Kể chuyện:
LÝ TỰ TRỌNG
I.Mục đích, yêu cầu:
1:Rèn luyện kỹ năng nói:
-HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh ; kể được từng đoạn và toàn bộ
câu chuyện ; biết kết hợp lời kể với điệu bộ cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
HS yÕu kÓ ®îc 1 ®o¹n.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lí Tự Trọng giàu lòng yêu nước
dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
2: Rèn kỹ năng nghe:
- Tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ truyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
3: Giáo dục HS lòng yêu quí, kính trọng anh Lí Tự Trọng.
II. Đồ dùng dạy - học : -GV: Bảng phụ ,tranh SGK.
-HS:Tinh thần học tập.
III: Các hoạt động dạy học:(40phút)
A: Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B: Dạy bài mới:
1:Giới thiệu bài: (1phút) Trực tiếp.
2: Giáo viên kể chuyện . (10phút)
- GV kể lần 1, viết bảng các nhân vật. HS lắng nghe.
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh.
- GV kể lần 3
3.Hướng dẫn HS kể chuyện:(23phút)
Bài tập1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ các em hãy tìm câu thuyết minh cho
mỗi tranh. Gọi học sinh trình bày. Gọi HS nhận xét, Gv nhận xét.
* GV treo bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho sáu tranh.
- Gọi 1 hs đọc lời thuyết minh cho sáu tranh.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề bài.
* GV nhắc nhở HS: + Kể đúng cốt truyện.
+ Kể xong các em trao đổi với bạn.
* HS kể theo nhóm: + Cho HS kể theo từng đoạn.
+ HS kể cả câu chuyện.
* HS thi kể chuyện trước lớp. GV nêu câu hỏi: HS trao đổi nội dung câu chuyện.
- Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Cả lớp nhận xét, GV nhận xét. HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố -dặn dò:(3phót)
GV nhận xét giờ học Về nhà chuẩn bị bài cho buổi học lần sau tốt hơn.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC.
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một hùng,danh nhân của
nước ta.
I. Mục đích yêu cầu :
1.Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã học nói về các anh
hùng,danh nhân của đất nước.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về
câu chuyện .
2.Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn .
3.Giáo dục HS biết ơn các anh hùng, tác danh nhân của nước ta.
II.Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ, tiêu chuẩn đánh giá.
HS : Sưu tầm một số sách báo…viêt về các anh. hùng
,danh nhân.
III. Hoạt động dạy và học:
A.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút ). HS kể câu chuyện Lí Tự trọng ; 2HS kể nố
Hỏi :Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện : GV chép đề bài lên bảng.
- Gọi HS đọc lại đề bài .
- GV gạch chân các từ cần trọng tâm: đã nghe, đã đọc ,anh hùng, danh nhân, nước ta.
- GV giải nghĩa : danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên
tuổi được đời người ghi nhớ.
3. Hướng dẫn HS phần gợi ý.
- HS đọc nối tiêp phần gợi ý.
- GV nhắc HS một số điều, gắn bảng phụ, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện em sẽ kể.
- Cho HS lập dàn ý ra nháp .
4. HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa ,nội dung câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm (GV yêu cầu HS kể 1 đoạn, dành thời gian cho các bạn
kể.)
- Cho HS thi kể trước lớp. Kể từng đoạn. Kể cả câu chuyện.
- GV ghi tên câu chuyện HS kể .
- GV cùng HS trao đổi ý nghĩa, nội dung câu chuyện
- HS nhận xét theo các tiêu chí. (GV gắn bảng phụ tiêu chí .)
- HS bình chọn Bạn có câu chuyện hay nhất (tuyên dương )
5.Củng cố ,dặn dò: HS về nhà kể lại cho cả nhà nghe. Chuẩn bị cho bài sau.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài : Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước .
I.Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói:
- HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt, biết sắp xếp các sự việc có
thực thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn ý nghĩa câu chuyện. HS kể
chuyện tự nhiên, chân thực.
2.Rèn KN nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3.Giáo dục HS ý thức làm nhiều việc tốt.
II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tiêu chí đánh giá.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS kể lại câu chuyện đã được đọc về các danh nhân
của nước ta. HS nhận xét, GV ghi điểm
B.Dạy bài mới: ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề.
- 1HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề.HS gạch chân các từ : kể một việc làm tốt, góp phần
xây dựng quê hương đất nước.
- GV lưu ý HS : câu chuyện em kể không phải là câu chuyện em đã được đọc trên
sách báo mà là câu chuyện em đã tận mắt thấy hoặc trên ti vi, phim ảnh…hoặc chính
là câu chuyện em đã làm (tham gia).
3.Gợi ý HS kể chuyện. Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
- GV đính bảng phụ gợi ý 3 và đi vào từng gợi ý.
Gợi ý 1 và 2 GV sơ qua, gợi ý 3 (trọng tâm) theo 2 cách:
* Cách 1:- Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
- Diễn biến chính của câu chuyện ra sao?
- Suy nghĩ của em về hành động của người trong câu chuyện?
* Cách 2:- Người ấy là ai?
- Người ấy có lời nói hoặc hành động gì đẹp?
- Suy nghĩ của em về hành động hoặc lời nói của người đó?
- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- HS có thể viết ra nháp dàn ý.
4. HS thực hành kể chuyện.
- HS kể theo cặp. GV đến từng nhóm nghe HS kể -GV HD uốn nắn cho HS .
- HS thi kể trước lớp. Gọi nhiều HS kể. HS kể xong trao đổi với GV và cả lớp. HS
nhận xét theo tiêu chí đánh giá.
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay, GV nhận xét ghi điểm .
5.Củng cố -dặn dò: Về kể lại cho cả nhà nghe. Chuẩn bị bài sau cho tốt.
Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI. .
I.Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kỹ năng nói:
- HS kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai. Kết hợp kể với điệu bộ nét mặt ,
cử chỉ một cách tự nhiên.
2. Hiểu đượcýy nghĩa câu chuyện . Ca ngợi hành động dũng cảm của những người
Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam.
3. HS biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, tranh SGK.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- HS kể lại việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà
em biết. HS – GV nhận xét.
B.Dạy bài mới: ( 37 Phút )
1.Giới thệu bài : Trực tiếp .
2.GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, kết hợp chỉ các dòng chữ ghi ngày tháng, tên…của những người lính
Mĩ. (HS lắng nghe).
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể chuyệ, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Bài tập 1 : 1HS đọc yêu cầu .
- GV hướng dẫn hs dựa vào tranh SGK tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.
- HS làm việc cá nhân. Gọi HS phát biểu ý kiến. HS nhận xét .
- GV chốt ý và treo bảng phụ. Gọi 1HS đọc lời thuyết minh cho mỗi tranh.
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV nhắc nhở HS kể đúng cốt truyện, kể xong cùng trao đổi vớicác bạn - Cho
HS kể theo nhóm (3em).
Kể từng đoạn. Kể toàn bộ câu chuyện .
- Thi kể trước lớp.Trao đổi ý nghĩa câu chuỵện .
* GV gợi ý:
Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì
+Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh?
+ Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp hiểu thêm điều gì?
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4.Củng cố dặn dò: 1HS nêu ý nghĩa câu chuyện .Về nhà chuẩn bị cho giờ sau.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ,ĐÃ ĐỌC.
Đề bài:Kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình,chống chiến tranh.
I.Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói:
- HS biết kể câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình chống
chiến tranh.
-Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện)
2.Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
3.Giáo dục HS yêu chuộng hoà bình.
II.Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ, các tiêu chí đánh giá.
HS : Sưu tầm sách báo, truyện gắn với chủ đề .
III.Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS kể lại câu chuyện : Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp:
2 Hướng dẫn HS kể chuyện.
a.Hướng dẫn HS tìm hiểu đúng yêu cầu của đề.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Phân tích đề : GV gạch dưới các từ quan trọng: ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- HS đọc nối tiếp phần gợi ý (4em đọc, mỗi em một đoạn).
- GV gắn bảng phụ phần gợi ý..
- GV nhắc nhở HS một số điều : SGK có một số câu chuyện nói về đề tài này mà các
em đã học, đó là những câu chuyện nào ? (Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ ; Những con Sếu
bằng giấy).
* Vậy các em cần kể cho cả lớp nghe câu chuyện em đã nghe, tìm được ngoài SGK
chỉ khi nào không tìm được mới kể câu chuyện trong SGK.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (bài ở nhà )
- HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
b.HS thực hành kể chuyện cả lớp trao đổi về nội dung câu chuyện.
* HS kể trong nhóm (nhóm đôi).
- GV yêu cầu HS kể một đoạn (còn thời gian dành cho các bạn khác kể).
* HS thi kể.
- Gọi HS lên kể. GV ghi tên và câu chuyện HS kể để nhận xét.
- HS nhận xét và trao đổi về ý nghĩa và nội dung câu chuyện theo các tiêu chí đánh
giá.
- HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
4.Củng cố dặn dò : Về kể lại cho cả nhà nghe. Chuẩn bị cho bài sau tốt hơn.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
Đề bài:Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình
hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
I.Mục đích yêu cầu :
1.Rèn kĩ năng nói:
-HS tìm được câu chuyện đã chứng kiến, tham gia đúng với yêu cầu của đề bài. HS
kể tự nhiên chân thực .
2.Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhân xét bạn kể.
3.Giáo dục HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ, tiêu chí đánh giá.
HS : Sưu tầm tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta
và nhân dân các nước.
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS kể lại câu chuyện ca ngợi hoà bình chống chiến
tranh.
B. Dạy bài mới: ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi 1HS đọc đề bài
- Cả lớp theo dỗi SGK.
- GV gạch chân những từ quan trọng : chứng kiến, đã làm, tình hữu nghị.
- HS đọc gợi ý1 trong SGK( 4em).
- GV hướng dẫn HS theo gợi ý.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (4em ).
- Cho HS lập dàn ý (HS chỉ ghi các gạch đầu dòng ra nháp )
VD: + Em đã làm gì để giúp đỡ các bạn thiếu nhi các nước gặp khó khăn?
+ + Các em có thái độ như thế nào đối với khách nước ngoài?
+ Em thấy người nước ngoài đến Việt Nam du lịch và học tập ra sao?
3.Học sinh thực hành kể chuyện .
* HS kể theo cặp. GV quan sát HD HS kể.
* HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV gọi HS kể : GV ghi tên và câu chuyện HS kể. HS kể xong trao đổi với các bạn.
- HS và GV nhận xét theo tiêu chí đánh giá.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
4.Củng cố dặn dò : Về kể lại cho cả nhà nghe.
Chuẩn bị bài Cây cỏ nước Nam