Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

skkn.lop.5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.98 KB, 9 trang )

I/ PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Trong nhà trường Tiểu học, chính tả được dạy với tư cách là một phân môn của
Tiếng Việt. Như vậy chính tả có một vò trí quan trọng là hình thành năng lực thói quen
viết đúng chính tả, tức là hình thành một trong những năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ
cho học sinh. Nếu ở Tiểu học, học sinh đã mắc phải những lỗi chính tả thì sau này sẽ
khó sửa. Chính tả là một nội dung nhằm thống nhất hai mặt của quá trình đọc và viết,
muốn viết đúng cần phải đọc đúng.
Nói chung phân môn chính ta có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các qui tắc chính
tả và hình thành kỹ năng viết đúng chính tả. Ngoài ra chính tả còn rèn luyện cho học
sinh các phẩm chất như: Cẩn thận, tính thẩm mỹ, tình yêu đối với tiếng Việt.
Nhưng trong nhiều năm giảng dạy ở lớp 5. tôi thấy việc viết đúng chính tả còn
hạn chế nhiều ở học sinh lớp 5, đặc biệt là học sinh ở nông thôn vùng biển. Các em còn
ảnh hưởng rất lớn ngôn ngữ ở đòa phương, hơn nữa gia đình ít quan tâm đến việc học tập
của con em mình, bản thân học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, tự giác rèn viết đúng
chính tả. Thuật ngữ “Đọc thông viết thạo” phải đạt được ở học sinh lớp 5. vì vậy đề tài
này giúp chúng ta tìm ra những ưu điểm cũng như những tồn tại, để có biện pháp đúng
đắn nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Tiểu học và đó cũng là
nền tảng để giúp các em có điều kiện thuận lợi học các lớp trên.
2.Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh viết đúng, viết đẹp làm cơ sở để học sinh phát triển tư duy và lónh
hội tốt các môn khoa học còn lại, góp phần làm trong sáng tiếng Việt.
Giáo dục học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận.
Nhằm khảo sát đánh giá các biện pháp hiện nay đang sử dụng trên cơ sở đó đề
xuất áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Việc học phân môn chính tả của học sinh lớp 5D.
-Phương pháp dạy và học môn chính tả lớp 5 theo hướng đổi mới phương pháp.
-Viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5D .
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn với thực trạng của đề tài đi đến


hoàn thiện các biện pháp giải pháp rèn cho học sinh có khả năng viết đúng chính tả
(đúng chữ viết và tốc độ viết).
5.Phương pháp nghiên cứu:
-Có 5 phương pháp.
+Phương pháp tham khảo tài liệu.
+Phương pháp phỏng vấn.
+Phương pháp bút vấn.
Trang 1
+Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
+Phương pháp phân tích nội dung.
6.Nội dung của đề tài:
-Nghiên cứu các phương pháp rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả.
II/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu:.
1.Cơ sở pháp lý: Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết cho các từ của một
ngôn ngữ: cách viết hoa tên riêng, quy tắc viết ng, ngh, g, gh … chính tả là những qui ước
của xã hội trong ngôn ngữ. Mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin
bằng chữ viết, đảm bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung của
văn bản. Chính tả trước hết là những qui đònh có tính chất xã hội, nó không cho phép
vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
2.Cơ sở lý luận: Muốn viết đúng chính tả cũng như muốn áp dụng các thuật nhớ,
các mẹo chính tả ta cần biết nhận dạng và nắm chắc đơn vò trung tâm của chính tả Tiếng
Việt là tiếng và yêu cầu cơ bản của chính tả Tiếng Việt là viết đúng từng tiếng một.
Khi nói, khi đọc người Việt Nam phát âm từng tiếng, tách bạch nhau.
Ví dụ: “Bầu – ơi – thương – lấy – bí – cùng “ là một câu nói gồm 6 tiếng được
phân biệt rạch rồi. Khi một tiếng được viết lên bảng hay ghi vào vở ta sẽ có một chữ.
Như vậy tiếng và chữ là hai tên gọi cùng chỉ một đối tượng nhưng có điểm nhấn khác
nhau. Gọi tiếng là muốn nói tới mặt âm thanh, gọi chữ là muốn lưu ý mặt chữ viết, tức
mặt chính tả của tiếng.
-Cần phân biệt chữ với chữ cái. Chữ cái hay con chữ là ký tự ghi lại các âm (để

tạo nên tiếng). Thông thường nhiều chữ cái kết hợp với nhau tạo nên một chữ.
Ví dụ: b – à – n , h – ọ – c là hai chữ, mỗi chữ gồm 3 chữ cái ghép lại với nhau và một
dấu thanh điệu. Trường hợp đặc biệt một chữ cái cộng với một dấu ghi thanh điệu cũng
tạo nên một chữ (tiếng) o (cô gái), u (người mẹ), ở (cư trú). v.v…
Trong tiếng Việt các tiếng có rất nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả đều được đúc
ra từ một cái khuôn chung. Ở dạng đầy đủ mỗi tiếng gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần,
thanh điệu. Bộ phận vần lại được chia thành: Âm đệm, âm chính và âm cuối. Ví dụ: Chữ
Toán gồm âm đầu T vần oan thanh điệu sắc. Vần oan có a là âm chính o là âm đệm n là
âm cuối. Tóm lại cấu tạo của tiếng gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có vai trò và vò trí cố
đònh, chúng không thể hoán đổi vò trí và thay thế lẫn nhau.
Có thể mô tả, tóm tắt cấu tạo của tiếng bằng sơ đồ sau:
Thanh điệu
Phụ âm đầu Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
t o
o
á
á
á
n
n
n
Trang 2
á
Các chữ toán, oán, án, á đều là những tiếng thuột loại hình khác nhau.
Trong ba bộ phận chính của tiếng, ta thấy thanh điệu luôn luôn gắn chặt với
khuôn vần, còn phụ âm đầu có thể tách khỏi khuôn vần và thanh điệu.
3.Cơ sở thực tiễn:
-Nguyên tắc cơ bản của chữ viết tiếng Việt là ngữ âm học, nguyên tắc này yêu
cầu mỗi âm được biểu thò bằng một ký hiệu. Như vậy giữa cách đọc và cách viết phải

thống nhất với nhau. Tuy nhiên trong thực tế, do nhiều nguyên nhân mà chữ viết tiếng
Việt không tuân thủ theo qui tắc “một – một” có nhiều âm được biểu thò bằng nhiều ký
hiệu.
Ví dụ: âm “cờ” được ký hiệu c, k,.
-Vì vậy để khắc phục, chính tả tiếng Việt đã đưa ra nhiều qui tắc như: Qui tắc viết
c, k, q; Qui tắc viết g, gh, ng, ngh; Qui tắc viết u, o “âm đệm”; Qui tắc viết I, y … Các qui
tắc này nhằm làm chỗ dựa cho việc thống nhất cách viết các âm có nhiều ký hiệu.
Như vậy, có thể nói rằng, những đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình dạy học chính ta ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng.
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1.Khái quát phạm vi:
-Đối với phân môn chính tả, học sinh lớp 5 đa số chưa viết đúng chính tả (Viết
đúng chính tả và tốt độ viết). Giáo viên phải rèn cho học sinh viết đúng chính tả, để cho
học sinh học tốt phân môn chính tả nói riêng và các môn học khác nói chung.
2.Thực trạng đề tài nghiên cứu:
-Học sinh lớp 5D đều sống tập trung ở vùng biển, điều kiện kinh tế gia đình học
sinh còn khó khăn thiếu thốn, phụ huynh phải bương chải làm ăn, không có thời gian
quan tâm đến việc học tập của con em mình. Hơn nữa trình độ dân trí trên đòa bàn học
sinh cư trú còn thấp. Bước vào đầu năm học, học sinh còn viết sai lỗi chính tả nhiều, vì
các em còn ảnh hưởng ngôn ngữ ở đòa phương (Phương ngữ). Bên cạnh đó, các em ít chú
trọng đến việc học tập của bản thân, còn ham chơi.
-Ở học sinh lớp 5, các em tiếp tục hoàn thiện kỹ năng viết đúng chính tả đã được
học ở các lớp 1, 2, 3, 4 theo ba kiểu bài: Tập chép, nghe – viết, nhớ – viết. Các tiết này
dạy đều nhằm đạt được mục tiêu chung là giúp cho học sinh viết đúng mọi tiếng trong
tiếng Việt. Nhưng trong thực tế giảng dạy các năm qua, vẫn còn nhiều học sinh chưa đạt
được điều đó. Qua thống kê nhiều năm tôi thấy có 3 lỗi chính tả chủ yếu mà học sinh
Tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 D nói riêng thường mắc phải:
Thứ nhất: lỗi không nắm vững qui tắc chính tả hiện hành.
Ví dụ: “ngành” viết là “nghành”
Trang 3

Thứ hai: Lỗi do phát âm sai dẫn đến viết sai:
Ví dụ: “cái bàn” viết là “cái bàng”
“sản xuất” viết là “xản xuất”.
“kó thuật” viết là “kỉ thuật”.
Thứ ba: lỗi do không hiểu nghóa của từ:
Ví dụ: “dì , dượng” viết là “gì , dượng”.
“giẻ lau” Viết là “dẻ lau”.
“tranh giành” viết là “tranh dành”
Ngoài ra vẫn còn một số lỗi khác mà học sinh lớp 5 D mắc phải:
-Lỗi do cẩu thả, vô ý (như viết chữ thiếu dấu, thiếu phụ âm đầu).
3.Nguyên nhân của thực trạng:
-Như vậy trong nhiều trường hợp mắc lỗi, học sinh thường không ý thức được các
cơ sở nhận diện, tự sửa chữa và hình thành kỹ năng thói quen viết đúng chính tả. Bên
canh đó phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, từ đó các em
chỉ nghó đến việc học ở trường mà thôi, còn về nhà chủ yếu các em chơi và phụ giúp gia
đình, không đọc sách, không rèn viết nhiều. Vì thế mỗi giáo viên chúng ta phải tập trung
khắc phục những lỗi chính tả học sinh mắc phải, để các em có cơ sở, kỹ năng sử dụng
thành thạo chữ viết, viết đúng chính tả, đúng tốc độ chính tả theo qui đònh.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Muốn dạy chính tả có hiệu quả, giáo viên cần nắm được các lỗi chính tả phổ biến
của từng học sinh thông qua hai kiểu bài chính tả (nghe – viết; nhớ – viết) có như vây
việc dạy chính tả mới sat với từng vùng vì chính tả gắn rất chặt với phương ngữ.
-Trước tiên giáo viên phải đọc chuẩn, viết đúng cho học sinh noi theo.
-Thường xuyên kiểm tra việc đọc chuẩn của học sinh.
-Chính tả là một phân môn có tính thực hành, vì vậy thường xuyên cho học
sinh luyện tập thực hành để hình thành thói quen và năng lực viết chính tả.
-Cung cấp đầy đủ cho học sinh các kiến thức chính tả cần thiết như các qui
tắc chính tả, các mẹo luật, các ghi nhớ có ý thức. Thông qua đó để hình thành năng lực
thói quen viết đúng chính tả cho học sinh.

-Giáo viên cần tăng cường dạy dạng bài tập chính tả so sánh (như phân biệt
các phụ âm đầu: r, d, gi; tr, ch; s, x; thanh hỏi, thanh ngã, phân biệt vần: ấc, ất…
-Dạy học chính tả dựa vào nghóa của từ, trước khi viết chính tả cho các em
luyện viết từ khó, giáo viên cần giảng nghóa cho học sinh hiểu: Ví dụ: tranh giành, để
dành; giẻ lau; da dẻ.
-Thường xuyên kiểm tra chính tả ở bất kì môn học nào, không riêng môn
chính tả.
-Giáo viên không nên cứng nhắc theo chương trình của Bộ mà nên đưa ra
những bài tập phù hợp với đòa phương với lớp mình dạy.
Trang 4
2.Các giải pháp chủ yếu:
-Trong qúa trình dạy học chính tả, giáo viên phải điều tra tình hình mắc lỗi chính
tả của học sinh để soạn thảo những bài tập dạy học chính tả cho phù hợp với lớp mình
đang giảng dạy.
-Giới thiệu nội dung cụ thể trong khi giảng dạy chính tả, giáo viên xen kẻ trò
chơi về việc phát âm chuẩn, thi đua viết đúng chính tả, đố chữ, hoặc hướng dẫn các em
trò chơi dạy chữ.
-Về xã hội phụ huynh học sinh có ý thức quan tâm đến con em nhắc nhở con em
dành thòi gian đọc sách nhiều, rèn viết chính tả, phải nhắc nhở con em đi học chuyên
cần, chăm chỉ học tập, biết tự học ở nhà.
-Về nhà trường giáo viên giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm với học sinh, cần
truyền tải kiến thức bài dạy chính xác, đầy đủ; phải sửa sai lỗi kòp thời để học sinh rút
kinh nghiệm, thấy được nguyên nhân mình mắc lỗi. Từ đó nâng cao việc viết chuẩn
chính tả cho tất cả học sinh lớp mình dạy. Bên cạnh đó biết phát huy những học sinh có
nhiều tiến bộ, động viên nhắc nhở những em chưa tiến bộ.
3.Tổ chức triển khai thực hiện:
-Vài tuần đầu giáo viên theo dõi và điều tra lỗi phát âm, lỗi viết chính tả, lỗi
phương ngữ ảnh hưởng phổ biến cho học sinh trong lớp mình.
-Lên kế hoạch chữa từng lỗi mắc phải.
-Trong quá trình dạy môn chính tả, giáo viên phải tuân thủ theo nội dung dạy –

học sau:
a)Rèn luyện kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe.
b)Rèn luyện một số kỹ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy.
c)Mở rộng hiểu biết góp phần hình thành nhân cách con người mới.
-Muốn thực hiện được yêu cầu dạy – học trên, giáo viên phải thực hiện các biện
pháp dạy học sau:
a)Hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn, bài:
-Giúp học sinh nắm được hoặc nhớ lại được nội dung đoạn, bài cần viết.
-Giúp học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả đáng chú ý trong bài và tập
viết trước những trường hợp dễ viết sai.
-Tổ chức cho học sinh viết bài theo đúng tốc độ qui đònh.
-Chấm chữa bài viết cho học sinh.
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: âm vần và viết hoa.
-Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập, cho học sinh đọc thầm rồi trình bày
lại yêu cầu bài tập.
-Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu bài tập (nếu cần)
-Tổ chức học sinh thực hiện làm mẫu phần một của bài tập để cả lớp nắm được
yêu cầu bài tập đó.
-Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập:
Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×