Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.64 KB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

NGUYỄN TIẾN LÂM

TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN TIẾN LÂM

TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trần Bá Dung. Các số liệu thống kê, kết quả
nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát
triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo
trình, tài liệu....liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Lâm


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy - cô giáo khoa Báo chí học,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tôi
vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân
đến toàn thể các thầy - cô giáo.
Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Bá Dung người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và
hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên
cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin
được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.
Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên
và ủng hộ. Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp những người luôn sẵn sàng giúp đỡ
tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 01 năm 2019

Nguyễn Tiến Lâm


MỤC LỤC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI......................................................................1
PHIẾU KHẢO SÁT TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG.....................................................113
PHỤ LỤC 2...................................................................................................122
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG.....................................................122
PHỤ LỤC 3..................................................................................................131
PHỤ LỤC 3.................................................. Error: Reference source not found


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TT-TT
ĐHQGHN
Đài PT-TH
GS
HCM
HĐND
KT-XH
Nxb
TS
Th.s
Tp.
UBND

Bộ Thông tin – truyền thông
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đài Phát thanh – truyền hình
Giáo sư
Hồ Chí Minh

Hội đồng nhân dân
Kinh tế xã hội
Nhà xuất bản
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Thành phố
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC NỘI DUNG BẢNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI......................................................................1
PHIẾU KHẢO SÁT TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG.....................................................113
PHỤ LỤC 2...................................................................................................122
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG.....................................................122
PHỤ LỤC 3..................................................................................................131


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI......................................................................1
PHIẾU KHẢO SÁT TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG.....................................................113
PHỤ LỤC 2...................................................................................................122
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỊA
PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ HÀ GIANG.....................................................122
PHỤ LỤC 3..................................................................................................131


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Du lịch đang ngày nay có những đóng góp quan trọng trong đời sống
xã hội cũng như trong cơ cấu kinh tế quốc gia trên thế giới và được các nước
coi trọng. Trong đời sống văn hóa, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của
con người: nhu cầu khám phá, hiểu biết thế giới xung quanh và nghỉ dưỡng
mà còn tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triển thị trường.
Bằng những yếu tố đó du lịch đã trở thành một ngành kinh tế dịch vụ phát
triển nhanh nhất, lớn nhất góp phần phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Ngoài ra, du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng giao
lưu văn hóa và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người đảm bảo an ninh
quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Do đó, phát triển du lịch là đòi hỏi khách
quan mỗi quốc gia nói chung và địa phương nói riêng trong phát triển kinh tế
- văn hóa – xã hội.
Xuất phát từ những lợi thế là một đất nước có nguồn tài nguyên du lịch
rất đa dạng và phong phú, cả về mặt tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn. Ngành du lịch Việt Nam với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có
những quan điểm đúng đắn về phát triển du lịch, được thể hiện qua các Nghị
quyết của các kỳ Đại hội Đảng VII, VIII, IX, X, XI, Chỉ thị của Ban bí thư
(Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994), Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó, du
lịch được nhận thức đúng hơn về vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất
nước. Đặc biệt năm 1999 sự ra đời của Pháp lệnh du lịch đã đi vào cuộc sống.
Việt Nam là một trong mười điểm đến hấp dẫn bởi có sự ổn định chính trị và
chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới cùng với sự nhận thúc đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là
yếu tố thuận lợi mở đường cho Du lịch phát triển. Những con số ấn tượng
được tăng theo hàng năm: 200 nghìn tỷ năm 2013, 400 nghìn tỷ năm 2016,
1


chiếm 6,6% GDP cả nước. Tất cả những văn bản mang tính quy phạm đó đã

tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng
mà nước ta có được. để thực hiện mục đích đó, trong thời gian qua, mỗi địa
phương, mỗi vùng miền trong cả nước đã nghiên cứu, đưa ra nhiều chương
trình, hành động nhằm khai thác, thu hút đầu tư nhằm phát huy những tiềm
năng du lịch hiện có của mình.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam, nơi được
mệnh danh là địa đầu Tổ Quốc. Nơi đây có được nhiều sự ưu đãi về thiên
nhiên, với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di
tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào
dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục
tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà
Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang
có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi
cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Ngày
03/10/2010, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO
công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu; tháng 9
năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc
gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì....Với mạng lưới sông suối luồn lách qua
những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm
du lịch hấp dẫn như hồ Noong. Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiều
suối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng.
Ngoài ra, Hà Giang còn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít
nơi có được như: Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má,
khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương… Đặc biệt là Công viên
địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Ngoài
ra, Hà Giang còn có một thế mạnh khác là việc khai thác du lịch quá cảnh
2


sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều

nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đây
là những điều kiện thuận lợi để Hà Giang phát triển du lịch nhất là du lịch văn
hóa địa phương.
Việc triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và
định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển du lịch, thời gian qua, từng
vùng, từng địa phương trong cả nước đã nỗ lực khai thác và phát huy những
tiềm năng, thế mạnh hiện có về du lịch. Là tiếng nói của Đảng bộ, chính
quyền và các tầng lớp nhân dân địa phương báo chí Hà Giang với chức năng,
nhiệm vụ của mình đã tích cực tham gia tuyên truyền, quảng bá phát triển du
lịch, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác này. Những năm qua, công tác
tuyên truyền và quảng bá hoạt động du lịch luôn được tỉnh Hà Giang đạt lên
hàng đầu và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói
chung, phát triển du lịch nói riêng của địa phương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh
Hà Giang có hai cơ quan báo chí là Báo Hà Giang và Đài PT-TH tỉnh, 10/10
Đài truyền thanh các huyện và thành phố; ngoài ra còn có các bản tin cơ quan,
ban ngành đoàn thể tỉnh. Trong thời gian qua, báo chí Hà Giang đã dành một
phần thời lượng đáng kể tuyên truyền cho nội dung này, các chuyên trang,
chuyên mục về đề tài du lịch xuất hiện ngày càng nhiều hình thức và phương
thức khác nhau. Sự đa dạng và phong phú trong cách thức tuyên truyền không
chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân mà còn giúp cho các cấp lãnh đạo
trong tỉnh thấy rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương, từ đó có những
điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong quá trình điều hành, chỉ đạo.
Mặc dù nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các
cấp và ủng hộ của nhân dân, song nhìn chung, việc phát triển du lịch trên báo
chí Hà Giang còn một số hạn chế, tồn tại, bao gồm cả ở nội dung, hình thức
thể hiện và tính hiệu quả của thông tin. Các chương trình, chuyên mục về du
3


lịch mặc dù được ưu tiên về thời lượng nhưng còn thiếu tính tổng kết, phân

tích, thiếu tính phát hiện; hình thức thể hiện còn gò bó, nghèo nàn, thiếu
phong phú và hấp dẫn với nhân dân, du khách trong nước và ngoài nước, máy
móc nên hiệu quả chưa cao. Những hạn chế trong công tác tuyên truyền,
quảng bá phát triển du lịch của Hà Giang có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do vậy, nghiên cứu về thực trạng tình hình công tác tuyên truyền, quảng bá
nhằm phát triển du lịch của tỉnh hiện nay trên báo chí Hà Giang trong là một
công việc cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Qua việc khảo sát, đánh
giá thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên địa bàn tình Hà
Giang, tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan; kết quả đạt được cũng
như hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch; công
trình nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất
lượng về nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền, góp phần để du lịch
Hà Giang thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn thông qua việc khai thác tối đa
các nguồn tài nguyên trong phát triển du lịch, đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ
hội nhập hiện nay.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Tuyên
truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí Hà Giang” để làm đề tài
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đên đề tài
Hiện nay có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về hiệu
quả tác động của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch nói
chung và du lịch ở Hà Giang nói riêng đã được công bố và đăng tải trên sách,
báo tạp chí của Trung ương, ngành, địa phương... trong đó, có một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Về sách, có một số cuốn như: Du lịch bền vững của Nguyễn Đinh Hòe,
Vũ Văn Hiếu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; Cẩm nang hướng dẫn du
4


lịch của Nguyễn Bích San (chủ biên), Nxb Văn hóa thông tin, 2004; Du lịch

và du lịch sinh thái của Nguyễn Thế Đạt, Nxb Lao động, 2004; Văn hóa dân
tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996;
Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng của Lê Hồng Lý,
Nxb Văn hóa thông tin, 2008.
Một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ như: Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị
trường du lịch quốc tế trọng điểm” do TS. Đỗ Thanh Hoa làm chủ nhiệm
(2005); Đề tài “Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của nước
ngoài, vận dụng, đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch Việt
Nam” do Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm (2006). Các công
trình này đã được bảo vệ và công bố trên các phương tiện thông tin, đại
chúng.
Bên cạnh đó, còn có nhiều hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học trong
nước, quốc tế có liên quan đến tuyên truyền, quảng bá về các điềm du lịch
trong nước, hội thảo khoa học liên quan đến tỉnh Hà Giang như: Hội nghị
“Hội thảo xin ý kiến về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện
Biên, Hà Giang và Lào Cai” (năm 2012) do Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc
tế Tây Ban Nha hỗ trợ; Hội nghị “Bàn các giải pháp xây dựng và phát triển
Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn” (năm 2013); Hội
thảo khoa học “Nâng cao nhận thức về giá trị di sản Công viên Địa chất toàn
cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cho học sinh phổ thông tỉnh Hà Giang” (năm
2013)
Ngoài ra, còn có nhiều luận án, luận văn thạc sĩ trong những năm gần
đây đã lựa chọn vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch tại một số địa phương
trong cả nước làm đề tài nghiên cứu, như:

5


Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Vấn đề văn hóa – Du lịch trên sóng

truyền hình Huế thời kỳ mới” của Văn Công Toán (2000) tại Học viện Báo chí
tuyên truyền. Tác giả luận văn đã đánh giá đúng thực trạng của công tác tuyên
truyền, quảng bá về phát triển du lịch của báo chí, đồng thời đề cập đến vấn
đề khai thác tài nguyên du lịch thông qua sóng truyền hình Huế, kiến nghị
một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công tác này trên các
phương tiện truyền thông của địa phương giàu tiềm năng du lịch như Huế.
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch
của Thủ đô và vùng phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010”
của Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004). Tác giả luận án đã nêu nên đặc điểm,
đánh giá đúng thực trạng về du lịch và công tác khai thác tiềm năng du lịch
của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đặc biệt, luận án đã
đề ra những giải pháp cơ bản trong phát triển du lịch đối với vùng phụ cận
của thủ đô Hà Nội.
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương
trình du lịch cho khách du lịch cho khách quốc tế đến Hà Nội của các công ty
lữ hành trên địa bàn Hà Nội” của Lê Thị Lan Hương (2005). Dưới góc nhìn
của nhà kinh tế, tác giả luận án đã nêu nên được thực trạng trong việc thu hút
khách du lịch quốc tế của các công ty lữ hành trên địa bản Hà Nội, đề xuất
các giải pháp nhằm thu hút ngoại tệ từ nguồn du khách này.
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Tổ chức thông tin tuyên
truyền phát triển du lịch trên báo chí Ninh Bình” của Trần Thị Thảo (2011).
Tác giả luận văn đã hệ thống hóa được thực trạng tuyên truyền phat triển du
lịch trên báo chí Ninh Bình 2010-2011. Đồng thời, tác giả đã đưa ra những
giải phap và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả mảng đề tài này
trên báo chí Ninh Bình.

6


Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng “Vấn đề quảng bá du lịch

trên Truyền hình (Khảo sát trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, QTV3
Đài PTTH Quảng Ninh, thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012)” của
Nguyễn Thu Giang (2013) tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã có những phân tích, đánh giá về những
thành công của truyền hình trong nước với việc quảng bá du lịch, đồng thời
tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác tuyên truyền về vấn đề này
từ đó đề xuất một số giải pháp cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch
trên truyền hình thời trong tương lai tiếp theo.
Luận văn thạc sĩ Du lịch “Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá
du lịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu
trường hợp tại Hà Nội” của Phan Thị Thái Hà (2015) tại trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã khái quát thực trạng
hoạt động tuyên truyền quảng bá trên cả nước; phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Trung tâm Thông tin xúc tiến du
lịch Hà Nội; và đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển hoạt động
tuyên truyền quảng bá du lịch đối với các trung tâm xúc tiến du lịch (cấp tỉnh,
thành phố) thông qua nghiên cứu trường hợp Trung tâm Thông tin Xúc tiến
Du lịch Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Báo chí Hà Giang với vấn đề tuyên
truyền, quảng bá công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá đồng văn” của
Phan Danh Hiển (2015) tại Học viện Báo chí Tuyên truyền. Tác giả luận văn
đã có những đánh giá về những thành tựu và hạn chế của báo chí đối với vấn
đề quảng bá di sản văn hóa cho cao nguyên đá Đồng Văn trong năm vừa qua;
tác giả đã đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho báo chí trong công tác hỗ trợ
cho ngành Du lịch nói riêng và các mặt đời sống khác nữa phát triển qua đó
phát huy hơn nữa vai trò to lớn của báo chí.
7


Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu

về sự tác động của báo chí Hà Giang tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh
hiện nay. Trong tình hình đó, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài này sẽ
mong muốn qua đề tài này góp thêm một tiếng nói vào lí luận chung về vấn
đề báo chí tham gia thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch. Đồng thời, qua
luận văn này sẽ đưa ra cách nhìn mới, toàn diện, khoa học về cách thức tuyên
truyền phát triển du lịch trên báo chí ở một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế
mạnh cho phát triển du lịch như tỉnh Hà Giang.
Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài Báo chí Hà Giang tuyên truyền,
quảng bá du lịch của tỉnh hiện nay là thật sự cần thiết và có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn trước hết là đối với báo chí và Du lịch tỉnh Hà Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá đúng thực trạng của hoạt
động tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch trên báo chí Hà Giang, phân
tích những mặt tích cực và hạn chế của báo chí Hà Giang trong định hướng
phát triển du lịch, để từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, góp phần việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn đổi mới
và hội nhập hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm
vụ sau đây:
- Phân tích, hệ thống hóa những cơ sở lí luận và thực tiễn báo chí
truyền thông về hoạt động du lịch nói chung và du lịch ở Hà Giang nói riêng
để xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá.

8


- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng nội dung và hình thức công tác tuyên

truyền, quảng bá, phát triển du lịch trên báo chí Hà Giang.
- Phân tích và dẫn chứng số liệu thực tiễn về hoạt động báo chí Hà
Giang trong tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch địa phương, phân
tích, đánh giá những thành công, hạn chế của báo chí địa phương trong trong
hoạt động công tác này.
- Khảo sát và thống kê đánh giá của công chúng địa phương về hoạt
động báo chí Hà Giang trong tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch, phù
hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống báo chí địa phương.
- Tìm hiểu những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch địa phương trên báo Hà Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Báo chí Hà Giang tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh hiện nay.
Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là các tin, bài, chuyên mục
chương trình (Báo Hà Giang, Đài PT-TH, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang) có nội
dung liên quan đến tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu nội dung thông tin tại cơ quan báo
chí của tỉnh Hà Giang, trong đó tập trung vào hai cơ quan báo chí của tỉnh là:
Báo Hà Giang và Đài PT-TH. Ngoài ra, một số sản phẩm truyền thông khác của
Hà Giang có liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá du lịch của
địa phương cũng sẽ được khai thác để làm cứ liệu so sánh, đánh giá.
Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong nhũng tác phẩm,
chương trình đã được đăng tải, phát sóng trên Báo Hà Giang và Đài PT-TH,
Tạp chí Văn nghệ Hà Giang từ tháng 01/2017- 01/2018.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
9


5.1. Cơ sở lí luận

Cơ sở lí luận của luận là văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các
văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang có liên
quan đến hai lĩnh vực: báo chí, truyền thông và phát triển du lịch.
Cơ sở lí luận trực tiếp của vấn đề nghiên cứu là vai trò của báo chí đối với
các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó vai trò quan trọng đối với tuyên truyền,
quảng bá du lịch địa phương, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa
học xã hội như:
- Phương pháp hệ thống: Thông tin về phát triển du lịch Hà Giang được
thu thập từ nhiều tư liệu khác nhau, các số liệu phản ánh trên báo chí về hoạt
động của các cơ quan chức năng du lịch, kết hợp với các văn bản thống kê
của cơ quan quản lí nhà nước. Phương pháp này giúp người nghiên cứu không
chỉ có sơ sở số liệu cụ thể về số lượng du khách đến Hà Giang, số lượng
khách hàng, khách sạn, số phòng đạt chuẩn... mà còn là cơ sở dữ liệu để đưa
ra nhận định, phân tích tình hình thực tế ngành du lịch tại địa phương được
phản ánh trên diễn đàn báo chí như thế nào.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng thể thu thập, nghiên
cứu, khảo sát những tài liệu về báo chí và công tác du lịch đã được công bố
trên sách, báo, tạp chí, băng đĩa lưu trữ của Trung ương và tỉnh Hà Giang.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nhu cầu thông tin của du
khách muốn khai thác thông qua các sản phẩm nội dung, các loại hình báo
chí. Với phương pháp này giúp cho người nghiên cứu tìm ra được lĩnh vực và
nhu cầu cơ bản của du khách cần được báo chí thông tin tuyên truyền, để từ
10


đó đưa ra những khuyến nghị, cách tiếp cận của báo chí trong việc thu thập

thông tin viết bài tuyên truyền, quảng bá trúng mục đích. Phương pháp nà
cũng giúp ích cho việc phân tích sâu các nội dung chương trình, các tác phẩm
báo chí để từ đó có thể đưa ra bức tranh sinh động nhất, chính xác và cập nhật
nhất về công tác thông tin tuyên truyền về du lịch của báo chí địa phương.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phát 500 phiếu cho đối
tượng là công chúng thuộc 2 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (Hà Giang
và Hà Nội), một số cán bộ, phóng viên đang công tác tại những cơ quan báo
chí trong diện khảo sát nhằm thu thập ý kiến về thực trạng báo chí Hà Giang
tham gia tuyên truyền, quảng bá du lịch. Hà Nội được biết đến là thủ đô trung
tâm của cả nước, nơi hội tụ nhiều du khách tiềm năng cho du lịch Hà Giang,
vì vậy chúng tôi đã lựa chọn Hà Nội. Qua việc khảo sát ở Hà Nội chúng tôi
muốn biết hiệu quả của việc tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương đến
với du công chúng – du khách của báo chí Hà Giang có những tác động như
thế nào?.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với các lãnh đạo cơ
quan báo chí, cơ quan quản lí liên quan đến hoạt động du lịch... nhằm đánh
giá ưu – nhược điểm, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, quảng bá du lịch của báo Hà Giang.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các phương pháp: thống kê, so
sánh,... được sử dụng để đánh giá các tác phẩm, ấn phẩm, sản phẩm báo chí
Hà Giang có liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch địa
phương. Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích SWOT khi đánh giá
thực trạng của hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo
chí Hà Giang.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lí luận
11


Đây là công trình đầu tiên cấp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về vai trò

của báo chí đối với công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ở tỉnh Hà Giang.
Luận văn sẽ làm rõ hơn thực trạng, khẳng định vị trí, vai trò, thế mạnh, đồng thời
cung cấp những giá trị giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả
của báo chí địa phương trong việc tuyên truyền, quảng bá du lịch.
Đồng thời luận văn có thể góp phần làm phong phú thêm những lí luận
về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí địa phương ở nước ta hiện nay.
Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những nhà
nghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chí và những ai quan
tâm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, luận văn đề ra một số giải pháp và
những bài học kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ở
Hà Giang. Luận văn góp phần khẳng định vai trò quan trọng của công tác
tuyên truyền trong tình hình hiện nay, giúp các cơ quan báo chí và cơ quan
lãnh đạo, quản lí báo chí đánh giá đúng, đầy đủ về việc thực hiện công tác
tuyên truyền trong lĩnh vực này.
Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để những người đang làm việc tại các
cơ quan báo chí cấp tỉnh ở các địa phương nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí,
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua đó, các cơ quan báo chí có thể
lựa chọn hướng đổi mới thích hợp nhằm khai thác, phát huy tối đa thế mạnh
của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của độc giả trong và ngoài tỉnh trong
tình hình mới.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp cho những người đang trực tiếp sáng
tạo các tác phẩm về đề tài báo chí tham gia thông tin, tuyên truyền, quảng bá
du lịch nâng cao chất lượng tin, bài của mình, đổi mới cách thức tuyên truyền
theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn...
12


7. Đóng góp của luận văn

Luận văn phân tích và làm rõ những tồn tại, hạn chế trong tuyên truyền,
quảng bá về phát triển du lịch địa phương. Đưa ra những kiến nghị, giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch địa
phương trên báo chí Hà Giang.
8. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1. Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên báo chí Hà Giang – Cơ
sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên
báo chí Hà Giang
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá
du lịch địa phương trên báo chí Hà Giang

13


CHƯƠNG 1:
TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN BÁO CHÍ
HÀ GIANG – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Tuyên truyền
Theo nghĩa rộng “tuyên truyền” là hoạt động có mục đích của chủ thể
nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến
kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối
tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo định hướng, những mục tiêu do
chủ thể tuyên truyền đặt ra. Chủ tích Hồ Chí Minh nói: “tuyên truyền là đem
một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt
được mục đích đó, là tuyên truyền bị thất bại”.
“Tuyên truyền” theo Từ điển Tiếng Việt “là giải thích rộng rãi để

thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” [54, tr. 1068].
Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng. Khi xem
xét công tác tư tưởng như một quá trình liên tục. V. I Lênin khẳng định công
tác tư tưởng có 3 hình thái: công tác lí luận, công tác tuyên truyền và công tác
cổ động. Ba hình thái đó tương ứng với các quá trình tư tưởng gồm: sản xuất
ra hệ tư tưởng, phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng; cổ vũ, động viên quần chúng
thực hiện [32, tr. 5].
Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lí luận, nhằm phổ
biến, truyền bá các nguyên lý lí luận, đường lối, chủ trương chính sách vào
quần chúng. Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởng
chiếm địa vi thống trị xã hội.
- Nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền:
Tuyên truyền chính trị: Tuyên truyền chính trị là tập trung vào việc phổ
biến, truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, bảo gồm: tuyên truyền chủ nghĩa Mac –

14


Lênin, tư tưởng HCM; tuyên truyền về quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về truyền thống lịch
sử, văn hóa dân tộc, của Đảng qua các hoạt động kỉ niệm, các đợt vận động
chính trị lớn của đất nước và địa phương.
Tuyên truyền về kinh tế: tuyên truyền kinh tế nhằm thực hiện đường lối
phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung chủ yếu của tuyên truyền kinh tế là: tuyên truyền về đường
lối của Đảng, các chính sách, kế hoạch, chương trình kinh tế lớn của Nhà
nước; tuyên truyền về những thành tựu KT-XH, tiềm năng phát triển của đất
nước, địa phương, những thuận lợi và khó khăn, những bài học kinh nghiệm
trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của địa phương từng thời kỳ.
Tuyên truyền văn hóa: Tuyên truyền văn hóa nhằm xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã
hội nắm chặt với nhiệm vụ kinh tế và xây dựng Đảng.
Tuyên truyền quốc phòng an ninh: tuyên truyền quốc phòng, an ninh là
trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân
và an ninh nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ
quốc.
Nội dung chủ yếu là: tuyên truyền về đường lối, quan điểm xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của
Đảng ta trong giai đoạn hiện nay; tuyên truyền về những truyền thống đấu
tranh bảo vệ nền độc lập; tuyên truyền về những chủ trương, giải pháp lớn
xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ và từng bước hiện đại; tuyên truyền về các văn bản pháp luật của Nhà
nước về các nghĩa vụ của công dân tham gia quân đội tự vệ, giáo dục quốc
phòng.....

15


Tuyên truyền đối ngoại: trong thời gian toàn cầu hóa, thực hiện đường
lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, tuyên truyền đối ngoại có vai trò quan trọng.
Đấu tranh chống các quan điểm sai trái: trong điều kiện phong trào
cách mạng thế giới tạm lâm vào tình trạng thoái trào, tuyên truyền để bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Hồ Chí Minh xác định công tác tuyên truyền là công cụ quan trọng để
tạo ra lực lượng hùng mạnh cho cách mạng nên Người rất quan tâm đến việc
làm tốt công tác tuyên truyền. Theo Người, muốn phát huy được sức mạnh
tổng hợp của toàn dân thì công tác tuyên truyền cần chú trọng đối tượng tuyên
truyền.

Định nghĩa về tuyên truyền Người cho rằng: “tuyên truyền là đem một
việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân làm. Nếu không đạt được mục đích
đó, là tuyên truyền thất bại”. Trong tuyên truyền cán bộ tuyên truyền cần phải
xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp như: “tuyên
truyền cái gì? tuyên truyền cho ai? tuyên truyền để làm gì? tuyên truyền cách
thế nào?” [32, tr. 17].
Trong công tác tuyên truyền việc nắm vững đối tượng được tuyên
truyền là rất quan trọng, bởi vì tùy theo từng đối tượng, trình độ mà chọn
phương pháp tuyên truyền khác nhau. Tuyên truyền cho đồng bào người Kinh
khác, người dân tộc khác... Đối với mỗi đối tượng, Người yêu cầu cán bộ
tuyên truyền phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu
tiên cho đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp vì đồng bào có
trình độ thấp đã hiểu thì các đối tượng khác nhau đều nắm bắt được, nội dung
ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo “một là gì, hai là gì, rồi ba,
bốn, năm là gì? Làm như thế nào và “...nào là khách quan, chủ quan, nào là
tích cực và tiêu cực, không đâu vào đâu cả”.

16


Như vậy, tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công
tác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân.
Tuyên truyền gắn liền với cổ động, nên tuyên truyền còn là sự cổ vũ, động
viên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tham gia các phong trào, biến nhận thức,
niềm tin thành nhiệt huyết của đại chúng, hình thành cách mạng.
Tuyên truyền góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hình
thành và củng cố niềm tin, giáo dục lí luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồi
dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân.

1.1.2. Quảng bá
Ngày nay, khái niệm “Quảng bá” được sử dụng rất rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông đại chúng lẫn các phương tiện truyền thông mới.
Nhiều tài liệu nghiên cứu, các lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề có liên quan
đến quảng bá xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhưng khái niệm “quảng bá”
vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính thức. Trong Từ điển Hán Việt,
“quảng bá” là một từ ghép được ghép từ hai từ “quảng” với ý nghĩa là rộng
lớn và “bá” có nghĩa là làm lan rộng. Chúng ta có thể hiểu với sự tách nghĩa
thuật ngữ này, “quảng bá” là lan truyền rộng rãi một thông tin, một vấn đề,
một sự việc.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng phương
tiện thông tin” [54, tr. 802].
Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng trong cuốn PR-Kiến thức và Đạo đức
nghề nghiệp, Nxb Lao động xã hội, năm 2007, có nhận định quảng bá là
“những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá
nhân, một sản phẩm hoặc một tổ chức” [26, tr. 12]

17


×