Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Sáng kiến KN lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.52 KB, 7 trang )

Tên đề tài:
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp kết hợp các
lực lượng giáo dục để xây dựng lớp tiên tiến và giáo
dục học sinh có tính cách đặc biệt.


Phần I : Lý do chọn đề tài
Tập thể học sinh là môi trường quan trọng nhất của việc giáo dục học
sinh. Vấn đề tập thể và cá nhân là một trong những vấn đề xã hội sắc nét
nhất của thời đại hiện nay và là vấn đề quan trọng nhất của công tác giáo
dục.
Giáo dục tinh thần tập thể, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh là
nguyên tắc chủ đạo của người giáo viên chủ nhiệm. Bằng nguyên tắc này,
người giáo viên phải xây dựng được cho học sinh ý thức, thói quen theo
nguyên tắc: “Mọi người vì một người và một người vì mọi người”. Chính vì
vậy, việc xây dựng ý thức tập thể, xây dựng một tập thể lớp là việc làm rất
quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với các em nhỏ lần đầu tiên đặt chân
đến trường phổ thông.
Để thực hiện vai trò đó, công tác giáo dục học sinh không thể chỉ thông
qua việc dạy học trên lớp mà còn phải tổ chức cho các em tham gia các hoạt
động giáo dục, rèn luyện ý thức tập thể.
Giờ sinh hoạt tập thể là một dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây là
dịp thuận lợi để các em thực hiện các hoạt động và giao tiếp. Nhu cầu giao
tiếp của học sinh tiểu học rất lớn. Nếu không đáp ứng được nhu cầu đó thì sẽ
ảnh hưởng tới hiệu quả giáo dục. Các nhà tâm lí học đã khẳng định rằng:
“Nhân cách của trẻ được hình thành thông qua các hoạt động giao tiếp”. Do
đó, cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá xã hội, thể
thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện. Thông qua các hoạt
động được tổ chức trong giờ sinh hoạt tập thể, các em thể hiện những hiểu
biết, kinh nghiệm sống cũng như năng lực của bản thân mình trước tập thể
lớp, vừa được tập thể đánh giá. Trẻ em lứa tuổi tiểu học vốn hồn nhiên, ní


nhảnh, có tính tích cực hoạt động, có nhu cầu vui chơi, sống nhiều bằng tình
cảm...Giờ sinh hoạt tập thể là khoảng thời gian thuận lợi để tổ chức các hoạt
động bổ ích cho học sinh, trang bị cho học sinh một số nhận thức về tự quản,
nâng cao kĩ năng tự quản trong các hoạt động tập thể. Đội ngũ cán bộ lớp
được rèn luyện một số kĩ năng tự điều khiển các hoạt động tập thể như: biết
bao quát lớp khi tiến hành các hoạt động, biết hướng dẫn lớp phát biểu ý
kiến, biết tóm tắt ý kiến của tập thể. Tuy nhiên, nếu không kịp thời đổi mới,
cải tiến nội dung các giờ sinh hoạt tập thể thì không động viên, khuyến khích
được học sinh hoạt động tích cực, làm giảm hiệu quả của giờ sinh hoạt tập
thể, giảm hứng thú hoạt động của học sinh...
Phần II : Cơ sở khoa học và thực tiễn chọn đề tài
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi lớp 1, suy nghĩ của các em còn non
nớt, kinh nghiệm sống của các em ở trình độ thấp, ở học sinh lớp 1, tư duy
cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng, có tính hay bắt chước nên cung cấp cho
học sinh những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành
nhân cách người công dan, người chủ của ch tương lai.
Từ những đặc điểm tấm sinh lí của học sinh tiểu học nói chung và học
sinh lớp 1 nói riêng cho ta thấy: mặc dù học sinh lớp 1 có nhu cầu hoạt động
rất lớn và việc tổ chức các hoạt động bổ ích trong tập thể có tác dụng tốt cho
việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhưng ở các em khả năng tự
quản còn hạn chế. Các em tin vào bản thân nhưng niềm tin này còn mang
tính cảm tính. Khả năng tự đánh giá của các em còn kém, điều này một phần
là do kinh nghiệm sống của các em còn ít, các hoạt động các em tham gia
bất cứ nhiệm vụ nào được giao mà không xem xét nhiệm vụ ấy có phù hợp
với năng lực của bản thân hay không. Vì thế các em rất dễ gặp thất bại hoặc
đạt hiệu quả chưa cao khi thực hiện các nhiệm vụ đó, từ đó các em dễ rơi
vào trạng thái chán nản, bi quan, mất tinh thần. Hơn nữa trẻ có hứng thú cao
với các hoạt động mới lạ nhưng hứng thú ấy lại không bền và chóng chán.
Tình cảm của trẻ cũng dễ thay đổi, tính kiên trì khắc phục khó khăn của trẻ
không cao. Vì vậy khi gặp khó khăn các em dễ chán nản, bỏ giữa chừng.

Mặt khác, kĩ năng tự quản là một trong những kĩ năng cơ bản, cần thiết
phải được hình thành ngay từ lớp 1. Từ đó sử dụng kĩ năng tự quản góp phần
giáo dục đạo đức cho học sinh và làm cơ sở để hình thành các kĩ năng khác,
góp phần “Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn
và lâu dài về tổ chức trí tuệ, tổ chức các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học tập,
bước vào cuộc sống lao động”.
Đặc trưng cơ bản trong đời sống tình cảm của học sinh là các em rất dễ
xúc động, tình cảm mang tính trực quan, cụ thể và giàu cảm xúc.
Về tính cách, trẻ dễ có hành vi không chủ định, bột phát, và sống rất
hồn nhiên. Hồn nhiên trong các quan hệ với người lớn, với thầy cô giáo, với
bạn bè. Vì hồn nhiên nên các em rất cả tin: tin vào sách vở, tin vào người lớn
và đặc biệt tin vào thầy cô giáo, tin vào khả năng bản thân. Tuy nhiên niềm
tin này còn cảm tính, chưa có lí trí soi sáng.
Về khả năng đánh giá và tự đánh giá: Học sinh lớp 1 tự đánh giá bản
thân và đánh giá người khác còn mang nặng cảm tính, chưa biết căn cứ vào
chuẩn để đánh giá. Học sinh thường coi thầy cô giáo là thần tượng, tự đánh
giá mình và bạn bè dựa vào sự đánh giá của thầy cô giáo.
Nhận thức của trẻ con còn cảm tính, khả năng phân tích tổng hợp chưa
cao. Do đó khi đứng trước một nhiệm vụ nào đó, trẻ thường lúng túng trong
việc xem xét đánh giá công việc một cách tổng thể để lập kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ. Trẻ có ít khả năng có thể lường trước các tình huống có thể xảy ra
trong quá trình thực hiện vì còn thiếu trí tưởng tượng và kinh nghiệm.
Từ những phân tích trên cho thấy: do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu
học nên kĩ năng tự quản lí các hoạt động tập thể của học sinh tiểu học nói
chung và học sinh lớp 1 nói riêng còn chưa phát triển toàn diện.
Phần III :Biện pháp tiến hành
Để làm tốt công trác xây dựng tập thể lớp, người giáo viên chủ nhiệm
cần có quan niệm đúng đắn thế nào là tập thể , tập thể như thế nào thì có
thể thực sự là phương tiện giáo dục học sinh tốt nhất. Chính vì vậy, mục tiêu
của người giáo viên chủ nhiệm là phải xây dựng tập thể học sinh thành một

tổ chức đặc biệt thống nhất, mọi người có tác dụng giáo dục đối với từng
thành viên của tập thể lớp, không chỉ có mặt giáo dục về học tập mà còn bao
gồm nhiều mặt, đặc biệt là việc hình thành các thói quen hành vi đạo đức
tốt: mình vì mọi người.
 Biện pháp thứ nhất: Giáo viên đề ra yêu cầu
Công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên đều bắt đàu từ những yêu cầu do
giáo viên đề xuất. Việc đè xuất yêu cầu của mình đối việc hình thành tập thể
lớp có ý nghĩa đặc biệt to lớn vì kết quả toàn bộ công tác sau này của người
giáo viên sẽ phụ thuộc nhiều vào cuộc gặp mặt đầu năm giữa thầy và trò, với
những yêu cầu có tính quyết định đối với học sinh.
Muốn cho học sinh thực hiện những yêu cầu của minh, tôi phải chuẩn bị
rất chu đáo, suy nghĩ kĩ càng để đề ra yêu cầu thật tuyệt đối và cương quyết
định đối với học sinh.
Muốn cho học sinh thực hiện những yêu cầu của mình. tôi phải chuẩn bị
rất chu đáo, suy nghĩ kĩ càng để đề ra yêu cầu thật tuyệt đối và cương quyết
nhưng phải là những yêu cầu vừa sức, hợp lí mà học sinh dễ dàng tiếp thu. .
Tuy nhiên, khi đưa ra biện pháp này không phải 100% học sinh thực
hiện tốt mà còn một số em chưa thực hiện được vì các lí do như: quá nhút
nhát chưa dám trình bày ý kiến của bản thân trước cô và các bạn, hay trong
gia đình có những điều mà các em mặc cảm như: bố, mẹ li dị, bố nghiện
hút...hoặc gia đình nghèo, bố mẹ không làm to như bố mẹ các bạn khác,
hoặc có những trường hợp bố mẹ không cho chơi với các bạn cùng xóm nên
việc thực hiện biện pháp này có những khó khăn nhất định.
Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã gần gũi động viên các cháu
nhút nhát, tìm hiểu gia đình, hoàn cảnh các cháu thông qua bố mẹ các cháu
để cùng họ động viên các cháu tập nói tại nhà, sau đó đến lớp tôi động viên
các cháu mạnh dạn nói về mối quan hệ các thành viên trong gia đình, các
mối quan hệ bạn bè, những suy nghĩ của các cháu về lớp. Tôi còn giao nhiệm
vụ cho các cháu cạnh nhà sang chơi, giúp bạn tập giới thiệu về mình và có
thể giới thiệu giúp bạn.

Khi đề ra yêu cầu đúng thời hạn quy định tôi nghiêm túc kiểm tra uốn
nắn để hình thành thói quen thực hiện đúng mọi yêu cầu của giáo viên đề
ra.
 Biện pháp thứ 2: Xây dựng mạng lưới tích cực
Việc lựa chọn mạng lưới tích cực và hướng dẫn các em công tác có ý
nghĩa quan trọngtrong việc xây dựng và đoàn kết tập thể học sinh trong lớp.
Sự có mặt của hạt nhân nòng cốt (cán bộ lớp) ủng hộ những yêu cầu của
giáo viên chủ nhiệm là đặc trưng của sự phát triển tập thể trẻ em. Việc này
phải tiến hành ngay sau khi giáo viên đã đề ra những yêu cầu.
Nhiệm vụ giáo dục quan trọng nhất của mỗi giáo viên bắt đầu làm công
tác xây dựng tập thể trẻ em là lựa chọn được đúng đắn mạng lưới cán bộ tích
cực , đáng tin cậy. Chính vì vậy, ngay từ buổi đầu, tôi đã ý thức được việc
làm quen tốt đối với các em. Nhận xét, xem xét những học sinh nào được các
bạn tin cậy nhất, lưu ý phát hiện khả năng đặc biệt của từng em để trao đổi
tình hình, thái độ và tìm hiểu xem nguyện vọng của các em đó như thế nào
để phân công phụ trách công tác thích hợp.
Sau khi lựa chọn và giao nhiệm vụ, tôi luôn tôn trọng công việc của các
em nhưng vẫn luôn giám sát, kiểm tra hướng dẫn các em đi đúng hướng và
nhìn khi cùng trao đổi bình đẳng để tìm hiểu tình hình, thái độ, quan điểm
công tác của mình với các em đó, cùng đi dến thống nhất cách tổ chức lãnh
đạo lớp.
Trong công tác phụ trách lớp của mình, giáo viên chủ nhiệm không
những chỉ luôn luôn dựa vào mạng lưới tích cực này mà còn ủng hộ, củng cố
uy tín của ban cán sự lớp trước các bạn bằng cách thường xuyên giúp đỡ các
em, trao đổi ý kiến với các em, đặt cho các em nhiều vấn đề , giải quyết tự
lập và dần dần đề xuất những yêu cầu cao hơn.
Khi nhận xét kết quả phấn đấu về mọi mặt của từng học sinh, tôi luôn
tham khảo ý kiến của tổ trưởng và yêu cầu em đó có biện pháp thúc đẩy
những mặt còn yếu hoặc tỏ lời khen ngợi tổ đã có ý thức giúp đỡ tổ viên sửa
chữa những khuyết điểm.

Để giáo dục ý thức trách nhiệm và thời gian trong công việc chung,
hàng tháng tôi thường kiểm tra tất cả các nhiệm vụ đã phân công, mỗi cán
bộ lớp phải báo cáo trước tập thể lớp mỗi tháng một lần để các bạn công
nhận và góp ý kiến cho phần việc được phân công của từng người.
 Biện pháp thứ 3:Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp
Để công việc của cán bộ lớp đạt hiệu quả cao, tôi thấy cần xây dựng uy
tín cho cán bộ lớp thông qua các mặt sau:
a. Qua công việc:
Khi đã giao việc cho từng cán bộ lớp, tôi phải hướng dẫn các em làm
việc. Chẳng hạn như với lớp trưởng: Khi điều khiển các bạn xếp hàng dưới
sân, càn phải biết quan sát xem hàng đã thẳng chưa, cần nhắc nhở bạn nào
trong hàng nói chuyện riêng hoặc mất trật tự...ở trong lớp, khi cô vắng mặt,
lớp trưởng phải thay cô nhắc nhở các bạn giữ trật tự, ghi tên những bạn
không nghe lời cô giáo để kịp thời có biện pháp kỉ luật.
Giờ sinh hoạt lớp, đây là việc khó nhất tôi thấy cần hướng dẫn lớp
trưởng qua nhiều buổi sinh hoạt lớp. Dần dần sẽ hướng dẫn lớp trưởng tự
viết và tổng kết trên mẫu đã có sẵn về nội dung sinh hoạt lớp. Chính việc để
lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt lớp, tôi thấy học sinh lớp tôi rất hào
hứng trong các buổi sinh hoạt. Các em biết đấu tranh phê bình với các hiện
tượng sai trái, nêu những khuyết điểm của bạn mà giáo viên có thể chưa
nhận thấy. Vì thế tính tự giác của các em càng được nâng cao. Trong giờ sinh
hoạt, nếu lớp trưởng phê bình học sinh nào thì cô giáo không nhắc lại lời phê
bình đó nữa mà chỉ nhắc bạn có khuyết điểm sửa chữa. Như vậy cũng là một
hình thức làm tăng uy tín của lớp trưởng.
b. Giúp cán bộ lớp khắc phục khuyết điểm:
Đối với cán bộ lớp, để làm việc đạt kết quả cao như giáo viên yêu câu,
các em phải gương mẫu. Tôi thấy cần phải kịp thời tuyên dương những cán
bộ lớp nhiệt tình gương mẫu làm việc có hiệu quả. Nếu cán bộ lớp có khuyết
điểm thì cũng cần phải
phê bình để đảm bảo sự công bằng giữa các học sinh, phân tích khuyết

điểm của cán bộ lớp để em đó rút kinh nghiệm khắc phục sửa chữa những
khuyết điểm, nếu thấy có tiến bộ cũng tuyên dương. Không nên vì có khuyết
điểm mà vội vàng thay cán bộ khác khiến các em hụt hẫng và gây tâm lí
không vui, ảnh hưởng đến việc học tập của cá nhân em đó.
c. Qua việc khen thưởng - phê bình:
Vào giờ sinh hoạt lớp, sau phần làm việc của cán bộ lớp, với thái độ thật
nghiêm túc, tôi thường khen ngợi tập thể đã biết nghe theo yêu cầu của cán
bộ lớp, khen cán bộ lớp đã biết quán xuyến, bao quát lớp để giữ kỉ luật lớp
tốt. Chính việc khen này đã động viên các em thực hiện tốt những qui định
về nề nếp, kỉ luật và học tập do cô giáo qui định, làm tăng thêm uy tín của
cán bộ lớp. Khi phê bình cá nhân hoặc tổ nào, tôi thường tìm hiểu kĩ sự việc
xem em đó, tổ đó mắc khuyết điểm gì , có liên quan đến những ai...rồi phê
bình với thái độ công bằng và nghiêm túc. Có như vậy học sinh mới thấy
được khuyết điểm và sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đối với cá nhân
xuất sắc và tổ xếp thứ nhất, tôi thưởng bằng hiện vật. Có thể chỉ là một

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×