Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy chế thẩm định chế độ báo cáo và phương án điều tra thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.79 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 2.2.9-CS06
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY CHẾ THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO
CÁO VÀ PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

1. Cấp đề tài

: Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2006
3. Đơn vị chủ trì

: Vụ phƣơng pháp chế độ

4. Đơn vị quản lý

: Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài

: ThS. Đỗ Trọng Khanh

6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:
CN. Lê Hoàng Minh Nguyệt
CN. Kiều Tuyết Dung
CN. Đào Ngọc Lâm
CN. Dƣơng Kim Nhung
CN. Nguyễn Phúc Trƣờng
7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,2 / Xếp loại: Giỏi

137




PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN KHI XÂY DỰNG QUY CHẾ
THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN
I. Xuất phát từ quy định của pháp luật thống kê
Trƣớc khi Luật Thống kê đƣợc ban hành, hầu nhƣ các Bộ, ngành, Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố không ban hành chế độ báo cáo và điều tra
thống kê. Việc ban hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê đƣợc thực hiện
theo hai hƣớng:
Thứ nhất gần nhƣ tập trung cho Tổng cục Thống kê hoặc Tổng cục
Thống kê trình Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định ban hành.
Thứ hai, các Bộ, ngành cùng với Tổng cục Thống kê ký quyết định hoặc
Thông tƣ liên Bộ ban hành.
Do vậy, trong thời gian này không phát sinh những công tác thẩm định.
Luật Thống kê và Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm
2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thống kê đã quy định về vấn đề thẩm định phƣơng án điều tra thống kê
và chế độ báo cáo thống kê tại các Điều 13 Khoản 3, §iÒu 18, §iÒu 21 của
LuËt Thèng kª; §iÒu 11, §iÒu 17 của NghÞ ®Þnh 40/2004/N§-CP.
Nhiệm vụ thẩm định các văn bản này nhằm mục đích: tránh trùng lặp
trong điều tra, tiết kiệm chi phí (thời gian, vật chất), tránh chồng chéo, mâu
thuẫn trong việc lập biểu, thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, chỉ tiêu,
giảm gánh nặng cho ngƣời cung cấp thông tin cũng nhƣ việc ban hành tràn
lan không thống nhất về các biểu mẫu...
II. Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê
1. Nguyên tắc thống nhất của hoạt động thống kê
Tính thống nhất đã đƣợc Luật Thống kê quy định tại Điều 4 Khoản 3:
“Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phƣơng pháp tính, bảng phân loại, đơn vị

đo lƣờng, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế”.
2. Nguyên tắc không trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thống kê
Không trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thống kê đƣợc thể hiện
trên các mặt:
138


a- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê, báo cáo
thống kê.
b- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các kênh thông tin.
c- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các ngành.
3. Xuất phát phân công thu thập, tổng hợp thông tin
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Tổng cục Thống
kê chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia - tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình
hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nƣớc - trình Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành. Ngày 24/11/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định
305/2005/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 274
chỉ tiêu, trong đó có gần 2/3 số chỉ tiêu phân công cho các Bộ, ngành chịu
trách nhiệm chính thu thập, tổng hợp.
4. Xuất phát từ mô hình tổ chức hoạt động thống kê của Việt Nam
Có hai mô hình tổ chức hoạt động thống kê: mô hình tập trung và mô
hình phân tán. Để tận dụng ƣu điểm và khắc phục nhƣợc điểm của hai mô
hình trên Việt Nam đã lựa chọn mô hình tập trung kết hợp với phân tán. Mô
hình này đã đƣợc thể hiện vai trò điều phối hoạt động thống kê của Tổng cục
Thống kê.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Ở Việt Nam
Kể từ khi Luật Thống kê có hiệu lực, Tổng cục Thống kê đã thẩm định

đƣợc nhiều hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra
thống kê của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố. Thẩm định của Tổng cục Thống kê
bƣớc đầu đã cung cấp những đƣờng nét để xây dựng quy chế thẩm định về
phạm vi, nội dung, kỳ hạn, phƣơng pháp tính…Về cơ bản những nội dung thẩm
định của Tổng cục Thống kê đã đƣợc các Bộ, ngành, địa phƣơng tiếp thu, bổ
sung, sửa đổi trƣớc khi các cơ quan đề nghị thẩm định ra quyết định chính thức.
Trên thực tế nhờ có công tác thẩm định mà sù phèi hîp gi÷a Tæng côc
Thống kê víi c¸c Bé, ngµnh vµ ®Þa ph-¬ng đã thuận lợi hơn. Quy trình thẩm
định đã có phần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, sự thống nhất trong các khâu thẩm
định vẫn còn lệch lạc, chƣa có văn bản quy định ràng buộc và hƣớng dẫn chi
139


tiết công tác thẩm định. Chính vì vậy rất cần thiết phải xây dựng một quy chế
thẩm định để tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác thống kê.
2. Ở các nƣớc trên thế giới
Một số nƣớc điển hình là Trung Quốc có tổ chức thống kê và hệ thống
thông tin thống kê giống Việt Nam đã quy định cụ thể về vấn đề này nhƣ sau:
“.. Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê, nhất thiết phải đồng thời xây
dựng hệ thống biểu điều tra thống kê tƣơng ứng, báo cáo Cục Thống kê quốc
gia hoặc cơ quan thống kê của chính quyền địa phƣơng cùng cấp thẩm định,
phê duyệt. Điều tra thống kê của nhà nƣớc, điều tra thống kê của Bộ, ngành
và điều tra thống kê của địa phƣơng, nhất thiết phải phân công rõ ràng, quan
hệ chặt chẽ với nhau, không đƣợc trùng chéo.” (trích Điều 9 - Chƣơng II,
Luật Thống kê Trung Quốc).
Ở Lào, cũng đã có Nghị định quy định rõ chức năng điều phối của
Trung tâm thống kê Nhà nƣớc nhƣ:
“Điều 4. Khoản 2: có quyền theo dõi và có ý kiến đóng góp cho những
hệ thống thông tin thống kê chƣa chính xác hoặc chƣa phù hợp với những
nguyên tắc đã đƣợc thiết lập; Khoản 3: Có quyền đƣa ra ý kiến về các báo

cáo thống kê kinh tế-xã hội tại các hội nghị…; Khoản 5: Có quyền điều phối
và quản lý về mặt chuyên môn điều tra thống kê do các Bộ, ngành và địa
phƣơng tổ chức nhằm tránh trùng chéo, bảo đảm phƣơng pháp luận thống
nhất và tránh những chi phí không cần thiết cho quốc gia.
Hầu hết, các nƣớc phát triển và đang phát triển có hệ thống tổ chức
thống kê khác nhau, chủ yếu thu thập thông tin thống kê qua điều tra (không
có chế độ báo cáo thống kê), tuy không quy định rõ thẩm định về điều tra
nhƣng đều có một hoặc nhiều nhiệm vụ về điều phối thống kê: điều phối các
hoạt động thống kê của cả nƣớc, thẩm định số liệu của các ngành, đơn vị,
kiểm tra và rà soát …
Luật Thống kê Hàn Quốc quy định chức năng của Cục Thống kê Quốc
gia “12. Điều phối và tổng hợp các dịch vụ thống kê quốc gia”.
Ở Hà Lan, đã quy định Ủy ban Trung ƣơng về Thống kê có trách nhiệm:
1. Tăng cƣờng sự điều phối về công tác thông tin thống kê của Chính
phủ (Điều 1, Chƣơng III Luật thành lập Cục Thống kê Trung ƣơng và Ủy ban
Trung ƣơng về thống kê của Hà Lan).
140


Luật Thống kê của Ba Lan chủ yếu quy định về sự điều phối của cơ
quan thống kê Trung ƣơng về điều tra thống kê:
Điều 13.“4. Các cơ quan địa phƣơng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao cũng
phải báo cáo thông tin đó cho tổ chức thống kê công cộng và các cơ quan
đăng kiểm trên cơ sở Luật này.
Đặc biệt, ở Nhật tên gọi của cơ quan thống kê thể hiện rõ chức năng điều
phối công tác thống kê trên cả nƣớc, đó là Cơ quan điều phối thống kê, trong đó
quy định rõ từng hoạt động thống kê đều phải có sự điều phối của cơ quan này.
PHẦN II
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA
VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ

A. THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
I. Hiện trạng thẩm định
Trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay, đã có 17 phƣơng án điều tra đƣợc
các cơ quan gửi công văn yêu cầu Tổng cục Thống kê thẩm định: Gia Lai,
Sóc Trăng, Nghệ An, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Khánh
Hoà, Tổng cục Du lịch, Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Văn
hoá Thông tin, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội.
II. Đánh giá thẩm định phƣơng án điều tra thống kê
1. Tần suất điều tra thống kê lớn
Trong thời gian qua, tần suất các cuộc điều tra có thể nói là quá lớn nếu
so với nguồn lực hiện có của hệ thống tổ chức tổ chức thống kê. Tuy nhiên
nếu so với yêu cầu về thông tin thống kê của các đối tƣợng sử dụng thì vẫn
chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ. Ta có thể xác định tần suất điều tra theo mục đích
chính của thu thập số liệu và nhƣ vậy, có thể có hai loại điều tra thống kê:
- Điều tra để xác định các mức chuẩn - nhằm đánh giá mức độ phát triển.
- Điều tra thƣờng xuyên để đánh giá sự tăng trƣởng.
2. Điều tra thống kê còn trùng chéo và thiếu hụt số liệu
Số liệu thống kê kinh tế cũng nhƣ số liệu thống kê xã hội ở nƣớc ta đều
có sự trùng chéo. Nguyên nhân chính là:
- Điều tra liên tục và trùng lặp;
- Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan;
141


- Thiếu phƣơng pháp luận điều tra chung;
- Thiếu thẩm quyền rõ ràng đối với các hoạt động thống kê kể cả thẩm
quyền đối với việc sử dụng sự trợ giúp của quốc tế.
3. Nhu cầu điều tra thống kê ngày càng lớn
Khi Luật Thống kê có hiệu lực, Tổng cục Thống kê ngoài việc tiến hành
các cuộc điều tra của mình, còn phải xây dựng chƣơng trình điều tra thống kê

quốc gia trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, đồng thời còn phải thẩm định
các phƣơng án điều tra do các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ƣơng tiến hành.
B. THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
Qua hoạt động thẩm định chế độ báo cáo thống kê thấy nổi bật một số
điểm sau:
1. Xuất hiện tình trạng vừa thừa, vừa thiếu chỉ tiêu thống kê
Trƣớc đây, các chỉ tiêu thống kê nặng về các chỉ tiêu hiện vật, ít chỉ tiêu
giá trị và chất lƣợng; nhiều chỉ tiêu kinh tế vi mô để phục vụ điều hành trực
tiếp của các cấp, các ngành, các chỉ tiêu thuộc các quan hệ cân đối vĩ mô còn ít
và chƣa đồng bộ; còn nặng về chỉ tiêu kinh tế, chƣa quan tâm đầy đủ đến các
chỉ tiêu xã hội, môi trƣờng là các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển bền vững;
Nhiều chỉ tiêu mới phát sinh trong cơ chế thị trƣờng, trong tiến trình hội
nhập kinh tế chƣa đƣợc bổ sung kịp thời;
Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã tiếp cận và ứng dụng một số phƣơng
pháp thống kê phổ biến trên thế giới, do vậy nhu cầu về thông tin, cách thu
thập thông tin của nhiều chỉ tiêu cũng đã thay đổi cho phù hợp với những
phƣơng pháp này. Những hƣớng dẫn về khái niệm, phƣơng pháp tính, nguồn
số liệu … của một số chỉ tiêu thống kê trong một số chế độ báo cáo thống kê
tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành đã ban hành đã không còn phù hợp, cần
đƣợc thay đổi để bảm đảm tính chính xác, khoa học và tin cậy, đáp ứng nhu
cầu của ngƣời sử dụng cũng nhƣ phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Tính hiệu lực của chế độ báo cáo không cao
Việc cung cấp thông tin từ kênh Bộ, ngành sang kênh tập trung của Nhà
nƣớc còn rất hạn chế, tính pháp lý không cao và thực hiện chƣa nghiêm túc.
Các Vụ của Tổng cục Thống kê, các phòng của Cục Thống kê và các Phòng
Thống kê cấp huyện thƣờng phải thoả thuận, thậm chí "xin" số liệu của các Bộ,
ngành, vừa không có hiệu lực, khó chính xác, lại tốn công sức.
142



C. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Thuận lợi
Về nguồn lực: Các cán bộ tham gia công tác thẩm định nhiệt tình với
công việc, có nhiều cố gắng để hoàn thành thẩm định đúng tiến độ và có chất
lƣợng thẩm định nhƣ Luật đã yêu cầu. Bên cạnh đó, một số cơ quan yêu cầu
thẩm định cũng có sự phối hợp tốt với Tổng cục Thống kê khi tiến hành xây
dựng phƣơng án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê.
II. Khó khăn
Nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định còn rất thiếu về số lƣợng
và chất lƣợng. Các văn bản yêu cầu của các Bộ, ngành và địa phƣơng lại gửi
đến thẩm định nhiều cùng một thời gian, do vậy việc phân công cán bộ
nghiên cứu thẩm định không ít nhiều gặp khó khăn. Mặt khác, nội dung các
phƣơng án điều tra đa dạng, phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành
khác nhau, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Việc thẩm định liên quan đến
nhiều đơn vị khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của mỗi cuộc điều tra. Hơn
nữa, cán bộ thẩm định chƣa có nhiều kinh nghiệm, không thể đi sâu vào
nghiên cứu tất cả các lĩnh vực chuyên môn của các Bộ, ngành cũng nhƣ tất cả
các nội dung của nền kinh tế.
Theo quy định trong Luật Thống kê, thời gian thẩm định phƣơng án chế
độ báo cáo thống kê và chế độ báo cáo thống kê là 15 ngày. Thời gian theo
quy định nhƣ vậy là ngắn, gây khó khăn trong công tác thẩm định, đặc biệt
trong trƣờng hợp có nhiều nội dung thẩm định phức tạp hoặc trong trƣờng
hợp có nhiều công văn yêu cầu thẩm định đến cùng một thời điểm.
Thiếu quy chế thẩm định chặt chẽ là một trong những khó khăn cơ bản
của công tác thẩm định phƣơng án điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống
kê hiện nay. Việc chƣa có quy trình thẩm định thống nhất đã gây khó khăn
cho cán bộ thẩm định; cán bộ thẩm định chủ yếu thẩm định theo các nội dung
thẩm định điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê đƣợc quy định trong

Luật Thống kê và Nghị định. Việc thẩm định các nội dung, mặc dù đã bao
quát đƣợc hết các vấn đề cần thẩm định và đảm bảo tuân theo quy định của
Luật và Nghị định nhƣng những quy định đó vẫn chƣa chi tiết, chƣa có những
hƣớng dẫn cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ để làm cơ sở cho các cán bộ
thẩm định khi tiến hành công việc.
143


Bên cạnh những cơ quan có sự phối hợp tốt với Tổng cục Thống kê, vẫn
có những cơ quan chƣa coi trọng việc phối hợp này, mặc dù các cơ quan nên
có sự phối hợp của cán bộ Tổng cục trong quá trình xây dựng phƣơng án điều
tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê để tạo điều kiện cho việc thẩm định
đƣợc dễ dàng và đạt yêu cầu về thời gian.
Trình độ cán bộ thống kê của các cơ quan vẫn còn nhiều yếu kém. Bên
cạnh đó, tổ chức thống kê nhiều Bộ, ngành chƣa hoàn thiện.
- Những văn bản dùng làm căn cứ thẩm định chƣa đƣợc ban hành đầy đủ nhƣ:
+ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
áp dụng đối với các Bộ, ngành;
+ Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Tổng cục Thống kê ban hành áp
dụng đối với Cục Thống kê cấp tỉnh, Phòng Thống kê cấp huyện;
+ Chế độ báo cáo thống kê cơ sở do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành áp
dụng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp xã;
+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
+ Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành;
+ Bảng phân loại thống kê áp dụng chung nhƣ Bảng Hệ thống ngành
kinh tế quốc dân, bảng danh mục dân tộc, bảng danh mục sản phẩm chủ yếu,
bảng danh mục nghề nghiệp, bảng danh mục giáo dục - đào tạo (cấp III)…
- Mặc dù đã có hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, nhƣng do chƣa có chế
độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành và chƣa có chƣơng

trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành, nên:
- Chƣa định rõ đƣợc những chỉ tiêu nào thu thập từ kênh Bộ, ngành,
những chỉ tiêu nào thu thập từ kênh địa phƣơng?
- Chƣa định rõ đƣợc những chỉ tiêu nào, đối tƣợng nào thì thu thập bằng
chế độ báo cáo, những chỉ tiêu nào, đối tƣợng nào thì thu thập bằng điều tra
thống kê?
- Chƣa có hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành nên chƣa thể thẩm định
các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở và
phƣơng án điều tra thống kê.
144


PHẦN III
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ THẨM ĐỊNH CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO THỐNG KÊ VÀ PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ NHỮNG
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY CHẾ
I. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN
ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
1. Phải bảo đảm tính khả thi
Về phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng quy chế phải rõ ràng,
không thể quy định những đối tƣợng không thuộc điều chỉnh của Luật Thống
kê và Nghị định hƣớng dẫn thi hành.
Quy chế phải thể hiện tính thực tế và có thể thực hiện trong cuộc sống.
Căn cứ vào thực trạng thẩm định phƣơng án điều tra và chế độ báo cáo của
Tổng cục Thống kê trong thời gian vừa qua và các văn bản pháp luật khác
liên quan đến công tác thẩm định mà đƣa ra quy trình thẩm định khoa học,
hợp lý. Các quy trình thẩm định phải thể hiện tính cụ thể, logic, ngắn gọn, dễ
hiểu giúp cho đối tƣợng áp dụng quy chế thực hiện có hiệu quả.
2. Phải bảo đảm tính thống nhất
Quy chế thẩm định phải thể hiện tính thống nhất, không trùng chéo, mâu

thuẫn với các văn bản hiện hành. Cần phải quy định rõ trong quy chế các nội
dung thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nhấn mạnh và giúp đơn vị
thẩm định xác định rõ, không thẩm định tràn lan các nội dung khác. Quy trình
thẩm định phải thống nhất từ khâu nhận hồ sơ thẩm định đến khâu ký công
văn thẩm định.
3. Phải tuân thủ theo pháp luật
Việc thẩm định dự thảo phƣơng án điều tra và chế độ báo cáo thống kê
phải bảo đảm chất lƣợng và theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn đƣợc quy
định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 2
năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều
của Luật thống kê.
Để thực hiện đƣợc những yêu cầu thẩm định trên, cần bảo đảm đƣợc sự
phối hợp giữa các đơn vị đề nghị thẩm định với đơn vị tham gia thẩm định:
a. Đối với các đơn vị ngoài cơ quan Tổng cục Thống kê (đơn vị đề nghị thẩm định)
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình chuẩn bị cho điều tra
145


hoặc ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp năm hiện tại cần lập kế
hoạch từ cuối Quý 3 năm trƣớc và gửi cho Tổng cục Thống kê để Tổng cục
Thống kê đƣa vào chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia trình Thủ tƣớng
Chính phủ hoặc công bố việc ban hành chế độ báo cáo thống kê.
Khi bắt đầu xây dựng dự thảo cần tổ chức các nhóm nghiên cứu theo
từng lĩnh vực và có sự tham gia của các chuyên viên thống kê có kinh nghiệm
của Tổng cục Thống kê.
Hồ sơ gửi thẩm định phải bảo đảm đầy đủ đúng nhƣ quy định trong Luật
Thống kê và trong Nghị định của Thủ tƣớng Chính phủ.
b. Đối với cơ quan Tổng cục Thống kê (đơn vị có chức năng thẩm định)
Tổng hợp toàn bộ các kế hoạch về điều tra hoặc ban hành chế độ báo

cáo cho năm sau từ các bộ, ngành, các UBND tỉnh, thành phố, trình Lãnh đạo
Tổng cục, đồng thời xây dựng chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia (thời
gian hoàn thành vào 30/11/ năm hiện tại, việc này nên giao cho Vụ Phƣơng
pháp chế độ thống kê).
Chỉ tiến hành thẩm định đối với các cuộc điều tra thống kê thuộc
chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia và một số các cuộc điều tra có quy
mô lớn hoặc vừa nằm ngoài chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia, còn các
cuộc điều tra có quy mô nhỏ hoặc chỉ trong những phạm vi của tỉnh, thành
phố thì sẽ đƣợc phân cấp cho các cục Thống kê địa phƣơng thẩm định.
II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ THẢO QUY CHẾ THẨM
ĐỊNH PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
1. Bố cục của dự thảo Quy chế
Dự thảo quy chế thẩm định phƣơng án điều tra thống kê và chế độ báo
cáo thống kê gồm 3 Chƣơng, 23 Điều và 2 Phụ lục.
Chƣơng I: Những quy định chung, gồm 7 Điều, từ Điều 1 đến Điều 7;
Chƣơng II: Tổ chức thẩm định, gồm 14 Điều, từ Điều 9 đến Điều 21;
Chƣơng III: Điều khoản thi hành, gồm 2 Điều, từ Điều 22 đến Điều 23.
Hai phụ lục đính kèm gồm:
- Mẫu áp dụng đối với Lãnh đạo Tổng cục trong việc phân công thẩm định
- Mẫu áp dụng đối với đơn vị đƣợc phân công thẩm định (Công văn
thẩm định cho phƣơng án điều tra và chế độ báo cáo thống kê).
146


2. Những nội dung chủ yếu dự thảo quy chế
Tại Chƣơng I của dự thảo Quy chế đã đƣa những quy định chung nhất
về các vấn đề liên quan đến hoạt động thẩm định. Đó là: Thẩm định là gì
(Điều 1)? Phạm vi điều chỉnh của Quy chế (Điều 2); Nguyên tắc thẩm định
nhƣ nào? (Điều 3); Nội dung thẩm định (Điều 4); Hồ sơ thẩm định (Điều 5);
Vấn đề phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thẩm định (Điều 6);

Lƣu trữ hồ sơ thẩm định (Điều 7).
PHẦN IV
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VIỆC XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ
THẨM ĐỊNH PHƢƠNG ÁN ĐIỀU TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
1. Một số vấn đề về hình thức ban hành
Hiện nay, có quan điểm cho rằng quy chế thẩm định chế độ báo cáo và
phƣơng án điều tra là một văn bản quy phạm pháp luật bởi lẽ, phạm vi điều
chỉnh và đối tƣợng áp dụng của quy chế thẩm định không riêng trong nội bộ
Tổng cục Thống kê mà còn áp dụng đối với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Hơn nữa, quy chế này phải đƣợc phổ
biến rộng rãi đến mọi đối tƣợng thực hiện. Vì lẽ đó đƣơng nhiên Quy chế này
là một văn bản quy phạm pháp luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quy chế thẩm định này không cần phải do
Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định ban hành (không phải là văn bản pháp
luật). Vì Luật Thống kê và Nghị định 40 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thống kê quy định Tổng cục Thống kê có quyền
và trách nhiệm thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ đối với chế độ báo cáo
và phƣơng án điều tra thống kê. Do vậy, bản thân các Vụ/đơn vị trong Tổng
cục đƣơng nhiên phải có trách nhiệm thẩm định theo quy định. Nếu vậy, quy
chế đƣợc ban hành dƣới hình thức Quyết định ban hành của Tổng cục trƣởng
Tổng cục Thống kê sẽ thuận lợi cho việc sửa đổi, bổ sung và không mất
nhiều thời gian về trình tự, thủ tục ban hành.
2. Phạm vi điều chỉnh của Quy chế thẩm định phƣơng án điều tra và chế
độ báo cáo thống kê
Việc thẩm định chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra thống kê của Bộ,
ngành thì theo quy định trong Luật Thống kê. Riêng đối với phƣơng án điều
tra thống kê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và dự
thảo chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra thống kê do Tổng cục Thống kê
xây dựng thì việc thẩm định sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung.
147



3. Việc phân quyền thẩm định cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố
Có quan điểm cho rằng Tổng cục Thống kê chỉ thẩm định các phƣơng
án điều tra thống kê thuộc Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia hoặc các
cuộc điều tra có quy mô lớn nhƣng ngoài chƣơng trình điều tra. Các phƣơng
án điều tra có quy mô nhỏ, trong phạm vi tỉnh, thành phố nên chăng phân cấp
cho Cục Thống kê tại tỉnh, thành phố sở tại. Vì thực tế sẽ có rất nhiều phƣơng
án điều tra của các tỉnh gửi đến Tổng cục Thống kê thẩm định thì việc chậm
trễ về mặt thời gian là không tránh khỏi. Do vậy, thời gian thẩm định 15 ngày
đối với 1 phƣơng án điều tra lớn, nhiều vấn đề phức tạp là không đảm bảo.
Trƣờng hợp phƣơng án điều tra đó có mục đích là điều tra nhanh, kịp thời
điểm hiện tƣợng điều tra diễn ra thì việc thẩm định lại cần nhanh hơn (đôi khi
cần trƣớc 15 ngày) thì công tác thẩm định lại gặp nhiều khó khăn, đó là chƣa
kể đến việc cơ quan yêu cầu thẩm định gửi hồ sơ thẩm định không đầy đủ.
Mặt khác, Cục Thống kê sở tại sẽ là cơ quan nắm rõ nhất về thực tế tại địa
phƣơng mình và nhƣ vậy việc đánh giá tính khả thi của phƣơng án cũng nhƣ
tổ chức thực hiện sẽ rất thuận lợi. Tuy nhiên quan điểm này cũng có nhƣợc
điểm là: Cục Thống kê vừa xây dựng phƣơng án điều tra thống kê và vừa
thẩm định thì không bảo đảm tính khách quan.
Có quan điểm lại cho rằng, công tác thẩm định phải do Tổng cục Thống
kê thực hiện thì mới bảo đảm đúng các nguyên tắc của hoạt động thống kê:
trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ. Sở dĩ nhƣ vậy, vì Tổng
cục Thống kê quản lý ngành dọc, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống
kê cho Cục Thống kê ở các địa phƣơng.
4. Về kinh phí thẩm định chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra
Hiện nay các văn bản pháp lý về lĩnh vực thống kê chƣa quy định về
kinh phí thẩm định. Trong khi đó, Bộ Tƣ pháp cũng là cơ quan có chức năng
thẩm định về các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc Bộ Tài chính cấp kinh
phí cho hoạt động thẩm định hàng năm. Luật Thống kê và Nghị định hƣớng

dẫn chỉ quy định về kinh phí điều tra thống kê chứ chƣa quy định về kinh phí
cho hoạt động thẩm định. Dự thảo Quy chế thẩm định chƣa đƣa ra kinh phí
thẩm định bởi lẽ còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và chủ quan.
5. Vấn đề Quy chế đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống
Trƣớc hết, để Quy chế này có tính thuyết phục và hoàn thiện hơn, cần
thiết phải đƣa dự thảo Quy chế trƣng cầu tất cả các đơn vị thuộc Tổng cục,
148


các Bộ, ngành, một số Cục Thống kê, một số Ủy ban nhân dân của các tỉnh
lớn thƣờng xuyên tổ chức điều tra thống kê. Tiếp sau đó, tiếp thu ý kiến,
chỉnh sửa và tổ chức hội thảo để thống nhất ý kiến.
Để giúp cho Quy chế thẩm định chế độ báo cáo và phƣơng án điều tra
thống kê đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả thì kèm theo là những hoạt
động cần thiết nhƣ: thƣờng xuyên tuyên truyền và phổ biến Luật Thống kê và
các văn bản liên quan, kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thống kê đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các hoạt
động liên quan đến xây dựng và ban hành chế độ báo cáo và phƣơng án điều
tra thống kê…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thống kê;
2. Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 quy định chi tiết và hƣớng
dẫn thi hành một số điều của luật Thống kê;
3. Nghị định số 101/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê;
4. Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04/2/2005 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thống kê;
5. Dự thảo Quy chế thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế thành
lập Hội đồng thẩm định do Bộ Tƣ pháp xây dựng;
6. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

7. Luật Thống kê và các văn bản liên quan của các nƣớc: Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Lào, Hà Lan, Ba Lan, Úc, Pháp…

149



×