Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mặt trận tổ quốc cấp cơ sở tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.38 KB, 28 trang )

i dung được đánh giá tương đối đồng đều về các nội
dung khảo sát không có sự chênh lệch nhau. Khi áp dụng các biện
pháp tác động, đo lại kết quả, nếu nhóm thử nghiệm đạt kết quả cao
hơn sẽ đi đến kết luận các biện pháp có thể chuyển giao vào thực tiễn
và có thể nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
3.3.3.2. Kết quả khảo sát sau thử nghiệm
Kết quả khảo nghiệm thu được thể hiện trong bảng 3.4.
Kết quả cho thấy, sau thử nghiệm, 9 tiêu chí đánh giá của
nhóm thử nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng. Sự khác biệt đều có
ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ các biện pháp quản lí đã có tác
dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng.


22
Kết luận Chƣơng 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, theo các
nguyên tắc đề xuất, NCS đã đưa ra hệ thống 5 biện pháp quản lý hoạt
động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận
Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Có thể nói, các biện pháp nói trên là một chỉnh thể thống nhất,
bảo đảm tính khoa học và thực tiễn. Vì vậy, khi thực hiện phải tiến
hành đồng bộ. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng trung tâm để lựa chọn
biện pháp ưu tiên.
Mỗi biện pháp được xác định rõ mục tiêu cụ thể, nội dung rõ
ràng, cách thức thực hiện chi tiết, đầy đủ, dễ làm, dễ vận dụng vào
thực tế xã hội hiện nay. Mặt khác các điều kiện thực hiện cho từng
biện pháp được nêu đầy đủ, có khả năng thực hiện đối với các cơ
quan, đơn vị, mỗi địa phương và nhấn mạnh vai trò, tác động của các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động BD cán bộ nói
chung, điều kiện cụ thể tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Các biện pháp được tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm


trong thực tiễn để kh ng định sự cần thiết và tính khả thi của chúng.
Thực tiễn đã kh ng định hệ thống 5 biện pháp đề xuất có thể áp dụng
vào thực tiễn địa phương để nâng cao chất lượng BD cán bộ, góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc
ở địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ là vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vì vậy, Đảng trực tiếp
quản lý đội ngũ cán bộ và chính sách cán bộ, thực hiện xây dựng đội
ngũ cán bộ trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của của nhiệm
vụ cách mạng, nhất là trong tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác là mục tiêu phấn đấu của cả
hệ thống chính trị nước ta. Để cụ thể hóa nhiệm vụ công tác cán bộ


23
hiện nay, trong Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011- 2020,
Chính phủ đã chỉ rõ 1 trong 3 khâu đột phá là nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội chịu sự
lãnh đạo của Đảng, có chức năng tập hợp toàn thể nhân dân cả nước
thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bảo vệ thành quả cách mạng
và bảo vệ Tổ quốc. Công tác cán bộ của mặt trận Tổ quốc các cấp
càng trở nên quan trọng, nhất là cấp cơ sở trên cả nước. BD lý luận
chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở là nhiệm
vụ không thể thiếu trong công tác cán bộ của các địa phương nhằm

nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, góp phần quan trọng cải thiện
và nâng cao hiệu quả hoạt động của mặt trận Tổ quốc ở cơ sở.
Trong phần tổng quan, NCS đã đi sâu nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến đề tài, với cách tiếp cận đa dạng, phong phú,
những quan điểm của các học giả trên thế giới và Việt Nam, đã
xây dựng được cơ sở lý luận, pháp lý về bồi dưỡng lý luận chính
trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Căn cứ
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, NCS xác định được những khoảng trống cần nghiên cứu để
thực hiện các bước tiếp theo liên quan đến bồi dưỡng cán bộ Mặt
trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh. NCS cũng xây dựng được
bộ khái niệm công cụ của đề tài, mang tính chất đặc thù, phù hợp
yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Đồng thời, NCS đã đi sâu nghiên cứu,
phân tích làm rõ các vấn đề quan trọng của hoạt động bồi dưỡng
và quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ của
các cấp, các ngành, các đơn vị ở địa phương theo quy định; những
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động và quản lý đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức trong tình hình hiện nay của nước ta nói chung,
tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Về phương diện lí luận, có nhiều cách tiếp cận quản lí bồi
dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận tổ quốc


24
cấp cơ sở. Luận án tiếp cận ở góc độ chức năng quản lí (lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá).
Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động BD lý luận chính trị
và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở
ở tỉnh bắc Ninh, NCS cho rằng: Việc bồi dưỡng lí luận chính trị và
nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tô quốc cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh đã

được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch, cơ bản thực hiện đúng đối
tượng, mục tiêu, nội dung quy định, có phương pháp, hình thức tổ
chức phù hợp. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thực hiện ở mức cận khá
và khá ở tất cả các yếu tố lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá. Tuy nhiên, hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng chưa cao;
trình độ lí luận của giảng viên, ý thức học tập của học viên, sự quan
tâm của chính quyền cấp cơ sở, kinh phí cho học viên đi bồi
dưỡng,… cần được quan tâm để thực hiện tốt hơn; các lực lượng
tham gia quản lí công tác bồi dưỡng chưa nhịp nhàng, sự phối hợp
chưa được tốt; việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn. Đó là những cơ sở thực tiễn quan trọng
để NCS nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi
dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả quả bồi dưỡng cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ mới.
Để đề xuất được các biện pháp quản lí phù hợp, sát thực, NCS
đã xây dựng một số nguyên tắc cơ bản, nhằm bảo đảm đúng chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bao tính thực tiễn,
khả thi, tính kế thừa và phát triển, tính hệ thống và đồng bộ, tính hiệu
quả, tính khoa học và toàn diện.
Từ kết quả nghiên cứu của các nội dung trước, NCS đã đề xuất
5 biện pháp nhằm quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh, đó là: Tổ chức
các hoạt động thiết thực nâng cao nhận thức cho cán bộ về quản lý
hoạt động BD Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở; Xây dựng chương trình,
kế hoạch BD phù hợp; Chỉ đạo tổ chức BD với nhiều hình thức đa


25
dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn; Đảm bảo các nguồn lực cho

hoạt động bồi dưỡng; Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động BD.
Các biện pháp đó có thể coi là một chỉnh thể thống nhất, có
tính khoa học và thực tiễn cao, cần được tiến hành đồng bộ trong
thực tế. Mỗi biện pháp đều được xác định rõ các thành tố quan trọng
như: mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và các điều kiện cụ thể.
Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp. NCS đã tiến hành tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm trong
thực tiễn. Kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp đạt được mục
tiêu mong muốn mà đề tài đặt ra.
Kiến nghị
* Với các cơ quan Trung ƣơng
1. Công tác cán bộ.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Trung ương.
* Với địa phƣơng của tỉnh Bắc Ninh
1. Về cơ sở vật chất.
2. Sự phối hợp các cơ quan.
3. Quản lý cán bộ cử đi học.



×