VIỆN HÀN LÀM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC THẮNG
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: Tài chính-Ngân hàng
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC THẮNG
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƯƠNG
Ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số : 8340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Tô Thị Ánh Dương
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương”
là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng
trung thực, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các
công trình nghiên cứu đã được công bố, các websites,… Các giải pháp nêu trong
luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2019
Tác giả Luận văn
Nguyễn Ngọc Thắng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập
thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các thầy, cô giáo tại Học viện Khoa học- Xã hội, Khoa Kinh tế học, chuyên
ngành Tài chính- Ngân hàng. Đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của TS.
Tô Thị Ánh Dương người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các lãnh đạo, các đồng nghiệp tại
Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương đã hỗ trợ
tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, quá trình nghiên cứu và thu thập thông
tin, số liệu phục vụ cho luận văn của tôi.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu
còn nhiều hạn chế nên luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý của Quý Thầy Cô.
Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Thắng
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................i
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ .......9
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................9
1.1. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại .................................................9
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng......................................9
1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại ..........................10
1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................................10
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng ................................10
1.1.4.1. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài .......................................................11
1.1.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng ................................................................12
1.1.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng..................................................................13
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng.........................................................14
1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại theo Basel II
...................................................................................................................................15
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro ................................................................................15
1.2.2. Các nguyên tắc Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ...................................15
1.2.2.1. Trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu vốn tối thiểu ............................................16
1.2.2.2. Trụ cột 2 – Thanh tra, giám sát ngân hàng...................................................16
1.2.2.3. Trụ cột 3 của Basel II – Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin......17
1.2.3. Phương pháp xác định Rủi ro tín dụng theo Basel II .....................................17
1.2.3.1. Phương pháp chuẩn đánh giá Rủi ro tín dụng ..............................................18
1.2.3.2. Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB) ...........................................................18
1.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại ..............19
1.3.1. Khái niệm quy trình quản trị rủi ro tín dụng .................................................19
1.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ......................19
1.3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ............................................................................20
1.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng bằng các mô hình ................................................21
1.3.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng ............................................................................21
1.3.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng thông qua tài trợ rủi ro tín dụng ................................22
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ........................22
1.3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng các nhóm nợ .....................................................22
1.3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu.............................................................................23
1.3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ..................................25
1.3.3.4. Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro ....................................................................................26
1.4. Kinh nghiệm về quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) ...........................................26
1.4.1. Quy trình QTRRTD tại VietinBank .................................................................27
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ mô hình quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank .....29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUY
TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƯƠNG ...................31
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương
(OceanBank) ............................................................................................................31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của OceanBank .......................................31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương ........................32
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương từ
năm 2013 đến năm 2018 ...........................................................................................33
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV
Đại Dương ................................................................................................................35
2.2.1. Thực trạng quy trình cấp tín dụng tại OceanBank .........................................35
2.2.2. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp ........37
2.2.3. Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế: ........................................................37
2.2.4. Cơ cấu theo kỳ hạn tín dụng ...........................................................................38
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH
MTV Đại Dương từ năm 2013 đến năm 2018.......................................................39
2.3.1. Phân loại nợ ....................................................................................................39
2.3.2. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Oceanbank .............................40
2.4. Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM TNHH
MTV Đại Dương ......................................................................................................41
2.4.1. Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank .........................................41
2.4.1.1. Nhận diện rủi ro tín dụng: ............................................................................42
2.4.1.2. Đo lường RRTD ...........................................................................................43
2.4.1.3. Kiểm soát RRTD .........................................................................................45
2.4.1. Mô hình QTRRTD tại OceanBank ..................................................................41
2.4.3 Đánh giá thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank ................................51
2.4.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động QTRRTD tại OceanBank ...........................51
2.4.3.2. Kết quả đạt được .........................................................................................53
2.4.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quy trình QTRRTD tại
OceanBank ................................................................................................................54
Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................59
CHƯƠNG 3..............................................................................................................59
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG VIỆT NAM...................................................................59
3.1. Định hướng phát triển OceanBank và định hướng quản trị rủi ro tín dụng
tại OceanBank từ nay đến năm 2025.....................................................................59
3.1.1. Định hướng phát triển OceanBank từ nay đến năm 2025 ..............................60
3.1.2. Định hướng QTRRTD tại OceanBank từ nay đến năm 2025 .........................61
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình QTRRTD tại OceanBank ..........................61
3.2.1. Hoàn thiện việc nhận diện rủi ro tín dụng .....................................................61
3.2.1.1. Xây dựng chính sách QTRRTD phù hợp .....................................................62
3.2.1.2. Phát triển hệ thống thông tin tín tín dụng nội bộ .........................................64
3.2.2. Hoàn thiện đo lường rủi ro .............................................................................64
3.2.2.1. Đo lường RRTD theo phương pháp định tính .............................................65
3.2.2.2. Đo lường RRTD theo phương pháp lượng hóa............................................67
3.2.3. Hoàn thiện kiểm tra và giám sát tín dụng .......................................................69
3.2.3.1. Kiểm soát chặt chẽ trong các giai đoạn trước, trong và sau cho vay .........70
3.2.3.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ..............................................................71
3.2.4. Hoàn thiện xử lý, tài trợ rủi ro tín dụng ........................................................71
3.2.4.1. Hoàn thiện mô hình xử lý rủi ro tín dụng ....................................................76
3.2.4.2. Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSBĐ .....................................................76
3.2.4.3. Trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ quá hạn theo đúng quy định
...................................................................................................................................77
3.3. Kiến nghị chính sách ........................................................................................77
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................84
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến
năm 2018 ...................................................................................................................33
Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từ
năm 2013 đến năm 2018 ...........................................................................................38
Bảng 2.3: Quy định xếp hạng khách hàng OceanBank............................................44
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ có vấn đề và tỷ lệ nợ xấu của OceanBank từ năm 2013 đến năm
2018 ...........................................................................................................................51
Bảng 2.5: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD từ năm 2013 đến năm 2016 ...................51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng ........................39
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ ...................................40
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình xếp hạng nội bộ ..........................................................................18
Hình 1.2: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank .......................................27
Hình 2.1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank hiện nay ........................48
Hình 3.1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II .........................................65
Hình 3.2: Mô hình 6C ...............................................................................................66
Hình 3.3: Mô hình quy trình quản trị rủi ro tín dụng đề xuất ...................................73
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng............................................................20
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank ....................................................36
Sơ đồ 3.1: Các cấu phần QTRR chủ yếu .................................................................62
Sơ đồ 3.2: Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) .......68
Sơ đồ 3.3: Các bước thực hiện trong QTRRTD được đề xuất ..................................74
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Phiếu khảo sát về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
OceanBank……………………………………………………………………...….84
Phụ lục 02: Kết quả khảo sát ý kiến về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại OceanBank………………………………………………………………..87
Phụ lục 03: Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank...................................................90
Phụ lục 04: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTM TNHNN MTV Đại Dương .....................94
Phụ lục 05: Kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt động ...............................95
Phụ lục 06: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
của OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 .............................................96
Phụ lục 07: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ trong giai đoạn từ năm
2013 đến năm 2018 ...................................................................................................99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Tên đầy đủ
Viết tắt
1
CBKD
Cán bộ kinh doanh
2
CBTĐ
Cán bộ thẩm định
3
CBTĐTD
Cán bộ thẩm định tín dụng
4
CNTT
Công nghệ thông tin
5
CTCP
Công ty cổ phần
6
DMTD
Danh mục tín dụng
7
ĐVCTD
Đơn vị cấp tín dụng
8
HĐQT
Hội đồng Quản trị
9
HĐTD
Hội đồng Tín dụng
10
HĐTV
Hội đồng Thành viên
11
HO
Hội sở chính
12
KHCN
Khách hàng cá nhân
13
KHDN
Khách hàng doanh nghiệp
14
MTV
Một thành viên
15
NHNN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
16
NHTM
Ngân hàng thương mại
17
OceanBank
Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Đại Dương (tên cũ là Ngân hàng TMCP Đại Dương)
18
PGD
Phòng giao dịch
19
QLNCVĐ
Quản lý nợ có vấn đề
20
VHTD
Vận hành tín dụng
21
VietinBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
22
VP
Văn phòng
23
TCTD
Tổ chức tín dụng
24
TĐTD
Thẩm định tín dụng
25
TMCP
Thương mại cổ phần
26
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
27
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
28
TSCĐ
Tài sản cố định
29
TSC
Trụ sở chính
30
XHTDNB
Xếp hạng tín dụng nội bộ
31
CAR
Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu
32
ROA
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
33
ROE
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
34
RRTD
Rủi ro tín dụng
35
QTRR
Quản trị rủi ro
36
QTRRTD
Quản trị rủi ro tín dụng
LỜI NÓI ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
An toàn, hiệu quả và bền vững là mục tiêu mà mọi ngân hàng đều hướng tới.
Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng luôn gắn với rủi ro. Các ngân hàng cần đánh giá
các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ich nhằm tìm ra những cơ hội
đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận. Ngân hàng sẽ
hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và có thể kiểm soát
được, đồng thời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực
tín dụng của ngân hàng.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro,
trong đó rủi ro tín dụng luôn dành được sự quan tâm lớn nhất. Năng lực quản trị rủi
ro còn yếu kém trong môi trường kinh doanh nhiều rủi ro (năng lực tài chính, khả
năng cạnh tranh còn hạn chế; hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời không tương xứng
với mức độ gia tăng rủi ro và quy mô hoạt động) đã khiến cho các ngân hàng Việt
Nam phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng không nhỏ. Tại nhiều ngân hàng, chất
lượng tài sản có thấp, tỷ lệ nợ xấu cao, hệ số an toàn vốn chưa đạt mức chuẩn 8%
theo thông lệ quốc tế.
Khung quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó có
OceanBank, mới ở giai đoạn sơ khai khi mà các ngân hàng mới chỉ bắt đầu xem xét
lại cơ cấu quản trị rủi ro của mình. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức quản lý rủi ro của
các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả và
chưa phù hợp (về chức năng, nhiệm vụ) với thông lệ quốc tế. Một ngân hàng hoạt
động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và có hệ thống quản trị rủi ro
đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng tín dụng an toàn
và bền vững. Chính vì vậy, để có một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả cần phải có
một quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ, đồng bộ và thực hiện theo chuẩn mực của
thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, quy trình quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam chủ
yếu mới tập trung vào khâu xác định rủi ro (đây là khâu đầu tiên trong quy trình
quản trị rủi ro), trong khi các khâu quan trọng khác như đo lường rủi ro, giảm thiểu
rủi ro hay giám sát rủi ro vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, hệ thống NHTM Việt Nam chủ
yếu mới sử dụng các công cụ và phương pháp đo lường rủi ro truyền thống, các
1
công cụ và phương pháp đo lường hiện đại chưa được áp dụng hoặc sử dụng chưa
hiệu quả.
Sức ép cạnh tranh nội ngành trong lĩnh vực ngân hàng cũng như của quá
trình hội nhập quốc tế sâu rộng đòi hỏi các NHTM phải không ngừng nâng cao
năng lực cạnh tranh, trong đó có khả năng duy trì sự an toàn trong hoạt động và khả
năng kiểm soát rủi ro.Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), việc tiếp cận
và từng bước ứng dụng “các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc,
chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro
thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp; phát triển các
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi
ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh
giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của Tổ chức Tín dụng”
sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của nhiều NHTM trong thời gian tới (Công văn số
1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai
thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II tại Việt Nam).
Tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương
(tên cũ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương-Oceanbank), do hoạt động
quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng yếu kém khiến cho nợ
xấu tăng cao, bị mất vốn chủ sở hữu, nên ngày 25/4/2015, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã mua lại Oceanbank với giá không đồng (0 đồng) và cử Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) hỗ trợ điều hành. Thực
tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đại Dương cho thấy, công tác quản trị rủi ro
tín dụng, trong đó có việc xây dựng và thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng
mặc dù đã được Ngân hàng quan tâm, nhưng quy trình quản trị rủi ro tín dụng chưa
được nhận diện, đo lường, kiểm soát, và xử lý rủi ro tín dụng một cách hệ thống, và
chặt chẽ theo thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với
Oceanbank là phải xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro.
Về mặt lý thuyết, tại Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quản
trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về quy trình quản trị rủi ro tín dụng- một
2
nội dung quan trọng đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả. Bởi
vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dương” có ý
nghĩa khoa học về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do đó, Tôi chọn
đề tài này để thực hiện Luận văn Thạc sỹ.
2.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị rủi ro ngân hàng, điển hình
là các công trình sau:
H.Greuning & S.Bratanovic là đồng tác giả cuốn sách " Phân tích rủi ro
ngân hàng: Khung đánh giá công tác quản trị và rủi ro tài chính – Analyzing
Banking Risk, A framework for Assessing Corporate Governence and Financial
Risk", tái bản lần thứ ba, năm 2009. Nghiên cứu cung cấp một cách nhìn tổng quan
về việc phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Trong lần tái bản này, các tác giả đã làm rõ một số nhân tố đánh giá về năng lực
quản trị rủi ro tín dụng như năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo khoản cấp tín
dụng, năng lực QTRRTD theo danh mục tín dụng, phân tích nhân tố năng lực vốn,
tài chính, các tác động của nhân tố này đối với năng lực QTRRTD của ngân hàng
thông qua yêu cầu về vốn quy định chi tiết theo các chuẩn mực Basel II. Ngoài ra,
nhân tố về năng lực quản trị điều hành với việc xây dựng các khung quản trị rủi ro
chung và chi tiết theo mục tiêu của mỗi ngân hàng, vai trò của bộ phận kiểm tra,
kiểm toán nội bộ. Các tác giả phân tích rằng, năng lực quản trị điều hành rủi ro tín
dụng được đánh giá thông qua các nhân tố như: (i) Quy trình cấp tín dụng có được
tuân thủ hay không; (ii) Các chính sách rõ ràng trong quy trình nội bộ cũng như sổ
tay hướng dẫn; (iii) Nhân sự đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ thực hiện các
chính sách cấp tín dụng; (iv) Mức độ sẵn có, kịp thời của thông tin trong suốt quá
trình xét duyệt, cấp và quản lý tín dụng. Tuy nhiên, nội dung đánh giá năng lực
QTRRTD chỉ được nêu một cách khái quát chung với ba nhân tố: quy trình cấp tín
dụng, con người và thông tin, chưa có sự đánh giá cụ thể về chính sách chiến lược,
cơ sở hạ tầng tin học và các công cụ đo lường rủi ro tín dụng là những thành phần
quan trọng khi xây dựng và nâng cao năng lực QTRRTD cho các NHTM.
3
Cuốn sách ‘Mô hình rủi ro, đánh giá và quản trị - Risk modelling, assessment,
and management’, tái bản lần thứ 4, năm 2016, của Y.Y. Haimes . Cuốn sách gồm hai
phần: (i) Phần 1: Lý thuyết căn bản về mô hình rủi ro, đánh giá rủi ro và quản trị rủi
ro tín dụng; (ii) Phần 2 : Nâng cao về mô hình rủi ro, đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro
tín dụng. Các công cụ quản trị rủi ro, đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro từ mức cơ bản đến
nâng cao. Nghiên cứu bổ sung một trong những nhân tố quan trọng về năng lực
QTRRTD: Năng lực các công cụ đo lường rủi ro tín dụng. Đề ra cách thức xác định rủi
ro, đo lường; mô hình và cách thức ra quyết định.
Cuốn sách “Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, phân bổ vốn và đo lường hoạt
động - Internal Credit risk Models, Capital Allocation and Performance
Measurement”, năm 2005, của Micheal Ong, đã nghiên cứu chi tiết về cách thức tiếp
cận, xây dựng mô hình xếp hạng/đánh giá tín dụng. Nêu rõ ý nghĩa và các cấu thành rủi
ro tín dụng, các phương pháp đo lường khả năng không trả được nợ; xây dựng mô hình
đo lường rủi ro tín dụng; các cách tiếp cận mô hình xếp hạng nội bộ trong việc đánh giá
rủi ro tín dụng (mô hình Monte Carlo, RAPM, RAROC). Các mô hình đo lường rủi ro
tín dụng nhằm xây dựng và quản lý danh mục tín dụng và xác định tổn thất dự
kiến/không dự kiến cho các ngân hàng, từ đó đưa ra các quyết định phân bổ nguồn vốn
và xếp hạng của ngân hàng.
Các chuẩn mực về Basel được ra đời từ những năm 1988, qua nhiều lần
chỉnh sửa, điều chỉnh, cải tiến phù hợp từ Basel I, Basel II và Basel III. Trên bình
diện quốc tế, hệ thống ngân hàng đang dần đưa các ứng dụng của Basel vào quản trị
rủi ro, đánh giá vào nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Các nghiên cứu, bài viết về
việc ứng dụng Basel nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng
có các nghiên cứu điển hình sau:
Balthazar L. (2006), trong nghiên cứu "Từ hiệp ước vốn Basel I đến III, sự
tích hợp các cấp độ của mô hình rủi ro trong các quy định ngân hàng – From Basel
I to III, the integration of State-of-art risk modeling in Banking regulation" đã phân
tích cụ thể các yêu cầu theo chuẩn mực Basel trong công tác quản trị rủi ro, năng
lực quản trị rủi ro đánh giá theo thông lệ chung, cũng như theo Basel; sự tích hợp
của các quy định này với các quy định thực tế tại ngân hàng. Đây là một nghiên cứu
tổng hợp về các chuẩn mực Basel (từ 1 đến 3), song mới chỉ dừng lại ở việc phân
4
tích các lý thuyết, các yêu cầu của Basel, và đề xuất một số phương thức tiệm cận
Basel II nhằm nâng cao năng lực QTRRTD cho các ngân hàng.
Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có không ít các công trình khoa học về
QTRRTD tại các NHTM, điển hình là một số công trình sau:
- Luận án tiến sĩ (2017)“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông
lệ quốc tại NHTM Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh. Luận án phân tích
thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM và đề xuất các giải
pháp để nâng cao năng lực QTRRTD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy
nhiên, Luận án này đi sâu phân
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành (2014) “Việc áp dụng những tiêu
chuẩn an toàn hoạt động và quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Hoàng Huy Hà
nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro và việc áp dụng Basel II vào hoạt động
QTRR trong hệ thống NHTM Việt Nam.
- Luận văn Thạc sỹ “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đại Dương” của tác giả Đặng Thị Thu Hà (2015) nghiên cứu về thực trạng
quản lý rủi ro tín dụng tại OceanBank, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
QTRRTD trong hoạt động kinh doanh của OceanBank. Tuy nhiên, trong Luận văn
này thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của OceanBank mới chỉ được đề cập tới giai
đoạn trước năm 2015, đồng thời chưa đi sâu phân tích về quy trình quản trị rủi ro tín
dụng tại NHTM nói chung, tại OceanBank nói riêng.
Như vậy, có thể nói, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và toàn
diện về quy trình QTRRTD và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình
QTRRTD tại OceanBank kể từ khi OceanBank chuyển đổi mô hình sang Ngân hàng
Thương mại trách nhiệm hữu hạn 100% vốn Nhà nước. Vì vậy, đề tài “Hoàn thiện
quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một
thành viên Đại Dương” có ý nghĩa khoa học về mặt lý luận và thực tiễn.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) nói
chung, về quy trình QTRRTD nói riêng tại ngân hàng thương mại, Luận văn phân
5
tích, đánh giá thực trạng quy trình QTRRTD tại Ngân hàng Thương mại trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) Một thành viên Đại Dương (OceanBank) nhằm đưa ra các
giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank, qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Đề tài có những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng nói chung, quy trình
quản trị rủi ro tín dụng nói riêng trong hoạt động ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của Vietinbank trong quản trị rủi ro tín dụng nói
chung, trong thực hiện quy trình QTRRTD nói riêng, từ đó rút ra bài học cho
OceanBank.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank)
trong giai đoạn từ 2013 đến năm 2018.
- Để xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm hoàn thiện quy
trình quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả
quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và quy
trình quản trị rủi ro tín dụng tại Oceanbank.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ
bản về quản trị rủi ro tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung, tại OceanBank nói riêng. Luận văn tập trung trả
lời 3 câu hỏi sau: (1) Thực trạng quy trình QTRRTD tại OceanBank trong giai đoạn
2012-2018 như thế nào? (2) Tại sao phải hoàn thiện quy trình QTRRTD tại
OceanBank? và (3) Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quy trình QTRRTD tại
OceanBank trong bối cảnh hiện nay?
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt
6
động quản trị rủi ro tín dụng và quy trình QTRRTD tại OceanBank và kinh nghiệm
thực tiễn về QTRRTD của Vietinbank (ngân hàng chịu trách nhiệm hỗ trợ
Oceanbank trong quản trị điều hành).
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng QTRRTD
và quy trình QTRRTD tại OceanBank trong giai đoạn 2013-2018 vì đây là giai đoạn
chuyển đổi mô hình hoạt động của OceanBank; các giải pháp được đề xuất trong
Luận văn có tầm nhìn đến 2025.
5.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng phương pháp luận và các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về hoạt
động của ngân hàng thương mại, các lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro nói chung và
QTRRTD nói riêng. Đồng thời, các thông lệ quốc tế, các quy định, quy trình của Ủy
ban Giám sát Ngân hàng (Basel II) sẽ là cơ sở để luận văn phân tích thực trạng
QTRRTD tại Oceanbank và đưa ra các giải pháp, cũng như các khuyến nghị chính
sách đối với Ngân hàng trong thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp điều tra, phỏng vấn chuyên
gia để làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng nói chung, quy trình quản trị rủi ro
tín dụng nói riêng tại OceanBank trong giai đoạn 2013-2018. Cụ thể, tác giả đã thực
hiện khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 50 cán bộ thuộc các phòng, ban thuộc Khối rủi
ro; Khối bán lẻ; và Khối khách hàng doanh nghiệp tại Oceanbank về hoạt động tín
dụng, rủi ro tín dụng, QTRRTD và quy trình QTRRTD (xem [[Phụ lục 1, tr 84], tr
84] và [[Phụ lục 2, tr 87])
- Nguồn dữ liệu được thu thập chủ yếu từ:
Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước; Báo cáo tài chính của các
ngân hàng thương mại
Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng và công tác quản
trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại được kế thừa có chọn lọc từ các nghiên cứu
trước đây, …
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập dựa vào phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
7
phỏng vấn các phòng ban thuộc Khối rủi ro; khối bán lẻ; khối khách hàng doanh
nghiệp tại Oceanbank về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, QTRRTD và quy trình
QTRRTD (xem [[Phụ lục 1, tr 84], tr 84] và [[Phụ lục 2, tr 87]),
6.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận:
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng nói chung, quy
trình quản trị rủi ro tín dụng nói riêng trong hoạt động ngân hàng thương mại.
- Về mặt thực tiễn:
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, QTRRTD và quy trình
QTRRTD tại Oceanbank và kinh nghiệm thực tiễn của VietinBank trong quá trình
xây dựng quy trình QTRRTD, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị chính sách
nhằm hoàn thiện quy trình QTRRTD tại OceanBank theo thông lệ quốc tế, góp phần
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng và an toàn trong hoạt động tín dụng của
OceanBank trong thời gian tới.
7.
Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, hình,
danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của Luận văn được thể
hiện ở ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro và quy trình quản trị rủi ro tín dụng
tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm hoàn thiện quy trình quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Theo H. Greuning và S. Brantanovic (2009), tín dụng có nghĩa là sự tín
nhiệm, tin tưởng lẫn nhau. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng
và chủ thể khác trong nền kinh tế như tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Tín dụng
ngân hàng vẫn mang bản chất chung của quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn
hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Cùng với sự phát triển của công
nghệ ngân hàng, tín dụng ngân hàng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của
nó đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói riêng và kinh tế toàn cầu nói
chung
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, tín dụng được định nghĩa là
“Việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho
phép sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc có
hoàn trả bằng nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Như vậy, theo tác giả, “Tín dụng là quan hệ vay, mượn có hoàn trả gốc và
lãi sau một thời gian đã cam kết”.
Thực tế trong quá trình kinh doanh hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng
(RRTD) là một đặc điểm luôn tồn tại của hoạt động tín dụng.
Theo J.Bessis (1998)1, rủi ro tín dụng được định nghĩa là “Khoản lỗ tiềm
tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn
thu nhập dự tính mang lại từ khoản tín dụng của ngân hàng không thể thực hiện đầy
đủ về cả số lượng và thời gian”.
Theo Basel II2, “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối
tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”, Basel II đưa ra
một số nguyên nhân dẫn đến RRTD trong đó bao hàm khái niệm về rủi ro: Một là,
1
2
Nguồn: J.Bessis (1998), Risk Management in Banking, John Wiley&Son
Nguồn: Basel Committee on Baking Supervision (2010)
9
các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn theo quy định (thời gian thanh toán
nợ đối với khách hàng doanh nghiệp là 90 ngày, khách hàng cá nhân có thể là 90
ngày hoặc hơn nhưng không quá 180 ngày); Hai là, khách hàng vay không có khả
năng thanh toán nghĩa vụ trả nợ. Các ngân hàng được khuyến nghị nên tự xây
dựng cho mình khái niệm RRTD phù hợp với điều kiện và hoản cảnh của quốc gia
cũng như các tổ chức tài chính.
Tại Việt Nam, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Ngân hàng Nhà nước thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Từ nhiều định nghĩa khác nhau, tác giả tóm lược định nghĩa về rủi ro tín dụng
như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là rủi ro do bên được cấp tín
dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết đã ký với ngân hàng”.
1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
Theo giáo trình “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” năm 2010 của
tác giả Nguyễn Văn Tiến:
“RRTD là một rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Rủi ro được
phát sinh khi mà Ngân hàng không thu được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay hoặc
việc trả gốc lãi của khách hàng vay vốn không đúng thời gian đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng”.
Các đặc điểm của RRTD:
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng dùng
vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức để chuyển giao vốn đến các khách hàng cần
vay vốn. Nguyên nhân tạo nên RRTD là từ phía khách hàng, khi khách hàng sử
dụng vốn vay không hiệu quả hoặc sai mục đích dẫn tới việc trả lãi và gốc của
khoản vay không đúng thời hạn/hoặc không có khả năng trả nợ như cam kết.
- Rủi ro tín dụng mang tính đa dạng và phức tạp: Đó là do sự đa dạng và phức
tạp từ nguyên nhân gây ra và do sự đa dạng hóa danh mục cho vay của Ngân hàng.
-
Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Do tính chất của thông tin bất cân xứng nên
trong hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa những rủi ro. Chính vì vậy RRTD chỉ có thể
phòng ngừa và hạn chế chứ không thế triệt tiêu hoàn toàn, RRTD là yếu tố tất yếu
10
tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng mang tính bị động
- Rủi ro tín dụng mang tính đa dạng và phức tạp
-
Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu
1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh, RRTD được phân thành: rủi ro giao dịch
và rủi ro danh mục.
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch, đánh giá khách hàng và xét duyệt cho vay.
- Rủi ro danh mục: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh do những
hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng.
Căn cứ theo tính chất của nguyên nhân, RRTD được phân thành: rủi ro khách
quan và rủi ro chủ quan.
- Rủi ro khách quan: là một hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh….dẫn đến những tổn thất tín
dụng mặc dù cả ngân hàng và bên đi vay đều thực hiện nghiêm ngặt các quy định về
quản lý và sử dụng vốn vay.
- Rủi ro chủ quan: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
lỗi của ngân hàng hoặc của khách hàng hoặc của cả hai bên.
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới RRTD trong hoạt động ngân hàng bao gồm:
nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng và nguyên nhân từ
môi trường bên ngoài.
1.1.4.1. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trong nước
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng tác động trực
tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả nợ các giải
pháp cụ thể nhằm hoàn thiện từng bước trong quy trình QTRRTD tại OceanBank.
Luận văn cũng đề xuất các kiến nghị chính sách đối với Oceanbank và Ngân hàng
Nhà nước với mong muốn góp phần nâng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro nói
chung, QTRRTD nói riêng, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và
bền vững.
Tác giả hy vọng qua nghiên cứu này, luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào
việc giúp ngân hàng OceanBank xây dựng và hoàn thiện quy trình QTRRTD chặt
chẽ hơn, nhận diện được sớm những RRTD, từ đó lượng hóa, giám sát, quản lý và
có những biện pháp xử lý kịp thời RRTD, và nâng cao chất lượng tín dụng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn- TS. Tô Thị Ánh Dương
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tác giả trong quá trình thực hiện
Luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại OceanBank đã
nhiệt tình hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và số liệu liên
quan đế Luận văn. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét góp ý của các
chuyên gia, các quý thầy cô,… để tác giả có thể hoàn thiện hơn nghiên cứu này.
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Đặng Thị Việt Hà, Luận cứ Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đại Dương, Luận án thạc sĩ, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc
Gia, Hà Nội năm 2015
2. Đỗ Văn Độ (2007), Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Nhà nước thời kỳ hội
nhập, Tạp chí Ngân hàng số 76/2007.
3. Hoàng Huy Hà, Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động và quản
lý rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam“, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội 2014
4. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung
Bửu & Bùi Diệu Anh, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê,2010.
5. Học viện Ngân hàng, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2001.
6. Lê Thị Huyền Diệu, Luận cứ khoa học về xác định mô hình Quản lý rủi ro
tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học
viện Ngân hàng, Hà Nội năm 2010.
7. Lưu Thị Việt Hoa, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam, Luân văn thạc sĩ, Trường đại học Ngoại
Thương, Hà Nội năm 2014.
8. Lý Hoàng Ánh (2013), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp cao ngành
ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 8/2013.
9. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống
kê, 2010.
10. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2010.
11. Nguyễn Vân Anh, Luận cứ khoa học nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín
dụng theo thông lệ quốc tế tại ngân hàng thương mại, luận án tiến sĩ, Học
viện Khoa học- Xã hội, Hà Nội năm 2017
12. Nguyễn Quang Hiện (2015), Chuẩn mực vốn theo Hiệp ước Basel II áp dụng
trong quản trị rủi ro tín dụng, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số
12/2015.
13. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc thực hiện
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, có hiệu lực từ ngày 01/06/2014.
14. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về giới hạn, tỷ
lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài ban hành ngày 20/11/2014.
15. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động
81
cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách
hàng, ban hành ngày 30/12/2016.
16. OceanBank, Báo cáo tài chính của OceanBank các năm 2013, 2014, 2015,
2016,2017,2018.
17. OceanBank, Chính sách QTRRTD của OceanBank ban hành ngày 8/3/2018.
18. OceanBank, Quy trình khung QTRRTD số 985/2018/QĐ-HĐTV ngày
13/10/2016.
19. OceanBank, Quy trình cấp tín dụng ban hành ngày 9/6/2018.
20. Quốc hội, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, ban hành
ngày 16/6/2010.
21. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày
29/06/2010.
B. Trang thông tin điện tử
22. Trang web Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, Giới thiệu tổng
quan về OceanBank, tại địa chỉ: truy
cập ngày 15/3/2019
23. Trang web Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, Tầm nhìn của
OceanBank, tại địa chỉ: truy
cập ngày 15/3/2019.
24. Trang web Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Cảnh báo sớm rủi ro
tín dụng: Công cụ cho người dẫn đầu, tại địa chỉ:
truy cập ngày 03/04/2019.
C – Tài liệu tham khảo tiếng anh
25. Altman (2003), The use of Credit Scoring Models and the Importance of a
Credit Culture, NY University.
26. Basel Committee on Banking Supervision (2006), International Convergence
of Capital Measurement and Capital Standards;Basel Committee on Banking
Supervision (2000), Principles for Management of Creadit Risk.Basel
Committee on Banking Supervision 2010
27. Besis J., (2012), 3rd edition, Risk Management in Banking, John Wiley and
Son
28. Balthazar L., (2006), From Basel 1 -3, The Integration of State-of-the- Art
Risk Modeling in Banking Regulation, Palsgrave Macminllan.
29. Hennie van Greuning & Sonja Bratanovic (2003), Analyzing and Managing
Banking Risk - A Framework for Assessing Corporare Governance and
82