Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP CÔNG SỞ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở HỌC VIỆN QUÂN Y)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.25 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỖ THỊ THU THỦY

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ
TRONG GIAO TIẾP CÔNG SỞ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở HỌC VIỆN QUÂN
Y)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỖ THỊ THU THỦY

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ
TRONG GIAO TIẾP CÔNG SỞ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở HỌC VIỆN QUÂN
Y)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60220240

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương. Các số liệu
và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam đoan này.
Người cam đoan

Đỗ Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn,
tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè,
các đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Với sự trân trọng và biết
ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học cùng toàn thể các thầy
cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương, một nhà giáo
đáng kính đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô ở Thư viện Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Khoa Ngôn ngữ học, Thư viện
Viện Ngôn ngữ học, Thư viện Quốc gia Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy nơi tôi đang
công tác, cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã cùng chia sẻ,
giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp
ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Đỗ Thị Thu Thủy

MỤC LỤ


MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.........6
1.1. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về xưng hô trên thế giới.......................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Việt...........................10
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ xưng hô trong giao tiếp công sở ở Học
viện Quân y.....................................................................................................14
1.2. Cơ sở lý luận...........................................................................................15
1.2.1. Một số vấn đề liên quan đến xưng hô...................................................15
1.2.1.1. Khái niệm về xưng hô.........................................................................15
1.2.1.2. Khái niệm từ ngữ xưng hô và từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt..............18
1.2.1.3. Từ ngữ xưng hô trong giao tiếp công sở ở Học viện Quân y.............24
1.2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xưng hô.................................................27
1.2.2. Văn hóa giao tiếp công sở.....................................................................31
1.2.2.1. Khái niệm về giao tiếp........................................................................31

1.2.2.2. Văn hóa công sở và giao tiếp trong môi trường công sở...................32
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp của người Việt..................34
1.2.2.4. Giao tiếp trong môi trường công sở ở Học viện Quân y....................36
Tiểu kết chương 1............................................................................................39
CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP CÔNG
SỞ Ở HỌC VIỆN QUÂN Y..........................................................................41
2.1. Xưng hô bằng tên riêng............................................................................43
2.2. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng...............................................................46
2.3. Xưng hô bằng từ thân tộc.........................................................................53
2.4. Xưng hô bằng từ chỉ chức vụ/nghề nghiệp..............................................60
2.5. Xưng hô bằng từ “đồng chí”....................................................................63
2.6. Từ xưng hô bằng các từ khác...................................................................65
2.7. Từ xưng hô bằng các kết hợp khác..........................................................69


2.8. Khuyết vắng từ ngữ xưng hô....................................................................78
Tiểu kết chương 2............................................................................................81
CHƯƠNG 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ SỬ
DỤNG TỪ XƯNG HÔ TRONG GIAO TIẾP CÔNG SỞ Ở HỌC
VIỆN QUÂN Y.............................................................................................84
3.1. Ảnh hưởng của nhân tố cảnh huống giao tiếp.....................................85
3.1.1. Cảnh huống giao tiếp trang trọng..........................................................86
3.1.2. Cảnh huống giao tiếp phi trang trọng....................................................92
3.2. Ảnh hưởng của nhân tố vị thế xã hội......................................................96
3.2.1. Vị thế về địa vị xã hội...........................................................................96
3.2.2. Vị thế về tuổi tác.................................................................................100
3.3. Mối quan hệ thân - sơ của đối tượng tham gia giao tiếp..................102
Tiểu kết chương 3..........................................................................................105
KẾT LUẬN..................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................111

PHỤ LỤC.....................................................................................................115


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các mô hình xưng hô trong môi trường giao tiếp công sở............42
ở Học viện Quân y..........................................................................................42
Bảng 2.2. Sử dụng đại từ nhân xưng làm từ xưng hô ở Học viện Quân y......46
Bảng 2.3. Sử dụng từ xưng hô thân tộc trong giao tiếp công sở ở..................54
Học viện Quân y..............................................................................................54
Bảng 2.4. Sử dụng xưng hô bằng các kết hợp khác........................................70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Ferdinand de Saussure, “ngôn ngữ là một tín hiệu đặc biệt”, chức
năng xã hội của ngôn ngữ là tham gia vào quá trình giao tiếp. Trong hoạt
động giao tiếp của con người, xưng hô là một trong những thành tố không thể
thiếu. Mỗi một ngôn ngữ, mỗi một cộng đồng người đều có hệ thống từ xưng
hô và cách sử dụng từ xưng hô riêng. Điều đó thể hiện đặc trưng ngôn ngữ
văn hoá của các dân tộc trong giao tiếp, ứng xử.
Từ ngữ xưng hô là một phần trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ,
nó thể hiện đặc trưng ngôn ngữ - tư duy của dân tộc đó… Từ ngữ xưng hô thể
hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ dưới sự tác động của các nhân tố bên trong
ngôn ngữ và bên ngoài ngôn ngữ như cảnh huống ngôn ngữ, các nhân tố về
tuổi, giới tính… Việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ xưng hô thể hiện mục đích
giao tiếp thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Tuy nhiên, trên
thực tế có nhiều sự bất cập xảy ra trong giao tiếp như việc sử dụng không
đúng từ ngữ xưng hô dẫn đến sự hiểu lầm giữa những người tham gia hoạt
động giao tiếp. Việc sử dụng đúng từ ngữ xưng hô, phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong giao tiếp.

Nhận thức được vai trò quan trọng của từ ngữ xưng hô, từ trước đến
nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ ngữ xưng hô như từ xưng hô
trong gia đình người Việt, trong nhà trường, ngoài xã hội... Những nghiên cứu
đó đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thêm nguồn tư
liệu cho nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong một số môi trường giao tiếp
đặc trưng như ở các cơ quan hành chính đặc trưng như Học viện Quân y thì từ
xưng hô vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm nghiên cứu.
Vấn đề sử dụng xưng hô trong giao tiếp đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội nhưng hiện nay xưng hô
1


trong giao tiếp công sở (mà cụ thể là giao tiếp công sở ở Học viện Quân y)
vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, xưng hô trong giao tiếp công sở Học viện
Quân y còn mang những nét đặc trưng riêng, chưa có được sự thống nhất với
nhau. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao
tiếp công sở (nghiên cứu trường hợp ở Học viện Quân y) sẽ góp phần giải quyết
được những vấn đề thiết thực trong hiện trạng ngày nay.
Qua việc nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong môi trường công sở ở Học
viện Quân y sẽ góp phần vào việc nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hoá của người
Việt. Đồng thời việc nghiên cứu này cũng sẽ góp phần vào nghiên cứu hệ
thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt thêm hoàn chỉnh và phong phú, cũng
như góp phần vào việc biên soạn và giảng dạy Ngôn ngữ học xã hội, Việt ngữ
học sau này. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm
nghiên cứu trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nhận rõ vấn đề cấp thiết nói trên,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp công sở
(nghiên cứu trường hợp ở Học viện Quân y)” làm đề tài cho luận văn này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu vấn đề sử dụng từ ngữ xưng hô trong

giao tiếp công sở ở Học viện Quân y nhằm chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa
giao tiếp của người Việt trong môi trường công sở. Từ đó chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đến vấn đề xưng hô trong giao tiếp công sở ở Học viện Quân y.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn của chúng tôi đề ra những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Tổng quan các nghiên cứu về xưng hô trên thế giới và ở Việt Nam.
- Hệ thống hóa các quan điểm về từ ngữ xưng hô có liên quan đến đề tài.
- Miêu tả các mô hình xưng hô trong giao tiếp công sở ở Học viện
Quân y.
2


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng từ ngữ xưng hô
trong giao tiếp công sở ở Học viện Quân y.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ xưng hô trong giao tiếp
công sở ở Học viện Quân y.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là từ ngữ xưng hô trong giao tiếp
công sở ở Học viện Quân y. Đây là phạm vi giao tiếp trong môi trường công
sở đặc thù. Từ kết quả nghiên cứu giao tiếp trong môi trường công sở đặc thù
đó, thấy được đặc điểm về cách tổ chức và cách sử dụng các từ ngữ xưng hô
với những yêu cầu đa dạng của người Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp sau đây của ngôn ngữ học để
thu thập, xử lý và phân tích ngữ liệu.
4.1. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học
Để có một khối lượng tư liệu khách quan, đủ tin cậy, đáp ứng yêu cầu
của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã ngôn ngữ học: quan sát,

ghi chép, ghi âm ngôn ngữ tự nhiên và có định hướng các sự kiện ngôn ngữ
trong đó có hành vi xưng hô. Chúng tôi đã thu thập được 90 cuộc thoại có độ
dài ngắn khác nhau (cuộc dài nhất là 100 phút) trong các hoạt động giao tiếp
đa dạng ở Học viện Quân y. Từ 90 cuộc thoại này, chúng tôi đã nhận diện
được 6.638 lượt xưng và 5.210 lượt hô. Đây sẽ là khối ngữ liệu để luận văn
xử lý và phân tích theo các nội dung nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phương pháp phân tích hội thoại
Hoạt động xưng hô nằm trong giao tiếp hội thoại. Vì thế, luận văn sử
dụng phương pháp phân tích hội thoại để nhận diện các cặp từ xưng hô và tìm
hiểu ngữ nghĩa của các cặp từ xưng hô.
3


4.3. Phương pháp miêu tả
Để khảo sát đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp miêu tả để
miêu tả cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp hội thoại ở các cảnh
huống khác nhau. Trong phương pháp miêu tả, luận văn sử dụng hai thủ pháp:
phân tích thành tố nghĩa của từ và thủ pháp đối chiếu để tìm ra những nét
tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô ở các ngữ cảnh
khác nhau và để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng từ ngữu
xưng hô trong môi trường công sở ở Học viện Quân y.
4.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là công việc của người nghiên cứu sau khi thu
thập đầy đủ các tư liệu nghiên cứu, được sử dụng nhằm định lượng hóa để
khẳng định xu hướng được ưu tiên sử dụng.
5. Ý nghĩa của luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài về vấn đề sử dụng từ ngữ xưng hô trong môi trường công sở ở
Học viện Quân y không chỉ làm rõ phương thức xưng hô khá đặc trưng trong
môi trường công sở, góp phần bổ sung lý thuyết nghiên cứu hệ thống từ ngữ

xưng hô trong tiếng Việt, mà còn phân tích, miêu tả các đặc điểm về cấu tạo
từ ngữ xưng hô và đặc điểm về từ loại của lớp từ ngữ xưng hô trong môi
trường công sở ở Học viện Quân y này một cách có hệ thống.
Với cách tiếp cận đó và với các kết quả khảo sát cách thức xưng hô
trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, luận văn góp phần làm rõ thêm nguyên lý về
tính quy định xã hội, không những đối với ngôn ngữ viết mà cả đối với ngôn
ngữ nói: Xưng hô trong ngôn ngữ là một sự kiện văn hóa ngôn ngữ chứ không
phải chỉ là một hiện tượng thuần túy ngôn ngữ, chịu sự tác động của các yếu
tố văn hóa, tâm lý xã hội, gắn với các lớp xã hội, các cộng đồng lời nói, các
phong cách, các tình huống giao tiếp cụ thể.
4


5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa xưng hô của
người Việt, nhất là văn hóa xưng hô lịch sự nơi công sở thông qua cách xưng
hô trong từng cảnh huống giao tiếp khác nhau… Từ đó đưa ra những chuẩn
mực xưng hô trong giao tiếp công sở, đồng thời cũng góp phần vào việc giảng
dạy về lớp từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Qua việc nghiên cứu này, chúng
tôi mong muốn có thể cung cấp nguồn tư liệu vào việc biên soạn các tài liệu
về ngôn ngữ học xã hội, cũng như việc biên soạn từ điển về từ ngữ xưng hô
trong giao tiếp công sở ở Học viện Quân y nói riêng và từ ngữ xưng hô trong
tiếng Việt nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận.
Trong chương này, chúng tôi trình bày tổng quan nghiên cứu về từ
ngữ xưng hô trên thế giới, ở Việt Nam và các vấn đề lý thuyết có liên quan
đến đề tài.

Chương 2: Các mô hình xưng hô trong giao tiếp công sở ở Học viện
Quân y.
Trong chương này, chúng tôi tập trung vào việc miêu tả đặc điểm các
mô hình xưng hô trong môi trường công sở ở Học viện Quân y, chỉ ra các mô
hình xưng hô đặc trưng.
Chương 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng từ ngữ xưng hô
trong giao tiếp công sở ở Học viện Quân y.
Trong chương này, chúng tôi đi tới phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến vấn đề sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp công sở ở Học viện Quân
y. Trong đó, chúng tôi tập trung vào phân tích 3 nhân tố chính là cảnh huống
giao tiếp; vị thế xã hội của người nói và người nghe; mối quan hệ (thân - sơ)
giữa người nói và người nghe.
5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về xưng hô trên thế giới
Trên thế giới đã có không ít các công trình nghiên cứu về từ xưng hô,
đặc biệt là vấn đề xưng hô trong tiếng Anh. Dựa vào phần tổng quan của tác
giả Trần Thị Kim Tuyến [35, tr.5-8], chúng tôi điểm qua các nghiên cứu về từ
xưng hô bằng tiếng Anh trên thế giới như sau:
Năm 1961, Brown, Roger W. và Marguerite Ford trong bài Address in
American English đã phân tích từ xưng hô trong cuộc hội thoại giữa hai người
trong nhiều ngữ cảnh khác nhau với sự tác động từ yếu tố tâm lý - xã hội dựa
trên mối quan hệ mật thiết của ba loại từ xưng hô (tên hoặc họ để xưng gọi,
danh xưng, xưng gọi cho người vắng mặt (tên hoặc họ). Năm 1968, Hanning,
Robert W. đã đề cập đến cách sử dụng từ xưng hô trong văn hóa học thời
Trung cổ. Năm 1973, Eliason Norman E. đã nói đến từ xưng hô và từ tham

chiếu. Năm 1985, Lou Quangquinh đã viết về xã hội và văn hóa trong quy tắc
gọi tên. Năm 1988, Braun F. đã có bài nghiên cứu về những vấn đề về mô
hình và cách sử dụng của đa ngôn ngữ, đa văn hóa trong từ xưng hô. Cũng
trong năm 1988, tác giả Thái Duy Bảo trong Đối chiếu nghi thức lời nói đối
thoại Anh - Việt đã đề cập đến Đại từ nhân xưng và các danh từ xưng hô trong
tiếng Anh. Tác giả viết: “Trong đối thoại tiếng Anh, hình thức sử dụng các đại
từ nhân xưng được coi là bắt buộc, truyền thống như đại từ nhân xưng I, We
dùng cho ngôi thứ nhất, chủ thể phát ngôn (xưng) và đại từ nhân xưng you
dùng cho ngôi thứ hai, đối tượng tiếp nhận là người cùng giao tiếp (gọi). Các
đại từ nhân xưng này xuất hiện trong mọi tình huống giao tế, trong mọi quan
hệ xã hội có những khác biệt địa vị cao thấp, tuổi tác và mức độ thân - sơ
(gần - xa). Nói cách khác, nó là sự biểu thị quan hệ giữa các nhân vật tham
6


gia giao tiếp, giữa người nói và người nghe…”. Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ
đặc điểm các hình thức xưng hô trong tiếng Anh có thể hiện ngôi thứ nhưng
không chứa đựng phạm trù lịch sự, cũng như không bị ảnh hưởng bởi những
sắc thái giao tiếp khác nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau…
Mặc dù, những hình thức xưng hô tiếng Anh thể hiện sự bình đẳng ở các đại
từ nhân xưng, không thể thay thế bằng các từ xưng hô khác nhưng trong
những bối cảnh hàm xúc, căn cứ trên thái độ, tình cảm các nhân vật phát
ngôn, ta còn bắt gặp các biến thể tự do của các từ xưng hô gọi là lâm thời như
gọi tên hoặc các hô ngữ (my love, my pet…). Bên cạnh đó, tác giả cũng nói rõ:
“Hình thức xưng gọi giữa người nói và người nghe trong tiếng Anh không có
nhiều biến thể, có sắc thái trung hòa, có hình thức hô gọi lâm thời căn cứ vào
địa vị, vai trò tâm lý giao tiếp của người nói. Dù tính ước lệ nghiêm ngặt của
giao tế xã hội thể hiện trong nghi thức nói năng những hành vi ngôn ngữ xã
hội trong tiếng Anh không trói buộc người phát ngôn phải tuân theo những
quy tắc tâm lý - xã hội phức tạp, cầu kỳ, tế nhị như trong tiếng Việt”. Năm

1991, Shin Ja J. Hwang trong bài Terms of address in Korean and American
cultures đã phân tích những đặc điểm giống nhau và khác nhau được dựa trên
những yếu tố văn hóa trong hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Anh Mỹ. Năm
1996, Allerton D. đã nghiên cứu về tên và các cách miêu tả có cùng tham
chiếu qua cách sử dụng ngữ dụng học của người sử dụng ngôn ngữ. Đây là
cách tiếp cận mới khi nghiên cứu từ xưng hô. Năm 1997, Eleanor Dickey đã
bàn về từ xưng hô và các hình thức quy chiếu của chúng dựa trên mối quan hệ
giữa việc dùng tên người và các từ khác trong cách xưng hô và điểm quy
chiếu: Cách người A xưng hô với người B khác với cách người A nói tới
người B như thế nào và yếu tố nào tác động đến sự khác biệt đó. Việc nghiên
cứu dựa trên sự quan sát và phỏng vấn với mục đích giải quyết vấn đề từ xưng
hô trong ngữ dụng đã giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng như các
đối tượng độc giả quan tâm về tính tham chiếu trong việc sử dụng các cách
7


xưng hô và ngược lại. Năm 1999, tác giả Sanae Tsuda cho ra đời bài viết về
“Vị trí của từ xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Nhật”, tác giả đã khẳng định
vị trí của từ xưng hô trong hội thoại ở cả hai ngôn ngữ được sử dụng theo
từng mục đích của nhân vật và giữa chúng có sự khác biệt nổi bật về vị trí của
chúng trong câu. Trong tiếng Anh, các từ xưng hô thường được đặt ở vị trí
cuối câu, trong khi trong tiếng Nhật thường ở vị trí đầu câu. Năm 2003,
Chunming Gao đã nghiên cứu về đối chiếu các từ xưng hô giữa tiếng Hán và
tiếng Anh. Tác giả đã cho rằng hình thức xưng hô có vai trò quan trọng giúp
cho toàn bộ quá trình giao tiếp được diễn ra suôn sẻ. Trong tiếng Hàn và tiếng
Anh, hình thức xưng hô có cả sự tương đồng và dị biệt. Tác giả trình bày kết
quả nghiên cứu đối sánh về cách thức xưng hô giữa hai ngôn ngữ Hán - Việt
và khẳng định ý nghĩa của đề tài được dựa trên bốn khía cạnh: Tên gọi, danh
từ thân tộc, chức vụ và đại từ nhân xưng với những nét văn hóa khác biệt của
chúng. Năm 2006, nhóm tác giả Bull, Peter, Fetzer, Anita lại đề cập về chiến

lược sử dụng các từ xưng hô trong các cuộc phỏng vấn công chức lãnh đạo
mà điển hình là những vấn đề xung quanh câu hỏi. Đặc biệt năm 2010, Chunli
Yang với bài viết về dịch từ xưng hô từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc
trong lĩnh vực văn hóa. Xiaomei Yang đã viết về những quy tắc chung trong
cách sử dụng và một loạt các yếu tố xã hội làm ảnh hưởng đến từ xưng hô,
cùng những điểm khác biệt của từ xưng hô trong những tình huống sử dụng
khác nhau. Còn Lilian A. Parrott trong bài viết về Nghiên cứu đối chiếu các
hô ngữ và hình thức xưng hô trực tiếp khác, đã phân tích các hình thức xưng
hô trực tiếp trong tiếng Nga đối với các hình thức xưng hô tỉnh lược và xưng
hô theo danh tính. Đồng thời, tác giả cũng đã đối chiếu những hạn chế về mặt
hình thức và chức năng đối với trường hợp xưng hô tỉnh lược với các từ chỉ
xưng hô trong các tình huống khác (ví dụ: Tiếng Cộng hòa Czech và tiếng Ba
Lan) và so sánh cách thêm các hình thức xưng hô trực tiếp và phát ngôn theo
tình huống trong tiếng Anh. Mặc dù có những tương đồng về hình thức và
8


cách sử dụng, các hình thức xưng hô trực tiếp giữa tiếng Nga và các ngôn ngữ
khác nhưng những chi phối về ngôn điệu và cú pháp trong tiếng Anh tỏ ra lớn
hơn so với tiếng Nga. Cuối cùng tác giả đã khẳng định trong nghiên cứu đối
chiếu về chức năng ngắt câu của các hình thức xưng hô trực tiếp trong tiếng
Nga uyển chuyển hơn tiếng Anh. Qian Chen đã viết về sự khác biệt về văn
hóa trong các hô ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Anh. Ngoài ra, tác giả còn
khẳng định cách xưng hô trong tiếng Hán phức tạp hơn nhiều so với tiếng
Anh với nhiều từ dùng để xưng hô và phạm vi sử dụng cũng rộng hơn. Sự
khác biệt mang tính văn hóa trong hệ giá trị và ý nghĩa tầng bậc trên dưới, ý
nghĩa bình đẳng và thái độ khác nhau đối với vai trò của gia đình có tác động
lớn đến cách dùng các từ xưng hô trong tiếng Hán và tiếng Anh. Conelia Ilie
đã có bài viết về những chiến lược xưng hô trong Nghị viện mà ở đây là Nghị
viện Vương quốc Anh và Nghị viện Thụy Điển. Tác giả đưa ra mục đích của

nghiên cứu này là tìm ra tác động qua lại giữa các cách sử dụng chiến lược từ
xưng hô khác nhau trong Nghị viện và cách sử dụng diễn ngôn hành chính
trong Quốc hội/Nghị viện Vương quốc Anh và Thụy Điển. Gần đây nhất, năm
2014, tác giả Abdul Khalik đã nghiên cứu về cách sử dụng từ xưng hô trong
bộ phim Hitch nhằm giải thích những vấn đề liên quan đến việc sử dụng các
hình thức xưng hô và quy mô sử dụng trong xã hội được phản ánh lại từ việc
sử dụng các từ xưng hô trong giao tiếp. Việc sử dụng các từ xưng hô thể hiện
các mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật tham gia giao tiếp trong ngữ
cảnh trang trọng, thái độ, tình cảm con người và chức năng của chúng trong
giao tiếp.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết về từ xưng hô trên
thế giới trong tiếng Anh hay đối chiếu giữa tiếng Anh với tiếng Nga, tiếng
Hán, tiếng Thụy Điển, tiếng Nhật, Nam Phi... đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm từ rất sớm. Nhưng dù là công trình nghiên cứu ở nước nào đi chăng
nữa, thì các tác giả cũng đã khẳng định vai trò quan trong của từ xưng hô
9


trong giao cũng như vai trò quan trọng của ngữ cảnh tác động đến cách sử
dụng từ xưng hô.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Việt
Bên cạnh sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về từ xưng hô
trên thế giới về các ngôn ngữ trên thế giới thì trong tiếng Việt, nghiên cứu từ
xưng hô cũng đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ xưng hô tiếng Việt trong Việt ngữ học đã có
từ lâu. Trước tiên phải kể từ những trang viết của Alexandre de Rhodes. Ngay
từ năm 1651, trong cuốn “Từ điển Việt Nam - Bồ Đào Nha - La tinh” của
Alexandre de Rhodes đã dành một vài trang miêu tả các từ xưng hô tiếng Việt.
Các đại từ nhân xưng cũng như các danh từ thân tộc có chức năng xưng hô

như ông, bà, cậu, bác... đều được ông nhắc đến tuy còn rất sơ lược, chưa đầy
đủ so với thực tế xưng hô trong giao tiếp (Dẫn theo [8, tr. 8]).
Năm 1884, Trương Vĩnh Ký đã dành 30 trang trong cuốn Grammare de
la langue annamite để nói về đại từ, trong đó phần chính là đại danh từ nhân
xưng. (Dẫn theo [8, tr. 8]).
Năm 1951, M.B. Emeneau trong công trình “Studies in Vietnamese
Grammar” cũng dành 30 trang viết về đại từ, đặc biệt là tập trung bàn về đại
từ xưng hô và chú ý nhiều đến nhóm từ xưng hô lâm thời có nguồn gốc danh
từ. Ông cho rằng: “Trong tiếng Việt rõ ràng có các đại từ nhân xưng (đích
thực) mà một bộ phận nghĩa của nó là nhằm chỉ rõ người nói và người nghe
nhưng chúng bị hạn chế rất nhiều trong khi xuất hiện về sự bày tỏ niềm kính
trọng đối với người nghe. Những đại từ nhân xưng này chỉ giới hạn trong
những hoàn cảnh không cần thiết phải có thái độ kính trọng, ví dụ khi người
nói có một thái độ bề trên đối với người nghe, hoặc trong hoàn cảnh mà rất
hiếm có là khi người nói và người nghe xem như hoàn cảnh bình đẳng đối với
nhau”. (Dẫn theo [8, tr. 8-9]).
10


L.C. Thompson (1965) trong cuốn Vietnamese Grammar rất chú ý đến
các mức độ (levels) biểu cảm của từ xưng hô. Có thể coi đây là một đóng góp
lớn của ông. L.C. Thomspon cũng nhận thấy số lượng các đại từ xưng hô thực
thụ là quá ít và đại từ tôi, ta với thái độ xưng hô thể hiện sự kính trọng
(respecteful) hay thái độ bề trên (superior), ở ngôi thứ nhất không có đại từ
tương ứng với nó ở ngôi thứ hai (chỉ người nghe) và ngôi thứ ba (chỉ người
được nói đến), do đó phải thay bằng các từ thuộc từ loại khác hoặc các danh
từ… Ông đã không xếp các danh từ thân tộc có chức năng xưng hô vào từ loại
đại từ và đặc biệt là nghiên cứu chúng ở một mục riêng - đó là mục “phong
cách”, hay còn có thể dịch là “ngữ vực, ngữ thể” (style). Theo ông, các sắc
thái biểu cảm của ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng các hình

thức xưng hô và quy chiếu trên hoạt động lời nói. Có 3 nhân tố tác động đến
việc sử dụng từ xưng hô là: tình huống xưng hô (trang trọng, thân mật và
không trang trọng); thái độ của người nói hướng tới người nghe và người
được nói đến (lịch sự, tôn kính và suồng sã); cương vị của những nhân vật hội
thoại (tuổi tác, giới tính và vị thế xã hội). Ông viết: “Rất khác với tiếng Anh
và một số ngôn ngữ ở châu Âu, trong tiếng Việt, sự phân loại ngôi là một vấn
đề không bắt buộc, ít khi người nói chú tâm vào việc mình đang hướng về bản
thân, hướng về người đối thoại hay hướng về người bên ngoài cuộc thoại.
Ngược lại, cương vị xã hội của những người có liên quan đến cuộc thoại là
hầu hết phải được xác định ngay từ đầu” (Dẫn theo [8, tr.10-11]).
Sau L.C. Thompson, nhiều nhà Việt ngữ cũng đã có những nghiên cứu ít
nhiều bàn đến đại từ nhân xưng và rộng hơn là từ xưng hô. Các nhà ngữ pháp
học như Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết, Diệp Quang Ban, Hồ Lê đã
nhấn mạnh chức năng trỏ và thay thế của đại từ nhân xưng. Tác giả Nguyễn Tài
Cẩn trong cuốn Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại đã quan tâm đến khả năng
được dùng lâm thời như đại từ thay thế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ
chỉ quan hệ thân tộc và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp (Dẫn theo [8, tr.12]).
11


Năm 1998, Đỗ Hữu Châu trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng đã
chú ý đến chức năng chiếu vật của các từ xưng hô trong hội thoại. [1, tr.130]
Năm 2011, trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (phần Ngữ dụng học),
Đỗ Hữu Châu đã đề cập đến vấn đề chiếu vật và chỉ xuất hành vi ngôn ngữ, lý
thuyết lập luận, lý thuyết hội thoại... và khẳng định yếu tố lời nói, hành động,
nhân tố giao tiếp đều liên quan đến xưng hô. [3, tr.73].
Một số công trình nghiên cứu về đặc điểm xưng hô của một ngôn ngữ
hoặc so sánh đối chiếu xưng hô của hai ngôn ngữ khác nhau. Các luận án tiến
sĩ của Phạm Ngọc Thưởng: Các cách xưng hô trong tiếng Nùng [18]; Phạm
Ngọc Hàm: Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ xưng hô tiếng Hán trong sự

so sánh với tiếng Việt [10]; Lã Thị Thanh Mai: Đặc điểm xưng hô của người
Hàn và người Việt [20]. Những công trình này chỉ ra sự đồng nhất và khác
biệt về hệ thống từ xưng hô và đặc điểm trong cách xưng hô của các dân tộc.
Cho đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến trong Từ xưng hô
trong tiếng Việt và nhiều tác giả khác như Bùi Thị Minh Yến trong luận án
tiến sĩ ngữ văn (2001) Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội
của người Việt, Hoàng Anh Thi trong luận án tiến sĩ ngữ văn (2001) So sánh
nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua từ xưng hô), Lê Thanh Kim
trong luận án tiến sĩ ngữ văn (2002) Từ xưng hô và cách xưng hô trong các
phương ngữ tiếng Việt, Trương Thị Diễm trong luận án tiến sĩ ngữ văn (2002)
Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt... thì việc
nghiên cứu từ xưng hô đã thực sự được tiếp cận theo hướng hoạt động hành
chức của từ xưng hô. Theo Nguyễn Văn Chiến, “Vấn đề sẽ rõ ràng và lý thú
hơn khi chúng ta xem xét từ xưng hô dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng
học và dân tộc học giao tiếp” [5, tr.41]. Nghiên cứu từ xưng hô dưới ánh sáng
của lý thuyết dụng học và dân tộc học giao tiếp là nghiên cứu các sắc thái
biểu cảm của từ xưng hô, cấu trúc xưng hô, chiến lược xưng hô, năng lực
xưng hô, tình huống và phạm vi xưng hô...
12


Người có công đầu tư nhiều công sức vào mảng đề tài này là Nguyễn
Văn Chiến. Với các công trình nghiên cứu của ông, từ xưng hô tiếng Việt
được nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận hệ thống. Tất cả từ xưng hô tiếng
Việt được nghiên cứu là một chỉnh thể nguyên vẹn. Đó là một hệ thống cấu
trúc các yếu tố được xác định nhờ vào sự đối lập giữa yếu tố ấy với tất cả
những yếu tố còn lại trong hệ thống qua những quan hệ phạm trù - Nguyễn
Văn Chiến còn gọi là “phạm trù nhân xưng”.
Bên cạnh các luận án nghiên cứu về từ xưng hô còn có các sách báo
như: Phạm Ngọc Thưởng trong Lý thuyết xưng hô và các cách xưng hô trong

tiếng Nùng (sách chuyên khảo), Vũ Tiến Dũng trong bài viết Các biểu hiện
của lịch sự chuẩn mực trong xưng hô [18]… Các tạp chí nghiên cứu về từ
xưng hô như: Lê Viết Dũng trong bài viết Về hành động xưng hô của người
Việt [9, tr. 47-48]; Nguyễn Văn Khang trong bài viết Giao tiếp xưng hô tiếng
Việt bằng từ thân tộc và việc sử dụng chúng trong giao tiếp công quyền [15,
tr.39-47]; Bùi Thị Minh Yến trong bài viết Thử đi tìm giải pháp cho vấn đề
chuẩn hóa ngôn xưng hô công sở [31, tr.56-59]; Trần Bạch Đằng trong bài
viết Từ xưng hô trong lĩnh vực giao tiếp hành chính nhà nước [7, tr.109-112];
Đàm Thị Ngọc Ngà trong bài viết Phân loại từ xưng hô trong kịch Lưu
Quang Vũ [21, tr.90-94]; Nguyễn Thị Thúy Hiền trong bài viết Một vài đặc
điểm về giao tiếp xưng hô trong lực lượng công an nhân dân qua tác phẩm
“Bí mật tam giác vàng” [11, tr. 22-25]; Nguyễn Thị Hoa trong bài viết Đặc
điểm xưng hô của vai giao tiếp nông dân trong tác phẩm “Mảnh đất lắm
người nhiều ma” [12, tr.81-85]…
Như vậy, các công trình nghiên cứu về từ xưng hô trong tiếng Việt qua
các sách báo, tạp chí, luận văn, luận án cho chúng ta thấy được nghiên cứu từ
xưng hô trong tiếng Việt đã đạt được những kết quả nhất định với nhiều cách
tiếp cận nghiên cứu khác nhau đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn tổng
13


quan về lớp từ xưng hô trong tiếng Việt. Từ xưng hô không chỉ là đối tượng
nghiên nghiên cứu trong ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu liên
ngành Ngôn ngữ học - Văn hóa học.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ xưng hô trong giao tiếp công
sở ở Học viện Quân y
Nghiên cứu vấn đề xưng hô trong giao tiếp công sở là một vấn đề đã và
đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu từ nhiều khía
cạnh, lĩnh vực khác nhau. Trong đó phải kể đến các bài nghiên cứu của Bùi
Thị Minh Yến trong Thử đi tìm giải pháp cho vấn đề chuẩn hóa ngôn xưng hô

công sở [31]; Nguyễn Văn Khang trong Giao tiếp xưng hô tiếng Việt bằng từ
thân tộc và việc sử dụng chúng trong giao tiếp công quyền [15]; trên báo Hà
Nội với bài viết Ngôn ngữ giao tiếp nơi công sở, trường học: Bao giờ chuẩn
mực? [34]. Báo Dân trí trong bài viết Vài suy nghĩ về cách xưng hô trong
công sở [33]. Trên Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đề cập đến
Xưng hô ở công sở [38]. Trên báo Thanh niên có bài viết Chuẩn hóa xưng hô
công sở [37].
Điểm qua một vài tạp chí, sách báo nghiên cứu về từ ngữ xưng hô,
chúng tôi thấy vấn đề từ ngữ xưng hô đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ học
rất chú ý quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong môi trường
công sở hiện nay còn rất nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Nghiên cứu từ ngữ xưng hô
trong môi trường công sở hiện nay chủ yếu chỉ là những bài viết lẻ lẻ, các bài
viết chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ, chưa được nghiên cứu một cách đầy
đủ và có hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu trong môi trường công sở đặc thù
như Học viện Quân y. Và với hướng tiếp cận nghiên cứu từ ngữ xưng hô
trong môi trường công sở ở Học viện Quân y trong luận văn này, chúng tôi
muốn góp phần vào việc hoàn thiện vấn đề nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong
môi trường công sở.
14


1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số vấn đề liên quan đến xưng hô
1.2.1.1. Khái niệm về xưng hô
Xưng hô trong tiếng Việt là một hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa phức tạp,
với nhiều khía cạnh lý thú có thể được tiếp cận từ những góc độ khác nhau.
Trong sách từ điển tiếng Việt những năm đầu của thế kỷ XX, khái niệm
xưng hô ban đầu được hiểu một cách đơn giản là hành động “kêu gọi lẫn
nhau” [22].
Trong các từ điển tiếng Việt xuất bản gần đây, khái niệm xưng hô được

giải thích có phần cụ thể hơn: là “hành động biểu thị bằng lời bậc của mình
(xưng) và bậc của người khác (hô) trong trật tự xã hội hay gia đình” [26],
hoặc là hành động “tự xưng mình và gọi người khác trong giao tiếp...” [30], là
“việc gọi nhau trong lúc giao thiệp” [19], là “Tự xưng mình và gọi người khác
là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau” [23,
tr.1163]. Có thể thấy phần lớn các từ điển đều thống nhất với nhau ở chỗ coi
xưng hô là hành động - hành động nói năng, có chức năng biểu thị thứ bậc
hay vai vế của những người tham gia giao tiếp.
Lê Thanh Kim (2002) cho rằng: Xưng hô trước hết là một hành vi giao
tiếp xã hội thể hiện lối ứng xử văn hóa của con người trong những cộng đồng
nói năng nhất định. Hành vi giao tiếp ấy được hiện thực hóa qua các dạng thức
ngôn ngữ xưng hô (address forms). Trong giao tiếp, xưng có nghĩa là tự gọi
mình khi nói với người khác, hiển thị tính chất và bản chất của mối quan hệ xã
hội giữa mình (người “xưng” - người làm ra hành động nói năng) với người ấy.
Đó là hành động tự quy chiếu của người nói. Hô là hành vi giao tiếp bằng ngôn
ngữ hướng đến người khác - cũng tham gia giao tiếp và hiển thị tính chất, bản
chất của mối quan hệ giữa người ấy với mình [16, tr. 26].
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang (2014), xưng hô là thuật ngữ dùng để
chỉ việc tự gọi mình (xưng) và gọi người khác (hô) khi giao tiếp. Xưng hô là
15


một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội bởi đó là sự tương tác giữa vai xã hội và
vai giao tiếp, phản chiếu các mối quan hệ đa chiều từ gia đình đến xã hội của
các cá nhân trong cộng đồng giao tiếp. Vì thế, xưng hô được coi là hành động
ngôn ngữ, trở thành chiến lược giao tiếp xưng hô. Đối với giao tiếp trong
tiếng Việt, xưng hô giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Lý do là vì từ ngữ dùng
để xưng hô trong tiếng Việt đến từ nhiều nguồn (đại từ, từ thân tộc, tên riêng,
chức vụ, cùng các từ ngữ khác), theo đó các từ xưng hô tiếng Việt đã tường
minh hóa các vai xã hội của người Việt, làm cho các hình thức xưng hô trở

nên đa dạng và buộc người giao tiếp phải lựa chọn để thể hiện vai giao tiếp
cũng là thể hiện ý đồ, mục đích giao tiếp. Nhiều khi có thể chưa nghe được
nội dung giao tiếp nhưng chỉ cần nghe xưng hô cũng biết được ý đồ, thái độ,
tình cảm của người giao tiếp [15, tr. 39].
Còn tác giả Nguyễn Văn Chiến (1993) lại cho rằng: “Xưng hô là một
hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp...”. [4, tr. 64].
Phạm Ngọc Thưởng (1998) trong luận án tiến sĩ của mình đã tách bạch
hai yếu tố “xưng” và “hô”, trong đó xưng là hành động người nói dùng một
biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào lời nói để người nghe biết rằng mình
đang nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Hô là hành động của người
nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong lời nói [29,
tr.12]. Và ông quả quyết mạnh mẽ rằng: “Những đại từ nào chỉ rõ vai nhân vật
tham gia trực tiếp vào hành vi xưng hô mới được coi là những đại từ xưng hô
thực thụ” [29, tr. 55]. Ở đây, xưng hô được coi là một hành động, một hành vi
ngôn ngữ có chức năng đưa người nói và người nghe vào trong giao tiếp.
Tác giả Đỗ Hữu Châu (2000) đã định nghĩa: “Phạm trù xưng hô hay
phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy
chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với
mình (đối xưng) vào diễn ngôn. Như thế phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao
16


tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói”. [2, tr.
73]. Ông dẫn Benveniste trong tác phẩm “Những vấn đề ngôn ngữ học đại
cương” (1966) rằng chỉ có ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mới thực sự là các
ngôi xưng hô bởi vì những người đang giao tiếp với nhau dùng chúng để
“chỉ” nhau. Ngôi thứ ba trong thực tế được dùng để chiếu vật người hay sự
vật được nói tới chứ không tham gia vào cuộc giao tiếp, không phải là nhân
vật góp phần tạo nên cuộc giao tiếp.
Tác giả Bùi Thị Minh Yến (2001) cũng cho rằng: “Xưng hô được ý

thức như một hành vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những
người tham gia giao tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá
trình giao tiếp. Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng
thời đảm nhận nhiệm vụ khởi tạo sự tương tác ngôn ngữ, đồng thời đảm nhận
nhiệm vụ khởi tạo sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc
thoại đã xác định, bảo đảm hiệu lực hành vi” [31, tr.17].
Theo tác giả Trịnh Cẩm Lan (2017) thì “xưng hô là tự xưng mình và
gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ.
Xưng ứng với ngôi thứ nhất. Một người xưng thì thuộc ngôi thứ nhất số ít. Từ
hai người trở lên là ngôi thứ nhất số nhiều. Các phương tiện nhân xưng thứ
nhất là sự tự quy chiếu của người nói. Tương tự, hô ứng với ngôi nhân xưng
thứ hai. Các phương tiện nhân xưng thứ hai là sự quy chiếu đến người nghe.
Hành động xưng hô chỉ diễn ra trong cuộc hội thoại và một người có thể (và
thường) thực hiện cả hai hành động: xưng (tự quy chiếu đến mình) và hô (quy
chiếu đến người đối thoại). Như vậy chức năng của xưng hô là chỉ thị người
nói, người nghe trong một cuộc hội thoại”. [18, tr.343]
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về xưng hô. Theo quan
điểm của chúng tôi thì “xưng hô là tự xưng mình và gọi người đối thoại với

17


mình là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ”. Lý
thuyết “xưng hô” này sẽ xuyên suốt quá trình nghiên cứu luận văn của chúng tôi.
1.2.1.2. Khái niệm từ ngữ xưng hô và từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
Từ ngữ xưng hô là những từ ngữ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Theo tác
giả Diệp Quang Ban - Hoàng Thung thì từ xưng hô là những từ “dùng để thay thế
và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (được phản ánh trong nội
dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp thực từ tương ứng) (dẫn theo [14]).
Theo quan điểm của Nguyễn Văn Chiến - Nguyễn Xuân Hòa (1990)

trong nghiên cứu “Bình diện xã hội của ngữ dụng học tương phản các từ
xưng hô và các thành ngữ” thì từ xưng hô “đó là những từ được “rút ra” từ
trong hệ thống ngôn ngữ dùng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô
nhất định) giao tiếp xã hội” [5, tr. 41].
Theo quan điểm của Lê Viết Dũng (2013) thì “từ xưng hô là phương
tiện ngôn ngữ không thể thiếu được trong giao tiếp hàng ngày của con người.
Việc sử dụng từ xưng hô phản ánh mối quan hệ liên nhân mang dấu ấn các
đặc trưng văn hóa của cộng đồng, đồng thời cũng là kết quả của sự chọn lựa
cá nhân trong mối ràng buộc của các quy tắc, nghi thức giao tiếp trong cộng
đồng quy định” [9, tr. 47].
Trong nghiên cứu “Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ
tiếng Việt” của Lê Thanh Kim (2002) cho rằng “Từ xưng hô bao gồm những
từ dùng để xưng (tự xưng) hoặc để hô (gọi) một người nào đó khi người đó ở
một ngôi giao tiếp nhất định”. [16, tr.31].
Theo tác giả này, “dù gọi từ xưng hô bằng thuật ngữ này hay thuật ngữ
khác và những từ được sử dụng làm từ xưng hô trong từng ngôn ngữ tuy có
khác nhau nhưng chúng đều có sự thống nhất về chức năng trong giao tiếp
ngôn ngữ: thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa những người tham gia giao tiếp và
duy trì diễn biến giao tiếp, biểu lộ thái độ, tình cảm cũng như vị thế của các
nhân vật tham gia giao tiếp trong từng bối cảnh giao tiếp cụ thể” [16, tr.31].
18


×