Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG DIÊN

KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN –
CHI NHÁNH HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG DIÊN

KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH HƢNG YÊN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CẨM NHUNG
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Diên


LỜI CẢM ƠN
Lơi đầu tiên , tôi xin chân thanh cam ơn đến toan thểQuy Thầy , Cô
̀̀
̀̀
̀̉
̀̀
̀́
Trương Đaị hocc̣ kinh tế, Đaị hocc̣ Quốc gia Ha Nôị đa trang bi c̣cho tôi nhưng
̀̀


̀̀

̀̃

kiến thưc quy bau trong thơi gian tôi theo hocc̣ taị trương.
̀́

̀́ ́

̀̀

̀̃

̀̀

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Tiến sĩ Nguyễn Cẩm Nhung,
ngươi đa cho tôi nhiều kiến thưc thiết thưcc̣ va hương dâñ khoa hocc̣ cua luân
̀̀ ̀̃
̀́
̀̀ ̀́
̀̉
văn. Cô đãluôn tân tình hướng dâñ , đinḥ hướng và góp ýgiúp cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Tiếp theo , tôi xin trân trongc̣ cảm ơn lãnh đaọ và các anh ch

ị đồng

nghiệp chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Hưng Yên đãh ỗ
trợ cung cấp tai liêụ , tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên

̀̀

cưu, hoàn thiện luận văn.
̀́
Cuối cung , tôi xin chân thanh cam ơn ngư ời thân, gia đình, những
̀̀
̀̀
̀̉
người bạn, đồng nghiêpc̣ đãluôn đôngc̣ viên , khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Diên


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI...................................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu.............................................................4
1.1.2. Kết luận và hướng nghiên cứu.......................................................7
1.2. Lý thuyết về Ngân hàng thƣơng mại....................................................8
1.2.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại..............................................8
1.2.2. Phân loại dịch vụ ngân hàng..........................................................8
1.3. Lý thuyết về thẻ....................................................................................9

1.3.1. Khái niệm về thẻ.............................................................................9
1.3.2. Phân loại thẻ...................................................................................9
1.3.3. Tiện ích và hạn chế khi sủ dụng thẻ..............................................11
1.4. Lý thuyết về dịch vụ Thẻ tại ngân hàng thƣơng mại..........................13
1.4.1. Định nghĩa về dịch vụ Thẻ tại ngân hàng thương mại.................13
1.4.2. Đặc điểm của dịch vụ thẻ ngân hàng...........................................13
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của
NHTM.....................................................................................................13
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ Thẻ........................................16
1.4.5. Rủi ro trong hoạt động thẻ............................................................18
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................21


2.1. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu...........................................21
2.1.1. Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp....................21
2.1.2. Tiếp cận kế thừa kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có một cách
chọn lọc...................................................................................................21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích...................................................21
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp................................................21
2.2.2. Phương pháp kế thừa....................................................................22
2.2.3.Phương pháp phân tích SWOT......................................................22
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
HƢNG YÊN...................................................................................................24
3.1. Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Hƣng Yên...................................................................................................24
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển................................................24
3.1.2. Cơ cấu tổ chức..............................................................................25
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Hƣng Yên qua các năm từ 2014
đến 2016......................................................................................................26

3.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Thẻ của BIDV tại chi nhánh
Hƣng Yên giai đoạn 2014-2016.................................................................30
3.3.1. Phân loại thẻ.................................................................................31
3.3.2. Phiếu tra soát giao dịch thẻ qua hệ thống ATM trong hồ sơ.......40
3.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch
vụ thẻ.......................................................................................................51
3.4. Nhận xét chung hoạt động kinh doanh dịch vụ Thẻ tại chi nhánh......53
3.4.1. Những kết quả đạt đựơc...............................................................53
3.4.2. Những mặt hạn chế.......................................................................56
3.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế.................................................60


CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ

VÀ PHÁT TRIỂN HƢNG YÊN .................................................................. 65
4.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh dịch vụ Thẻ của BIDV và chi nhánh

Hƣng Yên trong 5 năm tới. ...................................................................... 65
4.1.1. Định hướng tổng quát hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của Chi
nhánh ................................................................................................... 65
4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ Thẻ tại BIDV chi nhánh
Hưng Yên ............................................................................................. 66
4.2. Bối cảnh mới trong và ngoài nƣớc tác động đến hoạt động kinh doanh
dịch vụ thẻ của BIDV tại chi nhánh Hƣng Yên. ........................................ 68
4.2.1. Bối cảnh trong nước ................................................................... 68
4.2.2. Bối cảnh quốc tế ......................................................................... 72
4.3. Giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của BIDV tại chi

nhánh Hƣng Yên ...................................................................................... 75

4.3.1. Nâng cao hoạt động dịch vụ theo quy mô ................................... 75
4.3.2. Nâng cao hoạt động theo chất lượng .......................................... 79
4.3.3. Biện pháp khác. .......................................................................... 83
KẾT LUẬN.................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
`


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Nội dung

1

ATM

Automatic teller machine

2

BIDV

Bank for investment and developmentof Viet nam JSC
(Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt nam)

3


CTĐT

Chuyển tiền điện tử

4

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

5

EVN

Tổng công ty điện lực miền bắc

6

IBMB

Kênh chuyển tiền qua internet và moble

7

KH

Khách hàng

8


LNST

Lợi nhuận sau thuế

9

NHCNT

Ngân hàng chấp nhận thẻ

10

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

11

NHPHT

Ngân hàng phát hành thẻ

12

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

13


PIN

Mã số cá nhân

14

POS

Point of sale (Thiết bị chấp nhận thẻ)

15

SWIFT

chuyển tiềnđiện tử ( quốc tế)

16

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

17

TTSP

Thanh toán song phƣơng

18


TTTĐLNH

Thanh toán điện tử liên ngân hang

19

TW

Trung ƣơng

20

VNTOPUP

dịch vụ nhắn tin chuyển tiền và thanh toán dịch
vụ qua điện thoại

21

WU

Western union

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

BẢNG


NỘI DUNG

1

Bảng 3.1

Tổng kết tài sản BIDV Hƣng Yên giai đoạn
2014-2016

27

2

Bảng 3.2

Số lƣợng ATM của hệ thống BIDV Hƣng
Yên năm 2014-2016

41

3

Bảng 3.3

Số lƣợng thẻ tín dụng của BIDV Hƣng Yên
năm 2014-2016

43


4

Bảng 3.4

Số thẻ ghi nợ quốc tế của BIDV Hƣng Yên
2015-2016

44

5

Bảng 3.5

Số lƣợng máy ATM, POS của BIDV Hƣng
Yên năm 2014-2016

45

6

Bảng 3.6

Danh sách các điểm đặt máy ATM của BIDV
Hƣng Yên

45

7

Bảng 3.7


Danh sách địa điểm các ĐVCNT của BIDV
Hƣng Yên

47

8

Bảng 3.8

Số lƣợng giao dịch tại máy
Hƣng Yên

48

9

Bảng 3.9

Tần suất giao dịch tại máy ATM – BIDV
Hƣng Yên

49

10

Bảng3.10

Số lƣợng khách hàng tham gia các dịch vụ
gia tăng tại chi nhánh


50

ii

TRANG

ATM-BIDV


11

Bảng 3.11

Bảng phí thu đƣợc từ dịch vụ thẻ

51

12

Bảng 4.1

Kế hoạch phát triển dịch vụ thẻ 2015-2020

68

13

Bảng 4.2


Kế hoạch doanh số sử dụng các dịch vụ thẻ
qua ATM 2015-2020

69

14

Bảng 4.3

Kế hoạch doanh số sử dụng các dịch vụ thẻ
qua pos 2015-2020

69

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT
1

HÌNH
Hình 3.1

NỘI DUNG
Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV Hƣng Yên

iii

TRANG
26



LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thực hiện lộ trình hội nhập vào
nền kinh tế quốc tế đã đặt ra thách thức cho các ngân hàng thƣơng mại, đó là
sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính,
kỹ thuật và công nghệ. Tự do hóa thƣơng mại và tự do hóa tài chính ngày
càng sâu rộng mang lại các dịch vụ tiện ích chất lƣợng cao cho ngƣời tiêu
dùng trong nƣớc nhƣng mặt khác đang tạo áp lực mạnh mẽ đối với các ngân
hàng thƣơng mại phải thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của mình, tìm kiếm
những cơ hội đầu tƣ mới, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục
tiêu của mình.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phƣơng thức thanh toán
chủ đạo của ngƣời dân tại các nƣớc phát triển. Tại Việt Nam, thẻ thanh toán
cũng đã có sự tăng trƣởng đáng kể.
Tổng số lƣợng thẻ đƣợc phát hành ngày càng gia tăng không ngừng, lắp
đặt đƣợc khoảng 15.500 ATM và 137.700 máy Pos/EDC/EFPOS. Toàn hệ thống
ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai thực hiện kết nối liên thông ATM/POS và đẩy
nhanh quá trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất cũng nhƣ từng
bƣớc áp dụng công nghệ hiện đại phát triển thanh toán thẻ. Ngoài các dịch vụ
truyền thống nhƣ rút tiền mặt, chuyển khoản, sao kê, các ngân hàng thƣơng mại
đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hóa
đơn hàng hóa, dịch vụ, đồng thời ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất
lƣợng dịch vụ thẻ; chú trọng hoạt động quản lý rủi ro thẻ trong trao đổi thông tin,
đào tạo và phối hợp với ngành công an phòng chống tội phạm thẻ.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại cần sớm khắc phục trong hoạt
động thanh toán thẻ ở Việt Nam nhƣ: Các giao dịch thẻ hiện chủ yếu là rút tiền

1



mặt trên ATM, các loại dịch vụ khác và thanh toán qua POS còn chƣa phát triển;
hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ phát triển chƣa
đồng đều; công tác thông tin – tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ còn hạn
chế nên dẫn đến việc ngƣời tiêu dùng chƣa khai thác triệt để tính năng của Thẻ.
Mặt khác các ngân hàng đua nhau phát triển ồ ạt các loại Thẻ riêng rẽ với nhau
cùng với các chƣơng trình khuyến mại Thẻ khiến có một dịp gần nhƣ loạn thị
trƣờng Thẻ ngân hàng và một thực tế không thể chối cãi là một ngƣời dân có rất
nhiều Thẻ và có Thẻ cả năm không dùng đến lần nào. Điều này thực sự rất lãng
phí cho toàn ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nƣớc nhà nói chung.
Thanh toán thẻ là dịch vụ tiêu dùng hiện đại, văn minh không thể thiếu
trong cuộc sống ngày nay. Nhƣng để trở thành ngƣời tiêu dùng thông minh thì
không phải ai cũng làm đƣợc. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Hƣng Yên hoạt động trên địa bàn có dân số trẻ, trình độ dân trí ngày càng cao,
tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ rất lớn, thêm vào đó chủ thẻ trên địa bàn chƣa
quen với việc sử dụng thẻ, chƣa sử dụng hết tiện ích của thẻ trong thanh toán. Vì
vậy tôi quyết định chọn đề tài “Kinh doanh dịch vụ Thẻ tại chi nhánh ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hưng Yên ” làm đề tài nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại chi nhánh BIDV
Hƣng Yên ? Những kết quả đạt đƣợc và mặt hạn chế ?
- Giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại địa bàn chi
nhánh BIDV Hƣng Yên ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt
động kinh doanh dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP BIDV Hƣng Yên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ trong

ngành ngân hàng.
2


- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Hƣng Yên từ đó xác đinh những hạn chế
và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại chi nhánh
ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Hƣng Yên
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hƣng Yên.
- Về thời gian: Giai đoạn 2014-2016
4. Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu: Làm rõ các nội dung tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi
nghiên cứu.
Phần nội dung: Kết cấu của đề tài gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt
động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại chi nhánh
ngân hàng TMCP ĐT& PT Hƣng Yên.
Chƣơng 4: Một số giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ
tại chi nhánh ngân hàng TMCP ĐT&PT Hƣng Yên.

3


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tình hình hoạt động kinh doanh
thẻ là vấn đề đang đƣợc nhiều Ngân hàng thƣơng mại quan tâm. Trên góc độ lý
thuyết, đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích về hoạt động kinh doanh thẻ, tìm
hiểu nguyên nhân những tồn tại hạn chế và tìm ra giải pháp cải thiện hoạt động
này. Một số công trình nghiên cứu điển hình về vấn đề này đăng trên các tạp chí
Thời báo Ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các báo cáo nghiên cứu khoa học nhƣ:

Bài viết “Đẩy mạnh Thanh toán không dùng tiền mặt” của tác giả
Minh Trí – báo VnEpress (Tháng 1/2014) nêu lên những lợi ích của thanh
toán không dùng tiền mặt, mặt khác chỉ ra thực trạng thanh toán bằng tiền
mặt tại Việt Nam còn chiếm tỷ lệ cao. Đồng thời cũng nêu ra những nguyên
nhân của thực trạng này, một trong những nguyên nhân chính là thói quen
dùng tiền mặt đã trở thành truyền thống lâu đời của ngƣời Việt và quy mô
giao dịch của các cá nhân còn hạn chế.
Bài viết đề cập đến các giải pháp thúc đẩy Thanh toán không dùng tiền
mặt tại Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trực tiếp với các đối
tác nhƣ siêu thị, nhà hàng để đƣa ra các chƣơng trình ƣu đãi, khuyến khích
ngƣời dân chi tiêu bằng thẻ, đồng thời nâng cao nhận thức ngƣời tiêu dùng
để giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt trong đời sống.
Ngoài ra chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình này với
việc làm gƣơng cho ngƣời dân thông qua các hoạt động điều hành, đối ngoại
bằng hình thức thanh toán điện tử.
4



“Hoạt động thanh toán thẻ quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam” đăng trên website: T7/2017. Bài viết đề
cập thực tế hoạt động thanh toán thẻ quốc tế của hệ thống Ngân hàng thƣơng
mại tại Việt Nam.
Thứ nhất, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng lên nhanh chóng trong
vòng 7 năm trở lại đây.
Thứ hai, các Ngân hàng thƣơng mại tham gia thanh toán thẻ quốc tế
tăng nhanh chóng dẫn đầu là Vietcombank.
Thứ ba, đa dạng hóa loại tiền thanh toán.
Thứ tƣ, điều kiện phát hành và thanh toán qua thẻ quốc tế ngày càng
linh hoạt.
Bài viết nêu ra những tiện ích mà thẻ quốc tế đem lại cho ngƣời dân
khi đi du lịch, công tác, mua sắm quốc tế. Những tiện ích này cũng chính là
yếu tố thúc đẩy, gia tăng việc sử dụng và thanh toán thẻ hiện nay.
Nguyễn Thị Thu Hiền, bài viết “Tổng quan về thẻ thanh toán”
Website: . Đề cập lịch sử ra đời và phát triển của thẻ
thanh toán, khái niêm, đặc điểm và cấu tạo của thẻ, phân loại thẻ, quy trình
phát hành và thanh toán thẻ, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát hành và thanh
toán thẻ, một số tiện ích của thẻ thanh toán và rủi ro trong phát hành, sử dụng
và thanh toán thẻ.
Bài viết“Lỗ hổng trong thanh toán thẻ” tác giả Thy Thơ ngày 7/9/2012
website: cafef.vn
Bài viết đề cập đến rủi ro trong thanh toán mua hàng hóa, hiện nay đơn vị
chấp nhận thẻ chỉ yêu cầu bên mua hàng đƣa thẻ TD rồi nhập số tiền, quẹt thẻ
qua máy POS mà không cần quan tâm ngƣời thanh toán có phải là chủ thẻ hay
không. Bên cạnh đó, công nghệ chƣa đồng bộ. Hiện tại ở Việt Nam có hai loại
thẻ là thẻ từ và thẻ chip. Do tính bảo mật của thẻ từ không cao, gắn liền

5



với công nghệ thấp của ngân hàng phát hành thẻ nên đối tƣợng làm thẻ giả
thƣờng ăn cắp thông tin của chủ thẻ bằng cách mua thông tin của các hacker
khai thác đƣợc từ dữ liệu mà điểm chấp nhận thẻ truyền về ngân hàng phát
hành thẻ.
Luận văn thạc sỹ “Phát triển dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP
Hàng hải Việt Nam”_2015 của tác giả Võ Thị Phƣơng Điệp đã phân tích,
đánh giá thực trạng của hình thức thanh toán ở nƣớc ta, đặc biệt là nghiên
cứu, phân tích các tranh chấp, rủi ro trong nghiệp vụ thẻ. Qua đó đƣa ra các
bài học kinh nghiệm, giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu tổn thất, hạn
chế rủi ro, mở của tác giả chỉ đánh giá một cách khái quát thị trƣờng thẻ
thanh toán của Việt Nam nói chung chứ chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể hơn
từng loại thẻ của các ngân hàng khác nhau.
Đề tài của Đỗ Quang Thạch viết về “Phát triển hoạt động kinh doanh
thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Quảng Nam”
trƣờng ĐH kinh tế Đà Nẵng năm 2011 đã phân tích đánh giá toàn diện thực
trạng cung cấp dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Quảng Nam
từ khâu phát hành đến sử dụng thanh toán. Từ đó, đƣa ra các định hƣớng để
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Quảng Nam phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ. Thông qua đó, tác giả đã khẳng định phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ không chỉ có riêng bản thân ngân hàng phát hành mà còn có sự hỗ
trợ của Nhà nƣớc, của hiệp hội thẻ và của NHNN. Tuy nhiên, với đề tài này
tác giả chỉ để cập đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của Vietcombank chi
nhánh Quảng Nam và dừng lại ở một khía cạnh là hoạt động kinh doanh thẻ
chứ chƣa phân tích sâu về khâu sử dụng thanh toán của thẻ.
Bài viết“Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Cao Phong năm 2009.
Với luận văn này, tác giả hi vọng rằng với những giải pháp thực tế đƣợc đƣa
6



ra sẽ khắc phục đƣợc các hạn chế, góp phần hoàn thiện và thúc đẩy phát triển
dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam nói riêng cũng
nhƣ thị trƣờng thẻ ngân hàng Việt Nam nói chung trên bƣớc đƣờng hội
nhập kinh tế thế giới.
Bài viết “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng” của tác
giả Lê Thị Kim Thu- Giám đốc Trung tâm thẻ BIDV- đăng trên trang web của Hiệp
hội ngân hàng – 2013 đã đề cập đến việc nhận dạng các rủi ro trong phát hành và
thanh toán thẻ. Trên cơ sở đó bài viết đƣa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn
chế tổn thất do rủi ro gây ra trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ.

Nội dung chính của các bài viết này đề cập đến thực trạng thanh toán
bằng tiền mặt ở nƣớc ta, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chƣa
thuận tiện, nguyên nhân của thực trạng này và một số kiến nghị góp phần mở
rộng phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cải thiện tình trạng thanh
toán bằng tiền mặt hiện đang rất phổ biến ở nƣớc ta hiện nay.
Ta thấy rằng, cách công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nghiên
cứu về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có một phần nghiệp vụ
phát hành và thanh toán thẻ. Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý
luận cơ bản thẻ , nêu lên thực trạng sử dụng thẻ trong thanh toán tại Việt Nam .
Đồng thời cung cấp cho tác giả nhiều tƣ liệu quý báu về sự cần thiết phải tìm
kiếm những giải pháp thúc đẩy gia tăng sử dụng thẻ của ngƣời tiêu dùng Việt
Nam vì những tiện ích ƣu việt của thẻ, tránh gây lãng phí nguồn lực, qua đó góp
phần hình thành một xã hội không dùng tiền mặt văn minh và hiện đại.

1.1.2. Kết luận và hướng nghiên cứu
Liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của đề tài, có thể khẳng định rằng hoạt
động kinh doanh thẻ là một đề tài không mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, các
nghiên cứu vẫn chƣa thực sự đi sâu vào phân tích những tiện ích và tính năng ƣu
việt của thẻ ngân hàng từ đó có đƣợc cái nhìn đúng đắn hơn trong công tác


7


quản lý hoạt động kinh doanh thẻ cũng nhƣ đẩy mạnh truyền thông quảng bá
để thẻ ngân hàng đƣợc sử dụng hết những tính năng ƣu việt của nó, tránh
gây lãng phí nguồn lực đồng thời gia tăng nguồn thu cho ngân hàng. Xuất
phát từ khoảng trống đó và từ thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ trên địa
bàn, nơi tác giả đang công tác, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng hoạt động
kinh doanh dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP ĐT & PT Hƣng Yên,
đồng thời phân tích những hạn chế, tồn tại, tìm ra nguyên nhân để đƣa ra
đƣợc những giải pháp cải thiện hoạt động này phù hợp với tình hình địa bàn
chi nhánh, với mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thẻ,
tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình thanh toán qua ngân hàng, giúp giảm tỷ trọng
tiền mặt trong lƣu thông, góp phần kiềm chế lạm phát và tiêu cực xã hội.
1.2. Lý thuyết về Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại
Quan niệm về ngân hàng thƣơng mại (NHTM) ở các nƣớc tuy có một số
điểm khác nhau, song tựu trung lại tất cả đều coi NHTM là một tổ chức kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, là trung gian tài chính đóng vai trò cầu nối, dẫn vốn
từ nhà tiết kiệm đến nhà đầu tƣ hoặc tiêu dùng, qua đó cung cấp vốn cho nền
kinh tế một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh
tế, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan. Hoạt động ngân hàng không chỉ dừng lại ở hoạt
động truyền thống nhƣ huy động vốn và cho vay mà còn thực hiện nhiều nghiệp
vụ và dịch vụ: đầu tƣ, chiết khấu, môi giới, tƣ vấn, dịch vụ ngân hàng điện
tử….từng bƣớc trở thành một ngân hàng hiện đại.

1.2.2. Phân loại dịch vụ ngân hàng.
Nhóm dịch vụ ngân hàng truyền thống gồm: Dịch vụ huy động vốn,

Dịch vụ chiết khấu thƣơng phiếu và chứng từ có giá, Dịch vụ cho vay, Dịch
vụ thanh toán, Dịch vụ trao đổi ngoại tệ, Dịch vụ ủy thác đầu tƣ, dịch vụ cho
ký quỹ, cho thuê két sắt…
8

Comment [M1]: Phần này nên tập trung vào
các nội dung nào thực sự liên quan đến hoạt động
kinh doanh thẻ thì giữ lại chứ luận văn thạc sỹ của
em hiện nay đã quá dài rồi.


Nhóm dịch vụ ngân hàng hiện đại gồm: Dịch vụ Thẻ, IBMB (internet
Banking, mobile banking), Dịch vụ ngân hàng tại nhà, Dịch vụ bảo quản và
ký gửi, Dịch vụ cho thuê tài chính, Dịch vụ thƣ bảo đảm thực hiện đấu thầu,
Dịch vụ tƣ vấn tài chính, Dịch vụ hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit Swap),
Hợp đồng quyền tín dụng (Credit Option), Hợp đồng trao đổi các khoản tín
dụng rủi ro, Trái phiếu ràng buộc…
1.3. Lý thuyết về thẻ
1.3.1. Khái niệm về thẻ
Thẻ thanh toán (Payment Card) là tên gọi chung cho các thẻ do các tổ
chức tài chính - ngân hàng phát hành cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng
ký kết giữa khách hàng với Ngân hàng, có tác dụng nhƣ cái ví điện tử và
mục đích chủ yếu hiện nay là dùng để thanh toán hàng hoá - dịch vụ mà
không dùng tiền mặt.
Quý khách có thể sử dụng các loại thẻ eTrans 365+, thẻ Vạn Dặm, thẻ
Power ….để thực hiện các dịch vụ sau đây tại máy ATM nhƣ Đổi PIN, Rút
tiền, Chuyển khoản giữa các tài khoản của cùng chủ thẻ hoặc chuyển vào tài
khoản của ngƣời thứ ba, In sao kê rút gọn, Kiểm tra số dƣ; Yêu cầu phát
hành sổ séc; Yêu cầu in sao kê; Yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm
có kỳ hạn; Dịch vụ giá trị gia tăng nhƣ: thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện

thoại di động trả trƣớc. Ngoài ra khách hàng còn thể thể hoàn toàn yên tâm
về các dịch vụ khác nhƣ: Rút tiền linh hoạt, tiết kiệm thời gian, quản lý chi
tiêu dễ dàng, không hạn chế thời gian giao dịch ….là những tiện ích mà dịch
vụ trên ATM mang lại cho khách hàng.
1.3.2. Phân loại thẻ
* Phân loại theo đặc tính của thẻ
Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): là loại thẻ nhựa, mặt sau của thẻ có một
băng từ. Thẻ này đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
9


Thẻ thông minh ( thẻ có bộ xử lý chip): là thế hệ mới nhất của thẻ ATM, do
có con “chip” nên độ an toàn của thẻ cao hơn nhiều thẻ băng từ.
* Phân loại theo chủ thẻ phát hành
Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ giúp khách hàng sử dụng linh hoạt
tài khoàn của mình tại ngân hàng, loại thẻ này hiện đang sử dụng rất phổ
biến không những trong nƣớc mà còn cả thế giới.
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là các loại thẻ du lịch, giải trí
do các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành và đƣợc lƣu hành trên toàn cầu.
*Phân loại theo tính chất thanh toán
Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ mà khi sử dụng chủ thẻ đƣợc ngân hàng
cấp cho một hạn mức gọi là hạn mức tín dụng và không phải trả lãi nếu chủ thẻ
hoàn trả số tiền đó đúng kỳ hạn. Thẻ này dùng để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại
các cơ sở kinh doanh, siêu thị, khách sạn…. có chấp nhân loại thẻ này.

Thẻ ghi nợ (Debit Card): là phƣơng tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
hay rút tiền mặt trên cơ sở số tiền có trong tài khoản tại ngân hàng. Thẻ ghi
nợ khác thẻ tín dụng ở chổ thẻ tín dụng khách hàng chi tiêu theo hạn mức tín
dụng do ngân hàng cấp, còn thẻ ghi nợ khách hàng chi trực tiếp trên tài
khoản tiền gởi của mình tại ngân hàng

Thẻ rút tiền mặt ( Cash Card): là một hình thức của thẻ ghi nợ song chỉ có
một chức năng duy nhất là rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc ở ngân hàng.
* Phân loại theo hạn mức tín dụng
Thẻ thường (Standard Card): đây là loại thẻ đƣợc sử dụng phổ biến, hạn
mức tín dụng tùy theo từng ngân hàng qui định.
Thẻ vàng (Gold Card): là loại thẻ phát hành cho nhửng khách hàng cao cấp,
có mức thu nhập, mức sống và nhu cầu tài chính cao. Loại thẻ này tùy theo
từng vùng mà có hạn mức tín dụng khác nhau.

10


* Phân loại theo phạm vi sử dụng
Thẻ trong nước: Có 2 loại
Local use only card: là loại thẻ do tổ chức tài chính và ngân hàng trong nƣớc
phát hành, chỉ đƣợc dùng trong nội bộ tổ chức phát hành
Domestic use only card: là thẻ thanh toán mang thƣơng hiệu tổ chức thẻ
quốc tế đƣợc phát hành để sử dụng trong nƣớc
Thẻ quốc tế (International Card): là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia nơi phát
hành thẻ mà còn dùng đƣợc trên phạm vi quốc tế. Để phát hành đƣợc loại thẻ
này thì ngân hàng phát hành phải có mối liên hệ với các ngân hàng quốc tế.

1.3.3. Tiện ích và hạn chế khi sủ dụng thẻ.
1.3.3.1. Tiện ích
* Đối với ngân hàng phát hành
Khoản lệ phí phải trả điều đặn hàng năm để sử dụng dịch vụ thẻ, tạo nguồn
thu đều đặn hàng năm cho ngân hàng.
Chủ thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng thẻ, ngân hàng cũng có thêm một
khoản huy động từ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.
Để có thể sở hữu thẻ, thông thƣờng chủ thẻ phải có thế chấp hoặc có số dƣ

tài khoản ở một mức nhất định theo qui định của ngân hàng. Điều này làm
cho số dƣ tài khoản tiền gửi của ngân hàng tăng lên đáng kể.
*Lợi ích đối với chủ thẻ (Người thanh toán bằng Thẻ)
+ Tiện lợi: Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ,
để rút tiền mặt hoặc tiếp nhận một số dịch vụ ngân hàng taị các cơ sở chấp
nhận thanh toán thẻ, máy ATM, các ngân hàng thanh toán thẻ trong và ngoài
nƣớc. Khi dùng thẻ thanh toán, chủ thẻ có thể chi tiêu trƣớc, trả tiền sau (đối
với thẻ tín dụng), hoặc có thể thực hiện dịch vụ mua bán hàng hoá tại nhà…
+ An toàn: Các loại thẻ thanh toán làm bằng công nghệ cao, chủ thẻ đƣợc
cung cấp mã số cá nhân nên đảm bảo bí mật tuyệt đối, các khoản tiền đƣợc
11


chuyển trực tiếp vào tài khoản cho nên tránh mất mát hoặc trộm cắp.
+ Linh hoạt: Các loại thẻ thanh toán làm bằng công nghệ cao, chủ thẻ đƣợc
cung cấp khoản chi tiêu một cách hợp lí trong một khoảng thời gian nhất
định với hạn mức tín dụng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong tiêu dùng,
sinh hoạt cũng nhƣ sản xuất.
*Đối ngân hàng thanh toán
Trong qui trình thanh toán thẻ, các ngân hàng phát hành thẻ thƣờng mở tài
khoản tại các ngân hàng thanh toán cho tiện việc thanh toán, tạo điều kiện
làm tăng lƣu lƣợng tiền gửi và nguồn huy động cho ngân hàng thanh toán.
Với các khoản phí nhƣ: phí rút tiền – gửi tiền, chiết khấu thƣơng mại…
ngân hàng thƣơng mại có một khoản thu nhập tƣơng đối ổn định.
* Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
Với việc cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách
hàng chi vƣợt khả năng thanh toán của mình. Điều này đã làm tăng sức mua
của khách hàng làm cho lƣợng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ nhiều hơn dẫn đến
các cơ sởchấpnhận thẻ ngày càng tăng lên.
Khi chấp nhận thanh toán thẻ thì các cơ sở sẽ giảm thiểu chi phí về quản lý

tiền mặt nhƣ: bảo quản vàkiểm đếm.
Ngoài ra, đối với một số cơ sở, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ cũng là
điều kiện để đƣợc hƣởng những ƣu đải của ngân hàng về tín dụng, dịch vụ
thanh toán. 1.3.3.2. Hạn chế
Khi sử dụng thẻ khách hàng không chỉ than phiền về chất lƣợng giao dịch,
mà còn khiếu nại mất tiền từ thẻ rút tiền tự động (ATM), cho thấy các ngân
hàng chƣa thật sự tạo đƣợc an toàn cho ngƣời sử dụng.
Tình trạng hết tiền ở nhiều máy ATM hay xảy ra, nhất là ngày thứ bảy và chủ
nhật, ngày chi trả lƣơng cuối tháng và cũng là ngày khách hàng cần đi mua
sắm. Điều này sẽ làm cho ngƣời sử dụng rất phiền toái và khó khăn.
12


Ngƣời dân vẫn còn thói quen thích sử dụng tiền mặt, do đó thẻ ATM chƣa
đƣợc sử dụng rộng khắp.
Hệ thống ATM đôi khi còn bị gián đoạn do các nguyên nhân chủ quan từ
ngân hàng. Hiện tƣợng thẻ bị nuốt thƣờng xẩy ra, tình trạng không nhận thẻ
do băng từ trên thẻ không tốt.
1.4. Lý thuyết về dịch vụ Thẻ tại ngân hàng thƣơng mại
1.4.1. Định nghĩa về dịch vụ Thẻ tại ngân hàng thương mại
Dịch vụ Thẻ là một dịch vụ của ngân hàng, do đó ta có thể hiểu dịch
vụ Thẻ là dịch vụ ngân hàng thông qua hình thức Thẻ thanh toán.
1.4.2. Đặc điểm của dịch vụ thẻ ngân hàng
- Là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ƣu thế của nó mới có
thể thực hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ, điều này lý giải tại sao một số tổ chức
Thẻ cũng có thể cho ra đời những chiếc Thẻ thanh toán nhƣng chắc chắn sẽ
không thể đầy đủ và trọn vẹn nhƣ Thẻ thanh toán do các NHTM phát hành.

- Là các dịch vụ gắn liền với hoạt ngân hàng. Thẻ tại các NHTM phát hành
không chỉ dừng lại ở việc thanh toán hàng hoá thay cho tiền mặt hay thực hiện các

giao dịch rút tiền thông thƣờng. Ngày nay Thẻ còn đƣợc dùng trong nhiều hoạt
động ngân hàng, cụ động thể Thẻ còn đƣợc dùng để gửi tiết

kiệm, thanh toán

hoá đơn tiền điện, tiền nƣớc, chuyển tiền cho nhau, thanh toán vé máy bay….
thậm chí còn ứng tiền (thẻ visa)- một hình thức khác của hoạt động tín dụng nữa.
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của
NHTM a) Tốc độ tăng trưởng số lượng các sản phẩm thẻ thanh toán
Gia tăng số lƣợng thẻ phát hành: thông qua số lƣợng thẻ cho thấy mức
độ tăng trƣởng thông qua các thời điểm. Từ đó một phần giúp cho nhà quản
trị điều hành có thể quản lý đƣợc chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong hiện
tại và hoạch định chiến lƣợc cho tƣơng lai.
13

Comment [M2]: Làm rõ nghĩa hơn


b) Tốc độ tăng trưởng số lượng các thiết bị chấp nhận Thẻ (Phần này em chỉ
nên viết đây là 1 trong các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của hoạt động kiinh

doanh dịch vụ thẻ. Nhờ có sự phổ biến và chất lượng của các thiết bị chấp
nhận Thẻ như máy ATM và POS, hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ sẽ dễ dàng
thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn.
c) Tốc độ tăng trưởng giao dịch tại máy ATM và các thiết bị chấp nhận Thẻ.
Số lƣợng máy ATM và POS đƣợc ngân hàng lắp đặt mới hàng năm và
việc các ngân hàng mở rộng các đơn vị chấp nhận thẻ tạo điều kiện thuận lợi
cho chủ thẻ trong việc rút tiền mặt cũng nhƣ các nhu cầu thanh toán, cùng 1
lúc phục vụ đƣợc 1 lƣợng lớn khách hàng sử dụng thẻ.
d) Doanh số giao dịch tại máy ATM và các thiết bị chấp nhận Thẻ.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của dịch vụ thẻ mang lại với khách hàng
và ngân hàng.Doanh số thanh toán càng tăng chứng tỏ hoạt động thanh toán
thẻ ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và ngƣợc lại.Tất
cả các loại thẻ đều đƣợc gắn với một tài khoản ngân hàng nhất định. Khi
khách hàng thực sự tin tƣởng và đƣợc giới thiệu đầy đủ tính năng của thẻ,
khách hàng sẽ không dùng tiền mặt và để lại một số dƣ lớn trên tài khoản tại
ngân hàng, lƣợng tiền trong tài khoản chỉ chuyển từ ngƣời này sang tài
khoản của ngƣời khác thông qua hình thức thanh toán bằng các thiết bị chấp
nhận Thẻ. Đây là nguồn vốn ổn định, chi phí thấp cho ngân hàng kinh doanh.
e) Thu nhập và chi phí trong kinh doanh thẻ

* Thu nhập trong kinh doanh thẻ
Với tính chất là một dịch vụ, thẻ đã mang lại cho ngân hàng nhiều nguồn
thu khác nhau. Trƣớc hết, phải kể đến là các khoản phí thƣờng niên mà chủ thẻ
phải nộp theo hợp đồng sử dụng thẻ. Khoản phí này thực tế không nhiều và chỉ
đóng góp chút ít vào những khoản thu nhập của ngân hàng. Tuy vậy, có thể nói
rằng ngân hàng luôn luôn có lợi khi thực hiện giao dịch thẻ.

14

Comment [M3]: Phần này bỏ đi vì nó
là thực trạng chứ k phải lý luận


Khoản thu nhập thứ hai tƣơng đối ổn định mà ngân hàng thu đƣợc đó
là thu từ các đơn vị chấp nhận thẻ. Đối với các cơ sở chấp nhận thẻ thì khoản
phí này đƣợc coi là phí cho mỗi đồng doanh thu có đƣợc từ việc chấp nhận
thanh toán thẻ. Đây đƣợc coi nhƣ khoản chiết khấu thƣơng mại. Ngoài ra,
khách hàng cũng phải trả một khoản lãi nếu nhƣ không thanh toán đầy đủ
theo sao kê. Khoản phí chậm trả mà ngân hàng áp dụng đối với các chủ thẻ

ứng với mỗi sao kê, ngân hàng buộc chủ thẻ phải thanh toán một khoản tối
thiểu, phần còn lại sẽ áp dụng mức phí chậm trả mà thực chất là lãi quá hạn.
Khoản thu lớn nhất mà ngân hàng thu đƣợc là từ khoản phí do thực hiện
thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các tổ chức phát hành thẻ.
Khoản phí này đƣợc gọi là phí đại lí thanh toán. Ngoài ra còn có các loại phí gia
hạn mức tín dụng, phí tra soát, phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc…
Tất cả các khoản thu này mang lại một tỷ lệ sinh lời khá cao, tạo sức hấp
dẫn cho những ngƣời kinh doanh thẻ. Tỷ lệ sinh lời trên kinh doanh thẻ vƣợt lên
trên tất cả các loại hình kinh doanh khác với 1% tăng trƣởng về quy mô thị
trƣờng và gắn liền với nó là sự tăng trƣởng mạnh mẽ về lợi nhuận kinh doanh .

*Chi phí trong kinh doanh thẻ
Bên cạnh những khoản thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ,
kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, bao gồm:
- Chi phí trong trang bị máy móc thiết bị cho các cơ sở chấp nhận thẻ: Đây
là khoản chi phí liên quan đến tài sản cố định của ngân hàng. Với sự phát triển
ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, chi phí này chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí kinh doanh thẻ bởi tốc độ hao mòn của máy móc thiết bị. Đây là một
khó khăn tƣơng đối lớn cho việc phát triển thị trƣờng thẻ bởi phần lớn thiết bị
đều phải nhập từ nƣớc ngoài có trình độ khoa học kỹ thuật cao.

- Chi phí in ấn và mã hoá thông tin, quản lý hồ sơ khách hàng: khoản
chi này tƣơng đối ổn định và chiếm một tỷ trọng nhỏ.

15


×