Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

TRẦN THỊ THÙY TIÊN

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TP. HỒ
CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. Hồ Chí Minh tháng

năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

TRẦN THỊ THÙY TIÊN

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TP. HỒ
CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán


Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA

TP. Hồ Chí Minh tháng

năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN THỊ HẰNG NGA
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
23 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phạm Văn Dược

Chủ tịch

2


PGS.TS. Trần Phước

Phản biện 1

3

TS. Trần Văn Tùng

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

5

TS. Phan Mỹ Hạnh

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày tháng năm 201

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Thị Thùy Tiên

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 31/08/1988

Nơi sinh: Bình Dương

Chuyên ngành: Kế toán MSHV:1541850052
I- Tên đề tài:Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM II- Nhiệm vụ và nội
dung:
+ Xác định các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. HCM.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại TP.HCM.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn:TS.Phan Thị Hằng Nga
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. Phan Thị Hằng Nga

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hồ Chí
Minh là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân.
Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công
bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được
tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2017

HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Trần Thị Thùy Tiên


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng; Viện
Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM; tất cả quý Thầy Cô đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Hằng Nga đã tận tâm hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng dẫn
tận tình của cô thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2017
Tác giả

Trần Thị Thùy Tiên


iii

TÓM TẮT
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế
thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt. Để
có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu
tối đa hóa hiệu quả của hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi doanh nghiệp cần phải có
những giải pháp, chiến lược liên quan đến việc huy động và sử dụng nguốn vốn, khai
thác hiệu quả tài sản, vận dụng khoa học kỹ thuật, kỹ năng trình độ quản lý,… để có thể
tối đa hóa thu nhập hoạt động kinh doanh của mình từ những nguồn lực sẵn có. Xuất
phát từ những yêu cầu trên, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm ra các yếu tố
có tác động đến hiệu quả kinh doanh của mình, cũng như hướng và mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đó nhất là trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong thời gian qua, mặc dù doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.HCM đã có nhiều
bước phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của

thành phố, nhưng thực tế, các DNNVV hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
những khó khăn mang tính đặc trưng và lâu dài cho các DNNVV như về trình độ công
nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và
mặt bằng sản xuất.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo lựa chọn
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM gồm 05 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng
trưởng, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh, thời gian hoạt động đều có tác động cùng chiều
đến hiệu quả kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp có tác động trực tiếp đến các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm có các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.


iv

ABSTRACT
In the era of industrialization, modernization, production and business
under the market mechanism, enterprises are always faced with intense competition
environment. In order to survive and develop sustainably, businesses are aiming to
maximize the efficiency of their business. Each business should have solutions and
strategies related to the mobilization and use of capital, effective exploitation of
assets, the application of science and technology, management skills ... to be able to
dark Multiply your business income from the available resources. Starting from the
above requirements, it is necessary for enterprises to study and find out factors
affecting their business performance as well as the direction and level of influence
of these factors, especially in Small and medium enterprises.
In the past time, although small and medium enterprises in Ho Chi Minh
City have had significant development steps, they have played an increasingly

important role in the economic development of the city. There are also many
difficulties, especially the specific and long-term difficulties for SMEs, such as the
backward technology level, weak corporate governance, access to credit and
production sites. Export.
Synthesizing the theories, inheriting the results from the previous studies
directly and indirectly related to the topic, the author initially formed the selection
scales. Factors within the enterprise affect The business results of small- and
medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City include five factors: enterprise size,
growth rate, capital structure, business risk and operating time all have the same
effect. Fruit business. From the above results, the author has proposed some
solutions that directly affect the internal factors affecting the business results of the
business in order to have solutions to improve business results. For small and
medium enterprises.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT.............................................................................................................................................. iii
ABSTRACT.......................................................................................................................................... iv
MỤC LỤC............................................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................... 2
3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................................. 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài....................................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước..................................................................................................... 11
1.3 Nhận xét......................................................................................................................................... 12
1.3.1 Những điểm kế thừa của đề tài...................................................................................... 12
1.3.2 Các nhận xét và khe hổng nghiên cứu........................................................................ 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................................ 15
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................................ 16
2.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................ 16
2.1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.............17
2.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp............................................... 17
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......................................... 17
2.2.2 Phân loại loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp......................................... 18
2.2.3 Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp................................................... 19
2.2.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......................... 20
2.2.5 Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.....................23


vi

2.3 Các nhân tố bên trong tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa...................................................................................................................................................... 30
2.3.1 Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................................... 30
2.3.2 Tốc độ tăng trưởng............................................................................................................. 31
2.3.3 Đầu tư tài sản cố định....................................................................................................... 32
2.3.4 Cơ cấu vốn............................................................................................................................ 34
2.3.5 Rủi ro kinh doanh............................................................................................................... 34
2.3.6 Thời gian hoạt động........................................................................................................... 35
2.4 Mô hình nghiên cứu................................................................................................................... 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................................ 38
3.1 THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TẠI TP.
HỒ CHÍ MINH................................................................................................................................... 39
3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH................................................................. 42
3.2.1 Tổng quan quy trình nghiên cứu................................................................................. 42
3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................................... 42
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 43
Phương pháp ước lượng hồi quy......................................................................................... 44
3.2.4 Mô hình nghiên cứu......................................................................................................... 45
3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ
VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH.................................................................................................. 47
3.3.1 Hiệu quả kinh doanh và quy mô doanh nghiệp..................................................... 48
3.3.2 Hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng............................................................ 49
3.3.3 Hiệu quả kinh doanh và đầu tư tài sản cố định...................................................... 49
3.3.4 Hiệu quả kinh doanh và cơ cấu vốn........................................................................... 50
3.3.5 Hiệu quả kinh doanh và rủi ro kinh doanh.............................................................. 51
3.3.6 Hiệu quả kinh doanh và thời gian hoạt động.......................................................... 51
3.4 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT.................................................................................................... 52
3.4.1 Biến phụ thuộc................................................................................................................... 52
3.4.2 Biến độc lập......................................................................................................................... 53


vii

3.4.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của DN nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM
53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................................ 56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 57
4.1 Kết quả nghiên cứu các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến hiệu quả

kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (ROA)
57
4.1.1 Thống kê mô tả chỉ số ROA........................................................................................... 57
4.1.2 Phân tích tương quan giữa các biến............................................................................. 57
4.1.3 Phân tích hồi quy..................................................................................................................... 59
4.1.3.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội......59
4.1.3.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội..............59
4.1.3.3 Phương trình hồi quy......................................................................................................... 60
4.1.4 Phân tích tương quan giữa các biến lần 2................................................................. 61
4.1.5 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội lần 2.................62
4.1.6. Kiểm tra các giả thuyết mô hình hồi quy bội.............................................................. 64
4.1.6.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy.............................64
4.1.6.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến................................................................. 64
4.1.6.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư.................................................... 65
4.1.6.4 Kiểm định về tính độc lập của phần dư............................................................. 65
4.2 Kết quả nghiên cứu các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (ROE)
68
4.2.1 Phân tích tương quan giữa các biến............................................................................. 68
4.2.2 Phân tích hồi quy..................................................................................................................... 70
4.2.2.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội......70
4.2.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội..............70
4.2.2.3 Phương trình hồi quy......................................................................................................... 71
4.2.3 Phân tích tương quan giữa các biến lần 2................................................................. 72
4.2.4 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội lần 2............73


viii

4.2.5. Kiểm tra các giả thuyết mô hình hồi quy bội......................................................... 75

4.2.5.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy.............................75
4.2.5.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến................................................................. 76
4.2.4.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư.................................................... 76
4.2.5.4 Kiểm định về tính độc lập của phần dư............................................................. 76
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu.................................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................................ 82
5.1 Kết luận.......................................................................................................................................... 83
5.2 Các kiến nghị................................................................................................................................ 85
5.2.1 Quy mô doanh nghiệp....................................................................................................... 85
5.2.2 Tốc độ tăng trưởng............................................................................................................. 85
5.2.3 Cơ cấu vốn............................................................................................................................ 86
5.2.4 Rủi ro kinh doanh............................................................................................................... 87
5.2.5 Thời gian hoạt động........................................................................................................... 88
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng....................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 91
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGE

Thời gian hoạt động

DE

Cơ cấu vốn

DN


Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GROWTH

Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

INDUST

Ngành nghề kinh doanh

INT

Tỷ trọng tài sản lưu động

RE

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

RISK

Rủi ro kinh doanh


ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE

Hiệu quả hoạt động

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

SIZE

Quy mô công ty

TANG

Tỷ trọng tài sản cố định

TAX

Thuế thu nhập

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ


Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................ 16
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất............................................ 45
Bảng 3.2. Mô tả các biến độc lập............................................................................ 53
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả chỉ số ROA........................................................ 57
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả chỉ số ROE........................................................ 57
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập................................................. 57
Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lần 1........58
Bảng 4.5: Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS..................................59
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội lần 1......59
Bảng 4.7: Bảng kết quả hồi quy lần 1...................................................................... 61
Bảng 4.8: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lần 2........61
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội lần 2......62
Bảng 4.10: kết quả hồi quy lần 2............................................................................. 63
Bảng 4.11: Kết quả chạy Durbin-Watson................................................................ 66
Bảng 4.12: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lần 1.......69
Bảng 4.13: Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS................................70
Bảng 4.14: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội lần 1....71
Bảng 4.15: Bảng kết quả hồi quy lần 1.................................................................... 72
Bảng 4.16: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lần 2.......72

Bảng 4.17: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội lần 2....73
Bảng 4.18: kết quả hồi quy lần 2............................................................................. 74
Bảng 4.19: Kết quả chạy Durbin-Watson................................................................ 77
Hình 4.4: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy.....................77


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Phương trình Dupont............................................................................... 28
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 37
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................... 42
Hình 3.2a: Mô hình nghiên cứu............................................................................... 48
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy.....................66
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa............................................ 67
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa........................................ 68
Hình 4.4: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy.....................77
Hình 4.5: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa............................................ 78
Hình 4.6: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa........................................ 79


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nói đến DNNVV là nói đến khả năng tạo việc làm và thu nhập, cải thiện kỹ
năng quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sáng tạo. Đặc biệt,
DNNVV có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp
và thúc đẩy đổi mới. Bên cạnh đó, DNNVV còn giúp xây dựng một hệ thống sản
xuất công nghiệp linh hoạt, với mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi

tiềm năng của các địa phương, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và có
những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh công tác
hỗ trợ phát triển DNNVV được xem là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động
vốn cũng như các nguồn lực khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào
sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất và kinh doanh theo cơ
chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay
gắt. Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững các doanh nghiệp đều hướng
đến mục tiêu tối đa hóa hiệu quả của hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi doanh
nghiệp cần phải có những giải pháp, chiến lược liên quan đến việc huy động và sử
dụng nguốn vốn, khai thác hiệu quả tài sản, vận dụng khoa học kỹ thuật, kỹ năng
trình độ quản lý,… để có thể tối đa hóa thu nhập hoạt động kinh doanh của mình từ
những nguồn lực sẵn có. Xuất phát từ những yêu cầu trên, ðòi hỏi các doanh nghiệp
cần nghiên cứu, tìm ra các yếu tố có tác động đến hiệu quả kinh doanh của mình,
cũng như hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.
Thành phố HCM được xác định là một trong những trung tâm kinh tế lớn
nhất của cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được xây mới, nâng cấp
mở rộng mang tính chất liên kết vùng, quốc gia, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu
tư phát triển kinh tế- xã hội diễn ra thuận lợi hơn. TP. HCM hiện là nơi tập trung số
lượng các doanh nghiệp đông nhất cả nước, trong đó DNNVV chiếm đến 97%.
Trong thời gian qua, mặc dù doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.HCM đã có nhiều bước
phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế


2

của thành phố, nhưng thực tế các DNNVV hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt là những khó khăn mang tính đặc trưng và lâu dài cho các DNNVV như về
trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận
nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất,...

Thực tế cho thấy, đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
DNNVV đã được thực hiện tương đối nhiều, nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu
nào tiến hành nghiên cứu các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM, hoặc chỉ thực hiện các
nghiên cứu định lượng, mà bỏ qua định tính trong nghiên cứu các nhân tố này.
Chính vì những lý do vừa nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài là: Các nhân tố
bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại TP.HCM để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM.
-

Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại TP.HCM.
Câu hỏi nghiên cứu:
+ Các nhân tố nào bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa?
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM ?
+ Giải pháp nào nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại TP.HCM?



3

3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại TP.HCM.
+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm 2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp hỗn hợp, bao gồm
phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính:
- Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các nhân tố bên
trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại TP.HCM. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phóng vấn nhà quản lý,
các cán bộ viên chức tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM. Từ đó đề xuất
mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
TP.HCM.
Phương pháp định lượng:
- Khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM thông qua bảng câu hỏi được
thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân
tố bên trong doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
TP.HCM.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và phân
tích nhân tố khám phá (EFA).
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng phần mềm SPSS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
-


Vận dụng được cơ sở lý thuyết về các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh và kết quả khảo sát để phát triển mô hình nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM.


4

-

Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo

lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin
cậy của chúng. Xác định được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp
đến hiệu quả kinh doanh. Từ đó giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM có
những chính sách và phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phục lục, đề tài có kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung. Những nghiên cứu đi sâu vào đánh giá tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời của doanh nghiệp.


Nghiên cứu của Zeitun and Tian (2007)
Zeitun and Tian vào năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động

đến hiệu quả kinh doanh trên 2 phương diện là tài chính và thị trường, dữ liệu
nghiên cứu được thực hiện từ năm 1989-2003 của 167 công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Amman – Jordan, với ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực
phi tài chính.
-

Biến phụ thuộc: Tỷ số ROA – tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là đại diện cho
biến hiệu quả kinh doanh.

- Biến độc lập: Biến hiệu quả kinh doanh được đại diện bởi các chỉ số: Giá trị thị
trường của vốn cổ phần và nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q); Giá
trị thị trường của vốn cổ phần trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần (MBVR); Các
biến yếu tố tác động cũng giống như một số nghiên cứu trước như tỷ lệ nợ (D), quy
mô công ty (SIZE)… Ở nghiên cứu này Zeitun and Tian có đưa thêm một số biến
vào mô hình như: mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua (STDVCF), thuế thu
nhập (TAX), tỷ trọng tài sản cố định (TANG), khủng hoảng chính trị (POLITICAL
CRISS) và ngành nghề kinh doanh (INDUST)
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh gồm:

tỷ lệ nợ (D), quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản
(GROWTH), thuế thu nhập (TAX), ngành nghề kinh doanh (INDUST), tỷ trọng tài
sản cố định (TANGIBILITY). Trong đó biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất. Các
yếu tố tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh gồm: quy mô công ty (SIZE),
tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), thuế thu nhập (TAX). Tỷ trọng tài
sản cố định (TANG) có tác động âm (-) đến hiệu quả kinh doanh, công ty có tỷ
trọng tài sản cố định cao thì hiệu quả kinh doanh thấp do các công ty đầu tư quá
nhiều vào tài sản mà không cải thiện được hiệu quả kinh doanh.


6



Nghiên cứu của Dimitris Margaritis and Maria Psillaki (2008)
Dimitris Margaritis and Maria Psillaki đã thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ

giữa cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” vào năm 2008.
Nguồn dữ liệu nghiên cứu là các công ty thuộc một số ngành nghề kinh doanh như:
Dược phẩm; dệt may; máy tính, nghiên cứu và phát triển…ở Pháp. Dimitris
Margaritis and Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu hai chiều, 2 mô hình hồi quy
được họ xây dựng như sau: Mô hình 1 - tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến hiệu quả
kinh doanh; Mô hình 2 - Hiệu quả kinh doanh và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ.
Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu gồm:
-

Biến phụ thuộc (Biến hiệu quả kinh doanh): Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (CSH) – ROE

-


Biến độc lập (Các yếu tố tác động ): Tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), tốc độ tang trưởng
của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE), tỷ trọng tài sản cố định
(TANG), tỷ trọng tài sản lưu động (INT), cấu trúc vốn sở hữu (OWN).

-

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mối quan hệ giữ tỷ lệ nợ và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp cho thấy hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Mô hình 1
- Tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính và mối quan hệ bậc 2 với hiệu quả kinh
doanh, tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến hiệu quả kinh doanh khi nó ở mức
nợ trung bình. Mô hình 2 – Hiệu quả kinh doanh có tác động dương (+) đến tỷ
lệ nợ và ý nghĩa của sự tác động này là khi tỷ lệ nợ ở mức nợ từ thấp đến trung
bình.



Nghiên cứu của Neil Nagy (2009)
Nghiên cứu của Neil Nagy được thực hiện vào năm 2009, đã thực hiện nghiên

cứu “Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của 500 công ty tại Mỹ từ năm
2003 – 2007” vào năm 2009. Nghiên cứu này cũng giống nghiên cứu trước đó của
Zeitun & Tian và Dimitris Margaritis & Maria Psillaki, nhóm tác giả cũng chỉ
nghiên cứu biến hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính.
-

Biến phụ thuộc: được đại diện bởi tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA

-


Biến độc lập gồm: Tỷ lệ chi phí (RD), doanh thu (Sales), chi phí vốn (Capx),
số phân khúc thị trường (BusSeg), tỷ lệ tái đầu tư (ReinR), tỷ lệ nợ (DE), tỷ


7

suất lợi nhuận (NPM), tỷ lệ thanh khoản (CurrR), xếp hạng cổ phiếu
(QualRank), giá cổ phiếu trong 3 năm (ThreeYrRt), khoản đầu tư mua lại
(ACQ), tuổi của công ty (Year).
-

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như: Tỷ lệ chi phí (RD), doanh thu (Sales),
tỷ suất lợi nhuận (NPM), tỷ lệ tái đầu tư (ReinR), giá cổ phiếu trong 3 năm
(ThreeYrRt), tuổi của công ty (Year). Trong khi đó các yếu tố tác động tiêu cực
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: chi phí vốn (Capx), tỷ lệ nợ
(DE), khoản đầu tư mua lại (ACQ), số phân khúc thị trường (BusSeg), tỷ lệ
thanh khoản (CurrR).



Onaolapo and Kajola (2010)
Năm 2010, Onaolapo and Kajola tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố tác động

đến hiệu quả kinh doanh”, nghiên cứu của Onaolapo and Kajola cũng giống với
những nghiên cứu trước đó của Dimitris Margaritis and Maria Psillaki và chỉ nghiên
cứu biến HQKD dưới góc độ tài chính. Biến phụ thuộc ROA, ROE. Các biến độc
lập gồm: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH); Quy mô công ty (SIZE);
Tỷ trọng tài sản cố định (TANG); Vòng quay tài sản (TURN); Năm thành lập
(AGE); Ngành nghề kinh doanh (IND).

Dữ liệu thu thập nghiên cứu của 30 công ty phi tài chính được niêm yết trên
sàn chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
2

-

Mức độ giải thích của mô hình hồi quy đa biến (R hiệu chỉnh) ở mức tương

-

đối tốt: R ROA = 35.5% và R ROE = 47%.
Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD.

-

Vòng quay tài sản (TURN) tác động dương (+) tới ROA, ROE.

-

Quy mô công ty (SIZE) và năm thành lập (AGE) tác động dương (+) tới ROE.

-

Tỷ trọng tài sản cố định (TANG) tác động âm (-) tới ROA, điều này có nghĩa

2

2

là công ty mà có tỷ lệ tài sản cố định càng cao thì HQKD càng thấp, kết quả

này trái với lý thuyết nhưng giống với kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian.
-

Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể như:


8

+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành in ấn, thuốc lá, thiết bị điện
tử có tác động đến HQKD (ROA)
+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, ngành xây dựng có tác
động mạnh đến HQKD (ROE)


Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011)
Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion thực hiện nghiên cứu

“Determinants of profitability what factors play a role when assessing a firm’s
return on assets?”. Các tác giả thực hiện nghiên cứu HQKD của 40 công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Bucharest của Romania trong thời gian từ 2007 đến
2010, nghiên cứu này gồm hai năm tăng trưởng kinh tế (2007 và 2008) và hai năm
suy thoái kinh tế (2009 và 2010) của Romania. Các biến trong nghiên cứu bao gồm:
- Biến độc lập: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
- Các biến phụ thuộc: Tỷ trọng TSCĐ (FL), tỷ lệ có việc làm (CER), khả năng
thanh toán hiện hành (CL), khả năng thanh toán nhanh (QR), vốn lưu động (WC), tỷ
lệ tài trợ cho TSCĐ (RFFA), phạm vi của vốn đầu tư (CCI), phạm vi của nhu cầu
vốn lưu động ( CNWC), số vòng quay vốn lưu động (RFT), tỷ lệ nhu cầu vốn lưu
động (RNWC), kỳ thu tiền bình quân (TC), hiệu suất sử dụng tài sản (NCA), số
ngày một vòng quay tài sản (DCA), tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ
suất sinh lợi trên doanh thu (ROS). Với mỗi một năm trong bốn năm phân tích, tác

giả đã đưa ra một mô hình thống kê liên kết giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
được coi là có liên quan.
Qua nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion đưa ra
kết luận sau: HQKD của các công ty Rumani giảm là kết quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra (2007) HQKD bị ảnh hưởng đáng kể
bởi cấu trúc tài chính, sau cuộc khủng hoảng tầm quan trọng của các chỉ số tỷ suất
lợi nhuận và tỷ lệ doanh thu được nhấn mạnh. Ngoài ra, còn có sự tác động của các
yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài mà không thể kiểm soát bằng quản lý.
So với nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Neil Nagy (2009), Marian
Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion đã bổ sung thêm vào mô hình một số


9

nhân tố. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tài chính
mà chưa chú ý đến các nhân tố phi tài chính.


Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas
(2012)
Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas thực hiện nghiên cứu

“Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngành dệt
may Pakistan”, nhóm tác giả nghiên cứu trên 141 công ty ngành dệt may của
Pakistan trong thời gian 6 năm từ 2004 – 2009. Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng
giống các nghiên cứu trước đó đó là chỉ nghiên cứu trên góc độ tài chính.
-

Biến phụ thuộc: được đại diện bởi tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA.


-

Biến độc lập: Tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng

trưởng của tổng tài sản (GROWTH), tỷ trọng tài sản cố định (TANGIBILITY), thuế
thu nhập (TAX), rủi ro kinh doanh (RISK).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quy mô, tỷ lệ nợ trên vốn CSH và tỷ trọng
TSCĐ có tác động âm (-) với hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu này cho thấy công ty
có tỷ trọng TSCĐ càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp, kết quả này ngược
với lý thuyết nhưng giống nghiên cứu của Zeitun & Tian và Onaolapo & Kajola; Tỷ
lệ tăng trưởng (GROWTH) và thuế thu nhập (TAX) tác động (+) tác động tích cực
đến hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh (RISK) có tác động tích cực đáng kể đến
hiệu quả kinh doanh, điều này phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và
lợi nhuận nhưng lại trái ngược với nghiên cứu của Zeitun & Tian và Onaolapo &
Kajola.
Lý thuyết của Modigliani và Miller (1958) giả định rằng khi các DN hoạt
động trong một môi trường không có thuế, không có chi phí giao dịch nào, không có
chi phí phá sản và không có bất cân xứng thông tin thì cơ cấu vốn không ảnh hưởng
gì đến giá trị DN hay nói cách khác là DN không thể tăng giá trị của mình bằng
cách thay đổi cấu trúc nguồn vốn. Thực tế lý thuyết này không thể áp dụng vào
trong thực tế được vì môi trường kinh doanh của tất cả các DN của tất cả các quốc
gia trên thế giới đều tồn tại thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch và chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp.


10

Cũng theo lý thuyết của Modigliani và Miller (1963), trong trường hợp có thuế
thu nhập doanh nghiệp cho thấy cơ cấu vốn có liên quan đến giá trị DN, ưu điểm
của việc sử dụng nợ là khoản chi phí hợp lý được khấu trừ làm giảm lợi nhuận trước

thuế, trong khi đó chi phí vốn chủ sở hữu không có được ưu điểm này. Chính vì vậy
mà giá trị DN được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.
Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì khi một DN bắt đầu vay nợ, DN đó có lợi
về thuế, chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân
gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Do đó, lý thuyết cơ cấu về vốn tối ưu cho
rằng cơ cấu vốn có tác động đến WACC và giá trị DN hay nói cách khác là có một
tỷ lệ nợ tối ưu, ở đó WACC của DN là nhỏ nhất và giá trị của DN là lớn nhất. Mặt
khác khi gia tăng tỷ lệ nợ sẽ dẫn đến chi phí HĐKD tăng cao, sẽ dẫn đến làm giảm
lợi nhuận của DN. Nếu doanh thu của DN tăng lên là do kết quả của vốn vay nhưng
lại làm lợi nhuận giảm mạnh do sự gia tăng của chi phí sẽ dẫn đến HQKD của DN
bị thụt giảm. Bên cạnh đó, khi DN sử dụng quá nhiều nguồn vốn vay sẽ dẫn đến
tình trạng không đảm bảo được khả năng thanh toán, gây mất uy tín với nhà đầu tư,
với khách hàng, với nhà cung cấp…làm cho DN khó có thể tiếp cận được với các
nguồn vốn khác hoặc cơ hội kinh doanh. Đặc biệt hiện nay các DN hay sử dụng các
khoản nợ ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ dài hạn hoặc đầu tư mua sắm,
nâng cấp TSCĐ. Những khoản nợ này luôn gắn liền với rủi ro, dễ dẫn đến tình trạng
phá sản DN khi khả năng thanh toán chạm mức báo động.
Như vậy theo lý thuyết của Modigliani và Miller, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu
và các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Neil
Nagy (2009), Fozia Memon, Niaz Ahmed và Ghulam Abbas (2012) có thể thấy việc
lựa chọn và sử dụng nguồn vốn như thế nào sẽ tác động đến HQKD của DN, hay
nói tóm lại là tồn tại mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và HQKD của doanh nghiệp.
Lev (1983) nhận thấy rằng, sự biến thiên của lợi nhuận, hiệu quả hoạt động
kinh doanh theo thời gian bị ảnh hưởng bởi loại sản phẩm, mức độ cạnh tranh và
mức độ thâm dụng vốn cũng như quy mô của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu của Anderson (1967), Gupta (1969) nhận thấy quy mô doanh
nghiệp tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh



×