Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên Trường Trung cấp An ninh nhân dân trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢ N
ỌC GIÁO DỤC

Ỗ TRUNG HIẾU

QUẢN LÝ HO T ỘNG RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HỌC VIÊN
Ở TRƢ NG TRUNG CẤP AN NINH NHÂN DÂN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN T

C SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢ N
ỌC GIÁO DỤC

Ỗ TRUNG HIẾU

QUẢN LÝ HO T ỘNG RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HỌC VIÊN
Ở TRƢ NG TRUNG CẤP AN NINH NHÂN DÂN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN T

C SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.140114

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: P S.TS P AN VĂN TỲ

HÀ NỘI - 2019


L I CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ, động viên và các ý kiến góp ý rất sâu sắc của các thầy cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp… Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Tỵ - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; quý
thầy cô là giáo viên lớp Cao học quản lý giáo dục; Ban Giám hiệu, Lãnh đạo
các đơn vị chức năng của Trường Đại học giáo dục và Trường Cao đẳng An
ninh nhân dân I đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn; gia đình và đồng
nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019
Tác giả

ỗ Trung Hiếu

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

BCA

Bộ Công an

CAND

Công an nhân dân

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

GD, ĐT

Giáo dục, đào tạo

Nxb

Nhà xuất bản

QLGD

Quản lý giáo dục

RLKL

Rèn luyện kỷ luật


TCANND

Trung cấp An ninh nhân dân

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................... viii
MỞ ẦU .......................................................................................................... 1
C ƢƠN
ỘN
TRUN

1: N ỮN

VẤN

Ề LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

RÈN LUYỆN KỶ LUẬT C O
CẤP CÔN

O T


ỌC V ÊN CÁC TRƢ N

AN N ÂN DÂN ......................................................... 7

1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan ............................. 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục kỷ luật trong
Công an nhân dân ................................................................................... 10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................... 12
1.2.1. Kỷ luật và kỷ luật của học viên các trường trung cấp Công an
nhân dân .................................................................................................. 12
1.2.2. Hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên các trường trung
cấp Công an nhân dân ............................................................................ 16
1.2.3. Quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên các trường
trung cấp Công an nhân dân .................................................................. 21
1.3. Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên các
trƣờng trung cấp Công an nhân dân, Bộ Công an..................................... 23
1.3.1. Quản lý mục tiêu rèn luyện kỷ luật cho học viên .......................... 23
1.3.2. Quản lý nội dung, hình thức, phương pháp rèn luyện kỷ luật
cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân ....................... 24
1.3.3. Quản lý kết quả hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên ........... 26
1.3.4. Đảm bảo các điều kiện rèn luyện kỷ luật cho học viên ................ 27

iii


1.3.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động rèn luyện cho học viên .................. 27
1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật
cho học viên các trƣờng trung cấp Công an nhân dân .............................. 28
1.4.1. Tác động từ môi trường kinh tế xã hội đến quản lý hoạt động

rèn luyện kỷ luật cho học viên................................................................. 28
1.4.2. Tác động từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các trường trung
cấp Công an nhân dân ............................................................................ 30
1.4.3. Tác động từ môi trường giáo dục, đào tạo ở trường Trung cấp
An ninh nhân dân đến hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên ........... 31
1.4.4. Tác động từ nhiệm vụ học tập, rèn luyện đến quản lý hoạt
động rèn luyện kỷ luật cho học viên........................................................ 32
1.4.5. Tác động từ động cơ, nhu cầu học tập, tu dưỡng đến hoạt
động rèn luyện kỷ luật cho học viên........................................................ 33
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35
C ƢƠN
ỘN

2: N ỮN

VẤN

Ề T ỰC T ỄN VỀ QUẢN LÝ

RÈN LUYỆN KỶ LUẬT C O

ỌC V ÊN TRƢ N

CẤP AN N N N ÂN DÂN TRON BỐ CẢN

O T

TRUN

ỆN NAY ......................36


2.1. Khái quát tình hình, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Trƣờng
Trung cấp An ninh nhân dân ....................................................................... 36
2.1.1. Khái quát về hoạt động xây dựng và trưởng thành ...................... 36
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức, biên chế .............................................................. 36
2.1.3. Nhiệm vụ giáo dục đào tạo ........................................................... 37
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng rèn luyện kỷ luật cho học viên Trƣờng
Trung cấp An ninh nhân dân ....................................................................... 37
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng ....................................................... 37
2.2.2. Phương pháp khảo sát .................................................................. 38
2.2.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 38
2.3. Thực trạng hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên Trƣờng
Trung cấp An ninh nhân dân ....................................................................... 38
iv


2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của RLKL cho học viên ................. 38
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp rèn
luyện kỷ luật cho học viên ....................................................................... 40
2.3.3. Thực trạng kết quả rèn luyện kỷ luật cho học viên ....................... 41
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên
Trƣờng Trung cấp An ninh nhân dân ........................................................ 43
2.4.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng sư phạm về vai trò
của quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật ................................................. 43
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch rèn luyện kỷ luật cho học viên .... 45
2.4.3. Thực trạng quản lý chủ thể và đối tượng của hoạt động rèn
luyện kỷ luật cho học viên ....................................................................... 48
2.4.4. Thực trạng quản lý nội dung, hình thức, phương pháp rèn
luyện kỷ luật cho học viên ....................................................................... 50
2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo

cho hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên......................................... 51
2.4.6. Thực trạng kiểm tra giám sát kết quả rèn luyện kỷ luật cho
học viên ................................................................................................... 52
2.5. Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý hoạt động rèn luyện
kỷ luật cho học viên Trƣờng Trung cấp An ninh nhân dân ..................... 53
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 56
C ƢƠNG 3: YÊU CẦU VÀ B ỆN P ÁP QUẢN LÝ
RÈN LUYỆN KỶ LUẬT C O

ỌC V ÊN TRƢ N

AN NINH N ÂN DÂN TRON

BỐ CẢN

O T
TRUN

ỘN
CẤP

ỆN NAY ....................... 57

3.1. Yêu cầu quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên
Trƣờng trung cấp An ninh nhân dân .......................................................... 57
3.1.1. Quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên phải phù
hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường ............................................... 57
3.1.2. Quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên phải phù
hợp với điều kiện của Nhà trường và đặc điểm đối tượng học viên ....... 57


v


3.1.3. Quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên phải toàn
diện nhưng có trọng tâm trọng điểm....................................................... 58
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên
Trƣờng Trung cấp An ninh nhân dân ........................................................ 59
3.2.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực
lượng giáo dục trong Nhà trường về hoạt động rèn luyện kỷ luật cho
học viên.................................................................................................... 59
3.2.2. Xây dựng kế hoạch rèn luyện kỷ luật cho học viên gắn với
hoạt động giáo dục, đào tạo của Nhà trường ......................................... 65
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng giáo dục
của nhà trường trong hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên ............ 71
3.2.4. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, và tạo điều kiện để
thực hiện rèn luyện kỷ luật cho học viên................................................. 76
3.2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện rèn luyện kỷ
luật trong hoạt động đào tạo .................................................................. 83
3.2.6. Tổ chức thực hiện tốt kiểm tra, giám sát hoạt động rèn luyện ..... 86
3.3. Khảo nghiệm cần thiết, tính khả thi của các biện pháp ..................... 91
3.3.1. Khái quát về khảo nghiệm cần thiết và tính khả thi ..................... 91
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm..................................................................... 91
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ K ẾN N
DAN

Ị ...................................................................... 99

MỤC TÀ L ỆU T AM K ẢO ................................................... 102


P Ụ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá về vai trò RLKL cho học viên trong thực hiện
nhiệm vụ của Nhà trường và đơn vị .............................................. 39
Bảng 2.2. Thống kê kết quả học tập và rèn luyện kỷ luật cho học viên
qua các năm học ............................................................................ 42
Bảng 2.3. Thống kê các vụ vi phạm kỷ luật cho học viên từ 2014 đến 2018 .... 43
Bảng 2.4. Đánh giá về vai trò của quản lý hoạt động RLKL cho học viên
(Đối với cán bộ quản lý và giáo viên)…………………………………….44
Bảng 2.5. Đánh giá về vai trò quản lý hoạt động RLKL cho học viên (Đối
với học viên)……………………………………………...........................44
Bảng 2.6. Đánh giá về mức độ quản lý nội dung RLKL cho học viên nhà
trường (Đối với cán bộ quản lý và giáo viên)……………………………… 50
Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên Nhà
trường về cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 92
Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các nhà khoa học chuyên
ngành Quản lý giáo dục về sự cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp ....................................................................................... 93
Bảng 3.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên Nhà
trường và các nhà khoa học chuyên ngành Quản lý giáo dục
về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......................... 94

vii


DANH MỤC BIỂU Ồ

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên Nhà trường về cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................................... 93
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của các nhà khoa học chuyên ngành Quản lý
giáo dục về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 94
Biểu đồ 3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên Nhà trường và các
nhà khoa học chuyên ngành Quản lý giáo dục về sự cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................................... 95

viii


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỷ luật là sức mạnh, là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo
cho sự tồn tại, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của của lực lượng
CAND. Trong hoạt động xây dựng CAND theo hướng cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi các tổ chức, đơn vị và mọi cán bộ,
chiến sỹ phải luôn luôn tự giác, thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ
luật của CAND, các quy định về điều lệnh CAND và các chế độ quy định của
đơn vị. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với các nhà trường CAND hiện nay, trong đó
có Trường Trung cấp An ninh nhân dân là phải tăng cường và thực hiện tốt
nhiệm vụ RLKL cho học viên.
Trường Trung cấp An ninh nhân dân là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, sĩ quan CAND chuyên ngành Trinh sát An ninh, Trinh sát Ngoại
tuyến, chuyên ngành Cảnh vệ cho toàn lực lượng CAND. Trước yêu cầu
phát triển mới của CAND đòi hỏi nhà trường phải không ngừng đổi mới nội
dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ CAND có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và chuyên
môn nghiệp vụ giỏi, đáp ứng yêu cầu xây dựng các đơn vị trong lực lượng
CAND. Để đạt được mục tiêu đó thì vấn đề tăng cường RLKL cho học viên

có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối tượng đào tạo chủ yếu của nhà trường là
học viên đào tạo trình độ trung cấp, sau khi hoàn thành chương trình đào trở
về các cơ sở của Bộ, khu vực và công an các tỉnh, huyện công tác trên cương
vị cán bộ An ninh, phường, thị trấn. Cán bộ An ninh là những người thường
xuyên gần gũi, tiếp xúc với phạm nhân và nhân dân đòi hỏi cán bộ An ninh
phải có phẩm chất nhân cách tốt, am hiểu và tự giác chấp hành pháp luật
Nhà nước, kỷ luật CAND để giáo dục, duy trì kỷ luật ở đơn vị và đặc biệt
phải là tấm gương về chấp hành kỷ luật để nhân dân noi theo, góp phần quan
1


trọng vào thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy việc RLKL cho học viên
Trường Trung cấp An ninh nhân dân, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng
CAND nói chung.
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước,
bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tích cực, thì những yếu tố tiêu cực cũng
đang tác động, cản trở hoạt động xây dựng, giữ vững kỷ cương phép nước nói
chung, hoạt động chấp hành pháp luật nhà nước và kỷ luật CAND nói riêng.
Mặt khác, trước yêu cầu xây dựng và nâng cao chất lượng tổng hợp và sức
mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới,
đòi hỏi công tác giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật CAND cho đối tượng học
viên trong các nhà trường CAND cần phải được tăng cường, nâng cao hơn nữa
về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới,
giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật cho học viên trong các nhà trường
CAND vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Một bộ phận học viên ý thức
tự giác còn thấp, còn tự do tuỳ tiện, chấp hành kỷ luật không nghiêm, chất
lượng học tập, rèn luyện chưa cao. Thực trạng đó ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị cũng như thực tiễn công tác sau này.

Trong những năm qua, hoạt động RLKL của nhà trường đã được quan
tâm và có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ
nhận thức và thực hành kỷ luật của một bộ phận học viên còn yếu. Một số học
viên vi phạm điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của CAND, quy chế của nhà
trường. Cá biệt có những đồng chí mắc vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma
tuý, cờ bạc, trộm cắp, gây mất an ninh trật tự địa bàn nơi đóng quân, làm
giảm uy tín của nhà trường cũng như hình ảnh của người chiến sĩ CAND, ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Trên thực tế vẫn có
đồng chí sau khoá đào tạo về đơn vị công tác trên cương vị chức trách không
2


những không gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật CAND, ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng trên là do công tác giáo dục và quản lý hoạt động RLKL cho học
viên ở nhà trường có những mặt còn hạn chế. Nhận thức về quản lý hoạt động
RLKL cho học viên ở một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý và học viên còn
yếu. Kế hoạch quản lý hoạt động RLKL cho học viên còn chung chung, chưa
sát với thực tế, với điều kiện đảm bảo của nhà trường và trình độ nhận thức của
học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có một số đồng chí năng lực, phẩm
chất hạn chế, hiểu biết về pháp luật, kỷ luật chưa thật toàn diện...
Về vấn đề RLKL cho học viên đã có một số đề tài nghiên cứu ở các góc
độ tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện về quản lý hoạt động RLKL cho học viên Trường Trung cấp An
ninh nhân dân, Bộ công an
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả muốn nghiên cứu nhằm làm
sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn từ góc độ khoa học quản lý trong
việc củng cố và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động RLKL cho học viên
Trường Trung cấp An ninh nhân dân. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý
hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên ở Trường Trung cấp An ninh

nhân dân trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ Quản
lý giáo dục. (Căn cứ vào nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06-8-2018. Bộ
Công an ban hành đề án 106 ĐA-BCA “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Trong đề án có nêu về việc tinh gọn các trường CAND, quyết định xóa hệ đào
tạo cao đẳng trong các trường CAND, các trường Cao đẳng CAND xuống
Trung cấp). Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động rèn luyện kỷ
luật cho học viên ở Trường Trung cấp An ninh nhân dân trong bối cảnh hiện
nay” nhưng mọi số liệu thống kê tác giả sử dụng hiện nay đang nghiên cứu tại
trường Cao đẳng ANND I.
3


2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý hoạt động RLKL cho học viên,
đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động RLKL cho học viên, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Trường TCANND.
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học viên Trường
TCANND.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động RLKL cho học viên Trường TCANND trong bối
cảnh hiện nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Làm sao để nâng cao chất lượng quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật
của học viên Trường trung cấp An ninh nhân dân trong bối cảnh hiện nay.
- Cơ sở lý luận nào để nâng cao chất lượng quản lý quá trình rèn luyện kỷ
luật của học viên Trường trung cấp An ninh nhân dân trong bối cảnh hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học

Nhận thức, thái độ và hành vi chấp hành kỷ luật cho học viên không tự
nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hoạt động giáo dục với sự tổ chức
quản lý chặt chẽ và khoa học ở nhà trường. Nếu xác định rõ mục tiêu RLKL
cho học viên, tổ chức các lực lượng giáo dục, RLKL phù hợp với nội dung,
phương pháp, hình thức rèn luyện, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc đảm bảo
cơ sở vật chất, phương tiện rèn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả RLKL cho
học viên, thì sẽ quản lý tốt được hoạt động RLKL cho học viên ở Trường
TCANND, góp phần thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động RLKL và quản lý hoạt động
RLKL cho học viên các trường Trung cấp của BCA trong bối cảnh hiện nay
4


6.2. Đánh giá thực trạng chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng hoạt động RLKL
và quản lý hoạt động RLKL cho học viên Trường TCANND.
6.3. Đề xuất biện pháp cơ bản quản lý hoạt động RLKL cho học viên Trường
TCANND, BCA. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý quá trình rèn luyện kỷ luật của học viên
Trường TCANND.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
kỷ luật và RLKL. Đồng thời, đề tài tiếp cận các quan điểm tiếp cận hệ thống,
quan điểm logic và quan điểm thực tiễn.
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản
pháp quy liên quan đến giáo dục đào tạo nói chung và RLKL của lực lượng

CAND nói riêng, các báo cáo sơ tổng kết về tình hình RLKL của nhà trường
cũng như tình hình chấp hành kỷ luật của học viên.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động RLKL cho học viên ở
Trường TCANND trong các môi trường khác nhau, thời điểm khác nhau.
+ Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Thực hiện trò chuyện, trao đổi, toạ
đàm với cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý học viên và các cấp.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành điều tra bằng mẫu
phiếu câu hỏi in sẵn với 200 học viên và 100 cán bộ quản lý học viên, cán bộ
phòng, khoa giáo viên. Nội dung tìm hiểu, thực trạng quản lý hoạt động RLKL
cho học viên ở Nhà trường. Đồng thời, khẳng định tính khách quan của một
số nhận định trong luận văn.
5


+ Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Đưa ra các phiếu hỏi và khảo
sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
+ Xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến của một số nhà khoa học, nhà sư
phạm, nhà quản lý giáo dục về nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê toán học: Dùng công thức toán học và
Specman để tính toán số lượng trong khảo nghiệm và đánh giá thực trạng.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật
cho học viên các trường trung cấp công an nhân dân.
Chương 2: Những vấn đề thực tiễn về quản lý hoạt động rèn luyện kỷ
luật cho học viên trường trung cấp An ninh nhân dân.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên
trường trung cấp An ninh nhân dân.

6


C ƢƠN

1

NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HO T ỘNG
RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HỌC VIÊN CÁC TRƢ NG
TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề quản lý giáo dục đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau, như: Trần Kiểm (2014), “Khoa học quản lý giáo dục
- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [21]; Đặng Quốc Bảo (2006), “Quản lý
giáo dục”; Nhìn chung, các tác giả tập trung luận giải nhiều vấn đề cơ bản về
quản lý giáo dục và quản lý trường học; bước đầu nghiên cứu QLGD, đạo đức
và đề cập một số nguyên tắc, phương pháp, xây dựng các biện pháp QLGD
đối với học sinh, sinh viên.
Các nghiên cứu vấn đề kỷ luật dưới góc độ của Tâm lý học có công trình
khoa học tiêu biểu như: Đinh Hùng Tuấn (1996), “Cơ sở tâm lý học của củng
cố và nâng cao tính kỷ luật của các tập thể quân sự bộ đội Đặc công” [40], tác
giả đã xác định các biện pháp xã hội - tâm lý nhằm nâng cao tính kỷ luật của
quân nhân. Đó là giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, xây dựng động cơ
GDKL cho các quân nhân; tổ chức tốt mọi hoạt động quân sự trong đơn vị;
thực hành kỷ luật nghiêm, xây dựng thói quen hành vi kỷ luật vững chắc; phát
huy vai trò của người chỉ huy và tập thể cơ sở quân nhân trong xây dựng các

nền nếp kỷ luật của đơn vị, quản lý kỷ luật tốt nhằm phát triển tính kỷ luật của
quân nhân; tích cực hoá tự giáo dục kỷ luật của mỗi quân nhân. Các tác giả
cũng đề cập đến vấn đề quản lý và coi đó là một trong những biện pháp nhằm
nâng cao tính kỷ luật của quân nhân.
Các nghiên cứu vấn đề kỷ luật dưới góc độ của Khoa học giáo dục có
các công trình khoa học tiêu biểu: Phạm Minh Thụ (2004), “Sử dụng tổng hợp
7


các phương pháp giáo dục thói quen hành vi kỷ luật cho học viên sĩ quan ở
các trường đại học quân sự” [51], tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu, đưa ra ba nhóm phương pháp giáo dục thói quen hành vi kỷ luật
cho học viên (gồm xây dựng ý thức kỷ luật; hoạt động GDKL; kích thích và
điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi), đồng thời phân tích thực trạng và đề
xuất các biện pháp sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục nhằm nâng
cao chất lượng GDKL cho HV, đáng chú ý như: kết hợp các phương pháp
giáo dục thói quen hành vi kỷ luật cho HV thông qua quá trình tổ chức thực
hiện các chế độ quy định ở Nhà trường đại học quân sự; thông qua tổ chức
thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và thông qua việc xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, chính quy mẫu mực ở Nhà trường đại học quân sự. Đặc
biệt, tác giả đã đưa ra Quy trình sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục
thói quen hành vi kỷ luật cho HV theo từng năm học cụ thể gồm 3 khâu: nâng
cao nhận thức; xây dựng thái độ niềm tin; hình thành thói quen hành vi kỷ luật;
trong mỗi khâu gồm có các bước, các tác động giáo dục cụ thể.
Tác giả Vũ Quang Hải (2009), “Nghiên cứu quy trình tổ chức GDKL
cho học viên trong Nhà trường Quân đội” [19], trên cơ sở nghiên cứu lý luận
và thực tiễn tổ chức GDKL cho HV các Nhà trường Quân đội, tác giả đã đề
xuất quy trình tổ chức GDKL cho học viên trong Nhà trường Quân đội gồm 5
bước, đó là: phân tích tình hình, xác định mục tiêu GDKL; thiết kế nội dung,
lựa chọn phương pháp, hình thức GDKL; bồi dưỡng kiến thức về trình tự

công việc tổ chức GDKL và tạo sự đồng thuận cho các lực lượng giáo dục;
thực hành GDKL cho HV và tập thể học viên; kiểm tra đánh giá, tổng kết
phản hồi kết quả GDKL. Cũng nghiên cứu về GDKL.
Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu vấn đề kỷ luật dưới góc
độ của Khoa học Chính trị như: tác giả Lê Văn Làm (2007), “Bồi dưỡng rèn
luyện ý thức kỷ luật quân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường
quân đội hiện nay” [23], đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về ý thức
8


kỷ luật quân sự và bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của HV đào tạo
sĩ quan ở các nhà trường quân đội. Trên cơ sở đó, đã đề xuất các giải pháp bồi
dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà
trường quân đội.
Tác giả Vũ Đình Khoa (2007), “Giáo dục, rèn luyện kỷ luật quân sự
cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Trường sĩ quan Pháo
binh hiện nay”[22]. Tác giả đi sâu làm rõ một số vấn đề lý luận về kỷ luật
quân sự, giáo dục, rèn luyện kỷ luật quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ
huy cấp phân đội ở Trường sĩ quan Pháo binh. Đánh giá thực trạng, chỉ ra
nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm, qua đó đề xuất giải pháp cơ bản giáo
dục, rèn luyện kỷ luật quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân
đội ở Trường sĩ quan Pháo binh hiện nay.
Tác giả Nguyễn Xuân Quang (2011), “Công tác giáo dục, rèn luyện kỷ
luật cho đảng viên là học viên ở Trường sĩ quan Chính trị hiện nay”[34],
Luận văn đã chỉ rõ những đặc điểm của đảng viên là học viên ở Trường sĩ
quan Chính trị. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc chấp hành kỷ luật đảng
của học viên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục đảng viên là học viên ở Trường sĩ quan Chính trị hiện nay.
Dưới góc độ khoa học QLGD đã có một số công trình khoa học tiêu
biểu nghiên cứu: Tác giả Phạm Đình Dũng (2008),“Quản lý hoạt động GDKL

cho học viên Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp” [12]. Các công trình khoa
học trên đã tập trung đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt
động GDKL cho HV các Nhà trường, nội dung quản lý hoạt động GDKL,
những yếu tố tác động đến quá trình quản lý và đề xuất biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động GDKL đối với HV, góp phần đáp ứng mục
tiêu yêu cầu đào tạo của các Nhà trường đó. Ngoài ra, còn nhiều bài báo khoa
học viết về tầm quan trọng của kỷ luật, giáo dục, rèn luyện, quản lý kỷ luật
cũng như vai trò của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, các tổ chức ở đơn vị trong việc
giáo dục, GDKL cho quân nhân và tập thể quân nhân.
9


Tác giả Phạm Đình Hoè (2008), “Hệ thống biện pháp giáo dục kỷ luật
cho học viên văn hoá nghệ thuật trong quân đội” [20]. Từ phân tích các đặc
điểm riêng biệt của đối tượng nghiên cứu, khái quát các nhân tố tác động,
thực trạng và kinh nghiệm GDKL cho đội ngũ này, tác giả đã đưa ra định
hướng và đề xuất hệ thống biện pháp về GDKL cho học viên văn hoá nghệ
thuật trong Quân đội - nhóm đối tượng đặc thù trong hệ thống các Nhà
trường Quân đội.
Từ sự phân tích những luận cứ khoa học của vấn đề nghiên cứu, các tác
giả đã đề xuất nhiều kiến nghị và biện pháp nhằm củng cố kỷ luật quân đội,
tăng cường hiệu quả công tác giáo dục, quản lý giáo dục, GDKL cũng như phát
huy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, các tổ chức ở đơn vị cơ sở
trong việc giáo dục, GDKL cho quân nhân và tập thể quân nhân trong quân đội.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục kỷ luật trong
Công an nhân dân
Tác giả Trần Xuân Nhuận (1998), “Tình hình vi phạm kỷ luật của cán
bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong thời gian gần đây và một số giải
pháp”[32], đề tài khoa học cấp bộ. Tác giả chỉ ra sự cần thiết của việc siết
chặt kỷ luật, kỷ cương điều lệnh CAND nhằm góp phần xây dựng lực lượng

CAND vững mạnh, toàn diện. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và
hạn chế trong công tác siết chặt kỷ luật, điều lệnh CAND, từ đó tác giả đã đề
xuất những giải pháp quan trọng góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm kỷ
luật của cán bộ, chiến sĩ công an.
Tác giả Phan Văn Dần (2000), “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[11]. Tác giả đã xác định vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng của nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân. Tác giả điểm lại những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, xác định một
10


số trọng tâm công tác công an trong thời gian tới, trong đó có công tác rèn
luyện kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh CAND.
Tác giả Nguyễn Văn Thanh (2004), “Mối quan hệ giữa phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa và tăng cường kỷ luật trong lực lượng Công an nhân
dân hiện nay” [48]. Tác giả đã đi từ mối quan hệ biện chứng giữa dân chủ và
kỷ luật trong lực lượng vũ trang để chỉ ra những vấn đề có tính quy luật của
quá trình phát huy dân chủ XHCN và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lực
lượng CAND hiện nay.
Tác giả Nguyễn Hải Yến (2015), “Phát triển ý thức pháp luật của học
viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay” [55]. Tác giả đã tập trung
đánh giá thực trạng về ý thức pháp luật của HV Trường Trung cấp Cảnh sát
vũ trang, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan. Từ đó, xác định
những giải pháp nhằm phát triển ý thức pháp luật của học viên Trường Trung
cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay.
Tác giả Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Nâng cao chất lượng công tác
giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên ở Trường Trung cấp Cảnh sát vũ
trang” [54]. Tác giả đã luận giải, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về nâng cao

chất lượng giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho HV và trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho
HV ở Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay.
Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn (2016), “Quản lý hoạt động giáo dục kỷ
luật cho học viên ở Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang” [41]. Tác giả đã
luận giải, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý hoạt động GDKL cho HV
ở Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý hoạt động GDKL cho HV Trường Trung cấp Cảnh sát vũ
trang hiện nay.
Những công trình khoa học trên đã chứng tỏ tính đa dạng, phong phú
trong nghiên cứu về kỷ luật và quản lý hoạt động GDKL cho HV trong các
11


học viện, nhà trường và đơn vị quân đội, công an. Từ những góc độ, phạm vi
nghiên cứu khác nhau, các công trình khoa học trên đã giải quyết thành công
nhiều vấn đề về công tác GDKL và quản lý hoạt động GDKL trong các nhà
trường, đơn vị. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên phần nào
đã đáp ứng được tình hình nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ xây dựng lực
lượng vũ trang, xây dựng các học viện, nhà trường quân đội và công an. Đây
là những công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là tài
liệu tham khảo có giá trị cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn của mình.
Kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình trên đã đáp ứng một
phần thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang trước mắt cũng như lâu dài;
đồng thời là cơ sở trực tiếp để tác giả kế thừa và phát triển vấn đề nghiên
cứu dưới góc độ của khoa học QLGD. Mặt khác, hiện nay chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu về “Quản lý hoạt động RLKL cho học viên
Trường Trung cấp An ninh nhân dân trong bối cảnh hiện nay”, do đó tác giả
lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Kỷ luật và kỷ luật của học viên các trường trung cấp Công an nhân dân
Theo Từ điển Tiếng Việt, kỷ luật là “quy tắc, quy định bắt buộc mọi
người trong tổ chức phải tuân theo; là hình phạt đối với người vi phạm kỷ
luật” [45, tr. 214].
Có nhiều khái niệm về kỷ luật và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau, được diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song đều bao hàm nội
dung cơ bản đó là những quy tắc, chuẩn mực được xây dựng trên cơ sở nhận
thức thống nhất và phản ánh lợi ích của xã hội, cộng đồng hay một tổ chức
nhất định, trở thành cơ sở pháp lý bắt buộc mọi người trong xã hội, cộng
đồng, tổ chức đó phải tuân theo.
Chức năng xã hội của kỷ luật là điều chỉnh ý thức, hành vi hoạt động
12


của con người để duy trì trật tự xã hội, kỷ cương của cộng đồng và nền nếp
của tổ chức, răn đe, giáo dục mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật.
Các trường trung cấp Công an là những trường học lớn để mỗi thanh
niên có cơ hội và điều kiện học tập, rèn luyện trở thành con người phát triển
toàn diện: Có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai; niềm tin và bản lĩnh chính trị vững
vàng, kiên định; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, giản dị; ý thức
kỷ luật nghiêm minh, tính tập thể cao; trình độ chiến kỹ, thuật, võ thuật tinh
thông; tình thương yêu đồng chí, đồng đội và tình yêu Tổ quốc, đồng bào rộng
lớn; chí căm thù giặc sâu sắc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng cao… Tuy
nhiên, để trở thành người cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân thực thụ, đòi hỏi
mỗi chiến sỹ, ngay từ khi mới nhập ngũ, phải có quyết tâm rất cao, không sợ
khó, không sợ khổ, không sợ hy sinh; phải tự giác học tập, rèn luyện; thực hiện
đúng 5 lời thề danh dự và 10 điều kỷ luật của Công an nhân dân.
Học viên các trường trung cấp CAND là những thanh niên đã tốt

nghiệp phổ thông trung học hoặc các chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ trong lực
lượng CAND qua thi tuyển hoặc cử tuyển để đào tạo trở thành những cán bộ
công an nhân dân cho các đơn vị. Học viên các trường trung cấp công an
thường có độ tuổi từ 18 trở lên, là độ tuổi của những nhân cách đang trưởng
thành. Đây là độ tuổi đang hình thành và phát triển về mọi mặt sinh lý, tâm lý,
thể chất, ưa cái mới, nhanh tiếp nhận những xu hướng tác động từ ngoài cả
yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, hoạt động học viên về học tập tại trường,
các cấp lãnh đạo, chỉ huy và các lực lượng sư phạm cần giáo dục và rèn luyện
nâng cao tính kỷ luật cho học viên.
Kỷ luật cho học viên các trường trung cấp CAND là kỷ luật tự giác và
nghiêm minh, là một yếu tố để tạo nên sức mạnh của các lực lượng và tạo nên
uy tín, sự yêu thương của nhân dân đối với lực lượng công an nhân dân: “Vì
nước quên thân, vì dân phục vụ”. Ngay từ khi chính quyền cách mạng mới ra
13


đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất cách mạng của Công an
nhân dân: “Công an nhân dân hoàn toàn khác Công an đế quốc. Công an đế
quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dân... Công an
nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách,
phương châm của Đảng, Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự
phục vụ nhân dân”; Người nhấn mạnh: “Mỗi người công an phải là một chiến
sĩ... Tôi mong rằng toàn thể Công an sẽ cố gắng thi đua để lập công trong
cuộc thắng lợi chung” Trong thư trả lời của Bác Hồ gửi đồng chí Hoàng Mai,
Giám đốc Công an Khu XII nhân dịp tết Nguyên đán Mậu Tý năm 1948,
Người đã căn dặn lực lượng công an nhân dân: “1. Đối với tự mình phải:
Cần, Kiệm, Liêm, Chính; 2. Đối với đồng sự phải: Thân ái giúp đỡ; 3. Đối với
Chính phủ phải: Tuyệt đối trung thành; 4. Đối với nhân dân phải: Kính trọng
lễ phép; 5. Đối với công việc phải: Tận Tụy; 6. Đối với địch phải: Cương
quyết, Khôn khéo” Những lời dặn của Hồ Chủ tịch được khái quát và cụ thể

hóa thành Năm lời thề danh dự và Mười điều kỷ luật của Công an nhân dân
theo Quyết định số 01/QĐ-BNV ngày 01/01/1977 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
(nay là Bộ Công an).
Như vậy, có thể quan niệm: Kỷ luật CAND là sự chấp hành nghiêm
chỉnh và chính xác của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an đối với các trật tự, quy
tắc được quy định bởi pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ CAND, chỉ thị,
mệnh lệnh của người chỉ huy và cấp trên.
Thực chất kỷ luật CAND là sự nắm và chấp hành các quy tắc, chuẩn
mực của ngành công an được quy định cụ thể bằng Năm lời thề danh dự và
Mười điều kỷ luật Công an nhân dân.
Nội dung biểu hiện của kỷ luật CAND bao gồm:
Những nội dung của kỷ luật CAND là những quy định, quy tắc mà
người cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện, chấp hành một cách tự giác và
nghiêm minh. Sự chấp hành đó phải dựa trên kết quả của hoạt động giáo
14


dục kỷ luật, đó là hoạt động tác động có mục đích, có hệ thống, liên tục của
các lực lượng giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm nâng cao nhận thức,
xây dựng niềm tin và thói quen hành vi kỷ luật cho họ, đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu giáo dục đã đề ra.
Người cán bộ, chiến sĩ CAND có ý thức tổ chức kỷ luật, có thói quen
hành vi kỷ luật phải trên cơ sở có nhận thức đúng, có niềm tin vững chắc vào
xu hướng nghề nghiệp. Đặc biệt, phải được rèn luyện kiên trì, bền bỉ thông
qua các hoạt động trong công tác, chiến đấu, cuộc sống, quan hệ và đặc biệt là
những khi có tình huống bất ngờ. Không có lời nói, hành động xâm hại đến
Tổ quốc Việt Nam, đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến sự vững
mạnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến danh dự và
truyền thống của CAND Việt Nam. Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh
CAND. Sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thực

hiện nghiêm chỉnh các qui định về giữ bí mật của Đảng, Nhà nước và CAND.
Trung thực, thẳng thắn, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. Không
che giấu, báo cáo sai sự thật với tổ chức Đảng, Nhà nước và CAND. Nêu cao
tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện. Có thái độ niềm nở, lịch sự,
đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kính trọng người già, yêu mến trẻ em,
tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo,
gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư. Không lợi dụng danh nghĩa, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn để mưu cầu
lợi ích cá nhân. Không tham ô, lãng phí, đưa hoặc nhận hối lộ dưới bất kì hình
thức nào, gương mẫu thực hiện nếp sống văn hoá. Kiên quyết đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm hại an ninh, trật tự của Tổ quốc, thiệt hại
tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Không làm hại người tốt, không bao che kẻ xấu; không để lọt tội phạm, không
làm oan người vô tội. Không ngừng học tập để nâng cao nhận thức chính trị,
15


×