Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI HMÔNG THEO TIN LÀNH Ở TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.7 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………

TRỊNH THỊ THANH NHÀN

SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI HMÔNG THEO
TIN LÀNH Ở TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………

TRỊNH THỊ THANH NHÀN

SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI HMÔNG THEO
TIN LÀNH Ở TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60220308

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thanh Nhàn


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân. Trước hết tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hoàng Giang - người thầy đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong việc lựa chọn đề tài, tiếp cận các phương
pháp nghiên cứu, định hướng các nội dung nghiên cứu và sửa chửa bản luận
văn này để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tôi trân trọng cảm ơn khoa Triết
học – Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia
Hà Nội- nơi tôi đã, đang học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa học
sau đại học. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các cơ quan chức năng huyện Sa Pa, Bảo Thắng, Trạm Tấu... đã tạo điều kiện
giúp đỡ trong quá trình thu thập tư liệu để viết luận văn. Với tinh thần học
hỏi, tôi mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp của mọi người để nghiên cứu
của tôi được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Học viên

Trịnh Thị Thanh Nhàn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................8
Mục đích nghiên cứu ........................................................................................8
Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................9
6. Kết cấu của luận văn....................................................................................9
NỘI DUNG.....................................................................................................10
CHƯƠNG 1....................................................................................................10
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH LÀO CAI..................................10
1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................10
1.1.1. Tộc người..............................................................................................10
1.1.2. Văn hóa..................................................................................................11
1.2. Đạo Tin Lành ở Việt Nam và quá trình theo đạo Tin Lành của người
Hmông tại Lào Cai.........................................................................................16
1.2.1. Đạo Tin lành ở Việt Nam.......................................................................16
1.2.2. Quá trình theo đạo Tin Lành của tộc người Hmông tại Lào Cai...........20
1.3. Nguyên nhân tộc người Hmông ở Lào Cai theo đạo Tin Lành............26
Tiểu kết chương 1...........................................................................................39
CHƯƠNG 2....................................................................................................40
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA TỘC NGƯỜI HMÔNG THEO TIN LÀNH
Ở LÀO CAI HIỆN NAY : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP....40


2.1. Thực trạng biến đổi văn hoá người tộc người Hmông theo Tin Lành ở
Lào Cai hiện nay............................................................................................40
2.1.1. Biến đổi về văn hóa tâm linh và tôn giáo..............................................40

Trong quan hệ gia đình thì người chồng/người cha có quyền uy tuyệt đối.
Vợ và các con chỉ có nghĩa vụ tuân theo và phục tùng một khi người chủ
gia đình đã đưa ra ý kiến. Thân phận người vợ, người phụ nữ trong cấu
trúc xã hội phụ quyền Hmông không cho họ vị trí ngang bằng với người
đàn ông/người chồng/người chủ gia đình. Trong một nghiên cứu về bạo
lực trong gia đình người Hmông tại vùng núi phía Bắc Việt Nam cho rằng,
có tới xấp xỉ 66% số phụ nữ Hmông được hỏi không có ý niệm gì về bạo
lực gia đình mặc dù quan sát trên thực tế cho thấy họ vẫn thường xuyên
chịu đựng những lời chửi mắng hoặc đánh đập, hành hạ của chồng. Trong
quan hệ gia đình truyền thống của người Hmông, “người đàn ông có
quyền quyết định hầu hết các công việc, còn người phụ nữ chỉ được xem
như người giúp việc, nếu có được hỏi ý kiến thì cũng chỉ mang tính tham
khảo.” Đánh đập vợ, hành hạ về thể xác và tinh thần được xem như một
phần “tất yếu” trong cuộc sống gia đình người Hmông. Những xung đột
gia đình do bạo lực như vậy thường dẫn đến kết cục cay đắng. Điều tra
thực địa ở vùng người Hmông năm 2005 cho thấy ở huyện Bắc Hà (Lào
Cai) có 15 vụ phụ nữ ăn lá ngón tự tử. Tuy nhiên, bạo lực gia đình chống
lại người phụ nữ trong cộng đồng Hmông dường như giảm đi đáng kể ở
những gia đình Tin Lành..............................................................................47
Đạo Tin Lành được phụ nữ Hmông hưởng ứng rất mạnh. Có đến 60 70% phụ nữ Mông theo Tin Lành ảnh hưởng nhiều đến quyết định cải đạo
của các ông chồng [1]. Trong gia đình truyền thống thì người phụ nữ
Mông rất vất vả, còn các ông chồng thì lại gia trưởng. Họ thường rượu chè
be bét, rồi đánh vợ. Nhưng ở các gia đình Tin Lành thì không còn hiện


tượng này. Đàn ông đều bỏ rượu hoặc rất hạn chế uống rượu, không chích
hút thuốc phiện, không còn đánh vợ nữa, trộm cắp cũng bỏ. Ngoài thời
gian cầu nguyện, người ta tập trung làm kinh tế nên gia đình nào cũng ít
nhất là đủ ăn. Hàng chục năm qua chúng ta vận động họ bỏ rượu, bỏ bạo
lực gia đình nhưng không mang lại nhiều kết quả. Bây giờ theo Tin lành,

không cần vận động mà họ người đàn ông dần dần từ bỏ những thói hư tật
xấu, quan niệm gia trưởng vốn cố hữu trong tâm thức họ..........................48
Trước đây, người phụ nữ Hmông bị chửi mắng đánh đập uất ức thì tìm
đến lá ngón để giải quyết vấn đề. Bây giờ thì họ tìm đến đạo Tin Lành. Họ
tìm thấy trong các buổi giảng đạo ở các điểm nhóm Tin Lành, mục sư hay
người giảng đạo chủ yếu tập trung vào những điểm mấu chốt trong văn
hóa ứng xử gia đình và cộng đồng. Lúc bằng tiếng Hmông, khi chen lẫn
tiếng Kinh, người giảng đạo thuyết phục mọi người phải biết yêu thương
giúp đỡ lẫn nhau, không chỉ yêu thương người nhà mình, mà còn phải biết
yêu thương người đời nữa….........................................................................48
2.1.2. Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân và nghi thức tang ma.........................52
2.1.3. Biến đổi trong văn hóa lối sống............................................................58
2.1.4. Biến đổi trong các lĩnh vực hoạt động văn hoá khác............................61
2.2. Những giải pháp đối với biến đổi văn hóa của người Hmông ở tỉnh
Lào Cai hiện nay............................................................................................66
2.2.1. Những biến đổi tích cực và tiêu cực trong văn hóa tộc người Hmông
theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai hiện nay.............................................................66
Tiểu kết chương 2...........................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82



TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

BCHTW


Ban chấp hành trung ương

CMA

The Christian and Missionary Alliance

FEBC

Far East Broadcasting Company

GS, TS

Giáo sư, Tiến sỹ

PGS, TS

Phó giáo sư, Tiến sỹ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTTLMB

Hội thánh Tin lành miền Bắc

HTPAVN

Hội thánh Phúc Âm Việt Nam


HTLHCĐVN

Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam

HTTLTLVN

Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam

MNPB

Miền núi phía Bắc

Nxb

Nhà xuất bản

Tp

Thành phố

Tr

Trang



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tộc người Hmông được coi là một cộng đồng “đặc biệt” với nhiều nét
đặc thù trong lịch sử. Họ có nền văn hóa phát triển khá rực rỡ gắn với nền văn

minh lúa nước, có chữ viết và nhà nước riêng. Sự bành trướng của người Hán
từ vùng Trung Nguyên xuống phía Nam đã khiến tộc người này bị mất tổ
quốc, đẩy họ phải rời quê hương xứ sở, di cư dần về phía Nam để tránh các
cuộc tàn sát của người Hán. Một bộ phận người Hmông di cư về vùng Vân
Nam và đi đến vùng núi Bắc Việt Nam, Lào, Myanma, Đông Bắc Thái Lan,
sống rải rác thành các nhóm lớn nhỏ ở các vùng núi cao thuộc biên giới của 5
nước này.
Quá trình thiên di của tộc người Hmông vào Việt Nam nói riêng và khu
vực Đông Nam Á nói chung thể hiện khát vọng của tộc người này về một
“miền đất hứa” để sinh sống và không biết tự bao giờ, người ông đã coi vùng
đất này là quê hương mới của mình. Hiện nay, tộc người Hmông có mặt ở 15
quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở nước ta, người Hmông là tộc người thiểu số có
dân số đứng hàng thứ sáu trong tổng số 54 tộc người, với 1.068.189 người 1.
Người Hmông vốn theo tín ngưỡng vật linh giáo và thờ cúng đa thần. Tín
ngưỡng của người ông luôn thể hiện xu hướng liên kết, ràng buộc phản ánh
tính cộng đồng chặt chẽ, thể hiện rõ ràng trong các nghi thức sinh hoạt như
tang lễ, thờ cúng. Thời Pháp thuộc có một bộ phận nhỏ người Mông theo
Công giáo.
Từ năm 1986, hiện tượng người Hmông đi theo Tin Lành có biểu hiện
đột biến và bất thường. Ngày càng nhiều người Hmông ở các tỉnh miền núi
phía Bắc nước ta chuyển từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin Lành đã tạo
1 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009:
Kết quả điều tra toàn bộ, 2010. Tr.134

1


ra những hệ lụy không nhỏ đến xã hội nói chung và cộng đồng người Hmông
ở nước ta nói riêng. Văn hóa truyền thống của một bộ phận tộc người Hmông
có sự thay đổi rõ rệt trên nhiều lĩnh vực của đời sống như mối quan hệ gia

đình, dòng họ, xã hội; vai trò của những người có uy tín; niềm tin tôn giáo; lễ
thức trong hôn nhân, hay tang ma; văn hóa, lối sống,... Những biến đổi đó,
vừa có tính tích cực như xóa bỏ một số hủ tục trong việc thực hành các nghi
lễ, làm giảm bớt đi những tệ nạn xã hội,… đồng thời, mang đến nhiều tác
động tiêu cực đến cộng đồng người này
Có thể dễ dàng nhận thấy, từ các nếp sinh hoạt thường nhật như ăn, mặc, ở,
đi lại cho đến lời ăn tiếng nói, phong tục tín ngưỡng, cũng như các hình tượng,
biểu tượng trong văn hoá - nghệ thuật, cung cách ứng xử giữa người và người,
tất cả đều đang thay đổi so với thời kỳ trước đây. Nhiều câu hỏi đang được đặt
ra: Văn hoá của người Mông đang biến đổi ra sao, theo xu hướng nào? nguyên
nhân nào dẫn tới sự biến đổi? Chúng ta phải làm gì để sự biến đổi đó diễn ra theo
đúng chiều hướng mà xã hội mong đợi? Những câu hỏi này vẫn khiến nhiều nhà
nghiên cứu và hoạch định chính sách quản lý phải trăn trở. Hơn nữa, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng là vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt
Nam hết sức quan tâm. Đặc biệt là từ sau khi đất nước tiến hành công cuộc
đổi mới (1986), nền kinh tế có nhiều biến chuyển mạnh mẽ kéo theo các biến
đổi về mặt văn hoá - xã hội, chính sách văn hoá cũng trở thành trọng tâm, là
mục tiêu, động lực phát triển kinh tế, xã hội và được Đảng, Nhà nước ta đặt
song song với chính sách phát triển kinh tế. Bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa của tộc người Hmông góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII và tiếp tục triển khai theo Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước.

2


Lào Cai là địa phương có vị trí địa chính trị, địa văn hóa khá đặc trưng ở
các tỉnh miền núi phía Bắc. Người Hmông ở Lào Cai có 146.147 người, cư trú

ở 534 thôn bản thuộc 118 xã của 9 huyện, thành phố. Lào Cai là địa phương
đầu tiên trong toàn quốc có người Hmông đi theo đạo Công giáo (năm 1921).
Người Hmông ở Lào Cai bắt đầu theo đạo Tin lành từ năm 1989. Tính đến
năm 2014, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 24.166 người Hmông theo Tin lành
của 6 tổ chức ở 8 huyện, thành phố; 64 xã, thị trấn; với 133 điểm nhóm được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt [1]. Đạo Tin lành là yếu tố văn hóa
mới, lạ tác động vào vùng người Hmông Lào Cai. Văn hóa tộc người Hmông
tiếp nhận Đạo Tin lành ra sao? Ảnh hưởng của đạo Tin lành đến văn hóa tộc
người Hmông thế nào?
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Sự biến đổi văn hóa tộc người
Hmông theo Tin Lành ở Lào Cai hiện nay ” làm luận văn thạc sỹ chuyên
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể thấy, vấn đề Tin lành và truyền đạo Tin lành vào vùng đồng bào
dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, nó
quyết định đến tình hình kinh tế- chính trị, xã hội của mỗi quốc gia, bởi vậy
không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới coi đó là vấn đề chiến
lược, là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển đất nước. Vì vậy, đã có
không ít những nhà lý luận, nhà lãnh đạo, nhà khoa học…nghiên cứu, tìm hiểu
vấn đề này và nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã ra đời như:
Trong cuốn sách: Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”, bản chất của những
cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của
đạo Tin lành của tác giả Nguyễn Văn Thắng đã đề cập đến những nội dung:
(1). Tín ngưỡng truyền thống của người Hmông, từ quan niệm đến lý do tại
sao người Hmông phải “làm cúng”, “làm ma” và nêu lên vai trò của tín

3


ngưỡng truyền thống đối với xã hội và văn hóa Hmông; Tín ngưỡng truyền

thống của người Hmông là một phần của văn hóa. Nó phản ánh thế giới quan
tôn giáo và hệ thống nghi lễ kèm theo và đóng vai trò như dấu hiệu để cố kết
người Hmông lại (2). Quá trình thay đổi theo Tin lành của người Hmông; Mối
quan hệ của Tin lành với Ki tô giáo; việc truyền đạo vào các tộc người thiểu
số ở Việt Nam và người Mông ở các nước khác (3). Ảnh hưởng của sự thay
đổi theo Tin lành tới văn hóa, kinh tế- xã hội và an ninh, quốc phòng ở vùng
biên giới; Ảnh hưởng tiêu cực: Làm mất đi các chức năng của tín ngưỡng
truyền thống; gây ra sự phân chia, đối lập và sự căng thẳng trong nội bộ người
Hmông; gây khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa - xã hội truyền
thống; gây ra tình trạng di cư tự do, vượt biên trái phép. Song việc theo đạo
Tin lành của người Hmông cũng có những ảnh hưởng tích cực, khắc phục
những bất cập của tín ngưỡng truyền thống (4). Nguyên nhân, bản chất của sự
thay đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin lành của người Hmông [42].
Khi bàn về người Hmông, văn hóa Hmông và người Hmông theo Tin
lành còn phải nói đến công trình Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết
vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay do Thào Xuân Sùng chủ biên, xuất bản
năm 2009 [34]. Thào Xuân Sùng và các tác giả nhìn vấn đề người Mông và
tôn giáo từ góc độ của nhà quản lý, đề cập đến thực tế người Mông ở Sơn La
và đưa ra nguyên nhân của việc đạo Công giáo và Tin lành thâm nhập và phát
triển trong đời sống của người Mông tại địa phương này, từ đó đã nêu ra
những kinh nghiệm, giải pháp và phương hướng giải quyết vấn đề tín ngưỡng
tôn giáo trong dân tộc Hmông ở Sơn La [33, tr.9]
Nhà nghiên cứu Vương Duy Quang đã có hàng loạt bài viết về đạo
Vàng Chứ mà ông gọi là hiện tượng tôn giáo mới ở người Hmông ở Việt
Nam, về truyền thống văn hóa dân tộc trước các hiện tượng tôn giáo mới. Ông
đặt các hiện tượng tôn giáo mới trong phong trào cải đạo theo Kitô giáo của

4



người Hmông từ cuối thế kỷ XIX sang thế kỷ XX trong tổng thể cả khu vực
Đông Nam Á như Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan - những nơi mà cộng
đồng người Mông ở Việt Nam có quan hệ đồng tộc, thân tộc.
Tác giả Vương Duy Quang trên Tạp chí chuyên ngành đã phản ánh
những dấu ấn rất đặc sắc như: (1). Hiện tượng xưng vua ở người
Hmông [19] những năm gần đây phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả
khu vực Đông Nam Á. Bắt đầu của phong trào này là hiện tượng “xưng vua”.
Ở bài viết này, tác giả đã phân tích, giải thích hiện tượng xưng vua ở người
Mông, cũng như sự liên quan giữa xưng vua và bạo loạn và vấn đề Vàng Chứ
hiện nay.(2). Người Hmông và những hiện tượng tôn giáo liên quan đến sự
phản ứng của họ ở Đông Nam Á: Quá khứ và hiện tại [ 20 ] điểm lại những
sự kiện tôn giáo liên quan đến động thái phản ứng của người Hmông trong
quá khứ và hiện tại, từ đó làm sáng tổ bản chất và thực trạng vấn đề tôn giáo
và dân tộc ở người Mông trong khu vực Đông Nam Á lục địa; đưa ra nhận xét
và kết luận về người Hmông. (3). Sự cải đạo theo Ki tô giáo của một bộ phận
người Hmông ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến
nay [22] đã phân tích quá trình cải đạo từ truyền thống sang đạo Ki-tô giáo
của người Hmông ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Do bị mất đất, người Mông
phải ly tán, bị đe dọa diệt vong. Điều kiện sống khó khăn đã tạo nên sự khủng
hoảng niềm tin trong một bộ phận người Hmông, dẫn đến trông chờ và mong
đợi vị cứu tinh. Chính điều này đã trở thành một trong những yếu tố tạo điều
kiện thuận lợi để Ki tô giáo thâm nhập vào người Hmông.
Tác giả Nguyễn Văn Thắng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề được
đăng trên các tạp chí chuyên ngành này như: Về động thái ứng xử với bệnh tật
của người Hmông [41], bài viết được cơ cấu thành ba phần chính gồm: (i).
Cách ứng xử truyền thống bệnh tật của người Hmông, (ii). Sự biến đổi cách
ứng xử truyền thống với bệnh tật và bản sắc của người Hmông, (iii). Tác động

5



của hiện đại hóa/toàn cầu hóa tới sự biến đổi cách ứng xử của người Hmông
với bệnh tật. Sự biến đổi trong cách ứng xử truyền thống với bệnh tật của
người Hmông ít nhiều có liên quan đến tôn giáo, biến thể theo các nhóm tôn
giáo, như Công giáo, Tin lành (Vàng chứ). Ứng xử với bệnh tật của người
Mông được chế định bởi văn hóa Hmông, trong đó tôn giáo là một trong
những yếu tố quan trọng và làm thành một phần bản sắc riêng của họ. Vì vậy,
việc sử dụng hệ thống y học cổ truyền là chính thì người Hmông sẽ bảo lưu
được bản bản sắc riêng trong văn hóa, nhưng hạn chế trong việc kiểm soát
được bệnh tật. Ngược lại, khi áp dụng hệ thống y học hiện đại là chính, người
Hmông theo Ki-tô giáo kiểm soát được bệnh tật, tuy nhiên họ đã lại làm mờ
nhạt dần bản sắc riêng trong cách ứng xử với bệnh tật.
Trong bài: Vài nét về phương thức truyền giáo của đạo Tin lành vào
vùng dân tộc Hmông ở Lào Cai. Tác giả Nguyễn Đình Lợi đã chú tâm
trình bày khá chi tiết vào hai phần chính. Đó là phương thức truyền giáo của
đạo Tin lành vào vùng người Hmông ở Lào Cai và nguyên nhân phát triển đạo
Tin lành trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai. Ở phần đầu bài nghiên cứu,
tác giả đã giới thiệu khái quát về cộng đồng người Hmông ở Lào Cai với nền
văn hóa đặc sắc cả về vật chất lẫn tinh thần, người Hmông có đời sống tín
ngưỡng phong phú [12, tr.44]. Quá trình xâm nhập, phát triển của đạo Tin
lành trong cộng đồng người Hmông ở Lào Cai được chia làm bốn giai đoạn, ở
mỗi thời điểm khác nhau, hoạt động truyền đạo của tôn giáo này cũng khác
nhau, khi âm thầm phát triển, lúc bùng phát thành phong trào [12, tr.45]. Ở hai
nội dung chính trình bày về phương thức truyền giáo của đạo Tin lành có đưa
ra các phương tiện truyền giáo từ nghe đài phát thanh FEBC, nghe băng
casette, thông qua khách du lịch, các hoạt động nghiên cứu khoa học như văn
hóa học, dân tộc học và phương thức truyền miệng,... cùng với các phương
pháp truyền giáo đã đánh trúng tâm lý người Hmông, từ đó nhiều đồng bào đã

6



tin tưởng và theo đạo Tin lành một cách tự nguyện [12, tr. 47]. Bên cạnh đó,
bài nghiên cứu đã đưa ra năm nguyên nhân dẫn đến đạo Tin lành phát triển
trong cộng đồng người Hmông tại Lào Cai, có thể kể đến như: chủ trương
truyền giáo của đạo Tin lành, đặc điểm lịch sử- văn hóa, đời sống khó khăn
của dân tộc Hmông, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào và do hệ thống
chính trị cơ sở còn yếu kém. Như vậy, việc một bộ phận không nhỏ đồng bào
Hmông chuyển từ tín ngưỡng truyền thống sang Tin lành có thể coi là một sự
thay đổi niềm tin tôn giáo hay một sự cải đạo theo Kitô giáo [12, tr.44] và đạo
Tin lành thực sự đã có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của một bộ phận
người Mông [12, tr. 45].
Bài Biến đổi tín ngưỡng Hmông - thực tế và trăn trở đăng trên Tạp
chí Văn hóa dân gian, năm 2013 [32] của tác giả Kiều Trung Sơn có nêu rằng,
sự biến đổi hay thay đổi tín ngưỡng truyền thống của người Hmông không chỉ
vì nguyên nhân từ việc ảnh hưởng truyền bá của tôn giáo mới là Công giáo
hay Tin lành; mà sự chuyển biến này xuất phát từ nội tại của tín ngưỡng
người Hmông. Họ nhận thấy trong tín ngưỡng văn hóa truyền thống của mình
có nhiều điểm lạc hậu và thấy rằng, cần có sự cải biến, loại bỏ hoặc đổi mới.
Ở phần hai của bài nghiên cứu đã nêu ra những yếu tố tín ngưỡng cổ truyền
lạc hậu của người Hmông, đặc biệt xoáy sâu phân tích về tang ma với những
yếu tố lỗi thời, mang tính hủ tục. Ở cuối bài nghiên cứu cũng đưa ra những
động thái cải biến một số yếu tố lạc hậu trong tín ngưỡng Hmông; người
Hmông đã chủ động có những điều chỉnh số lượng lễ vật trong nghi lễ, tránh
tốn kém lãng phí; họ cũng đưa vào trong quy ước dòng họ, và duy trì những
yếu tố tích cực một cách sáng tạo.
Qua đó, cung cấp cho luận văn những nội dung cần thiết về vấn đề đạo
Tin lành, đặc biệt là văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
hiện nay.


7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích làm rõ quá trình hình thành và phát triển của
đạo Tin lành trong người Hmông ở tỉnh Lào Cai, sự biến đổi văn hóa của người
Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, tác giả
đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
tộc người Hmông, đồng thời phát huy những giá trị tích cực của văn hóa, lối
sống của đạo Tin lành, góp phần giữ vững ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh Lào
Cai.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình truyền bá đạo Tin lành trong vùng đồng bào
Hmông ở Lào Cai, cùng những nguyên nhân của việc một bộ phận người
Hmông theo đạo Tin lành.
- Phân tích thực trạng biến đổi văn hóa của tộc người Hmông theo đạo
Tin Lành ở Lào Cai hiện nay, làm rõ những biến đổi văn hóa tích cực và tiêu
cực.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa tộc người Hmông, đồng thời phát huy những giá trị tích cực của văn
hóa, lối sống của đạo Tin lành
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi văn hóa truyền thống của tộc người
Hmông theo Tin lành ở Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Tỉnh Lào Cai
- Thời gian: Thời kỳ Đổi mới (từ 1986 đến nay).
- Vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu sự biến đổi
một số thành tố văn hóa cơ bản cấu thành nên bản sắc văn hóa dân tộc


8


Hmông, gồm: (I)Văn hóa vật chất: tập quán sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại;
(II)Văn hóa tinh thần: ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới
xin; quan hệ gia đình, dòng họ và quan hệ thôn bản.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm
của Đảng, các chính sách của Nhà nước Việt Nam về vấn đề tộc người, chính
sách đối với tộc người. Ngoài ra, luận văn sử dụng nguồn tư liệu là các luận
án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ; đề án và đề tài nghiên cứu khoa học; các sách, bài
viết liên quan đến đề tài của các tác giả đã được công bố. Các văn bản của
Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Báo cáo về tình hình và công tác dân
tộc, tôn giáo của cơ quan chức năng ở địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như lôgíc - lịch sử,
phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh và một số phương pháp nghiên cứu
liên ngành khác.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 02 chương, 05 tiết.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở TỈNH LÀO CAI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Tộc người
Dân tộc (nation) và tộc người (ethnie) là những khái niệm có mối liên
hệ mật thiết với nhau, tuy thống nhất mà không đồng nhất, giữa chúng có
những điểm khác biệt cần nhận rõ. Theo tác giả, có thể rút ra định nghĩa dân
tộc như sau:
Thứ nhất, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia (nation), hay đất nước, tổ
quốc. Quốc gia dân tộc cũng có hai loại: quốc gia chỉ bao gồm một tộc người
và quốc gia có nhiều tộc người gồm một tộc người đa số và nhiều tộc người
thiểu số như hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Trước tiên là, dân tộc
hình thành trong lịch sử, ổn định, có chung một tiếng nói, một lãnh thổ, cùng
chung một vận mệnh lịch sử, có những lợi ích chung (về kinh tế, chính trị), có
chung nền văn hóa (thể hiện trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối
sống, văn học dân gian), đặc biệt cùng chung một ý thức tự giác dân tộc. Thứ
hai là dân tộc bao gồm nhiều tộc người đa số và tộc người thiểu số hình thành
trong lịch sử, ổn định trong điều kiện đa ngôn ngữ, thường lấy ngôn ngữ của
tộc người đa số làm ngôn ngữ quốc gia, đồng thời có chung một lãnh thổ (lãnh
thổ quốc gia – dân tộc), cùng chung một vận mệnh lịch sử quốc gia dân tộc,
gắn bó vận mệnh các tộc người riêng với vận mệnh chung của quốc gia dân
tộc, cùng chung lợi ích về chính trị, kinh tế, một nền văn hóa thống nhất vừa đa
dạng của quốc gia đa tộc người.
Thứ hai, dân tộc được hiểu theo nghĩa tộc người hay còn gọi là cộng
đồng tộc người (ethnie). Tộc người thường được dùng như khái niệm công cụ

10


của các ngành dân tộc học, nhân chủng học, xã hội học, văn hóa học, lịch sử,
… Ví dụ, khi nói đến dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc

Tày,... là để chỉ một cộng đồng tộc người có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu
số của một dân tộc (nation) được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn
ngữ, văn hóa và nhất là có một ý thức tự giác tộc người.
Về mặt lịch sử, cộng đồng tộc người phát triển từ thị tộc, bộ lạc và
mang đầy đủ những đặc trưng trong cộng đồng dân tộc. Do đó, những nhân tố
tộc người xuất hiện do những đặc điểm tự nhiên, xã hội đặc thù của từng cộng
đồng người và được tái tạo, sàng lọc, lưu truyền từ thời kỳ thị tộc, bộ lạc và
phát triển đầy đủ hơn ở cộng đồng dân tộc. Nó trở thành giá trị bền vững ngay
cả trong thời đại mà giao lưu quốc tế giữa các dân tộc đã phát triển. Nhân tố
tộc người biểu hiện nổi bật nhất trong văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, phong
tục tập quán, tâm lí và tình cảm dân tộc, tạo thành nét riêng trong tính cách
của mỗi tộc người. Đó là lĩnh vực phong phú, sâu sắc, tế nhị và rất nhạy cảm
trong thế giới tinh thần của dân cư mỗi tộc người. Vì thế, ở nhiều nước, người
ta căn cứ vào tiêu chí ngôn ngữ, văn hoá, ý thức tự giác tộc người để xác định
thành phần tộc người của một người, một nhóm người. Trong luận văn, tác giả
tiếp cận khái niệm dân tộc theo nghĩa tộc người.
1.1.2. Văn hóa
Văn hoá là phạm trù có nội dung rộng và phức tạp, nên cho đến hiện
nay vẫn còn rất nhiều quan niệm khác nhau.
Văn hóa (Culture) theo tiếng La tinh có nghĩa là trồng trọt, chỉ sự chăm
sóc, canh tác. Ở phương Đông, với Văn là kiến thức, Hóa là biến đối, giáo
hóa, văn hóa là quá trình biến đổi nhận thức, bao gồm những sáng tạo của đời
sống tinh thần của con người.
Theo tổ chức UNESCO: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính

11


cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm

nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”. [55 tr
143]
Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính
văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí
tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hoá mà con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án
chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi
không biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình
vượt trội lên bản thân.
Hồ Chí Minh quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật và những công cụ sinh hoạt hàng ngày về
ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [13, tr. 431].
Văn hoá là phạm trù Người, nó chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan
hệ giữa chính mình với thế giới bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ giá trị, phương
thức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển của con người. Theo đó, cấu
trúc văn hoá bao trùm toàn bộ các mặt của đời sống con người. Đó là, toàn bộ
các giá trị - sản phẩm vật chất, tinh thần do loài người sáng tạo ra; trình độ hoạt
động thực tiễn của con người; trình độ phát triển chính bản thân con người trình độ làm người.
Tiếp cận ở góc độ giá trị, văn hóa được quan niệm là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá

12


trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

nhiên và xã hội của mình. Theo đó, văn hoá phải là các giá trị; những giá trị
đó phải do con người sáng tạo ra (phân biệt với cái tự nhiên); sự sáng tạo đó
là một quá trình lịch sử liên tục; và những giá trị đó phải làm thành một hệ
thống chặt chẽ. Cấu trúc của hệ thống văn hoá bao gồm 4 thành tố: văn hoá
nhận thức; văn hoá tổ chức cộng đồng; văn hoá ứng xử với môi trường tự
nhiên; và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội. Văn hoá chính là sự ứng xử
của con người với con người, con người với tự nhiên mang tính sáng tạo và
nhân văn, hướng tới các giá trị chân thiện mỹ.
Từ đó, có thể quan niệm: Văn hoá là một tổng thể nói chung những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; là trình độ hoạt động thực
tiễn của con người trong cải tạo tự nhiên - xã hôi theo các giá trị chân - thiện mỹ; là trình độ phát triển của chính bản thân con người - trình độ làm người
của một cá nhân, một cộng đồng người... văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển xã hội.
1.1.3. Văn hóa tộc người và biến đổi văn hóa tộc người
Văn hóa tộc người: Văn hoá tộc người là một trong những tiêu chí quan
trọng nhất để phân định tộc người bởi nó có chức năng tộc người. Văn hoá tộc
người là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hoá vật chất
và văn hoá tinh thần, tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán… để người ta phân
biệt tộc người này với tộc người khác. Văn hoá tộc người là nền tảng nảy sinh
và phát triển ý thức tộc người. Một tộc người bị đồng hoá, bị mất bản sắc văn
hoá riêng thì ý thức tộc người sẽ mai một dẫn đến tộc người bị diệt vong. Văn
hoá tộc người là tổng thể các yếu tố văn hoá mang tính đặc trưng và đặc thù
tộc người, thực hiện chức năng cố kết cộng đồng tộc người và phân biệt tộc
người.

13


Đặc trưng văn hoá tộc người thể hiện trên toàn bộ đời sống xã hội từ
ngôn ngữ, trang phục, tôn giáo tín ngưỡng, văn hoá dân gian, tri thức về tự

nhiên, xã hội, con người, tri thức sản xuất, tâm lý và tính cách dân tộc, phong
tục tập quán cho đến nhà cửa, ăn uống… Sự tổng hoà các đặc trưng sinh hoạt
văn hoá trong mối liên hệ giữa chúng tạo thành truyền thống văn hoá tộc
người. Truyền thống văn hoá tộc người hình thành trong quá trình lịch sử tộc
người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mỗi một tộc người do chịu sự chế ước của các nhân tố tự nhiên như địa
hình cư trú, khí hậu, thời tiết, tài nguyên thiên nhiên khác nhau và các nhân
tố xã hội lịch sử như quan hệ tộc người, dân tộc, vận mệnh tộc người, dân
tộc khác nhau, nên đã tạo ra sự lựa chọn phương thức ứng xử khác nhau đối
với môi trường tự nhiên - xã hội. Sự hình thành và phát triển phương thức
ứng xử ấy trong quá trình lịch sử đã tạo nên trình độ hoạt động thực tiễn
của tộc người; trình độ phát triển toàn diện của chính bản thân tộc người và
trở thành tập quán, nếp sống, bản sắc tộc người. Tổng hoà phương thức ứng
xử đó tạo nên văn hoá tộc người. Văn hoá tộc người chính là phương thức
ứng xử của tộc người đó trước tự nhiên, xã hội mang tính sáng tạo, nhân
văn hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ.
Như vậy, văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
mà tộc người đó đã sáng tạo ra phản ánh trình độ và kết quả quá trình hoạt
động thực tiễn của tộc người, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người,
quốc gia dân tộc nhất định, đã trở thành truyền thống, nếp sống, phong tục tập
quán của tộc người và các bộ phận cư dân, khắc họa nên bản sắc của tộc người.
Biến đổi văn hóa tộc người: Con người không chỉ sống trong mối quan
hệ bên trong cộng đồng mà còn quan hệ ra ngoài cộng đồng. Các quan hệ trao
đổi, tiếp xúc ấy đầu tiên là sản phẩm vật chất, các phương tiện sản xuất sinh
hoạt, rồi đến tư tưởng, tình cảm,… cùng với đó là những ảnh hưởng qua lại ở

14


các mức độ đậm nhạt khác nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa; đó là hiện

tượng giao lưu văn hóa. Văn hoá luôn biến đổi và phát triển. Nếu một nền văn
hoá không biến đổi để phát triển nền văn hoá ấy sẽ tàn lụi. Biến đổi văn hoá
tộc người là những thay đổi diễn ra trong đời sống xã hội tộc người khác đi so
với văn hoá truyền thống. Biến đổi văn hoá xảy ra trong quá trình di dân hoặc
giao lưu tiếp xúc giữa các cộng đồng tộc người. Biến đổi văn hoá bằng cách
tiếp thu hoặc vay mượn các yếu tố văn hoá của tộc người khác, thường là
những tộc người có trình độ phát triển cao hơn. Biến đổi có thể diễn ra trên
từng lĩnh vực hoặc toàn bộ. Biến đổi văn hoá theo hai xu hướng: từ bỏ văn
hoá truyền thống dẫn đến xoá nhoà bản sắc, hoà tan tộc người hoặc biến đổi
văn hoá để thích ứng với điều kiện mới tạo ra sự phát triển văn hoá. Tiếp biến
và giao lưu văn hóa là quy luật phát triển của văn hóa, quy luật tất yếu của đời
sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại. Vì vậy, việc người Hmông
giao lưu tiếp xúc với đạo Tin lành dẫn đến những biến đổi trong văn hóa,
cùng với những ảnh hưởng, tác động qua lại đối với văn hóa Tin lành là điều
không thể tránh khỏi. Điều này đã tạo cho văn hóa dân tộc của người Mông
có nhiều nét chuyển biến mới.
Có thể hiểu Biến đổi văn hóa là sự biến đổi về tập quán sản xuất, biến
đổi trong sự thay đổi trong cách thức ăn, mặc ở, hành vi ứng xử và các lễ
nghi,… Thông qua đó, các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa, trong đó có sự cố
kết cộng đồng, cũng biến đổi để phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới.
Biến đổi văn hoá tộc người thể hiện ở các quan hệ trao đổi, tiếp xúc về
vật chất, phương tiện sinh hoạt, tư tưởng, tình cảm cùng với đó là những ảnh
hưởng qua lại ở các mức độ đậm, nhạt khác nhau tạo nên sự biến đổi văn hoá.
Biến đổi văn hoá tộc người là những thay đổi diễn ra trong đời sống
xã hội tộc người khác đi so với văn hoá truyền thống. Biến đổi văn hoá xảy ra
trong quá trình di dân, giao lưu tiếp xúc giữa các cộng đồng tộc người. Biến

15



×