Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

sáng kiến dạy học tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.55 KB, 35 trang )

Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc
học đi đôi với hành, học qua làm, học cách giải quyết các vấn đề thực tiễn
ngay trong lớp, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển
năng lực sáng tạo, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ
năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được
tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường, là một bộ phận
của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên
lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Trong các môn học ở Trường trung học cơ sở, môn Công Nghệ có
vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho học sinh về kiến thức, văn
hóa, phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Nội dung môn Công nghệ có
tính thực tiễn rất cao dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội
dung của môn Công nghệ với mục tiêu và nội dung của giáo dục hiện đại; dựa
trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân học sinh. Do vậy, việc
tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai
trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Không
chỉ vậy, các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình
hoạt động: Từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả
hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em
được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa
chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh
giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn
bè… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống, các năng


Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 1


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

lực cần thiết thông qua các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát
triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
Như vậy, so với một số môn học khác thì môn Công Nghệ có nhiều
ưu thế trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học
sinh. Vậy làm thế nào để tạo cơ hội cho tất cả học sinh vận dụng kiến thức,
kĩ năng, thái độ đã học ở nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào
giải quyết vấn đề cuộc sống một cách sáng tạo? Theo tôi, việc đầu tiên là tổ
chức cho mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ
chức các hoạt động cho chính mình. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng
mới hành động đúng, và mỗi một hành động trong quá trình trải nghiệm sáng
tạo sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh, chính các em sẽ tự
học qua trải nghiệm để hình thành năng lực cho chính mình.
Tuy trong chương trình môn Công nghệ chưa được Bộ Giáo dục và
Đào tạo chỉ đạo đưa hoạt động trải nghiệm vào như các môn học khác, nhưng
với tầm quan trọng như đã phân tích trên, tôi xin trình bày: "Cách lồng ghép
hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học môn Công nghệ lớp 6".

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 2



Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Phần thứ hai
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang được triển khai đồng bộ
trong hệ thống giáo dục nước ta. Sự đổi mới được nhấn mạnh trên cả mục
tiêu giáo dục và chương trình giáo dục. Đặc biệt là sự đổi mới về phương
pháp dạy học, giáo dục nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào
tạo công bố ngày 27/7/2017 đã chỉ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực
đặc thù của các môn học mà học sinh cần đạt được như Năng lực tự chủ,
Năng lực hợp tác, Năng lực sáng tạo, Năng lực giao tiếp, Năng lực tính
toán… Đồng thời, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng nhấn
mạnh việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và coi đây là một trong
những ưu thế vượt trội để phát triển năng lực của học sinh.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở bộ môn Công nghệ nhằm định
hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt
động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho
các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái
mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua
trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống
và năng lực cho học sinh.
Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là dựa trên
các phương pháp dạy học tích cực và huy động cảm xúc, kinh nghiệm của cá
nhân học sinh theo bối cảnh hoạt động, trong suốt quá trình đó, các em thể

hiện cảm xúc và giá trị của mình qua các thách thức, thử thách, đam mê, so
sánh, thỏa mãn, kích thích, xác nhận, khẳng định để chia sẻ các ấn tượng của
mình. Các hoạt động học tập của các em được xây dựng trên bối cảnh, tình
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 3


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

huống gần gũi nhất có thể với kiến thức, nhận thức, năng lực và với sự cố
gắng của mình để đạt được mục tiêu học tập, qua đó các em sẽ thay đổi thái
độ, cảm xúc, giá trị và hình thành năng lực mới.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn gắn với hoạt động học
tập với môi trường cuộc sống của chính học sinh và của cộng đồng. Nền giáo
dục ưu việt cho phép mỗi cá nhân học sinh nhận thức về cuộc sống của mình
trong mối quan hệ với cộng đồng và luôn biết chọn cách dùng năng lực sáng
tạo để nâng cao đời sống của chính mình và tạo ra lợi ích lớn nhất cho cộng
đồng. Do đó, việc học trong nhà trường phải song hành với cuộc sống thì
mới phát triển được sự sáng tạo của các em, bởi vì con người vốn có tính
sáng tạo từ bản chất và tinh hoa của nhân loại chính là sự sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm ở bộ môn Công nghệ là lĩnh vực giáo dục liên
ngành, là cách tiếp cận liên môn và xuyên bộ môn; là tích hợp, lồng ghép nội
dung trải nghiệm vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài
học; làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn, tận dụng các cơ hội để
các em trải nghiệm trên cơ sở đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính
logic của nội dung; không làm quá tải kiến thức và tăng thời gian thực hiện
bài học. Điều này phù hợp với yêu cầu về chân dung học trò thế hệ mới có tư

duy, kĩ năng và sáng tạo.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Hiện tại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa được đưa vào thực hiện
ở môn Công nghệ nên thời gian giáo viên giảng dạy môn Công nghệ chưa
giúp học sinh phát triển kiến thức của mình bằng cách áp dụng lí thuyết vào
thực tiễn; hơn nữa thái độ học tập của học sinh chưa tích cực, chưa phát huy
được năng lực hành động, phong cách học tập cá nhân, sự thích ứng với thực
tiễn cuộc sống và các kĩ năng, giá trị của bản thân.
Mặc dù giáo viên đã biết tầm quan trọng của việc đưa hoạt động trải
nghiệm sáng tạo vào môn học, nhưng vẫn lúng túng và chưa hình dung hết
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 4


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

cách thức tổ chức hoạt động mới này nên chưa linh hoạt trong việc tổ chức
các hoạt động trải nghiệm nhằm khai thác kiến thức, kĩ năng cho phù hợp với
khả năng tiếp thu của học sinh; chưa thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh
thực hiện các hoạt động trải nghiệm phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng;
chưa hình thành năng lực, khả năng tự tin cho học sinh khi đối phó với các
thách thức và xử lí các tình huống mới… nên việc lồng ghép hoạt động trải
nghiệm sáng tạo vào môn Công nghệ cũng gặp nhiều khó khăn.
Học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên việc huy động và vận dụng
kiến thức chưa linh hoạt vào trong bối cảnh và tình huống trải nghiệm; một
số học sinh chưa hình thành thái độ, ý thức về quản lí, kiềm chế bản thân khi
thực hiện các hoạt động trải nghiệm tập thể; chưa xác định rõ được điểm

mạnh, điểm yếu của bản thân đối với mục tiêu muốn đạt được và đang hướng
tới. Vì vậy ý thức tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh
chưa cao.
Qua dự giờ một số tiết Công nghệ của một số giáo viên khác và từ
kinh nghiệm giảng dạy của tôi qua nhiều năm, tôi thấy giáo viên chỉ chủ yếu
truyền tải trọng tâm kiến thức bài học, ít quan tâm đến việc tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho học sinh vì lồng ghép hoạt động trải nghiệm không
phải là nội dung chính, quĩ thời gian dành cho việc lồng ghép đa số là thực
hiện ngoại khóa, đôi khi mất thời gian nên giáo viên bỏ qua khâu này.
Từ những tồn tại nêu trên, nhằm động viên, khuyến khích, tạo cơ hội
và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào
quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức khi tham gia hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, sau thời gian tích lũy được một số kinh nghiệm,
tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề ra các giải pháp lồng ghép các hoạt động
trải ngiệm sáng tạo vào bài giảng môn Công nghệ một cách thiết thực, chặt
chẽ và logic hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 5


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

2.3.1. Yêu cầu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
môn Công Nghệ
Trong nhà trường trung học cơ sở, môn Công nghệ là môn học ứng
dụng kiến thức khoa học tự nhiên tổng hợp vào đời sống và sản xuất. Là

bộ môn có vị trí quan trọng góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho
học sinh, chuẩn bị cho học sinh các kiến thức để tiếp tục học tập hoặc
bước vào lao động sản xuất. Vì thế, khi giảng dạy bộ môn, người thầy
không những trau dồi tri thức công nghệ cho học sinh mà còn phải giáo
dục cho các em có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy định,
có ý thức cao trong học tập gắn với nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, giúp
các em giải quyết các tình huống thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
Trong môn Công nghệ cấp trung học cơ sở mỗi phân môn, lĩnh vực có
những ưu thế khác nhau trong việc lựa chọn chủ đề, nội dung để lồng ghép
hoạt động trải nghiệm ở các mức độ khác nhau. Đối với chương trình Công
nghệ lớp 6 (Kinh tế gia đình): Nội dung về may mặc, trang trí nhà ở, nấu ăn,
thu - chi trong gia đình bao gồm những kiến thức và kĩ năng tối thiểu để giáo
dục học sinh có kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: Lựa
chọn cách mặc đẹp và phù hợp; làm sạch thực phẩm, ăn uống đảm bảo vệ
sinh, an toàn thực phẩm, tạo ra một bữa ăn ngon miệng; sắp xếp và trang trí
nhà ở hợp lí...; biết cân đối thu, chi làm gia tăng thu nhập gia đình và làm
giàu cho xã hội gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương và
theo truyền thống gia đình. Đây là những nội dung giúp các em phát huy
tối đa năng lực sáng tạo của mình, tự đánh giá mức độ hoàn thành của
bản thân và của nhóm học tập trong các hoạt động trải nghiệm.
Trên cơ sở giảng dạy kiến thức công nghệ từ thực tế xã hội, hoạt
động trải nghiệm còn gắn kết gia đình của học sinh với nhà trường; bởi lẽ
cha mẹ sẽ cùng các em tham gia hoạt động trải nghiệm ở nhà như đồng
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 6


Sáng kiến


Năm học 2017 – 2018

hành cùng các em thực hiện các hoạt động tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm
thông tin, thực hiện sản phẩm và làm “giám khảo” để các em trình bày,
báo cáo quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm của mình.
2.3.2. Các biện pháp tiến hành
Để việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào bài giảng
Công nghệ lớp 6 có hiệu quả, tôi đã thực hiện những cách làm sau đây:
2.3.2.1. Lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng cách
sắm vai
Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng
xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng
tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đây là phương pháp giúp học sinh suy
nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà
các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của
phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn
đó.
Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ
năng giao tiếp cho học sinh. Thông qua sắm vai, học sinh được rèn luyện,
thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn
trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của
các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một
vấn đề hay đối tượng nào đó.
Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải
quyết tốt hơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm
vai cho phép học sinh thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Thông qua các vai
được sắm trong hoạt động, học sinh thể hiện các khía cạnh khác nhau trong
tính cách như: Sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật mà các em
đang sắm vai.

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 7


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Để hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng cách sắm vai được tổ chức tốt,
tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nêu tình huống sắm vai – tình huống mở phù hợp với chủ đề
hoạt động và trình độ học sinh.
Bước 2: Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (nhóm học sinh đã được tôi phân
công chuẩn bị trước khi tiến hành họat động): Tôi yêu cầu nhóm sắm vai xây
dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho sinh động, hấp dẫn, mang tính sân
khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách giải quyết tình huống. Kết thúc
vai sắm là một kết cục mở để mọi người thảo luận.
Bước 3: Thảo luận sau khi sắm vai: Khi sắm vai kết thúc, đại diện
nhóm đưa ra các câu hỏi có liên quan để các bạn thảo luận.
Bước 4: Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận.
Trong chương trình Công Nghệ 6, tôi đã lồng ghép hoạt động trải
nghiệm sáng tạo bằng cách sắm vai trong 9 bài (trong đó có 7 bài thực
hành và 2 bài lý thuyết):
1. Bài 3: Thực hành - Lựa chọn trang phục.
2. Bài 5: Thực hành - Ôn một số mũi khâu cơ bản.
3. Bài 7: Thực hành - Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật.
4. Bài 9: Thực hành - Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
5. Bài 13: Cắm hoa trang trí.
6. Bài 14: Thực hành - Cắm hoa.

7. Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn.
9. Bài 23: Thực hành - Xây dựng thực đơn.
7. Bài 27: Thực hành - Bài tập tình huống về thu, chi trong gia
đình.

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 8


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

* Ví dụ 1: Tiết 5 - Bài 3: Thực hành - Lựa chọn trang phục.
Tôi phân công nhiệm vụ cho 4 nhóm học sinh như sau:
- Nhóm 1: Hãy sắm vai là nhà thiết kế thời trang, thiết kế trang
phục cho người có vóc dáng cân đối.
- Nhóm 2: Hãy sắm vai là nhà thiết kế thời trang, thiết kế trang
phục cho người có vóc dáng cao, gầy.
- Nhóm 3: Hãy sắm vai là nhà thiết kế thời trang, thiết kế trang
phục cho người có vóc dáng thấp, bé.
- Nhóm 4: Hãy sắm vai là nhà thiết kế thời trang, thiết kế trang
phục cho người có vóc dáng béo, lùn.
Mỗi nhóm xây dựng tình huống, trình diễn và tổ chức thảo luận
trong vòng 8 phút (thực hiện từ bước 1 đến bước 3). Sau đó, tôi thống
nhất và chốt lại nội dung của từng nhóm (thực hiện bước 4).
Đây là phần trình bày của nhóm 4 (đây là nhóm sắm vai được tôi
chấm điểm cao nhất và đưa ra ý tưởng cho tình huống sắm vai hay nhất).
Nhóm 4 phân vai như sau: Bạn Hương là người dẫn chương trình;

bạn An trong vai Tony (nhà thiết kế thời trang); bạn Hoa có dáng người
mập và lùn trong vai người mẫu; bạn Hà là trợ lý của người mẫu, Thảo
trong vai Hari (bạn thân của trợ lý đang học lớp thiết kế thời trang). Tình
huống diễn ra như sau:
Cảnh 1: Tại nhà của trợ lý.
Trợ ly (đang nói chuyện điện thoại với Hari): Tui đang buồn và lo
lắng nà, bồ cứu mình với.
Hari: Có chuyện gì vậy?
Trợ ly: Sắp đến cuộc thi Hoa hậu béo mà mình chưa tìm được
người thiết kế trang phục cho người mẫu nên buồn chớ sao!
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 9


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Hari: Yên tâm đi! Mình giới thiệu với bồ thầy Tony là nhà thiết kế
thời trang rất nổi tiếng đang dạy tại trường mình nè.
Trợ ly: Ok! Cảm ơn bồ nhiều nha!
Cảnh 2: Tại cuộc gặp gỡ giữa người mẫu và nhà thiết kế Tony.
Tony: Em được biết chị sẽ tham gia Cuộc thi Hoa hậu béo, em sẽ
thiết kế cho chị hai bộ trang phục rất lỗng lẫy: Bộ thứ nhất là đầm dạ hội
lệch vai, ôm vừa sát cơ thể có màu xanh nước biển bằng lụa trơn, xếp ly
từ eo xuống và có đính những hạt ngọc nhỏ; bộ thứ hai là đầm đuôi cá tay
phồng, màu hồng nhạt bằng lụa bóng, có hoa văn in 3D hình bông hoa to
đính nhũ kim tuyến lấp lánh.
Người mẫu: Hai bộ trang phục nhà thiết kế Tony đưa ra mình rất

thích nhưng không biết chọn bộ nào, các bạn hãy giúp mình với!
Bạn Hương (người dẫn chương trình) đã đưa ra các câu hỏi thảo
luận như sau:
Câu 1: Theo các bạn, người mẫu nên chọn bộ trang phục nào?
Câu 2: Tại sao bạn lại chọn bộ trang phục thứ nhất? Giải thích?
Câu 3: Nếu bạn chọn trang phục thứ hai? Bạn hãy cho biết, bạn đã
dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn trang phục?
Câu 4: Với vóc dáng của bạn, bạn chọn trang phục nào? Vì sao?
Câu 5: Có bạn nào chưa đồng ý với đáp án của nhóm và có câu hỏi
phản hồi lại nhóm mình không?
Sau khi các em đã trả lời và nhóm đã thống nhất ý kiến thảo luận,
tôi nhận xét và kết luận nội dung kiến thức mà các em đã trải nghiệm như
sau: Trang phục cho người béo, lùn: Chọn vải trơn, màu tối (nâu sẫm, hạt
dẻ, đen, xanh nước biển...), hoa văn có dạng sọc dọc, hoa nhỏ, kiểu may
vừa sát cơ thể. Với tình huống trên, chọn bộ trang phục thứ nhất là hợp
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 10


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

lý. Kết thúc hoạt động, tôi tuyên dương và tặng cho nhóm 4 mỗi em phần
quà nhỏ nhỏ nhằm khích lệ tinh thần.
Hình ảnh học sinh thể hiện tình huống sắm vai sắm vai.

Hình ảnh học sinh thảo luận sau khi sắm vai.
* Ví dụ 2: Tiết 57 - Bài 23: Thực hành – Xây dựng thực đơn.

Ở bài thực hành này tôi yêu cầu học sinh sắm vai bà nội trợ chuẩn
bị một bữa ăn hợp lý cho gia đình. Tôi chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Chuẩn bị bữa ăn sáng.
Nhóm 2: Chuẩn bị bữa ăn trưa.
Nhóm 3: Chuẩn bị bữa ăn tối.
Các nhóm đã thực hiện sắm vai như sau:
Nhóm 1: Bạn Tú vai dẫn chương trình, bạn Linh vai con, bạn Đan
vai mẹ Linh, bạn Thuận vai bố Linh.
Dẫn chương trình: Tại nhà Linh vào một buổi sáng.
Mẹ: Dậy đi con, dậy ăn sáng chuẩn bị đi học trễ rồi!
Con: Dạ! À, mẹ ơi! Mẹ nấu gì cho con ăn vậy?
Mẹ: Sáng nay mẹ mệt quá dậy trễ không kịp nấu cơm cho con, nên
con ăn đỡ bánh mì và trứng ốp là nhé!
Bố: Bà cho con ăn thế không đủ dinh dưỡng, con ăn đói sao đi học!
Mẹ: Tôi cho con ăn như vậy là đủ năng lượng để học tập cả buổi
rồi!
Dẫn chương trình: Thế là bố mẹ bạn Linh xảy ra mâu thuẫn!
Dẫn chương trình đưa ra câu hỏi thảo luận:

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 11


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Câu 1: Bạn có nhận xét gì về bữa ăn sáng của bạn Linh. Nếu bạn là
người hòa giải, bạn sẽ giải thích như thế nào để kết thúc mâu thuẫn?

Câu 2: Bữa sáng có cần chuẩn bị thật nhiều món như ăn trưa và tối
không?
Câu 3: Mình có thói quen không ăn sáng, theo bạn thói quen đó
đúng hay sai? Tại sao?
Sau khi nhóm 1 đã hoàn thành phần thảo luận và thống nhất ý kiến,
tôi kết luận như sau: Bữa ăn sáng của bạn Linh là hợp lí. Bữa sáng không
cần chuẩn bị thật nhiều món ăn như bữa trưa và tối vì sau khi ngủ dậy,
bụng đói, nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng; bữa
sáng nên ăn vừa phải. Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khỏe vì hệ tiêu
hóa làm việc không điều độ, do đó không nên bỏ bữa sáng.
Nhóm 2: Bạn Hưng vai dẫn chương trình, bạn Quy vai bà Năm, bạn
Thông vai chú Ba hàng xóm.
Bà Năm (đang vui vẻ dọn cơm trưa cho gia đình): Trưa nay mình
đãi cả nhà món canh khổ qua nhồi thịt, cá kho tộ, đậu que xào thịt bò và
món cà pháo yêu thích của con trai.
Chú Ba: Chị Năm ơi, chị Năm đang làm gì đó?
Bà Năm: Chú Ba gọi tui có gì không? Tui đang dọn cơm cho mấy
đứa nhỏ ăn, mời chú vào ăn cơm với gia đình tui cho vui.
Chú Ba (bước vào nhà): Cảm ơn chị! Coi bộ nhà chị dạo này làm
ăn khấm khá nên chuẩn bị bữa ăn đầy đủ quá hơ! Mà tui thấy chị chuẩn
bị nhiều món quá, nào là thịt, nào là cá đủ thứ. Con chị ăn như vậy béo
phì cho coi.
Bà Năm: Vậy hả chú Ba? Tui có biết đâu, mấy bữa tui nấu canh cá
ăn với cơm à! Từ ngày con bé Út (học lớp 6) đi học về nói với tui là cô

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 12



Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

giáo dạy môn Công nghệ nói bữa ăn trưa phải nấu đủ các món chính:
Canh, mặn, xào (luộc) gì gì đó tui mới làm, nấu vậy con Út mới ăn!
Chú Ba: Con Út mới học lớp 6 mà chị Năm nghe lời, làm vậy tốn
kém và chị chìu con bé quá! Thôi, tui góp ý chị vậy chị nghe hay không
tùy chị. Tui về nghen!
Dẫn chương trình đưa ra câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Bà Năm xây dựng thực đơn cho bữa ăn trưa ở gia đình hợp
lí chưa? Dựa vào đâu bạn cho là hợp lí?
Câu 2: Nhận định của Chú Ba chưa đúng ở điểm nào?
Câu 3: Qua tình huống này, bạn học hỏi được điều gì?
Kết thúc hoạt động, nhóm tổng kết và đưa ra nhận định của mình
qua tình huống trên. Sau đó, tôi yêu cầu nhóm 3 thực hiện phần chuẩn bị
của mình vì nhóm 2, 3 có nội dung tương đồng với nhau nên tôi tổng hợp
nhận xét chung cả 2 nhóm.
Nhóm 3: Bạn Bảo vai dẫn chương trình, bạn Ân vai Lan.
Dẫn chương trình: Hôm nay nhà Lan (học sinh lớp 6) thu hoạch
lúa đến tối không ai nấu cơm nên Lan chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình.
Lan (đang nhặt rau): Trời tối rồi mà mẹ chưa đi làm về nữa! Thôi
bữa nay mình nấu bữa tối giúp mẹ mới được!
Dẫn chương trình: Sau một hồi chuẩn bị, Lan dọn sẵn bàn ăn gồm:
Rau muống luộc, cá kho mẹ kho mấy ngày trước còn và nước chấm. Bạn
nghĩ sao về bữa tối mà bạn Lan chuẩn bị?
Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Bạn có nhận xét gì về thực đơn bạn Lan chuẩn bị cho bữa
tối? Bạn Lan xây dựng thực đơn trên bạn chấm mấy điểm?


Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 13


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Câu 2: Nếu bữa trưa đã ăn cá kho, thì bữa tối có nên thay đổi
phương pháp chế biến không? Tại sao?
Câu 3: Bữa ăn thường ngày ở gia đình có cần chuẩn bị món tráng
miệng không?
Sau khi học sinh thảo luận xong, tôi tổng kết và kết luận hoạt động
của nhóm 2 và nhóm 3 như sau: Xây dựng thực đơn phải đảm bảo
nguyên tắc xây dựng thực đơn: Bữa ăn hàng ngày có 3 đến 4 món ăn;
gồm các món chính: Cơm, canh, mặn, xào (luộc) và nước chấm. Ở nhóm
2, nhân vật bà Năm đã xây dựng thực đơn cho bữa trưa rất hợp lý; nhóm
3 về cơ bản là hợp lý vì rau muống luộc lấy nước làm canh nên đảm bảo
nguyên tắc xây dựng thực đơn; tuy nhiên về chất lượng các món ăn thì
chưa đảm bảo, cần phải lựa chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn (giàu
chất đạm, giàu chất đường bột, giàu chất béo, giàu chất khoáng và
vitamin), thay đổi món ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng
dinh dưỡng, ngon miệng...
Hình ảnh học sinh trải nghiệm sáng tạo bằng cách sắm vai:

Hình ảnh học sinh thể hiện tình huống sắm vai.

Hình ảnh học sinh thảo luận sau khi sắm vai.
Sau thời gian thực hiện hoạt động trải nghiệm bằng cách sắm vai,

tôi nhận thấy các em đã có những chuyển biến tốt về thái độ, có ý thức
hơn, tiết học sôi nổi, rộn ràng tiếng cười nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức,
đặc biệt một số em cá tính đã biết làm chủ bản thân hơn khi tham gia hoạt
động trải nghiệm tập thể tại lớp.

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 14


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

2.3.2.2. Lồng ghép hoạt động trải nghiệm bằng cách làm ảnh báo
chí.
Ảnh báo chí được tôi lồng ghép vào bộ môn Công nghệ lớp 6 là
một trong những hình thức thông tin phản ánh các hoạt động thực tiễn mà
học sinh trải nghiệm ở đời sống xã hội thông qua các kiến thức mà các
em đã học trên lớp, các kiến thức các em thu thập từ tài liệu sách giáo
khoa... thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động,
nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng
và thẩm mĩ nhất định.
Trong chương trình Công Nghệ 6 tôi đã cho học sinh hoạt động trải
nghiệm sáng tạo bằng cách làm ảnh báo chí trong 8 bài:
1. Bài 2: Lựa chọn trang phục.
2. Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.
3. Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
4. Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.

6. Bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm.
7. Bài 25: Thu nhập của gia đình.
8. Bài 26: Chi tiêu trong gia đình.
Để thực hiện lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng ảnh
báo chí một cách hợp lí, khoa học và thu hút sự tham gia của tất cả các
em học sinh, tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện các bước làm ảnh báo
chí như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề, đề tài làm ảnh báo chí (học sinh nghiên
cứu nội dung sách giáo khoa, các kiến thức đã học để xác định).

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 15


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Bước 2: Thu thập và khai thác thông tin (học sinh tự chụp ảnh, tìm
ảnh trên Internet phù hợp với chủ đề; trang trí các hình ảnh đã thu thập
và viết bài thuyết trình - học sinh làm ở nhà).
Bước 3: Thể hiện tác phẩm (học sinh báo cáo, chia sẻ sản phẩm
của nhóm trước lớp; lắng nghe, tiếp thu các câu hỏi, ý kiến góp ý của tôi
và các cá nhân/nhóm học sinh về bố cục, cách trình bày... - học sinh làm
tại lớp).
* Ví dụ 1: Tiết 25 + 26 - Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và
hoa (2 tiết).
Trước khi học tiết 25, tôi yêu cầu các em học sinh thực hiện bước 1
(xác định chủ đề, đề tài làm ảnh báo chí) và bước 2 (Thu thập và khai

thác thông tin). Sau khi tôi dạy xong tiết 25 của bài Trang trí nhà ở bằng
cây cảnh và hoa, tôi yêu cầu các em học sinh trưng bày loạt ảnh báo chí
về các loại cây cảnh và hoa được trang trí ở một số gia đình tại Thôn Phú
Lập – xã Hàm Phú. Tôi chọn 2 học sinh thể hiện tác phẩm của mình
(bước 3)
Hình ảnh học sinh thể hiện tác phẩm ảnh báo chí

* Ví dụ 2: Tiết 59 + 60 - Bài 25: Thu nhập của gia đình (2 tiết).
Sau khi học các nguồn thu nhập của gia đình (tiết 59), tôi chia lớp
thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện chùm ảnh thể hiện các nguồn
thu nhập bằng tiền tại Thôn Phú Điền – xã Hàm Phú (thực hiện bước 1 và 2).
Ở tiết 60, tôi truyền đạt xong kiến thức mới thì yêu cầu các nhóm thể
hiện sản phẩm (bước 3).
Hình ảnh bài thuyết trình của nhóm 1 - lớp 6.1 về các nguồn thu
nhập của gia đình.

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 16


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Để các em thực hiện tốt nội dung này thì tôi đã giao nhiệm vụ ở tiết
trước, trong tiết này các em chỉ lên báo cáo, trình bày hoạt động trải
nghiệm của nhóm mình trong thời gian 5 phút. Sau khi các cá nhân/nhóm
học sinh trình bày xong sản phẩm tôi nhận xét, phát phần thưởng và cộng
điểm vào điểm kiểm tra miệng cho các cá nhân/nhóm có sản phẩm thể

hiện sự sáng tạo về nội dung, hình thức, trình bày đẹp, bài thuyết trình
hay, báo cáo rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ thông tin....
2.3.2.3. Lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng bản tin
chuyển động 24h.
Bản tin chuyển động 24h là chương trình cung cấp những thông tin
mới nhất về mọi mặt của đời sống xã hội với tiêu chí “Người đưa tin đầu
tiên”, bao quát các sự kiện quan trọng, mới mẻ và lý thú....
Để thực hiện được bản tin chuyển động 24h, tôi yêu cầu học sinh quay
clip phóng sự về các chủ đề liên quan đến nội dung các bài đã học như: Bảo
vệ môi trường, nói không với thực phẩm bẩn, hành trình khám phá thiên
nhiên, em yêu trường em…. Với cách làm này, các em học sinh đã cùng nhau
bàn bạc, tìm những thông tin khác nhau phù hợp với chủ đề có liên quan đến
bài học để thực hiện.
Ở chương trình Công Nghệ 6, tôi đã lồng ghép hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong 5 bài:
1. Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
2. Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
3. Bài 14: Thực hành: Cắm hoa.
4. Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí.
5. Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Ví dụ 1: Tiết 22 - Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 17


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018


Ở tiết trước, tôi yêu cầu các nhóm thực hiện bản tin chuyển động
24h với chủ đề “Hãy chung tay vì môi trường của chúng ta”. Để các em
thực hiện đúng và không lạc đề tôi gợi ý cho các em một vài điểm mấu
chốt để các em thực hiện như: Điều tra tình hình vệ sinh, rác thải trên
đường, việc vức rác bừa bãi của một bộ phận người dân trên địa bàn... để
thực hiện quay clip; qua quá trình điều tra các em rút ra được bài học và
kinh nghiệm gì cho bản thân?....
Trong tiết 22, khi tìm hiểu đến mục II, phần 2: Các công việc cần
làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp thì tôi yêu cầu các nhóm lên thể
hiện bản tin chuyển động 24h của nhóm mình. Từ đó, đưa ra kết luận cho
các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở, trường lớp sạch sẽ, ngăn nắp; nơi
công cộng luôn sạch, đẹp.
Clip học sinh thực hiện bản tin chuyển động 24h với chủ đề “Hãy
chung tay vì môi trường của chúng ta”. (phụ lục 1)
* Ví dụ 2: Tiết 40, 41 - Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (2 tiết).
Sau khi học xong nội dung kiến thức ở tiết 40, tôi yêu cầu các em
thực hiện đưa tin chuyển động 24h với chủ đề: Chạy theo lợi nhuận!
(Gợi ý: Để có những trái thanh long trọng lượng lớn, mẫu mã đẹp
theo yêu cầu của thương lái, nhiều nhà vườn bất chấp cảnh báo đã sử dụng
nhiều loại thuốc kích thích. Vì thế, tôi yêu cầu các em học sinh thực hiện
bản tin chuyển động 24h khảo sát về việc lạm dụng thuốc kích thích của
người dân trước khi thu hoạch quả Thanh long một tuần tại nơi mình
sinh sống)
Khi học tiết 41, tôi yêu cầu các nhóm lên trình bày các bản tin
chuyển động 24h. Sau khi các nhóm báo cáo xong, tôi nhận xét và tuyên
dương nhóm thực hiện tốt và hỏi: Các loại thức ăn do bất cẩn của con
người vì chạy theo lợi nhuận có là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn
không? Giải thích và nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú


Trang 18


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Sau khi các em thảo luận, tôi kết luận như sau: Trước khi thu
hoạch, người dân đã lạm dụng một số loại thuốc kích thích trái Thanh
long để tai cứng ít bị gãy, trái to nặng ký hơn đem bán nhiều tiền hơn.
Đây là hành vi không đúng. Có thái độ phê phán, ngăn ngừa những hành
vi gây mất an toàn thực phẩm; đặc biệt lạm dụng thuốc đã gây ảnh hưởng
không nhỏ không chỉ tới sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng môi trường
sống (đất, nước, không khí) và gây biến đổi khí hậu.
Clip học sinh thực hiện chuyển động 24h với chủ đề: Chạy theo lợi
nhuận (phụ lục 2).
Để việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm bằng chuyển động 24h có
hiệu quả thì tôi chuyển nội dung các chủ đề, những gợi ý cụ thể và “mấu
chốt” có liên quan đến kiến thức bài học để các em thực hiện clip chuyển
động 24h. Điểm nổi bật ở đây là chính bản thân học sinh tự tìm tòi kiến thức,
tìm kiếm tài liệu liên quan để thực hiện hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch
mà nhóm mình đề ra và được tôi kiểm định, khắc sâu kiến thức ngay tại lớp.
Trong quá trình thực hiện, tôi quy định clip không dài quá 05 phút và nội
dung đúng với chủ đề mà tôi và học sinh đã thống nhất.
Đối với những bản tin chuyển động 24h mang tính thời sự, các em
phát hiện ra những sai phạm của người dân trong quá trình trải nghiệm như
xử lý rác thải của gia đình không đúng nơi quy định, kinh doanh thức ăn
nhanh không đảm bảo vệ sinh, chạy theo lợi nhuận… thì tôi đặc biệt quan
tâm, nhấn mạnh, giáo dục học sinh không tái phạm và nói không với hành vi
sai trái trên; đồng thời nhắc nhở các em tuyên truyền đến bạn bè, những

người thân trong gia đình, cộng đồng cùng chung tay thực hiện tốt.
Đối với những bản tin Chuyển động 24h phù hợp, chất lượng về nội
dung và hình thức thì tôi tặng các em một phần thưởng nhỏ nhằm khích lệ
tinh thần, đồng thời giới thiệu với các giáo viên cùng bộ môn và các lớp khác
để các em được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 19


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

2.3.2.4. Lồng ghép hoạt động trải nghiệm bằng dự án.
Dự án mà tôi thực hiện ở bộ môn Công nghệ là một hình thức dạy học,
trong đó tôi yêu cầu các em học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm để
giới thiệu. Nhiệm vụ này được các em thực hiện với tính tự lực cao trong
toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Ở chương trình Công Nghệ 6, tôi đã lồng ghép hoạt động trải
nghiệm bằng dự án trong 11 bài:
1. Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục.
2. Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
3. Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
4. Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.
5. Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
6. Bài 13. Cắm hoa trang trí.
7. Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý.

8. Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
9. Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn.
10. Bài 25: Thu nhập của gia đình.
11. Bài 26: Chi tiêu trong gia đình.
* Ví dụ 1: Tiết 25 + 26 – Bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và
hoa (2 tiết).
Theo phương pháp truyền thống thì giáo viên dạy bài này như sau:
Tiết 25 dạy mục I và mục II – phần 1. Cây cảnh; tiết 26 dạy tiếp phần còn
lại. Còn tôi, khi dạy xong nội dung kiến thức của Tiết 25, tôi yêu cầu các
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 20


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

em thực hiện dự án: Vận dụng kiến thức bài học và kiến thức qua các
nguồn khác để làm một sản phẩm truyền thông theo chủ đề “Trường học
xanh”.
Để thực hiện được dự án trên, tôi chia lớp thành 4 nhóm (mỗi
nhóm 8 học sinh) và giới thiệu cho các em các loại hình sản phẩm mà các
em thực hiện: Bài viết, tranh vẽ, tờ rơi, video clip, báo ảnh....; các em tự
phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm mình như quan sát, ghi
chép, chụp ảnh, quay clip về các nội dung sau:
1. Hãy kể tên một số loại hoa và cây cảnh có ở địa phương?
2. Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở, trường,
lớp, nơi công cộng?
3. Cần làm gì để trường học luôn xanh?

4. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp?
Sau khi các nhóm đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tôi
yêu cầu các nhóm báo cáo cho tôi kế hoạch thực hiện của nhóm thông
qua việc trả lời các câu hỏi sau:
1. Các em dự kiến đi khảo sát ở địa điểm nào trên địa bàn xã Hàm
Phú để kể tên một số loại hoa và cây cảnh?
2. Nêu rõ thời gian (Mấy giờ? Ngày nào?) và tên các thành viên
tham gia thực hiện?
Cuối tiết học, các nhóm đều thống nhất được thời gian và địa điểm.
Trong các buổi chiều học sinh đi khảo sát, tôi đều tham gia nhằm hướng
dẫn, tư vấn, định hướng cho các em thực hiện đúng các nội dung theo yêu
cầu đặt ra.
Tiết 26, sau khi học xong nội dung kiến thức, tôi yêu cầu các nhóm
cử đại diện báo cáo và trình bày sản phẩm của nhóm mình – thời gian
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 21


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

thực hiện 10 phút; thảo luận 5 phút và cuối cùng tôi nhận xét, đánh giá dự
án của các nhóm về ý tưởng, trình bày, báo cáo...
Hình ảnh tờ rơi của nhóm 1, 2

Hình ảnh học sinh nhóm 3 thuyết trình sản phẩm:

Hình ảnh bài thuyết trình của nhóm 4:


* Ví dụ 2: Tiết 39 – Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý.
Sau khi học xong kiến thức, tôi chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu
các nhóm thực hiện dự án sau: Giả sử gia đình em có một thành viên có
dấu hiệu sụt cân, suy dinh dưỡng. Em hãy làm bài thuyết trình cảnh báo
cho mọi người về nguyên nhân, biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng. Từ đó
đưa ra lời khuyên dành cho ba mẹ, những người có con bị suy dinh
dưỡng và giới thiệu những thực phẩm cần thiết nên bổ sung.
Hình ảnh bài thuyết trình của học sinh.

* Ví dụ 3: Tiết 40 + 41 – Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (2
tiết).
Ở tiết 40, tôi dạy phần I. Vệ sinh thực phẩm và phần II. An toàn
thực phẩm.
Tiết 41, tôi dạy phần III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng,
nhiễm độc thực phẩm.
Đối với bài này, tôi yêu cầu học sinh thực hiện hai dự án:

Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 22


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Dự án thứ nhất (thực hiện ở phần III.1. Nguyên nhân ngộ độc thức
ăn)
Tôi yêu cầu học sinh thực hiện dự án với nội dung như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh
vật và độc tố của vi sinh vật.
Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc do thức ăn bị biến chất.
Nhóm 3: Tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc do bản thân thức ăn có
sẵn chất độc.
Nhóm 4: Tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các
chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.
Tôi hướng dẫn các em thực hiện một số kĩ năng (giao tiếp, tìm kiếm
trên mạng internet, trình bày trên giấy, sưu tập hình ảnh và tư liệu…); theo
dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, cách thu
thập thông tin, kỹ năng giao tiếp…) để hoàn thành dự án của nhóm mình.
Những nhiệm vụ trên được tôi hướng dẫn học sinh thực hiện trước
1 tuần nên khi học phần 1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn, tôi yêu cầu các
nhóm lần lượt lên báo cáo dự án của nhóm mình, sau đó thảo luận và rút
ra kiến thức của bài. Đối với cách làm này, tôi muốn các em học qua làm
để khắc sâu, nhớ lâu kiến thức vừa được trải nghiệm.
Các sản phẩm của dự án:

Dự án thứ hai (thực hiện phần III.2.b. Phòng tránh nhiễm độc)
Ở tiết trước, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện dự án như
sau: Các em hãy đóng vai là một cán bộ y tế của Trung tâm y tế cộng
đồng. Nhiệm vụ là thiết kế được các tờ rơi để giới thiệu với người dân
của địa phương các kiến thức về nhiễm độc thực phẩm. Qua đó đưa ra
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 23


Sáng kiến


Năm học 2017 – 2018

các biện pháp phòng tránh (gợi ý: học sinh tìm các tranh ảnh (in màu
hoặc vẽ) thực phẩm có chất độc như cá nóc, mầm khoai tây; thực phẩm
biến chất, bị nhiễm chất độc hóa học; đồ hộp quá hạn sử dụng... để làm
tờ rơi - học sinh làm ở nhà).
Khi tôi dạy xong kiến thức phần III.2.b. Phòng tránh nhiễm độc, tôi
kiểm tra việc thực hiện dự án của các em và chọn 2 tờ rơi thiết kế đẹp,
đầy đủ nội dung lên báo cáo. Sau đó, cả lớp cùng thảo luận, nhận xét
phần trình bày của bạn. Cuối cùng, tôi nhận xét, thu các tờ rơi của tất cả
học sinh về chấm điểm (điểm được cộng vào điểm kiểm tra thường
xuyên).
Các sản phẩm của dự án:

Tôi nhận thấy rằng, với cách làm này, các em học sinh được sử dụng
công nghệ thông tin làm bài tập, biết tích hợp kiến thức liên môn (Mĩ thuật,
Ngữ Văn, Tin học, Sinh học) để thực hiện, được tự mình tìm hiểu, phân tích
và đưa ra ý tưởng giải quyết vấn đề nên các em tiếp thu bài nhanh, hiểu kĩ
bài, và đặc biệt các em có ấn tượng mạnh và nhớ rất lâu nội dung bài học đó.
Ngoài ra, các em còn được rèn luyện sự tự tin khi đứng trước tập thể, khi bảo
vệ ý kiến của mình và khi tư vấn cho các bạn cùng lứa hiểu rõ vấn đề. Hơn
nữa, các em còn trở nên đoàn kết hơn, biết cách phối hợp làm việc theo nhóm
một cách hiệu quả.
2.3.2.5. Lồng ghép hoạt động trải nghiệm bằng các trò chơi.
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh
thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói
chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt
động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác
dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú


Trang 24


Sáng kiến

Năm học 2017 – 2018

Trò chơi được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung
học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ
năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận… Trò chơi là một phương
tiện để giúp học sinh nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội, về khoa học – kỹ
thuật, văn hóa văn nghệ, phát triển tốt các năng lực tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ,
tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi trí tuệ và trò chơi sáng tạo). Chơi cũng
đòi hỏi học sinh tư duy, ứng dụng tri thức vào hành động phát triển năng lực
thực hành. “Chơi” cũng là một cách học tập tích cực.
Mục đích của trò chơi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt
động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành
cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng
cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các học sinh, tạo hứng thú, xua tan căng
thẳng, mệt mỏi cho các em học sinh trong quá trình học tập và giúp cho quá
trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan
nhàm chán. Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các
thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải
nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình
huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực.
Khi lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng các trò chơi thì tôi
tổ chức cho các em dưới hình thức sau: Trò chơi học tập (được sử dụng để
củng cố, mở rộng, kiểm tra kiến thức học trên lớp) như trò chơi “ô chữ bí

mật”, hái hoa học tập…; trò chơi mô phỏng game truyền hình như: Đường
lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Rung chuông vàng… Qua các trò chơi này,
các em được tham gia, tương tác và được củng cố kiến thức, kỹ năng đã học
trên lớp.
Với các trò chơi tôi tổ chức cho các em, tôi rất thích trò chơi mô phỏng
game truyền hình vì nội dung rất phong phú đa dạng, vừa thực hiện việc củng
Lê Thị Huyền Trang – Giáo viên Trường THCS Hàm Phú

Trang 25


×