Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.77 KB, 12 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
MỞ ĐẦU
Khiếu nại hành chính là quyền cơ bản của công dân ở mọi nhà nước, thể hiện ý
chí của công dân mong muốn nhà nước xem xét lại những quyết định mà công dân
không đồng ý, cho là trái pháp luật hoặc không hợp lý. Khiếu nại hành chính không
chỉ là quyền mà còn là phương thức căn bản để mỗi người tự bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm bởi các cơ quan nhà nước. Khiếu nại hành
chính thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, thể hiện bản chất dân chủ của
một nhà nước. Để thực hiện quyền khiếu nại hành chính, cơ sở đầu tiên và quan trọng
nhất chính là xác định những đối tượng có thể bị khiếu nại, lấy đó làm căn cứ để xác
định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết và các vấn đề pháp lý khác có liên quan.
Và để tìm hiểu rõ hơn về đối tượng khiếu nại hành chính nói chung, đối tượng
khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính nói riêng, em xin chọn phân
tích đề tài số 1 với nội dung: “Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về
đối tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính” làm nội dung cho
bài tập học kỳ của mình.

1


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về khiếu nại hành chính
1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính
Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy đinh trong Hiến
pháp. Khiếu nại hành chính thực chất là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước hành
vi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại hoặc bị họ cho rằng gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của họ.
Theo quy định của Luật Khiếu nại, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính


của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khiếu nại là quyền chủ thể của công dân, có quan hệ mật thiết với các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực hành chính – chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và trong các lĩnh vực cá nhân. Khiếu nại là phương tiện pháp luật tự
vệ khi các quyền chủ thể bị vi phạm, đồng thời là một phương tiện pháp luật mà nhờ
đó cơ quan hành chính, những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính kiểm tra
được tính hợp pháp, hợp lý về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình.1
1.2. Đối tượng của khiếu nại hành chính
Theo quy định của pháp luật về khiếu nại hành chính, cá nhân, tổ chức có quyền
khiếu nại các đối tượng sau đây khi có căn cứ cho rằng các đối tượng đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định vấn đề cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được
/>31/7/2017.
1

2

ngày


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,

công vụ theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kỷ luật: là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ,
công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức.
Như vậy, đối tượng khiếu nại hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Các quyết định hành chính được ban
hành, hành vi hành chính được thực hiện luôn liên quan đến một thủ tục hành chính cụ
thể. Tuy nhiên, không phải mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính đều là đối
tượng khiếu nại. Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại, những quyết định hành
chính, hành vi hành chính không phải là đối tượng khiếu nại gồm:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để
chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan
hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới;
- Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành
văn bản quy phạm pháp luật;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước
trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy
định.
2. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính
2.1. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại là
quyết định hành chính
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. 2


2 Khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011.

3


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
Ví dụ: Quyết định thu hồi đất của UBND xã hay quyết định xử phạt vi phạm của
Đội Quản lý thị trường,….
Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của
cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho
quyền lực hành chính nhất định
Căn cứ vào tính chất pháp lý thì quyết định hành chính được phân thành:
+ Thứ nhất, quyết định chủ đạo:
Là loại quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ… có tính chất chung, là
công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo của quản lý hành
chính. Các quyết định chủ đạo là cơ sở ban hành các quyết định quy phạm và cá biệt
+ Thứ hai, quyết định quy phạm:
Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính.
Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ
yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.
+ Thứ ba, quyết định cá biệt:
Là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định được ban hành trên cơ sở
các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ
quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu
lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.
Một quyết định hành chính có thể bị khiếu nại khi có đủ 3 yếu tố sau:
- Bằng văn bản: khác với khái niệm về quyết định hành chính trong Luật khiếu
nại, tố cáo trước đây (quyết định hành chính phải là văn bản dưới dạng quyết định)
Luật khiếu nại hiện hành đã đưa ra khái niệm mở rộng hơn: quyết định hành chính là
văn bản trong đó có chứa nội dung thể hiện ý chí của cơ quan hành chính nhà nước,

của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, tác động trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 3Bởi vì trên thực tế có nhiều
văn bản hành chính cá biệt do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành có nội dung tác động trực tiếp đến quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Do vậy, nếu chỉ quy định chỉ bó
hẹp là quyết định hành chính thì sẽ hạn chế quyền khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ
chức.
- Là văn bản cá biệt do nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước ban hành.

3 ngày 22/3/2015.

4


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
- Là văn bản được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Ví
dụ, Chủ tịch ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế thi hành, nếu không đồng ý với
quyết định này thì người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước
có thẩm quyền.
- Tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Như vậy, các quy định được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng hoặc đối
với đối tượng không xác định (văn bản quy phạm pháp luật); các quyết định không
phải là của cơ quan hành chính nhà nước (của toà án, kiểm sát) thì không được coi là
quyết định hành chính theo quy định của Luật khiếu nại.
2.2. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại là
hành vi hành chính
Hành vi hành chính trong quy định của Luật khiếu nại là hành vi của cơ quan
hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật 4

Khác với quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản, hành vi hành chính
được biểu hiện bằng những việc làm thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành
động đối với những nhiệm vụ, công vụ được giao, thể hiện cụ thể như hành động
không đúng hoặc làm trái với các quy định của pháp luật, cũng có thể là việc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện.
- Thứ nhất, hành vi của người hoặc cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện công
vụ theo quy định của pháp luật được hiểu là hành vi hành động. Loại hành vi này được
thể hiện dưới các dạng họ thực hiện các hành vi công vụ như: UBND xã, phường, thị
trấn tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai; hành vi cắm mốc giao đất cho người
được nhận đất theo quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền hay hành vi khám
xét hành chính theo quy định...
Ví dụ: Ông A (cán bộ chuyên trách của UBND) được giao nhiệm vụ cắm mốc tứ
cận một lô đất để làm sổ cho dân. Nhưng khi thực hiện nhiệm vụ, ông A cắm sai vị trí,
ảnh hưởng đến người dân thì lúc này hành vi hành chính sai trái đó là hành vi hành
động.
- Thứ hai, hành vi của người hoặc cơ quan có thẩm quyền không thực hiện công
vụ theo quy định của pháp luật là hành vi không hành động. Nó được thể hiện dưới
dạng họ không thực hiện các hành vi công vụ được giao như: UBND có thẩm quyền
4 Khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011.

5


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
không cấp giấy đỏ cho người dân, phòng đăng ký kinh doanh không cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp...
Ví dụ: Ông B là người có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ nhưng nại nhiều lý do
để từ chối dẫn đến bị khởi kiện thì đó là kiện hành vi hành chính không hành động.
Với việc hành động hoặc không hành động đó của cơ quan hành chính nhà nước,
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước tác động trực tiếp đến quyền,

lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 5
3. Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính
Thứ nhất, quy định của pháp luật hiện hành không cho phép khiếu nại đối với
quyết định hành chính quy phạm.
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyết định hành chính quy
phạm không phải là đối tượng của khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, việc không quy
định văn bản quy phạm là đối tượng của khiếu nại chưa chắc đã là một lựa chọn tốt,
thậm chí, vấn đề này đang ngày càng trở thành một vướng mắc rất lớn trong thực tiễn
giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Bởi lẽ, các quyết định hành chính quy phạm tác động trực tiếp đến quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngày càng được phát hiện nhiều hơn và
nhiều quy định đã trở thành căn nguyên bùng phát các vụ việc khiếu nại đông người,
bức xúc. Văn bản quy định khung giá đất là một ví dụ điển hình về đối tượng khiếu nại
hành chính là văn bản quy phạm trong lĩnh vực đất đai. Nhiều quyết định quy phạm
khác đã được phát hiện là hạn chế quyền tự do của cá nhân, tổ chức như: quy định của
Bộ Y tế về chiều cao, cân nặng của người đi xe máy, quy định về cấm đăng ký từ hai
xe máy trở lên đối với người có hộ khẩu trong các quận nội thành Hà Nội v.v..
Hiện nay, nhiệm vụ kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật đã được giao cho
bộ phận chuyên trách thuộc Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của Bộ phận
này đã không thể rà soát và loại bỏ được hết nguy cơ văn bản quy phạm gây thiệt hại
đến quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức cá nhân. Trong bối cảnh đó, việc quy định
quyền khiếu nại đối với văn bản quy phạm chắc chắn sẽ là một kênh kiểm soát hiệu
quả đối với cơ quan hành chính, giúp hạn chế kịp thời mọi nguy cơ xâm phạm tới
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5 ngày 22/3/2015.

6



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
Quy định văn bản quy phạm là đối tượng của khiếu nại hành chính đòi hỏi phải
có những điều kiện về mặt pháp lý về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đặc biệt là thẩm
quyền phán quyết của Toà án khi vụ việc khiếu nại được đưa ra giải quyết tại Toà án.
Lúc này, để đưa ra phán quyết đối với một văn bản pháp quy bị kiện, Toà án phải được
trao quyền giải thích Hiến pháp và luật. Đây là một vấn đề pháp lý rất lớn cần được
nghiên cứu và giải quyết ở tầm Hiến pháp.
Thứ hai, hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong quy định của pháp
luật về quyết định hành chính cá biệt - cụ thể là đối tượng của khiếu nại hành chính.
Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cùng đưa ra định
nghĩa về quyết định hành chính là đối tượng của khiếu nại. Trong Luật Khiếu nại,
quyết định hành chính được xác định là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Trong khi đó, Luật
Tố tụng hành chính lại xác định quyết định hành chính được ban hành không chỉ bởi
cơ quan hành chính nhà nước mà còn bởi các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
quản lý hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức
này. Như vậy, phạm vi quyết định hành chính theo Luật Tố tụng hành chính đã được
xác định rộng hơn.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng chưa có sự thống nhất khi quy định về trường
hợp quyết định hành chính bị khiếu nại là quyết định giải quyết khiếu nại lần 2. Về
nguyên tắc thì quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định cuối cùng bằng con
đường hành chính. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, công
dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng
hành chính. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quyết định giải quyết khiếu nại có đầy đủ
tiêu chí của một quyết định hành chính và như vậy nó phải là đối tượng của khiếu nại.
Đây là vấn đề khá phức tạp và nếu không quy định rõ, việc giải quyết khiếu nại có thể
sẽ đi vào bế tắc, thậm chí có thể gây ra những rối loạn về thẩm quyền. Bản chất của
khiếu nại là phản đối quyết định mà người khiếu nại cho là đã xâm phạm đến lợi ích
của họ. Vì vậy, những quyết định hành chính hay quyết định giải quyết khiếu nại (hoặc

một phần của quyết định này) có đụng chạm đến quyền và lợi ích của người khiếu nại
thì phải được coi là đối tượng của khiếu nại. 6 Chẳng hạn quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai bác yêu cầu của người khiếu nại, giữ nguyên quyết định của cấp dưới thì
quyết định của cấp dưới vẫn là đối tượng của khiếu nại. Tuy nhiên, nếu quyết định
ngày 11/12/2018.
6

7


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
giải quyết khiếu nại lần hai làm thay đổi quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại thì quyết
định này sẽ trở thành đối tượng của khiếu nại.
Thứ ba, pháp luật không cho phép khiếu nại các quyết định hành chính ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của cán bộ, công chức, viên chức mà
không phải là quyết định kỷ luật.
Đây cũng là một vướng mắc khá lớn trong thực tiễn giải quyết khiếu nại quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức. Việc quy định quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức bắt nguồn từ việc bảo đảm quyền có việc làm của cán bộ, công
chức trong mối quan hệ với Nhà nước. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, ngoài quyết định
kỷ luật còn có rất nhiều loại quyết định hành chính khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích của cán bộ, công chức như quyết định tăng lương, hạ lương, cho
hưởng hoặc cắt chế độ, chính sách, quyết định cho thôi việc v.v... Rõ ràng, việc không
cho phép khiếu nại các quyết định này đã chưa giải quyết được triệt để mối quan hệ
giữa cán bộ, công chức với tư cách là công dân trong quan hệ với Nhà nước về vấn đề
việc làm. Trên thực tế, cán bộ, công chức vẫn phải tìm những cách thức khác nhau để
thể hiện sự phản ứng hoặc không đồng tình của mình. Điều này chắc chắn sẽ làm nảy
sinh sự lộn xộn, thiếu minh bạch trong quản lý nhà nước.
Thứ tư, pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng về hành vi hành chính là
đối tượng của khiếu nại hành chính.

Hiện tại, cả Luật Khiếu nại và Luật Tố tụng hành chính đều đưa ra định nghĩa về
hành vi hành chính. Khoản 9, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: hành vi hành
chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy
định của pháp luật. Khoản 3, Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định:
hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực
hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật.
Nếu phân tích thật kỹ càng về mọi khía cạnh thì lẽ ra pháp luật cần phải phân biệt
các trường hơp cụ thể: hành vi hành chính của người có thẩm quyền với tư cách là một
công chức khi thực hiện công vụ và hành vi của cơ quan hành chính nhà nước mà hành
vi đó chỉ xảy ra trong tình huống cơ quan này với việc không hành động đã từ chối
thực hiện các trách nhiệm mà pháp luật buộc họ phải thực hiện.

8


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
Thực tiễn đòi hỏi cần phải quy ước hành vi không hành động của cơ quan nhà
nước theo những căn cứ nhất định để dựa vào đó cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
quyền khiếu nại của mình. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005
về quản lý các dự án đầu tư xây dựng là một trường hợp hiếm hoi pháp luật quy định
rõ hệ quả pháp lý của hành vi im lặng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 22
Nghị định này quy định: “cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường
hợp cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan, nếu cơ quan này
im lặng thì có nghĩa là đồng ý”.

9



BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
KẾT LUẬN
Khiếu nại được khẳng định là quyền chính trị cơ bản của công dân, được ghi
nhận ngay từ bản Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tiếp
tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1980, 1992. Trong bản Hiến pháp
năm 2013, quyền khiếu nại được khẳng định lại một lần nữa ở cấp độ bản chất hơn,
sâu sắc hơn rằng đó là một trong những quyền cơ bản của con người mà Nhà nước và
toàn xã hội có trách nhiệm phải bảo vệ.
Chính vì vậy, việc xác định một cách rõ ràng, cụ thể đối tượng của khiếu nại
hành chính từ phương diện lý luận đến thực tiễn, từ đó xác định các vấn đề khác có
liên quan, trở thành một đòi hỏi cấp thiết không chỉ giúp cho các cơ quan nhà nước
làm tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân mà còn giúp thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc của Nhà nước
ta, thể hiện trách nhiệm đầy đủ của Nhà nước trong việc bảo đảm và bảo vệ các quyền
con người.

10


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2015;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;
3. Luật Khiếu nại 2011;
4. Luật Tố tụng hành chính 2015;
5. ngày 31/7/2017;
6. />ngày 22/3/2015.

7. />IDBaiViet=16421, ngày 22/3/2015;
8. ngày 11/12/2018.

11


BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN THANH TRA KHIẾU TỐ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Khái quát chung về khiếu nại hành chính..........................................................2
1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính.....................................................................2
1.2. Đối tượng của khiếu nại hành chính...............................................................2
2. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết định
hành chính, hành vi hành chính......................................................................................3
2.1. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại là quyết
định hành chính.............................................................................................................. 3
2.2. Nội dung quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại là hành vi
hành chính...................................................................................................................... 5
3. Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính..............................................................................6
KẾT LUẬN.........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12



×