................................................24
3.2.1. Các tập thức thể và thuộc tính tương ứng....................................................24
3.2.2. Mối quan hệ giữa các tập thực thể...............................................................25
3.2.3. Sơ đồ thực thể mối quan hệ (ERD – Entity Relationship Diagram) ...........27
3.2.4. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ..............................................................................28
3.2.5. Lược đồ quan hệ của cơ sở dữ liệu..............................................................31
3.3. Giới thiệu website...............................................................................................31

PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................36
1. Kết quả đạt được...................................................................................................36
2. Hạn chế của đề tài..................................................................................................36
3. Hướng nghiên cứu phát triển .................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1: Chức năng đăng kí tài khoản .......................................................................15
Bảng 3. 2: Chức năng đăng nhập...................................................................................15
Bảng 3. 3: Chức năng cập nhật thông tin tài khoản.......................................................16
Bảng 3. 4: Chức năng đăng xuất tài khoản....................................................................16
Bảng 3. 5: Chức năng quản lí danh mục sản phẩm .......................................................16
Bảng 3. 6: Chức năng quản lí sản phẩm ........................................................................16
Bảng 3. 7: Chức năng tìm kiếm sản phẩm.....................................................................16
Bảng 3. 8: Chức năng đặt hàng......................................................................................17
Bảng 3. 9: Chức năng thanh toán ..................................................................................17
Bảng 3. 10: Chức năng cập nhật giỏ hàng.....................................................................17
Bảng 3. 11: Chức năng kiểm duyệt đơn hàng ...............................................................17
Bảng 3. 12: Chức năng quản lí tin tức...........................................................................18
Bảng 3. 13: Chức năng quản lí phản hồi .......................................................................18
Bảng 3. 14: Chức năng quản lí các sự kiện khuyến mãi ...............................................18
Bảng 3. 15: Chức năng thống kê tồn kho ......................................................................18
Bảng 3. 16: Chức năng thống kê đơn hàng ...................................................................18
Bảng 3. 17: Chức năng thống kê số lượng hàng đang bán............................................19
Bảng 3. 18: Chức năng thống kê tài khoản ...................................................................19
Bảng 3.2.1: Cấu trúc dữ liệu bảng SANPHAM ............................................................28

Bảng 3.2.2: Cấu trúc dữ liệu bảng DANHMUCSP.......................................................28
Bảng 3.2.3: Cấu trúc dữ liệu bảng TAIKHOAN...........................................................28
Bảng 3.2.4: Cấu trúc dữ liệu bảng PHANQUYEN .......................................................29
Bảng 3.2.5: Cấu trúc dữ liệu bảng DONHANG............................................................29
Bảng 3.2.6: Cấu trúc dữ liệu bảng PHUONGTHUCTHANHTOAN ...........................29
Bảng 3.2.7: Cấu trúc dữ liệu bảng TRANGTHAIDONHANG ....................................29
Bảng 3.2.8: Cấu trúc dữ liệu bảng KHUYENMAI .......................................................30
Bảng 3.2.9: Cấu trúc dữ liệu bảng PHANHOI..............................................................30
Bảng 3.2.10: Cấu trúc dữ liệu bảng GIOHANG ...........................................................30
Bảng 3.2.11: Cấu trúc dữ liệu bảng TINTUC ...............................................................30

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới ................................................6
Hình 1.2: Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến ................................7
Hình 1.3: Các hình thức mua sắm trực tuyến ..................................................................7
Hình 1.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm ...................................................8
Hình 1.5: Tỷ lệ cập nhật thông tin lên website qua các năm...........................................8
Hình 3.1: Giao diện trang chủ .......................................................................................31
Hình 3.2: Giao diện trang đăng nhập/ đăng kí ..............................................................32
Hình 3.3: Giao diện trang danh mục sản phẩm .............................................................32
Hình 3.4: Giao diện trang chi tiết sản phẩm 1...............................................................33
Hình 3.5: Giao diện trang chi tiết sản phẩm 2...............................................................33
Hình 3.6: Giao diện trang giỏ hàng 1 ............................................................................34
Hình 3.7: Giao diện trang giỏ hàng 2 ............................................................................34
Hình 3.8: Giao diện trang tư vấn khách hàng................................................................35


v


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ BFD của Website TMĐT nhà sách Phú Xuân ..................................19
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ ngữ cảnh của Website TMĐT nhà sách Phú Xuân............................20
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ DFD mức 0 của Website TMĐT nhà sách Phú Xuân .......................21
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng quản lí tài khoản ....................................22
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng quản lí hàng hóa ....................................22
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ phân rã mức 1 của chức năng quản lí bán hàng.................................23
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ phân rã của chức năng quản lí thông tin ............................................23
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ phân rã mức 1 của chức năng thống kê .............................................24
Sơ đồ 3.9: Sơ đồ thực thể mối quan hệ ERD.................................................................27
Sơ đồ 3.10: Lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ...................................................................31

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

TMĐT


Thương mại điện tử

Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

B2B

Business to Business

Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2C

Business To Consumer

Doanh nghiệp với khách hàng

B2G

Business to Goverment

Doanh nghiệp với Chính phủ

BFD


Business Function Diagram

Sơ đồ chức năng kinh doanh

C2C

Consumer To Consumer

Khách hàng với khách hàng

CD

Context Diagram

Sơ đồ ngữ cảnh

CMS

Content Management System

Hệ quản trị nội dung

DFD

Data Flow Diagram

Sơ đồ luồng dữ liệu

G2C


Government To Consumer

Chính phủ với khách hàng

vii


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài:XÂY DỰNG WEBSITE BÁN SÁCH TRỰC TUYẾN CHO NHÀ
SÁCH PHÚ XUÂN
1.2. Mã số đề tài:SV2017-06-50
1.3. Chủ nhiệm đề tài:Cao Thị Hồng
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5. Thời gian thực hiện:Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng website bán sách trực tuyến cho nhà sách Phú Xuân
3. Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng 100 từ)
Xây dựng nên một website mới cho nhà sách Phú Xuân.
4. Các sản phẩm của đề tài
Một trang webiste bán sách trực tuyến cho nhà sách Phú Xuân
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài: Khả năng áp dụng kết quả của đề tài vào thực tế là hoàn
toàn khả thi.
Ngày 28 tháng 11 năm 2017
Ngày 28 tháng 11 năm 2017

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài

TS. Nguyễn Đình Hoa Cương

Cao Thị Hồng

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay Internet đang phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt
Nam. Kèm theo đó là sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ bán hàng trực
tuyến, Website. Tạo ra các cơ hội kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp.Và cũng
mang lại nhiều thách thức giữa các đối thủ cạnh tranh.
Với xu hướng mọi thứ cần trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn, đã có rất nhiều
Website bán hàng được xây dựng và phát triển hiệu quả ở trong nhiều lĩnh vực.Từ bán
hàng điện tử, gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, giày dép tới bán sách.Đã có nhiều Website
lớn bán nhiều sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như Lazada.com,
Tiki.vn đã rất thành công khi biết áp dụng hình thức kinh doanh này.Đối với việc mua
bán hàng hóa trực tuyến đã dần không còn xa lạ với người tiêu dùng, nó giúp người
tiêu dùng tiết kiệm thời gian, công sức khi muốn mua một mặt hàng nào đó.Đồng thời,
việc kinh doanh hàng hóa trực tuyến qua Website cũng có rất nhiều lợi ích đối với
doanh nghiệp. Khi có một Website trực tuyến việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn, thu
hút được nhiều khách hàng từ khắp mọi nơi trên thế giới và hơn hết thời gian bán hàng
hoạt động 24/24. Không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian như bán hàng truyền
thống.Cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng và đầy đủ. Bên cạnh đó thu thập
nhanh chóng những ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía khách hàng để cải thiện những

điều còn thiếu sót.
Nhận thấy được nhiều lợi thế từ việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc bán
hàng, mà cụ thể ở đây là bán hàng qua Website trực tuyến.Ở địa bàn Thừa Thiên Huế
đã có nhiều nhà sách xây dựng Website bán sách cho mình.Điển hình như nhà sách
Fahasa, nhà sách Lạc Việt đã áp dụng rất thành công mô hình này.Tuy nhiên trong đó
nhà sách Phú Xuân cũng là một nhà sách lớn ở Thừa Thiên Huế nhưng vẫn chưa có
một Website bán sách riêng cho mình.
Vì vậy, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Xây dựng Website bán sách
trực tuyến cho nhà sách Phú Xuân” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung: Xây dựng Website bán sách trực tuyến cho nhà sách Phú
Xuân.
Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử ở trên Thế
giới và Việt Nam.
+ Nghiên cứu và so sánh các ngôn ngữ đề tạo nên một trang Website đơn giản.
+ Xây dựng Website bán sách trực tuyến cho nhà sách Phú Xuân
1


3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nhà sách Phú Xuân.
+ Tìm hiểu thống kê doanh thu hằng ngày, hằng tháng, hằng năm của nhà sách
Phú Xuân.
+ Tìm hiểu quy trình bán hàng hiện tại của nhà sách Phú Xuân.
3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
+ So sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn để xây dựng Website hợp lí cho
nhà sách Phú Xuân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Cơ cấu, tổ chức, quản lý và quy trình bán hàng của Nhà sách
+ Các công cụ xây dựng Website
+ Quy trình xây dựng Website thương mại điện tử
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhà sách Phú Xuân
Địa chỉ: 47 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế
5. Nội dung báo cáo đề tài nghiên cứu
Nội dung đề tài gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận xây dựng Website bán hàng.
Chương đầu tiên sẽ trình bày các cơ sở lí luận để xây dựng một Website.Khái
niệm, loại hình thương mại điện tử và sự phát triển của nó trên Thế giới và Việt Nam
Ngoài ra chương này sẽ giới thiệu thêm về Wordpress.
Chương 2: Tổng quan và tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại nhà sách
Phú Xuân.
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về nhà sách Phú Xuân, tình hình hoạt động
và quy trình kinh doanh của nhà sách hiện tại.Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức của nhà sách Phú Xuân.
Chương 3: Xây dựng website thương mại điện tử cho nhà sách Phú Xuân
Trong chương này sẽ phân tích bài toán, thiết kế các cơ sở dữ liệu và xây dựng
Website cho nhà sách Phú Xuân.

2


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG
1.1 Tổng quan về Thương mại điện tử (TMĐT)
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Theo(“Thương mại điện tử”,2017)Khái niệm “Thương mại điện tử là sự mua

bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý
chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi
dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu
thập dữ liệu.
1.1.2. Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT
Dựa trên thành phần tham gia hoạt động thương mại, có thể chia ra các loại
hình phổ biến như sau (Phân loại thương mại điện tử, 2017):
Loại hình thương mại điện tử B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản
là thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dùng thương mại điện
tử để kết nối với nhau, tạo ra những đối tác làm ăn.
Loại hình thương mại điện tử B2C (Business to Consumer): hay là thương mại
giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng tìm kiếm
thông tin, mua các hàng hoá hoặc sản phẩm thông tin và các hàng hoá thông tin, nhận
sản phẩm qua mạng điện tử.
Loại hình thương mại điện tử B2G (Business to Goverment): Là thương mại
điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ được định nghĩa chung là thương mại giữa
công ty và khối hành chính công. Chính phủ thiết lập các Website đăng tải các thông
tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, trao đổi các thông tin giữa doanh
nghiệp với các cơ quan nhà nước.Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công,
thủ tục cấp phép và các hoạt động liên quan tới chính phủ.
Loại hình thương mại điện tử C2C (Consumer to Consumer):Là thương mại
giữa các cá nhân và người tiêu dùng.Một cá nhân có thể tự tạo ra Website của riêng
mình để kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa mình làm ra.Có thể đây là tiềm năng lớn
nhất cho việc phát triển các thị trường mới.
Loại hình thương mại điện tửG2C (Goverment to Consumer): Là loại hình giao
dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Chủ yếu là các giao dịch có tính hành chính
nhưng vẫn có thể mang những yếu tố TMĐT.

3



1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử
1.1.3.1. Lợi ích đối với tổ chức
Mở rộng thị trường: Với mức độ phát triển của internet, các công ty có thể mở
rộng thị trường trên khắp thế giới. Thị trường được mở rộng có rất nhiều lợi ích đồng
thời cũng tạo ra thách thức khi mức độ cạnh tranh giữa các công ty càng nhiều. Công
ty nào cũng có thể tham gia vào chung một thị trường, vì vậy mỗi công ty cần có một
chiến lược phát triển đúng đắn.
Giảm chi phí sản xuất: Không như kinh doanh truyền thống, cần phải có nhiều giấy
tờ để xác nhận gây tốn kém về chi phí sản xuất. Giờ đây khi có thương mại điện tử có nhiều
loại giấy tờ được giao dịch trực tiếp trên internet, giảm được chi phí in ấn giấy tờ.
Vượt giới hạn về thời gian: Internet được phục vụ 24/24 vì vậy việc buôn bán
qua thương mại điện tử cũng được thực hiện 24/24. Vào thời điểm nào cũng đều có thể
bán được hàng hóa và dịch vụ miễn là có người mua.
Dễ dàng củng cố các mối quan hệ: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua
mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Nhờ có
thương mại điện tử doanh nghiệp có thể lấy được thông tin phản hồi của khách hàng
một cách nhanh chóng, nhờ đó có thể cải thiện kịp thời những điều còn thiếu sót để
thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng.
Thông tin cập nhật nhanh chóng: Chỉ với một số thao tác đơn giản, mọi thông tin về
doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ được cập nhật trên internet một cách nhanh chóng. Khách
hàng có thể tìm kiếm và tìm thấy thông tin của doanh nghiệp một cách dễ dàng.
1.3.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng
Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc
đối với các cửa hàng trên khắp thế giới. Kèm theo dịch vụ giao hàng tận nhà, tận tay người
nhận, người mua. Người tiêu dùng chỉ cần thực hiện giao dịch khi có kết nối Internet, không
cần tới tận nơi bán hàng mà vẫn có thể mua được món hàng mình yêu thích.
Có nhiều sự lựa chọn hơn: Người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được
nhiều nhà cung cấp hơn. Từ đó có thể so sánh sản phẩm giữa các nhà cung cấp để tìm

ra sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Dễ dàng tìm kiếm thông tin: Nhờ thương mại điện tử khách hàng có thể tìm
kiếm thông tin về sản phẩm mình cần một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời cũng có
thể so sánh giá cả giữa các trang website để tìm ra hàng hóa rẻ hơn.
Đấu giá: mô hình đấu giá trực tuyến cho phép mọi người đều có thể tham gia
mua bán trên các sàn đấu giá. Người bán có thể đưa lên những sản phẩm mình muốn
bán còn những người mua cần cạnh trạnh nhau để có được sản phẩm mình mong
muốn, từ đó nâng cao giá trị cho sản phẩm.
4


Cộng đồng thương mại điện tử: Với cộng đồng rộng lớn trên toàn thế giới, các
khách hàng trên khắp mọi đất nức có thể chia sẽ kinh nghiệm, đánh giá sản phẩm
thông qua trải nghiệm.Một cộng đồng chia sẽ, giúp cho mọi người có thể lựa chọn, tìm
mua các sản phẩm tốt, phù hợp với bản thân.
1.3.1.3. Lợi ích đối với xã hội
Mức sống được nâng cao: Mức sống người dân được nâng cao khi có sự cạnh
tranh giữa các sản phẩm. Do đó tạo sức ép cho các nhà cung cấp phải có chiến lược
kinh doanh tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các chương trình khuyến mãi,
giảm giá,...Có lợi cho người tiêu dùng.
Giảm được tình trạng tắc nghẽn và tai nạn giao thông: Dựa trên sự phát triển
của internet toàn cầu. Có rất nhiều công việc có thể giải quyết tại nhà, vì vậy thay vì
phải đi ra ngoài để giải quyết công việc thì con người có thể ở nhà để giải quyết công
việc đó. Do vậy, số lượng người ra đường sẽ ít hơn, giảm số phương tiện đi lại trên
đường. Đồng nghĩa với việc sẽ giảm được tình trạng tắc nghẽn và tai nạn giao thông.
Các lợi ích khác: Thương mại điện tử tạo ra rất nhiều lợi ích công cho xã hội và
cộng đồng.Ví dụ như các dịch vụ về y tế, giáo dục được phát triển nhanh chóng và tốt
hơn nhờ học hỏi và áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến thông qua sự trao đổi từ
thương mại điện tử.
1.1.4. Hạn chế trong thương mại điện tử

Có thể phân ra hai nhóm hạn chế của thương mại điện tử, một nhóm mang tính
kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại.
Dưới đây là bảng hạn chế của thương mại điện tử:
Hạn chế về kỹ thuật
Hạn chế về thương mại
1. Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất 1. Người dùng vẫn còn lo lắng về mức độ an
lượng, độ tin cậy và sự an toàn.
ninh và các thông tin riêng tư bị rò rỉ, đánh
cắp.
2. Tốc độ đường truyền Internet còn chậm, 2. Có nhiều hình thức lừa đảo qua mạng làm
chưa đáp ứng đủ yêu cầu của người dùng.
người tiêu dùng hoang mang, chưa đặt niềm
tin vào việc mua hàng qua Internet.
3. Đòi hỏi các máy chủ thương mai có 3. Thay đổi hình thức mua hàng của người
công suất lớn, mức độ an toàn cao đồng tiêu dùng cần có thời gian.
nghĩa với việc đòi hỏi thêm chi phí đầu tư
4. Chi phí các dịch vụ Internet vẫn còn cao, 4. Người tiêu dùng vẫn chưa hoàn toàn tin cậy
nhiều người chưa có khả năng sử dụng.
về việc kinh doanh không giấy tờ, không tiếp
xúc trực tiếp,...
5. Các công cụ xây dụng phần mềm vẫn 5. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo
trong giai đoạn phát triển.
điều kiện để Thương mại điện tử phát triển.
6. Có nhiều khó khăn khi kết hợp các phần
mềm Thương mại điện tử với các phần
mềm truyền thống.
5


1.1.5. Thực trạng phát triển thương mại trên Thế giới

Việc mở rộng trên toàn thế giới của internet đã góp phần đáng kể vào sự biến
đổi của các giao dịch thương mại và cửa hàng. Thương mại điện tử sử dụng các công
nghệ bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động của các trang website trực tuyến,
giao dịch tiền tệ. Thống kê thương mại điện tử trong năm 2013 của loại hình thương
mại điện tử B2C lên tới 1,2 nghìn tỷ USD. Theo số liệu phổ biến trên thị trường
thương mại điện tử, Mỹ sáng lập Amazon là một trong những nền tảng thương mại
điện tử hàng đầu trên toàn thế giới. Đối thụ cạnh tranh châu Á như Rakuten hoặc
Alibaba cũng không ngừng mở rộng thị phần trong thị trường B2C thương mại điện tử.
Trong khi đó, trnag website đấu giá trực tuyến eBay là ví dụ phổ biến nhất cho loại
hình thương mại điện tử C2C cũng ngày càng phát triển.Dưới đây là hình minh họa sự
phát triển thương mại điện tử trên thế giới từ năm 2011 đến năm 2016.

Hình 1.1: Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới
(Nguồn: Xu hướng Internet 2017 với các số liệu tại Mỹ và trên toàn cầu, 2017)
Nhìn vào hình minh họa, sự phát triển của thương mại điện tử tăng dần qua các
năm và phát triển mạnh ở các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây
Âu. Dẫn đầu là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thu được 707.6$ năm 2016. Mặt
khác các nước ở các khu vực Trung Âu và Đông Âu, Mỹ La-tinh, Trung Đông và
Châu Phi chưa có sự tăng trưởng mạnh về thương mại điện tử, nhất là các nước thuộc
khu vực Trung Đông và Châu Phi chỉ với 45.49$ năm 2016, thua đến hơn 15 lần so
với các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
6


1.1.6. Thực trạng phát tri
triển thương mại ở Việt Nam
Cùng với sự phát tri
triển của thương mại điện tử thế giớii thương mại điện tử Việt
Nam ngày càng phát
hát triển và mở rộng. Số lượng người và doanh ngh

nghiệp tham gia vào
thương mại điện tử ngày cà
càng tăng.
Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT(
CNTT(Chỉ số Thương mại
điện tử Việt Nam 2015,
5, 2016
2016), giá trị mua hàng của một người
gười m
mua hàng trực tuyến
trong năm ước đạt 160 USD, doanh số TMĐT B2C đạt khoảng
ng 4,07 tỷ USD, tăng 37%
so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng cả nước10.
c10. Lo
Loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực
ực tuy
tuyến phổ biến nhất là
quần áo, giày dép và mỹ ph
phẩm (64%). Tiếp theo là đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ
dùng gia đình, sách – văn ph
phòng phẩm – hoa – quà tặng.
Theo kết quả khảo sá
sát của Cục Thương mại điện tử và Công
ng ngh
nghệ thông tin, 62% số
người truy cập Internet
et đã từ
từng mua hàng trực tuyến, tăng 4% so với năm 2014.


Hình 1.2:: Tỷ llệ người dùng Internet tham gia mua
ua sắ
sắm trực tuyến
(Nguồn:Chỉ số thương mại điện tử Việ
Việt Nam 2015, 2016)
Trong đó theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin,
ho thấy
thấy, năm 2015, tỷ lệ người mua sắm
Bộ Công thương cho
m qua website bán hàng
%, tăng 5% so với năm 2014. Trong các hình th
hóa/dịch vụ là 76%,
thức của TMĐT thì
te bán hàng vvẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất.
mua sắm qua website

ực tuy
tuyến
Hình 1.3: Các hình thức mua sắm trực
(Nguồn:Chỉ số thương mại điện tử Việ
Việt Nam 2015, 2016)
7


Theo báo cáo EBI 2017(Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017,
2017)cho biết 45% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷ lệ
này không thay đổi nhiều so với các năm trước.
50%
45%
40%

35%
30%
25%
20%
15%

30%

10%

45%

43%

42
%

46%

45%

5%
0%

2011 2012

2013

2014


2015

2016

Hình 1.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm
Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đã chú trọng tới việc cập nhật thông tin
thường xuyên lên website: 54% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng
ngày so với tỷ lệ 50% năm 2015
60%

54%
52%
50%

50%
40%

32%

30%

2014

22% 22%
16%
11%
7%

20%
10%


17% 17%

2015
2016

0%

Hàngngày

Hàngtuần

HàngthángKhông cậpnhật

Hình 1.5: Tỷ lệ cập nhật thông tin lên website qua các năm
1.2. So sánh các hệ quản trị nội dung (CMS - Content Management System ) mã
nguồn mở.
Hệ quản trị nội dung (CMS) của website là phần mềm để tổ chức và tạo môi
trường cộng tác thuật lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các nội
dung khác một cách thống nhất. Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ đề cập và so
8


sánh ba bộ mã nguồn mở phổ biến hiện nay là Joomla, Drupal, Wordpress.
Wordpress là một CMS mã nguồn mở miễn phí, rất dễ sử dụng hiện tại trên thế
giới hiện có hơn 200 triệu blog, website sử dụng mã nguồn này . Tuy nhiên,
WordPress thích hợp nhất vào việc xuất bản nội dung (viết Blog), mã nguồn nhỏ gọn,
tinh giản tối đa khiến nó gặp khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu mở rộng như sự tương
tác giữa các thành viên, quản lý thành viên, diễn đàn.
Drupal được biết đến như một hệ quản trị nội dung ổn định và mạnh mẽ, sự ổn

định và mạnh mẽ từ nhân của Drupal khiến cho Drupal được tin dùng cho các website
lớn có lượng người truy cập cao. Sự linh hoạt trong nền tảng của Drupal giúp cho các
lập trình viên có thể lập trình mở rộng website của họ theo bất kỳ hướng nào, tính
năng nào mà hầu như không gặp khó khăn gì.
Joomla là một hệ quản trị nội dung được tách ra và phát triển từ Mambo vào
năm 2005, được sử dụng rộng rãi từ website cá nhân đến hệ thống website doanh
nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ
dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.
Sau đây là bảng so sánh ưu, nhược điểm của ba hệ quản trị nội dung trên:
Wordpress
Drupal
Joomla
- Dễ sử dụng
- Nền tảng mạnh mẽ, tiết
- Dễ sử dụng.
Ưu điểm
nhất.
kiệm tài nguyên hệ thống.
- Giao diện đẹp được
- Plugin nhiều,
- Mở rộng chức năng không cung cấp bởi nhiều
90% là miễn phí. hạn chế theo nhu cầu sử
công ty cả miễn phí
Có thể cài đặt và dụng.
lẫn thương mại.
nâng cấp các
- Thân thiện với công cụ tìm - Thư viện ứng dụng
plugin trong phần kiếm, tuận lợi khi SEO.
rộng lớn.
quản lý của

- Chỉ cần một lần cài đặt
Wordpress.
Drupal có thể có tạo nhiều
- Hỗ trợ SEO khá website.
tốt.
- Chạy được trên cả server
Linux và Windows.
- Chỉ thích hợp
- Khó sử dụng đối với người - Chỉ chạy tốt trên
Nhược điểm
cho viết Blog và
sử dụng mới.
server Linux.
xuất bản nội dung - Ít có các thành phần rộng.
- Tốn nhiều tải
kiểu nhóm nhỏ.
nguyên.
- Thư viện ứng dụng
được viết bởi nhiều
người nên độ bảo
mật thấp.
- Khả năng SEO
kém nhất.
- Không chạy tốt
trên máy chủ
Windows(IIS).
9


Từ những phân tích, so sánh ưu nhược điểm của các hệ quản trị nội dung ở trên

cũng như dựa trên thời gian thực hiện, kiến thức, trình độ chuyên môn, mục đích và
quy mô của đề tài của nhóm nghiên cứu nên chúng tôi quyết định chọn phần mềm
quản trị nội dung Wordpress.
1.3 Giới thiệu phần mềm quản trị nội dung WordPress
1.3.1. Khái niệm
Theo (“WordPress”, 2017)“WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng
ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL)”.
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển
WordPress đã ra đời với mong muốn một hệ thống xuất bản cá nhân được xây
dựng trên PHP và MySQL, nó là sự kế thừa chính thức của b2/ cafelog.WordPress ban
đầu được biết đến với cái tên b2/cafelog được phát hành phiên bản đầu tiên vào ngày
27/05/2003.
+ Năm 2004, WordPress 1.2 ra mắt chính thức hỗ trợ thêm các Plugins cho
phép cài đặtthêm nhiều chức năng mở rộng từ người dùng.
+ Năm 2005, WordPress 2 ra mắt và hỗ trợ việc cài đặt theme.
+ Năm 2007, WordPress vượt qua con số 1 triệu người dùng và dành giải
thưởng Packt Open Source CMS.
+ Năm 2009, WordPress dẫn đầu về CMS tốt nhất.
+ Năm 2010, WordPress 3 ra mắt và vượt mức 11 triệu người dùng.
+ Năm 2011 có tổng cộng trên 70 triệu Website sử dụng WordPress trên thế giới.
+ Năm 2013, các thống kê cho thấy có đến 20% trong số 10 triệu website hàng
đầu thế giới sử dụng WordPress.
+ Ngày 05-09-2014 WordPress 4.0 chính thức ra mắt với tên gọi Benny. Trong
phiên bản 4.0 này WordPress đã hỗ trợ lựa chọn ngôn ngữ khi cài đặt tuy nhiên tiếng
Việt lại không có trong danh sách lựa chọn ngôn ngữ. Cải tiến thêm về khu vực quản
lý thư viện hình ảnh, video cho phép hiển thị và duyệt ảnh, video theo dạng lưới trực
quan hơn. Cải tiến về trình soạn thảo bài viết giúp tập trung hơn vào nội dung bài viết
và rất nhiều nâng cấp khác nữa.
+ Ngày 19/12/2014, WordPress chính thức công bố version mới WordPress 4.1
– có tên Dinah.

+ Ngày 24/04/2015 WordPress đã chính thức trình làng phiên bản 4.2.
+ Ngày 12/04/2016 WordPress 4.5 với tên mã “Coleman” đã chính thức được cập
nhật tới tay người dùng. Phiên bản 4.5 có khá nhiều cải tiến mới, thú vị và hấp dẫn.
10


+ Ngày 16/8/2016 Wordpress 4.6 ra đời.
+ Ngày 6/12/2016 Phiên bản Wordpress 4.7 đã được cho ra đời, chỉ sau 4 tháng
ra mắt phiên bản trước đó Wordpress 4.6.
+ Ngày 08/06/2017 Wordpress cho ra mắt phiên bản 4.8. Ngoài việc nói lời
chia tay với trình duyệt InternetExplorer 8, 9 và 10, WordPress 4.8 còn được bổ sung
thêm một số tính năng mới.
1.3.3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản trị nội dung WordPress
Dễ sử dụng: WordPress có một giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Người dùng
không nhất thiết phải có kiến thức sâu về chuyên môn. Chỉ cần vài bước đơn giản,
người dùng đã có thể xây dựng một Website, một Blog cho mình.
Được xây dựng để xuất bản: WordPress làm cho việc chia sẻ nội dung và thu
hút độc giả tới trang Website đơn giản bằng việc cung cấp các plugin để định dạng tối
ưu các bài viết.
Có một cộng đồng hỗ trợ đông đảo: Website được hỗ trợ bởi một cộng đồng sôi
động người dùng. WordPress có thư viện gồm hơn 50.000 Plugins và Themse miễn
phí bởi hàng trăm người đã đóng góp. Nếu gặp thắc mắc hay khó khăn trong quá trình
sử dụng thì sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ.
Có nhiều giao diện: WordPress hỗ trợ cho người sử dụng rất nhiều giao diện
mẫu để sử dụng, và hầu hết là miễn phí. Có nhiều giao diện về các lĩnh vực được thiết
kế sẵn, kèm theo những hướng dẫn để chỉnh sửa phù hợp với ý muốn của người dùng.

11



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TẠI NHÀ SÁCH PHÚ XUÂN
2.1. Tổng quan về nhà sách Phú Xuân
Nhà sách Phú Xuân là một chi nhánh bán lẻ của hệ thống nhà sách Phương
Nam đặt tại địa chỉ 131-133 Trần Hưng Đạo, Phường Phú Hòa, Thành phố Huế. Ngày
bắt đầu hoạt động của nhà sách là ngày 14/02/2014 Giám đốc là bà Phan Thị Lệ.Nhà
sách Phú Xuân là một chi nhánh bán lẻ, hoạt động kinh doanh bao gồm: sách, truyện,
văn phòng phẩm, đồ chơi, ngoài ra nhà sách còn có một tầng bán coffee.
Cơ cấu tổ chức nhà sách bao gồm có:
+ Có 1 văn phòng đại diện
+ Có 1 Phòng kế toán
+ Có 1 Kho
+Quầy thu ngân tầng 1 và tầng 2.
2.2. Phân tích mô hình SWOT cho nhà sách Phú Xuân
Điểm mạnh: Là một trong những nhà sách lớn nhất tại Huế, nằm ở vị trí trung
tâm và được nhiều bạn nhỏ yêu mến, bên cạnh đó nhà sách còn tích hợp bán coffee
trong nhà sách để khách có thể vừa uống coffee vừa đọc sách.Nhà sách còn nằm ở gần
các trường học vì thế rất thuận tiện cho các học sinh mua sách vở, và văn phòng phẩm.
Điểm yếu: Hiện nay trên địa bàn thành phố Huế, có rất nhiều nhà sách lớn như
Lạc Việt, FAHASA, Hồng Đức,Hàn Thuyên nên nhà sách Phú Xuân phải cạnh tranh
với các nhà sách khác và bên cạnh đó các nhà sách cũng đầu tư mặt bằng nằm ở các
khu thương mại hay là siêu thị lớn để khách có thể mua hàng tiện lợi hơn.
Cơ hội: Là một trong những nhà sách đầu tiên tại Huế nhà sách Phú Xuân thể
vươn lên thành một trong những nhà sách lớn nhất tại Huế, bên cạnh đó đầu tư về
trang thiết bị hiện đại, xây đội ngũ nhân viên nhiệt tình, mở rộng phạm vi kinh doanh.
Thách thức: Hiện nay sách lậu và giả tràn lan nên phải kiểm soát chặt chẽ, có
nhiều website bán sách, tính cạnh tranh cao hơn, kinh doanh nhiều mặt hàng nên hàng
tồn kho sẽ nhiều, cạnh tranh không lành mạnh.
2.3. Phân tích quy trình bán hàng hiện tại của nhà sách Phú Xuân
Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn ban quản lý và một số nhân viên chủ chốt

trong nhà sách thì chức năng và quy trình mua bán, quản lý của website được thể hiện
như sau:

12


Website nhà sách sẽ bán nhiều loại hàng gồm: sách tiếng anh, sách tiếng việt,
văn phòng phẩm, quà lưu niệm mỗi loại hàng mà nhà sách bán sẽ có nhiều mặt hàng,
mỗi mặt hàng được gán một mã mặt hàng, số lượng còn lại trong kho và một số thông
tin chi tiết khác.
Khi một khách hàng vào thăm Website họ có thể xem tất cả các mặt hàng, tìm
kiếm sản phẩm mà mình muốn mua, xem chi tiết về sản phẩm đánh giá sản phẩm hay
được quyền gửi các thắc mắc và góp ý đến nhà sách mà không cần đăng ký làm thành
viên. Khách hàng có thể gửi những thắc mắc và góp ý đó ở mục “Liên hệ”. Muốn gửi
ý kiến đóng góp thì khách hàng phải điền một vài thông tin như: họ tên, địa chỉ email,
số điện thoại và phải chọn một chủ để trước khi gửi, các chủ đề có thể là: thanh toán,
vận chuyển, góp ý về website hay để báo cho nhà sách biết về thái độ không tốt của
một vài nhân viên bán hàng nào đó hoặc là vấn đề khác. Những thắc mắc và góp ý này
sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu để các nhân viên chăm sóc khách hàng có thể đọc và gửi
hồi âm cho khách hàng.
Khi khách hàng muốn đăng kí làm thành viên thì phải nhập một số thông tin
sau: email, họ tên, giới tính, số điện thoại, mật khẩu và hoàn tất việc tạo tài
khoản.Khách hàng có thể đăng nhập và đăng xuất tài khoản của mình, khi tiến hành
đăng nhập cần điền đầy đủ tên và mật khẩu chính xác hoặc có thể đăng nhập qua
facebook hay google.
Khách hàng có thể xem và chọn nhiều mặt hàng vào giỏ hàng của mình. Sau
khi đã chọn xong các mặt hàng cần mua khách hàng kích vào xem giỏ hàng của mình
tại đây khách hàng có thể thêm bớt số lượng sản phẩm đã có trong giỏ hàng của mình
và nhập mã giảm giá để được giảm giá, sau đó tiến hành đặt hàng, nếu khách hàng đã
có tài khoản mà chưa đăng nhập thì có thể đăng nhập để tiến hành mua hàng, còn nếu

chưa có tài khoản và khách hàng không muốn đăng kí tài khoản mới thì có thể mua
hàng theo hình thức không cần tài khoản sau đó điền đầy đủ thông tin giao hàng như:
email, họ tên người nhận, số điện thoại, giới tính, tỉnh, quận huyện nếu khách hàng
không điền đầy đủ thông tin giao hàng thì không thể chuyển sang bước thanh toán.
Sau khi đầy đủ thông tin khách hàng chuyển sang bước thanh toán, có 2 hình
thức thanh toán mà khách hàng có thể lựa chọn: thu tiền khi giao hàng, thanh toán qua
chuyển khoản ngân hàng. Sau khi khách hàng đặt hàng xong thì sẽ có một mã đơn
hàng hiện ra để khách hàng có thể xem lại đơn hàng của mình, trạng thái đơn hàng
hoặc có thể thay đổi hay hủy đơn hàng, việc thay đổi thông tin đơn hàng hay hủy đơn
hàng chỉ thực hiện được khi tình trạng đơn hàng đang chờ xử lí. Khi hoàn tất quá trình
đặt hàng, đơn hàng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu với trạng thái đơn hàng là “Đang
chờ xử lý”.
Đơn hàng ở trạng thái “Đang chờ xử lý” sẽ được nhân viên bán hàng của nhà
sách kiểm tra, đối chiếu từ mã số giao dịch hoặc thông tin giao dịch mà khách hàng đã
gửi lại khi đặt đơn hàng để xác minh xem khách hàng đã gửi tiền hay chưa và có gửi đủ
13


số tiền không. Nếu đúng thì đơn hàng sẽ được chuyển về trạng thái “Đã thanh toán”.
Sau đó nhân viên sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm và gửi đến địa chỉ người nhận tất cả
chi phí vận chuyển thì khách hàng phải trả và đã được cộng hết vào tổng số tiền ở đơn
đặt hàng. Khi hàng đã được chuyển thì trạng thái đơn hàng sẽ chuyển thành “Hàng đã
được gửi”. Sau khi nhà vận chuyển giao hàng cho khách hàng và đã có được xác nhận
từ phía khách hàng thì trạng thái đơn hàng sẽ chuyển thành “Đã hoàn thành”.
Vào các dịp lễ hay khi muốn giảm giá, khuyến mãi để kích thích sức mua của
khách hàng thì nhà sách sẽ triển khai các chương trình đặc biệt, có ngày bắt đầu và
ngày kết thúc.Trong chương trình sẽ chỉ có một số các mặt hàng được áp dụng khuyến
mãi, được giảm giá một phần giá trị theo tỷ lệ được quy định trước và có thể được tặng
kèm thêm một số sản phẩm. Đối với những sản phẩm này khi khách hàng đặt mua thì
hóa đơn sẽ giảm giá tùy theo tỷ lệ đã quy định trong chương trình.


14


×