Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.02 KB, 2 trang )
Giải tỏa nỗi lo khi con dậy thì
Con gái đi học về, nước mắt ngắn nước mắt dài nói bị
bạn trai giật tóc hay lấy bút khều vào áo lót. Bạn không
nên cười xòa và chỉ an ủi suông rằng đó chỉ là chút
nghịch ngợm của tuổi học trò. Sự chòng ghẹo đó có thể
đang đầy đọa con.
Giáo dục con cái ở tuổi dậy thì là một thử thách đối với cha mẹ. Ngoài việc chủ động đối
phó với những thay đổi từ chính bản thân đứa trẻ, cha mẹ cần phải biết lắng nghe và quan
sát xung quanh xem trẻ sẽ gặp những rắc rối gì để có cách can thiệp và giúp đỡ.
Bị bạn bè hay kẻ mạnh hơn bắt nạt cũng là một nguyên nhân khiến trẻ học hành sa sút,
kèm theo các rối loạn về tâm lý như sợ hãi, lo âu. Trẻ trai có xu hướng bị bắt nạt bằng bạo
lực, còn trẻ gái bị trọc ghẹo ở trường hay trên đường đi học về.
Nếu con gái bạn đi học về, nước mắt ngắn nước mắt dài nói với mẹ bị bạn trai giật tóc khi
ngồi trong lớp hay lấy bút khều vào áo lót. Bạn cười xòa và chỉ an ủi suông rằng đó chỉ là
chút nghịch ngợm của tuổi học trò. Tuy nhiên theo các chuyên gia tâm lý, sự chòng ghẹo
có thể đầy đọa con bạn, khiến chúng hết sức khổ sở, các rối loạn tâm lý diễn tiến nặng hơn.
Thạc sĩ Phạm Minh Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, vào độ tuổi từ tiểu học trở
xuống, trẻ vui chơi với nhau khá hòa đồng và ít phân biệt giới tính. Nhưng khi bước vào
lớp 7, 8, chuyện chòng ghẹo đã có nhiều chủ ý giới tính rõ ràng, thậm chí là quấy nhiễu
bạn khác giới.
Đặc biệt, nếu con gái bạn phát triển nhanh về cơ thể hơn các bạn cùng trang lứa. Con gái
cao nhồng thì bị bạn trai trọc là yêu sớm, thậm chí vài cái mụn trên mặt hay chẳng may "lỡ
kỳ" cũng là chủ để đàm tiếu của bạn bè, khiến trẻ xấu hổ và mặc cảm.
Nếu bạn thấy con mình buồn rầu hay tức giận vì mấy chuyện này, cha mẹ nên giúp đỡ con,
không nên chủ quan. Cha mẹ có thể dạy con nhìn thẳng vào đối phương và nghiêm giọng
nói: "Đừng có chọc ghẹo tớ cái kiểu như thế". Nhưng nếu tình trạng càng lấn lướt, bạn nên
khuyên con báo với thầy cô giáo, đồng thời nói với cha mẹ của "kẻ kia" để có cách phối
hợp giúp đỡ con mình, thạc sĩ Hà cho biết.
Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần đề phòng những tiềm ẩn khi trẻ sử dụng máy tính nối mạng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trẻ lên mạng dù có chủ
ý hay không thì cũng dễ bị lạc vào các mê hồn trận của các trang web khiêu dâm. Cái nguy