Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.59 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHỔNG THỊ AN

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC LIÊM KHIẾT
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHỔNG THỊ AN

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC LIÊM KHIẾT
Ở VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60310204

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu Lập

Hà Nội – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KHỔNG THỊ AN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý Thầy, Cô - những người đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
2 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo - TS
Nguyễn Hữu Lập, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè tập thể lớp Chính trị học - Hồ Chí
Minh học, những người luôn sát cánh bên tôi, tạo cho tôi động lực để cố gắng
và phấn đấu. Cảm ơn quý đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi
được học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KHỔNG THỊ AN


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
Chương 1: QUAN ĐIỂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC LIÊM KHIẾT.........................................................................11
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước liêm khiết......................................................................................11
1.1.1. Cơ sở tư tưởng, lý luận..........................................................................11
1.1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................17
1.2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm
khiết ở Việt Nam............................................................................................21
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về liêm khiết...........................................21
1.2.2. Mục tiêu xây dựng Nhà nước liêm khiết................................................27
1.2.3. Nội dung xây dựng nhà nước liêm khiết................................................29
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC LIÊM KHIẾT VÀO XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................55
2.1. Sự cần thiết phải vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước liêm khiết vào xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay...........55
2.1.1. Từ giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết....55
2.1.2. Từ thực trạng và yêu cầu xây dựng Nhà nước liêm khiết ở Việt Nam.........58
2.2. Nội dung, biện pháp vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước liêm khiết vào xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay.............66
2.2.1. Nội dung vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm
khiết vào xây dựng nhà nước ở Việt Nam hiện nay.........................................66
2.2.2. Biện pháp xây dựng nhà nước liêm khiết ở Việt Nam hiện nay.............71
KẾT LUẬN....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................86
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.....................90

1



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ST

Viết đầy đủ tiếng Việt

Viết tắt

T
1

Nghị định - Chính phủ

NĐ - CP

2

Nhà xuất bản

Nxb

3

Phó giáo sư

PGS

4


Phòng chống tham nhũng

PCTN

5

Tiến sĩ

TS

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà
nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Trong suốt 24 năm với
cương vị đứng đầu nhà nước, Người đã luôn chăm lo xây dựng nhà nước ta
trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Tư tưởng của Người về xây
dựng nhà nước đã xác lập cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của Nhà nước.
Những cơ sở pháp lý đó là nền tảng cho tổ chức, xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước Việt Nam sau này. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng
Nhà nước liêm khiết là sự vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ
nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện của nước ta và kế thừa những tinh hoa
trong lịch sử xây dựng nhà nước của cha ông ta, kết hợp với giá trị tư tưởng
của nhân loại.
Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được
đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả được nâng cao rõ rệt, mô hình Nhà nước Việt
Nam được xây dựng trên cơ sở Tư tưởng Hồ Chí Minh đã phát huy thành quả

tích cực trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong suốt thời gian qua. Di
sản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước đã và đang được toàn Đảng,
toàn dân kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác”
[13, tr.132-133], là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá
trình thực hiện mục tiêu về kinh tế - xã hội. Đây chính là quyết tâm chính trị
của Đảng trong việc tiến hành đẩy mạnh công tác cải cách tổ chức và hoạt
động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, đánh dấu một

3


bước phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới – một nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
Đại hội X và Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương tiếp
tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng cơ
chế vận hành nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng đã nêu ra mục tiêu tổng quát xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
củng cố năng lực lãnh đạo và nâng cao hệ thống chính trị với một trong những
chỉ tiêu quan trọng tích cực phòng chống tham nhũng, quan liêu, đồng thời tập
trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách và lối sống. Để đạt được
những mục tiêu trên trước hết phải xây dựng được Nhà nước liêm khiết, vì khi
nhà nước liêm khiết mọi hoạt động đều vì lợi ích của nhân dân.
Thực tế cho thấy, trong quá trình xây dựng Nhà nước suốt mấy chục năm
qua cũng gặp không ít khó khăn: đã bộc lộ một số vấn đề bất cập về lý luận và

tổ chức hoạt động của Nhà nước. Theo đó, các giải pháp đổi mới tổ chức và
hoạt động của Nhà nước đã triển khai vẫn chưa đạt được những kết quả như
mong muốn: tệ nạn tham nhũng, lãng phí và quan liêu còn khá phổ biến. Một
số cán bộ nhà nước các cấp còn biểu hiện cửa quyền hách dịch gây khó khăn
cho nhân dân. Đây là một trong những yếu tố cản trở sự nghiệp xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi
phải có những giải pháp thiết thực và cụ thể nhằm tạo tiền đề vững chắc cho
sự phát triển đất nước trong tương lai.
Vì vậy, để bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc xây dựng Nhà nước liêm
khiết có vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước liêm khiết tạo tiền đề cho sự
phát triển bền vững của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước liêm khiết ở cả góc độ tổ chức bộ máy,

4


con người và công việc là nhà nước thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm quyền
làm chủ của người dân; nhận thức và thực hiện đúng đắn quyền hạn và trách
nhiệm của mình; biết thực hành liêm và giữ liêm, biết chống bất liêm bằng
pháp luật, bằng đạo đức, bằng lời nói và việc làm... Nhà nước liêm khiết
không chỉ thể hiện ở phẩm chất đạo đức mà còn thể hiện năng lực pháp lý của
bộ máy và cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước liêm khiết, như cách nói
của Hồ Chí Minh, là nhà nước “xóa bỏ những tiêu cực như tham lam, gian
giảo, lười biếng”, ngăn chặn và khắc phục “những tệ trái phép, cậy thế, hủ
hóa, tư túi, chia rẽ và kiêu ngạo”; “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm,
việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”; nhà nước vì sự phát triển của
đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Với những lý do trên tôi lựa chọn đề tài:“Quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở Việt Nam” làm luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam hiện nay những nghiên cứu về Nhà nước, đặc biệt là các mô
hình xây dựng nhà nước thuộc đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học: Triết học, luật học, chính trị học và hành chính học. Vì thế mà vấn đề xây
dựng nhà nước được quan tâm và luận giải ở nhiều góc độ khác nhau đã giúp
làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng. Với các tác phẩm tiêu biểu sau:
Những công trình nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận về
nhà nước:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đào Trí Úc
(chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Trong cuốn sách này, các
tác giả đã đề cập đến các nội dung như: Nhà nước pháp quyền trong lịch sử
phương Đông và phương Tây. Một số vấn đề về việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa như: Cơ sở lý luận, vấn đề về dân chủ, nhân
quyền, cải cách hành chính, tư pháp và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

5


Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nguyễn Văn Thảo,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006. Trong cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề: Giới
thiệu về lịch sử nhà nước pháp quyền và tiến trình xây dựng nhà nước pháp
quyền; cải cách lập pháp, cải cách hành chính và tư pháp; một số vấn đề về sự
lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở
Việt Nam, Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003.
Các tác giả đã nghiên cứu các nội dung: Quá trình hình thành, phát triển và
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt
Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nước
pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam.

Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
theo hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Lê Minh Quân, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Tác giả đã khái quát lịch sử tư tưởng nhà nước
pháp quyền trong tương quan với sự phát triển của xã hội. Chỉ ra được sự phát
triển của đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và khẳng định được vai trò
của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tác giả
đưa ra những phương hướng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước mới
ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Phạm Hồng Chương, Tạp
chí quốc phòng toàn dân, Hà Nội 2011.
Chữ liêm trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Chiên, Báo Hải
Dương online, Trang điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sưu
tầm, Hà Nội, 9/2012. Tác giả đưa ra khái niệm về liêm và các biểu hiện của
nó theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định hơn lúc nào hết, hiện
nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải ra sức thực hành chữ liêm.
Chính phủ kiến tạo là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh của Hoàng Chí
Bảo, Báo Nhân dân, 1/2017. Trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dân

6


tác giả đã đưa ra những yêu cầu để xây dựng thành công Chính phủ kiến tạo:
Muốn xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính thì phải vừa xây dựng, tạo cơ
hội, tạo môi trường làm ăn, kinh doanh tốt cho người dân, đồng hành cùng
doanh nghiệp đồng thời phải quyết liệt chống tham nhũng. Liêm chính là
chống bằng được tham nhũng - căn bệnh đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Chống được tham nhũng thì Đảng mới trong sạch, vững mạnh, nhân dân mới
thụ hưởng được lợi ích chính đáng của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về một chính phủ kiến thiết, liêm khiết của Bùi

Đình Phong, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Nghệ An, 1/2017. Tác giả khẳng
định: Với một Chính phủ liêm khiết, kiến thiết, chú trọng thực tế và nỗ lực
làm việc, chưa đầy 16 tháng từ sau cách mạng thành công đến khi Hồ Chí
Minh phát hịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong một bối cảnh vô cùng
khó khăn, đầy thách thức, đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần, lực lượng, của cải,
sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thù trong giặc ngoài. Ngoài ra tác
giả đồng thời phân tích tinh thần của một Chính phủ liêm khiết và để đạt được
điều đó hơn kết cần kết hợp giữa sức mạnh đoàn kết dân tộc, giữ vững được
niềm tin của nhân dân với chính quyền cách mạng.
Nhà nước kiến tạo, Lê Minh Quân, Tạp chí Lý luận chính trị, Hà Nội,
3/2017.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước được công bố trên các tạp chí, đề tài khoa học các cấp và kỷ
yếu các hội thảo khoa học về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Các công trình trên đã tập trung làm rõ tư tưởng, quan điểm Hồ Chí
Minh về xây dựng Nhà nước, xây dựng Chính phủ, tổ chức cán bộ và pháp
luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng cho tác
giả luận văn kế thừa trong thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của
mình. Ở Việt Nam hiên nay các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến chủ đề
xây dựng Chính phủ liêm khiết bắt đầu từ năm 2012 với các loạt bài đăng trên
các tạp trí. Mặc dù đã được quan tâm bởi cách chuyên gia cũng như các nhà

7


hoạch định chính sách và các chính trị gia, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát và toàn diện về vấn đề Xây
dựng nhà nước liêm khiết theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính
vì vậy hoạt động nghiên cứu của luận văn mang ý nghĩa thiết thực và có giá
trị tham khảo hữu ích. Do vậy luận văn không trùng lặp với các công trình

nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ nội dung quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà
nước liêm khiết, trên cơ sở đó khẳng định những giá trị của quan điểm đó và
đề xuất giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở hình thành quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước liêm khiết.
- Làm rõ nội dung cơ bản trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
xây dựng nhà nước liêm khiết.
- Làm rõ tính cấp thiết vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vào xây dựng nhà nước ta hiện nay
- Đề xuất các giải pháp vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vào xây dựng nhà nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước liêm khiết
ở Việt Nam và sự vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ những bài nói, bài viết; những chỉ đạo thực tiễn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng Nhà nước liêm khiết cụ thể đề tài tập trung đến cán bộ,
đảng viên và chính phủ và việc vận dụng quan điểm đó trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

8



5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây
dựng Nhà nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, luận văn còn kết hợp
sử dụng các phương pháp như: Logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối
chiếu, so sánh để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn.
Phương pháp phân tích: Phương pháp này sử dụng để phân tích, nghiên
cứu các tài liệu đã có về cơ sở thực tiễn, sự hình thành và phát triển nhà nước
liêm khiết ở Việt Nam
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp và phân tích những thành tựu, hạn chế
và các biện pháp thực hiện trong xây dựng nhà nước. Trên cơ sở đó phân tích
thực trạng ở Việt Nam hiện nay, luận văn trình bày các giải pháp phù hợp cho
thực trạng đó.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn chỉ ra và làm rõ những cơ sở hình thành và nội dung của quan
điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước liêm khiết ở Việt Nam. Đồng thời
luận văn còn chỉ ra sự cần thiết và những nội dung giải pháp cơ bản trong xây
dựng Nhà nước liêm khiết ở Việt Nam hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho mục đích nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước
và vận dụng trong xây dựng nhà nước hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về xây dựng Nhà nước liêm khiết. Đồng thời làm rõ sự vận dụng quan
điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước liêm khiết của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua.


9


- Về thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
trong học tập và nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng của
Người về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các công
trình đã công bố, luận văn gồm 2 chương 4 tiết.

10


Chương 1: QUAN ĐIỂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC LIÊM KHIẾT
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây
dựng Nhà nước liêm khiết
1.1.1. Cơ sở tư tưởng, lý luận
1.1.1.1.Từ giá trị truyền thống dân tộc về xây dựng nhà nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trước hết từ những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là dân tộc có nền văn hóa lâu đời, được hình thành và phát
triển qua chiều dài lịch sử với hàng ngàn năm văn hiến. Với những bản sắc
văn hóa và truyền thống riêng. Từ khi dựng nước đến nay Việt Nam trải qua
biết bao triều đại, từ những nhà nước đầu tiên: Văn Lang, Âu Lạc, cho tới sau
này là Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần…, đều có những nét đặc trưng rất cơ bản
mà ở triều đại nào cũng có đó là tư tưởng: Lấy dân làm gốc. Trong “Bình ngô
đại cáo” của Nguyễn Trãi từng viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Tư tưởng chính trị lấy dân làm gốc là truyền thống chính trị của dân tộc
Việt Nam. Nó ra đời từ rất sớm và được gìn giữ phát huy từ đời nay qua đời
khác với tinh thần cơ bản là “Phàm mưu việc lớn phải lấy dân làm gốc”. Đó là
một nền văn hóa trọng đạo lý làm người đề, cao trách nhiệm, bổn phận của cá
nhân đối với gia đình, làng nước, Tổ quốc, coi đó là chuẩn mực cao nhất của
nhân cách con người. Theo cách nhìn truyền thống của văn hóa Việt Nam, giá
trị con người không thể hiện ở phẩm chất của khách công hầu mà ở nhân
nghĩa đạo đức của bậc “ưu ái, quốc dân”, biết chăm lo vun đắp cho vận mệnh
chung của đất nước, của cộng đồng. Văn hóa đó dạy cho người dân không

11


được quên cội nguồn của mình. Có nhiều câu ca dao đậm tình nghĩa đã đi vào
lòng người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, chẳng hạn như:
“Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười, tháng Ba”
Nhà nước liêm khiết dưới thời phong kiến là nhà nước mà kẻ bầy tôi
phải nghe theo mệnh lệnh và phục tùng vua. Trong cả nước quan lại là bầy tôi
của vua, nhân dân là thần dân của vua, vua là người đứng đầu bách thần trong
cả nước. Nước – quốc gia phong kiến không phải của thần dân mà là của vua.
Trong lịch sử chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những bài học về quản
trị nhà nước bằng chế độ dưỡng liêm nhằm ngăn ngừa nạn tham nhũng của
quan chức. Chế độ dưỡng liêm đã được thực thi từ rất lâu, ngay từ những
ngày đầu xây dựng nền độc lập của quốc gia sau một ngàn năm Bắc thuộc.
Vào thời Lý, Vua Lý Thánh Tông đã đặt ra “bổng dưỡng liêm” để cấp cho các
quan chức trông coi việc hình pháp, xét xử, giam giữ… nhằm nuôi dưỡng đức
tính liêm khiết, trong sạch của quan lại trong bộ máy tư pháp, ngăn chặn nạn

hối lộ trong hoạt động chấp pháp. Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có ghi lại
việc này như sau:
“Ân riêng mưa móc đượm nhuần
Đã tiền lại lúa ân cần dưỡng liêm”
Ở hầu hết các triều đại phong kiến việc đề cao các quan lại liêm khiết là
điều vô cùng cần thiết. Sự đề cao đó thể hiện ở việc đưa ra các tiêu chí ưu tiên
sự liêm khiết, ngay thẳng trong việc lựa chọn, thăng chức quan lại. Thông qua
các biện pháp khảo hạch, thanh tra, giám sát cũng như lấy tín nhiệm trong dư
luận về quan lại, về những việc họ đã làm nếu vị quan nào có tài đức, chính
trực thì lựa chọn, cất nhắc lên những chức vụ cao hơn để tỏ rõ sự khuyến
khích người tài năng, liêm khiết. Vua Lê Thánh Tông đã ra sắc lệnh: “Từ nay,
Cấp sự trung trong Lục khoa và Giám sát ngự sử nếu có khuyết ngạch thì bộ
Lại chọn các quan trong kinh sư, ngoài các đạo... là người liêm khiết, cần mẫn
cứng rắn, ngay thẳng, có thành tích về chính trị, thì cất nhắc lựa bổ”[49,
tr1031]. Đồng thời khen thưởng những vị quan liêm khiết: Các quan lại liêm

12


khiết không chỉ được nhà Vua ban cho các chức vụ xứng đáng với tài năng,
đức độ đi liền nhiều bổng lộc mà còn được nhà Vua khen thưởng cho sự thanh
liêm của mình. Sử sách còn lưu trường hợp Ngự sử quan Nguyễn Thiện đã
được Lê Thánh Tông khen thưởng do hết lòng việc nước, ngay thẳng không
bợ đỡ, không nao núng trước uy quyền để cầu lợi.
Dưới thời Nguyễn, Nho giáo là tư tưởng chính thống, đội ngũ quan lại
đều thấm nhuần học thuyết Nho giáo. Trong Nho giáo tư tưởng về bậc chính
nhân quân tử, những người có thể đứng ra làm quan giúp vua cai quản đất
nước đặc biệt đề cao chữ Liêm, đức Liêm. Chữ Liêm thành “Lục kế” mà
người làm quan phải thi hành. Đó là Liêm thiện (Thanh liêm và lương thiện),
Liêm năng (Thanh liêm và năng động), Liêm kính (Thanh liêm và kính cẩn),

Liêm chính (Thanh liêm và chân chính), Liêm pháp (Thanh liêm và pháp độ),
Liêm biện (Thanh liêm và biết cách tổ chức).
Thời Nguyễn rất chú trọng việc giáo hóa đạo đức cho quan lại, thường
xuyên dạy bảo về sự liêm khiết, trong sạch cho giới quan trường. Năm 1827,
nhà vua viết cáo dụ: “Trẫm nửa đêm nghĩ ngợi, rất tức giận, muốn sửa chữa
một phen để trừ tệ hại lâu ngày, nhưng còn nghĩ chính trị của vương giả là
trước giáo hóa mà sau hình phạt, cho nên dạy bảo cặn kẽ, nói không ngại
phiền. Quan lớn nhỏ cùng nhân dân trong thành hạt các ngươi giữ đạo thương
yêu, đức tốt, sẵn có lương tâm, tự nay nên rửa lòng đổi lỗi để cho người trên
giữ phép, người dưới thanh liêm, yên dân giặc tắt, từ đây đổi thói bạc thành
thuần hậu, để cùng hưởng phúc thăng bình”[58, tr.457].
Chính chủ nghĩa yêu nước nhân văn Việt Nam là cuội nguồn, là điểm
xuất phát, là động lực trên đường cứu nước và là bộ lọc các học thuyết để Hồ
Chí Minh lựa chọn và tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ
nghĩa Mác Lênin. Đúng như Người nói, “trong quá trình tìm đường cứu nước,
qua nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn toàn tin theo
V.I. Lênin và Quốc tế thứ ba, thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng của

13


V.I. Lênin vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam”[38, tr. 630]. Bởi vậy chủ nghĩa yêu nước nhân văn Việt Nam chính là
cội nguồn thôi thúc Hồ Chí Minh xây dựng một nhà nước Việt Nam liêm
khiết và giàu mạnh.
Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới
ra đời đã phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thách thức. Vận mệnh của đất
nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, chữ liêm có yêu cầu rộng hơn: là mọi người
đều phải liêm. Cũng như trung là trung với tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân;

ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải cho mọi người
đều biết thương cha mẹ. Hồ Chí Minh kế thừa những tinh hoa văn hóa của
dân tộc, đồng thời phát triển tinh hoa ấy lên một tầng cao mới. Nếu ngày xưa
trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ thì giờ trung là trung với Tổ
quốc, với dân tộc, hiếu với toàn thể nhân dân, không những hiếu với cha mẹ
mình mà còn hiếu với cha mẹ người khác. Mọi người không những yêu
thương gia đình mình mà còn phải yêu thương toàn thể dân tộc. Bởi đều là
con rồng, cháu lạc đều sinh ra từ trăm trứng trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ.
1.1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại về xây dựng nhà nước
Từ cội nguồn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí
Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà trước
hết là tinh hoa văn hóa phương Đông.
Xét về lãnh thổ, phương Đông là toàn bộ khu vực Châu Á và phần
Đông Bắc Châu Phi. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương
Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ mà ngày nay chúng ta
còn đang thừa hưởng. Lẽ tất nhiên Hồ Chủ tịch của chúng ta cũng thừa hưởng
những thành tựu này trong xây dựng đất nước và giải phóng dân tộc. Nội dung
luận văn đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước liêm khiết, vậy Người
đã thừa hưởng điều gì từ nền văn hóa phương Đông, đó chính là Nho giáo.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng tư tưởng Nho giáo vào xây dựng
nhà nước kiểu mới. Trong những bài nói, bài viết của mình, Người không

14


trích dẫn hoàn toàn những lời dăn dạy ấy mà đã chuyển thành những luận đề
cho phù hợp văn hóa Việt Nam và yêu cầu xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Khổng Tử nói: Sớm nghe đạo, chiều chết cũng
cam. Hồ Chí Minh khi trả lời các nhà báo cũng nói: “Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta

được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành”[41, tr.627]. Thực tế cho thấy, cả cuộc đời của Người đã làm đúng
như những gì Người nói, cả cuộc đời thanh liêm, chân chính, cả cuộc đời vì
lợi ích của dân tộc mà không màng đến danh lợi cá nhân.
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh được tiếp xúc với những tư tưởng văn hóa của
Phật giáo đã được đưa vào Việt Nam từ rất sớm. Phật giáo vào Việt Nam từ
đầu thế kỷ thứ I và có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Việt Nam, nhất là ở thời
đầu xây dựng nhà nước độc lập. Phật giáo được coi như quốc giáo của thời
Lý, Trần và có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hình
thành những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam ở thời kỳ này. Khi vào Việt
Nam, Phật giáo được Việt hóa và hình thành nên các phả hệ như Thiền phái
Trúc lâm Việt Nam với chủ trương gắn bó với dân tộc và đất nước.
Những tư tưởng căn bản của Phật giáo ảnh hưởng tích cực tới văn hóa
Việt Nam đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, trong sạch, giản dị, chăm lo làm
điều thiện. Vì vậy, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát
triển của văn hóa, tư tưởng và lối sống Việt Nam.
Chính chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam kết hợp với những yếu
tố tích cực của nhà nước thân dân thời kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử
dân tộc cùng với hình ảnh lý tưởng về nhà nước Nghêu, Thuấn và tư tưởng
Nho giáo mà tinh thần nhân đạo cao cả của Phật giáo là cội nguồn, là điểm
xuất phát, là động lực trên hành trình cứu nước và là hành trang để Hồ Chí
Minh mang theo trong quá trình tìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho
đất nước sau khi giành độc lập.

15


Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc
với nhiều mô hình nhà nước khác nhau của phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ
kết hợp với những tư tưởng tiến bộ của Russeau, Montesquieu, Voltaire...với

nhiều khái niệm mới như: tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền, lập hiến, dân
sinh...đối với Hồ Chí Minh điều đó giống như là “thế kỷ ánh sáng đã chiếu rọi
ánh sáng vào tâm trí Người”[19, tr.94]. Một đất nước thực sự là một đất nước
tự do, mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, người dân trong đất nước
sống và làm việc theo pháp luật và đất nước đó có quyền lập hiến riêng của
mình. Trong đó vấn đề dân sinh được quan tâm chú trọng, nếu làm tốt những
vấn đề trên sẽ có một nhà nước thực sự liêm khiết được ra đời và tồn tại.
Sau khi chuyển đến Liên Xô (1923), Hồ Chí Minh được biết đến mô
hình Nhà nước XôViết, trong nhà nước đó “Phát đất ruộng cho dân cày, giao
công xưởng cho thợ thuyền, ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành chủ
nghĩa thế gới đại đồng”[29, tr.280]. Về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây
dựng ở Việt Nam một Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước do nhân
dân lao động làm chủ, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Bằng sự kết hợp các giá trị truyền thống dân tộc với việc thâu nhận tinh
hoa văn hóa của nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua phẩm chất cá
nhân và năng lực trí tuệ, thực tiễn cao của Hồ Chí Minh đã tạo ra thể tổng hòa
trong cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước nói chung và Nhà
nước liêm khiết nói riêng. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước và đấu tranh
giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã vận dụng những giá trị truyền thống, đồng
thời sáng tạo những giá trị mới phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Thực tiễn xã hội Việt Nam
Quan điểm Hồ Chí Minh về nhà nước nói chung về xây dựng Nhà nước
liêm khiết nói riêng được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những
điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã sống và
hoạt động.

16



Cuối thế kỷ XIX bước sang đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam
có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta
thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt
chính sách cai trị hà khắc, tước bỏ quyền đối nội và đối ngoại của chính
quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Đồng thời với
chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong
việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
Về mặt xã hội, thực dân Pháp dung túng cho các tệ nạn xã hội: cờ bạc,
mại dâm… Chúng còn gieo rắc tư tư tưởng sùng bái nước Pháp, coi nước
Pháp là “Mẫu quốc”, là người đi “khai hóa văn minh”, thường xuyên tổ chức
các hoạt động văn hóa, thể thao để lôi cuốn nhân dân ta đặc biệt là tầng lớp
thanh thiếu niên làm cho họ quên đi nỗi nhục mất nước. Hồ Chí Minh từng
khẳng định:
Còn như Chính phủ thuộc địa Pháp thì vẫn ngoan cố một cách
ngây thơ cho rằng ở Đông Dương này muốn ràng buộc những người
bản xứ thì chỉ cần vỗ về họ mãi mãi bằng những bài diễn văn long
trọng, những luận điệu tuyên truyền gian ngoan và bằng những lời
thề nguyện trung thành mà nó chỉ đáng giá ở chỗ người ta đặt vào
đấy: trong cái xứ này do thiếu sót hay nói cho đúng hơn, là do ý định
của Chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuống dưới cũng đều có cái nạn
tham nhũng mua quan bán chức, những bọn người mua bán được
bằng tiền thì không phải là những thứ hàng hoá hiếm.[28, tr.19]
Cùng với đó hệ tư tưởng Nho giáo càng ngày càng trở nên bất lực trước
yều cầu của cuộc chống xâm lăng vì độc lập dân tộc. Trước bối cảnh đó ở Việt
Nam xuất hiện một số nhà tư tưởng tiêu biểu: Phan Bội Châu, Nguyễn Trường
Tộ, Phan Châu Chinh... với những bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa
lịch sử to lớn. Trong giai đoạn này tư tưởng nổi bật đó là canh tân đất nước,
học hỏi các quốc gia bên ngoài để thúc đẩy sản xuất, làm cho dân giàu, nước


17


mạnh: “Làm ra của cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được”[47,
tr.374]. Từ việc phê phán chế độ phong kiến, các nhà tư sản giai đoạn này đã
tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, học tập kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư
sản Trung Quốc, Nhật Bản, bắ đầu xây dựng những phạm trù dân chủ tư sản ở
Việt Nam và phát động phong trào Duy tân. Có thể nói, các nhà tư tưởng dân
chủ đã ý thức được tầm quan trọng của nền chính trị, coi đó là yếu tố quyết
định chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của nhân dân, Phan Châu Trinh coi cái gốc tạo nên họa, phúc của
nhân dân chính là ở nền chính trị. Tuy nhiên chính những sự tiến bộ trong tư
tưởng đã mang lại những bài học quý giá cho Hồ Chí Minh về sau trên con
đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Ngay từ khi còn nhỏ Hồ Chí Minh đã chứng kiến sự nghèo khổ, bị áp
bức bóc lột của đồng bào mình... đó chính là động lực giúp người đi tìm con
đường mới cho cách mạng Việt Nam và thôi thúc Người xây dựng một nhà
nước thực sự liêm khiết sau khi giành chính quyền về tay giai cấp công nhân
và nhân dân lao động.
1.1.2.2. Thực tiễn bối cảnh thế giới
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên
trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp
bức nhân dân các dân tộc thuộc địa nhằm mở rộng thị trường và khai thác tài
nguyên. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân
dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc
địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa.
Ngày 1-8-1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh
này gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước (khoảng 10

triệu người chết và 20 triệu người tàn phế do chiến tranh), đồng thời cũng đã
làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu và mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc

18


càng tăng thêm. Tình hình đó đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các
nước nói chung, các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển mạnh mẽ.
Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát
triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư
cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản. Trong hoàn cành đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được V.I Lênin phát
triển và trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu
tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng
cộng sản. Sự ra đời của đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản (năm 1848) xác định: những người cộng sản luôn luôn đại biểu cho
lợi ích của toàn bộ phong trào; là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công
nhân ở các nước; họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong
trào vô sản. Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng của giai
cấp công nhân cần thực hiện là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây dựng xã hội
mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, mọi chiến
lược, sách lược của Đảng đều luôn xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân.
Nhưng, Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Bởi
vì giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng được mình nếu đồng thời giải
phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác–Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong
trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng

cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ

19


nghĩa Mác–Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà
nước Xô Viết dựa trên nền tảng liên minh công–nông dưới sự lãnh đạo của
Đảng Bônsêvích Nga ra đời. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Muời mở ra
một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân
tộc”. Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực ra đời của
nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hunggari (Năm
1918), Đảng Cộng sản Mỹ (năm 1919), Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng
Cộng sản Mông cổ (năm 1921), Đảng Cộng sản Nhật Bản (năm 1922)…
Đối với các dân tộc thuộc địa Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương
sáng trong việc giải phóng dân tộc bị áp bức, về ý nghĩa của Cách mạng
Tháng Mười, Hồ Chí Minh nhận định: “Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét
đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay”[38, tr164].
“Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải
dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy
sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và
Lênin”[29, tr.304].
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời
của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế

Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân
tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập
trường cách mạng vô sản.
Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc
truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

20


Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định vai trò của tổ chức này đối với cách mạng
nước ta là: “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam
quốc tế”[29, tr.312].
Từ những nhận thức rút ra từ thực tiễn thế giới, với sự xuất hiện của chủ
nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò quan trọng đóng vai trò quan trọng đối với sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước nói riêng. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ thực tiễn trong
nước và bối cảnh thế giới, từ cảm tính đến lý tính với khát khao tìm ra con
đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước đặc biệt là sự liêm khiết của cán bộ nhà nước là yếu tố tất yếu để
đi đến thắng lợi hoàn toàn trên con đường giải phóng dân tộc về sau.
1.2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước
liêm khiết ở Việt Nam
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về liêm khiết
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình chân Nho và đạo đức Nho giáo
có tác động không nhỏ đến tư tưởng cũng như triết lý nhân sinh của Người.
Tuy nhiên, mỗi xã hội lại có hệ giá trị đạo đức của mình và hình mẫu con
người đại diện. Nho giáo xây dựng nên hình tượng người quân tử, bậc trượng
phu, kẻ sỹ với 5 chuẩn mực đạo đức (ngũ thường) là “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,
Tín”. Hồ Chí Minh xây dựng hình mẫu người cách mạng với những chuẩn
mực đạo đức cách mạng nhưng vẫn được biểu đạt bằng các phạm trù đạo đức

Nho giáo quen thuộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy, con người cần có
bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Nếu như cần và kiệm là các phẩm chất cần
có trong đời sống, công tác của mọi người lao động thì liêm và chính là những
phẩm chất cần có của người cán bộ khi thi hành công vụ, trong đó, liêm là
phẩm chất đầu tiên. Hồ Chí Minh rất đề cao phẩm chất liêm trong mỗi con

21


×