Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.31 KB, 2 trang )
Khoán 10 và khoán 100
Qua tổng kết thực tiễn trên, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là khoán 100.
"Khoán chui", một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập
thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt
khác, phản ánh tính tất yếu kinh tế - khôi phục lại chức nǎng kinh tế hộ nông dân.
Khoán 100 bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan này.
Nội dung cơ bản của khoán 100 thể hiện trên mấy điểm:
Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nǎng suất lao động, nâng
cao thu nhập của người lao động.
Nguyên tắc: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất,
quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất,
thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan
hệ lợi ích người lao động.
Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.
Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia
đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân
chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi
ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt
cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất
nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh
tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước.
Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ
chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ
thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh
hành chính, mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận
khoán. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống
nên đã phải trả lại bớt ruộng đất.
Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển
sang khoán gọn và sau đó được Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) xác
nhận và thường gọi là khoán 10. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn