Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu một số loài thuộc chi phyllanthus ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
LÊ THỊ HỒNG TUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU MỘT SỐ
LOÀI TRONG CHI PHYLLANTHUS Ở
MIỀN BẮC VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

LÊ THỊ HỒNG TUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU MỘT SỐ
LOÀI TRONG CHI PHYLLANTHUS Ở
MIỀN BẮC VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Thị Lan Hương

Hà Nội, 2014




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Hà Minh Tâm cùng các thầy cô giáo
trong tổ Thực vật, khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài và hoàn thiện luận văn.
Trong quá tình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để đề tài
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Lê Thị Hồng Tuyến


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện và hoàn thành dưới sự
hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Lan Hương.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu của tôi.
- Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ bất kì một luận văn hay công trình khoa học nào đã được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Hồng Tuyến


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hình thái loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.), (Nguồn: Lê
Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.2. Hoa của loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.), (Nguồn: Lê
Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus
Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.4. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ thứ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus
reticulatus Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.5. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus
Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.6. Lông che chở đa bào ở thân sơ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus
reticulatus Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.7. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus
reticulatus Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.8. Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus
reticulartus Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.9. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá loài Phèn đen (Phyllanthus
reticulatus Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.10. Cấu tạo giải phẫu phiến lá loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus
Poir.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.11. Hình thái loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus urinaria L.), (Nguồn:
Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.12. Hoa của loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus urinaria L.), (Nguồn:
Lê Thị Hồng Tuyến)

Hình 3.13. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus
urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)


Hình 3.14. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ thứ cấp loài Chó đẻ thân đỏ
(Phyllanthus urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.15. Sự hình thành rễ bên của loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus
urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.16. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus
urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.17. Câu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp cây Chó đẻ thân đỏ
(Phyllanthus urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.18. Tinh thể caxi oxalat ở thân sơ cấp loài Chó đẻ thân đỏ
(Phyllanthus urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.19. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus
urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.20. Một phần thân thứ cấp loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus urinaria
L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.21. Lỗ vỏ trên thân thứ cấp loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus urinaria
L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.22. Cấu tạo giải phẫu cuống lá loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus
urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.23. Cấu tạo giải phẫu bó mạch gân chính lá loài Chó đẻ thân đỏ
(Phyllanthus urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.24. Cấu tạo giải phẫu phiến lá loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus
urinaria L.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.25. Hình thái loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum.),
(Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.26. Hoa và quả của loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus
Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)

Hình 3.27. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)


Hình 3.28. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ thứ cấp loài Diệp hạ châu đắng
(Phyllanthus amarus Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.29. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.30. Một phần thân sơ cấp loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus
Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.31. Cấu tạo phần vỏ thân thứ cấp loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.32. Cấu tạo giải phẫu bó mạch gân chính loài Diệp hạ châu đắng
(Phyllanthus amarus Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.33. Cấu tạo giải phẫu phiến lá loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus Schum.), (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.34. Hình thái loài Phyllanthus sp., (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.35. Lá của loài Phyllanthus sp., (Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.36. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp loài Phyllanthus sp., (Nguồn: Lê Thị
Hồng Tuyến)
Hình 3.37. Cấu tạo phần vỏ rễ thứ cấp loài Phyllanthus sp., (Nguồn: Lê Thị
Hồng Tuyến)
Hình 3.38. Câu tạo giải phẫu một phần thân sơ cấp loài Phyllanthus sp.,
(Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.39. Cấu tạo phần vỏ thân thứ cấp loài Phyllanthus sp. (Nguồn: Lê Thị
Hồng Tuyến)
Hình 3.40. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp loài Phyllanthus sp., (Nguồn: Lê
Thị Hồng Tuyến)
Hình 3.41. Cấu tạo giải phẫu một phần thân thứ cấp loài Phyllanthus sp.,
(Nguồn: Lê Thị Hồng Tuyến)

Hình 3.42. Cấu tạo giải phẫu bó mạch cuống lá loài Phyllanthus sp., (Nguồn:
Lê Thị Hồng Tuyến


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Đối tượng nghiên cứu.
Bảng 2: Phân biệt đặc điểm hình thái các loài.
Bảng 3: Phân biệt cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp các loài.
Bảng 4: Phân biệt cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp các loài.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 1
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
Bố cục khoá luận ............................................................................................... 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới .............................. 3
1.2. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam ............................... 5
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN ......................... 7
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 7
2.2.1. Địa điểm .................................................................................................. 7
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 7
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7
2.3.1. Ngoài thực địa ......................................................................................... 7
2.3.2. Trong phòng thí nghiệm.......................................................................... 8

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 10
3.1. Loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.)......................................... 10
3.1.1. Hình thái................................................................................................ 10
3.1.2. Giải phẫu ............................................................................................... 11
3.1.2.1. Rễ cây ................................................................................................. 11
3.1.2.2. Thân cây ............................................................................................. 13
3.1.2.3. Lá cây ................................................................................................. 16
3.2. Loài Chó đẻ thân đỏ (Phyllanthus urinaria L.) ....................................... 18


3.2.1. Hình thái................................................................................................ 18
3.2.2. Giải phẫu ............................................................................................... 19
3.2.2.1. Rễ cây ................................................................................................. 19
3.2.2.2. Thân cây ............................................................................................. 20
3.2.2.3. Lá cây ................................................................................................. 23
3.3. Loài Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum.) .......................... 25
3.3.1. Hình thái................................................................................................ 25
3.3.2. Giải phẫu ............................................................................................... 26
3.3.2.1. Rễ cây ................................................................................................. 26
3.3.2.2. Thân cây ............................................................................................. 28
3.3.2.3. Lá cây ................................................................................................. 30
3.4. Phyllanthus sp. ......................................................................................... 32
3.4.1. Hình thái................................................................................................ 32
3.4.2. Giải phẫu ............................................................................................... 33
3.4.2.1. Rễ cây ................................................................................................. 33
3.4.2.2. Thân cây ............................................................................................. 34
3.4.2.3. Lá cây ................................................................................................. 36
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ........................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44



Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Họ Đại kích hay họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là một họ lớn của thực vật
có hoa (240 chi và khoảng 6000 loài). Chi Phyllanthus là chi lớn nhất trong
họ Thầu dầu. Ước tính chi này có tới 750 loài đến 1200 loài. Các loài thuộc
chi này phân bố rộng rãi ở rất nhiều nơi trên thế giới như châu Á, châu Âu,
châu Mĩ,...
Hiện tại ở Việt Nam một số loài thuộc chi Phyllanthus mọc rất phổ biến
quanh các làng bản, bãi hoang, cánh đồng,... Trong đó, nhiều nhất là Diệp hạ
châu đắng (Phyllanthus amarus Schum. 1829), Diệp hạ châu ngọt
(Phyllanthus urinaria L.1753) và Phèn đen (Phyllanthus reticular Poir. 1804)
và Phyllanthus sp.. Ngoài ra, các loài trên cũng được trồng để phục vụ cho
chế biến thuốc: Chữa sỏi thận, sỏi mật, viêm gan B, ghẻ, kiết lị, trị vàng da,
sốt, đau mắt, rắn cắn, lậu, giang mai... Tuy nhiên, việc sử dụng chúng chưa
phổ biến và gặp phải khá nhiều bất cập do sự thiếu hiểu biết của người dân
trong việc phân biệt giữa 3 loài Diệp hạ châu trên, mà chủ yếu là do sự giống
nhau về một số đặc điểm hình thái.
Để khắc phục tình trạng trên đã có một số đề tài cứu về các đặc điểm hình
thái của một số loài trong chi Phyllathus. Tuy nhiên, kết quả lại chưa cụ thể
và rõ ràng vì vậy mà rất nhiều người dân, ngay cả các cơ sở sản xuất thuốc
vẫn còn nhầm lẫn. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “

ghiên c u đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu một số


loài thuộc chi Phyllanthus ở miền Bắc Việt am”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hình thái và giải phẫu một số loài của chi Phyllanthus ở miền
Bắc Việt Nam, cụ thể: Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.), Chó đẻ thân
đỏ (Phyllanthus urinaria L.), Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus
Lê Thị Hồng Tuyến

1

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

Schum.) và Phyllanthus sp.. Đồng thời, kết quả của đề tài cũng phục vụ cho
những nghiên cứu tiếp theo.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái – giải phẫu của các loài nghiên cứu.
- So sánh đặc điểm hình thái – giải phẫu giữa các loài nghiên cứu.
- Rút ra một số đặc điểm chung của các loài thuộc chi Phyllanthus.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung những kiến thức về hình thái, giải phẫu của
một số loài thuộc chi Phyllanthus.
So sánh hình thái, giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của các loài nghiên cứu
từ đó rút ra đặc điểm chung về đặc điểm cấu tạo.

- Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung thêm dẫn liệu minh họa về hình thái – giải
phẫu khi giảng dạy bộ môn: Hình thái – giải phẫu học thực vật, Phân loại thực
vật, Sinh lí thực vật,… trong trường Phổ thông, Cao đẳng, Đại học,...
Bố cục khoá luận
Khoá luận gồm 48 trang, 42 ảnh, 2 bảng được chia thành các phần
chính như sau: Mở đầu: 3 trang, tổng quan tài liệu: 4 trang, đối tượng – địa
điểm – thời gian và phương pháp nghiên cứu: 3 trang, kết quả nghiên cứu và
thảo luận: 32 trang, kết luận và kiến nghị: 2 trang, tài liệu tham khảo : 1 trang,
phụ lục: 3 trang.

Lê Thị Hồng Tuyến

2

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới
Thực vật học là một trong những môn khoa học sinh học được rất nhiều
tác giả quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu ngay từ thuở sơ khai. Trong đó,
khoa học nghiên cứu hình thái, giải phẫu học thực vật được phát triển tương
đối sớm và đóng vai trò quan trọng. Một số tài liệu xưa đã chứng minh điều
này. Trong các sách cổ của Trung Quốc như “Hạ tiểu chính” (cách đây hơn

3000 năm) và “Kinh thi” (cách đây gần 3000 năm) đã mô tả hình thái và các
giai đoạn sống của nhiều loài. Thế kỉ XI trước Công nguyên, một pho sách cổ
Ấn Độ “Su – scơ – ru – ta” đã mô tả hình thái 760 loài cây thuốc. Đến thế kỉ
thứ III, IV trước Công nguyên mới bắt đầu có những hiểu biết có tính chất hệ
thống về giới Thực vật [11].
Theosphraste (371 – 286 trước Công nguyên) viết nhiều sách về thực vât
như “Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”… Trong đó, ông đã đề cập
đến sự thích nghi của cây cỏ với môi trường sống, các đặc điểm khác nhau
của cơ thể thực vật khi sống ở các môi trường khác biệt. Ông đã chia cây
thành các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả, ông cũng chú ý tới sự tạo thành vòng
gỗ hàng năm.
Ở thế kỉ XVI và XVII, Caesalpine, Rivenus, Tournefor… đã xây dựng
hệ thống phân loại trên cơ sở đặc tính hình thái của hạt, phôi, tràng.
Năm 1703, John Ray đã phân biệt sự khác nhau giữa cây Một lá mầm và
Hai lá mầm, tách chúng làm 2 nhóm phân loại lớn.
Đặc biệt với sự phát minh ra kính hiển vi của Robert Hook (thế kỉ XVII),
người ta đã quan sát được cấu tạo bên trong của thực vật điều mà trước đó
người ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cũng từ đây đã mở ra nhiều
hướng mới trong nghiên cứu về thực vật và đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu hình thái, giải phẫu học có giá trị lớn ra đời. Ông đã mở đầu cho giai
Lê Thị Hồng Tuyến

3

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp


Khoa SinhKTNN

đoạn mới nghiên cứu cấu trúc tế bào và các công trình nghiên cứu khác đã
dẫn tới sự ra đời của “Học thuyết tế bào” (1838).
Cùng với sự phát triển của kính hiển vi quang học mà một khoa học mới
hình thành nghiên cứu cấu tạo bên trong của cơ thể thực vật, đó là Giải phẫu
thực vật. Sau R.Hooker vào những năm 70 của thế kỉ XVII, nhà sinh vật học
người Ý – Manpighi và nhà thực vật học Anh – Grew đã nghiên cứu và công
bố công trình mang tên “Giải phẫu Thực vật”, vì vậy, có thể xem Manpighi
và Grew là những người đặt nền móng nghiên cứu giải phẫu thực vật ngày
nay.
Sau khi Học thuyết tế bào ra đời thì các nghiên cứu về tế bào học bắt đầu
phát triển nhanh chóng. Rumark (1841) khám phá phân bào không tơ, De
Flemming (1898 – 1880) nghiên cứu phân bào giảm phân ở động vật,
Starasbuger tìm thấy phân bào gián phân ở thực vật, E.Van Beneden (1887)
khám phá sự giảm phân, Waldeyer (1890) nghiên cứu thể nhiễm sắc,
Hertwing (1875) nghiên cứu sự thụ tinh, Van Deneden, Boveri (1876) tìm
thấy trung thể, Altman (1884) khám phá ti thể và bộ máy Golgi (1889)…
Đầu thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa cấu trúc
và một số chức năng cơ bản trong đời sống của thực vật như quang hợp, hô
hấp… Năm 1874, Svendener đã chú ý tới việc áp dụng chức năng sinh lí khi
nghiên cứu giải phẫu thực vật… Năm 1884, Haberland đã phát triển hướng
nghiên cứu này trong cuốn “Giải phẫu – Sinh lí thực vật”.
Giữa thế kỉ XIX, công trình nghiên cứu về thực vật có hạt của
Hoffmeister đã xóa bỏ được ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và thực vật Hạt
kín. Ông đã xác định quy luật chung cho thực vật trong chu trình sống dưới sự
xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, góp phần quan trọng
trong việc giải thích sự tiến hóa của giới thực vật.
Năm 1877, Debarry cho xuất bản cuốn sách “Giải phẫu so sánh các cơ

quan sinh dưỡng”, trong đó đã phân biệt các loại mô, túi tiết, mạch, ống nhựa
Lê Thị Hồng Tuyến

4

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

mủ… Cách phân biệt của ông tuy còn mang tính chất nhân tạo nhưng cũng
đánh dấu một bước tiến bộ trong việc nghiên cứu cấu tạo giải phẫu cơ thể
thực vật.
Càng về sau này các tác giả càng đi sâu vào mô tả thành phần, cấu tạo
chi tiết các cơ quan sinh dưỡng của cây. Kixeliva N.X trong cuốn “Giải phẫu
và hình thái thực vật” đã mô tả tỉ mỉ về hình thái rễ và cấu tạo giải phẫu rễ
non. Takhtajan (1971) đã hệ thống hóa nguồn gốc, sự tiến hóa của các cơ
quan, các mô của thực vật Hạt kín trong cuốn “Những nguyên lí tiến hóa hình
thái của thực vật Hạt kín”.
Như vậy những nghiên cứu về hình thái, giải phẫu thực vật ngày càng đa
dạng, phong phú và được nhiều tác giả quan tâm nhưng các vấn đề còn chung
chung, đặc biệt về thực vật thân thảo và cây gỗ nhỏ còn rất hạn chế.
1.2. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, luôn biến động làm cho
thực vật nước ta đa dạng về cả số lượng cũng như thành phần loài. Và từ lâu
trong nhân dân cũng có những kiến thức về thực vật học khá phong phú. Lê

Qúy Đôn (thế kỉ XVI) trong bộ “Vân đài loại ngữ”, đã mô tả khá chi tiết một
số loài cây.
Trong thời kì thực dân Pháp chỉ có công trình nghiên cứu về giải phẫu gỗ
của H.Lecomte trong cuốn “Các cây gỗ ở Đông Dương” [11].
Năm 1980, bản giáo trình “Hình thái, giải phẫu thực vật” của nhóm tác
giả Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh [11]; cùng một số
giáo trình khác như: “Hình thái giải phẫu thực vật” của Cao Thúy Chung,
“Thực vật học” của Trần Công Khánh,… nói chung đều mô tả hình thái, giải
phẫu chung của các cơ quan sinh dưỡng, chưa đi sâu nhiều vào đối tượng cụ
thể.
Những năm gần đây, nhiều tác giả trong nước đã chú ý tới hướng nghiên
cứu giải phẫu thích nghi.
Lê Thị Hồng Tuyến

5

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

Năm 1970, Phan Nguyên Hồng đã mô tả hình thái và cấu tạo giải phẫu
một số cơ quan của các loài ngập mặn theo hướng thích nghi.
Năm 1980, trong luận văn sau đại học của Trần Văn Ba “Bước đầu
nghiên cứu hình thái, giải phẫu rễ cây của một số loài thực vật của rừng ngập
mặn” đã mô tả, so sánh cấu tạo các loại rễ trên cùng một cây, từ đó chứng

minh tính thích nghi với chức năng và môi trường sống ở rừng ngập mặn.
TS. Phạm Văn Năng từng nghiên cứu cấu tạo giải phẫu thích nghi của
biểu bì.
Nguyễn Thị Hồng Liên (1999) trong luận văn cao học “Cấu tạo giải
phẫu thích nghi cơ quan sinh sản của cây Trang” đã tìm được các đặc điểm
thích nghi sinh sản trong cấu tạo của một số loài cây họ Đước
(Rhizophoraceae) trong điều kiện bãi lầy, thường xuyên phải chịu tác động
của sóng gió thủy triều.
Ngoài ra, các luận văn sau đại học của nhiều tác giả như Nguyễn Khoa
Lân, Nguyễn Bảo Khanh, Mai Sỹ Tuấn… đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu
thích nghi với môi trường sống của một số loài cây nước mặn.
Đỗ Thị Lan Hương (2004): “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo
giải phẫu thích nghi với chức năng của một số cây trong 3 họ: Bầu bí
(Cucurbitaceae), Củ nâu (Dioscoreaceae) và Khoai lang (Convolvulaceae)”,
Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học [5].
Đỗ Thị Lan Hương (2012): “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo
giải phẫu của một số loại cây dây leo ở miền khu vực Bắc Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ [6].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi phù
hợp với chức năng của các cơ quan dinh dưỡng bước đầu đã được tiến hành
một cách cụ thể.

Lê Thị Hồng Tuyến

6

K36B –
Sinh



Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đối tượng nghiên c u
STT

1.

2.

3.

4.

Tên loài

Cơ quan nghiên cứu

Địa điểm
thu mẫu
- Hà Nội

Phèn đen
(Phyllanthus reticulatus Poir.)


Rễ, thân, lá

- Hải Dương
-Thái Bình
- Hải Dương

Chó đẻ thân đỏ

Rễ, thân, lá

(Phyllanthus urinaria L.)

- Thái Bình
- Vĩnh Phúc

Diệp hạ châu đắng

Rễ, thân, lá

(Phyllanthus amarus Schum.)
Phyllanthus sp.

Rễ, thân, lá

- Thái Bình
- Vĩnh Phúc
- Hà Nội
- Vĩnh Phúc

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm
- Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu ở các địa điểm thuộc các tỉnh: Thái
Bình, Hải Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc.
- Thực hành giải phẫu các đối tượng nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm
Thực vật – Khoa Sinh – KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội 2.
2.2.2. Thời gian nghiên c u
- Từ tháng 3/2013 đến 5/2014.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. goài thực địa
- Thu thập mẫu.
Lê Thị Hồng Tuyến

7

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

- Quan sát, mô tả, chụp ảnh hình thái các loài nghiên cứu.
- Ngâm mẫu: Chọn các mẫu ở các đối tượng có kích thước trung bình.
Các mẫu sau khi lấy được xử lí sơ bộ bằng cách: Rửa sạch bùn đất rồi để khô
nước, sau đó tiến hành ngâm vào dung dịch cồn 30 – 40% để giữ mẫu.
2.3.2. Trong phòng thí nghiệm
- Định tên loài.
- Làm vi giải phẫu mẫu bằng dao lam:

+ Cầm vật cắt ở tay trái, kẹp giữa ngón cái và ngón giữa, ngón trỏ được
dùng như điểm tựa cho lưỡi dao.
+ Tay phải cầm lưỡi dao lam để cắt (dùng một miếng cà rốt hay su hào
làm thớt cắt). Chú ý cắt thật mỏng thẳng góc với trục của mẫu vật, không
nháy lại nhát cắt, lát cắt phải đảm bảo vuông góc với trục thẳng của vật cắt.
- Nhuộm lát cắt:
Tiến hành nhuộm kép với thuốc nhuộm xanh metylen và đỏ carmine.
Quy trình nhuộm:
Bước 1: Lát cắt được ngâm vào dung dịch nước Javen trong 15 – 30 phút
để tẩy sạch nội chất của tế bào.
Bước 2: Rửa sạch Javen bằng nước cất.
Bước 3: Ngâm bằng dung dịch axit axetic để tẩy sạch Javen còn dính lại
(nếu không Javen sẽ làm mất màu thuốc nhuộm).
Bước 4: Rửa sạch axit axetic bằng nước cất (rửa 2 lần).
Bước 5: Nhuộm đỏ mẫu bằng dung dịch carmine trong khoảng 30 – 60
phút.
Bước 6: Rửa mẫu trong nước cất.
Bước 7: Nhuộm trong dung dịch xanh metylen loãng khoảng 20 giây.
Chú ý: Nếu cần giữ màu trong thời gian dài thì có thể tăng thời gian
nhuộm lên gấp đôi, sau đó rửa lại bằng nước cất và bảo quản trong dung dịch
glixerin.
Lê Thị Hồng Tuyến

8

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt

nghiệp

Khoa SinhKTNN

Bước 9: Lên kính bằng dung dịch glixerin, trong mỗi lam kính chỉ để lát
cắt của một đối tượng nghiên cứu và lát cắt không quá nhiều sẽ khó xem. Sử
dụng kính hiển vi quang học thông thường, tùy mục đích quan sát để thay đổi
các độ phóng đại khác nhau.

Lê Thị Hồng Tuyến

9

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chi Diệp hạ châu (Phyllanthus) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), bộ
Thầu dầu (Euphorbiales). Chi Diệp hạ châu là chi lớn nhất trong họ Thầu dầu,
ước tính có từ 750 tới 1200 loài.
Chi Diệp hạ châu gồm các cây không leo, không có mủ trắng. Các cây
thuộc chi Phyllanthus có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ
châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).
Lá đơn thường xếp thành 2 dãy, mọc so le trên cành, mỗi cành giống như

một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét.
Hoa nhỏ, đều, thường đơn tính, đồng chu. Hoa đực không cánh. Tiểu
nhụy dính vào nhau, vòi nhụy rời, chẻ 2 với 2 luân sinh lá đài. Lá đài không
uốn cong vào trong, tiểu nhụy 2 – 5. Quả nang hay trái khô [4].
3.1. Loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.)
3.1.1. Hình thái
Cây bụi, cao 2 – 4 m, mọc đứng, tiết diện tròn, cành nhánh màu đen nhạt.
Thân non màu xanh lục, thân già màu nâu xám, không nhẵn.
Lá đơn nguyên, mọc so le. Phiến lá có hình dạng thay đổi (trái xoan, bầu
dục, trứng ngược,…). Phiến lá to, mỏng, dài 1,5 – 3 cm, rộng 6 – 12mm, mặt
trên sẫm màu hơn mặt dưới, có lông ở gân chính mặt dưới. Gân lá hình lông
chim, gân chính nổi rõ xuất phát từ cuống lá, các gân phụ mảnh và nhỏ hơn.
Cuống lá hình trụ, màu xanh lục. Lá kèm hình tam giác hẹp.
Hoa mọc ở nách lá, riêng lẻ hay xếp thành chùm (2 – 3 hoa). Hoa đực có
5 lá đài, 5 tiểu nhị mà 2 rời. Hoa cái có noãn với 6 – 12 buồng. Quả hình cầu,
khi chín màu đen, to 3 – 5 mm. Ra hoa kết quả từ tháng 8 – 10.
Trồng làm hàng rào. Lá trị ghẻ lở, trị ho, lợi tiểu, chống siêu khuẩn, dùng
nhuộm vải,…[4].

Lê Thị Hồng Tuyến

10

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp


Lê Thị Hồng Tuyến

Khoa SinhKTNN

11

K36B –
Sinh


Khóa luận tốt
nghiệp

Khoa SinhKTNN

Hình 3.1. Hình thái loài Phèn đen

Hình 3.2. Hoa của loài Phèn đen

(Phyllanthus reticulatus Poir.)

(Phyllanthus reticulatus Poir.)

3.1.2. Giải phẫu
3.1.2.1. Rễ cây
Rễ đảm nhận chức năng hút nước, ion khoáng và giữ chặt cây vào đất.
Cắt ngang qua phần rễ của cây Phèn đen, chúng tôi thấy phần trụ chiếm tỉ lệ
lớn hơn phần vỏ (hình 3.3).
Ngoài cùng là tầng bần với 6 – 10 lớp tế bào xếp thành dãy xuyên tâm.
Các tế bào bần hình chữ nhật, kích thước tương đối đồng đều, xếp sít nhau,

vách tế bào thấm suberin. Bần có tác dụng bảo vệ chống sự xâm nhập của vi
sinh vật, nấm, giúp cho các mô bên trong khỏi bị phá hoại.
Nằm ngay dưới bần là 4 – 6 lớp tế bào mô mềm vỏ gồm những tế bào có
màng mỏng, hình trứng hoặc elip xếp không sít nhau để lại những khoảng
gian bào, có vai trò dự trữ (hình 3.4).

Lê Thị Hồng Tuyến

12

K36B –
Sinh


1
2
3
4
5
6
7
Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.)
1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Libe thứ cấp; 4. Tầng phát sinh trụ;
5. Gỗ thứ cấp; 6. Tia ruột; 7. Rễ bên
1
2
3
4
5
6

7

Hình 3.4. Cấu tạo giải phẫu một phần rễ thứ cấp loài Phèn đen
(Phyllanthus reticulatus Poir.)
1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Libe thứ cấp; 4. Tầng phát sinh trụ;
5. Gỗ thứ cấp; 6. Tia ruột; 7. Rễ bên

Phần trụ: Tầng phát sinh trụ gồm 3 – 5 lớp tế bào có vách mỏng, kích
thước nhỏ xếp song song với nhau. Sự hoạt động của tầng này cho ra phía
ngoài là libe thứ cấp, phía trong là gỗ thứ cấp. Ngoài ra, tầng phát sinh trụ còn
sinh ra các dãy tia ruột thứ cấp ngăn cách các bó dẫn với nhau, gồm các tế bào
vách mỏng bằng xenlulozo. Tia ruột thứ cấp gồm 1 – 2 dãy tế bào từ gỗ sơ


cấp đi ra, qua gỗ thứ cấp, các dãy tế bào này loe rộng thành hình phễu. Tế bào
tia ruột xếp theo hướng xuyên tâm, đảm bảo sự trao đổi giữa phần trụ với các
tổ chức bên ngoài.
Vỏ trụ được cấu tạo bởi 1 – 2 lớp tế bào hóa sợi trên đầu libe. Libe phía
bên ngoài, tạo thành vòng liên tục quanh thân. Libe gồm có: Libe sơ cấp nằm
ngay dưới cụm sợi vỏ trụ, tế bào hình đa giác nhỏ, vách uốn lượn; libe thứ cấp
phía bên trong, kích thước tế bào nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ.
Gỗ thứ cấp chiếm gần hết diện tích phần trụ, mạch gỗ to, hình đa giác,
kích thước không đông đều, sắp xếp lộn xộn trong mô mềm gỗ. Kích thước
mạch gỗ càng vào trong càng nhỏ dần. Mô mềm gỗ gồm những tế bào hình đa
giác, tròn hoặc bầu dục, xếp thành các dãy xuyên tâm. Gỗ sơ cấp nằm ở phía
trung tâm của phần trụ, kích thước tế bào nhỏ hơn gỗ thứ cấp (hình 3.4).
Tinh thể canxi oxalat hình cầu rải rác trong mô mềm vỏ.
3.1.2.2. Thân cây
1
2

3
4
5
6
7
8

Hình 3.5. Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.)
1. Biểu bì; 2. Mô dày; 3. Mô mềm vỏ; 4. Mô cứng;
5. Libe sơ cấp; 6. Tầng trước phát sinh; 7. Gỗ sơ cấp; 8. Mô mềm ruột


Hình 3.6. Lông che chở đa bào ở thân sơ cấp loài Phèn đen
(Phyllanthus reticulatus Poir.)

1
2
3
4
5
6
7

Hình 3.7. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp loài Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.)
1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Mô cứng;
4. Libe thứ cấp; 5. Tầng phát sinh trụ; 6. Gỗ thứ cấp; 7. Mô mềm ruột

Thân cây có sinh trưởng thứ cấp nên biểu bì được thay thế bởi chu bì. Tế
bào biểu bì hình chữ nhật, có kích thước tương đối đồng đều, vách ngoài phủ
lớp cutin mỏng, một số tế bào biểu bì kéo dài ra tạo thành lông che chở. Chu

bì phát triển với tầng sinh bần tạo ra phía ngoài 6 – 8 lớp tế bào bần (hình
3.7), vách thấm suberin giúp bảo vệ các mô bên trong được tốt hơn.


×