Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.2 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ
Ngành:

Luật kinh tế

Giảng viên hướng dẫn : TS NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỤY HOÀI THU

MSSV: 151121328

Lớp: 15DLK10

TP. Hồ Chí Minh, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ



Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THÀNH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỤY HOÀI THU
MSSV: 151127132 Lớp: 15DLK10

Tp. Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học Công
Nghệ TP.HCM đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý
thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy
cô của Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ chí Minh, đặc biệt là các thầy cô Khoa
Luật của trường đã tạo điều kiện cho em có một môi trường học tập và nghiên cứu
thuận lợi.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Đức đã nhiệt tình hướng
dẫn em hoàn thành tốt khóa luận. Thầy đã dành tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Ngoài việc là một giảng viên hướng dẫn viết khóa luận. Thầy luôn tận tình
giải đáp những khó khăn, vướng mắt của em trong quá trình học tập cũng như
trong công việc. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo tận tình của thầy thì
em rất khó có thể hoàn thiện được bài khóa luận này.
Một lần nữa, em xin kính chúc thầy Nguyễn Thành Đức cùng các quý thầy
cô dồi dào sức khỏe và niềm tin mạnh mẽ để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp
của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên


Nguyễn Thụy Hoài Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả tên: NGUYỄN THỤY HOÀI THU MSSV: 1511271328
Tác giả xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khoá luận tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn
đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong khoá luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà
trường và pháp luật.
Sinh viên

Nguyễn Thụy Hoài Thu


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BLDS

Bộ luật Dân sự

2


TSTT

Tài sản trí tuệ

3

LSHTT

Luật Sở hữu trí tuệ

4

TSVH

Tài sản vô hình

5

LDN

Luật Doanh Nghiệp

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7


ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông


PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................... 3
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4
Chương 1: Tổng quan về tài sản trí tuệ và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng
tài sản trí tuệ ................................................................................................................ 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ GÓP VỐN THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ............................................. 5
1.1 Khái quát về tài sản trí tuệ.............................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm tài sản trí tuệ .............................................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm của tài sản trí tuệ ........................................................................ 7
1.2 Khái quát về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ ............ 9
1.2.1 Khái niệm về vốn góp và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí
tuệ ......................................................................................................................... 9
1.2.2 Các loại tài sản trí tuệ được góp vốn thành lập doanh nghiệp ................. 11
1.3 Vai trò của tài sản trí tuệ và những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản
trí tuệ ..................................................................................................................... 14
1.3.1 Vai trò tài sản trí tuệ và vốn góp bằng tài sản trí tuệ ............................... 14
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản trí tuệ ............................ 16



Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ .................................................... 18
2.1 Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ .................. 18
2.1.1 Chủ thể có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ... 18
2.1.2 Quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp và đảm bảo của Nhà nước đối với
việc thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ ............................................... 20
2.2. Thời điểm góp vốn và định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn thành lập
doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ ....................................................................... 29
2.2.1 Thời điểm góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ .............. 29
2.2.2 Định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn thành lập doanh nghiệp ................... 31
2.3 Trình tự, thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ và
chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ ........................................................... 37
2.3.1 Trình tự, thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ .... 37
2.3.2 Chuyển giao quyền sở hữu tài sản ............................................................ 42
Chương 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG TÀI SẢN
TRÍ TUỆ .................................................................................................................. 48
3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài
sản trí tuệ.................................................................................................................. 48
3.1.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về góp vốn bằng tài sản trí tuệ trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 48
3.1.2 Tổng quan tình hình góp vốn bằng tài sản trí tuệ tại Việt Nam ................ 49
3.1.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng
tài sản trí tuệ tại Việt Nam ................................................................................. 51


3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng tài sản trí
tuệ .......................................................................................................................... 55
3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh
nghiệp bằng tài sản trí tuệ .................................................................................. 55

3.2.2 Kiến nghị giúp xây dựng pháp luật nhằm phát triển giá trị của tài sản trí
tuệ, hoàn thiện thiết chế kinh tế, xã hội .............................................................. 58
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình hình kinh doanh thương mại đang diễn ra ngày càng phức tạp, đa chiều hơn. Xuất phát từ tầm quan
trọng, sự bùng nổ của tài sản trí tuệ trong thời đại 4.0 và nhu cầu cấp thiết trong sử
dụng tài sản trí tuệ vào hoạt động kinh doanh với tư cách là vốn góp. Hiện nay, góp
vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ đang trở nên phổ biến trên thế giới với
vai trò hết sức quan trọng của nó. Song tại Việt Nam đây là một nguồn vốn chưa thực
sự được quan tâm, với áp lực tranh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt.
Nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
buộc phải tăng cường đầu tư vào tài sản trí tuệ. Với mục đích đáp ứng nhu cầu của thời
đại, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ của nước ta được
xây dựng ngày càng đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và các điều ước
quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, quy định pháp luật này còn tồn tại nhiều bất cập. Một số quy định
còn thiếu sót, chồng chéo nhau, mâu thuẫn, chưa được sửa đổi kịp thời và lạc hậu so
với thực tiễn là nguyên nhân gây không ít khó khăn và khiến doanh nghiệp không đạt
được hiệu quả kinh tế như mong muốn trong thực hiện góp vốn bằng tài sản trí tuệ.
Đặc biệt là khi tài sản trí tuệ được góp vốn thành lập doanh nghiệp trên thực tế ngày
càng nhiều nên càng đặt yêu cầu cao cho hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Từ
những cơ sở l luận và thực trạng pháp luật nêu trên, tác giả chọn đề tài: Pháp luật về
góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ với mong muốn đưa ra một cái
nhìn đầy đủ, toàn diện hơn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động góp vốn thành lập
doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ của các doang nghiệp. Đồng thời, tác giả hi vọng bài
khóa luận sẽ góp phần vào quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật

liên quan về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ trong Luật Sở hữu trí
tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu Tư, Bộ luật Doanh nghiệp,… trong tiến trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo hộ tài sản trí tuệ nói chung và bảo hộ hoạt động góp vốn thành lập doanh
nghiệp bằng tài sản trí tuệ nói riêng được các nhà khoa học chuyên ngành luật quan
tâm nghiên cứu. Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các
góc độ khác nhau: Đề tài của tác giả Đoàn Thu Hồng (2012), Góp vốn thành lập doanh
nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp của Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu khái quát những vấn đề chung về hoạt
động góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đề tài
của tác giả Tạ Thị Thanh Thủy (2012), Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí
tuệ theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc
gia Hà Nội đã nghiên cứu về l luận tài sản trí tuệ, các quy định pháp luật trong Luật
Doang nghiệp 2005, Luật Đầu tư, Thực tiễn áp dụng pháp luật và từ đó đề xuất kiến
nghị hoàn thiện pháp luật. Hay đề tài của Nguyễn Thị Phương Hảo (2006), Quy chế
pháp l về góp vốn bằng tài sản - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, tác giả đã nghiên cứu hoạt động góp
vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản tri thức vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nói
chung. Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên các tạp chí như bài viết của tác giả
Nguyễn Thanh Tú (2012) với đề tài Một số vấn đề pháp l về khai thác thương mại tài
sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Việt Nam được in trên tạp chí Tạp chí Khoa học
pháp lí, số 04. Bài viết của tác giả Nguyễn Võ Linh Giang, về Quy định về định giá tài
sản là quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn thành lập Doanh nghiệp theo pháp luật Việt
Nam và Cộng Hòa Pháp được Tạp chí Dân Chủ và Nhà Nước, số 5/2017 ghi nhận. Tác
phẩm của tác giả Dương Thị Thu Nga (2014), với đề tài Định giá tài sản trí tuệ theo

pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội đã trình bày về các quy định của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ, các trường
hợp cần định giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về định giá,...
Ngoài ra có những giáo trình, tài liệu mang lại kiến thức chung cho tác giả
như: Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Đại học Luật TP. HCM, tài liệu học tập của Tiến sĩ
Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, sách của tác giả Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn
Đình Cung (2009), Công ty, vốn, quản l tranh chấp theo luật Doanh nghiệp 2005,…
và các tài liệu này được tác giả liệt kê ở danh mục tài liệu tham khảo. Tóm lại, đến thời
2


điểm hiện tại, chưa có một công trình quy mô nào nghiên cứu một cách toàn diện, về
hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ ở Việt Nam. Các công
trình nghiên cứu trên tập trung vào hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp nói
chung hoặc hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các quyền tài sản khác
theo quy định của pháp luật. Do vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên so với đề tài
luận văn này là không trùng lặp về mặt nội dung. Luận văn đi vào việc nghiên cứu,
tổng hợp một số vấn đề mới với hy vọng đóng góp một góc nhìn khái quát hơn cho
việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về hoạt động góp vốn thành
lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Khóa luận nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề l luận khoa học,
pháp l về khái niệm tài sản trí tuệ và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí
tuệ. Phân tích quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về góp vốn thành lập
doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu: Bài khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định Việt
Nam về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ theo quy định
của pháp luật được LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, BLDS 2015, LDN 2014 và

một số văn bản dưới luật khác điều chỉnh. Trong khuôn khổ còn hạn chế của khóa luận
tốt nghiệp, luận văn không nghiên cứu các quy định pháp luật về góp vốn thành lập
doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ trong các phạm vi hoạt động tố tụng, chuyển nhượng
phần vốn góp, chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sở hữu trí tuệ và góp vốn thành lập doanh
nghiệp bằng tài sản trí tuệ là một lĩnh vực rộng, cần phải được quan sát từ nhiều khía
cạnh, nhiều nguồn. Bài khóa luận tập trung nghiên cứu việc góp vốn bằng tài sản trí tuệ
thông qua phân tích khái niệm và giá trị tài sản trí tuệ, khái niệm về góp vốn bằng tài
sản trí tuệ, các quy định pháp luật về góp vốn bằng tài sản trí tuệ và thực trạng áp dụng
pháp luật trong việc góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ tại Việt Nam.
3


5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên thì một số phương pháp đã được áp dụng
và được tổng hợp để nghiên cứu đề tài là: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Phương pháp luận giải,...
được sử dụng khi nghiên cứu chương 1. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp bình luận, đối chiếu so sánh,… được sử dụng trong chương 2.
Phương pháp so sánh luật học, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và nhận
định các vấn đề liên quan được sử dụng trong chương 3.
6. Kết cấu của đề tài
Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tài sản trí tuệ và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng
tài sản trí tuệ
Chương 2: Quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản
trí tuệ
Chương 3: Thực trạng áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về góp vốn
thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ


4


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ GÓP VỐN THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ
1.1 Khái quát về tài sản trí tuệ
1.1.1 Khái niệm tài sản trí tuệ
Trong nền kinh tế cổ điển tài sản chỉ bao gồm tiền tệ và vật chất. Tuy nhiên,
trong nền kinh tế hiện đại, tài sản được biết đến không chỉ bao gồm: tiền, vàng, nhà
xưởng, máy móc, xe cộ,... mà còn có tài sản vô hình (TSVH) như: sự hài lòng của
khách hàng; mối quan hệ khách hàng; các ưu thế phát sinh trong các quan hệ nội tại
hoặc với ngoại cảnh; chất lượng nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ (TSTT)1.
Khái niệm về TSTT có nhiều cách hiểu, theo từng cấp độ, phương pháp nghiên
cứu, quan điểm tiếp cận mà có sự khác biệt này. Theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS
2015), tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó tài sản bao gồm bất
động sản và động sản2. Theo đó, tài sản là bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình,
trong đó có TSTT. TSTT ngày càng được khẳng định vai trò quyết định đối với sự phát
triển khoa học, công nghệ, kinh tế,… của mỗi quốc gia. TSTT là thước đo hiệu quả
kinh doanh và khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Theo Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi
âm và các chương trình phát sóng; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con
người; khám phá khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch
vụ và tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả quyền
khác nảy sinh từ kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật,
khoa học và công nghiệp3.

1

Võ Thị Hồng Nhung (2018), Đo lường hệ số BETA có điều chỉnh đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại

trong thẩm định giá tài sản vô hình, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Số 8 trang 71-74.
2

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.

3

Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

5


Theo Tiến sĩ Kamil Idris, TSTT là thuật ngữ mô tả những

tưởng, sáng chế,

công nghệ, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn học. Những cái vô hình khi mới được
tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới dạng hữu hình. Ứng dụng thương mại của tư duy
tưởng tượng để giải quyết một thách thức kỹ thuật hoặc nghệ thuật với lợi ích kinh tế
tiềm năng mang lại động lực mạnh mẽ để đổi mới4.
Như vậy, có thể thấy TSTT là một loại tài sản do con người sáng tạo ra thông
qua các hoạt động tư duy sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học
và nghệ thuật,… mang giá trị, có khả năng sinh ra lợi và được pháp luật bảo vệ. Phù
hợp với thông lệ quốc tế và điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành
viên, được thể hiện rõ trong LSHTT của Việt Nam, cụ thể TSTT bao gồm: các đối
tượng của quyền tác giả gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và đối tượng
của quyền liên quan đến quyền tác giả gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình;
chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Các đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại. Đối tượng

của quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch5.
Bảo hộ quyền sở hữu TSTT có

nghĩa quan trọng đối với một quốc gia. Nếu

không thể kiểm soát được tình trạng vi phạm TSTT sẽ gây cản trở cho việc phát triển
kinh tế vì thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh, vì vậy cần có một khung pháp l phù
hợp để đảm bảo quyền sở hữu TSTT cho các chủ sở hữu. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới (tiếng Anh là World Intellectual Property Organisation - viết tắt là WIPO), thành
lập năm 1883 theo Công ước Paris về Sở hữu Công nghiệp. WIPO có trách nhiệm thúc
đẩy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác
giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía
cạnh luật pháp và quản lý sở hữu trí tuệ. Hiện nay WIPO có 171 nước thành viên. Việt
Nam là thành viên của WIPO từ ngày 02/07/1976. WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc
bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. WIPO thực hiện trách nhiệm trên bằng cách
thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quản lý nhiều liên
4

Kamil Idris (2003). Intellectual Property a Power tool for Economic growth, World Intellectual Property
Organization (WIPO).
5

Điều 4, 17, 20, 22, 23 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

6


minh và các tổ chức hiệp ước khác được thành lập trên cơ sở các hiệp định đa phương
và xây dựng các luật mẫu để các nước đang phát triển thông qua6. Hiện nay, WIPO
đang quản l 21 công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ với các chức năng sau đây: Thống

nhất hoá pháp luật của các quốc gia thành viên về sở hữu trí tuệ; nhận đăng k đơn sở
hữu công nghiệp quốc tế; trao đổi thông tin về sở hữu trí tuệ; đào tạo và hỗ trợ pháp lý
hay kỹ thuật về sở hữu trí tuệ; tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ;
và quản lý các thông tin khoa học công nghệ. Từ khi trở thành mối quan tâm chung của
toàn thế giới, TSTT đã, đang và sẽ có rất nhiều hiệp định, công ước song phương và đa
phương cùng với luật của các quốc gia nhằm bảo hộ loại tài sản quan trọng này. Lịch
sử của sở hữu trí tuệ là một chủ đề dài hơn nhiều so với những gì bài khóa luận có thể
được đề cập trong tiểu mục này. Tiền đề cơ bản sở hữu trí tuệ luôn là sự công nhận
rằng quyền sở hữu thúc đẩy sự giàu có và phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Trong thế giới ngày nay, sự kết nối giữa TSTT và phát triển kinh tế là nhiều hơn bao
giờ hết. Khi TSTT trở thành đối tượng tranh luận trong các cuộc tranh luận quốc tế và
đó là những bài học qu báu cho sự phát triển của pháp luật về TSTT cho Việt Nam7.
1.1.2 Đặc điểm của tài sản trí tuệ
TSTT là một loại tài sản, do vậy nó có đầy đủ đặc tính của tài sản nói chung đó
là: chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình và không ai được sử dụng tài sản
đó nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, TSTT có các đặc điểm
bao gồm: tính vô hình, tính kiểm soát được, tính xác định được, khả năng sinh lợi, tính
sáng tạo, tính đổi mới và tính TSTT gắn liền với quyền nhân thân.
Tính vô hình: TSTT tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin tri thức, không thể
nhận biết được sự tồn tại của tài sản này bằng giác quan như: thị giác, xúc giác, vị giác,
thính giác, mà chỉ biết được giá trị, sự tồn tại của TSTT thông qua nhận thức. Tính xác
định được: TSTT có khả năng nhận diện được. Thường được thể hiện dưới những hình
thức vật chất xác định như bản mô tả liệt kê, công thức,... Mỗi TSTT là một tài sản độc

7

Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM, thành phố Hồ Chí Minh.

7



lập, có nội dung, bản chất chức năng công dụng,

nghĩa xác định là giá trị. Một TSTT

có thể xác định giá trị khi doanh nghiệp đem tài sản đó đi thuê bán trao đổi hoặc thu
được lợi ích kinh tế cụ thể hoặc những quyền hợp pháp khác. Tính kiểm soát được:
TSTT có khả năng được vật chất hóa nên trở thành đối tượng chịu sự tác động có chủ
đích của con người như: sản xuất, sử dụng, phát triển, mua bán, góp vốn,… Tạo ra giá
trị và thu về lợi ích cho chủ sở hữu cũng như hạn chế sự tiếp cận các đối tượng khác.
Tính sinh lợi: Bản chất tài sản đều có khả năng sinh lợi, khi thông qua các hoạt động
khai thác, sử dụng, mua bán, trao đổi, góp vốn, liên doanh,… nhằm mang lại lợi nhuận,
giá trị, lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu tài sản đó. Tính TSTT gắn liền với quyền nhân
thân: Khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng TSTT, chủ sở hữu chỉ có thể góp vốn
bằng quyền tài sản, một số quyền nhân thân của các đối tượng sở hữu trí tuệ không
được sử dụng để góp vốn. Tính sáng tạo và đổi mới: TSTT là kết quả của các hoạt
động tư duy sáng tạo, là sự đổi mới phát triển dựa trên những tri thức hiện có hoặc phát
triển một sản phẩm hoàn toàn mới. Các TSTT luôn chứa đựng lao động sáng tạo của
con người, tính mới, tính sáng tạo là nét đặc trưng nhất của sản phẩm trí tuệ, các tác giả
bắt buộc phải tư duy sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới. Sự phát triển không ngừng nghỉ
của TSTT là do tính sáng tạo và tính đổi mới tạo nên8.
Bên cạnh các đặc điểm như trên TSTT còn có thời gian sử dụng hữu ích là một
đại lượng biến đổi, không cố định. Ngoài các tác phẩm văn học nghệ thuật, đa phần các
TSTT đều có tính thời gian. Những quy định bảo hộ độc quyền có thời hạn cho các sản
phẩm trí tuệ chính là động lực khuyến khích phát triển trong việc cải tiến khoa học kỹ
thuật. Một sản phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại,... ngày hôm
nay có thể rất được ưa chuộng, nhưng ngày mai nó có thể không phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng. Ví dụ như trình duyệt Mozilla Firefox, Internet Explorer, Opera
hay xe Honda Dream, Honda Cub đã từng chiếm lĩnh hầu hết thị phần trong thị trường.
Tuy nhiên đến ngày nay những sản phẩm này đã không còn được ưa chuộng.


8

Tạ Thị Thanh Thủy (2012), Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam, Khóa
luận tốt nghiệp Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8


TSTT có khả năng lan truyền không có giới hạn, là có thể do nhiều người cùng
chiếm hữu, sử dụng, dễ bị sao chép và bắt chước. Vì vậy, TSTT cần phải được bảo hộ
một cách chặt chẽ. Các căn cứ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Chủ thể sáng tạo sẽ có
những quyền đối với TSTT do họ sáng tạo ra và xã hội phải thừa nhận cũng như bảo vệ
những quyền này. Những chi phí, nỗ lực sáng tạo của những chủ thể sáng tạo và cách
thích hợp nhất là được bù đắp bằng sự độc quyền trong một thời hạn nhất định. Thừa
nhận và bảo vệ những độc quyền của chủ thể sáng tạo nhằm khuyến khích những chủ
thể này sáng tạo nhiều hơn. Xã hội được hưởng lợi từ việc sử dụng những đối tượng sở
hữu trí tuệ khi chủ thể sáng tạo chấp nhận mở những thông tin về TSTT.
1.2 Khái quát về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ
1.2.1 Khái niệm về vốn góp và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí
tuệ
Vốn góp thành lập doanh nghiệp là một trong những điều kiện tất yếu để đăng
ký thành lập và tiến hành hoạt động của một doanh nghiệp. Vốn là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ tài sản doanh nghiệp được sử dụng vào hoạt động sản kinh doanh nhằm
mục đích sinh lợi. Các nhà kinh tế học cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu
vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn góp bằng TSTT đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Có thể thấy, các nhà tài chính đã
chú đến mặt tài chính của vốn và làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp.
Theo LDN, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp. Như
vậy, vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng vào

hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn bao gồm các tài sản hữu
hình như: tiền, các loại giấy tờ có giá, đất đai, nhà xưởng và những TSVH. Khi góp
vốn, những tài sản không phải tiền được định giá và quy đổi thành tiền theo quy tắc
nhất trí giữa các thành viên9.
Với việc nhận ra giá trị của TSTT, các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng
quản l và nắm giữ TSTT, không chỉ là bảo vệ chống trộm cắp trí tuệ mà TSTT còn là
một công cụ tích cực và mạnh mẽ để làm tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao danh
9

Khoản 1, khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014.

9


tiếng doanh nghiệp. Các chủ sở hữu TSTT ngày càng nhạy cảm với giá trị của TSTT
và sử dụng chúng như một nguồn lực tiềm năng, khai thác chúng trở thành vốn góp để
thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp vốn để thành lập doanh nghiệp, hoạt
động góp vốn còn tạo ra mối liên kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Vốn ít
hay nhiều sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức điều hành của doanh nghiệp, phân chia lợi
nhuận và trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính
minh bạch rõ ràng của hoạt động góp vốn quy định pháp luật chặt chẽ hoàn thiện để
điều chỉnh quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng TSTT10.
TSTT là tài sản góp vốn và được Nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu được quyền
góp vốn vào hoạt động thành lập doanh nghiệp. Các loại TSTT được nhà đầu tư góp
vốn bằng, bao gồm: quyền tác giả quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu
công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng và các TSTT khác theo quy định pháp luật
về sở hữu trí tuệ11. Theo đó, ngoài giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ
thuật, thương hiệu là những đối tượng có thể được góp vốn theo quy định của pháp
luật. TSTT được góp vốn phải được phép lưu thông trong các giao dịch dân sự. Người
góp vốn và doanh nghiệp nhận góp vốn phải là đối tượng được phép sở hữu hợp pháp

tài sản đó. Tài sản đang có tranh chấp không thể đem làm tài sản góp vốn.
Đến nay, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ vẫn chưa phổ
biến tại Việt Nam. Khái niệm góp vốn tư bằng tài sản trí tuệ bắt nguồn từ khái niệm sở
hữu chung. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều người với tài sản chung. Theo điều 214
BLDS 2005, sở hữu chung là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. Các chủ sở hữu
chung có quyền và các chủ sở hữu chung có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần
quyền sở hữu chung. Như vậy, góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ là
hoạt động chủ sở hữu TSTT góp quyền sở hữu, quyền sử dụng TSTT vào doanh nghiệp
để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ đông của CTCP. Theo
đó các thành viên, cổ đông này sẽ trở thành tài sản chung của doanh nghiệp và được
hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp.
10

Nguyễn Thị Phương Hảo (2006), Quy chế pháp lý về góp vốn bằng tài sản - Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
11

Khoản 13, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014.

10


Các nguyên tắc cơ bản của góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm: tự do
chí, bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt, thống nhất
thành viên góp vốn.

chí, minh bạch, rõ ràng giữa các

1.2.2 Các loại tài sản trí tuệ được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có định nghĩa trực tiếp như thế nào
là TSTT, mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao
gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng.
Quyền tác giả
Theo Khoản 4 Điều 4 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là
quyền nhân thân, quyền tài sản của chủ sở hữu đối với các tác phẩm văn học, khoa học,
nghệ thuật. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa12.
Đặc điểm của quyền tác giả. Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức
sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm, tác phẩm là
sự thể hiện một tưởng dưới một hình thức nhất định. Quyền tác giả được phát sinh kể
từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Thứ hai, tác phẩm được
bảo hộ phải có tính nguyên gốc không sao chép bắt chước tác phẩm khác13.
Đặc điểm của quyền liên quan. Thứ nhất, quyền liên quan được hình thành dựa
trên việc sử dụng một tác phẩm gốc. Chủ thể quyền liên quan có nghĩa vụ tôn quyền
của chủ sở hữu quyền tác giả gốc. Việc công nhận và bảo hộ quyền liên quan không
làm ảnh hưởng đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc. Thứ hai, cuộc biểu diễn, ghi
âm, ghi hình, phát thanh truyền hình phải có tính nguyên gốc, tức là do chính công sức
của người biểu diễn đầu tư sáng tạo ra.
12

Khoản 1 Điều 25 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

13

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình LSHTT trường Đại học Luật TP. HCM, NXB Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.


11


Quyền sở hữu công nghiệp14
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với TSTT bao
gồm: sáng chế, sáng kiến, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, mạch tích hợp bán dẫn bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh
doanh, phần mềm vi tính, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh.
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên vào quá trình sản
xuất - kinh doanh. Đối tượng được công nhận là sáng kiến gồm giải pháp kỹ thuật, giải
pháp quản l , giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ15.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện
bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này, ví dụ như: kiểu
dáng xe gắn máy, kiểu dáng xe ô tô, kiểu dáng bộ bàn ghế,…
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành
phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các
mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện
chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. Thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên
kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức
khác nhau. Thời gian bảo vệ khác nhau, một nhãn hiệu có thể có hiệu lực vô thời hạn
thông qua việc tiếp tục sử dụng thương mại hoặc quá trình đăng k và gia hạn.

14

Dương Thị Thu Nga (2014), Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam,Khóa luận tốt nghiệp Luật học,


Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15

Điều 3 Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành một số quy định của điều lệ sáng kiến được ban
hành theo nghị định số 13/2012/NĐ-CP.

12


Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một
sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một
cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong lòng
người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt
sản phẩm, dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản
vô hình quan trọng, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể
trong tổng giá trị của doanh nghiệp.
Phần mềm máy tính là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng
một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định và các dữ liệu hay tài liệu
liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó16.
Quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh
tế, giá trị sinh lợi của các chủ sở hữu. Pháp luật về sở hữu trí tuệ hướng đến bảo vệ
những đối tượng vô hình đằng sau kiểu dáng hay nhãn hiệu. Đó là uy tín, công sức, chi
phí chủ sở hữu đã bỏ ra để tạo lập nên đối tượng sở hữu công nghiệp này.
Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Thứ nhất, quyền sở hữu
công nghiệp chỉ bảo vệ nội dung sáng tạo và uy tín kinh doanh không bảo vệ hình thức
sáng tạo. Thứ hai, một trong số những tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là
tính mới so với thế giới bao gồm ngày ưu tiên và quyền ưu tiên. Thứ ba, chủ sở hữu
quyền sở hữu công nghiệp phải được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Văn bằng cơ quan nước nào chỉ có giá trị trên lãnh thổ nước đó.

Quyền đối với giống cây trồng
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật
thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết
được bằng sự biểu hiện các tính trạng do gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy
định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít

16

Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM, thành phố Hồ Chí Minh.

13


nhất một tính trạng có khả năng di truyền được17. Quyền đối với giống cây trồng là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình tạo ra hoặc phát hiện
và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu 18. Đối tượng đối với cây trồng quyền đối
với giống cây trồng là và vật liệu thu hoạch. Pháp luật bảo vệ tính ổn định, tính nhất và
khả năng phân biệt với giống cây trồng khác của giống cây trồng.
1.3 Vai trò của tài sản trí tuệ và những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài
sản trí tuệ
1.3.1 Vai trò tài sản trí tuệ và vốn góp bằng tài sản trí tuệ
Thông qua hoạt động kinh doanh, chủ sở hữu TSTT không chỉ thu hồi chi phí
đầu tư để tạo dựng, phát triển bảo vệ các TSTT mà còn làm cho giá trị của TSTT đó
ngày càng tăng lê , tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp và nhờ vào độc quyền khai thác
TSTT các doanh nghiệp có thể kiểm soát thị trường do các sản phẩm của mình tạo lập
và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt trong việc tạo lợi thế trong mắt
của các nhà đầu tư hoặc tổ chức tài chính, trong các giao dịch mua bán hoặc sáp nhập
doanh nghiệp, TSTT là nguồn tài nguyên thúc đẩy nội lực của sự phát triển.
Trong những năm 1950, dẫn đầu bởi Robert Solow, bắt đầu tập trung vào tiến
bộ công nghệ như một biến số quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Solow tin rằng,

một nền kinh tế sẽ tăng trưởng nếu phần lớn tổng sản lượng được đầu tư cho TSTT
hoặc có sự tăng trưởng nhanh chóng của TSTT. Tiến bộ về công nghệ và tri thức là yếu
tố chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Phát hiện của ông sau đó đã được khẳng định một
lần nữa trong nghiên cứu của Edward Denison, từ năm 1929 đến 1951, 40% sự gia tăng
thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ là do sự tiến bộ của kiến thức. Ngày nay,
những con số này có khả năng cao hơn nhờ sự đổi mới liên tục và nhanh chóng, hơn
một nửa tăng trưởng kinh tế Mỹ hiện đang được tạo ra bởi các ngành công nghiệp hầu

17

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình LSHTT, NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh.
18

Khoản 5, Điều 4, LSHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009.

14


như không tồn tại trong thập kỷ trước. Đã có những thay đổi chính sách từ sáng tạo và
việc áp dụng cái mới trong quản l thay đổi do sự xuất hiện của các TSTT mới19.
Giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị của doanh nghiệp và của nền
kinh tế được tăng lên nhờ TSTT đem lại. TSTT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu kinh tế trong doanh nghiệp và quốc gia. Năm 1982 khoảng 62% tài sản trong các
doanh nghiệp của Hoa Kỳ là tài sản vật chất. Nhưng đến năm 2000, con số này còn
30%, và giảm liên tục qua từng năm. Doanh nghiệp Microsoft thị trường ước tính
khoảng 751,88 tỷ USD trong đó có 550 tỷ là TSTT của doanh nghiệp bao gồm những
bằng độc quyền sáng chế, các bí quyết kỹ thuật, bản quyền… TSTT hiện là một tài sản
vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Theo một cuộc nghiên cứu của Interbrand năm 2002 cho thấy TSTT chiếm ⅓ giá trị cổ

phiếu, có những trường hợp đặc biệt cao như McDonald 71%, Disney 68%, Coca Cola
và Nokia đồng thời là 51%20. Một nghiên cứu gần đây của Anh, trung bình, 40 % giá
trị của một doanh nghiệp không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào trên bảng cân
đối kế toán. Đó là giá trị của tài sản vô hình với phần quan trọng nhất là TSTT. Giá trị
gia tăng từ các ngành công nghiệp văn hóa (văn học, âm nhạc, nghệ thuật,...) lĩnh vực
xuất bản sách. Bản quyền và quyền liên quan của tác giả, nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, đài truyền hình,… có giá trị tăng lên không nhỏ. Song hành với chiều
hướng gia tăng của TSTT của thế giới, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng đầu tư cho
loại tài sản này. Năm 2017 giá trị thương hiệu của một số doanh nghiệp tại Việt Nam
là: Vinamilk 2,28 tỷ USD, Viettel 1,39 tỷ USD, VNPT 416 triệu USD 21. Xu hướng cho
thấy con số này sẽ tăng liên tục trong những năm tới.

19

Kamil Idris (2003), Intellectual Property a Power tool for Economic growth, World Intellectual, Property
Organization (WIPO).

20

Tạ Thị Thanh Thủy (2012), Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21

Forbes Việt Nam, Danh sách 40 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam

/>
15


TSTT là biểu hiện của phát triển bền vững của các doanh nghiệp cũng như các

quốc gia. Trong khi các tài nguyên thiên nhiên và các tài sản hữu hình khác sẽ bị cạn
kiệt dần trong quá trình sử dụng, TSTT cho thấy khả năng sáng tạo và phát triển. TSTT
trở thành chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt .
Sức mạnh độc quyền là cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp liên tục đổi mới. Vốn
góp bằng TSTT tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh,
tạo nên uy tín doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng.
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản trí tuệ
Giá cả của TSTT là số tiền được yêu cầu hoặc được trả cho một TSTT được
xác định theo những căn cứ khác với giá trị hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo
các mức giá không phản ánh giá trị TSTT như: giá trị tài sản đang sử dụng, giá trị đầu
tư, giá trị bảo hiểm, chí người mua, giá trị đặc biệt, giá trị thanh l , giá trị tài sản
chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị tài sản độc quyền,... Chi phí
của TSTT là số tiền cần thiết để tạo ra một TSTT bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật
liệu; chi phí nhân lực; chi phí máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… chi phí khác liên quan
trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm như đăng k quyền pháp l , khấu hao bằng sáng chế,
giấy phép để tạo ra tài sản đó; chi phí dịch vụ; chi phí bảo hiểm,... Giá trị TSTT là giá
trị của lợi ích kinh tế trong tương lai của TSTT được xác định vào thời điểm hiện tại
được biểu hiện dưới hình thức giá cả. Giá trị của tài sản nói chung được tạo lập và duy
trì bởi mối quan hệ của các yếu tố: Tính hữu ích, tính khan hiếm, nhu cầu và khả năng
chuyển giao22.
Tính hữu ích: Là khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng tài sản đó.
Tính hữu ích là một thuộc tính cơ bản tạo nên giá trị của TSTT. Nếu một TSTT không
tồn tại tính hữu ích tài sản đó không thể coi là có giá trị. Tuy nhiên, tính hữu ích chỉ là
một trong các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của tài sản, nó không thể chi phối toàn bộ giá
trị của tài sản.

22

Tạ Thị Thanh Thủy (2012), Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


16


Tính khan hiếm: Là yếu tố cung tài sản đối với thị trường. Trong trường hợp
các yếu tố khác không đổi, khi cung của tài sản thấp hơn cầu trên thị trường sẽ tạo ra
sự thiếu cung tài sản thì giá cả được đẩy lên cao và ngược lại. Tính khan hiếm của
TSTT được tạo nên bởi tính độc quyền, tính mới của TSTT, đây chính là yếu tố quan
trọng nhất tạo giá trị của TSTT.
Nhu cầu: Là yếu tố cầu TSTT trên thị trường. Khi các yếu tố khác không đổi
mà nhu cầu càng cao tất nhiên giá cả của tài sản cũng sẽ được nâng cao và ngược lại
giá cả của TSTT đó sẽ bị giảm xuống thấp. Ngoài ra nhu cầu còn thể hiện khả năng
kinh tế của khách hàng chi trả cho TSTT này.
Khả năng chuyển giao: Thể hiện tính chuyển giao sở hữu quyền kiểm soát
TSTT từ chủ thể này sang chủ thể khác. Đây là đặc tính quan trọng ảnh hưởng tới giá
trị của TSTT, nếu không có khả năng chuyển giao thì không thể coi là tài sản. Việc
chuyển giao TSTT giữa các chủ thể thường được thực hiện thông qua các hợp đồng.
Đây là bốn yếu tố chi phối đến giá trị của TSTT, cũng là những yếu tố tạo nên
giá trị của TSTT. Nếu không có một trong bốn yếu tố thì TSTT không có giá trị và giá
cả thị trường, từ đó không thể xác định giá trị của TSTT và quy đổi thành tiền mặt để
tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp. Với tiềm năng phát triển và giá trị to lớn
của vốn góp thành lập doanh bằng TSTT. Để nguồn lực này có thể phát triển ổn định
và bền vững, chúng ta cần một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn thiện, để giúp các cá
nhân, doanh nghiệp tích cực, chủ động tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng
TSTT và hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra cho thị trường, thành viên góp vốn
và doanh nghiệp nhận góp vốn.

17



×