Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐỒNG SƠN, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

Nguyễn Huy Thông

MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐỒNG SƠN,
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

Nguyễn Huy Thông

MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐỒNG SƠN,
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Công tác xã hội (Định hướng ứng dụng)
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Thái Lan
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG



Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Nguyễn Thị Thái Lan

GS.TS. Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả, có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Thái Lan. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số
liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu
tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.
Tác giả luận án

Nguyễn Huy Thông


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thái Lan, người
cô kính mến, vì đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành luận án này.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy, các cô, giảng viên của Khoa Xã
hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tích cực giúp đỡ để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện về thời gian để tôi hoàn thành tốt luận án của mình.
Tác giả luận án
Nguyễn Huy Thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 9
4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 9
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 9
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 10
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 12
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.............................................................................. 13
9. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ................................................................ 14
1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm về nghèo, nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững ..................... 14
1.1.2. Khái niệm hộ nghèo và cách xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam ............... 18
1.2. Mô hình công tác xã hội .................................................................................... 23
1.2.1. Khái niệm mô hình...................................................................................... 23

1.2.2. Khái niệm công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội, công tác xã hội
trong giảm nghèo và mô hình công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững ............ 23
1.3. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu................................................................ 28
1.3.1. Lý thuyết vai trò .......................................................................................... 28
1.3.2. Lý thuyết hệ thống ...................................................................................... 30
1.3.3. Thuyết nhu cầu của Maslow ....................................................................... 31
1.4. Chính sách xã hội trong giảm nghèo bền vững ................................................. 33
1.4.1. Chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo .... 33
1.4.2. Chính sách địa phương về hỗ trợ giảm nghèo .............................................. 37
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 42


CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VIỆC
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ ĐỒNG SƠN, HUYỆN HOÀNH BỒ,
TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................. 43
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu........................................................................ 43
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân số xã Đồng Sơn,
huyện Hoành Bồ ........................................................................................................ 43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 44
2.2. Thực trạng nghèo tại xã Đồng Sơn giai đoạn 2013-2018 .................................. 46
2.2.1. Nghèo về thu nhập ...................................................................................... 46
2.2.2. Nghèo về tiếp cận giáo dục ........................................................................ 50
2.2.3. Nghèo về nước sạch và vệ sinh ................................................................... 51
2.2.4. Nghèo về chăm sóc y tế .............................................................................. 52
2.3. Đánh giá mô hình công tác xã hội hỗ trợ giảm nghèo tại xã Đồng Sơn,
huyện Hoành Bồ ....................................................................................................... 54
2.3.1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức ............................................. 54
2.3.2. Kết nối nguồn lực tiếp cận các chương trình, chính sách .......................... 59
2.3.3. Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục .................................................. 72

2.3.4. Hoạt động công tác xã hội về trợ giúp pháp lý .......................................... 81
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 86
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CỦA MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở XÃ ĐỒNG SƠN,
HUYỆN HOÀNH BỔ, TỈNH QUẢNG NINH...................................................... 87
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt độngcông tác xã hội với việc giảm nghèo
ở xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ ............................................................................. 87
3.1.1. Về nhận thức, trách nhiệm và chỉ đạo điều hành trong công tác thực hiện
các hoạt động công tác xã hội trong giảm nghèo ..................................................... 87
3.1.2. Sự bất cập trong thực hiện một số cơ chế, chính sách giảm nghèo ........... 88
3.1.3. Nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân
còn hạn chế ............................................................................................................... 89
3.1.4. Thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội về giảm nghèo ......................... 90


3.2. Đề xuất cải thiện dịch vụ trợ giúp công tác xã hội ............................................ 93
3.3. Đề xuất các giải pháp ......................................................................................... 95
3.3.1. Tăng cường hoạt động công tác xã hội về tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho hộ nghèo ............................................................................................ 95
3.3.2. Nâng cao hoạt động công tác xã hội về kết nối các nguồn lực
cho hộ nghèo ............................................................................................................. 97
3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác xã hội ở cấp huyện
và xã Đồng Sơn ......................................................................................................... 98
3.3.4. Tiếp tục xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hội đối với
người nghèo ............................................................................................................ 100
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 102
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 106
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 111



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang được nhiều quốc gia trên thế
giới quan tâm giải quyết. Ở Việt Nam, tình hình nghèo đói vẫn diễn ra phổ biến và
phức tạp, đặc biệt khu vực miền núi và nông thôn chiếm tỷ lệ cao, có sự chênh lệch
giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và
đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn đặt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo lên hàng đầu,
góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, ổn định thu nhập, nâng cao
đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của người
nghèo, thực hiện tốt các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và Mục tiêu
Phát triển bền vững (SDGs) áp dụng 2015-2030 với 17 mục tiêu và 2 mục tiêu đầu
là "Xoá nghèo và Xoá đói" [47] (UN, 2015), hướng đến việc xây dựng dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức, trong đó đặc biệt phải kể đến tính không bền vững của công tác
giảm nghèo, các khu vực vùng sâu, vùng xa, thậm chí ngay tại thành thị cũng tồn tại
những hộ nghèo.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng tam
giác kinh tế trọng điểm khu vực phía bắc. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng, Quảng Ninh còn nhiều xã
nghèo, công tác xóa đói, giảm nghèo là công việc vô cùng khó khăn, cần sự lâu dài
và có những biện pháp thật sự hiệu quả. Vì vậy, thực hiện công tác xã hội trong
giảm nghèo nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, khắc phục tình trạng tái nghèo
đang trở thành vấn đề được Quảng Ninh quan tâm.
Đồng Sơn là xã vùng cao của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là một trong
những xã nghèo của cả nước, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn gặp nhiều
khó khăn. Xã Đồng Sơn có bốn thôn, mười sáu khe, bản, gồm 645 hộ, trong đó chủ
yếu là đồng bào dân tộc Dao, chiếm 98%. Hiện nay, Đồng Sơn là khu vực gặp nhiều

khó khăn đa chiều đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó
1


khăn. Phần đông người dân ở xã Đồng Sơn sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên công tác hỗ trợ
giảm nghèo là vấn đề cấp thiết và nan giải [26,tr.5].
Những năm gần đây, mặc dù lãnh đạo địa phương, cán bộ tổ chức đoàn thể đã
không ngừng quan tâm, chỉ đạo, áp dụng thực hiện các chính sách, các chương trình
hỗ trợ giảm nghèo, song hiệu quả đạt được vẫn chưa cao, chưa giải quyết triệt để
tình trạng nghèo tại xã.
Với tình hình như vậy đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần nghiên cứu cả về lý
luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường tính bền vững trong xây dựng, thực
hiện các chương trình, dự án, chính sách thông qua mô hình công tác xã hội hỗ trợ
giảm nghèo, cũng như công tác triển khai, tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cần có
những phân tích, đánh giá để tìm ra nguyên nhân, cũng như khắc phục những hạn chế
trong quá trình thực hiện mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo để từ đó
nâng cao tính bền vững của công cuộc hỗ trợ giảm nghèo tại Việt Nam. Chính vì vậy,
tác giả lựa chọn đề tài “Mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững
tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây liên quan đến chủ
đề của nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề chung về giảm nghèo, giảm
nghèo bền vững và công tác xã hội với giảm nghèo.
Những nghiên cứu về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
Các tác giả Tara Bedi, Aline Coundouel, Marcus Cox, Markus Goldstein,
Nigel Thornton (2006), “Beyond the number: understanding the institution for
monitoring poverty reductions strategies” (vượt quá số lượng: hiểu về cơ quan
giám sát các chiến lược giảm nghèo) [42], đã chỉ ra nền tảng của mối quan hệ trong

việc tăng cường hệ thống chỉ dẫn chi tiết chiến lược giảm nghèo, qua đó xây dựng
chính sách và đánh giá tác động của chính sách đối với các nước nghèo. Phân tích
thực tiễn chính sách và kết quả thu được ở một số nước Anbani, Bolivia, Guyana,
Honduras..
2


R.Ruben, J.Pender and A.Kuyvenhoven (2007), “Sustainable Poverty
Reduction in Less-Favoured Areas: Problem, Option and Strategies”, CAB
intenational,(Giảm nghèo bền vững tại những khu vực khó khăn: vấn đề, lựa chọn
và chiến lược) [44], đã được tập thể tác giả phân tích về thực trạng nghèo tại các
khu vực khó khăn, cũng như đưa ra chiến lược giúp người nghèo vượt qua những
khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời, cuốn sách cũng phân tích về nguồn sinh kế,
cũng như an ninh lương thực là sự cần thiết nhằm thoát nghèo tại khu vực khó khăn.
Thandika Mkandawire (2005), “Targeting and universalism in poverty
reduction”, United Nations Research Institute for Social Development, ( Mục tiêu
và phổ quát trong việc giảm nghèo) [43], đã phân tích lịch sử của nó, chính sách xã
hội có liên quan đến việc liệu các nguyên tắc cốt lõi đằng sau cung cấp xã hội sẽ
được phổ quát, hoặc chọn lọc thông qua mục tiêu. Theo phổ quát, toàn bộ dân là
người thụ hưởng các lợi ích xã hội như là một quyền cơ bản; trong khi đang nhắm
mục tiêu, đủ điều kiện cho lợi ích xã hội liên quan đến một số loại phương tiện thử
nghiệm để xác định liệu người dân đó có xứng đáng hưởng quyền đó không. Các
chính sách hầu như không bao giờ phổ quát hay hoàn toàn dựa trên mục tiêu.
RemenyiJoe, Benjamin Quinones (2000), “Microfinance and Poverty
Alleviation: Case Studies from Asia and the Pacific”, Taylor and Francis press, (Vai
trò của quỹ tín dụng trong xóa đói giảm nghèo: nghiên cứu trường hợp ở Châu ÁThái Bình Dương) [45], đã chứng minh được mức tăng thu nhập từ những hộ được
nhận vay vốn từ tín dụng nhỏ. Tác giả đã đưa ra các phân tích trường hợp tại
Indonesia, Bangladesh, cũng như phân tích về Ấn Độ để thấy được các hộ nghèo
được vay ưu đãi tín dụng, đã có những lợi thế nhằm giảm nghèo trong cuộc sống.
Những nghiên cứu về công tác xã hội với giảm nghèo đã có những công trình

nghiên cứu sau đây:
Tập thể tác giả David Cox Manohar Pawar (2003), “International Social Work:
issues, strategies and Programs”, New York press (Công tác xã hội quốc tế: các
vấn đề, chiến lược và các chương trình) [40], đã giới thiệu về lịch sử công tác xã hội
quốc tế, hoàn cảnh ra đời công tác xã hội quốc tế, các chương trình công tác xã hội
thực hiện, quyền hợp pháp được thực hiện công tác xã hội quốc tế, nâng cao trách
3


nhiệm thực hiện, phát triển cộng đồng. Đồng thời, cuốn sách đưa ra chương trình và
kế hoạch phát triển ở địa phương nghèo, vùng nghèo ở đô thị. Cuốn sách cũng đề
cập đến vai trò của nhân viên thực hiện công tác xã hội trong giảm nghèo, đồng thời
đề cập đến những thách thức trong công tác xã hội trong giảm nghèo.
Nghiên cứu về vai trò của công tác xã hội trong giảm nghèo, các tác giả Gid
G.Wairire, Agnes P.Zani, Mumbi Machera and Pius M.Mutie (2014), “The Role of
Social work in poverty reduction and realization of MDGs in Kenya”, University of
Nairobi Press (Vai trò của công tác xã hội trong giảm nghèo và thực hiện các Mục
tiêu thiên niên kỷ tại Kenya) [46] đã giới thiệu về vấn đề nghèo tại Kenya, cũng như
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo tại nước này. Cuốn sách
cũng đề cập đến khái niệm nghèo, các chương trình giảm nghèo, nhận thức về công
tác xã hội trong giảm nghèo. Cuốn sách đã cho thấy góc độ nghiên cứu trường hợp
tại Kenya, tuy nhiên nghiên cứu này mang tính tổng quát của một nước, chưa đề cập
đến các vùng nghèo tại Kenya.
Trong cuốn “Poverty eradication and the role for social workers” ( Xóa đói
giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội) [1] đã chỉ ra rằng: trong thực
tế, tất cả các nơi trên thế giới, những người làm công tác xã hội lo ngại về đói nghèo
đã tăng lên, những nguồn lực thiếu là nguyên nhân đẩy con người vào đói nghèo. Ở
cấp vi mô của thực hành hàng ngày, các nhân viên xã hội làm việc để đối phó với
đói nghèo, cũng với việc đánh giá rủi ro, làm việc một cách sáng tạo để giúp người
dân hiểu được hoàn cảnh của mình và thay đổi hành vi và môi trường sống của họ.

Một vai trò quan trọng là phát triển cộng đồng, đòi hỏi kỹ năng phân tích cộng
đồng, lập hế hoạch xã hội, tổ chức cộng đồng và hoạt động xã hội. Phát triển cộng
đồng đòi hỏi kỹ năng để thúc đẩy các cơ hội kinh tế cho người dân khu vực thông
qua việc duy trì công nghiệp, phát triển doanh nghiệp địa phương, đào tạo việc làm.
Vào những lúc khó khăn, nhân viên xã hội đánh giá về rủi ro của các cá nhân và họ
phải sử dụng khả năng và ảnh hưởng của họ để bảo vệ các nạn nhân của đói nghèo.
Đó là điều cần thiết cho xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Tác giả Julie Drolet (2016),“Social Development and Social work Perspectives
on Social Protection”, London and New York press, (Phát triển xã hội và bối cảnh
4


công tác xã hội về bảo trợ xã hội) [41] là tập hợp các bài viết về các vấn đề liên
quan đến công tác xã hội, đó là các định nghĩa về bảo vệ xã hội, phát triển xã hội
lịch sử và bối cảnh bảo vệ xã hội hiện tại: sự phát triển của sáng kiến bảo vệ tầng
lớp xã hội; phục hồi và giảm sự bất bình đẳng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo;
bảo vệ xã hội và việc chống lại nghèo đói.
Nguồn tư liệu nước ngoài về vấn đề giảm nghèo rất phong phú, các công trình
nghiên cứu trên đóng góp khá nhiều vào cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo
tại các nước trên thế giới, đặc biệt cho nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này có phạm vi nghiên cứu rộng, mang tầm vĩ mô, nhưng chưa có một
công trình nghiên cứu cụ thể về trường hợp giảm nghèo bền vững trong bối cảnh
củaViệt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam đã được thực hiện từ rất sớm, từ
đầu những năm 90 của thế kỷ trước, gắn liền với việc thực hiện chính sách giảm
nghèo. Phần lớn các nghiên cứu định lượng, thậm chí thuần túy định lượng, không
có nhiều các nghiên cứu định tính trong lĩnh vực này. Điển hình năm 1995, Cơ quan
hợp tác phát triển Thụy Điển (SIDA) có đưa ra nghiên cứu về “Vấn đề nghèo ở Việt
Nam” [4], đã phân tích sâu tình hình của các nhóm nghèo ở Việt Nam, đánh giá

những tác động của công cuộc đổi mới đến người nghèo gắn liên với các vấn đề y
tế, giáo dục, tín dụng...đưa ra một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần xem xét để
nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã kết hợp với UNDP có báo cáo năm
2004 về Đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và chương
trình 135. Báo cáo tập trung vào một số chính sách như tín dụng, y tế, giáo dục,
khuyến nông và định canh, định cư. Đây là một báo cáo đánh giá tổng thể chương
trình mặt trận quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình 135 đã ghi nhận những
thành tựu của cả hai chương trình. Đồng thời cũng nêu bật những thách thức cần phải
khắc phục của chương trình để có tác động tích cực, nhằm cải thiện chất lượng sống
của người nghèo. Đồng thời, báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị về cải thiện cách
thức xác định hộ nghèo, xác định những trọng điểm của chương trình [2, tr.19].
5


Do đặc trưng về yếu tố địa lý, cũng như các đặc trưng về dân tộc, điều kiện
sản xuất...nên các nghiên cứu về giảm nghèo phần nhiều được thực hiện ở khu vực
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Điều này cũng phản ánh đặc điểm về đối
tượng, địa bàn mà các chính sách giảm nghèo đang bao phủ. Điển hình là các
nghiên cứu của UNDP về “Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở Châu
Á và Thái Bình Dương: giới và đói nghèo”, năm 2012, do Trung tâm vùng Châu Á
và Thái Bình Dương xuất bản [7], đã giới thiệu những định nghĩa và thước đo về
đói nghèo, sự tương tác về giới ảnh hưởng tới đói nghèo và mối liên hệ giữa chính
sách việc làm, quan hệ giới và đói nghèo.
Các nghiên cứu giảm nghèo có sự tham gia của người dân cũng không được
thực hiện nhiều, đặc biệt là những nghiên cứu ở quy mô lớn.Thời gian gần đây, xu
hướng lồng ghép gia tăng nghiên cứu định tính trong lĩnh vực giảm nghèo đã được
chú trọng nhiều hơn, nhằm đánh giá toàn diện hơn về các chiều cạnh của vấn đề
nghèo. Điển hình là các nghiên cứu của OXFAM về “Theo dõi nghèo đô thị theo
phương pháp cùng tham gia”, năm 2008 đến năm 2012 [34], tổng hợp về nghèo ở

đô thị, giới thiệu nhóm nghèo đô thị gồm nghèo bản xứ và người nhập cư; các thách
thức giảm nghèo đô thị; phân tích các nhóm xã hội đặc thù dễ bị tổn thương. Tuy
nhiên, nghiên cứu này mới chỉ chọn Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh
làm địa điểm điều tra làm nghiên cứu cho tình trạng nghèo đô thị.
Theo thời gian, xu hướng nghiên cứu về giảm nghèo cũng có sự thay
đổi.Trước đó, phần lớn các nghiên cứu lại tập trung đánh giá kết quả và thực trạng
giảm nghèo. Hiện tại, các nghiên cứu thường tập trung nhiều hơn cho các vấn đề
liên quan tới thách thức giảm nghèo, bao gồm các thách thức truyền thống và các
thách thức mới như biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế. Công bố điển hình của
Ngân hàng thế giới năm 2012 về “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành:
thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới” [15],
đã chỉ ra thành tích tăng trưởng và giảm nghèo của Việt Nam, báo cáo thách thức
giảm nghèo mới và cũ ở Việt Nam, cập nhật hệ thống theo dõi nghèo của Việt Nam
và thiết lập cơ sở thực tế về nghèo và người nghèo ở Việt Nam.
6


Cách thức tiếp cận trong các nghiên cứu về giảm nghèo của các tổ chức cũng
rất khác nhau. Thông thường những nghiên cứu lớn về chính sách, Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo, các chương trình 134, chương trình 135...chủ yếu
được thực hiện bởi các tổ chức như UNDP, WB. Trong khi đó, với số đông các tổ
chức còn lại, các nghiên cứu về giảm nghèo được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn, cả
về đối tượng và phạm vi. Khá nhiều nghiên cứu của các tổ chức mang tính nối tiếp
nhau, cũng vì thế, trong một số trường hợp nhất định có thể nhận thấy được tính hệ
thống trong các kết quả và các khuyến nghị từ các nghiên cứu này. Ví dụ như từ
năm 1995 đến nay, WB đều có các đánh giá nghèo, thường tương ứng với mỗi thời
kỳ phát triển của Việt Nam, như Đánh giá nghèo và Chiến lược giảm nghèo của
Việt Nam năm 1995; Tấn công nghèo đói năm 2000; Giảm nghèo ở Việt Nam:
thành tựu và thách thức năm 2010...Phần lớn các nghiên cứu và đánh giá nghèo này
được sử dụng cho các hoạt động vận động và đối thoại chính sách.

Tác giả Nguyễn Hải Hữu đã có bài nghiên cứu trên Tạp chí Cộng Sản số 86
về “Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta” [10], đã khẳng
định nghèo đói là vấn đề toàn cầu. Tại Việt Nam đã có những thành tựu trong lĩnh
vực xóa đói, giảm nghèo trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, làm cho bộ mặt
của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã thay đổi đáng kể, đời sống của đại đa số
người dân được nâng cao. Thành tựu xóa nghèo của nước ta không những thể hiện
sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, mà còn tạo được những hình
ảnh, vị thế tốt đẹp của nước ta trên trường quốc tế. Cùng với những thành tựu đã đạt
được, tác giả còn nêu lên những khó khăn trong quá trình triển khai chương trình
xóa đói giảm nghèo không tránh khỏi những khó khăn, những mặt chưa đạt được,
đòi hỏi phải có sự nỗ lực giải quyết như nguồn kinh phí do trung ương bố trí còn rất
hạn chế, chưa đáp ứng được những mục tiêu đề ra, một số chính sách hỗ trợ chưa
thật sự phù hợp với người nghèo, ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình. Đồng
thời, để thực hiện được mục tiêu của chương trình xóa đói, giảm nghèo, tác giả cũng
nêu nên những giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn công tác giảm nghèo.
Ngoài ra, còn có những nghiên cứu của các thạc sĩ chuyên ngành công tác xã
hội về xóa đói, giảm nghèo, như Bùi Văn Dương (2014) về “Vai trò của công tác
7


xã hội trong xóa đói, giảm nghèo tại xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định;
Nguyễn Thị Huệ (2016) về “ Hoạt động công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo
ở cộng đồng dân tộc Mông, tại xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”;
Đinh Thị Nguyệt (2014) về “Vai trò công tác xã hội trong việc thực hiện chương
trình 135 tại huyện Kim Bôi- tỉnh Hòa Bình giai đoạn II (2006-2010)”....đã nghiên
cứu sâu hơn về sự trợ giúp của công tác xã hội đối với các vùng sâu, vùng khó khăn
của Việt Nam [16].
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2016) cũng có bài nghiên cứu về “Vai trò của
công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững”[4]tại hội thảo công tác xã hội với
người nghèo từ lý luận đến thực tiễn, đã phân tích vai trò của công tác xã hội và làm

rõ khía canh lý luận của nghèo. Tác giả đã phân tích sâu hơn về mục tiêu cụ thể của
công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người nghèo nói riêng, các vấn đề
mà người nghèo đối mặt trong cuộc sống, từ đó ứng dụng các phương pháp công tác
xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói.
Đối với những tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam cũng góp phần mang lại
những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu luận văn này. Số lượng sách, kỷ yếu
hội thào là nền tảng cơ bản thúc đẩy những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở góc độ cách tiếp cận về nghèo
đa chiều ở trẻ em, nghèo đa chiều ở đô thị.
Các kết quả nghiên cứu về nghèo trong đề tài này cho thấy sự cần thiết phải
nhìn nhận rộng hơn, sâu sắc hơn các mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo, nếu như Việt Nam muốn đạt các kết quả bền vững.
Một trong những khó khăn điển hình của các nghiên cứu là sự thiếu hụt các
thông tin liên quan đến vấn đề công tác xã hội của các chương trình, chính sách.
Các thông tin về tài chính, nguồn lực giảm nghèo thường chỉ được tìm thấy trong
các đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135...nhưng hàm lượng
thông tin không nhiều.
Bên cạnh đó, cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về mô hình công
tác xã hội giảm nghèo bền vững tại xã Đồng Sơn. Đây là một khoảng trống cần
được thực hiện nghiên cứu trong luận văn này.
8


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài mô tả thực trạng vấn đề nghèo tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh để thấy rõ sự cần thiết có sự trợ giúp của công tác xã hội trong
giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, đề tài đánh giá mô hình hoạt động của công
tác xã hội trong thúc đẩy hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã Đồng Sơn hiện nay từ
đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy thực hiện mô hình công tác xã hội trong giảm

nghèo bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội đối với giảm nghèo bền
vững
+ Phân tích thực trạng nghèo và các hoạt động giảm nghèo tại xã Đồng Sơn từ
năm 2013 đến năm 2018
+ Đánh giá các hoạt động mô hình công tác xã hội-phát triển cộng đồngtrong hỗ
trợ giảm nghèo tại xã Đồng Sơn
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình hoạt động công tác xã hội đối với
người nghèo trên địa bàn Đồng Sơn và Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao việc
ứng dụng công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo tại xã Đồng Sơn.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Mô hình (các hoạt động phát triển cộng đồng) công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: nghiên cứu được tiến hành trên tại địa bàn xã Đồng
Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu các hoạt động công tác xã
hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã Đồng Sơn trong khoảng thời gian từ
năm 2013 đến năm 2018. Nghiên cứu này được triển khai trong thời gian 8 tháng, từ
tháng 8/2017 đến tháng 3/2018.
9


Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào hoạt động phát triển cộng đồng của
công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững như sau: i) nâng cao nhận thức người
dân; ii) kết nối các nguồn lực người dân tiếp cận với chương trình, chính sách; iii)
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục; và iv) hỗ trợ pháp lý.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là phương pháp thu thập thông tin và xem xét các thông tin sẵn có trong
các tài liệu gốc, tài liệu thứ cấp, các bài nghiên cứu, các công trình khoa học liên
quan đến mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo. Các tài liệu gốc được
tác giả nghiên cứu bao gồm các văn kiện của Đảng, Chính phủ về giảm nghèo như
Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời
kỳ từ 2011 đến năm 2020, Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020...Các tài liệu thứ cấp bao gồm các bài
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, cũng như các kỷ yếu hội thảo đã
được tiến hành về mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo.
Việc phân tích tài liệu cho phép học viên có các luận cứ khoa học, luận điểm
chính xác, giải quyết hàng loạt các vấn đề nghiên cứu đã đề ra trong nhiệm vụ
nghiên cứu đề tài.
6.2. Phương pháp quan sát
Tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm mục đích thấy rõ diễn biến của tình
trạng nghèo tại xã Đồng Sơn, thông qua cách sống, mức sống, sinh hoạt, các điều
kiện sống xung quanh, phong tục tập quán, thái độ lao động của người dân tại xã
này. Phương pháp quan sát cũng được sử dụng khi phỏng vấn sâu, xem xét những
biểu hiện cảm xúc của người dân Đồng Sơn khi chia sẻ các thông tin liên quan về
mô hình công tác xã hội được áp dụng tại xã. Qua đó, thấy được tính khả thi và có
những nhận xét đánh giá về quá trình làm việc của cán bộ làm công tác xã hội trên
địa bàn Đồng Sơn. Phương pháp này cũng được sử dụng nhằm ghi chép tình trạng
nghèo và các mô hình công tác xã hội được áp dụng tại xã Đồng Sơn. Qua đó, làm
rõ được tình hình thực tiễn về nghèo đa chiều của người dân đang sinh sống tại xã
và từ đó đưa ra những ý kiến khách quan sát với thực tế trên địa bàn.
10


6.3. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát 100 hộ gia đình nghèo trên tổng số 132 hộ nghèo (chiếm

75,76% tổng hộ nghèo) được tiến hành tại xã Đồng Sơn. Tổng số hộ tham gia
nghiên cứu đảm bảo tính đại diện cho các loại hình hộ gia đình nghèo, đại bàn khác
nhau của nơi thực hiện nghiên cứu. Thông các bảng khảo sát, tác giả thu thập thông
tin từ cán bộ làm công tác xã hội và hộ nghèo nhằm tìm hiểu điều kiện sống, tình
trạng nghèo và sự hỗ trợ của công tác xã hội đối với người dân tại khu vực này. Đề
tài đã thực hiện các khảo sát với những nội dung sau:
-

Khảo sát tình trạng nghèo tại xã Đồng Sơn

-

Khảo sát về thu nhập của hộ nghèo

-

Khảo sát về việc người dân được tiếp cận thông tin, tuyên truyền

-

Khảo sát về hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân xã
Đồng Sơn

-

Khảo sát về chính sách hỗ trợ giáo dục

-

Khảo sát về chính sách vay vốn của người dân xã Đồng Sơn


-

Khảo sát về hỗ trợ pháp lý tại xã Đồng Sơn
Để thực hiện phương pháp khảo sát, tác giả đã sử dụng các phiếu hỏi để khảo

sát, đánh giá khách quan về thực trạng nghèo tại Đồng Sơn, cũng như hiệu quả của
các mô hình công tác xã hội đã được áp dụng tại địa bàn này. Từ những số liệu thu
thập được, tác giả sử dụng phương pháp tính toán cơ bản theo công thức toán học
với các phiếu điều tra. Sau khi tiến hành phát phiếu hỏi, việc tổng hợp các đáp án
và xử lý số liệu sẽ được tiến hành theo công thức: số người lựa chọn đáp án là bao
nhiêu phần trăm. Phương pháp khảo sát rất quan trọng trong việc sử lý số liệu, vì có
độ chính xác cao và đòi hỏi phải có sự cẩn thận trong tính toán.
6.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu ghi lại câu chuyện điển hình: Phỏng vấn sâu một số
hộ nghèo điển hình tại tổ dân phố/thôn/xóm và một số người thuộc nhóm xã hội đặc
thù tại mỗi phường/xã để hiểu sâu hơn quan niệm về nghèo, điều kiện sống, tình
trạng dễ bị tổn thương, cách chống đỡ vượt qua khó khăn và phản hồi về chính
11


sách.Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành đối với người dân sống tại Đồng
Sơn, cũng như các cán bộ phụ trách về công tác xã hội như Phòng Lao ĐộngThương binh và Xã hội...và đoàn thể, hội phụ nữ, trạm y tế. Số lượng khách thể
tham gia vàophỏng vấn sâu là 25 người để làm rõ hiệu quả của mô hình công tác xã
hội, từ đó có những đánh giá về công tác xã hội tại địa bàn này. Các câu hỏi phỏng
vấn sâu chủ yếu tập trung vào tìm hiểu về những cách tiếp cận chính sách, chương
trình và dự án của mô hình công tác xã hội, những vướng mắc trong việc thực hiện
công tác giảm nghèo trên địa bàn Đồng Sơn.
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:

Thực trạng nghèo tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh hiện
nay như thế nào?
Có những hoạt động gì trong mô hình công tác xã hội nào đang được thực
hiện trong hỗ trợ giảm nghèo nào hiện đang được thực hiện tại xã Đồng Sơn, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh?
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện mô hình công tác xã hội
trong giảm nghèo bền vững ?
Có những giải pháp nào thúc đẩy mô hìnhcông tác xã hội trong giảm nghèo
bền vững tại xã Đồng Sơn?
Giả thuyết nghiên cứu:
-

Mô hình công tác xã hội: các hoạt động phát triển cộng đồng có thể hỗ trợ
hữu hiệu trong giảm nghèo bền vững thông qua các hoạt động nâng cao nhận
thức, kết nối cộng đồng, huy động các nguồn lực hỗ trợ.

-

Khi thực hiện mô hình công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tại Đồng
Sơn, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình công tác xã hội tại đây có giúp người
dân vượt qua những khó khăn và vươn lên thoát nghèo hay không?.

-

Những giải pháp được nghiên cứu đưa ra đã thúc đẩy công tác giảm nghèo,
nhưng cần thực hiện triệt để hơn các giải pháp này?.
12


8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài nghiên cứu “Mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững
tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” vừa có tính lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, nghiên cứu khái quát hoá được hệ thống lý luận về giảm
nghèo bền vững, mô hình công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững, góp phần
nâng cao nhận thức, hiểu biết về mô hình công tác xã hội trong giảm nghèo bền
vững tại một xã miền núi khó khăn như xã Đồng Sơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của đề tài góp phần tăng cường thông tin, bổ sung
cơ sở dữ liệu về mô hình công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.
Đồng thời, nghiên cứu góp phần tiếp tục trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình
công tác xã hội tại xã Đồng Sơn.
Về mặt thực tiễn, các ý kiến, kết luận được trình bày trong luận văn làm tài
liệu tham khảo cho việc xây dựng các chính sách về giảm nghèo bền vững, và đặc
biệt là với địa phương nhằm hỗ trợ cho xã nghèo Đồng Sơn. Hơn nữa, kết quả
nghiên cứu của đề tài này nhằm giúp cho các cán bộ làm công tác xã hội học trong
giảm nghèo bền vững có những biện pháp thiết thực thúc đẩy công tác giảm nghèo
ngày càng tốt hơn.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội đối với giảm nghèo
bền vững
Chương 2. Đánh giá các hoạt động của mô hình công tác xã hội trong phát
triển cộng đồng đối với việc giảm nghèo bền vững tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3. Giải pháp của mô hình công tác xã hội đối với giảm nghèo bền
vũng ở xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

13


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm về nghèo, nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo
Hiện nay có nhiều quan niệm về nghèo được các quốc gia thừa nhận. Tại Hội
nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong
khu vực đã thống nhất cao rằng: nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng
và những phong tục được xã hội thừa nhận [8, tr.7].
Trong Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, tổ chức tại
Copenhagen ở Đan Mạch năm 1995 đã đưa định nghĩa cụ thể hơn về nghèo là tất cả
những ai mà có thu nhập thấp hơn dưới 1USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền
được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại [8, tr.7].
Ngoài ra, cũng có quan niện khác về nghèo mang tính kinh điển và triết lý của
chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ông Amartya Kumar
Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998: để tồn tại, con
người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này,
con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn [8, tr.8].
Trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của tổ chức quốc tế Liên Hợp
quốc (UN) thông qua năm 2007, mục tiêu đầu tiên đó là triệt để loại trừ tình trạng
nghèo và thiếu ăn. Theo đó, nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả
vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được
đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có
nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có
nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình
và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc
14



trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an
toàn [11]. Hòa bình và an ninh sẽ có nhiều khả năng trở thành hiện thực hơn khi con
người thoát khỏi nghèo đói, cũng như được tiếp cận với giáo dục, các dịch vụ chăm
sóc sức khỏa có chất lượng và có cơ hội bình đẳng.
Ở nước ta, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân
dân, khái niệm nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều
kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức
sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện [8].
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được
chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của
con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối
thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Tóm lại, theo tác giả của luận văn, khái niệm nghèo được hiểu là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con
người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển
kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của địa phương
1.1.1.2. Khái niệm nghèo đa chiều
Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong
cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau,
có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước
sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để
nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp
cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người.
Đo lường nghèo đa chiều ngày càng được quan tâm rộng rãi trên thế giới.
Điển hình là Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2010 đã sử dụng chỉ số
nghèo đa chiều-MPI để bổ sung cho cách đo lường nghèo đơn chiều theo thu
nhập/chi tiêu. MPI được tính toán cho 104 quốc gia dựa trên ba chiều là giáo dục, y
tế và mức sống, gồm mười chỉ tiêu phụ gắn với các Mục tiêu Phát triển thiên niên

kỷ của Liên Hợp quốc [7].
15


Đối với Việt Nam, khái niệm nghèo đa chiều được đề cập chính thức trong
đường lối, chủ trương của Đảng từ năm 2013 tại Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội
nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020, cách tiếp cận nghèo đa chiều cũng dựa trên cách tiếp cận của thế
giới nhưng có những điểm cần lưu ý trong quá trình vận dụng để đánh giá, đo lường
nghèo đa chiều. Thời gian qua, chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo và xác định đối tượng
nghèo ở Việt Nam hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập, trong đó chuẩn nghèo
được xác định theo phương pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản”. Các nhu cầu cơ
bản bao gồm chi cho nhu cầu tối thiểu về lương thực/thực phẩm và chi cho những
nhu cầu phi lương thực/thực phẩm thiết yếu (giáo dục, y tế, nhà ở...). Cách tiếp cận
theo thu nhập này không phù hợp với tính đa chiều của nghèo đói, bởi vì: Thứ nhất,
một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền (như tham gia xã hội, an
ninh, vị thế xã hội, v.v...) hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông,
thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh, môi trường, một số
dịch vụ y tế/giáo dục công v.v...). Thứ hai, với các hộ có có thu nhập trên chuẩn
nghèo thì trong một số trường hợp thu nhập đó sẽ không được chi tiêu cho những
nhu cầu tối thiểu; vì những lý do như không tiếp cận được dịch vụ tại nơi sinh sống,
hoặc thay vì chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế, thu nhập có thể bị chi cho thuốc lá, bia
rượu và các mục đích khác. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập
trung bình thấp vào năm 2010 với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và di cư rất
nhanh, phương pháp này càng bộc lộ nhiều hạn chế.
Như vậy, nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót
những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh
khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh,
không được đến trường, không được tiếp cận thông tin cũng được xác định là
nghèo. Cái nghèo gắn liền với sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà còn là việc không

được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác.
Bên cạnh đó, cụm từ “xóa đói giảm nghèo”, “xóa đói giáp hạt” trước đây
được thay bằng “giảm nghèo bền vững [12].
16


1.1.1.3. Khái niệm giảm nghèo, giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo là tổng thể các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thực
hiện mục đích hỗ trợ những điều kiện cơ bản (như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa
bệnh, tiếp xúc văn hóa, xã hội...) để cho người nghèo có thể tồn tại và phát triển để
dần đạt đến mức trung bình như các thành viên khác trong cộng đồng [15].
Như vậy, giảm nghèo không chỉ là đủ ăn, đủ nhu cầu tối thiểu, giảm nghèo
còn được hiểu rộng hơn là sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập, phương thức kiếm
sống hoặc tồn tại, bảo đảm chi những lúc khó khăn, cải thiện khả năng thành công
của cá nhân, chuẩn bị cho thế hệ sau, thúc đẩy việc thành lập kế hoạch và đầu tư dài
hạn cho tương lai, tạo ra ích lợi cho cá nhân trong suy nghĩ và hành động tập thể để
đạt được các tài sản khác.
Giảm nghèo bền vững là một trong những biện pháp cơ bản để đảm bảo định
hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng
cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu
hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông tôn, giữa các vùng, các dân tộc
và các nhóm dân cư [36, tr.20]. Đây là nội dung xuyên suốt để Đảng ta kiên quyết,
kiên trì thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khóa VII, tư tưởng: “Công bằng xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối
hợp lý tư liệu sản xuất, lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, cũng như ở điều kiện
phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng” [36, tr.24], đã trở thành
căn cứ lý luận để Đảng ta lãnh đạo công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đến Đại hội X, Đảng

khẳng định: “càng đi vào kinh tế thị trường, càng phải chăm lo tốt hơn phúc lợi xã
hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hóa, chăm
sóc sức khỏe nhân dân” [35, tr.182]. Đây chính là quyết tâm, là lời hứa của Đảng
Cộng sản Việt Nam với nhân dân về mục tiêu của Đảng.
Từ năm 2016-2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới, hướng tới
giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hướng chung của các nước trên thế
17


giới. Đây là phương pháp tiếp cận mới, tiến bộ hơn, có tính nhân văn, tác động toàn
diện hơn đến người nghèo. Theo đó, giảm nghèo bền vững là một trong những trọng
tâm của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện và
từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng
nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng,
các dân tộc và các nhóm dân cư [6].
1.1.2. Khái niệm hộ nghèo và cách xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu
cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng
đồng xét trên mọi phương diện.
Theo Ngân hàng thế giới khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo bốn nhóm nước
là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp phát triển
[5]:
- Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có
thu nhập dưới 0,5 USD/ngày.
- Đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2USD/ngày
- Các nước Châu Âu là 4 USD/ngày
- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày
(chuẩn đô la Mỹ nêu trên là tính theo sức mua tương đương, đối với nước ta 1 USD
tương đương với 2800 đồng với thời điểm năm 2004).

Ở Việt Nam, việc xác định chuẩn nghèo rất quan trọng trong việc thực hiện
mô hình công tác xã hội. Theo đó, chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác
định ai là người nghèo (hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm
nghèo của nhà nước; nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm
nghèo.
Hiện nay, Việt Nam đã, đang tồn tại hai chuẩn nghèo, một chuẩn nghèo
chính thức của Chính phủ và một chuẩn nghèo được thiết kế bởi Tổng cục Thống kê
của Ngân hàng Thế giới phục vụ cho các hoạt động theo dõi và đánh giá nghèo.
Trong nghiên cứu đề tài này, tác giả áp dụng chuẩn nghèo của chính phủ. Chuẩn
18


×