Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THỊ THU HẠNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THỊ THU HẠNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN QUYẾT THẮNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 23
tháng 4 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
STT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS.Trần Phước

Chủ tịch

2


TS. Phan Mỹ Hạnh

Phản biện 1

3

TS. Huỳnh Tấn Dũng

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Văn Dược

5

TS. Trần Văn Dũng

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP.HCM, ngày..… tháng…..năm
2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hạnh
Ngày, tháng, năm sinh: 06/11/1981

Giới tính
Nơi sinh

: Nữ
: TPHCM

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV

: 1541850011

I- Tên đề tài :
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GTGT
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TPHCM.
Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TPHCM.
Thứ ba, đề xuất các hàm ý và giải pháp quản trị nhằm giúp cơ quan thuế có
những chính sách hợp lý nhằm hạn chế hành vi hành vi gian lận thuế GTGT của các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TPHCM
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/08/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Quyết Thắng

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận
thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TPHCM” là kết
quả của quá trình tự nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Thu Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Trong

quá trình làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy TS. Nguyễn Quyết Thắng đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Công nghệ TP.HCM,
những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học
vừa qua.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Cục thuế TPHCM, lãnh đạo các Chi cục thuế, các anh
chị đồng nghiệp, các công ty đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi và đã giúp đỡ tôi
thu thập mẫu phiếu khảo sát trong quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình làm luận luận văn.
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Thu Hạnh


iii

TÓM TẮT
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia. Hiện nay, cơ chế tự khai tự
nộp được xem là cơ chế hiệu quả, nâng cao tính pháp lý và sự chủ động của doanh
nghiệp trong việc tuân thủ thuế tự nguyện. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật về
thuế của người dân còn kém nên việc gian lận thuế, thất thoát nguồn thu là việc khó
tránh khỏi. Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tp HCM” góp phần đáp
ứng yêu cầu thực tế về công tác quản lý thuế hiện nay. Mục tiêu của đề tài là xác
định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNNQD
trên địa bàn Tp HCM. Nhận diện doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận để cải thiện
công tác quản lý.

Trên cơ sở các lý thuyết về gian lận thuế, nghiên cứu thực nghiệm được thực
hiện trước đây. Tác giả đã xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNNQD trên địa bàn Tp
HCM. Dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp kê khai thuế trên địa bàn Tp HCM với
cỡ mẫu là 300 mẫu, dữ liệu được xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông
qua hệ số Cronbach’Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy
tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến hành vi gian lận
thuế GTGT của các DNNQD trên địa bàn Tp HCM: Cơ hội, Động cơ (hay áp lực),
Khả năng hợp lý hóa hành vi, Ý thức thuế, mức xử lý vi phạm. Từ đó luận văn đã
đề xuất một số kiến nghị và biện pháp nhằm hạn chế hành đến hành vi gian lận
thuế GTGT của các DNNQD trên địa bàn Tp HCM.


iv

ABSTRACT
Taxes are the main source of income of the national budget. Currently, selfassessment mechanisms are considered effective mechanisms, improve the legal and
business initiative of the voluntary tax compliance. However, the sense of
observance of tax legislation should poor people tax fraud, the revenue losses are
unavoidable. Research project "Factors affecting the behavior of VAT fraud of nonState owned enterprises in the province of HCMC" contribute to meeting the
practical requirements of the current tax administration. The objective of this
research is to identify factors affecting VAT frauds of non-State owned enterprises
in the province of HCMC. Identify business signs to improve fraud management .
On the basis of the theory of tax fraud, empirical research is done before. The
author has built models and hypotheses of factors affect the behavior of corporate
tax fraud of VAT fraud of non-State owned enterprises in the province of HCMC.
Data collected from businesses in the locality tax return HCMC with a sample size
of 264 samples, the data is processed by technical analysis through reliability
coefficients Cronbach'Alpha, exploring factor analysis EFA and linear regression
models. Research results show that there are 5 factors that affect the behavior of

VAT fraud of non-State owned enterprises in the province of HCMC: opportunities,
Engines (or pressure), the ability of Physical and chemical behavior, tax
Consciousness, level of violation handing . Since then, the thesis has proposed a
number of recommendations and measures to limit the conduct of fraudulent VAT of
the of non-State owned enterprises in the province of HCMC.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................iii
ABSTRACT............................................................................................................. iv
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ...................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:......................................................................................... 3
1. 3 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 3
1. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................. 3
1. 4.2 Phạm vi nghiên cứu:................................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
1.5.1. Nghiên cứu định tính................................................................................ 4
1.5.2. Nghiên cứu định lượng............................................................................. 4
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................... 5

1.7 Cấu trúc luận văn............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU.................................................. 6
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................................. 6
1.2 Các nghiên cứu trong nước............................................................................ 10
1.1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu và tính mới của đề tài.....................11
1.1.3.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu................................................. 11
1.1.3.2 Tính mới của đề tài........................................................................... 12
Tóm tắt chương 1.................................................................................................... 14


vi

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................ 15
2.1 Các khái niệm................................................................................................ 15
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về thuế giá trị gia tăng.................................................... 15
2.1.1.1 Khái niệm......................................................................................... 15
2.1.1.2 Vai trò............................................................................................... 16
2.1.1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế..................................................... 17
2.1.1.4 Cơ chế thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT............................................. 18
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về gian lận thuế.............................................................. 20
2.1.2.1 Gian lận thuế GTGT......................................................................... 21
2.1.2.2 Hành vi gian lận thuế........................................................................ 22
2.1.2.3 Các dấu hiệu nhận biết gian lận........................................................ 27
2.1.2.4 Một số nguyên nhân gian lận............................................................ 30
2.1.3 Nguyên nhân và hậu quả của gian lận thuế GTGT.................................. 32
2.1.3.1 Nguyên nhân.................................................................................... 32
2.1.3.2 Hậu quả của gian lận thuế GTGT..................................................... 34
2.2. Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp ngoài quốc doanh...................................... 35
2.2.1 Khái niệm................................................................................................ 35
2.2.2 Tiêu chí phân loại, vai trò, đặc điểm của DNNQD..................................36

2.2.2.1. Phân loại, đặc điểm.......................................................................... 36
2.2.2.2. Vai trò của doanh nghiệp NQD........................................................ 37
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT...............................38
2.3.1 Cơ hội gian lận........................................................................................ 39
2.3.2 Động cơ hay áp lực gian lận.................................................................... 40
2.3.3 Khả năng hợp lý hóa hành vi................................................................... 40
2.3.4 Ý thức thuế.............................................................................................. 41
2.3.5 Mức xử lý vi phạm.................................................................................. 42
2.4. Các thước đo, cách đo về hành vi gian lận thuế GTGT................................42
2.5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu................................................................. 43
2.5.1 Cơ hội gian lận........................................................................................ 45


vii

2.5.2 Động cơ gian lận (hay áp lực gian lận)................................................... 46
2.5.3 Khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận..................................................... 46
2.5.4. Ý thức thuế............................................................................................. 47
2.5.5 Yếu tố mức xử lý vi phạm....................................................................... 47
Tóm tắt chương 2.................................................................................................... 49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 50
3.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 50
3.1.1 phương pháp nghiên cứu......................................................................... 50
3.1.1.1 Nghiên cứu định tính........................................................................ 50
3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng..................................................................... 50
3.1.2 Quy trình nghiên cứu.............................................................................. 52
3.1.3 phương pháp chọn mẫu nghiên cứu........................................................ 53
3.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi.............................................................................. 53
3.2 Xây dựng thang đo cho các biến ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT
53

3.2.1 Thang đo nhân tố “cơ hội gian lận:......................................................... 53
3.2.2 Thang đo nhân tố “động cơ (hay áp lực) gian lận:................................... 54
3.2.3 Thang đo nhân tố “khả năng hợp lí hóa hành vi gian lận”:......................54
3.2.4 Thang đo nhân tố “ý thức thuế”:............................................................. 54
3.2.5 Thang đo nhân tố “Mức xử lý vi phạm”:................................................. 54
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................... 57
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả:.................................................................. 57
3.3.2 Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha............................................. 57
3.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor
Analysis).......................................................................................................... 58
3.3.4. Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết................................. 59
3.3.5 Phân tích phương sai ANOVA................................................................ 60
3.4 Thực hiện nghiên cứu định lượng.................................................................. 60
3.4.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng..................................60


viii

3.4.2 Thống kê mô tả mẫu................................................................................ 60
3.4.3 Thống kê mô tả biến................................................................................ 65
Tóm tắt chương 3.................................................................................................... 69
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 70
4.1 Thực trạng hành vi gian lận thuế GTGT của các DNNQD trên địa bàn
Tp.HCM.............................................................................................................. 70
4.1.1 Bộ máy tổ chức của Cục thuế Tp.HCM.................................................. 70
4.1.2 Giới thiệu về DNNQD trên địa bàn Tp.HCM.........................................72
4.1.3 Thực trạng hành vi gian lận thuế GTGT của các DNNQD trên địa bàn
Tp.HCM........................................................................................................... 74
4.1.3.1 Thực trạng công tác kiểm soát các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM
74

4.1.3.2 Các hành vi vi phạm qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế..............75
4.2 Kiểm định thang đo....................................................................................... 79
4.3 Phân tích mô hình.......................................................................................... 81
4.3.1 Đánh giá thang đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.................................81
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA)............82
4.3.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến......................................... 86
4.3.3.1 Phân tích hệ số tương quan............................................................... 86
4.3.3.2 phân tích mô hình hồi quy bội.......................................................... 88
4.3.3.3 Kiểm định các giả thuyết.................................................................. 90
4.3.3.4 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình............................................ 92
4.3.3.5 Kiểm định phần dư........................................................................... 93
Tóm tắt chương 4.................................................................................................... 95
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................... 96
5.1. Kết luận........................................................................................................ 96
5.2 Kiến nghị....................................................................................................... 96
5.3. Một số biện pháp đối phó với gian lận.......................................................... 98
5.3.1. Giảm cớ hội gian lận.............................................................................. 98


ix

5.3.2. Giảm động cơ gian lận........................................................................... 99
5.3.3. Giảm khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận......................................... 100
5.3.4. Năng cao ý thức thuế............................................................................ 101
5.3.5. Tăng mức xử lý vi phạm...................................................................... 102
5.4. hạn chế của đề tài nghiên cứu..................................................................... 102
Tóm tắt chương 5.................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
PHỤ LỤC ......................................................................................................................



x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACFE

Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ

CSĐT

Cảnh sát điều tra

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DN

Doanh nghiệp

ĐTGL

Đối tượng gian lận

EFA

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

HVGL


Hành vi gian lận

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

GTGT

Giá trị gia tăng

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

OECD

(Organization for Economic Co-operation and Development)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

SPSS
TNDN


Statistical Product and Services Solutions
Thu nhập doanh nghiệp

TNCN

Thu nhập cá nhân

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CP

Cổ phần

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HVGL

Hành vi gian lận

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ (Đơn vị tiền tệ)

VIF

(Variance inflation factor) nhân tố phóng đại phương sai


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Mô hình tam giác gian lận......................................................................... 7
Hình 2.1 Mô hình tam giác gian lận........................................................................ 24
Hình 2.2 Sơ đồ minh họa hành vi............................................................................ 25
Hình 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ và làm thất thoát nguồn
thu........................................................................................................................... 26
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu lý thuyết.................................................................. 44
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu loại hình doanh nghiệp của mẫu nghiên cứu............................ 61
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu giới tính và vị trí công tác........................................................ 62
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu độ tuổi của đáp viên................................................................. 62
Biểu đồ 3.5 Cơ cấu ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của mẫu nghiên cứu.............63
Biểu đồ 3.6 Cơ cấu thời gian hoạt động của doanh nghiệp..................................... 63
Sơ đồ: Bộ máy cục thuế tphcm................................................................................ 71
Hình 4.1. Biểu đồ q-q plot of unstandardized.......................................................... 93

Hình 4.2. Biểu đồ tần số unstandardized................................................................. 94
Hình 5.1 Sơ đồ các biện pháp giảm gian lận thuế gtgt............................................ 99
Hình 5.2 Sơ đồ các biện pháp giảm cơ hội lận thuế gtgt.......................................100


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính...................45
Bảng 3.1 Thang đo.................................................................................................. 55
Bảng 3.2: Tổng hợp đặc điểm mẫu nghiên cứu....................................................... 64
Bảng 3.3 Thống kê mô tả biến................................................................................. 65
Bảng 4.1 Tình hình hoạt động của các loại hình dn trên địa bàn tphcm năm 2016 .. 72

Bảng 4.2 Tình hình thu nsnn giai đoạn 2012 đến 2015........................................... 73
Bảng 4.3: Thực trạng công tác kiểm soát thuế trên địa bàn tp.hcm.........................74
Bảng 4.4: Thực trạng truy thu và nộp tiền vào nsnn trên địa bàn tp.hcm................74
Bảng 4.5 : Tổng hợp các vi phạm thuế gtgt đầu ra.................................................. 75
Bảng 4.6 : Tổng hợp các vi phạm thuế gtgt được khấu trừ...................................... 77
Bảng 4.7 Hệ số cronbach’s alpha của thang đo....................................................... 81
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá efa các biến độc lập.......................83
Bảng 4.9 Kết quả kmo and bartlett’s test................................................................. 85
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan...................................................................... 87
Bảng 4.11: Các thông số thống kê từng biến độc lập............................................... 88
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết h1, h2, h3, h4, h5...............91
Bảng 4.13 Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình (model summary)................92
Bảng 4.14: Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu................................... 92


1


PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, thuế là một khoản thu của
Nhà nước đối với các tổ chức cá nhân trong xã hội và được Nhà nước quy định bằng
các đạo luật vè thuế. Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế là vấn đề được quan
tâm hàng đầu của mọi quốc gia, bất kể là phát triển hay đang phát triển, việc xây
dựng chính sách thuế ở mỗi quốc gia là không giống nhau nhưng tất cả đều xây
dựng chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, được sử dụng như một công cụ điều tiết
nền kinh tế quốc gia. Việc thực thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo
ổn định cho nguồn thu này và từ đó tạo điều kiện mở rộng sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội, đất nước. Nằm trong hệ thống thuế, thuế giá trị gia tăng (GTGT)
cũng góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam thuế là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia, chiếm khoảng
85% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm và khoảng 28% GDP (Ủy ban
kinh tế Quốc hội, 2013). Hiện nay cơ chế tự khai tự nộp được xem là cơ chế hiệu
quả, nâng cao tính pháp lý và sự chủ động của doanh nghiệp (DN) trong việc tuân
thủ thuế tự nguyện. Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của người dân và
các công ty còn kém nên việc gian lận thuế, thất thoát nguồn thu là việc khó tránh
khỏi. Để thúc đẩy quản lý thuế với mục tiêu nâng cao tính tuân thủ tự nguyện và
hạn chế gian lận thuế của người nộp thuế (NNT) ở Việt Nam hiện nay nói chung và
Tp.HCM nói riêng là đề tài được sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhà
nghiên cứu, là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu nói đến trong các tài liệu quản
lý thuế. Việc nâng cao tính tuân thủ tự nguyện và hạn chế gian lận thuế của NNT
tùy thuộc vào quản lý hành chính thuế, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi thái
độ của NNT và hành vi của họ.
Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 về số thu NSNN của Cục thuế Tp
HCM trên địa bàn TpHCM đạt 57.904 tỷ đồng , tăng 17.57% so cùng kỳ, Do đó, Tp
HCM luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù



2

gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng (Cục
thuế Tp.HCM, 2016).
Tuy nhiên, thông qua việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp từ năm 2004, DN có
nhiều cơ hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế, hành vi gian lận thuế và
mức độ gian lận từ đó cũng có xu hướng gia tăng. Một trong những mục tiêu cao
nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT, thay vì đưa ra những
hình thức, các mức xử phạt các đối tượng trốn thuế và tránh thuế. Về phía cơ quan
quản lý thuế đang nỗ lực hạn chế tình trạng gian lận thuế, từ đó có giải pháp, cách
ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế. Việc tăng cường
giám sát kê khai thuế được cho là một trong những giải pháp để hạn chế gian lận
thuế, nâng cao tính tuân thủ thuế trong mô hình quản lý thuế hiện đại.
Theo đánh giá chung của Bộ Tài chính qua các năm thực hiện luật thuế
GTGT là đã đạt những mục tiêu cơ bản như ổn định số thu, ổn định sản xuất, giá cả
cơ bản đã đạt được, kinh doanh ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực tế cũng cho
thấy việc gian lận thuế GTGT diễn ra ngày càng phổ biến với quy mô lớn. Ðiều này
cũng đang được báo động ở Tp. HCM (Cục thuế Tp.HCM,2013). Hậu quả của việc
gian lận thuế GTGT nghiêm trọng hơn nhiều so với thuế doanh thu, vì gian lận thuế
GTGT không đơn thuần chỉ là trốn thuế mà còn rút tiền từ NSNN. Chính vì lý do
trên, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận
thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tp.HCM”
nhằm phần nào giúp hạn chế hành vi gian lận thuế, cải thiện công tác quản lý thuế
hiện nay.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị

gia tăng (GTGT) của DNNQD trên địa bàn Tp.HCM. Trên cơ sở đó, đưa ra một số
kiến nghị và biện pháp nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế GTGT của DNNQD
trên địa bàn Tp HCM dựa trên kết quả nghiên cứu.


3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hành vi gian lận thuế GTGT của các
DNNQD.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của
DNNQD trên địa bàn TPHCM. Xây dựng mô hình nghiên cứu và đánh giá thực
trạng của hành vi gian lận thuế GTGT của DNNQD trên địa bàn TPHCM.
- Đánh giá, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT
của DNNQD trên địa bàn TPHCM.
- Đề xuất một số kiến nghị và biện pháp nhằm hạn chế tình trạng gian lận
thuế GTGT của DNNQD trên địa bàn TPHCM, cải thiện công tác quản lý.

1. 3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nghiên cứu cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của
DNNQD trên địa bàn TPHCM?
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như thế nào đến hành vi gian lận thuế
GTGT của DNNQD trên địa bàn TPHCM?
- Biện pháp nào là cần thiết để hạn chế hành vi gian lận thuế GTGT của
DNNQD trên địa bàn TPHCM?

1. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hành vi gian lận thuế GTGT của DNNQD trên địa bàn TPHCM.

1. 4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: nghiên cứu được thực hiện trên DNNQD trên địa bàn tại Tp HCM
- Thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2016
đến tháng 03/2017. Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 8  12/2016.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của tác giả sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn bao gồm
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng
phần mềm SPSS for Window 20.0.


4

1.5.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích: Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT
của DNNQD trên địa bàn TPHCM, xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế, điều
chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi.
Phương pháp thực hiện: hệ thống hóa và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên
cứu có liên quan đến đề tài đã được tiến hành ở trong và ngoài nước. Tham khảo ý
kiến chuyên gia: đối tượng phỏng vấn sâu là các chuyên gia, các nhà quản lý thuế
hiện đang công tác tại cơ quan thuế, một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
TPHCM để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều chỉnh bổ sung các nhân tố và các phát
biểu trong bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng: đối tượng thảo luận
nhóm là doanh nghiệp kê khai thuế. Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận
tiện.
1.5.2. Nghiên cứu định lượng
Mục đích: Kiểm định thang đo và mô hình đề nghị, đánh giá hành vi gian lận
của DNNQD trên địa bàn TPHCM.
Nghiên cứu sơ bộ: được tiến hành trên mẫu là 10 doanh nghiệp theo cách lấy

mẫu phi xác xuất thuận tiện, nhằm phát hiện những sai sót của bảng câu hỏi và kiểm
tra thang đo. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu khảo sát các
doanh nghiệp kê khai thuế tại Cục thuế TPHCM và một số Chi cục thuế để tìm hiểu
về hành vi gian lận.
Nghiên cứu chính thức: được tiến hành bằng phương pháp thống kê và vận
dụng mô hình hồi quy để đưa các yếu tố phù hợp vào mô hình nghiên cứu đề xuất.
Thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập
được, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, sử dụng thang đo Likert để đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của DNNQD với cỡ mẫu
phỏng vấn là 300 mẫu để khảo sát, số lượng mẫu hợp lệ sử dụng trong nghiên cứu là
264 mẫu.


5

Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hạn
chế hành vi gian lận của DNNQD trên địa bàn TPHCM.

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và đề xuất gợi ý các giải pháp nhằm hạn chế hành vi gian
lận của doanh nghiệp tại Tp.HCM. Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cho công tác
quản lý thuế, công tác thanh tra kiểm tra thuế nói chung.

1.7 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu
Trong chương này, tác giả sẽ trình các bghiên cứu trong và ngoài nước, đánh giá
nhận xét các công trình nghiên cứu, từ đó đề xuất nhân tố mới cho đề tài nghiên
cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về thuế giá trị gia tăng, gian

lận thuế GTGT, DNNQD, các dấu hiệu nhận biết về gian lận. Từ đó xây dựng mô
hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu để nghiên cứu hành vi gian lận thuế.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, tác giả sẽ sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu, trình bày về phương
pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu được sử dụng để đo lường các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi gian lận thuế của DNNQD trên địa bàn TPHCM.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu và rút ra các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế của DNNQD trên địa bàn TPHCM.
Chương 5: Kết luận và giải pháp
Trong chương này, dựa trên kết quả phân tích của chương 4, tác giả sẽ trình bày gợi
ý một số kiến nghị và biện pháp nhằm hạn chế hành vi gian lận thuế của DNNQD
trên địa bàn Tp.HCM; Nêu lên hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, hành vi gian lận ngày càng tinh vi
hơn và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây xin sơ lược một số công
trình nghiên cứu về gian lận kinh điển trên thế giới:
Edwin H. Sutherland (trích bởi Mai Thanh Thúy, 2012) là người tiên phong
trong việc nghiên cứu về gian lận. Cho đến nay, những lý thuyết về gian lận vẫn chủ
yếu dựa vào những nghiên cứu của ông. Ông là cha đẻ của thuật ngữ “ white-collar”
thuật ngữ mà ngày nay trở nên rất thông dụng khi người ta muốn ám chỉ tới những
gian lận do tầng lớp lãnh đạo của công ty gây ra.
Một đóng góp to lớn trong sự nghiệp của Sutherland là lý thuyết về phân loại
xã hội. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào việc quan sát tội phạm đường phố: những

kẻ lưu manh, sát thủ hay những kẻ du thủ du thực. Qua đó, Sutherland đã rút ra một
kết luận việc phạm tội thường phát sinh từ môi trường sống, vì thế hành vi phạm tội
không được tiến hành nếu như không có sự tác động từ yếu tố bên ngoài. Để hiểu rõ
bản chất và nhận diện tội phạm, cần nghiên cứu thái độ cũng như động cơ thúc đẩy
hành vi phạm tội.
Nghiên cứu “Modern Internal Auditing” (kiểm toán nộ bộ hiện đại) của Brink
và Witt (1982) đã chỉ ra: gian lận như một mối đe dọa ảnh hưởng đến việc sử dụng
có hiệu quả tài nguyên và là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý. Nghiên cứu của
Weirich và Reinsten (2000), “Accounting and Auditing Research: A Practical
Guide”, thì gian lận chính là “cố ý lừa dối, lừa đảo và ăn cắp”. Một số loại phổ biến
của gian lận như làm hư cấu nợ, “bóng ma” trong biên chế, sai lệch doanh số bán
hàng bằng tiền mặt, không khai báo chứng khoán, ghi giảm trái quy định, tăng chi
phí phát sinh hay ghi các chi phí không phát sinh (dẫn theo Allyne & Howard
2005:285). Theo Pollick (2006), gian lận như là sự cố ý trình bày sai ”gây ra thiệt
hại, thường là thiệt hại về tiền tệ”. Theo Pollick, hầu hết mọi người coi nói dối như
gian lận nhưng trên pháp lý thì nói dối chỉ có yếu tố gian lận thực tế.. Gian lận cũng
liên quan đến việc giao dịch tài chính phức tạp thực hiện bởi các bọn tội phạm


7

nghiêm trọng, hay các chuyên gia kinh tế với kiến thức chuyên ngành có ý định
phạm tội (Pollick 2006).
Dechow et al (1996) với nghiên cứu: “Causes and consequences of earnings
manipulation: An analysis of firms subject to enforcement actions by the SEC” đã
xác định rằng tỷ lệ gian lận là cao nhất trong các doanh nghiệp có hệ thống quản trị
yếu kém. Hơn nữa, Dechow et al (1996) cho rằng gian lận có nhiều khả năng liên
quan bởi ban quản trị nội bộ doanh nghiệp và ít có khả năng do một ủy ban kiểm
toán. Dunn (2004) kết luận rằng gian lận có nhiều khả năng xảy ra khi có nhiều
quyền lực tập trung trong tay một người

Công trình nghiên cứu của Donald R. Cressey (1919-1987) Donald R.
Cressey là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường Đại học Indiana (Mỹ) vào những
năm 40 của thế kỷ 20. Cressy đã chọn việc nghiên cứu về vấn đề tham ô, biển thủ
làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. Cressey tập trung phân tích gian lận dưới
góc độ tham ô và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh
tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trên.
Ông đã đưa ra mô hình: Tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày về
các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận mà ngày nay đã trở thành một trong những
mô hình chính thống dùng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc nghiên
cứu gian lận.
THÁI ĐỘ
(CÁ TÍNH)

GIAN LẬN
ĐỘNG CƠ(ÁP LỰC)

CƠ HỘI

Hình 2.1. Mô hình tam giác gian lận
(Donald, R. Cressey, 1987)


8

Theo Donald (1987), hành vi gian lận chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3
nhân tố sau: cơ hội, động cơ hay áp lực và khả năng hợp lý hóa hành vi hay cá tính
của người đó. Trong đó:
- Áp lực (động cơ): Khởi nguồn của việc thực hiện gian lận là do người thực
hiện chịu những áp lực. Các áp lực có thể do từ những bế tắc trong cuộc sống cá
nhân như: Những tổn thất về tài chính, hay sự thiếu hụt tiền bạc và thậm chí có thể

là do mối quan hệ không suôn sẻ giữa người chủ và người làm thuê.
- Cơ hội: Một khi đã có những áp lực hay động lực thúc đẩy nếu có cơ hội thì
hành vi gian lận sẽ được thực hiện. Theo Donald, có hai yếu tố để tạo ra cơ hội là:
có thông tin và có kỹ thuật để thực hiện.
- Thái độ, cá tính con người hay hợp lý hóa hành vi gian lận của con người:
Donald (1987) cho thấy rằng tùy theo cá tính của mỗi người mà hành vi gian lận có
được tiến hành thực hiện hay không. Khoảng 80% con người khi có cơ hội và chịu
áp lực họ sẽ thực hiện hành vi gian lận với những lý lẽ tự an ủi rằng họ sẽ không để
chuyện này lặp lại. Donald cũng cho rằng đây là phản ứng tự nhiên của con người:
Lần đầu tiên làm những điều trái với lương tâm và đạo đức của mình họ sẽ bị ám
ảnh. Nhưng ở những lần kế tiếp, họ thực hiện gian lận sẽ không cảm thấy băn khoăn
và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ được chấp nhận hơn.
Tam giác gian lận của Cressey được dùng để lý giải rất nhiều vụ gian lận.
Tuy nhiên, do đây không phải là một tiên đề nên không thể khẳng định rằng mô
hình này đúng với mọi trường hợp.
D. W. Steve Albrecht (1995) tác giả của một mô hình nổi tiếng, mô hình về
bàn cân gian lận. Mô hình này gồm có 3 nhân tố hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ
hội và tính liêm chính của cá nhân. Theo Albrecht, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội
thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thì nguyên nhân xảy ra
gian lận là rất cao và ngược lại. Bên cạnh nghiên cứu này, Albrecht và các cộng sự
(1983) thực hiện một cuộc nghiên cứu với 212 trường hợp gian lận để tìm ra mối
liên hệ giữa cá tính của người thực hiện gian lận với loại gian lận. Kết quả là khi
hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận cao cùng với tính liêm chính của cá


9

nhân thấp thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất cao. Phương pháp nghiên cứu của
Albrecht là khảo sát thông tin qua sử dụng bảng câu hỏi. Những người tham gia vào
công trình nghiên cứu này là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Thông qua

khảo sát, ông đã thiết lập các biến số liên quan đến gian lận và đã xây dựng danh
sách 50 dấu hiệu đỏ về chỉ dẫn gian lận, lạm dụng. Các biến số này tập trung vào 2
vấn đề chính: dấu hiệu của nhân viên và đặc điểm của tổ chức. Mục đích công trình
nghiên cứu này là giúp xác định các dấu hiệu quan trọng của sự gian lận để người
quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng.
Richard C. Hollinger và John P. Clack (trích bởi Mai Thanh Thúy, 2012) cho
rằng nguyên nhân chủ yếu của gian lận chính là điều kiện nơi làm việc. Hai ông đưa
ra một loạt giả thuyết về tình trạng nhân viên biển thủ tài sản của công ty như khi
nền kinh tế có những khó khăn chung, những người trẻ tuổi thường kém trung thực
và không chịu khó làm như những thế hệ đi trước, bản chất tự nhiên của con người
là lòng tham và không trung thực, sự không hài lòng, không thỏa mãn với công việc
và cuối cùng, là do cấu trúc của công ty đó có hợp lý hay không.
Có thể nói, gian lận xuất hiện khi có sự xuất hiện của con người, thế nhưng
việc nghiên cứu về gian lận và phát hiện gian lận mới chỉ dừng lại ở một mức độ rất
khiêm tốn. Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số công trình nghiên cứu về gian lận
kinh điển như công trình nghiên cứu của Edwin H. Sutherland; công trình nghiên
cứu của Donald R. Cressey về tam giác gian lận hay công trình nghiên cứu của D.
W. Steve Albrecht về bàn cân gian lận và gần đây hơn là công trình nghiên cứu gian
lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) vào năm 1993.
Theo Trần Thị Giang Tân vào năm 1993, ACFE đã tiến hành một cuộc
nghiên cứu trên quy mô lớn các trường hợp gian lận. Sau đó, các năm 2002, 2004,
2006, 2008, ACFE tiếp tục các cuộc nghiên cứu về gian lận trên qui mô toàn nước
Mỹ với phương pháp tương tự năm 1993, tức là tổng hợp nguồn thông tin từ thành
viên của tổ chức ACFE nhưng với một mục tiêu khác tập trung vào phân tích cách
thức tiến hành gian lận từ đó giúp các nghề nghiệp đưa ra biện pháp ngăn ngừa và
phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính. Một trong những con số thống kê đưa ra


×