Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

ĐỖ THỊ NINH

NÂNG CAO HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP.HCM – Tháng 12 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

ĐỖ THỊ NINH

NÂNG CAO HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG



TP.HCM – Tháng 12 năm 2017


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đỗ Thị Ninh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 30/04/1991

Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1541850080

I- Tên đề tài:
Nâng cao hệ thống KSNB tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của nhà trường.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc thiết lập và vận hành hệ
thống KSNB tại các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm của nhà trường.

- Đánh giá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của nhà trường.
- Đề xuất kiến nghị và hàm ý để nâng cao hệ thống KSNB của nhà trường.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 10/10/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Quyết Thắng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Quyết Thắng. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả

Đỗ Thị Ninh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Thắng, người đã định hướng
đề tài, nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn khóa học trong suốt thời gian tác giả thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu
cho bản thân tác giả và cho tập thể lớp cao học kế toán 15SKT21.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Viện Sau Đại học trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình và luôn giúp đỡ, hướng dẫn tác
giả hoàn thành các thủ tục trong quá trình học cũng như thủ tục liên quan đến luận
văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cũng như Quý Thầy,
Cô đang công tác tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc hoàn thiện thang đo và phiếu khảo sát
chính thức.
Trong quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu, tác giả đã cố gắng tham khảo rất
nhiều tài liệu, trao đổi đồng thời tiếp thu rất nhiều ý kiến quý báu của Thầy, Cô, bạn
bè để hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên với vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu có
giới hạn nên luận văn này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót và những hạn chế
nhất định. Tác giả hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi hữu ích từ

Quý Thầy, Cô và các bạn đọc.
Trân trọng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Đỗ Thị Ninh


iii

TÓM TẮT
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường
đào tạo nhiều cấp và đa ngành, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất, phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao hàng đầu tại
Việt Nam.
Trong quá trình 22 năm thành lập và phát triển của nhà trường gắn liền với sự
phát triển của đất nước, nền giáo dục – đào tạo Việt Nam. Trường đã tập trung củng
cố đội ngũ CB-GV-NV có trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm cao, xây dựng
chương trình, nội dung đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất,… để phục vụ học tập và
nghiên cứu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và sự phát triển toàn diện của
sinh viên. Tuy nhiên với một hệ thống KSNB theo hướng tự phát, chưa ứng dụng
bất kỳ lý luận khoa học nào hiện nay thì việc hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là rất thiết thực và cần sự quan tâm từ
phía BGH nhà trường.
Luận văn “Nâng cao hệ thống KSNB tại trường Đại học công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh” gồm 05 chương.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB, khảo sát đánh giá
và phân tích độ tin cậy của thang đo, nêu ra một số thực trạng hệ thống KSNB của
trường, từ đó đưa ra các kiến nghị và hàm ý nhằm hoàn thiện, nâng cao hệ thống
KSNB của nhà trường. Những nhận định của tác giả có thể không khái quát hết thực
trạng của đơn vị, nhưng qua đó tác giả mong muốn có thể góp một phần nâng cao
hệ thống KSNB, giúp lãnh đạo nhà trường quản lý nguồn lực tốt hơn.


iv

ABSTRACT
Ho Chi Minh City University of Technology is a multi-level training and
multi-disciplinary training university, researching and applying of scieance and
technology into production, become one of a leading human resource training center
in Vietnam.
22-year-estalblishment and development of the school associate with the
development of the education and training in Vietnam. The school has focused on
consolidating the staff and lecturers with high professional qualifications and skills,
training programs, facility investment, scientific research, etc., for study and
research purposes, promote scientific research and comprehensive development of
students. However, with a internal control system that does not apply any scientific
theory, the completion of the internal control system in Ho Chi Minh City
University of Technology is very pratical and needs to be considered by the
managers of school.
Thesis “Finalizing the internal control system at Ho Chi Minh City University of
Technology” consists of 5 chapters.
The thesis has systematized the theoretical basis for the internal control
system, surveyed the assessment and analyzed the reliability of the scale, outlined
some of the current states of HUTECH internal control system and proposed some

solutions. The author’s comments may not outline all the actual sittuations, but the
author hopes to contribute to the internal control system, help the school leahers
manage the resources better.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT............................................................................................................................................. iii
ABSTRACT.......................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................................xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát......................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................................... 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 3

1.4.1.

Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................................ 3

1.4.2. Nghiên cứu định tính........................................................................................................... 3
1.4.3. Nghiên cứu định lượng........................................................................................................ 3
1.5.

Lược khảo tài liệu nghiên cứu............................................................................................... 4

1.5.1.


Nghiên cứu nước ngoài................................................................................................. 4

1.5.2.

Nghiên cứu trong nước.................................................................................................. 5

1.6.

Điểm mới của đề tài............................................................................................................... 7

1.7.

Kết cấu của đề tài................................................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KSNB VÀ KSNB CỦA NHÀ TRƯỜNG..............................10
2.1. Tổng quan về KSNB................................................................................................................ 10
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển kiểm soát nội nộ........................................................... 10
2.1.2.
2.2.

Khái niệm KSNB......................................................................................................... 13

Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo INTOSAI.......................................................15

2.2.1.

Môi trường kiểm soát.................................................................................................. 16

2.2.2.


Đánh giá rủi ro............................................................................................................. 18


vi

2.2.3.

Hoạt động kiểm soát.................................................................................................... 19

2.2.5. Giám sát............................................................................................................................. 22
2.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết...................................................................................................... 22
2.3.1. Một số mô hình nghiên cứu trước......................................................................................... 22
2.3.2. Giả thuyết mô hình nghiên cứu............................................................................................. 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 29
3.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................................ 29
3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 29

3.2.1. Nghiên cứu định tính......................................................................................................... 29
3.2.2. Nghiên cứu định lượng..................................................................................................... 31
3.3.

Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................................ 35

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................................... 35
3.3.2. Thu thập dữ liệu................................................................................................................ 36
3.4. Mô hình kinh tế lượng.............................................................................................................. 37
3.4.1. Mô hình kinh tế lượng....................................................................................................... 37
3.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo......................................................37

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................... 41
4.1. Giới thiệu về trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.......................................41
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................................... 41
4.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng của từng đơn vị....................................................43
4.1.3. Tình hình Cán bộ – Giảng viên – Nhân viên của Nhà trường.........................................46
4.2. Thực trạng hệ thống KSNB của Nhà trường........................................................................... 48
4.2.1. Nhân tố môi trường kiểm soát.......................................................................................... 48
4.2.2. Nhân tố đánh giá rủi ro..................................................................................................... 53
4.2.3. Nhân tố hoạt động kiểm soát............................................................................................ 55
4.2.4. Nhân tố thông tin truyền thông......................................................................................... 58
4.2.5. Nhân tố giám sát................................................................................................................ 60
4.3. Kết quả nghiên cứu mô hình.................................................................................................... 61
4.3.1. Thống kê mô tả mẫu.......................................................................................................... 61
4.3.2. Đánh giá thang đo Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha......................................................... 63
4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Fator Analysis (EFA)......................................65
4.3.4. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.................................................................. 69


vii

4.3.5. Kết quả đánh giá về hệ thống KSNB của nhà trường trong từng nhân tố.......................76
4.3.6. Kiểm định sự khác biệt của mô hình................................................................................ 79
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................................................84
5.1. Kết luận và đề xuất các hàm ý quản trị.................................................................................... 84
5.1.1. Kết luận............................................................................................................................. 84
5.1.2. Đề xuất các hàm ý quản trị............................................................................................... 85
5.2. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 94
PHỤ LỤC............................................................................................................................................ 97



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
Viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

Viết đầy đủ bằng Tiếng Anh

KSNB

KSNB

Internal control

COCO

Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia
Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập

The committee of Sponsoring

báo cáo tài chính
INTOSAI Tổ chức Kiểm toán Tối cao của Tổ
chức Quốc tế

Organization
International Organization of

Supreme Audit Institutions

IACPA

Hiệp hội Kế toán viên công chứng
Hoa Kỳ

American Institute of Certified
Public Accountants

ERM

Quản trị rủi ro doanh nghiệp

Enterprise Risk Mannagement
Framework

SAP

Thủ tục kiểm toán

Statement on Auditing Procedure

SEC

Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ

Securities and Exchange
Commission


SAS

Chuẩn mực kiểm toán

Statement on Auditing Stardard

CoBIT

Các mục tiêu kiểm soát trong công
nghệ thông tin và các lĩnh vực có

Control Objectives for
Information and Related

liên quan

Technology

Hiệp hội kiểm soát và kiểm toán
hệ thống công nghệ thông tin

Information Systems Audit and
Control Association

ISACA


ix

Tiếng việt

Viết tắt

Tên đầy đủ

HĐQT

Hội đồng quản trị

BGH

Ban giám hiệu

CB-GV-NV

Cán bộ – Giảng viên – Nhân viên

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

SL


Số lượng

Tp. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

HUTECH

Trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên

Trang

Bảng 2.1

Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB

25

Bảng 3.1


Các thành phần tham gia thảo luận nhóm

30

Bảng 3.2

Thang đo chính thức của nghiên cứu

37

Bảng 4.1

Tình hình CB-GV-NV tại các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung
tâm

47

Bảng 4.2

Thống kê trình độ chuyên môn của CB-GV-NV tại trường
HUTECH

47

Bảng 4.3

Quy trình tuyển dụng

50


Bảng 4.4

Công tác tổ chức tuyển dụng

51

Bảng 4.5

Quy trình mua hàng

56

Bảng 4.6

Thống kê mô tả mẫu

61

Bảng 4.7

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

63

Bảng 4.8

Kết quả phân tích EFA các biến độc lập

66


Bảng 4.9

Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc

68

Bảng 4.10

Tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá

69

Bảng 4.11

Kết quả phân tích tương quan Pearson

69

Bảng 4.12

Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình

70

Bảng 4.13

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

71


Bảng 4.14

Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy

72

Bảng 4.15

Mức độ đánh giá hệ thống KSNB của nhà trường về nhân tố
Môi trường kiểm soát

76


xi

Bảng 4.16

Mức độ đánh giá hệ thống KSNB của nhà trường về nhân tố
Đánh giá rủi ro

77

Bảng 4.17

Mức độ đánh giá hệ thống KSNB của nhà trường về nhân tố
Hoạt động kiểm soát

78


Bảng 4.18

Mức độ đánh giá hệ thống KSNB của nhà trường về nhân tố
Thông tin truyền thông

78

Bảng 4.19

Mức độ đánh giá hệ thống KSNB của nhà trường về nhân tố
Hệ thống giám sát

79

Bảng 4.20

Kiểm định sự khác nhau về mức độ đánh giá hệ thống KSNB
của nhà trường theo giới tính

80

Bảng 4.21

Kiểm định sự khác nhau về mức độ đánh giá hệ thống KSNB
của nhà trường theo trình độ học vấn

80

Bảng 4.22


Kiểm định sự khác nhau về mức độ đánh giá hệ thống KSNB
của nhà trường theo cương vị công tác

81

Bảng 4.23

Kiểm định sự khác nhau về mức độ đánh giá hệ thống KSNB
của nhà trường theo số năm công tác

82

Bảng 4.24

Kiểm định sự khác nhau về mức độ đánh giá hệ thống KSNB
của nhà trường theo độ tuổi

82

Bảng 5.1

Nâng cao nhân tố môi trường kiểm soát

87

Bảng 5.2

Nâng cao nhân tố hệ thống giám sát

85


Bảng 5.3

Nâng cao nhân tố hoạt động kiểm soát

89

Bảng 5.4

Nâng cao nhân tố đánh giá rủi ro

90

Bảng 5.5

Nâng cao nhân tố thông tin truyền thông

91


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên

Trang

Hình 2.1 Các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB


23

Hình 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB

24

Hình 2.3 Mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả của hệ thống
KSNB

24

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB của bệnh biện An Bình - Thành phố Hồ Chí Minh

25

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu

26

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

29

Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ
Chí Minh

44


Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát Môi trường kiểm soát

48

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát Đánh giá rủi ro

53

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát Hệ thống kiểm soát

55

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát Thông tin truyền thông

59

Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát Hệ thống giám sát

60

Hình 4.7 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

74

Hình 4.8 Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

75

Hình 4.9 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy


76


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những yêu cầu tất yếu khách quan của mọi doanh nghiệp trong nền
kinh tế là xây dựng được hệ thống KSNB (KSNB) để kiểm soát được các mục tiêu
đề ra. Với mục đích phát hiện, ngăn chặn những gian lận và sai sót của các tổ chức,
công ty, khái niệm KSNB đã ra đời từ đầu thế kỷ 19. Sau đó, KSNB được phát triển
thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh thông qua Báo cáo năm 1992 của
Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính
(COSO) với tiêu đề: KSNB - Tích hợp cơ cấu tổ chức.
Năm 2004 COSO công bố báo cáo tổng thể dưới tiêu đề: Quản trị rủi ro doanh
nghiệp – khuôn khổ hợp nhất. Báo cáo năm 2004 được xây dựng dựa trên cơ sở phát
triển Báo cáo năm 1992 và tích hợp với quản trị rủi ro tại các đơn vị. Bên cạnh đó
Báo cáo COSO năm 2004 cũng xác định được những tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh
giá rủi ro cũng như đề xuất xây dựng quy trình quản lý rủi ro hiệu quả trong công
tác quản lý.
Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu
kém, chưa phát huy hết vai trò của các công cụ quản lý. Vì vậy, để giúp doanh
nghiệp tiếp cận với quan điểm hiện đại về rủi ro của các nước tiên tiến, học tập và
vận dụng việc quản lý rủi ro một các hiệu quả và đồng thời giúp doanh nghiệp có
cái nhìn nhận mới về KSNB, hoàn thiện hệ thống KSNB của mình để phục vụ tốt
hơn trong công tác quản lý thì việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới
để vận dụng là điều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Là một trường dân lập, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, sử dụng nhân sự và kinh phí quản lý hành chính,…

trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) trong thời gian qua
mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhưng vẫn còn một số tồn tại
cần phải khắc phục như:
- Việc dùng điện, nước của Nhà trường chưa được tiết kiệm


2

- Thái độ, tinh thần làm việc của một số Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên (CBGV-NV) chưa được tốt
- Một số công việc bị chồng chéo giữa các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm
- Thất thu học phí do sinh viên nghỉ học giữa chừng, …
Tác giả nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây dựng được hệ thống KSNB tốt thì có
thể khắc phục được những sai sót trên đồng thời ngăn ngừa và phát hiện những sai
phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động giúp các Khoa,
Viện, Phòng, Ban hoàn thành tốt công việc được giao. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài
“Nâng cao hệ thống KSNB tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB trường Đại học Công nghệ
- Xây dựng mô hình nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc thiết lập và vận hành hệ
thống KSNB tại các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc trường Đại học
Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
- Đánh giá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất kiến nghị và hàm ý để nâng cao hệ thống KSNB tại trường Đại học Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống KSNB tại các các Khoa, Viện, Phòng, Ban,
Trung tâm trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.


3

- Đối tượng khảo sát: Tập trung vào các cán bộ lãnh đạo, CB-GV-NV các Khoa
Viện, Phòng, Ban, Trung tâm có am hiểu về hệ thống KSNB.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: Các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm trực thuộc Trường Đại
học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, đề tài tập trung vào các Khoa, Viện,
Phòng, Ban, Trung tâm hoạt động lớn tại trường như: Phòng Tài chính, Phòng Tổ
chức – Hành chính, Phòng Quản trị, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Khoa
Quản trị kinh doanh, …
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ năm 2014 – 2016. Số liệu sơ cấp được
điều tra trong tháng 10 – 11/2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: Được lấy từ các báo cáo và văn bản của Nhà trường; Các báo
cáo, kế hoạch, … của các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm và các bài báo, bài
nghiên cứu khác.
- Dữ liệu sơ cấp: Điều tra, khảo sát, thu thập trong tháng 10/2017 tại trường Đại học
Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
1.4.2. Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo đang công tác trong trường nhằm xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm
trực thuộc Nhà trường. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định
tính nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng và đồng thời thẩm định lại các câu hỏi

trong bảng câu hỏi phỏng vấn thông qua quá trình phỏng vấn thử. Mục đích của
nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo yếu tố ảnh hưởng tới hệ
thống KSNB.
1.4.3. Nghiên cứu định lượng
Thu thập dữ liệu thông qua việc phỏng vấn các quan điểm, ý kiến đánh giá về
hệ thống KSNB tại các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm của Nhà trường bằng


4

bảng câu hỏi đóng. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý với sự hỗ trợ
của phần mềm SPSS phiên bản 20 (SPSS 20).
Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Thang đo sau khi
được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để kiểm định mô
hình nghiên cứu.
1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu
1.5.1. Nghiên cứu nước ngoài
Steven J. Root (2000), tác giả đã khẳng định rằng KSNB là một quá trình
giúp đảm bảo các mục tiêu của hoạt động. Đồng thời cũng khẳng định vị trí của
KSNB trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp, tiếp cận KSNB từ vị trí của nhà
quản lý. Nghiên cứu của tác giả cũng khẳng định các yếu tố cấu thành hệ thống
KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin
và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát và các kiểm soát.
Dimitris N. Chorafas (2001), tác giả nhận định rằng một hệ thống KSNB tốt
thì đồng nghĩa với việc đạt được tầm nhìn xa hơn về việc làm thế nào để lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát. Nghiên cứu này cũng khẳng định 5 yếu tố của
KSNB và nhận định về mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên một hệ thống đầy đủ
nhưng vẫn xuất phát từ khía cạnh kiểm toán để nghiên cứu về KSNB.
Agbejule Adebayo, Annukka Jokipii (2001), nghiên cứu này thực hiện nhằm

mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tương tác giữa các thành phần
của hệ thống KSNB, các định hướng chiến lược khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động phụ thuộc vào các thành phần của hệ thống KSNB. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng khi hoạt động kiểm soát càng cao thì hiệu quả của hệ thống KSNB
càng cao.
Annukka Jokipii (2010), nghiên cứu này tiến hành ở 741 công ty lớn và vừa
ở Phần Lan. Tác giả đã đưa vào mô hình nghiên cứu bốn yếu tố: Chiến lược, cấu
trúc, cơ cấu tổ chức, sự không chắc chẳn của môi trường tác động tới cơ cấu hệ
thống KSNB. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả sử


5

dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ việc thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang
đo và phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược và sự không chắc
chắn của mô trường ảnh hưởng trọng yếu đến cơ cấu hệ thống KSNB. Sau đó đó tác
giả đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB dựa vào ba yếu tố: Tính hữu hiệu và hiệu
quả hoạt động, độ tin cậy của thông tin tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy
định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả của hệ thống KSNB phụ thuộc vào
cấu trúc của hệ thống KSNB ngoại trừ các công ty có quy mô nhỏ.
Kanyamon Wittayapoom, Sumalee Limsuwan (2012). Nghiên cứu này tiến
hành đánh giá hiệu quả của KSNB tới độ tin cậy của báo cáo tài chính tại các công
ty niêm yết Thái Lan. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
kết hợp với phân tích hồi quy OLS để xem xét tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tạo ra độ tin cậy của báo cáo tài chính như thế nào. Trong mô hình nghiên cứu,
nhóm tác giả sử dụng bốn yếu tố: Hiệu quả quản lý rủi ro, chất lượng của sự hài
lòng, tiềm năng giao tiếp nội bộ và sự kiểm soát liên tục. Kết quả cho thấy bốn yếu
tố này đều ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Hệ thống
KSNB càng hữu hiệu thì độ tin cậy của báo cáo tài chính càng cao.
1.5.2. Nghiên cứu trong nước

Đối với vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB của các trường Đại học, Cao đẳng
trong nước thì đã có khá nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả như:
Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hàn Thị Lan Thư (2013), các tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết từ đó tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu
trong và ngoài nước về hệ thống KSNB. Trên cơ sở đánh giá các quan điểm khác nhau
vận dụng vào thực tế tại các trường đại học công lập của Việt Nam, nhóm tác giả đã đề
xuất cách tiếp cận mang tính tổng thể về hệ thống KSNB với các yếu tố của hệ thống
KSNB được cụ thể hóa theo quan điểm của COSO. Để đảm bảo quản lý các hoạt động
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, các trường đại học công lập cần phải xây dựng và
thiết lập một hệ thống KSNB bộ phù hợp và hoạt động hữu hiệu. Bài viết nghiên cứu
các quan điểm khác nhau, từ đó đưa ra quan điểm về hệ thống KSNB trong trường đại
học công lập và các yếu tố cơ bản cần thiết trong hệ


6

thống KSNB tại các trường đại học công lập gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá
rủi ro, hệ thống thông tin kế toán, các thủ tục kiểm soát và giám sát. Để hệ thống
KSNB hoạt động hiệu quả và hiệu lực, các yếu tố của hệ thống đều cần phải hoạt
động hữu hiệu và đồng bộ. Xét về bản chất, hệ thống KSNB trong các trường đại
học được biểu hiện rõ nét nhất về mặt hình thức chính là các chính sách và thủ tục
kiểm soát. Các chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ được xây dựng và vận hành trên
nền tảng của nó chính là môi trường kiểm soát và hệ thống thông tin kế toán. Các
chính sách là thủ tục kiểm soát sẽ chỉ đảm bảo được hiệu lực hoạt động và tính liên
tục bằng quá trình đánh giá rủi ro và giám sát. Do đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt
động, thực hiện tốt các mục tiêu xã hội, các trường đại học công lập trong xây dựng
hệ thống KSNB phải quan tâm đồng bộ đến cả năm nhân tố nêu trên.
Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012), mục tiêu của luận văn là từ việc khảo sát thực tế
đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại trường. Với việc
đưa ra các giải pháp và kiến nghị hy vọng sẽ giúp BGH có các biện pháp quản lý tốt

hơn để phù hợp với sự phát triển không ngừng của nhà trường. Tác giả đã trình bày
thực trạng của hệ thống KSNB tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí
Minh, thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế. Qua khảo sát tác giả cho
thấy nhà trường có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB nhưng chưa
nhận thức đầy đủ nên chưa phát huy hết tác dụng của các thành phần trong hệ
thống. Việc đánh giá hệ thống KSNB là cơ sở để tác giả hình thành các kiến nghị và
đưa ra các đề xuất phù hợp, hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB vận hành tốt
hơn. Tác giả đưa ra các giải pháp: Từ phía nhà trường, BGH cần cho cán bộ viên
chức thấy được lợi ích của hệ thống KSNB thông qua những hành động, thái độ của
mình để các thành viên trong nhà trường có thể cảm nhận được và tận tâm xây dựng
hệ thống KSNB.
Phạm Thị Hoàng (2013), luận văn đã khái quát được lý luận KSNB theo Tổ chức
Kiểm toán Tối cao của Tổ chức Quốc tế (INTOSAI). Đồng thời nghiên cứu dựa trên
phương pháp định tính, thông qua khảo sát, thống kê dữ liệu thực tế tại trường kết
hợp lý thuyết đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá, giải pháp, kiến


7

nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường. Các giải pháp được xây dựng một
cách chi tiết, rõ ràng. Bên cạnh đó, luận văn đã những hạn chế, từ đó thiết lập các
quy trình kiểm soát mới phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà trường.
Hồ Thị Thanh Ngọc (2010), Luận văn đã vận dụng lý thuyết về KSNB của báo
cáo COSO 1992 để tìm hiểu và phân tích hệ thống KSNB tại Trường Cao Đẳng Xây
dựng số 2, đồng thời đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kiểm soát nội bộ tại trường. Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp
khái quát, tổng hợp, phân tích, quan sát, phỏng vấn (sử dụng bảng câu hỏi – dữ liệu
định tính). Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là đã không vận dụng KSNB theo
INTOSAI.
Nguyễn Thị Thu Hậu (2014), luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về hệ thống

KSNB ở đơn vị công, đã cập nhật INTOSAI, đưa ra được bài học kinh nghiệm từ
các sự kiện có liên quan đến hệ thống KSNB trong nước ở đơn vị công; tác giả sử
dụng phương pháp khảo sát, quan sát kết hợp phỏng vấn để đánh giá thực trạng hệ
thống KSNB tại Trường Đại học Bạc Liêu với những mặt chưa làm được, tìm ra
nguyên nhân tồn tại; từ đó đưa ra được giải pháp đề nghị giải quyết, xây dựng biểu
mẫu, tiêu chuẩn cụ thể để ứng dụng ngay cho nhà trường.
1.6. Điểm mới của đề tài
Đề tài đã khảo sát thực trạng hệ thống KSNB đã được xây dựng và áp dụng tại
nhà trường. Bên cạnh đó đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB hiện hành,
đặc biệt là trong việc kiểm soát nhằm giảm thiểu các rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực
quản lý. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, tác giả đề xuất
những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường Đại
học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Từ trước đến nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá hệ thống KSNB
trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài này đã nghiên cứu các yếu tố
chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống KSNB của nhà trường như: quy định, quy
chế, thông tin, giám sát,… Nghiên cứu thực trạng, cùng với những hạn chế của hệ
thống KSNB nhà trường và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó tác giả


8

đưa ra một bức tranh toàn cảnh về hệ thống KSNB tại trường Đại học Công nghệ
Tp. Hồ Chí Minh, tạo thuận lợi cho việc đánh giá và đưa ra các đề xuất cụ thể để
nâng cao hệ thống KSNB của nhà trường.
Với nghiên cứu này, đề tài sẽ không chỉ giúp cho Lãnh đạo trường Đại học Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh đưa ra các giải pháp để nâng cao hệ thống KSNB tại đơn vị,
mà còn giúp cho các đơn vị khác trong các trường Đại học nói riêng và các trường
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung có thể làm tài liệu tham khảo trong
quá trình nâng cao hệ thống KSNB.

1.7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài bao gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương này trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lược khảo tài liệu và
kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về KSNB và KSNB của nhà trường
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng hệ thống
KSNB của trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, đề xuất mô hình nghiên
cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng đươc sử dụng để phân tích và đo
lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu. Trình bày thông tin về mẫu khảo
sát, kiểm định mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích và đánh giá
các kết quả thu được.
Chương 5: Kiến nghị và hàm ý quản trị


9

Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày các đóng góp của đề tài, đề
xuất hàm ý quản trị. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.


10


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KSNB VÀ KSNB CỦA NHÀ TRƯỜNG
2.1. Tổng quan về KSNB
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển kiểm soát nội nộ
2.1.1.1. Giai đoạn sơ khai
Công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (1929): KSNB là công cụ bảo vệ
tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiệp hội
kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) (1936): KSNB là các biện pháp và cách
thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài
sản khác, cũng như kiểm tra độ chính xác trong ghi chép của sổ sách. KSNB ngày
càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là sau sự thất bại trong các cuộc kiểm toán
mà điển hình là Mc Kesson & Robbins.
2.1.1.2. Giai đoạn hình thành
Công trình nghiên cứu AICPA (1949) định nghĩa: “KSNB là cơ cấu tổ chức và
các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức
để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy
hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.
Thủ tục kiểm toán (SAP) 29 (1958):
+ KSNB kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ
trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán.
+ KSNB quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên
quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị.
SAP 33 (1962):
+ KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính => Kiểm toán
viên cần đánh giá KSNB.
+ KSNB về quản lý liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính => Kiểm toán
viên sẽ không bị buộc phải đánh giá chúng.
+ Yêu cầu công ty kiểm toán giới hạn nghiên cứu chỉ ở KSNB về kế toán.
Chuẩn mực kiểm toán SAS 1 (1973), duyệt lại SAP 54:



×