Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.43 KB, 25 trang )

1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
PHẦN MỞ ĐẦU
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) được thành lập theo Nghị
định số 147/NĐ ngày 6-3-1956. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của
nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Trường
ĐHBK Hà Nội hiện đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và
nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học,
57 chuyên ngành tiến sĩ.
Khoa Giáo dục Thể chất tiền thân là Bộ môn TDTT được thành lập từ
năm 1956. Cùng với sự phát triển của nhà trường, các thế hệ cán bộ, giáo
viên đã cống hiến và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo lớp người cán
bộ khoa học kỹ thuật phát triển toàn diện, giỏi về chuyên môn, có đạo đức
trong sáng, có kỷ luật và sức khoẻ. Trong những năm qua, bên cạnh các
thành tích đã đạt được trong đào tạo, Khoa đã đóng góp đáng kể vào việc
xây dựng và phát triển phong trào TDTT của trường.
Tuy nhiên, công tác GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội nói chung và
tại Khoa GDTC nói riêng trong nhiều năm qua kết quả đạt được còn rất
khiêm tốn, chưa tương xứng với quy mô cũng như tiềm năng của nhà
trường và cũng nhiều năm qua Khoa GDTC của nhà trường cũng chưa có
công trình nghiên cứu khoa học nào về công tácGDTC, xuất phát từ yêu cầu
thực tiễn và tính bức thiết của vấn đề, tôi triển khai nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất
cho Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” .
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng về tổ chức quản lý Khoa GDTC, nội
dung chương trình môn học, những điều kiện đảm bảo đồng bộ cho công tác
GDTC, cũng như các hoạt động ngoại khóa củasinh viên, đề tài xác định và
kiểm nghiệm các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế là nhằm góp phần


nâng cao hiệu quả của công tác GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục Thể chất Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội


2

Mục tiêu 2. Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả
Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Giả thuyết khoa học:
Công tác GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội đang còn những hạn chế
bất cập trên nhiều mặt có liên quan. Vì vậy, nếu lựa chọn được một số giải
pháp phù hợp điều kiện thực tế, tổ chức ứng dụng một cách khoa học, chặt
chẽ sẽ khắc phục được những tồn tại yếu kém và phát huy được thế mạnh
của nhà trường, nâng cao chất lượng công tác GDTC, góp phần hoàn thành
sứ mạng của Trường ĐHBK Hà Nội.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã đánh giá được thực trạng công tác GDTC Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội với các nội dung như đánh giá bộ máy, đánh giá các
điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT, thực trạng việc dạy và học; thực
trạng hoạt động GDTC trong trường học cũng như đánh giá kết quả hoạt
động TDTT tại Trường.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã lựa chọn được
6 giải pháp nâng cao công tác GDTC tại Trường. Bước đàu ứng dụng các
giải pháp trong thực tế đã cho thấy hiệu quả cao trên cả kết quả học tập môn
GDTC cũng như kết quả xếp loại thể lực sinh viên.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 144 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (04 trang); Chương
1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu (30 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ

chức nghiên cứu (12 trang); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (91
trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng 83 tài liệu, trong
đó có 80 tài liệu bằng tiếng Việt, 03 tài liệu bằng tiếng Anh, ngoài ra còn có
44 bảng số liệu, 2 biểu đồ và 6 phụ lục.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thể thao trường học.
Giáo dục và Đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống
kinh tế - chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi
quốc gia. Có thể thấy điều này trong các dữ liệu chủ yếu về GDTC và thể
thao trường học được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm như Hiến


3

pháp và các bộ luật và pháp lệnh của Quốc hội.
Trường ĐHBK Hà Nội trong những năm gần đây luôn quan tâm đến
vấn đề đổi mới sự nghiệp giáo dục, đào tạo theo đúng quan điểm của Đảng
và Nhà nước, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường.
Quan tâm đầu tư công tác GDTC cho SV nhà trường, đầu tư về cơ sở
vật chất, tài liệu học tập, kinh phí, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, cải
tiến chương trình nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC của SV đáp
ứng được chất lượng đào tạo trong thời kỳ mới.
1.2. Một số khái niệm có liên quan.
Trong mục này, tác giả đề cập tới các khái niệm sau: GDTC, chất lượng
giáo dục, chất lượng GDTC, giải pháp, phát triển thể chất, hoàn thiện thể
chất.
1.3. Đặc điểm tâm lý và tố chất thể lực sinh viên (lứa tuổi 18-22).
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu
sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Tuy nhiên ở lứa tuổi SV có những nét

tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý
thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển
(khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng
thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.
Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong
việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối
hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV.
Sự phát triển hài hòa các tố chất thể lực của cơ thể là một trong những
nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác GDTC cho HSSV. Thể lực tốt
sẽ tạo điều kiện để cơ thể phát triển dễ dàng và kích thích hoạt động của hệ
hô hấp, tuần hoàn, giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Đây là một trong
những điều kiện chính để giúp cho cơ thể có sức khoẻ ổn định, bởi, việc
lưu thông tuần hoàn máu tốt sẽ giúp cơ thể có đủ dưỡng chất và dưỡng
khí, đồng thời loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể. Đông y nói : “Thông
tức bất thống, thống tức bất thông” có nghĩa là khí huyết lưu thông tốt thì
không đau, mà đau có nghĩa là khí huyết lưu thông không tốt. Khi có sức
khoẻ tốt con người sẽ tham gia học tập và hoạt động tốt hơn.
1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan: được trình bày cụ thể từ


4

trang 29-33 trong luận án.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác GDTC Trường ĐHBK Hà Nội.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu dùng để phỏng vấn:

Mẫu phỏng vấn nhà quản lý, cán bộ, giảng viên 100 người
Mẫu phỏng vấn giảng viên Khoa GDTC Trường ĐHBK 19 người
Mẫu phỏng vấn sinh viên: SV khóa 2015-2020, 2000 sinh viên
Mẫu nghiên cứu dùng để kiểm tra sư phạm:
Mẫu đo lường phản ảnh thực trạng thể chất của sinh viên: 4000 SV của
4 khóa Trường ĐHBK Hà Nội, mỗi khóa 2000 SV (1000 nam và 1000 nữ)
được lựa chọn như sau: Khóa 2012-2017 (năm thứ 4-lứa tuổi 22), khóa
2013-2018 (năm thứ 3-lứa tuổi 21), khóa 2014-2019 (năm thứ 2-lứa tuổi
20), khóa 2015-2020 (năm thứ nhất-lứa tuổi 19).
Mẫu thực nghiệm tự đối chiếu: 2000 SV khóa 2015-2020 (1000 nam và
1000 nữ).
2.2. phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 7 phương pháp khoa học thường
quy trong nghiên cứu khoa học TDTT gồm: Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn –
điều tra xã hội học; Phương pháp kiểm tra y học, Phương pháp thực nghiệm
sư phạm và Phương pháp toán học thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
Luận án tiến hành từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 01 năm 2018, được
chia thành 3 giai đoạn.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.
Luận án được nghiên cứu tại Viện Khoa học TDTT, Trường ĐHBK Hà
Nội.


5

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục Thể chất Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội.
3.1.1. Đánh giá bộ máy tổ chứccủa Khoa Giáo dục Thể chấtvà Trung
tâm Thể thao – Văn hóa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đảm bảo thực hiện công tác TDTT của Trường ĐHBK do 2 đơn vị, đó
là Khoa GDTC và Trung tâm TT – Văn hóa.
Bộ máy tổ chức của Khoa GDTC
Khoa GDTC là đơn vị trực thuộc quản lý của Ban Giám Hiệu Trường
ĐHBK Hà Nội. Cơ cấu tổ chức của Khoa như sau:
Ban chủ nhiệm
Bộ môn
Bộ
Công đoàn
Đoàn
Lý luận và mônThể
Khoa
thanh niên
GDTC cơ
thao tự
Khoa
bản
chọn
Về bộ máy tổ chức của Khoa GDTC đảm bảo về cơ cấu tổ chức hoạt
động của 1 đơn vị trực thuộc Trường ĐHBK hoạt động theo từng mảng
công việc chuyên môn.
Bộ máy tổ chức của Trung tâm Thể thao – Văn hóa
Ban Giám đốc
Tổ hành
chính
tổng hợp


Tổ Thể
dục - Thể
thao

Tổ Văn
hóa

Tổ Thông
tin tuyên
truyền

Về bộ máy tổ chức của Trung tâm Thể thao – Văn hóa đảm bảo về cơ
cấu tổ chức hoạt động của 1 đơn vị trực thuộc Trường ĐHBK hoạt động
theo từng mảng công việc chuyên môn.
Như vậy, với 2 đơn vị Khoa GDTC và Trung tâm Thể thao – Văn hóa
được Hiệu Trưởng Trường ĐHBK Hà Nội giao nhiệm vụ giảng dạy, tổ
chức và khai thác các dịch vụ thể thao có cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm
vụ rõ ràng đảm bảo về công tác quản lý, không có sự chồng chéo nhau
trong công việc.


6

3.1.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT của
Trường ĐHBK Hà Nội
3.1.2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT: Số lượng đội ngũ giảng
viên TDTT của Khoa GDTC từ năm 2012 đến đến nay luôn duy trì lượng
giáo viên cơ hữu là 19 giảng viên, trình độ giảng viên ngày càng tăng lên và
ngày càng được chuẩn hóa về trình độ, từ năm 2016 đến nay 100% giáo

viên có trình độ thạc sỹ, trong đó có 4 giảng viên đang nghiên cứu sinh
trong nước. Điều này góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC trong
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
3.1.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục Thể chất
So với các Trường đại học không chuyên về thể thao trên địa bàn Hà
Nội, Trường ĐHBK Hà Nội có điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ
công tác GDTC. Tuy nhiên, để phục vụ giảng dạy cho SV toàn trường (gần
44000 SV) thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng, nên việc giảng dạy và
phát triển các phong trào ở những môn này còn gặp nhiều khó khăn.
3.1.2.3. Thực trạng kinh phí dành cho hoạt động GDTC tại Trường
ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
Thống kê thực trạng kinh phí dành cho GDTC của Trường ĐHBK Hà
Nội được trình bày trên bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thực trạng kinh phí dành cho GDTC giai đoạn 2011– 2015
của Trường ĐHBK Hà Nội
(Đơn vị: triệu đồng

T
T

Năm
học

1
2
3
4
5

2011

2012
2013
2014
2015

Tổng kinh phí dành cho hoạt động GDTC
Kinh phí
Kinh phí
thường xuyên
thường xuyên tổ
Tổng kinh phí/năm
mua dụng cụ
chức TDTT
giảng dạy
50
120
170
50
120
170
50
200
250
50
400
450
50
400
450


Qua bảng 3.3 cho thấy: so với sự phát triển của xã hội, kinh phí chi cho
công tác GDTC Trường ĐHBK Hà Nội chỉ đủ duy trì sinh hoạt ngoại khóa.


7

3.1.2.4. Thực trạng nhận thức và thái độ của SV đối với môn GDTC
Thực trạng nhận thức của SV đối với môn GDTC
Nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng nhận thức của SV về môn
GDTC, Luận án tiến hành phỏng vấn SVTrường ĐHBK Hà Nội. Kết quả
cho thấy: Đa số sinh viên đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDTC
và hài lòng đối với môn học. Tuy nhiên, đa số sinh viên không tham gia tập
luyện ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Về các yếu tố chính làm hạn chế SV tập
luyện thêm ngoài giờ lên lớp, thì thiếu cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện
và không thời gian. Các yếu tố khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
Thực trạng về thái độ tích cực của SV khi học môn GDTC
Để giải quyết vấn đề này, Luận án tiến hành phỏng vấn giảng viên trực
tiếp giảng dạy và SV Trường ĐHBK Hà Nội. Kết quả cho thấy: thực trạng
nhận thức của SV về ý nghĩa và tầm quan trọng của môn GDTC chưa cao,
cho nên thái độ tích cực trong tập luyện TDTT để rèn luyện thân thể của SV
còn hạn chế, SV chưa tham gia nhiệt tình vào các hoạt động TDTT ngoại
khóa. Cho nên việc cần thành lập CLB TDTT để hướng SV có nhận thức
cao về ý nghĩa tầm quan trọng của môn GDTC và có những phương pháp
tác động nâng cao ý thức cũng như thái độ tích cực tập luyện TDTT là vấn
đề cần thiết và cấp bách.
3.1.3. Thực trạng dạy học TDTT của Trường ĐHBK Hà Nội
3.1.3.1. Thực trạng chương trình và thực hiện chương trình GDTC
Trường ĐHBK Hà Nội luôn thực hiện đúng chương trình GDTC với
thời lượng 150 tiết, đến năm 2010 Trường ĐHBK Hà Nội đã chính thức
chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tín chỉ dựa trên Quyết định số

43/2007/QĐ- BGD&ĐT, trong đó thời lượng chương trình GDTC đã được
Ban Giám hiệu phê duyệt là 150 tiết tương đương 5 tín chỉ (mỗi tín chỉ 30
tiết). SV Trường ĐHBK Hà Nội học môn GDTC theo hình thức tín chỉ với
tổng số giờ là 150 và được học 02 môn thể thao (với môn lý thuyết GDTC
và Bơi lội là bắt buộc), với thời gian học như vậy mới chỉ dừng lại việc học
và hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao. Do đó, cần có hình thức ngoại
khóa để nâng cao thể chất cho SV.
Thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy GDTC ở Trường
ĐHBK Hà Nội được trình bày trên bảng 3.7.


8

Bảng 3.7. Thực trạng nội dung giảng dạy GDTC tạiTrường ĐHBK Hà Nội
TT
1
2
3

Nội dung giảng dạy
Lý luận GDTC
Bơi lội
Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu
lông, Bóng bàn, Aerobic

1
30

2


Tín chỉ
3

4

5

30

30

30

30

3.1.3.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học
Qua phân tích tài liệu tham khảo và thực tiễn giảng dạy tại trường
ĐHBK Hà Nội, Luận án đã tổng hợp được 9 nội dung phương pháp dạy học
và hình thức tổ chức lên lớp cho sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội. Nhằm
đánh giá khách quan về mức độ sử dụng các nội dung đã lựa chọn, Luận án
tiến hành phỏng vấn cán bộ, giảng viên, SV năm thứ hai. Kết quả phỏng
vấn cho thấy: Khi vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
lên lớp, giảng viên chưa có sự phối hợp, điều chỉnh cho thích hợp với từng
nội dung bài học, để tác động trực tiếp lên giác quan của người học, khi
giảng dạy những động tác kỹ thuật mới.
Qua thực tiễn giảng dạy và khảo sát thực tế, có thể nhận thấy phương
pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học tại Trường ĐHBK Hà Nội hiện
nay còn mang nhiều tính ghi nhớ thụ động, có sự dập khuôn cứng nhắc, tính
thụ động chờ đợi chỉ dẫn … chưa giúp cho người học hình thành được tư
duy sáng tạo. Kết quả thăm dò ý kiến về thực trạng sử dụng phương pháp

và hình thức tổ chức lên lớp cho thấy, phương pháp giảng giải, phương
pháp trực quan thị phạm động tác trực tiếp, phương pháp tập luyện phân
chia và hoàn chỉnh được sử dụng nhiều.
3.1.4. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội
Để đánh giá thực trạng tập TDTT ngoại khóa của SVTrường ĐHBK
Hà Nội, Luận án tiến hành phỏng vấn 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần gồm
100 cán bộ giảng viên và 2000 SV Trường với các nội dung: Thực trạng tập
luyện TDTT ngoại khóa. Cơ sở vật chất sân bãi phục vụ tập luyện, đội ngũ
giáo viên, hình thức, nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa.


9

Việc đánh giá được tiến hành trên toàn thể sinh viên và theo đặc điểm
giới tính(nam và nữ), của SV Trường ĐHBK Hà Nội.
3.1.4.1. Thực trạng về tính chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa
của SV Trường ĐHBK Hà Nội
Nhằm đánh giá thực trạng về tập luyện TDTT ngoại khóa của SV
Trường ĐHBK Hà Nội, Luận án tiến hành phỏng vấn tổng thể 2000 SV của
nhà trường và phỏng vấn theo đặc điểm giới tính về tính chuyên cần tập
luyện trong đó đối với tập luyện (thường xuyên) phải tập luyện ≥ 2
buổi/tuần nào cũng tập, còn tập luyện (không thường xuyên) là tập luyện <
2 buổi/tuần và tháng nào cũng phải tập, còn mức độ (không tập) là trong
tuần không tham gia tập luyện, kết quả cho thấy, đối tượng nữ sinh còn tập
luyện ít thường xuyên hơn nam, điều này cũng tương tự như kết quả nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Đức Thành.
Những kết quả trên cho thấy, dù xét ở bất cứ góc độ nào, về tổng thể
SV hay theo giới tính đều cho thấy, một thực trạng đáng lo ngại về mức độ
tập luyện TDTT ngoại khóa của SV không thường xuyên là chiếm ưu thế.

3.1.4.2. Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên Trường ĐHBK Hà Nội
Với mục đích đánh giá thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại
khóa của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội, Luận án tiến hành phỏng vấn
2000 SV và theo đặc điểm giới tính, về sự lựa chọn các hình thức tập luyện.
Kết quả cho thấy: SV Trường ĐHBK Hà Nội đang tập luyện TDTT ngoại
khóa tản mát ở nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào
03 hình thức đó là: Tập theo hình thức nhóm, tự tập và thể dục sáng. Từ kết
quả trên cho thấy đây là 03 hình thức dễ thực hiện không bị gò bó về các
quy định, tuy nhiên đây cũng là hình thức dễ xảyra chấn thương, không đem
lại hiệu quả cho người tập do thiếu người hướng dẫn chỉ đạo.
3.1.4.3. Thực trạng tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
Trường ĐHBK Hà Nội
Thực trạng về hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa của SV
Trường ĐHBK Hà Nội: Để đánh giá thực trạng về tổ chức tập luyện ngoại
khóa của SV Trường ĐHBK Hà Nội, Luận án tiến hành phỏng vấn tổng thể


10

2000 SV và phỏng vấn theo đặc điểm giới tính nam, nữ. Kết quả được trình
bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11. Thực trạng công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa
của SV Trường ĐHBK Hà Nội (n=2000)
Tổ chức tập luyện TDTT
Ý kiến trả lời
So sánh
2
ngoại khóa
n

%
χ
p
Thường xuyên có người hướng dẫn
102
5.1
Có người hướng dẫn nhưng không thường
285
14.25 1716.2 <0.001
xuyên
Không có người hướng dẫn
1613 80.65

Qua bảng 3.11 cho thấy: SV đang tập luyện theo hình thức tổ chức
không có người hướng dẫn là đa số. Khi so sánh tỷ lệ phần trăm giữa 2 hình
thức thường xuyên có người hướng dẫn và có người hướng dẫn nhưng
không thường xuyên với hình thức không có người hướng dẫn cho thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất p<0.001, điều này cho
thấy, thiếu sự quan tâm của nhà trường, giáo viên và đặc biệt là vai trò của
tổ chức Đoàn Thanh niên đối với công tác này.
3.1.4.4. Thực trạng về thời lượng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên Trường ĐHBK Hà Nội: Để đánh giá thực trạng về thời lượng tập luyện
TDTT ngoại khóa trong một ngày của SV Trường ĐHBK Hà Nội, Luận án
tiến hành phỏng vấn tổng thể 2000 SV của nhà trường và phỏng vấn theo
đặc điểm giới tính, kết quả được trình bày tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. Thực trạng thời lượng tập luyện TDTT ngoại khóa của
sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội
Mức độ
TT


Nội dung

1

Thời lượng tập luyện
trong một ngày

2
3

Thời điểm tập luyện
Số buổi tập luyện
trong tuần

Tổng SV
(n=2000)

Giới tính

Nam
(n=1000)
N
%
n
%
30-45’
1592 79.6 770 77
45-90’
408 20.4 230 23
5h00-6h30

574 28.7 286 28.6
17h30-19h30 1426 71.3 714 71.4
1 buổi
1549 77.45 698 69.8
≥2 buổi
451 22.55 302 30.2

Nữ
(n=1000)
n
%
822 82.2
178 17.8
288 28.8
712 71.2
851 85.1
149 14.9


11

Qua bảng 3.12 cho thấy: về thực trạng số buổi tập luyện TDTT ngoại
khóa trong tuần của sinh viên xét theo tổng thể và giới tính đều cho thấy,
đại đa số các em đều tập luyện 1 buổi trong tuần và chủ yếu tập với thời
lượng 30-45 phút/buổi.
Kết quả nghiên cứu trên cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Đức Thành với số buổi tập luyện ngoại khóa của sinh viên
các Trường ĐH ở TP. HCM là khá thấp 1 buổi/ tuần.
Rõ ràng khi tham gia bất cứ hoạt động nào, sinh viên ít nhiều cũng
đắn đo, cân nhắc với quỹ thời gian của mình. Do đó, để thu hút được đông

đảo sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa, cần phải có nhiều giải pháp để
đem lại sự đam mê, hấp dẫn đối với SV trong các hoạt động.
3.1.4.5. Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh
viên Trường ĐHBK Hà Nội
Để đánh giá thực trạng nội dung tập luyện ngoại khóa của SV Trường
ĐHBK Hà Nội, chúng tôi tiến hành phỏng vấn tổng thể 2000 sinh viên và
phỏng vấn theo đặc điểm giới tính nam, nữ. Kết quả cho thấy: Xét về tổng
thể SV hay theo đặc điểm giới tính thì nội dung tập luyện các môn thể thao
là khá đa dạng, rải ra nhiều môn thể thao, với các tỷ lệ nhiều ít rất khác
nhau được thể hiện qua chỉ số χ2 (p<0.001).
3.1.4.6. Thực trạng nhận thức của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội về
vai trò của tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa Nhận thức về vai trò của
Thể dục thể thao ngoại khóa theo tổng thể
Đánh giá thực trạng về nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt
động TDTT ngoại khóa, thông qua việc phỏng vấn tổng thể sinh viên 2000
SV và theo đặc điểm giới tính, từ đó để có cái nhìn tổng quát về vấn đề
nhận thức của SV, làm cơ sở điều chỉnh cũng như định hướng cho SV hiểu
được ý nghĩa, vai trò của tập luyện TDTT ngoại khóa. Kết quả cho thấy:
Có 1855 ý kiến chiếm 94.25% nhận thức được về mặt tích cực của
luyện tập TDTT ngoại khóa trong đó : Có 31.7% cho rằng TDTT ngoại
khóa góp phần nâng cao kết quả học tập, ngoài ra còn có 9.9% cho rằng
TDTT giúp giải trí và thư giãn, bên cạnh đó còn có 6.75% SV cho rằng,


12

giúp rèn luyện ý chí. Mặt khác, còn có 27.6% cho rằng, TDTT ngoại khóa
giúp rèn luyện sức khỏe và có 14.05% cho rằng, tránh xa tệ nạn xã hội.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thành,
nhận thức đúng đắn của SV Trường ĐHBK Hà Nội cao hơn các

Trường ĐH ở TP HCM (92.4% so với 89.92%). Đây là điều kiện cơ bản và
cũng là điều kiện thuận lợi để đề tài tiến hành tổ chức các hoạt động TDTT
ngoại khóa.
Cùng với những kết quả trên, Luận án còn thu được 115 ý kiến chiếm
5.75% về nhận thức tiêu cực của hoạt động TDTT ngoại khóa như: không
cần thiết, mất thời gian, tốn kém và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và học tập.
So sánh giữa 2 loại ý kiến tích cực và tiêu cực của SV thì ý kiến tích cực hoàn
toàn chiếm ưu thế (P < 0,001).
Nhận thức về vai trò của Thể dục thể thao ngoại khóa theo đặc điểm
giới tính
Để đánh giá thực trạng về nhận thức của sinh viên theo đặc điểm giới
tính Luận án tiến hành phỏng vấn 1000 sinh viên nam và 1000 sinh viên nữ,
kết quả ở bảng 3.15 cho thấy: Trong cùng một giới tính nam và nữ đại đa số
SV đều có nhận thức tích cực về vai trò của hoạt động TDTT ngoại khóa
chiếm tỷ lệ từ 92.9% của nam và 92.6% của nữ, còn lại chiếm số ít về nhận
thức tiêu cực trong đó 7.1% của nam và 7.4% của nữ, sự khác biệt về nhận
thức tích cực so với tiêu cực có ý nghĩa thống ở ngưỡng xác xuất p<0.001.
Khi so sánh ngang giữa nam và nữ cho thấy, tỷ lệ giữa nhận thức tích cực
của nam và nữ là đương đồng nhau, ngoài ra còn cho thấy, tỷ lệ nhận thức
tiêu cực giữa nam và nữ cũng có kết quả tương tự, hay nói cách khác là
không có sự cách biệt rõ ràng về nhận thức tập luyện TDTT ngoại khóa
(P>0,05).
3.1.5. Thực trạng kết quả hoạt động TDTT
3.1.5.1.Thực trạng kết quả học tập môn GDTC
Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các khóa 2011-2016, khóa
2012-2017, khóa 2013-2018, khóa 2014-2019, được lưu ở phần mềm ở hệ
thống quản lý của Khoa GDTC Trường ĐHBK Hà Nội. Việc phân loại kết
quả học tập được thể hiện qua phân loại A, B+, B, C+, C, D+, D và F. Điểm



13

chấm thi thể hiện danh sách thi là thang điểm 10, khi nhập vào phần mềm, hệ
thống phần mềm sẽ phiên đổi thành 2 loại chữ và điểm :A - B+- B- C+ - C D+ - D - F và 4.0 - 3.5 - 3.0 - 2.5 - 2.0 - 1.5 - 1.0 – 0. Kết quả cho thấy: SV
học tập môn GDTC đạt loại trung bình, chiếm tỷ lệ 66,10 - 73,36%, loại xuất
sắc và giỏi chiếm tỷ lệ 6,75 - 10,77%, loại khá chiếm tỷ lệ 12,35-17,75% và
loại không đạt chiếm tỷ lệ từ 0,82 - 1,77% (lý do không đạt ở đây là do các
nguyên nhân: SV vắng quá số buổi bị cấm thi và thi không đạt yêu cầu).
Điểm trung bình, Luận án căn cứ vào 5 phân loại như sau: Loại xuất sắc, giỏi
đạt 4 điểm; loại khá đạt 3 điểm; loại trung bình đạt 2 điểm; loại yếu, kém đạt
1 điểm và không đạt là 0 điểm, qua tính toán ta thấy điểm trung bình qua các
học kỳ của các khóa đạt từ 2,18 - 2,29 điểm, thuộc mức trung bình.
Qua kết quả đánh giá thực trạng học tập môn GDTC đã trình bày cho
thấy kết quả học tập môn GDTC của SV 4 khóa còn những hạn chế, còn
xuất hiện số lượng lớn SV đạt loại yếu, kém và loại không đạt, nên cần
quan tâm hơn nữa về những giải pháp để cải thiện hiệu quả công tác GDTC
của Trường tốt hơn.
3.1.5.2. Đánh giá thực trạng thể chất của SV: Để đánh giá thực
trạng thể chất của SV Trường ĐHBK Hà Nội: Luận án dựa vào công bố của
Tổng cục TDTT về“Thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ
XXI” [72]. Kết quả công bố này trên cơ sở dự án công trình khoa học TDTT
để biên soạn những chỉ số cơ bản đánh giá thực trạng phát triển thể chất người
Việt Nam, tìm giải pháp hữu hiệu nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt
Nam.Dựa vào kết quả công bố trên, để đánh giá thực trạng thể chất sinh viên
ĐHBK Luận án sử dụng các chỉ tiêu, test đã được sử dụng trong đó bao gồm:
Hình thái (02 chỉ số trực tiếp và 02 chỉ số gián tiếp): Chiều cao; Cân nặng;
Chỉ số Quetelet; Chỉ số BMI.Y sinh (01 chỉ số):Công số năng tim (HW).
Thể lực (07 test): Độ dẻo gập thân(cm); Lực bóp tay thuận (kg); Nằm ngửa
gập bụng(lần/30s); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30 mét XPC (s); Chạy con
thoi 4x10m(s); Chạy tùy sức 5 phút (m).

Đối tượng kiểm tra là sinh viên các khóa: Khóa 2015-2020 (năm thứ
nhất-lứa tuổi 19); Khóa 2014-2019 (năm thứ 2-lứa tuổi 20); Khóa 2013-


14

2018 (năm thứ 3-lứa tuổi 21); Khóa 2012-2017 (năm thứ 4-lứa tuổi 22). Số
lượng sinh viên mỗi khóa kiểm tra là: 1000 nam SV và 1000 nữ SV.
Thời điểm kiểm tra: Tháng 10 năm 2015. Kết quả kiểm tra cho thấy,
các số liệu kiểm tra ở 12 test ở cả nam lẫn nữ chủ yếu phân bố khá tập
chung xung quanh số trung bình (CV < 10%) ngoại trừ công năng tim của
nam SV năm thứ ba và thứ tư (CV tương ứng là 19,41% và 19,45%) và nằm
ngửa gập bụng cũng như độ dẻo gập thân của nữ SV năm thứ nhất và năm
thứ hai (có tương ứng là 10,65% và 16,93%). Đánh giá thể chất SV dựa trên
kết quả công bố của Tổng cục TDTT. Như vậy tỷ lệ ở SV theo từng năm học
và giá trị đo lường cao hơn so với kết quả trong thể chất người Việt Nam
theo từng độ tuổi và giới tính. Theo đó ở nam chỉ có độ 41,7% đến 50% số
chỉ tiêu cao hơn thể chất người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính. Còn ở
nữ tỷ lệ đó có phần cao hơn đạt từ 50% ở năm thứ nhất và 72,7% ở năm thứ
ba.Vậy thể chất của SV trường ĐHBK Hà Nội suy cho cùng so với người
Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính thì như thế nào.
3.1.6. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC: Thực trạng công tác
GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội từ năm 2010 đến nay chương trình GDTC
thực hiện với thời lượng giảng dạy là 150 tiết.
Kết quả học tập của sinh viên còn nhiều còn xuất hiện số lượng lớn
sinh viên đạt loại yếu, kém và loại không đạt.
Thể chất của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội về cơ bản có sự tương
đồng với thể chất người người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính. Tuy
nhiên, tố chất về khéo léo và sức bền của nam SV Trường ĐHBK Hà Nội
có xu hướng thấp hơn người Việt Nam bình thường cùng độ tuổi và giới

tính, nhưng tố chất sức mạnh lưng bụng và sức bền của nữ SV Trường
ĐHBK Hà Nội có xu hướng cao hơn thể chất người Việt Nam. Đánh giá
theo tiêu chuẩn xếp loại thể lực của Bộ GD&ĐT thì thể lực của SV Trường
ĐHBK Hà Nội còn ở mức thấp so với quy định đánh giá xếp loại của Bộ
GD&ĐT nhất là nội dung sức bền. Điều này cho thấy, SV trường ĐHBK
Hà Nội rèn luyện thân thể thông qua các hoạt động thể thao còn ít, chương
trình Giáo dục Thể chất với tổng thời gian là 150 tiết, các môn thể thao tự
chọn chủ yếu là học kỹ thuật nên tác động tới sự tăng trưởng thể chất và sự
đam mê học tập các môn thể thao là có giới hạn.


Bảng 3.21. So sánh thể chất của SV Trường ĐHBK Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi
Tốt hơn
TT

Kém hơn

Chỉ tiêu

Nữ
I

1

Chiều cao đứng

2

Cân nặng


3

Quetelet

4

BMI

5

HW

6

Độ dẻo

7

Lực bóp tay

8

Gập bụng

9

Bật xa tại chỗ

10


Chạy 30m

11

Chạy 4x10m

12

Chạy 5 phút

S 0,05=2



II

III

IV






Nam



III


IV













I

o

II

o

O



o

O




o

o

O

o

















O

o











o




o

o





o

o

o




o

o

o

o

O

o

o



6

8

8

7

5

6

5


5

%

50%

66,7%

72,2%

58,3%

41,9%

50%

41,7%

41,7%

Smin

6

4

3

5


5

6

5

5


15

3.2. Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo
dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội.
3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể
chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Về cơ sở khoa học : đó là những văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước.
Căn cứ thực tiễn:
Lựa chọn các giải nâng cao hiệu quả công tác GDTC có nhiều nhưng
trước hết là từ phía SV, đối tượng chủ yếu của GDTC và Thể thao trường
học .
Về thời gian sử dụng trong ngày của SV. Để lựa chọn giải pháp Luận
án căn cứ vào đặc điểm của SV Trường ĐHBK Hà Nội, Luận án đã tìm
hiểu thời gian học tập và thời gian nhàn rỗi của sinh viên, sử dụng thời gian
trong ngày kết quả được trình bày tại bảng 3.24.
Bảng 3.24. Thực trạng sử dụng thời gian trong ngày của sinh viên
Trường ĐHBK Hà Nội

T
T

Nội dung

Mức độ
trả lời

Thời gian học các môn
khác trong ngày

≥ 5 giờ

1

< 5 giờ

2 Thời gian nhàn rỗi trong
ngày của SV

≤ 6 giờ
> 6 giờ

Tổng
SV
(n=2000)
n
%
548


Giới tính
Nam
Nữ
(n=1000) (n=1000)
n % n
%

27.4

272 27.2 276

27.6

1452 72.6

728 72.8 724

72.4

502

25.1

250 25 252

25.2

1498 74.9

750 75 748


74.8

Qua bảng 3.24 cho thấy:
Có đến 1452/2000 SV, chiếm tỷ lệ 72.6% dành thời gian học tập các
môn khác là < 5 giờ trong một ngày, trong khi đó có 548/2000 SV, chiếm tỷ
lệ 27.4% dành thời gian ≥ 5 giờ học các môn khác trong ngày.


16

So sánh số SV có thời gian học các môn khác trên 5h và dưới 5h là có ý
thống kê, trong đó đa phần là học dưới 5h (P<0,05).
Có đến 1498/2000 SV, chiếm tỷ lệ 74.9% có thời gian nhàn rỗi > 6 giờ,
số rất ít SV 502/2000, chiếm tỷ lệ 25.1% có thời gian nhàn rỗi ≤ 6 giờ. Sự
khác biệt về thời gian nhà rỗi của 2 số SV kể trên là có ý nghĩa thống kê,
trong đó đa phần là trên 6h (P<0,05). Từ kết quả nghiên cứu trên của Luận
án cho thấy, đậy là điều kiện rất thuận lợi để tổ chức các hoạt động ngoại
khóa cho SV.
Đánh giá về sự cần thiết tập luyện Thể dục thể thao của sinh viên.
Phỏng vấn 100 cán bộ giáo viên, 19 giảng viên của Khoa GDTC và
2000 SV Trường ĐHBK Hà Nội, kết quả được trình bày tại bảng 3.25.
Bảng 3.25. Đánh giá tính cần thiết tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa
của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội
Đối tượng
phỏng vấn
Cán bộ, Giáo
viên (n=100)
Sinh viên
(n=2000)


Tính cần thiết tập
luyện TDTT
Cần thiết
Không cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
2
χ
P

Ý kiến trả lời
ni
%
94
94.0
6
6.0
1842
92.1
158
7.9
1.14
>0.05

So sánh
χ
52.6

p

<0.001

1486.4

<0.001

2

Qua bảng 3.25 cho thấy, có 94/100 cán bộ giáo viên chiếm tỷ lệ 94%
cho rằng sự rất cần thiết tập luyện TDTT có 6/100 cán bộ giáo viên cho
rằng không cần thiết tập luyện TDTT chiếm tỷ lệ 6%, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất p<0.001. Có 1842/2000 SV chiếm tỷ lệ
92.1% cho rằng rất cần thiết tập luyện TDTT, có 158/2000 SV cho rằng
không cần thiết tập luyện TDTT chiếm tỷ lệ 7.9%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác xuất p<0.001. Ý kiến về tập luyện TDTT giữa cán
bộ, giáo viên và SV có sự đồng thuận rất cao 100 (P>0,05).
Nhu cầu tập luyện Thể dục thể thao của SV Trường ĐHBK Hà Nội
Để đánh giá về nhu cầu tập luyện TDTT của SV Luận án tiến hành
phỏng vấn SV trường ĐHBK Hà Nội, tổng thể 2000 SV và phỏng vấn theo
đặc điểm giới tính 1000 nam, 1000 nữ, kết quả được trình bày tại bảng 3.26
và 3.27.


17
Bảng 3.26. Nhu cầu tập luyện TDTT của tổng thể sinh viên
Nhu cầu tập luyện
Muốn tập
Không muốn tập

Ý kiến trả lời (n= 2000)

ni
%
1823
91.15
177
8.85

So sánh
χ
1469.34
2

p
<0.001

Nhu cầu về tập luyện TDTT của SV Trường ĐHBK Hà Nội là rất lớn,
đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động TDTT nội và ngoại
khóa,tạo ra môi trường lành mạnh để các em vui chơi giải trí sau những giờ
học căng thẳng, giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật và trang
bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn.
Bảng 3.27. Nhu cầu tập luyện TDTT của SV theo đặc điểm giới tính
Nhu cầu tập luyện

Muốn tập luyện
Không muốn tập
So sánh
χ2
P

Ý kiến trả lời

Nam
Nữ
(n=1000)
(n=1000)
ni
%
ni
%
922 92.2
920
92.0
78
7.8
80
8.0
952.15
943.14
<0.001
<0.001

So sánh
χ

2

1.01

P

>0.05


Ngoài ra, cũng dựa vào các điều kiện thuận lợi để phát huy, phát triển
phong trào TDTT cho SV trong nhà trường. Các giải pháptổ chức nâng cao
hiệu quả công tác GDTC phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế trong
nhà trường và phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của SV.
Mặt khác, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
GDTC cần phải căn cứ vào các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, căn cứ
vào hoạt động TDTT nội và ngoại khóa của nhà trường, căn cứ vào mục
tiêu đào tạo của nhà trường.
3.2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục
Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và phát triển


18

3.2.2. Ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất
cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
3.2.2.1.Tổ chức ứng dụng:
Thông qua tham khảo tài liệu, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia,
quan sát sư phạm và phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi với 2 nhóm
đối tượng: Cán bộ quản lý + giảng viên và nhóm sinh viên, đề tài lựa chọn
được 06 giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên Trường ĐH BK
Hà Nội gồm:
Giải pháp 1: Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò và ý
nghĩa của Giáo dục Thể chất trong nhà trường.
Giải pháp 2: Kinh phí hoạt động TDTT và kinh phí đầu tư trang bị, bổ
sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ cho

việc giảng dạy và học tập TDTT.
Giải pháp 3: Thực hiện bồi dưỡng nâng cao kiến thức các môn thể
thao cho giảng viên TDTT và SV.
Giải pháp 4: Cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy môn GDTC
Giải pháp 5: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV.
Giải pháp 6: Tổ chức các giải thi đấu thể thao cho SV.
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa HN.
Tiến hành đánh giá nội dung cụ thể của 6 giải pháp lựa chọn. Mỗi nội
dung đều đảm bảo các phần:
Mục đích giải pháp
Nội dung giải pháp
Tổ chức thực hiện
Các tiêu chí đánh giá.
Chi tiết nội dung các giải pháp được trình bày cụ thể trong luận án.
Tổ chức ứng dụng:
Để nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho SV Trường ĐHBK Hà
Nội, Luận án tiến hành ứng dụng các giải pháp đã được lựa chọn vào thực
tiễn, trong giai đoạn từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2016 tại Trường ĐHBK Hà
Nội.


19

Trong quá trình kiểm chứng, đối tượng nghiên cứu học tập môn
GDTC theo chương trình của Trường ĐHBK Hà Nội ban hành qua các học
kỳ đối với từng năm học.Tuy nhiên, đối tượng kiểm chứng còn được
tácđộng nhân tố mới là các giải pháp mà Luận án lựa chọn.
Để xác định hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn, ngoài việc tiến hành
đánh giá thông qua các tiêu chí đã xác định trong từng giải pháp, đề tài còn

đánh giá thêm sự tác động của các giải pháp đến kết quả học tập và xếp
loại thể lực của SV Trường ĐHBK Hà Nội.
Kết quả đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
GDTC cho SV Trường ĐHBK Hà Nội, mà đề tài ứng dụng được trình bày
từ bảng 3.30 đến bảng 3.44. (được trình bày chi tiết trong luận án).
- Về giải pháp thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền giáo dục về
vai trò và ý nghĩa của GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội:
Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức công tác giáo dục
tuyên truyền giáo dục về vai trò và ý nghĩa của GDTC trong nhà trường sau
kiểm chứng cho thấy: Nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng của GDTC có sự thay đổi rõ rệt thể hiện qua nhịp tăng trưởng giữa thời
điểm trước và sau kiểm chứng (tăng trưởng từ - 155.56% đến 77.26%).
Mức độ tham gia tập luyện các môn thể thao cũng gia tăng rõ rệt (mức
thường xuyên tập luyện tăng trưởng 12.68%; mức tập luyện không thường
xuyên giảm 20.6%).
Số lượng SV rất hứng thú tập luyện, thi đấu các môn thể thao tăng
31.83%. Số lượng SV hứng thú và không hứng thú tập luyện, thi đấu các
môn thể thao giảm từ -19.36% đến - 10.99%.
Đồng thời, số lượng các môn thể thao được sinh viên tập luyện, thi
đấu cũng tăng trưởng từ 0% đến 10.01%.
- Về giải pháp kinh phí cho hoạt động TDTT và kinh phí đầu tư trang bị,
bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ
cho việc giảng dạy và học tập TDTT.
Khi ứng dụng giải pháp này, Khoa GDTC đã phối hợp với các đơn vị
có liên quan đã tăng các nguồn thu phục vụ để phục vụ nâng cao hiệu quả
công tác GDTC của Trường được trình bày trên bảng 3.31 và 3.3.


20
Bảng 3.31. Kinh phí 2016 khi ứng dụng các giải pháp dành cho GDTC của

Trường ĐHBK Hà Nội năm học 2015 – 2016 (triệu đồng)
Kinh phí
Kinh phí
Kinh phí
Kinh phí
Kinh phí Kinh phí do
thường
thường
thường
thường
do các đơn SV đóng
xuyên mua xuyên tổ xuyên mua xuyên tổ vị, tổ chức góp tham
dụng cụ chức TDTT dụng cụ chức TDTT xã hội đóng gia hoạt
giảng dạy trước kiểm giảng dạy sau kiểm
góp
động ngoại
trước kiểm
chứng
sau kiểm
chứng
khóa và tổ
chứng
chứng
chức các
giải thể
thao
Tổng
50
120
60

130
50
150
170
390
W(%)
78.57
Bảng 3.32. Tài liệu giảng dạy các môn GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội
Năm học 2015 – 2016
TT
Loại
Trước 2015
Sau 2015
W(%)
1
Giáo trình
8
8
0.00
2
Tài liệu tham khảo
12
20
50.00
Tổng
20
28
33.33

Qua bảng 3.31 và 3.32 cho thấy, nguồn kinh phí hoạt động TDTT và

kinh phí đầu tư trang bị, bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật,
sân bãi dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập TDTT đã tăng lên
đáng kể với nhịp tăng trưởng 78.57%.Khoa GDTC đã bổ sung nhiều tài
liệu tham khảo phục vụ cho giảng viên và SV với mức tăng 33.33%, trong
đó nguồn tài liệu bổ sung chủ yếu là tài liệu tham khảo với mức tăng 50%.
Như vậy, kinh phí bổ sung cho hoạt động TDTT và các tài liệu phục vụ
học tập của Trường ĐHBK đã được tăng lên đáng kể, đây là cơ sở giúp cho
nâng cao hiệu quả công tác GDTC.
- Về giải pháp bồi dưỡng nâng cao kiến thức các môn Thể thao cho đội
ngũ giảng viên TDTT và sinh viên
Khi ứng dụng giải pháp này, Khoa GDTC đã phối hợp với các đơn vị có
liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thể thao được
trình bày trên bảng 3.33 cho thấy, số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức về
các môn thể thao cho giảng viên tăng trưởng 150%. Số lượng các đợt dã
ngoại, thực tế tăng trưởng 166.66%.


21

Bảng 3.33. Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các lớp bồi dưỡng kiến thức
các môn thể thao cho giảng viên và sinh viên
Trước
Sau
Nội dung
kiểm
Kiểm
W (%)
chứng
chứng
Số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức

về các môn thể thao cho giảng viên
2
8
150
Số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức
các môn thể thao cho sinh viên
2
8
150
Số lượng các đợt dã ngoại, thực tế
1
11
166.66

- Về giải pháp cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy môn GDTC
Cải tiến nội dung:
- Tăng hàm lượng nội dung dạy học của từng môn Thể thao tự chọn để
nâng cao chất lượng GDTC cho SV.
- Chương trình mỗi môn Thể thao tự chọn có bổ sung thêm nội dung thể
lực chung và thể lực chuyên môn để nâng cao thể chất cho SV đạt được
chuẩn quy định về thể chất so với người Việt Nam và chuẩn thể lực do Bộ
GD&ĐT quy định trong quyết định 53/2008/QĐ-BG&ĐT.
- Nội dung dạy học đảm bảo 3 loại hình kiến thức: kiến thức cơ bản,
kiến thức chuyên môn, kiến thức về PP tổ chức hoạt động TDTT và luật
Thể thao.
Cải tiến tổ chức hoạt động đào tạo và phương pháp giảng dạy:
So với chương trình cũ, chương trình cải tiến bổ sung 3 nội dung hoạt
động đào tạo đó là: trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn; kiến thức và
kỹ năng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và hoạt động ngoại khóa của SV.
Cải tiến tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV:

Chương trình cũ chỉ đánh giá 01 lần sau khi kết thúc từng học phần của
sinh viên, chương trình mới cải tiến với 3 loại hình kiểm tra đánh giá: Đánh
giá điểm chuyên cần; Kiểm tra đánh giá giữa kỳ và Thi kết thúc môn học.
Chương trình GDTC cải tiến đã được các thành viên của Hội đồng Thẩm
định đánh giá đạt các yêu cầu về mục tiêu, cấu trúc, thời lượng, nội dung và
đề cương chi tiết chương trình.Đánh giá của Hội đồng Khoa học đào tạo
Trường ĐHBK Hà Nội.
- Về giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV:


22

Luận án lựa chọn được 04 môn thể thao ngoại khóa tại CLB TDTT
Trường ĐHBK Hà Nội là: Bơi lội, Bóng đá, Bóng chuyền, Aerobic.
Đánh giá kết quả học tập môn GDTC
Sau khi tiến hành ứng dụng các giải pháp, tác giả tiến hành thu thập các số
liệu về kết quả học tập của 2000 SV khóa 2015-2020 trường ĐHBK Hà Nội
qua 3 tín chỉ môn GDTC, số liệu tổng hợp được trình bày ở bảng 3.37.
Bảng 3.37. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên khóa 2015–2020
Tín Số
Xuất sắc,
Không
Khá
Trung bình Yếu , kém
Điểm
chỉ lượng
Giỏi
đạt
X2
(B, C+)

(C)
(D+, D)
TB
(A, B+)
(F)
n
%
n
%
n
%
n
%
n
% X
1 2000 200 10.00 352 17.60 1320 66.00 128 6.4 0
0
2,31
2 2000
90,
251 12.55 413 20.65 1224 61.20 112 5.6 0
0
2,39
79
3 2000 294 14.70 519 25.95 1128 56.40 59 2.95 0
0
2,45

Qua bảng 3.37 cho thấy: Sau thời gian học 3 tín chỉ môn GDTC của SV
nhóm thực nghiệm đã có những đạt được kết quả học tập tốt dần lên.

Đánh giá kết quả phát triển thể chất:
Quá trình thực nghiệm, Luận án đã tiến hành khảo sát thể chất của SV
khóa 60, 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội thời điểm trước thực nghiệm,
sau thực nghiệm 3 tháng (12/2015), sau thực nghiệm 9 tháng (6/2016), sau
thực nghiệm 13 tháng (12/1016).
Kết quả diễn biến thể chất của SV khóa 2015-2020Trường ĐHBK Hà
Nội cho thấy, đặc điểm thể chất của SV khóa 2015-2020 có sự đồng đều
của đối tượng nghiên cứu Cv < 10%, với kết quả này cho thấy các chỉ số,
nội dung kiểm tra của đối tượng nghiên cứu tương đối tập trung, đảm bảo
sự cần thiết khách quan để tiến hành nghiên cứu.
- Về giải pháp tổ chức các giải thi đấu thể thao cho SV
Kết quả được trình bày trên bảng 3.44.
Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức các giải thi đấu thể thao cho SV cho
thấy: Số lượng các giải thi đấu nội bộ các môn thể thao trong năm học cho
SV tăng 2 lần. Số lượng các cuộc thi đấu giao hữu thể thao của SV với các
trường đại học cao đẳng tăng 2,8 lần và quy mô của các giải thi đấu thể
thao cho SV tăng trên 2 lần.


23
Bảng 3.44. Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức các giải thi đấu thể thao
cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Giải
Số lượng các giải thi đấu nội bộ thểthao
trong năm học cho sinh viên
Số lượng các cuộc thi đấu giao hữu thể
thao của sinh viên với các trường Đại học,
cao đẳng
Quy mô của các giải thi đấu thể thao cho
sinh viên


Trước kiểm
chứng

Sau kiểm
chứng

Tăng
(lần)

6

12

2

5

14

2,8

22

45

>2

3.2.3. Bàn luận về các giải pháp nâng cao công tác GDTC tại Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội.


Cơ sở quan trọng để sử dụng các phương tiện TDTT một cách hợp lý và
hiệu quả vào quá trình học tập và thời gian nhàn rỗi của sinh viên, đó chính là
đảm bảo mục đích và nhiệm vụ của quá trình GDTC trong nhà trường. Việc sử
dụng đa dạng các phương tiện TDTT trong quá trình GDTC là hết sức quan
trọng và cần thiết, nó đảm bảo cho việc thực hiện các tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể theo lứa tuổi sinh viên, giúp cho sinh viên mở rộng kiến thức rèn luyện thân
thể, tạo nên kỹ năng và hiểu biết về phương pháp tổ chức hoạt động thể dục thể
thao, tích cực tập luyện có hệ thống nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể phục
vụ, nâng cao sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực cho bản thân góp phần
đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, Luận án rút ra những kết luận sau:
1.Về thực trạng công tác GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội: Điều kiện
cơ sở vật chất chưa thật sự đảm bảo cho việc tổ chức giảng dạy các môn
Thể thao tự chọn; kinh phí chi các hoạt động TDTT còn hạn chế; kết quả
học tập của SV còn nhiều còn xuất hiện số lượng lớn sinh viên đạt loại yếu,
kém và không đạt; thể lực của SV có sự tương đồng với thể chất người Việt
Nam cùng độ tuổi và giới tính, tuy nhiên, tố chất về khéo léo và sức bền của
nam SV có xu hướng thấp hơn, nhưng tố chất sức mạnh lưng bụng và sức
bền của nữ SV có xu hướng cao hơn. Đánh giá theo tiêu chuẩn xếp loại thể
lực của Bộ GD&ĐT thì thể lực của SV còn ở mức thấp nhất là nội dung sức
bền. Trình độ đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu công tác giảng
dạy của trường. Tuy nhiên vẫn còn mỏng vẫn chưa đáp ứng với số lượng


24

lớn SV toàn trường, số cán bộ giáo viên tham gia hướng dẫn TDTT ngoại

khóa chưa nhiều; Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học tại
trường hiện nay còn mang nhiều tính ghi nhớ thụ động, có sự rập khuôn
cứng nhắc, tính thụ động chờ đợi chỉ dẫn …SV còn có sự nhận định về vai
trò và mức độ hài lòng khác nhau, vẫn chưa thật sự nhận thấy được tầm
quan trọng của môn GDTC, SV còn hạn chế về năng lực tự tập luyện trong
các giờ ngoại khóa.
2. Qua nghiên cứu luận án đã lựa chọn được 6 giải pháp nâng cao
công tác GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội, bao gồm:
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò và ý nghĩa của
Giáo dục Thể chất trong nhà trường.
Kinh phí hoạt động TDTT và kinh phí đầu tư trang bị, bổ sung, nâng
cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ cho việc giảng
dạy và học tập TDTT.
Thực hiện bồi dưỡng nâng cao kiến thức các môn Thể thao cho giảng
viên TDTT và SV.
Cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy môn GDTC.
Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV.
Tổ chức các giải thi đấu Thể thao cho SV.
Trên cơ sở kiểm chứng khoa học 6 giải pháp được lựa chọn bước đầu
đã thể hiện tính hiệu quả sau 13 tháng ứng dụng thông qua các chỉ tiêu đánh
giá ở từng giải pháp đều có sự tăng trưởng tích cực, kết quả học tập môn
GDTC, kết quả xếp loại thể lực chung của SV đều có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0,05 đến p<0,001.
B. KIẾN NGHỊ
1. Các phòng ban, Viện, Khoa, bộ môn và các tổ chức đoàn thể
Trường ĐHBK Hà Nội cần triển khai một cách hiệu quả các quy định của
Bộ GD & ĐT về công tác GDTC trong trường học, cần quan tâm nhiều hơn
nữa về chính sách ưu tiên đối với các cán bộ hướng dẫn công tác TDTT và
đầu tư về có sở vật chất và kinh phí hoạt động nhằm tạo sân chơi bổ ích
lành mạnh cho SV, đặc biệt các Khoa, Viện, bộ môn cần chủ động phối hợp

trong việc xây dựng các phong trào, các hạt nhân tiêu biểu của các câu lạc
bộ, các đội tuyển tham gia thi đấu và giao lưu đối ngoại.
2. Các giải pháp mà Luận án nghiên cứu cần đưa vào tổ chức với quy
mô rộng hơn cho SV trong toàn trường và cần nghiên cứu bổ sung để áp
dụng với các Trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.


×