Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua di sản văn hóa của địa phương cho học sinh các trường trung học trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM ĐỨC CHIỂN

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
QUA DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM ĐỨC CHIỂN

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
QUA DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 08140114

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Hải


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Trường Đại
học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội; Khoa Quản lí giáo dục; các thầy
giáo, cô giáo giảng dạy lớp Cao học Quản lý Giáo dục QH- 2015-S- 06, đã
tạo mọi điều kiện, tận tình, trách nhiệm, trang bị cho em những kiến thức
khoa học đầy bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đ c biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn s u s c tới PGS.TS Đ ng Xu n Hải
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các đ ng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở GD ĐT Phú Thọ,
Sở Văn h a - Th thao và Du lịch Phú Thọ, Phòng GD ĐT Thành phố Việt
Trì; cán bộ quản lý, giáo viên các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông trên địa bàn Thành phố Việt trì đã quan t m, tạo điều kiện, giúp đỡ và
cộng tác trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản th n đã rất cố g ng, tuy vậy
luận văn không tránh khỏi những thiếu s t, tác giả luận văn kính mong sự g p
ý của các nhà khoa học, các bạn đ ng nghiệp đ luận văn được hoàn thiện và
áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Tác giả

Phạm Đức Chiển

i


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lý

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNH

Công nghiệp h a

DSVH

Di sản văn h a

GD ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại h a

HS


Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNCS

Thanh niên cộng sản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNTP

Thiếu niên tiền phong

UBND

Ủy ban nh n d n


ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục ký hiệu viết t t ................................................................................. ii
Danh mục các bảng bi u ................................................................................... v
MỞ Đ U .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUA DSVH CỦA ĐỊA
PHƢƠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC ................................................ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 7
1.2. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 8
1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 8
1.2.2. Hoạt động giáo dục ....................................................................... 10
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục .......................................................... 11
1.2.4. Giá trị truyền thống....................................................................... 12
1.2.5. Khái niệm Di sản văn hóa ............................................................. 14
1.3. Hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của địa
phƣơng cho học sinh các trƣờng trung học ................................................ 15
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở/ Phòng
GD&ĐT/ Trường trung học .................................................................... 15
1.3.2. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học ........................................... 18
1.3.3. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục giá trị truyền thống
qua Di sản văn hóa của địa phương cho học sinh trung học ................. 19
1.3.4. Nội dung giáo dục giá trị truyền thống qua Di sản văn hóa

của địa phương cho học sinh trung học .................................................. 21
1.3.5. Hình thức giáo dục giá trị truyền thống qua Di sản văn hóa
của địa phương cho học sinh trung học .................................................. 24
1.3.6. Phương pháp giáo dục giá trị truyền qua Di sản văn hóa của
địa phương cho học sinh trung học ........................................................ 28
1.3.7. Kiểm tra đánh giá đối với hoạt động giáo dục giá trị truyền
thống qua Di sản văn hóa của địa phương cho học sinh trung học ....... 31

i


1.4. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua Di sản văn
hóa của địa phƣơng cho học sinh trung học ............................................... 33
1.4.1. Lập kế hoạch ................................................................................. 33
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch .......................................................... 34
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch .......................................................... 35
1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giá trị truyền thống
qua Di sản văn hóa của địa phương cho học sinh trung học ................. 36
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị
truyền thống qua DSVH của địa phƣơng cho học sinh trung học ........... 37
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 37
1.5.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 39
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 41
CHƢƠNG 2. TH C TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUA DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA
PHƢƠNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ ............................ 42
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Việt Trì .............. 42
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................. 42
2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ................................................ 43

2.1.3. Tình hình phát triển văn hóa, du lịch ............................................ 44
2.1.4. Tình hình phát triển GD&ĐT Thành phố Việt Trì ........................ 49
2.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền
thống qua DSVH của địa phƣơng cho học sinh các trƣờng trung học
trên địa bàn Thành phố Việt Trì ................................................................. 51
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................... 51
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 52
2.2.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 53
2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................. 53
2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát ................................................................... 53
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH
của địa phƣơng cho học sinh các trƣờng THCS, THPT trên địa bàn
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ............................................................... 54

ii


2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục ....................................................... 55
2.3.2. Thực trạng hình thức giáo dục...................................................... 56
2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục ............................................... 58
2.3.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá ....................................................... 59
2.3.5. Thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ giáo viên ................ 60
2.3.6. Thực trạng công tác phối hợp ....................................................... 62
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua
DSVH của địa phƣơng cho học sinh các trƣờng trung học trên địa
bàn Thành phố Việt Trì ................................................................................ 63
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch ............................................................... 64
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện ........................................................ 65
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo ........................................................................ 67
2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá ....................................................... 68

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị
truyền thống qua DSVH của địa phƣơng cho học sinh trung học trên
địa bàn Thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ .................................................. 70
2.5.1. Những mặt mạnh, ưu điểm ............................................................ 70
2.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ............................................. 70
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 72
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUA DSVH CỦA ĐỊA PHƢƠNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ ............................................. 73
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục ........................................ 73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống ................................ 73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, khả thi ................................... 73
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống
qua DSVH của địa phƣơng cho HS các trƣờng trung học trên địa
bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ...................................................... 74
3.2.1. Tuyên truyền đến CBQL, GV, HS và toàn xã hội về mục đích, ý
nghĩa của hoạt động giáo dục giá trị truyền thống cho HS các trường
trung học trên địa bàn Thành phố Việt Trì qua DSVH của địa phương ...... 74

iii


3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường gắn với nội dung
giáo dục giá trị truyền thống cho HS qua DSVH của địa phương
theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực .................................... 75
3.2.3. Tạo lập các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, đội
ngũ (CBQL, GV) cho các trường THCS, THPT trên địa bàn thành
phố để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị truyền thống

cho HS qua DSVH của địa phương ........................................................ 77
3.2.4. Lựa chọn và thực hiện đa dạng, phù hợp, hiệu quả các hình
thức, PPDH, tổ chức các hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của HS với DSVH .......................................................... 79
3.2.5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc dạy học và tổ chức hoạt động
dục với DSVH cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa
bàn Thành phố Việt Trì ........................................................................... 82
3.2.6. Phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị văn hóa thể
thao và du lịch, ban quản lý DSVH, các tổ chức đoàn thể và cộng
đồng dân cư trên địa bàn Thành phố Việt Trì trong việc giáo dục giá
trị truyền thống cho học sinh qua DSVH của địa phương...................... 83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 85
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất ............................................... 86
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................. 86
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm .................................................................. 86
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ........................................................... 87
3.4.4. Đối tượng tượng khảo nghiệm ...................................................... 88
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm..................................................................... 89
Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát việc thực hiện nội dung hoạt động giáo dục
giá trị truyền thống qua DSVH cho học sinh trung học ............... 55
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát việc thực hiện các hình thức tổ chức hoạt

động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH cho học sinh
trung học ....................................................................................... 56
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát phương pháp giáo dục giá trị truyền thống
qua DSVH cho học sinh trung học............................................... 58
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát việc thực hiện hình thức ki m tra, đánh giá
hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH cho học
sinh trung học ............................................................................... 59
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục giá
trị truyền thống qua DSVH cho học sinh trung học..................... 60
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát việc phối hợp với các lực lượng liên quan
trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục giá trị truyền
thống qua DSVH cho học sinh trung học .................................... 62
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo
dục giá trị truyền thống qua DSVH cho học sinh trung học ........ 64
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục
giá trị truyền thống qua DSVH cho học sinh trung học ............... 65
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát việc chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục
giá trị truyền thống qua DSVH cho học sinh trung học ............... 67
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát công tác ki m tra đánh giá hoạt động giáo
dục giá trị truyền thống qua DSVH cho học sinh trung học ........ 68
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của
các biện pháp do tác giả luận văn đề xuất .................................... 89
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của
các biện pháp do tác giả luận văn đề xuất .................................... 90
Bi u đ 3.1. Bi u đ kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết, khả thi
của các biện pháp ......................................................................... 92

v



MỞ Đ U
1. Lý do chọn đề tài
Tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng
chiến lược phát tri n GD ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế. Điều 2, Luật Giáo dục -2005, ghi rõ mục tiêu giáo dục "Đào tạo
con người Việt Nam phát tri n toàn diện, c đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập d n tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và b i dưỡng nh n cách, phẩm chất và năng lực của công d n,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp x y dựng và bảo vệ Tổ quốc"[25]
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn h a, trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về văn
h a, được th hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết, nhất là Nghị quyết
Trung ương 5 (kh a VIII) về “X y dựng và phát tri n nền văn h a Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản s c d n tộc”, Nghị quyết Trung ương 9 (kh a
XI) “Về x y dựng và phát tri n văn h a, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát tri n bền vững đất nước”, g p phần b i dưỡng tinh thần yêu
nước, lòng tự hào d n tộc, đạo đức, lối sống và nh n cách của con người
Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đ thực hiện những mục tiêu ấy, ngành Giáo dục phải không ngừng
đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, theo Điều 5, Luật
Giáo dục - 2005 có ghi "Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn
diện, thiết thực, hiện đại và c hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý
thức công d n; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản s c văn h a
d n tộc, tiếp thu tinh hoa văn h a nh n loại; phù hợp với sự phát tri n t m
sinh lý lứa tuổi người học" [25]
Từ năm 2008, Bộ GD ĐT đã phát động phong trào X y dựng trường
học th n thiện, HS tích cực với mục tiêu "Huy động sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng trong và ngoài nhà trường đ x y dựng môi trường giáo dục an

1



toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng
nhu cầu xã hội" [3]. Trong đ , c nội dung "HS tham gia tìm hi u, chăm s c
và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn h a, cách mạng ở địa phương. Mỗi
trường đều nhận chăm s c một di tích lịch sử, văn h a ho c di tích cách
mạng ở địa phương, g p phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp
dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với
bạn bè. Mỗi trường c kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn h a
d n tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp
với chính quyền, đoàn th và nh n d n địa phương phát huy giá trị của các di
tích lịch sử, văn h a và cách mạng cho cuộc sống của cộng đ ng ở địa
phương và khách du lịch" [3]
Từ năm học 2012-2013, Bộ GD ĐT, Sở GD ĐT Phú Thọ đã chỉ đạo
các trường phổ thông thực hiện nội dung sử dụng DSVH trong dạy học và tổ
chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trên cơ sở đ , các trường
THCS, THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì đã tích cực tri n khai g n với
hoạt động giáo dục giá trị truyền thống cho HS. Nhằm góp phần giáo dục toàn
diện HS, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã
hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đ ng các dân tộc Việt Nam nói chung,
của Thành phố Việt Trì nói riêng. Cần đẩy mạnh việc sử dụng DSVH trong
dạy học ở trường phổ thông, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát
huy những giá trị của DSVH; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong
đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện của HS. Tuy nhiên, việc tổ chức
tri n khai còn lúng túng, chưa c sự phối hợp ch t chẽ giữa nhà trường và địa
phương, hiệu quả chưa cao.
Hiện nay, toàn ngành Giáo dục đang tích cực tri n khai thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐT. Yêu cầu đ t ra trong bối
cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐT là phát tri n phẩm chất, năng lực

HS, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học đi đôi với hành, lý

2


thuyết g n với thực tiễn nhằm phát tri n toàn diện HS "Chú trọng giáo dục
nh n cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung
vào những giá trị cơ bản của văn h a, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa
văn h a nh n loại, giá trị cốt lõi và nh n văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng H Chí Minh" [14]
Việt Trì - Phú Thọ nơi phát tích của dân tộc Việt Nam, từ thời đại các
Vua Hùng dựng nước đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo ra
những giá trị văn h a mang đậm bản s c dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn
Thành phố Việt Trì có 56 DSVH được các cấp công nhận: DSVH cấp tỉnh:
39; DSVH cấp quốc gia: 13; DSVH cấp quốc gia đ c biệt: 01 (Khu di tích lịch
sử Đền Hùng); DSVH được UNESCO công nhận là DSVH phi vật th đại
diện của nhân loại: 03 (đ là Ca Trù, hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương). DSVH trên địa bàn Thành phố Việt Trì có giá trị to lớn đối với việc
giáo dục giá trị truyền thống cho HS, góp phần bảo t n, phát huy những giá trị
của DSVH trên quê hương Đất Tổ.
Cùng với chiều dài lịch sử phát tri n của d n tộc, truyền thống hiếu học
trên quê hương đất Tổ Vua Hùng đã t n tại và thăng hoa, đ ng g p to lớn vào
sự nghiệp tr ng người của quê hương, đất nước. Do đ , không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện g n với việc giữ gìn và phát huy các giá trị
văn h a bản s c d n tộc trong trường trung học là nhiệm vụ hết sức quan
trọng và cần thiết hướng tới x y dựng nền văn h a Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản s c d n tộc.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn và
nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua
DSVH của địa phương cho HS các trường trung học trên địa bàn Thành

phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục
giá trị truyền thống cho học sinh trung học trên địa bàn thành phố Việt Trì qua

3


DSVH của địa phương, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của địa phương cho HS tại các
trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần giáo dục những giá trị
truyền thống tốt đẹp cho học sinh.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục giá trị truyền thống
qua DSVH của địa phương cho HS trung học tại các trường THCS, THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền
thống qua DSVH của địa phương cho HS trung học tại các trường THCS,
THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và ph n tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của địa phương cho HS tại các
trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì, từ đ đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của địa
phương cho HS tại các trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Đ n ng cao chất lượng hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua
DSVH quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của địa
phương cho HS tại các trường THCS, THPT cần phải giải quyết những vấn đề

gì và làm thế nào đ kh c phục những t n tại hạn chế, phát huy những đi m
mạnh, tiến tới quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua
DSVH của địa phương cho HS tại các trường THCS, THPT trên địa bàn
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua
DSVH của địa phương cho HS tại các trường THCS, THPT trên địa bàn

4


Thành phố Việt Trì đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn
một số t n tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy, nếu đề xuất
các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của
địa phương cho HS tại các trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ sẽ g p phần n ng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát
tri n phẩm chất, năng lực HS ở trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
7. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
7.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu
đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá
trị truyền thống qua DSVH của địa phương (những DSVH tập trung ở Thành
phố Việt Trì) cho HS tại các trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
7.2. i i hạn về hách thể hảo sát:
- Khảo sát CBQL, GV, HS các trường THCS (23 trường), THPT (8
trường) trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cụ th :
+ CBQL: Các trường THCS (Mỗi trường 02 người x 23 trường = 46
người); các trường THPT (Mỗi trường 03 người x 8 trường = 24 người). Tổng
số 70 người.

+ GV: Các trường THCS (Mỗi trường 05 người, tổng 115 người); các
trường THPT (Mỗi trường 05 người, tổng 40 người). Tổng 155 người.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Ph n tích tổng hợp và hệ thống
h a, khái quát h a được sử dụng đ nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của đảng,
nhà nước, của ngành GD ĐT, của địa phương, các công trình nghiên cứu
liên quan về hoạt động giáo dục giá trị truyền thống và bảo t n và phát huy
giá trị của DSVH đ đưa ra các luận cứ cho cơ sở lý luận của luận văn.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng qua
điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi về nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá

5


trị truyền thống qua DSVH của địa phương cho HS tại các trường THCS,
THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
8.3. Phương pháp hảo nghiệm: Khảo nghiệm tại 23 trường THCS, 8
trường THPT và một số CBQL của Sở Phòng GD ĐT nhằm kh ng định kết
quả nghiên cứu của đề tài.
8.4. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Thống kê toán học…
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị
truyền thống qua DSVH của địa phương cho HS trung học.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống
qua DSVH của địa phương cho HS các trường trung học trên địa bàn Thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống
qua DSVH của địa phương cho HS các trường trung học trên địa bàn Thành

phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUA DSVH CỦA ĐỊA PHƢƠNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế gi i
Nhiều nước phát tri n trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Bang Nga,
Nhật Bản…) công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn h a địa phương
rất được chú trọng, với phương ch m học đi đôi với hành, g n nhà trường với
môi trường xung quanh, giúp cho HS hứng thú trong quá trình học tập.
Trong khuôn khổ chương trình Giáo dục những giá trị sống của
UNESCO, tác giả Diane Tillman đã viết cuốn “Những giá trị sống cho tuổi
trẻ” trình bày 12 giá trị: hòa bình, hợp tác, tôn trọng, trung thực, tự do, trách
nhiệm, khoan dung, giản dị, yêu thương, đoàn kết, hạnh phúc, khiêm tốn.
1.1.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Đào Tố Uyên và Nguyễn Công Khanh (1993)
c bài “G p thêm ý kiến về việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử
địa phương” [35] trong đ , các tác giả đề cập đến những thuận lợi, kh khăn
và đề ra giải pháp của việc giảng dạy lịch sử địa phương trong đ c DSVH.
Năm 2013, Trường Đại học Vinh đã tổ chức Hội thảo khoa học
“Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử, văn hóa địa phương”. Hội thảo
tập trung vào thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng
dạy lịch sử, văn h a địa phương.
Tác giả Trần Vân Anh - Trường Cao đ ng sư phạm Hà Nội cũng ph n
tích thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý dạy lịch sử địa phương trong

luận án tiến sỹ “N ng cao chất lượng dạy lịch sử địa phương ở các trường
THPT Tỉnh Phú Thọ” thực hiện năm 2013.
Năm 2012, Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ xuất bản cuốn "Tổng tập

7


Về miền lễ hội cội ngu n dân tộc Việt Nam "giúp cho GV, HS ở Phú Thọ c
thêm nhiều hi u biết về Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên
vùng Đất Tổ đ sử dụng làm tư liệu trong dạy học và tổ chức các hoạt động
giáo dục ở trường phổ thông.
Tác giả Phạm Bá Khiêm - Sở Văn h a- Th thao và Du lịch tỉnh Phú
Thọ đã tập hợp các nghiên cứu trong cuốn: “Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương”. Cuốn sách g m năm phần, dày hơn 300 trang do nhà
xuất bản Văn h a - Thông tin ấn hành năm 2013. Đ y là cuốn sách đầu tiên
viết về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và c những định hướng về giáo
dục di sản trong nhà trường.
Tháng 01 2013, Bộ GD ĐT tổ chức tập huấn về việc sử dụng DSVH
trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Nội
dung tập huấn tập trung vào các hình thức, phương pháp khai thác, sử dụng
DSVH trong trường học và định hướng tri n khai trong các trường phổ thông.
Lịch sử đảng bộ Thành phố Việt Trì, Lịch sử đảng bộ của 23 phường,
xã của Thành phố Việt Trì đã biên soạn và tái bản nhiều lần, ghi lại truyền
thống lịch sử của đảng bộ, chính quyền và nh n d n địa phương qua các thời
kỳ và định hướng giáo dục giá trị truyền thống trong các nhà trường, nhất là
định hướng giáo dục và phát huy giá trị DSVH của địa phương.
Các công trình, tài liệu nghiên cứu n i trên đã phần nào nghiên cứu
đến việc giảng dạy lịch sử địa phương, hoạt động giáo dục giá trị truyền
thống lịch sử, văn h a địa phương trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay
chưa c đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục truyền thống

qua DSVH của địa phương cho HS các trường trung học trên địa bàn
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Có nhiều khái niệm về quản lý dưới các g c độ khác nhau:
Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung

8


nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ
đạo đ điều hòa những HĐ cá nh n và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ vận động của toàn bộ cơ th khác với sự vận động của những khí quan
độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khi n lấy mình, còn một
dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trường ” [12].
Theo quan niệm của tác giả F.W. Taylor: “Quản lý là biết chính xác
điều bạn muốn người khác làm và sau đ thấy rằng họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [19].
Theo quan niệm của tác giả Đ ng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình tác
động g y ảnh hưởng của chủ th quản lý lên khách th quản lý nhằm đạt được
mục tiêu chung” [1] và công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là
thực hiện hai quá trình liên hệ ch t chẽ với nhau: Quản và lý. “Quản’’ g m sự
coi s c, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; “ Lý’’ g m việc sửa
sang, s p xếp, đổi mới đưa vào thế “ phát tri n’’.
Theo quan niệm của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc
Chí: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng
các hoạt động. Hoạt động g m bốn chức năng cơ bản: Kế hoạch hoá
(planning); tổ chức (organizing); lãnh đạo chỉ đạo (Leading) và ki m tra
(controlling) [22].
Như vậy, bản chất chung của khái niệm quản lý là một quá trình tác

động có ý thức, c định hướng và có tổ chức của chủ th quản lý đến khách
th quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong
điều kiện biến động của môi trường, ta cần chú ý các yếu tố sau:
Chủ th quản lý: là một cá nhân, nh m người hay một tổ. Nó trả lời câu
hỏi: Ai quản lý Khách th quản lý: là những đối tượng tiếp nhận các tác động
quản lý: Khách th quản lý có th người, trả lời câu hỏi: quản lý ai? Khách th
quản lý có th là vật, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì? Khách th th quản lý là
việc, trả lời câu hỏi: quản lý việc gì?
Mục tiêu quản lý: là căn cứ đ chủ th tạo ra những tác động quản lý
lên đối tượng quản lý.

9


Nói cách khác, Quản lý là quá trình thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo và ki m tra đ đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã đề ra. Xét theo quá
trình quản lý, có bốn chức năng quản lý cơ bản mà người quản lý dù ở cấp quản
lý nào cũng phải thực hiện đ là: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh
đạo/ chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch; ki m tra việc thực hiện kế hoạch.
- Chức năng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn
các biện pháp tốt nhất đ đạt các mục tiêu đ . Nội dung: Phân tích bối cảnh,
xác định mục tiêu;
- Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, ph n phối, s p xếp các
ngu n lực tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục
tiêu đề ra đ tổ chức phát tri n. Nội dung: X y dựng, phát tri n đội ngũ
nhằm đảm bảo yêu cầu; Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động; Tổ chức
công việc khoa học.
- Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi, thái
độ của cấp dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động
viên và thúc đẩy những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt

được mục tiêu đề ra. Nội dung: Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng
dẫn thực hiện; Đôn đốc, động viên và tạo động lực làm việc cho nh n viên;
Giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầu thực
thi kế hoạch của tổ chức;
- Chức năng kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực
trạng, khuyến khích những cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh
nhằm đạt tới những mục tiêu đ t ra.
Trong một chu trình quản lý, bốn chức năng trên c mối quan hệ mật
thiết với nhau, cùng phối hợp, bổ sung cho nhau đ kết nối chu trình quản lý
theo hướng vận động phát tri n của tổ chức.
1.2.2. Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục thường được hi u theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng, đ là quá trình hình thành nh n cách một cách có

10


mục đích, c tổ chức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ giữa nhà
giáo dục và người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh
các kinh nghiệm xã hội loại người. Như vậy, hoạt động giáo dục sẽ giúp con
người phát tri n cả về sinh lý, tâm lý và xã hội.
- Theo nghĩa hẹp, hoạt động giáo dục là một bộ phận của quá trình sư
phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm
tin, lý tưởng, tình cảm, thái độ, những hành vi ứng xử, th i quen đúng đ n
phù hợp với chuẩn mực xã hội. Nói cách khác, nếu nh n cách con người được
hi u theo nghĩa bao g m hai phần: năng lực và phẩm chất thì hoạt động giáo
dục theo nghĩa hẹp chú trọng quá trình hình thành và phát tri n các phẩm chất
nhân cách của con người. Những phẩm chất nhân cách ấy được bộc lộ qua
tình cảm, thái độ, hành vi và thói quen của cá nhân.
Theo Điều 26, Điều lệ trường Trung học, các hoạt động giáo dục trong

nhà trường g m "Hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp
nhằm giúp HS phát tri n toàn diện về đạo đức, trí tuệ, th chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản, phát tri n năng lực cá nh n, tính năng động và sáng tạo,
x y dựng tư cách và trách nhiệm công d n" [5]
Trong đ , hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông
qua việc dạy học các môn học b t buộc và tự chọn trong chương trình giáo
dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ GD ĐT ban hành. "Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp bao g m các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ
thuật, th dục th thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục
giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống
nhằm phát tri n toàn diện và b i dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi,
tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và
các hoạt động xã hội khác'' [5]
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục
Quản lý hoạt động giáo dục là quá trình tác động có tổ chức có mục
đích của chủ th quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động

11


giáo dục được tri n khai đúng kế hoạch, qua đ , hình thành cho HS hệ thống
thái độ, hành vi và thói quen phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Như vậy, có th hi u quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống
qua DSVH là quá trình định hướng, tổ chức, chỉ đạo và ki m tra của nhà
quản lý đối với GV trong việc xây dựng, tổ chức, tri n khai thực hiện và đánh
giá kết quả chương trình giáo dục thông qua các mức độ bi u hiện về tình
cảm, thái độ và hành vi của HS đối với các DSVH khi tham gia các hoạt động
giáo dục do nhà trường tổ chức.
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của địa
phương cần bám sát vào mục tiêu giáo dục do Bộ GD ĐT quy định. Tuy

nhiên, cần linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp,
thời gian, địa đi m... hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi
nhà trường trên một địa bàn hành chính nhất định. Đ y vừa là một thuận lợi,
đ ng thời cũng là một kh khăn đối với công tác quản lý. Thuận lợi ở chỗ,
nhà quản lý có th vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo tổ chức hoạt
động giáo dục và tránh được các quy định ki m tra, đánh giá chất lượng giáo
dục một cách hình thức, cứng nh c đang được áp dụng hiện nay. Tuy nhiên,
kh khăn đ t ra cho công tác quản lý xuất phát từ sự thiếu đ ng bộ và nghèo
nàn về tài liệu giáo dục địa phương, trình độ tổ chức hoạt động của GV hay
ngu n kinh phí, phương tiện vật chất phục vụ các hoạt động.
Theo Từ đi n giáo dục học thì: “Quản lý trường học là thực hiện hoạt
động quản lý giáo dục trong tổ chức nhà trường. Hoạt động quản lý trường
học do Chủ th quản lý nhà trường thực hiện, bao g m các hoạt động quản lý
bên trong nhà trường như: quản lý giáo viên; quản lý học sinh; quản lý quá
trình dạy học, giáo dục; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị trường học; quản lý tài
chính trường học; quản lý quan hệ nhà trường và cộng đ ng xã hội" [20].
1.2.4. iá trị truyền thống
Giá trị xã hội là những cái c ý nghĩa tích cực, tiến bộ, hữu ích được đa
số người trong xã hội mong ước và cùng chia sẻ. Hay n i khác là, giá trị mà

12


cộng đ ng xã hội chấp nhận là dựa trên sự đánh giá của đa số các thành viên
trong cộng đ ng ấy về những cái mà họ khát khao như cái đẹp, cái tốt, cái
đúng, cái c ích, ngược lại, những cái họ không mong muốn như cái xấu, cái
t i tệ, cái c hại bị coi là những phản giá trị. Như vậy, giá trị ở đ y là sự bi u
thị của tình cảm cộng đ ng, sự đánh giá của cộng đ ng, chứ không phải dựa
vào sự đánh giá của cá nh n.
Đến đ y, c th hi u nội hàm của khái niệm giá trị "Bất cứ sự vật nào

đ cũng c th xem là c giá trị, dù n là vật th hay phi vật th , miễn là n
được người ta thừa nhận, người ta cần đến n như một nhu cầu trong đời sống
của cộng đ ng, của đời sống con người". Giá trị c tính lịch sử khách quan.
Giá trị phản ánh khách quan lợi ích xã hội của mỗi nh m, cộng đ ng hay giai
cấp, vì thế n g n liền với ý thức xã hội. Nếu giá trị là cái ngầm ẩn (các nhu
cầu) thì chuẩn mực là cái hiện thực h a giá trị trong hiện thực.
Trong khoa học về giá trị n i chung thường n i tới 13 loại giá trị: giá
trị thẩm mỹ, giá trị môi trường, giá trị cá th , giá trị sức khỏe, giá trị chính trị,
giá trị tôn giáo, giá trị xã hội, giá trị văn h a, giá trị giáo dục, giá trị đạo đức lu n lý, giá trị luật lệ, giá trị giải trí, giá trị khoa học.
Giá trị là những niềm tin bền vững và l u dài, định hướng hành động
của con người. Hay n i cách khác, giá trị chính là nhận thức về những điều tốt
hay xấu, đúng hay sai. Giá trị không chỉ đại diện cho những điều ta muốn mà
còn là những điều ta phải làm - theo cách xã hội mong muốn. Giá trị sẽ ảnh
hưởng đến việc lựa chọn mục tiêu của chúng ta và các phương tiện đ đạt
được mục tiêu đ .
C nhiều cách hi u khác nhau về truyền thống, truyền thống theo từ
đi n Hán Việt "Truyền nghĩa là trao lại cho người sau; thống nghĩa là c quan
hệ đ c biệt. Truyền thống là các nh n tố xã hội đ c biệt truyền từ đời này sang
đời khác' [33]:
Trong cuốn Từ đi n Hán - Việt của Đào Duy Anh "Truyền thống: đời
nọ truyền xuống đời kia". Trong từ đi n tiếng Việt phổ thông truyền thống

13


được định nghĩa là "th i quen hình thành từ l u đời trong lối sống và nếp
nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác". Theo quan niệm của các
nước phương T y, Truyền thống (tradition) c nghĩa là "giao", "chuy n giao",
chuy n giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, bằng hình thức truyền miệng, hay
làm theo tập quán, những cách ứng xử, tấm gương.

Như vậy, truyền thống như là một hệ thống tính cách của con người,
cách ứng xử của cộng đ ng được hình thành trong quá trình lịch sử, trong môi
trường nhất định, trở nên ổn định, lâu dài nhưng không vĩnh cửu, c th được
ghi bằng luật hay bằng lệ (phong tục, tập quán) và được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Truyền thống là những phẩm chất cao quý được hình thành qua quá
trình lịch sử của d n tộc, quốc gia, một địa phương và được truyền từ đời này
sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2.5. Khái niệm Di sản văn hóa
Có nhiều khái niệm về DSVH, theo Luật DSVH thì: "DSVH Việt Nam
bao g m DSVH phi vật th và DSVH vật th (bao g m DSVH và di sản thiên
nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất c giá trị lịch sử, văn h a, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. DSVH Việt Nam được chia
thành hai loại: DSVH vật th và DSVH phi vật th . DSVH vật th là sản
phẩm vật chất c giá trị lịch sử, văn h a, khoa học, bao g m di tích lịch sử văn h a, danh lam th ng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia, bao g m: Di
tích lịch sử - văn hóa là công trình x y dựng, địa đi m và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa đi m đ c giá trị lịch sử, văn h a,
khoa học. Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan
thiên nhiên ho c địa đi m c sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công
trình kiến trúc c giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. Di vật là hiện vật được lưu
truyền lại, c giá trị lịch sử, văn h a, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu
truyền lại, c giá trị tiêu bi u về lịch sử, văn h a, khoa học, c từ một trăm
năm tuổi trở lên. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, c giá trị

14


đ c biệt quý hiếm tiêu bi u của đất nước về lịch sử, văn h a, khoa học. Bảo
vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, c giá trị đ c biệt quý hiếm tiêu
bi u của đất nước về lịch sử, văn h a, khoa học. Bản sao di vật, cổ vật, bảo

vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích
thước, chất liệu, mầu s c, trang trí và những đ c đi m khác" [24].
- "DSVH phi vật th là sản phẩm tinh thần g n với cộng đ ng ho c cá
nh n, vật th và không gian văn h a liên quan, c giá trị lịch sử, văn h a,
khoa học, th hiện bản s c của cộng đ ng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác" [26], bao g m: Tiếng n i, chữ viết của các
d n tộc Việt Nam; Ngữ văn d n gian, bao g m: Sử thi, ca dao, d n ca, tục
ngữ, hò, vè, c u đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn,
hát ru và các bi u đạt khác được chuy n tải bằng lời n i ho c ghi chép bằng
chữ viết; Nghệ thuật trình diễn d n gian, bao g m: Âm nhạc, múa, hát, s n
khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội, bao g m
luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ
hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức d n gian" [24].
1.3. Hoạt động giáo dục giá trị truyền thống qua DSVH của địa
phƣơng cho học sinh các trƣờng trung học
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở/ Phòng
D&ĐT/ Trường trung học
1.3.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở GD&ĐT
Điều 1, Thông tư số 11 TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 29/5/2015 quy
định vị trí, chức năng của Sở GD ĐT như sau: "Sở GD ĐT là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp
UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về GD ĐT ở địa phương theo quy định
của pháp luật và theo ph n công ho c ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch
UBND cấp tỉnh. Sở GD ĐT c tư cách pháp nh n, c con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND

15



cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, ki m tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ GD ĐT" [10].
Điều 2, Thông tư số 11 TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 29/5/2015 quy
định một số nhiệm vụ và quyền hạn của Sở GD ĐT như sau: "Dự thảo quyết
định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương
trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nước về lĩnh vực GD ĐT ở địa phương; Tổ chức ứng dụng các
kinh nghiệm, thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tổng kết
kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác nghiên cứu khoa
học, công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; x y dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý của Sở. Hướng dẫn, tổ chức thực
hiện, ki m tra, thanh tra các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng GD ĐT
về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế
chuyên môn, việc thực hiện chính sách đối với người học, các điều kiện đảm
bảo của các cơ sở giáo dục công lập; công tác tuy n sinh, thi, xét duyệt, cấp
văn bằng, chứng chỉ, ki m định chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo
dục, chống mù chữ, x y dựng xã hội học tập ở địa phương và các hoạt động
giáo dục khác theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện
việc huy động, quản lý, sử dụng các ngu n lực đ phát tri n giáo dục ở địa
phương; ki m tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật" [10].
1.3.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT
Điều 6, Thông tư số 11 TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 29/5/2015 quy
định vị trí và chức năng của Phòng GD ĐT như sau: "Phòng GD ĐT là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; giúp UBND cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về GD ĐT ở địa phương và thực hiện một số
nhiệm vụ, quyền hạn theo ph n công ho c ủy quyền của UBND cấp huyện,
Chủ tịch UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. Phòng GD ĐT
c tư cách pháp nh n, c con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý


16


×