Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ VĨ MÔ TỚI Ngành sản xuất đường tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.23 KB, 10 trang )

PHẦN 3: PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
TỚI NGÀNH

Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm
nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành cơng nghiệp mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt
đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến giai
đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở
thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.

3.1 Vùng nguyên liệu

Mở rộng vùng trồng mía là mục tiêu rất quan trọng, bởi vùng trồng mía có mối quan hệ
rất chặt chẽ với các nhà máy đường. Quy mơ vùng trồng mía càng phù hợp với cơng suất
thiết kế của nhà máy, thì nhà máy càng hoạt động hiệu quả.

Theo báo cáo của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, diện tích vùng trồng mía của nước ta
tăng khá mạnh. Đến cuối vụ 2011/2012 diện tích vùng trồng cả nước đạt khoảng 283,2
nghìn héc ta, tăng 4,3% so với niên vụ trước đó. Năng suất mía bình qn cả nước đạt
62,4 tấn/ha, sản lượng mía cả nước được 17,5 triệu tấn, tăng so với vụ trước gần 2 tấn/ha.
Sản lượng mía ép cơng nghiệp đạt 14,5 triệu tấn, sản xuất được 1.306.240 tấn đường.

So với vụ trước, lượng mía ép công nghiệp tăng gần 2 triệu tấn, sản lượng đường tăng
155.780 tấn. Đây là vụ mía thắng lợi nhất về năng suất, sản lượng mía từ trong vịng 5
năm gần đây. Theo số liệu tổng hợp trên 25 tỉnh thành có nhà máy đường, tổng diện tích
trồng mía đạt 271 nghìn héc ta (95,7% diện tích cả nước), trong đó diện tích mà các nhà
máy đầu tư hoặc ký hợp đồng bao tiêu với người nơng dân đạt 234,2 nghìn héc ta (82,7%
diện tích cả nước), tăng 7,1% so với niên vụ trước. Sản lượng mía thu hoạch đạt 16,9
triệu tấn, tăng 12,34% và sản lượng đường sản xuất đạt 1.295.878 tấn, tăng 12,26% so
với niên vụ trước. Sau năm 2011 được coi là rất thành công trong sản xuất và kinh doanh,
nhiều công ty đường đã đầu tư vùng trồng mía, nâng cao cơng suất nhà máy nên các
chỉ tiêu của niên vụ năm nay đều tăng nhanh hơn hẳn năm trước.



Tuy nhiên, niên vụ 2011/2012 vẫn tồn tại một số khó khăn: Tình trạng nhà máy khơng
đủ ngun liệu dẫn đến mua x ô, mua theo hai giá trong vùng và ngồi vùng vẫn tồn
tại. Vùng của nhà máy thì mua với giá thấp, ngồi vùng nhà máy thì mua giá cao để có
nguyên liệu, gây hệ quả xấu cho việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu làm cho nông
dân không yên tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, từ đó khơng nâng cao được chất
lượng cây mía. Tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy dẫn đến tình trạng
chặt ép mía non, mía lẫn tạp chất cao, hoặc một số nơi khác nhà máy ngừng thu mua mía
khiến mía nằm phơi nắng tại ruộng cả tháng mới được đưa vào ép... nên chữ đường
giảm, tỷ lệ tiêu hao mía đường cao.
-Thời tiết một số nơi khơng thuận lợi dẫn đến cháy mía, khiến người nơng dân và nhà
máy chịu thiệt hại khá lớn. Theo thông tin từ các nhà máy đường Biên Hòa và Buorbon,
năm nay tỷ lệ mía cháy tại ruộng một số nơi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Long An lên đến
hơn 20%.

3.1 Tình hình tiêu thụ và cung cầu ngành mía đường
Tổng diện tích trồng mía của nước ta niên vụ 2011/2012 đạt khoảng 283,2 nghìn héc ta,
tăng 4,3% so với niên vụ trước đó. Năng suất mía bình qn cả nước đạt 62,4 tấn/ha, sản
lượng mía cả nước được 17,5 triệu tấn, tăng so với vụ trước gần 2 tấn/ha. Sản lượng mía

ép công nghiệp đạt 14,5 triệu tấn, sản xuất được 1.306.240 tấn đường. So với vụ trước,
lượng mía ép cơng nghiệp tăng gần 2 triệu tấn, sản lượng đường tăng 155.780 tấn.

Theo báo cáo tổng kết ngành mía đường niên vụ 2011/2012, tổng công suất thiết kế của
các nhà máy đạt 129.900 tấn mía ép/ngày, tương đương sản lượng mía ép khoảng 19 – 20
triệu tấn/năm. Thực tế cả niên vụ, tổng sản lượng mía mà các nhà máy đã ép đạt 14,5
triệu tấn, như vậy bình quân một nhà máy đường hoạt động với công suất thực bằng 72,5
- 74,4% cơng suất thiết kế. Nói cách khác, vùng trồng mía mới chỉ cung cấp bình khoảng
3/4 lượng ngun liệu cần thiết cho các nhà máy đường trên cả nước.


Trong những năm trước 2012, tình trạng cạnh tranh ngành mía đường không diễn ra dữ
dội do nguồn cung yếu hơn cầu. Nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam khoảng trên 1,3
triệu tấn/năm trong khi tổng lượng đường sản xuất của các công ty đường tại Việt Nam
chỉ khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ đường trung bình
trong giai đoạn này là 5,7%/năm. Thị trường đư ờng Việt Nam được đánh giá là có nhiều
tiềm năng tăng trưởng do mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam hiện
vẫn ở mức thấp ( 15 kg/ngư ời/năm so với mức trung bình của thế giới là 22 kg/ngư
ời/năm ) . Tuy nhiên trong năm 2011, sản lượng đường trong nước đã đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ, Bộ Công Thương lại cho nhập 250.000 tấn đường gây tình trạng dư thừa.
Sản lượng sản xuất trong nước các năm gần đây chỉ dao động quanh mức 900.000 tấn –
1,1 triệu tấn/năm; trong khi nhu cầu khoảng 1,4 – 1,5 triệu tấn. Loại trừ các khoản nhập
khẩu lậu qua biên giới, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu trong hạn ngạch khoảng
300.000 tấn đường.

Niên vụ 2011 – 2012, sản lượng mía ép cơng nghiệp của cả nước đạt 14,5 triệu tấn, sản
xuất được trên 1,3 triệu tấn đường, tăng 13,5% tương đương với gần 160 nghìn tấn so với
vụ trước. Đây là sản lượng cao kỷ lục trong lịch sử ngành đường Việt Nam. Kết quả trên
là nhờ diện tích vùng nguyên liệu mía của cả nước đã tăng hơn vụ trước gần 12 nghìn ha
và năng suất mía bình qn tăng 1,2 tấn/ha so với vụ trước, lên 61,7 tấn/ha.

Vụ mùa 2012 - 2013, diện tích mía cả nước đạt hơn 300.000 héc-ta, tăng hơn 16.700 héc-
ta so với vụ 2011 - 2012, sản lượng mía dự kiến đạt 18,9 triệu tấn. Lượng đường sản xuất
ước đạt 1,59 triệu tấn, thặng dư 200.000 tấn so với nhu cầu tiêu dùng (khoảng 1,39 triệu
tấn/năm), chưa kể lượng đường bắt buộc phải nhập khẩu theo hạn ngạch (khoảng 75.000
tấn cho năm 2013) và đường lậu tràn về theo đường tiểu ngạch (khoảng 300.000 -
400.000 tấn/năm). Như vậy, nguồn cung đường trong nước lớn hơn tương đối so với nhu
cầu tiêu thụ sẽ gây áp lực khiến đường giảm giá.

Ngoài việc cung - cầu trong nước mất cân bằng, giá đường trong nước còn chịu áp lực
giảm giá từ giá đường thế giới. Với mức thặng dư đường toàn cầu, giá đường thế giới


được dự báo sẽ tiếp tục giảm sau khi đã giảm 16% trong năm 2012. Vụ mùa 2011 - 2012,
thặng dư đường toàn cầu là 10 triệu tấn và vụ đường 2012 - 2013, sản lượng đường được
dự báo ở mức 174 triệu tấn, trong khi lượng tiêu thụ toàn cầu khoảng 163 triệu tấn. Điều
này làm cho giá đường trong nước năm 2013 giảm so với năm 2012.

Chênh lệch bình quân giữa giá bán lẻ đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM
hay Cần Thơ so với giá nhập khẩu đều ở mức rất cao. Điều này giúp cho các công ty
đường trong nước, cũng như các doanh nghiệp có quota nhập khẩu được hưởng nhiều lợi
ích, tuy nhiên các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu và người tiêu dùng cuối
cùng lại phải chịu thiệt hại. Chênh lệch giá đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình
trạng nhập lậu đường Thái Lan vào miền Tây nước ta.

Giá bán đường trong nước năm 2012 đã khơng cịn giữ được mức cao như cuối năm 2011
mà bắt đầu theo chiều hướng giảm. Đến cuối tháng 9 , giá đường đã giảm từ 5-20% so
với thời điểm đầu năm tùy loại đường và vùng miền. Điều này chủ yếu do giá đường thế
giới giảm, sức ép giảm giá từ các cơng ty cơng nghiệp thực phẩm, tình trạng đường
nhập lậu và đường thẩm lậu từ tạm nhập tái xuất

Ảnh hương của yếu tố vĩ mơ

Năm 2013, Chính sách duy trì hạn ngạch nhập khẩu đường hàng năm theo thoả thuận gia
nhập WTO của nước ta, và nhất là tình trạng đường Thái Lan nhập lậu với giá rẻ trong
nước khó kiểm sốt qua đường biên giới Tây Nam và miền Trung đã làm cho tình hình
tiêu thụ đường thêm khó khăn.

Thuận lợi

Mía là loại cây cơng nghiệp có thời hạn canh tác đến khi thu hoạch bình quân từ 10 đến
12 tháng (một số giống sử dụng tại các khu vực đất thấp, hàng năm phải né lũ ở đồng


bằng sơng Cửu Long có thể cho thu hoạch sau 8 tháng), đặc điểm sinh học của cây mía
phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết ở trên cả ba miền của nước ta.

- Đường là sản phẩm thiết yếu trong nền kinh tế nên ngành mía đường luôn được đặt
dưới sự bảo hộ của nhà nước. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp khi xuất khẩu
đường phải được phép của Bộ Cơng Thương, cịn nhập khẩu thì theo hạn ngạch hàng
năm (quota). Nếu doanh nghiệp nhập khẩu trong hạn ngạch thì được hưởng thuế suất 5%
(từ năm 2013 sẽ là 0% ), nhưng lượng đường nhập theo hạn ngạch được kiểm soát chặt
chẽ với mục tiêu ưu tiên cân đối nhu cầu trong nước, tránh gây tồn kho lớn. Ngoài ra,
doanh nghiệp vẫn được phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch, nhưng thuế nhập khẩu sẽ được
áp đến 80% tính trên giá trị đường thơ và 85% trên giá trị đường tinh luyện. Những mức
thuế này khiến giá nhập khẩu đội lên rất cao so với giá trong nước, do đó có tác dụng rất
lớn trong việc hạn chế nhập khẩu ngồi hạn ngạch.

-Niên vụ 2011/2012, bình qn giá thu mua mía được giữ ở mức 950 - 1.100 đồng/kg,
giảm khoảng 100 - 200 đồng/kg tùy vùng miền. Giá thu mua mía hiện chiếm khoảng 70 -
75% giá thành sản xuất đường và theo BCTC của các công ty đường đang niêm yết, giá
thành sản xuất đường chiếm khoảng 70 - 80% doanh thu. Như vậy giá thu mua mía chiếm
khoảng 50-60% doanh thu. Phạm vi 40 - 50% còn lại là tỷ suất lợi nhuận rất lớn nếu nhà
máy đường tiết kiệm được các chi phí vận chuyển, cân đong, ép mía, chi cố định (khấu
hao, quản lý) và gia tăng sản lượng bán.

- Nhiều công ty mía đường khơng phát triển kênh bán lẻ mà chủ yếu tập trung vào kênh
bán sỉ cho các công ty cơng nghiệp và thương mại. Trong tình hình cung cầu thường
xuyên cân bằng hàng năm, việc bán sỉ này giúp cơng ty tiết kiệm được nhiều chi phí
marketing, bán hàng và quản lý doanh nghiệp (các chi phí này chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5
- 8% doanh thu), nhờ đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2011 đạt bình
quân trên 20%, ROE bình quân trên 30%. Đây là mức tỷ suất lợi nhuận rất lớn nếu so
sánh với các ngành SXKD khác.


- Đầu năm 2012, một số nhà máy đường đã tăng cơng suất ép mía như hai nhà máy
đường Biên Hòa – Trị An và Biên Hòa – Tây Ninh của cơng ty Đường Biên Hịa, nhà
máy đường Buorbon Tây Ninh, nhà máy đường An Khê của công ty Đường Quảng Ngãi,
nhà máy đường Cần Thơ... Tuy nhiên, những công ty này vốn có những lợi thế nhất định
có vị trí gần vùng tiêu thụ và vùng trồng mía thuận lợi để mở rộng... nên việc gia tăng
công suất không gây ra tình trạng tranh mua nguyên liệu như ở nơi khác.

Tuy giá đường nội địa cao hơn so với giá thế giới, nhưng đường Việt Nam dự báo vẫn có
thể được xuất khẩu sang Trung Quốc chừng nào nhu cầu của nước này còn quá lớn so với
cung. Điều này có thể giúp các nhà máy đường tiêu thụ hàng tồn kho, đặc biệt vào tháng
8 hay tháng 9 khi các nhà máy chuẩn bị bước vào niên vụ mới, điều này giúp giá cả thị
trường thường xuyên giữ được ở mức cao hơn so với giá thế giới.

Lấy ví dụ, việc xuất khẩu trong Q3/2011 đã giúp ngành đường tăng giá đường trong nước
lên đến hơn 20 ngàn đồng/kg sau khi đã giảm giá trong Q2.

- Theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg, một trong những điểm quan trọng trong chính sách
phát triển ngành mía đường là khơng xây dựng thêm nhà máy mới trong nước. Điều này
ngăn chặn ý định tham gia thị trường của những doanh nghiệp mới.

Khó khăn

- Khó khăn lớn nhất của ngành mía đường Việt Nam là bài toán xây dựng và phát triển
vùng nguyên liệu mía.

Cơng tác giống mía, kỹ thuật canh tác, cơng tác thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
nên chữ đường nhìn chung cịn thấp (chữ đường bình qn của Thái Lan thường xuyên
trên 11 ccs, trong khi chữ đường Việt Nam chỉ khoảng 8-9 ccs).


- Việc nhập lậu đường không ngăn chặn được đã tác động lớn đến điều hành cung cầu và
giá đường lậu không chịu thuế nên có thường xun gây khó khăn cho các cơng ty đường
trong nước.

Chênh lệch giá đường tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong ngành, nhưng lại
làm gia tăng chi phí cho các ngành khác sử dụng đường làm nguyên liệu. Ngay từ đầu
năm 2012, khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát, sức tiêu dùng chững lại... thì việc duy
trì mức chênh lệch giá sỉ trong nước cao hơn khoảng 2 ngàn đồng/kg so với giá nhập
khẩu đã gây ra phản ứng từ các công ty lớn như Vinamilk, URC, Pepsi...

- Phần lớn các nhà máy đường đều bán sỉ cho các doanh nghiệp thuộc ngành công
nghiệp khác như bánh kẹo, sữa, nước giải khát..., cho các công ty thương mại có chức
năng phân phối hay bán cho các nhà máy đường của công ty khác trong ngành, cịn thị
trường bán lẻ lại do các cơng ty phân phối “đảm trách”. Chỉ có một vài doanh nghiệp
đang phát triển mạng lưới bán lẻ đến người tiêu dùng như Đường Biên Hòa, Bourbon Tây
Ninh... Như vậy, trong những thời điểm nhất định khi có dấu hiệu tồn kho gia tăng, các
nhà máy đường buộc phải chấp nhận hạ giá bán sỉ chứ khơng có khả năng tác động đến
giá bán lẻ trong nước.

- Tuy giá đường trong nước năm nay vẫn ln duy trì ở mức cao hơn giá thế giới, nhưng
đối với nhiều công ty trong ngành, tỷ suất lợi nhuận lại đang có dấu hiệu suy giảm. Lý do
chính đến từ cả hai phía đầu vào và đầu ra. Giá thu mua mía khơng thể giảm nhiều, thậm
chí một số nơi tuy giảm nhưng cơng ty mía lại phải hỗ trợ những khoản chi phí khác cho
người nơng dân để người dân khơng chặt bỏ mía chuyển sang cây trồng khác, vì thế giá
thành 1 kg đường khơng giảm mà lại tăng. Ngồi ra, tuy ngành đường trong nước được
bảo hộ, giá đường trong nước cao hơn giá thế giới nhưng do tình trạng nhập lậu nên các
công ty đường cũng buộc phải hạ giá để “cạnh tranh”.

- Khơng có nhiều cơng ty đường mạnh dạn hỗ trợ vốn cho người dân như trường hợp của
công ty đường Bourbon Tây Ninh (công ty tiếp tục hỗ trợ 9 triệu đồng/ha, chưa kể hỗ

trợ lãi suất vay ngân hàng, máy móc và giống mía), do đó nhiều cơng ty đường đang lo
người dân chuyển đổi từ trồng mía sang những loại cây công nghiệp khác như cao su, sắn

- Một số nơi ở Miền Trung – Tây Nguyên, ĐBS Cửu Long mặc dù đã được quy hoạch
nhưng một số vùng mía của các nhà máy khá gần nhau hoặc bị trùng lắp, hoặc quy mô

vùng trồng lại quá nhỏ so với công suất nhà máy, việc tổ chức thu mua mía lại tương đối
phức tạp nên khi giá đường lên cao, việc tranh mua mía thường diễn ra.

- Đường tuy vẫn xuất khẩu được nhưng hơn 90% là xuất sang Trung Quốc. Đây đang là
lợi thế nhưng cũng trở thành khó khăn nếu Trung Quốc tự cân đối được cung cầu hoặc
gia tăng nhập khẩu từ các nước khác. Giá thành cao luôn là điểm yếu của ngành đường
nước ta và chưa có dấu hiệu cho thấy có thể sớm khắc phục


×