Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG KIẾN THỨC VẬN DỤNG CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG SINH HỌC 11 ÔN THI THPTQG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 41 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………
TRƯỜNG THPT
HÒA
TRƯỜNG
THPTXUÂN
………….
=====***=====

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CỤM PHÚC YÊN

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
HỆ THỐNG
KIẾN
THỨC
VẬNHỌC
DỤNG…………
CHƯƠNG
MÔN
SINH
HỌC
NĂM
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG SINH
11THỨC
ÔN THI
THPTQG
HỆ THỐNGHỌC
KIẾN
VẬN


DỤNG CHƯƠNG
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG SINH
HỌC 11 ÔN THI THPTQG
Tác giả

: TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN

Môn

: Sinh học

Trường
Tác giả

:: ………………
THPT Xuân Hòa

Môn

: Sinh học

Trường

: THPT ………………
Phúc Yên , tháng 10 năm 2019
………………


I. Đặt vấn đề
Một thực trạng hiện nay ở các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh ở các

môn học nói chung và môn sinh học nói riêng là các tiết dạy chưa sinh động,
chưa thực sự hấp dẫn học sinh bởi sự trừu tượng, khô cứng của các nội dung lý
thuyết cơ bản. Các kiến thức sinh học chủ yếu ở dạng lý thuyết gồm nhiều khái
niệm, nhiều quá trình… mà môn học này lại gắn liền với thực tiễn cuộc sống,
việc vận dụng các kiến thức ấy ra thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế trong
mỗi tiết giảng của giáo viên. Mặt khác khi dạy ôn thi THPTQG và bồi dưỡng
học sinh giỏi, giáo viên rất khó khăn trong việc sưu tầm các tài liệu liên quan
đến những câu hỏi có tính thực tiễn để hệ thống theo từng chuyên đề nhằm khắc
sâu kiến thức, nâng cao chất lượng qua các kì thi.
Hiện nay bộ giáo dục đào tạo đang có xu hướng phát triển năng lực của
người học, ngoài các vấn đề học về kiến thức, kĩ năng. Một trong số các năng
lực cần thiết đó là vận dụng các kiến thức đã được học, được đào tạo vào thực
tiễn cuộc sống. Ở môi trường THPT tôi thấy rằng điều này thật cần thiết để sau
khi hoàn thành chương trình của cấp học các em trang bị cho mình một vốn kiến
thức và biết liên hệ kiến thức đó vào các sự vật hiện tượng trực tiếp trong cuộc
sống hàng ngày.
Cũng với tầm quan trọng như thế trong các cuộc thi THPTQG, kì thi
Olympic sinh học, các kì thi chọn học sinh giỏi hàng năm, trong đề thi thường
có những câu mang tính vận dụng thực tế, những câu hỏi này là những câu then
chốt, có tư duy sáng tạo, có tính vận dụng của học sinh.
Là một giáo viên THPT khi giảng dạy các môn khoa học tự nhiên tôi luôn
mong muốn trong tiết dạy của mình có những vận dụng thiết thực giúp bài học
sinh động đem lại hứng thú cho cả người dạy và người học, khi dạy ôn thi
THPTQG tôi nhận thấy rằng việc hệ thống cho các em các kiến thức vận dụng
theo từng chủ đề là điều hết sức cần thiết vừa là để củng cố khắc sâu các kiến
thức nền tảng mà các em đã được học vừa là để mở rộng vốn sống cho bản thân,
khi xử lí đề thi các em giải quyết được các câu vận dụng trong đề tốt nhất, chất

1



lượng học sinh qua các kì thi được nâng lên rõ rệt qua từng năm học, điều ấy đã
thôi thúc tôi viết chuyên đề này.
II. Nội dung của chuyên đề
CHUYÊN ĐỀ:
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VẬN DỤNG CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT
CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG SINH HỌC 11 ÔN THI THPTQG

 TÁC GIẢ: TRẦN THỊ PHƯƠNG LOAN
 Chức vụ: Giáo viên
 ĐƠN VỊ: Trường THPT Xuân Hòa.
 MÔ TẢ: Chuyên đề bao gồm 2 phần
 Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
 Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
Áp dụng cho học sinh khối 12 ôn thi THPTQG và ôn thi HSG khối 11,12
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 5 tiết
1.CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

2


CHUYỂN HÓA
VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG Ở
THỰC VẬT

CHỦ ĐỀ 1
TRAO ĐỔI NƯỚC

CHỦ ĐỀ 2


CHỦ ĐỀ 3

KHOÁNG VÀ DINH
DƯỠNG NITƠ

QUANG HỢP VÀ
HÔ HẤP

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
A. HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
 Kiến thức cơ bản, trọng tâm:
- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.
+ Hấp thụ nước: Cơ chế thụ động (thẩm thấu): Nước đi từ nơi có thế nước
cao đến nơi có thế nước thấp.
+ Hấp thụ khoáng:
* Cơ chế thụ động: Chất khoáng đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi
có nồng độ chất tan thấp (thuận chiều gradien nồng độ) không tiêu tốn năng
lượng ATP.
* Cơ chế chủ động: Chất khoáng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến
nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) có tiêu tốn năng
lượng ATP.
- Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ.
+ Con đường gian bào: Qua thành tế bào và các khoảng không gian giữa
các tế bào, đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế bào chất (con đường
Apoplats)
+ Con đường tế bào chất: Qua chất nguyên sinh của các tế bào đi vào
mạch gỗ (con đường Symplats)
Kiến thức vận dụng:
1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây còn non thì cây bị héo?

3


3. Những loài thực vật như tảo, rong, sen… quanh năm ngâm mình trong
nước nhưng không bị thối rữa. Hãy cho biết rễ của những loài này có đặc điểm
đặc biệt gì?
4. Vì sao người nông dân cần phải xới xáo, làm cỏ, sục bùn cho một số cây
trồng?
5. Để giữ các bông hoa hồng trong lọ được tươi lâu người ta phải làm thế nào?
6. Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch, ít chất
khoáng?
7. Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt đem trồng ở vùng có nồng độ muối
cao (nước mặn) thì mất khả năng sinh trưởng (chết), những loài thực vật như
Đước, Sú, Vẹt có thể sinh trưởng bình thường?
8. Vì sao những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt?
Giải thích
Hiện tượng 1: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:
Trong điều kiện ngập úng, bộ rễ thiếu oxi, quá trình hô hấp ở rễ bị đình
trệ, tế bào lông hút thiếu năng lượng ATP nên không hút được nước và khoáng,
mặt khác vi khuẩn kị khí hoạt động mạnh, hủy hoại bộ rễ,không hình thành được
lông hút mớinên cây bị chết úng.
Hiện tượng 2: Khi bón nhiều phâm đạm vào gốc cây còn non, cây bị héo vì:
- Làm tăng ấp suất thẩm thấu của đất nên tế bào rễ cây không hút được nước
- Lá vẫn thoát hơi nước nên cây non bị héo.
Hiện tượng 3: Những loài thực vật như tảo, rong, sen… quanh năm ngâm mình
trong nước nhưng không bị thối rữa rễ của những loài này có đặc điểm thích nghi:
- Trong vỏ rễ có những khoang trống tương đối lớn nối thông nhau thành
một hệ thống dẫn truyền không khí.

- Biểu bì rễ là 1 lớp màng mỏng, mờ đục có thể để cho lượng oxi ít hòa
lẫn trong nước thấm qua, khi thẩm thấu:
+ Do nồng độ 2 bên màng mỏng khác nhau tạo lực thấm
+ Lực thấm của lớp biểu bì thủy sinh nhanh nên oxi thấm vào trong rễ, rễ
hấp thụ được oxi thông qua khoang rỗng giữa các tế bào cung cấp đủ oxi cho sự
hô hấp của rễ.
Hiện tượng 4: Người nông dân cần phải xới xáo, làm cỏ, sục bùn cho một số
cây trồng để:

4


- Tăng lượng oxi cho rễ, giúp rễ hô hấp tốt tạo năng lượng ATP để hút
khoáng chủ động.
- Diệt trừ cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
- Đất thoáng khí tránh sự hoạt động của vi khuẩn phản nitrat biến đổi NO 3thành N2 gây lãng phí nguồn nitơ trong đất.
Hiện tượng 5: Để giữ các bông hoa hồng trong lọ được tươi lâu người ta phải
cắt hoa ngâm trong nước ở đoạn cuối cành nơi có vết cắt sau đó cắm ngay vào lọ
hoa có sẵn nước. Điều này là cần thiết vì khi cắt hoa đem bán sự thoát hơi nước
vẫn tiệp tục diễn ra dẫn đến bọt khí xuất hiện trong mạch gỗ, vì thế nếu ta để
nguyên cành từ chợ mua về mà cắm ngay vào lọ nước thì dòng nước trong mạch
gỗ sẽ bị ngắt quãng bởi các bọt khí, sự hút nước gặp trở ngại nên cành hoa
nhanh héo hơn.
Hiện tượng 6: Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch, ít chất
khoáng nhằm mục đích ngăn cản sự phát triển của rễ tập trung vào phát triển trụ
mầm làm cho giá dài và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này
được huy động chủ yếu từ 2 lá mầm vì thế lá mầm sẽ teo nhỏ lại giá ăn sẽ ngon
hơn, khi nước không sạch, nếu nước có nhiều chất khoáng thì rễ phát triển
nhiều, trụ mầm mảnh mai giá sẽ gầy.
Hiện tượng 7: Đất có nồng độ muối cao nên nồng độ dung dịch đất cao hơn so

với nồng độ tế bào của cây mà trước đây sống ở vùng nước ngọt do đó có sự
chênh lệch nồng độ giữa 2 môi trường (môi trường ưu trương), nước vận chuyển
theo cơ chế thẩm thấu nghĩa là di chuyển từrễ ra môi trường mà lá vẫn tiếp tục
thoát hơi nước khi đó cây mất nước, héo dần và chết, còn ở những cây như
Đước, Sú, Vẹt lại có thể sinh trưởng bình thường là nhờ nồng độ dịch bào của tế
bào lông hút rất cao so với môi trường (môi trường nhược trương) do vậy chúng
vẫn có thể lấy được nước và sinh trưởng bình thường.
Hiện tượng 8: Những vùng đất tơi xốp, nhiều mùn thì cây trồng lại xanh tốt vì:
- Trong mùn có nhiều chất hữu cơ, là nguồn dự trữ các chất khoáng và có
nhiều nitơ.
- Đất tơi xốp sẽ thoáng khí và có nhiều oxi, ít khí độc, độ ẩm thích hợp là
điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, đặc biệt là các
vi sinh vật phân giải protein và chuyển hóa nitơ tạo NO 3- và NH4+ để cung cấp
cho cây.
5


• - Đất tơi xốp thoáng khí là điều kiện cho bộ rễ phát triển, hô hấp tốt từ
đó lấy được nhiều nước và kháng đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
 Kiến thức cơ bản, trọng tâm:
- Cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch gỗ.
+ Mạch gỗ gồm các tế bào chết: quản bào và mạch ống.
+ Thành của mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và
chịu nước
+ Động lực đẩy dòng mạch gỗ
 Lực hút của lá
 Lực trung gian
 Lực đẩy của rễ
+ Đặc điểm của con đường vận chuyển nước từ rễ lên lá:

 Nước được vận chuyển từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của lá, con
đường này dài nên lực đóng vai trò chủ yếu là lực hút của lá.
 Điều kiện để nước có thể được vận chuyển ở con đường này: Đó là tính
liên tục của cột nước nghĩa là không có bọt khí trong cột nước.
 Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển của cột nước: Lực liên kết giữa các
phân tử nước, lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ phải thắng
được lực trướng (trọng lượng của cột nước).
- Cấu tạo, thành phần và động lực của dòng mạch rây.
+ Gồm các tế bào sống là: ống rây và tế bào kèm.
+ Động lực của dòng mạch rây: do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
cơ quan nguồn (lá - nơi tổng hợp saccarozo) và các cơ quan chứa (rễ, củ, quả…)
Kiến thức vận dụng:
9. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những
cây thân thảo?
10. Hiện tượng rỉ nhựa, hiện tượng ứ giọt ở thực vật được giải thích như
thế nào?
11. Một chậu cây để trong phòng lạnh bị héo lá, giải thích hiện tượng?

6


12. Tại sao khi ta bóc vỏ một đoạn ngắn quanh cành cây thì một thời gian
sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?
Giải thích hiện tượng:
Hiện tượng 9: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những
cây thân thảo vì:
- Những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước.
- Áp suất thẩm thấu của rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây hiện
tượng ứ giọt.
Hiện tượng 10: Nếu cắt ngang thân non nước được đẩy từ rễ lên tạo thành

giọt ở vết cắt (rỉ nhựa), khi độ ẩm không khí cao, ở mép lá hình thành các giọt
nước (ứ giọt). Hai hiện tượng này chứng tỏ rễ đẩy nước chủ động lên thân
(lực đẩy của rễ).
Hiện tượng 11: Khi để trong phòng lạnh, nhiệt độ thấp, độ nhớt của chất
nguyên sinh tăng gây khó khăn cho sự chuyển dịch nước giữa các tế bào nên sự
hút nước của rễ giảm, cây không hút đủ nước nên cây bị héo.
Hiện tượng 12: Khi ta bóc vỏ một đoạn ngắn quanh cành cây thì một thời gian
sau phía trên chỗbị bóc phình to ra vì:
- Nhu mô vỏ là mạch rây của thân cây, mạch rây làm nhiệm vụ vận
chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
- Khi bóc vỏ quanh cành cây thì đường dẫn mạch rây bị chặn lại làm cho
chất hữu cơ bị tụ ở phía trên khu vực bị bóc vỏ, do vùng tế bào này được tập
trung nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ tiến hành phân bào nguyên phân nhiều hơn
bình thường làm cho cành cây đó ở phía trên bị bóc vỏ bị phình to ra.

C. THOÁT HƠI NƯỚC
Kiến thức cơ bản, trọng tâm:
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá.
+ Tạo lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ.
+ Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.

7


+ Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp nguyên liệu cho quá
trình quang hợp.
- Các con đường thoát hơi nước:
+ Qua tế bào khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở
khí khổng.
+ Qua lớp cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

- Cơ chế chung:
+ Khi no nước, vách mỏng của tế bào khíkhổng căng ra → vách dày cong
theo → lỗ khí mở ra.
+ Khi mất nước, vách mỏng hết căng → vách dày duỗi thẳng→ lỗ khí đóng.
- Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:
+ Cân bằng nước và vấn đề hạn của cây trồng.
+ Tưới nước hợp lí cho cây trồng.
+ Khi nào cần tưới nước?
+ Lượng nước cần tưới là bao nhiêu?
+ Cách tưới như thế nào?
Kiến thức vận dụng:
13. Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt (cây thân
thảo)?
14. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
15. Tại sao nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu” của cây?
 Giải thích hiện tượng:
Hiện tượng 13: Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt (cây thân
thảo) vì:
- Buổi trưa nắng gắt, cây thoát hơi nước mạnh làm tế bào thiếu nước.
- Khi tưới nước rễ hút nước mạnh tạo lực đẩy đưa nước lên trên, quá trình
thoát hơi nước xảy ra mạnh khi đó lượng nước thoát ra nhiều hơn lượng nước
hút vào.
- Mặt khác nước đọng trên lá coi như 1 thấu kính, hấp thụ năng lượng ánh
sáng mặt trời làm đốt nóng lá, đất đang nóng khi tưới nước vào thì nước cũng
bốc hơi nóng lên làm nóng lá hơn.
 Tế bào lá mất nhiều nước tức thời, sức căng bề mặt lá giảm tạo ra hiện
tượng héo lá.
Hiện tượng 14: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
- Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao
8



- Lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh bề mặt lá
 Nhờ vậy không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát
hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.
Hiện tượng 15:“Thoát hơi nước là tai họa tất yếu” của cây vì:
- “Tại họa” ở đây muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn (khoảng 98%) và như vậy nó
phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước nó mất đi.
- “Tất yếu” vì:
+ Có thoát hơi nước mới lấy được nước (tạo ra lực hút đầu trên của dòng
mạch gỗ).
+ Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
+ Khi thoát hơi nước khí khổng mở dòng khí CO2 sẽ đi từ không khí vào
lá cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

9


CHỦ ĐỀ 2
KHOÁNG VÀ DINH DƯỠNG NITƠ
 Kiến thức cơ bản, trọng tâm:
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm:
+ Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
- Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
+ Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây.
+ Phân bón cho cây trồng.
- Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ
+ Vai trò chung

+Vai trò điều tiết
+ Vai trò cấu trúc
- Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ.
+ Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
+ Quá trình cố định nitơ
 Kiến thức vận dụng:
16. Vì sao người nông dân trồng các cây họ đậu để cải tạo đất?
17. Giải thích câu ca:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
18. Tại sao thực vật tắm mình trong bể nitơ nhưng vẫn thiếu đạm?
19. Tại sao sau khi bón đạm cho rau sau đó sử dụng ngay làm thức ăn
thường có hại cho sức khỏe?
20. Nêu cơ sở khoa học của câu ca: “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”
 Giải thích hiện tượng:
Hiện tượng 16: Người nông dân trồng các cây họ đậu để cải tạo đất vì:
-

Trong rễ lạc có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, vi khuẩn này có enzim

nitrogenaza phá vỡ được liên kết ba bền vững của phân tử nitơ.
- Phương trình đồng hóa N2 thành NH3
N≡N NH=NH NH2 – NH2 2NH3
NH3 do vi khuẩn tổng hợp ra được vi khuẩn và cây họ đậu sử dụng. Đồng
thời do vi khuẩn tổng hợp dư NH 3 nên một lượng đạm khá lớn được giải phóng
vào trong đất làm tăng độ phì nhiêu của đất.
10


-


Thân, lá, rễ cây họ đậu sau khi thu hoạch được dùng làm phân xanh để

tăng mùn cho đất và làm cho đất tơi xốp.
Hiện tượng 17: Giải thích câu ca:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
- Vụ lúa chiêm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5lúc lúa đang thì con gái,
sinh trưởng, phát triển mạnh nên cần nhiều nước và dinh dưỡng (nitơ).
- Khi thời tiết khô hạn, cây lúa thiếu phân thiếu nước nên chậm lớn mà
chỉ “lấp ló đầu bờ” - ngang bờ.
- Mưa giông đầu mùa thường có hiện tượng phóng điện trong tự nhiên.
Trong khí quyển lượng nitơ tự nhiên N 2 có khoảng 80%, mưa có sấm sét thì sấm
sét là tác nhân để phản ứng sau xảy ra: N2 + O2
Sau đó: NO + O2

NO

NO2

Khí NO2 sinh ra hòa tan trong nước mưa: 4NO2 +O2 + 2 H2O

4 HNO3

Khi đó cây hấp thụnitơ dưới dạng ion NO3Hiện tượng 18: Thực vật tắm mình trong bể nitơ mà vẫn thiếu đạm vì:
Thực vật chỉ hấp thụ nitơ ở hai dạng NO 3- và NH4+ mà không hấp thụ nitơ
ở dạng N2
- Trong tự nhiên nhờ quá trình phóng điện do sấm sét đã oxi hóa nitơ
thành nitrat: N2 + O2


NO



Sau đó: NO + O2

-

Khí NO2 sinh ra hòa tan trong nước mưa: 4NO2 +O2 + 2H2O

-

NO2
4HNO3

Khi đó cây hấp thụ nước, nitơ dưới dạng ion NO3Quá trình cố định của vi khuẩn cố định đạm ở những vi sinh vật sống tự

do (Anabaena azola…) và sống cộng sinh (Rhizobium…)
N≡N

NH=NH NH2 – NH2 2NH3

NH3 do vi khuẩn tổng hợp ra được vi khuẩn và cây sử dụng.
Hiện tượng 19: Khi bón đạm nitrat cho rau sau đó sử dụng ngay làm thức ăn
thường gây hại cho sức khỏe vì:
- Khí đó cây hút NO3 quá nhiều và không chuyển hóa hết thành NH4 nên sẽ
tồn dư NO3 trong cây, lúc đó NO3 chuyển hóa thành nitrit là một chất gây độc.
11



- Ở trẻ em, nitrit vào máu sẽ chuyển hóa hemoglobin thành
methemoglobin. Khi đó chức năng vận chuyển oxi của hồng cầu sẽ bị giảm dẫn
đến một số loại bệnh như bệnh xanh da ở trẻ
- Nitrit là một chất gây ung thư ở người
- Nitrit là tác nhân gây đột biến gen
 Khi bón phân đạm thì sau 3 ngày mới nên sử dụng thì hạn chế được
lượng nitrat tồn dư trong tế bào do nó đã được chuyển hóa thành NH 4 và cây
đồng hóa thành các axit amin.
Hiện tượng 20: Cơ sở khoa học của câu ca:
“Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”:
- Lạc là cây họ đậu có khả năng đồng hóa nitơ khí trời nhờ cộng sinh với
vi khuẩn ở nốt sần nên thỏa mãn nhu cầu về nitơ nhưng để cố định đạm và tổng
hợp các chất thì nhu cầu về photpho (lân) là rất cao nên photpho là nguyên tố
khoáng thiết yếu đối với cây lạc.
- Canxi tuy không cần cho sự sinh trưởng của cây lạc nhưng có tác dụng
làm giảm độ chua của đất giúp cây hấp thụ tốt nhiều loại khoáng đặc biệt là
photpho.

CHỦ ĐỀ 3: QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
 Kiến thức cơ bản, trọng tâm:
1. Quang hợp.
- Hệ sắc tố quang hợp:
+ Nhóm sắc tố chính: Diệp lục: hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển
thành năng lượng trong ATP và NADPH.
+ Các sắc tố phụ: (Carotenoit) hấp thụ ánh sáng rồi truyền năng lượng cho
diệp lục a.
- Vai trò quang hợp của cây xanh:
12



+ Là nguồn chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu
cho xây dựng và dược liệu cho y học...
+ Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống (năng lượng chứa trong
các liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ)
+ Điều hòa không khí.
- Quang hợp gồm 2 pha:
+ Pha sáng
 Diễn ra ở tilacoit, chỉ khi có ánh sáng.
+
 Nguyên liệu: Nước, ánh sáng, NADP , Pv
 Sản phẩm: ATP, NADPH và O2
+ Pha tối
 Xảy ra ở chất nền của lục lạp, cả khi có ánh sáng và khi không có ánh sáng.
 Có sự khác nhau giữa 3 nhóm thực vật C3, C4, CAM
2. Hô hấp
- Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
+ Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
+ Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.
+ Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu
cơ khác trong cơ thể.
- Con đường hô hấp ở thực vật:
+ Phân giải kị khí
+ Phân giải hiếu khí
- Hô hấp sáng:
+ Xảy ra tại 3 bào quan: Lục lạp, peroxixom, ti thể.
+ Ở điều kiện CO2 cạn kiệt, O2 tăng cao, thực vật C3 hấp thụ O2 và giải
phóng CO2 ở ngoài sáng điều này xảy ra được là do lúc này enzim Rubisco có
hoạt tính oxi hóa đã chuyển hóa RiDP thành 1 phân tử APG và axit glicolic. Hô hấp
sáng không tạo ra năng lượng mà lại tiêu tốn 30%-50% sản phẩm quang hợp.
 Kiến thức vận dụng:

21. Giải thích tại sao các cây họ hòa thảo thường cho năng suất cao?
22. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo
nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì?
23. Những cây lá có màu đỏ có quang hợp được không? Tại sao?
13


24. Cây thanh long ở miền nam nước ta thường ra hoa kết quả từ cối
tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây vào khoảng đầu
tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau nông dân ở các địa phương miền nam áp
dụng biện pháp kĩ thuật thắp đèn nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ.
Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp trên?
25. Vì sao người ta có thể làm nông nghiệp dưới tầng hầm của các khu
chung cư lớn?
26. Tại sao những cây vùng lạnh lại thường có màu sắc sặc sỡ?
27. Vì sao ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy có vị
chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều)?
28. Vì sao khi ủ thóc gieo mạ có hiện tượng nóng thúng thóc ủ?
29. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các
phương pháp bảo quản nông sản: Bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở
nồng độ CO2 cao?
 Giải thích hiện tượng:
Hiện tượng 21: Các cây họ hòa thảo thường cho năng suất cao vì:
Các loại cây họ hòa thảo vùng nhiệt đới như: lúa, ngô, mía... có 2 loại lục
lạp:Lục lạp của tế bào mô giậu quang hợp theo chu trình C4, lục lạp tế bào bao
bó mạch quang hợp theo chu trình C3
Các loài trên không xảy ra hiện tượng hô hấp sáng ngay cả khi nồng độ
CO2 giảm, lượng O2 tăng nên không làm giảm hiệu suất quang hợp.
Hiện tượng 22: Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam,
tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa:

- Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau nhằm hấp thụ tối đa các
dải ánh sáng có bước sóng khác nhau, thực vật sống gần mặt nước biển có hàm
lượng diệp lục cao, càng xuống sâu hàm lượng diệp lục càng thấp.
- Thành phần quang phổ ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được có
độ dài bước sóng khác nhau nên khả năng xuyên sâu cũng khác nhau. Ánh sáng
đỏ chỉ chiếu đến lớp nước biển trên mặt, ánh sáng cam xuống sâu hơn một chút,
ánh sáng vàng và lục xuyên sâu hơn, ánh sáng lam và tím xuống được các lớp
nước sâu hơn cả.
Hiện tượng 23: Những cây lá có màu đỏ có khả năng quang hợp bình thường vì:
14


- Loại cây này vẫn chứa sắc tố diệp lục nhưng bị che khuất bởi nhóm sắc
tố tạo màu đỏ gọi là antoxyan và carotenoit.
- Nhóm sắc tố này nhận năng lượng của ánh sáng mặt trời rồi chuyển cho
diệp lục. Do vậy, cây đã tiến hành quang hợp được nhưng hiệu suất thấp hơn
nhóm cây có lá xanh.
Hiện tượng 24: Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong
điều kiện ngày dài từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong điều kiện ngày
ngắn (từ tháng 10 đến cuối tháng 1) muốn cho ra hoa thì phải thắp đèn để tạo
ngày dài nhân tạo
- Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì, tồn tại ở 2 dạng
+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ Pđ (P660 bước sóng 660nm) kích thích sự ra
hoa của cây ngày dài (quang chu kì dài).
+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa P đx (P730 bước sóng 730nm) kích thích sự
ra hoa của cây ngày ngắn (quang chu kì ngắn). Hai dạng này có thể chuyển hóa
cho nhau.
Trong điều kiện ngày dài, P đ được tạo ra đủ nên kích thích hình thành
hoocmon ra hoa ở cây ngày dài.
Trong điều kiện ngày ngắn, lượng Pđ tạo ra không đủ để kích thích hình

thành hooc mon ra hoa.
Kĩ thuật thắp đèn tạo ngày dài nhân tạo làm P đx

Pđ nên lượng Pđ đủ để

kích thích sự ra hoa của cây thanh long.
Hiện tượng 25: Người ta có thể làm nông nghiệp dưới tầng hầm của các khu
chung cư lớn dựa vào ánh sáng nhân tạo: Sử dụng ánh sáng của các loại đèn
(đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà, làm
nông nghiệpdưới tầng hầm…giúp con người khắc phục được các điều kiện bất
lợi của môi trường.
Hiện tượng 26: Những cây vùng lạnh thường có màu sắc sặc sỡ vì:
- Chúng thường có lượng lớn nhóm sắc tố antoxyan trong dịch bào (màu
đỏ, xanh, tím…)
- Khi chúng hấp thụ ánh sáng, antoxyan biến năng lượng quang tử thành
dạng nhiệt năng sưởi ấm cho cây.
- Màu tím đỏ ở lá thường do sắc tố antoxyan nhiều nên át màu xanh của
diệp lục

lá thường có màu sắc sặc sỡ.
15


Hiện tượng 27: Ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy có vị
chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều) vì:
- Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khí khổng mở
thực hiện quá trình cố định CO2 lần 1 tạo axit malic nên sau một đêm axit malic
tích trữ nhiều trong lá nếu nhai sẽ có vị chua.
- Ban ngày khí khổng đóng, một lượng lớn axit malic được biến đổi để
thực hiện quá trình cố định CO 2 lần 2 (theo chu trình CanVin) tạo glucozo

chiều tối lá có vị nhạt (vị chua giảm nhiều).
Hiện tượng 28: Khi ủ thóc gieo mạ có hiện tượng nóng thúng thóc ủ vì: Khi
thóc được ngâm đủ nước, hô hấp tế bào xảy ra mạnh mẽ tạo năng lượng cho hạt
nảy mầm, hô hấp sinh nhiệt nên thúng ủ sẽ bị nóng dần lên.
Hiện tượng 29:Mục đích bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số
lượng và chất lượng vì vậy phải khống chế hô hấp nông sản ở mức tối thiểu.
Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tương ứng với nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ nghịch
với nồng độ CO2
Trong điều kiện nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh), điều kiện nhiệt độ khô (bảo
quản khô) và trong điều kiện CO2 cao (bảo quản nồng độ CO2) thì hô hấp thực vật
sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản sẽ được kéo dài.

16


2. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

CHYỂN HÓA VẬT
CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG Ở ĐỘNG
VẬT

CHỦ ĐỀ 6
CHỦ ĐỀ 4

CHỦ ĐỀ 5

TIÊU HÓA

HÔ HẤP


TUẦN HOÀN MÁU
VÀ CÂN BẰNG NỘI
MÔI

CHỦ ĐỀ 4: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
 Kiến thức cơ bản, trọng tâm
- Khái niệm tiêu hóa: Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong
thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: tiêu hóa nội bào.
- Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa: tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
- Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa: tiêu hóa ngoại bào.
- Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật khác nhau ở những
điểm như: Răng, dạ dày, ruột non, manh tràng.
 Kiến thức vận dụng
30. Tại sao khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh,
người ta thường tiêm vào máu chứ ít khi cho trâu, bò uống?
31. Tại sao giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu
hóa mà vẫn sống bình thường?
32. Hiện tượng nhai lại ở trâu bò có ý nghĩa gì?
17


33. Tại sao ruột của động vật ăn cỏ (trâu, bò...) lại dài hơn ruột của động
vật ăn thịt (hổ, báo…)?
34. Tại sao gà ăn sỏi nhỏ?
35. Tại sao vào buổi sáng sớm có hiện tượng thỏ ăn lại phân?
36. Tại sao trâu bò chỉ ăn thức ăn giàu xenlullo như cỏ, rơm… nhưng
chúng vẫn phát triển bình thường?
37. Tại sao người ta thường nói: “nhai kĩ no lâu”?

38. Tại sao lạc đà có thể nhịn khát từ 17-20 ngày?
39. Vì sao khi uống nhiều thuốc kháng sinh thì khả năng tiêu hóa của cơ
thể bị giảm sút? Biện pháp khắc phục tình trạng này?
40.Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn
nhưng lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này?
 Giải thích hiện tượng
Hiện tượng 30: Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh,
người ta thường tiêm vào máu chứ ít khi cho trâu, bò uống vì:
Kháng sinh có tác dụng ức chế hoặc giết chết các tế bào vi khuẩn. Trong
ống tiêu hóa của trâu bò có một lượng lớn các loài vi khuẩn sống cộng sinh
trong dạ cỏ giúp tiêu hóa xenlullozo, tạo nguồn protein đơn bào cho trâu bò. Nếu
cho trâu bò uống kháng sinh sẽ giết chết các vi sinh vật này, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình tiêu hóa của chúng.
Hiện tượng 31: Giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu
hóa mà vẫn sống bình thường vì chất dinh dưỡng có sẵn trong ruột non dễ dàng
hấp thụ qua bề mặt cơ thể mỏng của giun sán nên hệ tiêu hóa của nó không cần
thiết nữa và bị thoái hóa hoàn toàn.
Hiện tượng 32: Hiện tượng nhai lại ở trâu bò có ý nghĩa:
- Để nghiền nhỏ thức ăn, phá vỡ thành xenlullo của tế bào thực vật, tạo
điều kiện tiêu hóa trong dạ dày và ruột non.
- Làm tăng tiết nước bọt, tạo môi trường ẩm và kiềm trong dạ cỏ để vi
sinh vật hoạt động thuận lợi nhất.
Hiện tượng 33: Ruột của động vật ăn cỏ (trâu, bò...) lại dài hơn ruột của động
vật ăn thịt (hổ, báo…) vì:
- Ở động vật ăn thịt: Thức ăn giàu dinh dưỡng và mềm, dễ tiêu hóa, tiêu
hóa cơ học diễn ra ở miệng thực hiện mạnh tạo điều kiện cho tiêu hóa hóa học ở

18



giai đoạn sau hiệu quả

ruột ngắn cũng đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ

thức ăn.
- Ở động vật ăn cỏ: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa, tiêu hóa ở
miệng xảy ra qua loa do phải ăn nhiều thức ăn do đó quá trình tiêu hóa hóa học xảy
ra không mạnh

ruột cần dài để có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Hiện tượng 34: Gà ăn sỏi vì:
Gà không có răng nên ở miệng không có tiêu hóa cơ học, tiêu hóa cơ học
của gà diễn ra ở dạ dày cơ, việc có các viên sỏi nhỏ giúp tăng lực ma sát giữa sỏi
và thức ăn nên dễ nghiền nát các thức ăn khô cứng như: thóc, ngô… được đã
được làm mềm bởi dịch tiết tiết ra ở diều.
Hiện tượng 35: Vào buổi sáng sớm có hiện tượng thỏ ăn lại phân vì:
Thỏ là loại thú ăn cỏ không nhai lại, manh tràng rất phát triển chứa vi sinh
vật cộng sinh. Tuy nhiên vị trí manh tràng ở phía cuối của ruột non, đầu của ruột
già nên hiệu suất tiêu hóa chưa triệt để.
Phân thỏ có màu xanh do còn xác bã thực vật và vi sinh vật sống cộng
sinh chưa được tiêu hóa hết, chúng thường ăn loại phân này nhằm tái bổ sung
nguồn đạm từ vi sinh vật.
Hiện tượng 36: Trâu bò chỉ ăn thức ăn giàu xenlulôzơ như cỏ, rơm… nhưng
chúng vẫn phát triển bình thường vì:
Trâu bò là động vật nhai lại có dạ dày bốn túi, ở dạ cỏ có hệ vi sinh vật rất
phát triển, các vi sinh vật này sử dụng xenlulôzơ có trong cỏ làm nguyên liệu
cho quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Khi vi khuẩn chết xác của chúng là
nguồn cung cấp protein hàm lượng cao cho trâu bò nên chúng vẫn sinh trưởng
phát triển bình thường.

Hiện tượng 37: Nhai kĩ no lâu vì:

19


- Cơ thể động vật (người) các chất dinh dưỡng được thu nhận từ quá trình
tiêu hóa thức ăn, thức ăn được biến đổi trong hệ tiêu hóa từ miệng-> thực quản
dạ dày

ruột. Những chất đơn giản được hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể.
- Nhai giúp cắt nhỏ, xé và nghiền thức ăn, càng nhai kỹ thức ăn càng nhỏ

thì diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa càng lớn-> tiêu hóa càng nhanh và thức
ăn được biến đổi triệt để nên sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể hơn
so với nhai vội vàng vì vậy cơ thể no lâu hơn.
Hiện tượng 38: Lạc đà có thể nhịn khát từ 17-20 ngày là do:
Cơ thể có thể giảm hoặc ngừng hẳn thoát mồ hôi để đỡ mất nước và có
thể chịu được sự tăng nhiệt độ cơ thể lên tới 6,2 oC. Vào buổi chiều và ban đêm
khi nhiệt độ không khí hạ xuống mức cực tiểu, sự dãn các mạch máu dưới da
giúp lạc đà tản được một lượng nhiệt do bức xạ.
Lượng nước tiểu giảm chỉ còn 5lít/ngày giúp tiết kiệm nước.
Lạc đà có thể dùng nước trao đổi chất bằng cách thiêu đốt mỡ, tích lũy
trong bướu lưng. Số nước này đã cung cấp cho chúng đầy đủ năng lượng trong
cuộc hành trình đi tới những nơi có nước
Khi có nước lạc đà có thể uống rất nhiều nước để bù lại lượng nước đã bị mất.
Hiện tượng 39: Khi uống nhiều thuốc kháng sinh thì khả năng tiêu hóa của cơ
thể bị giảm sút vì:
Trong ống tiêu hóa của người có nhiều vi khuẩn có lợi giúp biến đổi thức
ăn tốt hơn, khi uống kháng sinh chúng sẽ bị tiêu diệt bớt nên sự tiêu hóa bị hạn
chế một phần.

Biện pháp khắc phục: Bổ sung các loại men vi sinh hoặc sử dụng các loại
thức ăn lên men (sữa chua, rượu nho…) để hỗ trợ việc tiêu hóa giúp phục hồi hệ
vi sinh vật cộng sinh có lợi.
Hiện tượng 40: Enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn
nhưng lại không phân giải được protein cảu chính cơ quan tiêu hóa này vì:

20


Ở người bình thường lớp trong lớp thành dày có chất nhầy bảo vệ. Chất
nhầy này có bản chất là glicoprotein và mucopolysaccarit do các tế bào có tuyền
và các tế bào niêm mạc của dạ dày tiết ra.
Lớp chất nhày nêu trên có hai loại:
- Loại hòa tan: có tác dụng trung hòa một phần pepsin và HCl
- Loại không hòa tan: tạo thành một lớp dày 1-1,5mm bao phủ toàn bộ
lớp thành dạ dày, lớp này có độ dai và có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự
khuyếch tán ngược của H+ tạo thành hàng rào ngăn cách sự tác động của pepsin
và HCl
Ở người bình thường, sự tiết chất nhầy là cân bằng với sự tiết pepsin-HCl
nên protein trong dạ dày không bị phân hủy (dạ dày được bảo vệ).

21


CHỦ ĐỀ 5: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
 Kiến thức cơ bản, trọng tâm:
- Khái niệm hô hấp: Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể
lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng năng lượng
cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí:

+ Diện tích bề mặt rộng.
+ Mỏng và luôn ẩm ướt.
+ Có rất nhiều mao mạch, sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí.
- Các hình thức hô hấp
+ Hô hấp qua bề mặt cơ thể
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí
+ Hô hấp bằng mang
+ Hô hấp bằng phổi
 Kiến thức vận dụng:
41. Tại sao một vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu
thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi tham dự thi đấu?
42. Tại sao cá chết khi lên cạn?
43. Vì sao khi đun bếp than trong phòng kín gây ra hiện tượng ngạt thở?
44. Tại sao khi sơ cứu người bị chết đuối do ngạt thở thường có động tác
hô hấp nhân tạo mặc dù khí thở ra ở người lại giàu CO2?
45. Ở các loài lưỡng cư như ếch nhái, để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được
rất lâu ở trong nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn
da của ếch, từ đó rút ra nhận xét gì?
46. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chết. Tại sao?
47. Tại sao phụ nữ khi mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang
thai?
48. Khi đánh cá, cá bị dồn vào lưới, cá dãy dụa một hồi, sau đó thả ra thì
cá chết? Tại sao?
49. Vì sao ta không nên la hét, nói to…trong điều kiện độ ẩm không khí
cao, lạnh và nhiều bụi?
50. Giải thích hiện tượng mỏi cơ trong cơ thể người khi đột ngột hoạt
động nhiều?
22



51 Tại sao nói chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn?
52. Khi trẻ em sốt cao có thể dùng nước lau mình để hạ nhiệt, nên lau
bằng nước ấm hay nước lạnh, vì sao?
 Giải thích hiện tượng:
Hiện tượng 41: Một vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu
thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi tham dự thi đấu vì: Vùng
núi cao có nồng độ oxi loãng hơn ở vùng đồng bằng thấp nên:
- Hồng cầu tăng số lượng
- Tim tăng cường vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức.
Hiện tượng 42: Cá chết khi lên cạn vì:
- Các lá mang bị mất độ ẩm do không khí khô, không trao đổi được oxi
và CO2. Làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc.
- Không còn lực đẩy làm xòe các lá mang nên chúng dính lại.
Hiện tượng 43: Khi đun bếp than trong phòng kín gây ra hiện tượng ngạt thở vì:
- Hàm lượng khí oxi giảm, hàm lượng CO và CO2 tăng.
- Hemoglobin kết hợp dễ dàng với CO tạo thành cacboxihemoglobin qua
phản ứng:Hb + CO

HbCO

- HbCO là một chất rất bền, khó bị phân tích do đó máu thiếu Hb tự do
để chuyên chở oxi nên cơ thể thiếu oxi nên có cảm giác ngạt thở. Nếu xảy ra
trong thời gian dài sẽ dẫn đến tử vong.
Hiện tượng 44: Khi ngạt thở cần hô hấp nhân tạo để tăng lượng CO 2 trong
máu khi đó thụ thể ở xoang động mạch cảnh và ở cung động mạch chủ sẽ
truyền tín hiệu vềhành não kích thích trung khu hô hấp hoạt độngnhằm tăng sự
lưu thông khí.
Hiện tượng 45:Ở các loài lưỡng cư như ếch nhái, để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp
được rất lâu ở trong nước vì:

- Chúng ngoài hô hấp bằng phổi còn khả năng hô hấp bằng da nên khi
chúng ngụp sâu thì hô hấp bằng da là chủ yếu.
- Khi sơn da của ếch ếch sẽ chết. Chứng tỏ hô hấp bằng da của ếch rất
quan trọng.
Hiện tượng 46: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chết vì:
Giun đất trao đổi khí với môi trường qua da nên da của giun đất cần ẩm ướt để
các khí O2 và CO2 có thể hòa tan và khuếch tán qua da được dễ dàng. Khi bắt

23


giun đất để trên bề mặt khô ráo, da sẽ bị khô nên giun không hô hấp được và sẽ
bị chết.
Hiện tượng 47: Phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang thai
vì: Phụ nữ mang thai có nồng độ CO 2 trong máu cao hơn và nồng độ oxi thấp
hơn bình thường do hoạt động trao đổi chất của cả cơ thể mẹ và thai nhi. Nồng
độ CO2 trong máu tăng, oxi giảm sẽ kích thích lên các thụ thể hóa học ở cung
động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và thụ thể hóa học trung ương. Các thụ
thể này truyền xung thần kinh về trung khu hô hấp gây tăng nhịp thở.
Hiện tượng 48: Khi cá bị dồn vào lưới dãy dụa một hồi, trong cơ sinh ra nhiều
axit lactic làm giảm độ pH của máu
phải

đường cong phân li HbO2 dịch về phía

giảm kết hợp giữa Hbvà oxi nên thiếu oxi trong cơ thể

khi thả lại vào

nước cá nhanh chết.

Hiện tượng 49: Không nên la hét, nói to…trong điều kiện độ ẩm không khí cao,
lạnh và nhiều bụi vì các yếu tố này có thể tác động đến dây thanh quản và hệ
thống phát âm làm cho chúng dễ bị nhiễm khuẩn, gây nên một số bệnh về đường
hô hấp và dây âm thanh: khan tiếng, ho, viêm phế quản…
Hiện tượng 50: Khi hoạt động gắng sức (lao động nặng, vận động mạnh…) một
cách đột ngột không thường xuyên dẫn đến mỏi cơ vì:
Nhu cầu năng lượng tăng cao, cần nhiều oxi để chuyển hóa Glucozo thành
ATP nhưng hệ hô hấp tức thời không cung cấp đủ oxi nên hô hấp kị khí xuất
hiện (vẫn tạo ATP nhưng hiệu suất thấp) sản phẩm của hô hấp kị khí chưa được
phân giải hoàn toàn tạo ra axit lactic, axit này tích tụ trong cơ bắp. Đây là tác
nhân gây mỏi cơ.
Hiện tượng 51: Chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn vì:
- Chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống ống khí.
- Khi hít vào không khí giàu oxi đi vào phổi và các túi khí phía sau phổi
- Khi thở ra không khí từ phổi và các túi khí trước đi ra ngoài đồng thời
không khí giàu oxi từ các túi khí phía sau đi vào phổi.
Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu oxi đi qua phổi để khuếch
tán vào mao mạch.
Hiện tượng 52: Khi trẻ sốt cao, để hạ nhiệt nên lau cho trẻ bằng nước ấm vì:
24


×