Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ CHUNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ CHUNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS-TS
Nguyễn Võ Kỳ Anh – người hướng dẫn nghiên cứu khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tổ chức
đào tạo khóa học sau Đại học để chúng em được học tập, nghiên cứu những vấn đề về
quản lý, nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tâm huyết,
nhiệt tình trong giảng dạy, hướng dẫn chúng em học tập bồi dưỡng những kiến thức, kỹ
năng quản lý giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các cô giáo, phụ
huynh các trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đã có đóng góp những ý
kiến về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học, của các Thầy cô và các
bạn đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Thị Chung

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGDĐT


- Bộ giáo dục đào tạo

BGH

- Ban giám hiệu

CBGVNV

- Cán bộ giáo viên nhân viên

CBQL

- Cán bộ quản lý

CCQL

- Chứng chỉ quản lý



- Cao đẳng

CN

- Công nghiệp

CSGD

- Chăm sóc giáo dục


ĐH

- Đại học

ĐV

- Đảng viên

GD & ĐT

- Giáo dục và đào tạo

GDMN

- Giáo dục mầm non

GV

- Giáo viên

KKT

- Không khả thi

KT

- Khả thi

KT


- Không tốt

LĐTT

- Lao động tiên tiến

LL

- Lý luận

MG

- Mẫu giáo

MN

- Mầm non

NQ/TU

- Nghị quyết/Trung ương

RKT

- Rất khả thi

RT

- Rất tốt


SL

- Số lượng

T

- Tốt

TB

- Trung bình

TĐCM

- Trình độ chuyên môn

ii


TH

- Tiểu học

TH

- Trung học

THCS


- Trung học cơ sở

THPT

- Trung học phổ thông

ThS

- Thạc sĩ

TNTT

- Tai nạn thương tích

TT

- Thông tư

TTLĐXS

- Tập thể lao động xuất sắc

UBND

- Ủy ban nhân dân

XD

- Xây dựng


iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .......................................................................................................................i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ........................................................................ii
Danh mục bảng biểu .................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ........................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO
DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNGMN............5
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài ............................................................................... 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước. .............................................................................. 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................... 8
1.2.1. Quản lý; .................................................................................................................. 8
1.2.2. Quản lý giáo dục: ................................................................................................... 8
1.2.3. Quản lý nhà trường; ............................................................................................... 8
1.2.3. Quản lý trường mầm non. ...................................................................................... 9
1.3. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non. ............................................. 9
1.3.1. Mục tiêu, nội dung hoạt động CSGD trẻ em ở trường Mầm non ........................ 10
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của CBQL và GV trong hoạt động CSGD trẻ em MG 5-6 tuổi
ở trường Mầm non.......................................................................................................... 14
1.4. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của hiệu
trưởng trường mầm non. ................................................................................................ 16
1.4.1. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch nhóm/ lớp. ........................ 16

iv



1.4.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo
dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. ........................................................................................... 17
1.4.3. Các hoạt động của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. ........................................................... 21
1.4.4. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho QBQL, GV............................................ 22
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá giáo viên, đánh giá trẻ. .......................................................... 23
1.4.6. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ khám
phá, trải nghiệm. ............................................................................................................. 24
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 -6
tuổi. ................................................................................................................................. 24
1.5.1. Yếu tố chủ quan. .................................................................................................. 24
1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................................ 28
Tiểu kết chương 1........................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO
DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG MẦM
NON THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ...................................................... 31
2.1. Khái quát chung về thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ........................................... 31
2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên. .................................. 31
2.1.2. Tình hình giáo dục của thị xã Phúc Yên. ............................................................. 32
2.1.3. Vài nét về trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ........................... 33
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................................... 40
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................ 40
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát:............................................................................. 40
2.2.3. Phương pháp khảo sát .......................................................................................... 40
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ..................................................................................... 41

v


2.3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................................ 41

2.3.2.Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của Hiệu
trưởng các trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ..................................... 49
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5
6 tuổi. .............................................................................................................................. 60
2.4.1. Ưu điểm. ............................................................................................................... 60
2.4.2. Hạn chế................................................................................................................. 61
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. ........................................................................ 61
Tiểu kết chương 2........................................................................................................... 63
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG
MẦM NON THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC .......................................... 64
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ....................................................................... 64
3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống ..................................................................................... 64
3.1.2. Nguyên tắc tính kế thừa ....................................................................................... 64
3.1.3. Nguyên tắc tính khả thi ........................................................................................ 64
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi của Hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. .............. 64
3.2.1. Xây dựng kế hoạch dựa vào mục tiêu và nội dung các hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ............................................................................................ 65
3.2.2. Tổ chức quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6............... 67
3.2.3. Tổ chức bồi chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 - 6. ............ 70
3.2.4. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên và trẻ ở các lớp
Mẫu giáo 5 – 6 tuổi. ....................................................................................................... 73

vi


3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục, lấy trẻ làm trung tâm khuyến khích trẻ khám phá
trải nghiệm. .................................................................................................................... 77
3.2.6. Phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu

giáo 5 – 6 tuổi. ................................................................................................................ 78
3.3. Mối quan hệ các biện pháp...................................................................................... 81
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp. ...................................... 81
3.4.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................ 81
3.4.2. Nội dung khảo sát................................................................................................. 81
3.4.3. Phương pháp khảo sát .......................................................................................... 82
3.4.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................................... 82
3.4.5. Kết quả khảo sát ................................................................................................... 82
Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 90
1. Kết luận . .................................................................................................................... 90
2. Khuyến nghị. .............................................................................................................. 91
2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo ............................................................................... 91
2.2. Đối với phòng Giáo dục .......................................................................................... 92
2.3. Đối với các nhà trường. ........................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 94
PHỤ LỤC : PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ............................................................. 97

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp số trường, số lớp và số trẻ mầm non các trường trên địa bàn thị xã
Phúc Yên. ....................................................................................................................... 33
Bảng 2.2. Tổng hợp số trường, số lớp và số trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi các trường trên địa
bàn thị xã Phúc Yên. ...................................................................................................... 34
Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm
non các trường công lập trên địa bàn thị xã Phúc Yên. ................................................. 35
Bảng 2.4. Tổng hợp đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi các trường mầm non
trên địa bàn thị xã Phúc Yên. ......................................................................................... 37

Bảng 2.5. Tổng hợp phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm
non các trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên. ................................................ 38
Bảng 2.6. Thực trạng việc thực hiện các nội dung hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ MG
5-6 (n = 90).................................................................................................................... 41
Bảng 2.7. Đánh giá chất lượng trẻ MG 5-6 tuổi đạt được qua các hoạt động chăm sóc
giáo dục ở trường. .......................................................................................................... 43
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát việc thực hiện các hoạt động CSGD của GV ( n = 90)...... 44
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ....................... 47
Bảng 2.10. Hiệu trưởng chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi đối với các tổ chuyên môn và GV ( n = 90) ..................................................... 50
Bảng 2.11. Các loại kế hoạch Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng để quản lý hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ Mẫu giáo 5 -6 tuổi (n = 90) .............................................. 51
Bảng 2.12. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên lựa chọn mục tiêu và nội dung để xây dựng
kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ( n = 90). .................................... 52
Bảng 2.13. Tổng hợp về hình thức Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của nhà
trường (n= 90.................................................................................................................. 54
Bảng 2.14. Hiệu trưởng thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. ( n = 90) ...... 55
Bảng 2.15. Tổng hợp công tác kiểm tra, đánh giá trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non.
........................................................................................................................................ 56

viii


Bảng 2.16. Kết quả khảo sát sự phối hợp của nhà trường với phụ huynh và cộng đồng
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi (n=50). ....................................... 57
Bảng 2.17. Tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi ( n = 140) ........................................................................................ 59
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của Hiệu trưởng các trường Mầm non thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ............................................................................................. 82

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của hiệu trưởng các trường Mầm non thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ...................................................................................................... 85
Bảng 3.3. Kết quả kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của hiệu trưởng các trường Mầm
non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ............................................................................ 87

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả chung về tính cần thiết của biện pháp được tính theo tỷ lệ % ..... 84
Biểu đồ 3.2. Kết quả chung về tính khả thi của 6 biện pháp được tính theo tỷ lệ % ..... 86
Biểu đồ 3.3. Sơ đồ mối tương quan giữa các mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện
pháp. ............................................................................................................................... 88

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29/2013/NQ-TW hội nghị lần thứ VIII ban chấp hành TW khóa XI
đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục Mầm non là “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình
cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
bước vào lớp 1. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào
năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và thực hiện miễn
học phí trước năm 2020 cho đối tượng này. Hệ thống các trường mầm non từng bước
chuẩn hóa. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng, phù hợp với điều
kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục” [2, Tr. 20]. Tuổi mầm non là giai đoạn
phát triển quan trọng nhất của một con người, được gọi đó là “ Giai đoạn vàng”, “Cửa

sổ của cơ hội”, Là nền tảng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như văn
hóa và nhận thức trong tương lai của cả cuộc đời. Các công trình nghiên cứu giáo dục
trên toàn thế giới đều cho rằng: “Một thời thơ ấu an toàn và hạnh phúc không chỉ là
Quyền của trẻ em mà nó còn cung cấp các cơ hội cho trẻ để khai mở và phát triển khả
năng và tài năng của trẻ khi chúng lớn lên”[1, tr. 1].
Nghị quyết 29/2013/NQ-TW hội nghị lần thứ VIII ban chấp hành TW khóa XI
cũng đã nêu lên những hạn chế yếu kém của giáo dục và đào tạo đó là: “Đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu;
một số bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết,
thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”; “Mục tiêu của giáo dục toàn diện chưa được
hiểu và thực hiện đúng”. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát
chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và
gia đình chưa chặt chẽ” [2, tr. 3,4].
Thực tế cho thấy ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc, đội ngũ giáo viên tuy đã được chuẩn hoá về bằng cấp nhưng phương pháp chăm
sóc, giáo dục trẻ còn ảnh hưởng nhiều về chương trình cũ, tổ chức các hoạt động còn
gò bó, áp đặt, một số giáo viên mới vào nghề còn, thiếu kinh nghiệm trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ. dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo
1


dục hiện nay. Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu
của ngành GDMN theo quan điểm “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Việc xây dựng
kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục còn tách rời giữa chăm sóc và
giáo dục, chưa rõ tính toàn diện. Trong chăm sóc chưa có giáo dục, trong giáo dục
chưa có chăm sóc. Việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên, từ
khâu chuẩn bị đồ dùng, giáo án, địa điểm tổ chức. Nội dung yêu cầu của bài, tổ chức
các hoạt động vệ sinh cá nhân, phòng chống tai nạn thương tích. Tích hợp các nội dung
giáo dục. Vận dụng các phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp phù hợp với
nội dung bài dạy. Sử dụng đồ dùng, xử lý tình huống sư phạm còn nhiều hạn chế. Một

số trường Mầm non trẻ chưa được phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nhiều trẻ nói câu
không đủ thành phần, chưa chú ý rèn kỹ năng sống cơ bản cho trẻ. Chưa tổ chức nhiều
các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tham gia. Hứng thú tham gia hoạt động của trẻ còn
thấp, chưa có nền nếp. Đặc biệt đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi là bước ngoặt kết thúc
của một cấp học, một giai đoạn phát triển, đánh dấu mốc đầu tiên của cuộc đời về phát
triển tâm lý con người, nên nhà giáo dục cần quan tâm đến chăm sóc, giáo dục cho trẻ,
chuẩn bị tốt cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi học ở cấp học Tiểu học. Vì vậy ở mỗi cơ sở
giáo dục mầm non, cần thiết phải có được người Hiệu trưởng biết cách quản lý nhà
trường phù hợp, chặt chẽ, thông qua các biện pháp hữu hiệu để từ đó nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói
riêng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của Hiệu trưởng các trường mầm
non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo
dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của Hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc, tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt
động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
2


3.1.Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của Hiệu
trưởng trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của
hiệu trưởng các trường mầm non, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường
Mầm non thị xã Phúc Yên hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết
quả chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi? Những biện pháp nào để quản lý hoạt
động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là cần thiết và có hiệu quả?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lí luận và thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường Mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả
đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ em trong trường Mầm non.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi của Hiệu trưởng trường mầm non;
Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi của Hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc;
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi của Hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi của Hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
được tiến hành nghiên cứu tại 14 trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc trong năm học 2017-2018.

3


Đối tượng khảo sát: 40 CBQL, 50 giáo viên dạy lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi, 50 Phụ
huynh có con học lớp MG 5 – 6 tuổi của 14 trường Mầm non trên địa bàn thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi của trường mầm non.
Nhóm phương pháp thực tiễn
- Phương pháp quan sát, dự giờ để đánh giá về hoạt động chăm sóc, giáo dục cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhà trường .
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ Sư phạm của giáo viên.
- Phương pháp hỏi ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất trong công tác
quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Nhóm phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu
thu được.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu và 3 chương sau đó đến phần kết luận và khuyến
nghị.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5
-6 tuổi của Hiệu trưởng trường Mầm non.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
của Hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
của Hiệu trưởng các trường Mầm non thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.
Ngay đầu thế kỷ XX, vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non đã nhận được sự
quan tâm, nghiên cứu của các nhà giáo dục. Năm 1907, Tiến sĩ Maria Montessori đã
thành lập trường Mẫu giáo đầu tiên tại Roma. Ngay từ ngày đầu thành lập trường, vấn
đề chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đã được bà hết sức chú trọng.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, N.C. Crupxcaia đã phác thảo chương trình kế
hoạch xây dựng hệ thống nhà trẻ mẫu giáo trong toàn Liên Bang Xô Viết. Bà là người
đặt cơ sở cho khoa học giáo dục mầm non theo quan điểm Mác – xít, trong đó có vấn
đề chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vấn đề này được tiếp tục quan tâm nghiên cứu
bởi các nhà giáo dục Liên Xô cũ và liên Bang Nga hiện nay như E.V. Triphinôva,
T.I.Alieva, N.M. Roodina, N.E. Vaciocova, V. Nhikitina, V.I. Slobodchikova,
T.N.Boguskaia U. Elena và nhiều tác giả khác.
Các hoạt động phát triển cho trẻ tại Mĩ, Úc, Anh, NeWZealand đều dựa trên
quan điểm cho rằng hoàn cảnh văn hóa, xã hội mà trẻ em đang sống ảnh hưởng trực
tiếp đến việc học của chúng. Vấn đề trọng tâm là hiểu biết về trẻ thông qua quá trình
quan sát trẻ khi tương tác với mọi người, với nguyên liệu và những ý tưởng của trẻ
trong môi trường ở trường mầm non. Trong quá trình giáo dục trẻ, hoạt động vui chơi
đóng vai trò trung tâm [18, Tr .8].
Những nghiên cứu về giáo dục Mầm non ở Mĩ họ đã nghiên cứu về kỹ năng tự
phục vụ. Phát triển trí lực ở giai đoạn đầu, dạy trẻ thực hiện những quy tắc, chuẩn mực
đạo đức. Yêu cầu các em phải nghe theo lời chỉ bảo của giáo viên, tham gia các hoạt
động tập thể. Giáo viên Mầm non được coi trọng và phải đòi hỏi rất cao về kỹ năng và
trình độ chuyên môn [18, Tr .8].
Ở Singapore cũng đã có những nghiên cứu cho thấy giáo dục trẻ mầm non theo
tích hợp chủ đề. Xoay quanh các chủ đề đó giáo viên chọn cách thức tổ chức dựa cào
5


nhu cầu và hứng thú của trẻ “Lấy trẻ làm trung tâm”. Giáo viên tổ chức hướng dẫn,

hoạt động cùng trẻ, cùng trẻ nêu ra ý tưởng, xây dựng kế hoạch, gắn các hoạt động với
đời sống thực của trẻ. Xâu chuỗi hệ thống, chính xác ngững kiến thức mà trẻ thu lượm
được trong cuộc sống hàng ngày. Hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể
chất lẫn tinh thần, giúp trẻ có ý thức tự học suốt đời [18, Tr. 9].
Các chuyên gia Nhật Bản có những nghiên cứu về giáo dục mầm non rất coi
trọng hoạt động vui chơi của trẻ. Đây là nhu cầu của lứa tuổi này cần phải tập trung
thúc đẩy tính tò mò, tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời, hoạt động trải nghiệm.
Nghiên cứu các phương pháp tổ các đa dạng các hoạt động giáo dục tạo cho trẻ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. [18, Tr. 9].
Ở Hàn Quốc, các trường Mầm non thực hiện phát triển cho trẻ dựa trên các yếu
tố cơ bản như: Các mối quan hệ xã hội trong đời sống hàng ngày; Biểu cảm trong đời
sống hàng ngày; Năng lực giải quyết vấn đề hợp lý, giáo viên chủ động xây dựng
chương trình và thiết kế các hoạt động phát triển cho trẻ [18, Tr .9].
Hiện nay trên thế giới tồn tại 2 xu hướng trong GDMN: lấy giáo viên làm trung
tâm và lấy trẻ làm trung tâm. Xu hướng giáo viên làm trung tâm là giáo viên quyết
định học cái gì và học như thế nào, thực hiện theo quy trình chặt chẽ. Mô hình học lấy
trẻ làm trung tâm khuyến khích trẻ được lựa chọn, được tham gia lập kế hoạch học cái
gì, học như thế nào, kế hoạch xuất phát từ hứng thú và nhu cầu của trẻ, linh hoạt và
mở với cách tiếp cận tích hợp [18, Tr .11].
Trình độ chuyên môn của giáo viên rất được các nước rất coi trọng và hết sức
cần thiết, là nhân tố quyết chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nhưng cũng không thể
coi nhẹ hoặc bỏ qua khâu quản lý của Hiệu trưởng và sự tham gia của gia đình và cộng
đồng xã hội [18, Tr 12].
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.
Ngay sau Cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước đã quan tâm đặc biệt cho
giáo dục mầm non. Năm 1946 Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 146/SL đặt những
nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới: “Bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7
tuổi và tổ chức tùy theo điều kiện do Bộ Quốc gia giáo dục ấn định sau”. Trong hiến
6



pháp 1946 đã ghi rõ: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho những người mẹ và của trẻ em,
bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, các nhà trẻ vườn trẻ”. Bộ quốc gia giáo dục chuẩn
bị dự án giáo dục trong đó xác định: “Bậc học ấu trĩ đảm nhận giáo dục trẻ em dưới 7
tuổi trong những lớp mẫu giáo hay ấu trĩ viện do Bộ Quốc gia giáo dục tổ chức hay
kiểm soát”. Tháng 12/1945 thành lập Ban giáo dục ấu trĩ do ông Phạm Lợi phụ trách
[15, tr. 34].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao mặt tích cực của giáo dục và vai trò của thầy
giáo, cô giáo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội: “không có giáo dục, không có
cán bộ thì không nói gì đến kinh tế” và Bác đã chỉ thị “Giáo dục nhằm đào tạo những
người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành các
cấp Đảng, chính quyền và địa phương phải thực sự quan tâm đến vấn đề này, phải
chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những
bước phát triển mới”.
Trong giáo dục, giáo viên luôn luôn đóng vai trò chủ đạo, then chốt, là nhân tố
quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Để có đội ngũ giáo viên
đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, vấn đề nâng cao nghiệp vụ
sư phạm cho giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong những năm gần đây, một số luận án Tiến sĩ và luận văn thạc sĩ khoa học
quản lý giáo dục đã nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo viên mầm non như:
Luận án Tiến sĩ: Đề tài: “Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng tiền đọc,
viết của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non” (Phan Thị Lan Anh - 2010).
Đề tài: “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp
tác”. (Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà – 2016).
Luận văn Thạc sĩ: Đề tài: “Một số giải pháp phát triển độ ngũ giáo viên trên địa
bàn huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” (Tác giả Vũ Đức Đạm - 2015);
Đề tài: “Giáo dục tính tự tin cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng
kịch ở trường Mầm non” (Tác giả Bùi Thị Nga - thành phố Uông Bí);
Đề tài: “Quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường Mầm non tư thục
thành Phố hồ chí Minh” (Tác Giả Lê Thị Thu Ba - 2016);

7


Đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài
công lập quân Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” (Tác giả Cao Thanh Tuyền - 2015).
Các tác giả trên đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề xây dựng, bồi dưỡng quy hoạch quản
lý phát triển đội ngũ giáo viên, rèn tính tự tin cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi hay quản lý
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngoài công lập. Phát triển kỹ năng tiền biết đọc, viết;
kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Hệ thống lý luân và đề xuất những phù
hợp với địa phương, nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Quản lý.
Theo Mác, quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm chỉ huy điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan
[13, Tr .21].
1.2.2. Quản lý giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan “ Là
hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt
động điều hành, phối hợp lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ
theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay với sứ mệnh phát triển giáo dục thường
xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, cho nên
quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [23, tr. 50].
1.2.3. Quản lý nhà trường.
Quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu
trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các
lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả
mục tiêu giáo dục của nhà trường [12, tr. 58].


8


1.2.3. Quản lý trường mầm non.
Quản lý trường mầm non có thể hiểu là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm,
phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ
mầm non. Quản lý trường mầm non là sự tác động có chủ đích của Hiệu trưởng trường
Mầm non đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường mầm non nhằm đạt
mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quy định [14, tr. 10].
1.3. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trƣờng Mầm non.
* Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non.
Hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non chính
là hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ và các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động
lao động, tổ chức các ngày lễ ngày hội của trẻ do giáo viên tổ chức; Quản lý về mục
tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá sự phát triển của trẻ; quản lý việc xây dựng kế
hoạch, xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức thực hiện các hoạt động của giáo viên
[10, tr. 3].
* Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là độ tuổi cuối của lứa tuổi Mẫu giáo, các chức năng tâm lý
đã phát triển hoàn thiện: Trong hoạt động vui chơi trí tưởng tượng của trẻ được phát
triển thêm một bước căn bản. Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc, đời sống tình cảm
ngày càng phong phú sâu sắc, phẩm chất ý chí. nhân cách của trẻ được hình thành và
phát triển mạnh mẽ; quan hệ xã hội của trẻ được thể hiện; tính tự lực, tự tin, chủ động,
sáng tạo được bộc lộ; Yếu tố học tập được nảy sinh [28, tr. 180]. Những chức năng tâm
lý của trẻ chỉ hình thành thông qua các hoạt động hàng ngày như hoạt động vui chơi,
hoạt động học tập, hoạt động lao động, tham gia hoạt động trải nghiệm…
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là lứa tuổi phát triển mạnh những năng lực riêng, tư duy
phát triển tốt, ham thích khám phá, tìm tòi, ham hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã
hội. Có nhiều ý tưởng sáng tạo trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể trong cuộc

sống hàng ngày. Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường Mầm non làm thỏa
mãn những nhu cầu nhận thức về thế giới xung quanh. Trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi
và chơi mà học” và động lực thúc đẩy trẻ em tích cực hoạt động là do trẻ có nhu cầu và
9


sự say mê khám phá thế giới xung quanh. Trẻ trở nên cao hơn chính mình và chúng có
thể làm được những việc mà trong thực tế người lớn nghĩ rằng trẻ không thể làm được.
Để trẻ phát triển theo chiều hướng tốt người làm công tác giáo dục cần tổ chức
tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn
hiện nay, tạo điều kiện cho trẻ phát triển và cần phải quản lý các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi chuẩn đầu ra của cấp học mầm non, chuẩn bị cho trẻ
cả về tâm thế tinh thần và trí tuệ sẵn sàng bước vào trường phổ thông [20, tr. 18].
1.3.1. Mục tiêu, nội dung hoạt động CSGD trẻ em ở trường Mầm non.
1.3.1.1. Mục tiêu.
* Mục tiêu chung:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp
một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kỹ năng cần thiết thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy
và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp
theo và cho việc học suốt đời [10, tr. 3].
* Mục tiêu hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Phát triển về thể chất:
Về cân nặng:
+ Trẻ trai: 15,9 -27,8 Kg
+ Trẻ gái: 15,3 – 27,1kg
Về chiều cao:
+ Trẻ trai: 106,1 – 125,8cm
+ Trẻ gái: 104,9 – 125,4cm

Về vận động thô:
+ Chạy nhanh, chậm, đổi hướng theo hiệu lệnh.
+ Ném trúng đích thẳng đứng (cao 1,5 m, xa 2 m)
+ Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong khoảng 10 giây.
Về vận động tinh
10


+ Cắt được theo đường viền của tranh/hình vẽ.
+ Sao chép được chữ cái, chữ số.
+ Tự cài được quai dép buộc dây giầy.
Dinh dưỡng, sức khỏe:
+ Ăn nhiều loại thức ăn để khỏe mạnh, đủ chất dinh dưỡng.
+ không ăn thức ăn có mùi, thiu, không uống nước lã.
+ Tự rửa tay, lau mặt, đánh răng.
+ Biết được trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ (bị đau, chảy máu,
sốt, bị lạc..).
+ Phòng tránh được những vật/hành động nguy hiểm, không an toàn (leo
trèo cây, ban công, tường rào, bàn là đang dùng, bếp đang nấu, vật nhọn sắc;
bể chứa nước, ao hồ mương, cống…; người lạ).
- Phát triển nhận thức:
+ Nói được nguyên nhân hiện tượng đơn giản xung quanh, đặt câu hỏi: tại
sao (có mưa, có sấm..), đưa ra các phán đoán, suy luận, giải thích.
+ Phân loại được các đối tượng theo 2 đặc điểm/ dấu hiệu chung.
Đếm đối tượng trong phạm vi 10, đếm theo khả năng. Nhận biết các số từ 1 – 10.
+ Nói được vị trí của đồ vật làm chuẩn.
+ Sử dụng được các từ chỉ thời gian; hôm nay, ngày mai, hôm qua, sáng,
trưa, chiều, tối; biết gọi tên các thứ trong tuần.
+ Sắp xếp được các đối tượng theo quy tắc nhất định.
+ Nói được một số đặc điểm và lợi ích của con vật, cây, hoa, quả quen

thuộc.
Phát triển ngôn ngữ:
+ Kể chuyện được theo tranh, kể lại chuyện xảy ra với bản thân, người xung
quanh.
+ Kể chuyện có thay đổi một vài tình tiết (nhân vật, thêm, bớt sự kiện…).
+ Biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến
cuối sách.
11


+ Đọc được: chữ cái quen thuộc, kí hiệu thông thường: nhà vệ sinh, cấm
lửa, nơi nguy hiểm, một số biển báo giao thông….
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
+ Thực hiện được một số hành vi văn hóa trong sinh hoạt, như: nói cảm ơn,
xin lỗi, chào hỏi lễ phép, chờ đến lượt, kiềm chế khi cần thiết; chú ý nghe
khi cô, bạn nói; không ngắt lời người khác.
+ Chia sẻ được cảm xúc: biết an ủi, chia vui; thể hiện sự quan tâm với người
thân và bạn bè.
Xử lý được một số tình huống: lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia
sẻ kinh nghiệm.
+ Thực hiện được một số quy định: vệ sinh cá nhân, trực nhật, bỏ rác đúng
nơi quy định, không làm ồn ….; không để nước tràn khi rửa tay.
- Phát triển thẩm mỹ:
+ Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát quen thuộc; thể hiện được cảm xúc
và vận động phù hợp (vỗ tay, lắc lư, nhún nhảy) với nhịp điệu của bài hát.
+ Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, xếp hình…. Tạo thành sản phẩm có màu sắc,
bố cục.
+ Sử dụng các nguyên liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.
+ Nhận xét các sản phẩm tạo hình (màu sắc, bố cục, hình dáng…)
+ Nói được ý tưởng của sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm tạo hình của bản

thân [27, tr. 201,202].
1.3.1.2. Nội dung.
Trường mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non thông tư số
17/2009/TT – BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ giáo dục và đào tạo và thông
tư số 28/2016/TT – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và
đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non có
những nội dung sau:
* Những nội dung chăm sóc trẻ trong trường mầm non:
- Chăm sóc bữa ăn.
12


- Chăm sóc giấc ngủ.
- Chăm sóc vệ sinh.
- Chăm sóc sức khẻo và an toàn.
- Phòng và xử trí một số bệnh thường gặp
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
* Những nội dung giáo dục trẻ mầm non:
+ Hoạt động vui chơi.
+ Hoạt động học.
+ Hoạt động lao động.
+ Tổ chức các ngày lễ, ngày hội.
Trường Mầm non thực hiện những nội dung trên phù hợp với đặc điểm phát triển
tâm sinh lý và khả năng nhận thức của từng độ tuổi. bao gồm: Đặc điểm phát triển tâm
sinh lý của trẻ giai đoạn nhà trẻ (dưới 3 tuổi), giai đoạn mẫu giáo: 3-4 tuổi, 4-5 tuổi,
5-6 tuổi.
Tổ chức các hoạt động đúng phương pháp đặc trưng, hình thức chăm sóc, giáo
dục trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và lứa tuổi mẫu giáo. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
tâm lý của trẻ đang phát triển mạnh chuẩn bị kết thúc một giai đoạn để bước sang giai
đoạn mới. Cần chú trọng phát triển toàn diện cho trẻ, không coi trọng chăm sóc hơn

hay giáo dục hơn mà phải thực hiện đồng thời song song cả chăm sóc và giáo dục,
trong chăm sóc có giáo dục trong giáo dục có chăm sóc giúp trẻ phát triển toàn diện
như mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non đã đặt ra. Để việc chăm sóc, giáo
dục trẻ có hiệu quả cao thì vai trò của người quản lý cơ sở giáo dục Mầm non, người tổ
chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, các lực lượng trong và ngoài nhà trường là
cực kỳ quan trọng.

13


×