Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ WIFI diện rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 73 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐÀM CÔNG DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHO
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội – 2015


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐÀM CÔNG DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHO
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Ái Việt


Hà Nội – 2015


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
giáo, nguyên Viện trưởng Viện CNTT- Đại học Quốc Gia Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn
Ái Việt, người đã khơi nguồn, định hướng chuyên môn, cũng như trực tiếp hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện CNTT và các
thầy cô trong ĐH Quốc Gia Hà Nội đã góp ý kiến, nhận xét và quan tâm chỉ bảo, giúp
đỡ tận tình trong quá trình tôi học cũng như thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Lê Quang Minh, anh Đoàn Hữu
Hậu đã luôn sát cánh bên tôi, nhiệt tình quan tâm, động viên và hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã
tạo động lực và mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc
trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn
bè để tiếp tục hoàn thiện thêm hệ thống quản lý cho nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện
rộng.
Tác giả luận văn

Đàm Công Dũng


4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi,
có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm
2015
Tác giả

Đàm Công Dũng


5

TÓM TẮT
Mục tiêu của luận văn này là đưa ra được kiến trúc của hệ
thống quản lý, các kịch bản dịch vụ cho nhà cung cấp dịch vụ wifi
diện rộng, áp dụng cụ thể cho công ty Cổ phần Công nghệ Công
nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT-TECHNOLOGY.
Chương đầu của luận văn trình bày các xu hướng về công nghệ kết nối
Internet di động cũng như xu hướng người dùng sử dụng Internet, từ đó làm nổi bật
về sự tất yếu hình thành nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng.
Chương tiếp theo trình bày tổng quan các thành phần cấu thành của nhà cung
cấp dịch vụ Wifi diện rộng, đồng thời phân tích hiện trạng thị trường cung cấp dịch
vụ Wifi tại Việt Nam cũng như một số nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng tiêu biểu
trên thế giới.
Chương tiếp theo đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống quản lý cho nhà cung cấp
dịch vụ Wifi diện rộng, ứng dụng cho công ty Cổ phần Công nghệ Công
nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT-TECHNOLOGY và một số kết quả đạt
được cũng như hướng phát triển tiếp theo.

Chương cuối cùng đưa ra một số kết quả đạt được cũng như hướng phát triển
tiếp theo.


6

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN...............................................................................................12
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................12
1.1.1 Xu hướng về công nghệ.......................................................................................12
1.1.2 Xu hướng người dùng..........................................................................................14
1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................................20
...CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG
............................................................................................................................................. 22
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG.............22
2.1.1 Mô hình mạng kết nối..........................................................................................22
2.1.2 Các thành phần...................................................................................................22
2.2 HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI TẠI VIỆT NAM...................23
2.2.1 Công ty điện toán truyền số liệu VDC.................................................................23
2.2.1.1 Phương án triển khai dịch vụ...........................................................................23
2.2.1.2 Nhận xét...........................................................................................................25
2.2.2 FPT Telecom........................................................................................................25
2.2.2.1 Phương án triển khai dịch vụ...........................................................................25
2.2.2.2 Nhận xét...........................................................................................................26
2.2.3 Công ty Cổ phần NetNam....................................................................................26
2.2.3.1 Phương án triển khai dịch vụ...........................................................................26
2.2.3.2 Nhận xét...........................................................................................................27
2.2.4 Công ty Cổ phần Viễn thông ATI Việt Nam – mạng OneWireless........................28
2.2.4.1 Phương án triển khai dịch vụ...........................................................................28
2.2.4.2 Nhận xét...........................................................................................................28

2.3 CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI.........29
2.3.1 PCCW.................................................................................................................29
2.3.2 China mobile.......................................................................................................30
2.3.3 Boingo................................................................................................................. 32
2.3.4 Orange................................................................................................................33
2.4 NHẬN XÉT.................................................................................................................35
.CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHO
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ WIFI DIỆN RỘNG, ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VNPTTECHNOLOGY................................................................................................................. 36
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................................36
3.2 KỊCH BẢN DỊCH VỤ..................................................................................................36
3.2.1 Dịch vụ cung cấp.................................................................................................36


7
3.2.2 Khách hàng doanh nghiệp...................................................................................37
3.2.2.1 Doanh nghiệp thuê SSID..................................................................................37
3.2.2.2 Doanh nghiệp sử dụng gói cước doanh nghiệp................................................37
3.2.3 Người dùng cuối..................................................................................................37
3.2.3.1 Thuê bao vãng lai.............................................................................................38
3.2.3.2 Thuê bao trả trước...........................................................................................39
3.2.3.3 Thuê bao trả sau..............................................................................................40
3.2.4 Cổng thông tin (Captive Portal) truy cập dịch vụ...............................................41
3.2.5 Cấu trúc gói cước................................................................................................42
3.2.5.1 Thuê bao trả trước...........................................................................................42
3.2.5.2 Thuê bao trả sau..............................................................................................44
3.2.6 Cơ chế tính cước.................................................................................................45
3.2.6.1 Tính cước trọn gói............................................................................................45
3.2.6.2 Tính cước linh hoạt..........................................................................................45
3.2.7 Hình thức nạp tiền/thanh toán.............................................................................46

3.2.7.1 Thuê bao trả trước...........................................................................................46
3.2.7.2 Thuê bao trả sau..............................................................................................46
3.2.8 Báo cáo...............................................................................................................47
3.3 KIẾN TRÚC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG........................................................................47
3.3.1 Portal cho nhà phân phối (Reseller portal).........................................................48
3.3.2 Portal cho đối tác (Partner Web self-care)..........................................................48
3.3.3 Portal quản trị (Admin web portal).....................................................................48
3.3.4 Portal cho người dùng (Captive portal)..............................................................48
3.3.5 Tình cước và phân loại gói cước (Billing và Rating)...........................................49
3.3.6 Quản lý sản phẩm (Product management)..........................................................49
3.3.7 Quản lý gói giá (Pricing Management)...............................................................49
3.3.8 Quản lý khuyến mại (Promotion Management)...................................................50
3.3.9 Rating Engine......................................................................................................50
3.3.10 Hệ thống cước (Billing)...................................................................................51
3.3.11 Lập hóa đơn.....................................................................................................51
3.3.12 AAA và Policy Management (PCRF)...............................................................51
3.3.13 Quản lý Voucher (Voucher management).........................................................52
3.3.14 Quản lý thuê bao (Subscriber Management)....................................................52
3.3.15 Quản lý phân phối (Distribution management)................................................53
3.3.16 Notification và Alert.........................................................................................54
3.3.17 Quản lý đối tác (Partner management)............................................................54
3.3.18 Chăm sóc khách hàng (Customer care)...........................................................55
3.3.19 Charging gateway và billing gateway..............................................................55
3.3.20 Payment gateway.............................................................................................56
3.3.21 SMS gateway....................................................................................................56
3.3.22 MAP Gateway..................................................................................................56
3.3.23 Báo cáo............................................................................................................57


8

3.3.24 Hệ thống giám sát............................................................................................57
3.3.24.1 Giám sát mạng lưới toàn diện..........................................................................57
3.3.24.2 Cảnh báo linh hoạt...........................................................................................59
3.3.24.3 Bản đồ và công bố thông tin............................................................................59
3.3.24.4 Báo cáo chuyên sâu.........................................................................................60
3.3.25 Quản lý log......................................................................................................61
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI......63
4.1
4.2

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...............................................................................................63
HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................................................64

KẾT LUẬN......................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................66


9

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
SMP – Service Management
Platform
IN
Captive Portal
Voucher

PINCODE

Enterprise
AP- Access Point

Wifi Aggregation Gateway
(WAG)

SSID- Service Set IDentifier

Hệ thống quản lý dịch vụ
Hệ thống tính cước cho thuê
bao trả trước của các nhà
mạng di động
Portal đăng nhập của thuê
bao khi sử dụng dịch vụ
Bao gồm một chuỗi ký tự
bảo mật, và số serial. Dùng
để nạp tiền cho thuê bao
trả trước
Bao gồm một chuỗi ký tự
bảo mật và số serial. Dùng
để đăng nhập và sử dụng
dịch vụ
Xí nghiệp, Doanh nghiệp, Tổ
chức, Cơ quan
Thiết bị cung cấp sóng wifi
cho người dùng kết nối
Thiết bị tập trung lưu lượng
người dùng, có nhiệm vụ:
 Là cổng kết nối
Internet
 Thực thi các chính
sách do hệ thống SMP
gửi xuống

 Gửi bản tin cước cho
hệ thống SMP
Là chuỗi 32 ký tự chữ và số
nhận dạng duy nhất gắn
liền với tiêu đề của gói tin
gửi qua mạng cục bộ không
dây (WLAN).
Các SSID dùng để phân biệt
các WLAN từ khác nhau


10

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Lưu lượng dữ liệu Internet của di động........................................................12
Hình 1.2 So sánh băng thông 3G và Wifi....................................................................13
Hình 1.3 Sự tăng trưởng số lượng người sử dụng internet trên thế giới giai đoạn
1995-2010....................................................................................................................15
Hình 1.4. Lưu lượng sử dụng dữ liệu trung bình của mỗi thuê bao/tháng..................16
Hình 1.5 Số liệu khảo sát về mức độ thường xuyên truy cập vào mạng wifi bằng
laptop, netbook, cellphone...........................................................................................17
Hình 1.6 Thống kê số lượng người dùng Internet Việt Nam.......................................18
Hình 1.7 Xu hướng sử dụng dịch vụ Internet của người dùng Việt Nam....................18
Hình 1.8 Tần suất sử dụng các chương trình giải trí...................................................19
Hình 1.9 Tỷ lệ truy cập Internet trên Mobile Phone....................................................19
Hình 1.10 Cách truy cập Internet................................................................................20
Hình 2.1 Tổng quan kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng.............22
Hình 2.2 Các gói cước dịch vụ của PCCW.................................................................29
Hình 2.3 Bảng gói cước dịch vụ của China Mobile....................................................31
Hình 2.4 Bảng gói cước của Boingo...........................................................................32

Hình 2.5 Bảng gói cước của Orange...........................................................................34
Hình 3.1 Các đối tượng sử dụng hệ thống SMP..........................................................36
Hình 3.2 Quy trình sử dụng dịch vụ của thuê bao vãng lai.........................................39
Hình 3.3 Quy trình sử dụng dịch vụ của thuê bao trả trước........................................39
Hình 3.4 Quy trình sử dụng dịch vụ của thuê bao trả sau...........................................40
Hình 3.5 Kiến trúc tổng thể hệ thống SMP.................................................................47
Hình 3.6 Mô hình phân cấp tài khoản khách hàng......................................................53
Hình 3.7 Hệ thống phân cấp phân phối.......................................................................54
Hình 3.8 Giao diện giám sát........................................................................................58
Hình 3.9 Giao diện cảnh báo.......................................................................................59
Hình 3.10 Biểu đồ tổng hợp........................................................................................60
Hình 3.11 Báo cáo chi tiết hệ thống............................................................................61
Hình 3.12 Giao diện hiển thị hệ thống báo cáo...........................................................62

DANH MỤC BẢNG BIỂ


11

Bảng 1 Bảng gói cước dịch vụ Wifi của VDC............................................................24
Bảng 2 Bảng gói cước dịch vụ Wifi của NetNam.......................................................27
Bảng 3 Bảng gói cước dịch vụ Wifi của China Mobile...............................................31
Bảng 4 Bảng tính năng Captive Portal cho thuê bao...................................................42
Bảng 5 Cấu trúc gói cước cho khách hàng thường xuyên...........................................43
Bảng 6 Cấu trúc gói cước cho khách hàng vãng lai....................................................43
Bảng 7 Cấu trúc gói cước cho thuê bao trả sau...........................................................44


12


1 Chương 1.TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1

Xu hướng về công nghệ

1.1.1.1
Những thách thức đối với mạng di động trong tương lai
Sự thành công của iPhone (Apple) đã tạo ra một chuyển biến
mang tính cách mạng đối với cách sử dụng điện thoại của người
dùng. Màn hình cảm ứng đem lại cho họ trải nghiệm thú vị với các
trò chơi và ứng dụng. Sau iPhone, những chiếc điện thoại trên nền
Android của Google và Windows Phone của Microsoft cũng được đưa
ra bởi nhiều nhà sản xuất hàng đầu như HTC, Samsung, LG,
Motorola và Sony Ericsson. Lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu đã và
đang có sự gia tăng đột biến.

Hình 1.1 Lưu lượng dữ liệu Internet của di động (nguồn Cisco® Visual Networking Index
(VNI) Global Mobile Data Traffic Forecast Update)

Có một thực tế với các smartphones là khi người sử dụng thường
xuyên phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác họ vẫn có nhu cầu
truy cập vào Internet, thời gian có thể chỉ là một vài giây nhưng
cũng có thể lên đến hàng giờ đồng hồ; thêm vào đó, ở những nơi
đông người như sân vận động thì tình trạng nghẽn mạng thường sẽ
xảy ra. John Donavan, CTO của AT&T cho biết “mạng 3G không
được thiết kế một cách hiệu quả về phương diện này”. Sự phân bổ
không đồng đều của truyền tải dữ liệu trên băng thông rộng sẽ dẫn



13

đến sự phân chia không đồng đều cơ sở hạ tầng mạng; theo đó,
chất lượng dịch vụ sẽ giảm.
Trong thế giới mạng xã hội mà người dùng có thể tạo ra các
nguồn nội dung trên đó, chính một trong số những người dùng này
sẽ trở thành những nút mạng linh hoạt cao. Để có thể đáp ứng được
nhu cầu của người dùng, những nhà sản xuất thiết bị đầu cuối như
Nokia, HTC, Apple, Samsung đã tung ra các dòng điện thoại có thể
hỗ trợ một vài hoặc hầu hết các ứng dụng trên nềnMobile
Broadband như email, bản đồ, blog, video, mạng xã hội, truyền hình
di động, game online.
1.1.1.2
Sự phát triển của công nghệ Wifi
Trong những năm gần đây, công nghệ Wifi đã phát triển theo một
xu hướng mới. Việc ứng dụng Wifi được đánh giá là giải pháp hữu
hiệu mở rộng băng thông cho mạng di động cũng như tăng cường
hiệu quả kinh doanh cho các nhà mạng. Và một xu hướng rõ ràng có
thể nhận thấy đó là sự hình thành các nhà mạng Wifi.
Đảm bảo kết nối: Nếu kết nối Wifi là khả dụng và nằm trong kế
hoạch cung cấp dịch vụ của cùng nhà mạng di động thì người dùng
có thể sẽ thích truy cập qua Wifi hơn vì nó cho tốc độ cao nhưng chi
phí lại thấp hơn. Nếu kết nối Wifi không khả dụng thì đã có lựa chọn
thứ hai là truy cập qua mạng 3G.
Mở rộng băng thông, nâng cao tốc độ: Băng thông của mạng
Wifi cao hơn gấp 10 lần so với băng thông của mạng 3G. Băng
thông bình thường của 3G là 30MHz. Dải tần Wifi 2.4GHz và 5Ghz
cộng lại cho băng thông lên tới hơn 300MHz.



14

Hình 1.2 So sánh băng thông 3G và Wifi

Nâng cao hiệu quả sử dụng dải tần: Lưu lượng dịch vụ dữ liệu
sẽ được chuyển sang Wifi đến mức tối đa có thể, dành dải tần 3G
cho mục đích chính là phục vụ các cuộc gọi thoại và các dịch vụ dữ
liệu không đòi hỏi băng thông quá lớn.
Sẵn sàng với các dịch vụ cần băng thông rộng: với băng
thông gấp 10 lần dành cho truyền tải dữ liệu, các ứng dụng hấp dẫn
cần băng thông rộng có thể được thực thi, ví dụ như: video, mạng
xã hội, truyền hình di động, game online ....
Tăng cường chất lượng dịch vụ dữ liệu indoor: Do việc triển
khai Wifi ít tốn kém hơn 3G nên ở những nước mà 3G chưa phủ sóng
rộng hoặc không đem lại hiệu quả chi phí đối với việc cung cấp dịch
vụ bên trong các công trình thì mạng Wifi là một giải pháp hữu hiệu.
1.1.2

Xu hướng người dùng

1.1.2.1
Xu hướng người dùng trên thế giới
Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như tiến bộ xã hội
khiến cho nhu cầu thông tin giao tiếp và giải trí của con người ngày
càng cao. Tỷ lệ thuê bao di động/dân số của các nước trên thế giới
tiếp tục gia tăng trong những năm vừa qua. Ở một số quốc gia, con
số này thậm chí đã vượt xa 100% vào năm 2010, điển hình là Hồng
Kông (188%), Saudi Arabia (170%), một số quốc gia châu Mỹ như
Brazil (113%), Argentina (126%), US 96%. Một số quốc gia châu Á



15

cũng đạt tỷ lệ cao như Nhật Bản (84%), Ấn Độ (71%), Indonesia
(73%), Phillipines (74%), Đài Loan (110%)
Số người truy cập internet trên toàn thế giới cũng tăng một cách
chóng mặt. Nếu cuối năm 2000 mới có 361 triệu người sử dụng
Internet thì đến đầu năm 2011 con số này đã là 2.11 tỷ (theo
Internetworldstats). Một thống kê của China Telecom cho thấy có tới
40% số người dùng điện thoại di động có trải nghiệm Internet trên
thiết bị của họ, trong đó 15% sử dụng một cách thường xuyên.

Hình 1.3 Sự tăng trưởng số lượng người sử dụng internet trên thế giới giai đoạn 1995-2010
(Nguồn: www.internetworldstats.com, tháng 1 năm 2009)

Sự bùng nổ của Internet không chỉ dừng ở số lượng người sử
dụng. Nếu trước đây truy cập Internet đơn giản là để tìm kiếm tin
tức, duyệt mail hay nghe nhạc thì ngày nay những nhu cầu đó đã
được nâng lên một tầm cao mới. Mỗi ngày có hàng triệu người sử
dụng các dịch vụ dựa trên nền tảng Internet như gọi điện video,
mạng xã hội Facebook, Twitter, Google+, chơi game online, nghe
nhạc trực tuyến, xem phim online…Yêu cầu trải nghiệm của họ cũng
khác trước, họ muốn âm thanh, hình ảnh phải có chất lượng cao
hơn, đồng nghĩa với dung lượng truyền đến phải lớn hơn. Không chỉ
có vậy, người tiêu dùng muốn được trải nghiệm những dịch vụ đó ở
mọi nơi, vào bất cứ lúc nào họ thích với mọi thiết bị họ có.Điều này


16


khiến cho lượng dữ liệu mỗi người sử dụng lớn hơn và nhu cầu đối
với các thiết bị nhỏ gọn thông minh cũng cao hơn.
Các kết quả nghiên cứu của Cisco 1 cho thấy: năm 2010, lưu lượng
sử dụng dữ liệu trên điện thoại của mỗi thuê bao đã tăng 2.6 lần.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp con số này tăng theo cấp số xấp xỉ 3.
Cisco cũng dự báo từ năm 2010 đến 2015 mức tăng trung bình sẽ
đạt 92%/năm, lên tới 6.3 Exabyte/tháng vào năm 2015. Nhu cầu về
lưu lượng sử dụng gia tăng cùng với sự phát triển chóng mặt của số
thuê bao Mobile Internet đặt ra thách thức lớn đối với nhà cung cấp
dịch vụ là phải đảm bảo khách hàng của họ có được đường truyền
tốt để trải nghiệm các dịch vụ.

Hình 1.4. Lưu lượng sử dụng dữ liệu trung bình của mỗi thuê bao/tháng
từ 2010- 2015 (Nguồn: Cisco VNI Mobile, 2011)

Trong khi nhu cầu sử dụng các thiết bị di động như điện thoại,
máy tính xách tay, máy tính bảng với mục đích truy cập vào
Internet ngày càng cao thì đường truyền 2G đã lỗi thời và không
đáp ứng được về mặt tốc độ, còn đường truyền 3G cũng dần trở nên
quá tải do số lượng thuê bao khổng lồ. Theo thống kê của
TeleGeography, tính đến hết quý III năm 2010 trên toàn cầu đã có
khoảng 694 triệu thuê bao 3G, tuy nhiên chỉ chiếm 14% tổng số
thuê bao di động và con số đó có thể sẽ tăng nhanh hơn nữa. Sự
nghẽn mạng 3G thường xảy ra ở những nơi tập trung đông người
như hội nghị, sân vận động, nhà ga xe lửa, sân bay, khi nhiều người
1


17


cùng sử dụng thiết bị của mình truy cập vào Internet. Để đáp ứng
được nhu cầu, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng Wifi nhiều hơn
mặc dù công nghệ này còn bị hạn chế về vùng phủ sóng. Một cuộc
khảo sát của Gigaom cho kết quả là có tới 42% số người dùng
laptop và 39% số người dùng điện thoại di động sẽ truy cập vào
Internet qua Wifi bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào có thể. Những điểm
truy cập Wifi (hotspot) phổ biến nhất là tại nhà, tại cơ quan, tại
quán cà phê hay nhà hàng và khách sạn. Nếu vùng phủ sóng wifi có
thể mở rộng hơn nữa thì xu hướng này sẽ phát triển rất mạnh mẽ.

Hình 1.5 Số liệu khảo sát về mức độ thường xuyên truy cập vào mạng wifi bằng laptop,
netbook, cellphone (Nguồn: Gigaom)

1.1.2.2
Xu hướng người dùng tại Việt Nam
Trong suốt 17 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong top 20
quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất thế giới.


18

Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam
xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế
giới trong quý I/2012. Cụ thể Việt Nam có 30.858.742 người dùng
Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số
thế giới. So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng
Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu
vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).

Hình 1.6 Thống kê số lượng người dùng Internet Việt Nam (nguồn: VNNIC)



19

Hình 1.7 Xu hướng sử dụng dịch vụ Internet của người dùng Việt Nam (nguồn: Cimigo
NetCitizens)

Giải trí là một lĩnh vực quan trọng của việc sử dụng Internet tại
Việt Nam. Các hoạt động chính liên quan đến giải trí là nghe nhạc,
xem phim, trong đó hơn một nửa số người sử dụng Internet làm một
cách thường xuyên. 60% đã từng tải nhạc và 40% làm điều đó một
lần một tuần hoặc thường xuyên hơn. Gần một nửa số người sử
dụng Internet đã từng xem phim trực tuyến. Chơi game ít phổ biến
đối với đa số người sử dụng Internet; Tuy nhiên vẫn có một khoảng
8% người sử dụng internet những người chơi game hàng ngày. Giải
trí rõ ràng là một hoạt động cho những người trẻ tuổi. Người sử
dụng Internet từ 15 -24 năm sử dụng tất cả các hoạt động vui chơi
giải trí trực tuyến nhiều hơn.


20

Hình 1.8 Tần suất sử dụng các chương trình giải trí (Nguồn: Cimigo NetCitizens)

Trong xu thể phát triển hiện nay, xu thể truy cập Internet di động
ngày càng phát triển. Nhu cầu truy cập Internet tại mọi nơi ngày
càng tăng.

Hình 1.9 Tỷ lệ truy cập Internet trên Mobile Phone (nguồn: Cimigo NetCitizens)


Cách thông thường để truy cập internet là từ một máy tính để
bàn. 80% truy cập internet từ máy tính để bàn và máy tính xách tay
là 38%. Một cách mới để truy cập vào internet là từ điện thoại di
động (điện thoại thông minh), mà một trong bốn người sử dụng
internet thường làm.


21

Hình 1.10 Cách truy cập Internet (nguồn: Cimigo NetCitizens)

Như vậy, việc hình thành một nhà mạng cung cấp dịch vụ
Wifi diện rộng sẽ là điều tất yếu và là xu hướng chung của
thế giới, có lợi ích rất to lớn và thực tiễn, nâng cao chất
lượng dịch vụ cho người dùng đồng thời tận dụng hiệu quả
các hạ tầng sẵn có của các nhà mạng có dây như VNPT,
Viettel, FPT…
Trong mô hình nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng, có 2
thành phần chính:

 Hệ thống truyền tải: Bao gồm các thành phần liên
quan đến việc cung cấp môi trường truyền dẫn,
truyền tải dữ liệu người dùng (hệ thống Access
Point

,

hệ

thống


truyền

dẫn,

hệ

thống

Wifi

Aggregation Gateway …)

 Hệ thống quản lý: Đây là bộ não của nhà cung cấp
dịch vụ Wifi diện rộng, nó là nơi cung cấp, xử lý tất
cả các nghiệp vụ về khách hàng, gói cước, chính sách
cước, thanh toán như thẻ cào, thẻ credit, hệ thống
chăm sóc khách hàng… đây là nền tảng, dữ liệu phục
vụ cho toàn bộ hệ thống hoạt động.
Nhận thức được điều đó, người viết đề tài này nhằm
nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ cho nhà cung
cấp dịch vụ Wifi diện rộng.
1.2 Phạm vi nghiên cứu


22

Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề ra,
luận văn tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm
trong phạm vi sau:

 Các thành phần của một hệ thống quản lý dịch vụ đối với một
nhà cung cấp dịch vụ Internet.
 Các kịch bản dịch vụ người dùng đã triển khai tại một số nhà
mạng cung cấp dịch vụ wifi diện rộng trên thể giới
 Các yêu cầu tính năng quản trị hệ thống, vận hành dịch vụ,
chăm sóc khách hàng.
 Đôi nét về tình hình triển khai dịch vụ Wifi của một số nhà
cung cấp tại Việt Nam và thế giới.
 Đề xuất nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý cho nhà
cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng.
 Thời gian nghiên cứu được từ đầu tháng 08/2015 đến ngày
20/12/2015.


23

2 Chương 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
WIFI DIỆN RỘNG
2.1 Tổng quan về hệ thống mạng cung cấp dịch vụ Wif diện
rộng
2.1.1

Mô hình mạng kết nối

Hình 2.11 Tổng quan kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ Wifi diện rộng

2.1.2

Các thành phần


 UE (User Equipment): Thiết bị đầu cuối (UE) là những thiết bị
hỗ trợ wifi như Smartphones, Tablets, Laptop...
 Access Point và Mạng truy nhập vô tuyến (RAN): Mạng truy
nhập vô tuyến (Radio Access Network - RAN) được tạo thành
từ các Access Point. Cung cấp kết nối wifi cho các thiết bị đầu
cuối của người dùng (UE).


24

Access Point có 02 loại chính :
o Indoor Access Point : Là các thiết bị Access Point thường
được lắp trong các tòa nhà, hộ gia đình với công suất
phát sóng nhỏ, phạm vi phủ sóng hẹp.
o Outdoor Access Point : Là các thiết bị Access Point
thường được lắp ngoài trời, có công suất phát sóng và
phạm vi phủ sóng lớn.
 Wifi Aggregation Gateway (WAG): Wifi Aggregation Gateway
đóng vai trò như một BRAS cho mạng WiFi, bao gồm các chức
năng chính sau đây:
o Tổng hợp lưu lượng từ nhiều thiết bị Access Points
o Thực hiện chức năng DHCP và NAT (nếu có)
o Điều khiển truy cập của người dùng.
o Thực thi chính sách (policies) do hệ thống quản lý yêu
cầu.
o Cung cấp kết nối mạng lớp 3 và định tuyến IP thông
qua mạng xương sống của nhà cung cấp dịch vụ
Internet
 Hệ thống quản lý dịch vụ:
Hệ thống quản lý dịch vụ là bộ não của nhà cung cấp dịch vụ

Wifi, nó là nơi xử lý tất cả các nghiệp vụ về khách hàng, gói
cước, chính sách cước, thanh toán như thẻ cào, thẻ credit, hệ
thống chăm sóc khách hàng…đây là nền tảng, dữ liệu phục
vụ cho toàn bộ hệ thống hoạt động.
2.2 Hiện trạng thị trường cung cấp dịch vụ Wif tại Việt Nam
2.2.1

Công ty điện toán truyền số liệu VDC

2.2.1.1 Phương án triển khai dịch vụ
Cuối năm 2003, VDC cung cấp dịch vụ wifi hostpot với tên
thương hiệu là WiFi@VNN. Mục tiêu ban đầu của mạng WiFi@VNN là
phục vụ SEA Games 22. VDC đã triển khai lắp đặt khoảng 100 điểm
lắp đặt hostpot tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà nẵng 2. Các điểm đặt
wifi bao gồm: những điểm diễn ra SEA Games, các sân bay, nhà ga,
2


25

khách sạn …. Hệ thống cho phép 1.000 máy truy cập cùng lúc trong
phạm vi 300m. Mạng WiFi@VNN được người dùng đánh giá cao.
Dịch vụ được cung cấp dưới hình thức trả trước, với các mệnh giá:
30.000 đồng; 50.000 đồng; 100.000 đồng; 200.000 đồng; 300.000
đồng; 500.000 đồng và 1.000.000 đồng. Cước dịch vụ Wifi@VNN sẽ
được tính theo lưu lượng với mức giá 1.000 đồng/MB.
Đến năm 2011 – 2012, VDC tiếp tục cho ra đời mạng WifiNet,
một dịch vụ truy cập internet qua sóng wifi. WifiNet được triển khai
tại các trường đại học và các khu dân cư lớn trên địa bàn Hà Nội,
như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Ký túc xá Đại học Giao thông vận

tải, KTX Đại học Công Đoàn, KTX Đại học Kinh tế quốc dân …. Hiện
VDC đang cung cấp 02 hình thức thanh toán cho thuê bao WifiNet là
Daycard và FlexCard3:
 Daycard: là hình thức thanh toán trọn gói theo ngày, cho
phép dùng mạng trong vòng 24h tính từ khi nạp thẻ với dung
lượng không hạn chế. Thẻ có mệnh giá 10,000 đồng. Gói
cước này linh hoạt cho sinh viên (ngày nào đi học, không sử
dụng internet thì không mất cước phí).
 Flexcard: là hình thức thanh toán theo lưu lượng sử dụng, có
04 gói cước với mệnh giá và giới hạn khác nhau:
Bảng 1 Bảng gói cước dịch vụ Wifi của VDC

Gói cước

Mệnh

Thời gian được

Dung

Phí sử

Flexcard80

giá
30.000 đ

sử dụng
800 phút *


lượng
Không hạn

dụng
2,300đ/1h

1,700 phút*

chế
Không hạn

1,700đ/1h

0
Flexcard17

50.000 đ

00
Flexcard3G

100.000

30 ngày **

3GB

B
Flexcard6G


đ
180.000

30 ngày**

6GB

B

đ

3

chế


×