Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.18 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ NGA

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------NGUYỄN THỊ NGA

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên nganh: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Quang Ty


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây làcông trinh̀ nghi ên cƣƣ́u đôcc̣ lâpc̣ của tô i. Các số
liêụ vàkết quảnghiên cƣƣ́u trong luâṇ văn là trung thực . Các số liệu trích dẫn
trong quátrinh̀ nghiên cƣƣ́u đều ghi rõnguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, cùng với sƣ c̣nỗlƣcc̣ của bản
thân, tôi đã nhâṇ đƣơcc̣ sƣ gc̣ iúp đỡ tận tình, có hiệu quả tƣ̀ TS. Đinh Quang Ty

- thầy hƣớng dẫn khoa học và xin gƣƣ̉i lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế

Chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Lãnh đạo và
các cán bộ Chi cục Thuế huyện Hoài Đức, tất cả bạn bè và ngƣời thân đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thƣcc̣ hiêṇ luận văn này.
Để có thể đạt đƣợc nhƣƣ̃ng k ết quả nghiên cứu tốt hơn trong tƣơng lai ,
tác giả rất mong tiếp tucc̣ nh ận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các
nhà chuyên môn, của các thầy cô trong Khoa Kinh tế chính trị, Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và những ngƣời thân khác
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..............................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN THIẾT YẾU VÀ QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN....................................................................................4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài............................................................4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc............................................................ 5
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và quản lý nhà
nƣớc về thuế thu nhập cá nhân......................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân.........................9

1.2.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân................................................19
1.2.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân.....27
1.3 Một số mô hình tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân ở các nƣớc trên thế
giới, có thể tham khảo cho Việt Nam..............................................................32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................39
2.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................39
2.1.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin, tài liệu............................................... 39
2.1.2 Phƣơng pháp xử lý thông tin tài liệu, số liệu.........................................40
2.1.3 Phƣơng pháp phân tích thông tin, số liệu..............................................40
2.2 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.............................................42
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC.........................................................43


3.1 Giới thiệu khái quát về bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay và Chi
cục Thuế Hoài Đức......................................................................................... 43
3.1.1 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay................43
3.2 Tình hình và kết quả quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Hoài
Đức giai đoạn 2013 - 2016..............................................................................50
3.2.1 Khái quát bƣớc đầu về tình hình........................................................... 50
3.2.2 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế.......................................51
3.2.3 Công tác kê khai và kế toán thuế........................................................... 53
3.2.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân và xử lý vi
phạm về kê khai và nộp thuế...........................................................................62
3.3 Đánh giá chung......................................................................................... 63
3.3.1 Những kết quả nổi bật trong quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
huyện Hoài Đức.............................................................................................. 63
3.3.2 Những hạn chế đáng lƣu ý trong quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa
bàn huyện Hoài Đức và nguyên nhân............................................................. 72
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC......................................................................................84
4.1 Định hƣớng cơ bản trong việc tăng cƣờng quản lý thuế thu nhập cá nhân
đến năm 2020, tầm nhìn 2025.........................................................................84
4.1.1 Bảo đảm thực hiện và có hiệu quả đúng chủ trƣơng, chính sách, pháp
luật thuế trong từng giai đoạn......................................................................... 84
4.1.2 Bảo đảm công bằng xã hội và nguồn thu cho NSNN............................ 85
4.2 Các nhóm giải pháp...................................................................................86
4.2.1 Rà soát và tăng cƣờng công tác cấp mã số thuế cá nhân.......................86
4.2.2 Về quản lý thu nhập chịu thuế................................................................87


4.2.3 Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá
nhân.................................................................................................................90
4.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế......................92
4.2.5 Đóng gớp ý kiền để hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân và các
chính sách khác liên quan............................................................................... 94
4.2.6 Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tin học hóa công tác quản lý thu thuế.................98
4.2.7 Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý........................................... 99
4.2.8 Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ ngành thuế...............................100
4.2.9 Kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong
công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân........................................................103
KẾT LUẬN...................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................108


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

CBCC

Cán bộ công chức

2

HCSN

Hành chính sự nghiệp

3

MST

Mã số thuế

4



Nghị định

5

NNT


Ngƣời nộp thuế

6

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

7

QLT

Quản lý thuế

8

QTT

Quyết toán thuế

9

TNCN

Thu nhập cá nhân

10

TP


Thành Phố

11

TT

Thông tƣ

12

UNT

Ủy nhiệm thu

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1 Cấu trúc của thuế qua các giai đoạn phát triển

15


2

Bảng 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế theo chức năng
của Chi cục Thuế huyện Hoài Đức

49

3

Bảng 3.2 Nguồn lực quản lý thuế TNCN tại Cục thuế TP Hà
Nội và Chi cục Thuế huyện Hoài Đức

50

4

Bảng 3.3

58

5

Bảng 3.4 Kết quả thu nợ thuế TNCN của Chi cục Thuế
huyện Hoài Đức giai đoạn 2013-2016

60

6


Bảng 3.5 Kết quả thực hiện hoàn thuế TNCN tại Chi cục
Thuế huyện Hoài Đức giai đoạn 2013-2016

61

Kết quả thu nộp thuế TNCN tại Chi cục Thuế
Hoài Đức giai đoạn 2013-2016

ii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế

43

2

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức Cục thuế trực thuộc Tổng cục
Thuế

44


3

Sơ đồ 3.3 Cơ cấu, tổ chức Chi cục Thuế trực thuộc Cục T

45

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở tất cả các nƣớc trên thế giới hiện nay thuế đƣợc dùng làm công cụ
điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và
là công cụ chủ yếu để huy động nguồn lực vật chất cho nhà nƣớc. Trong điều
kiện kinh tế Việt Nam, thuế gián thu có vai trò rất to lớn; nhƣng với mục đích
điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội bằng thuế trong nền kinh tế thì
thuế trực thu lại thể hiện tính ƣu việt, đồng thời làm tăng nguồn thu cho Ngân
sách nhà nƣớc (NSNN) một cách hợp lý, hợp hiến. Vì vậy, hƣớng đến một
chính sách thu nhập là điều tất yếu nhằm góp phần điều tiết bớt một phần thu
nhập từ các tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hình thành các quỹ tiền tệ
tập trung giúp Nhà nƣớc ngày càng thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội
của mình.
Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) ra đời ở Việt Nam vào năm 1990 dƣới
tên gọi “Pháp lệnh thuế đối với ngƣời có thu nhập cao” và đã trải qua 8 lần
sửa đổi, bổ sung vào các năm 1992, 1994, 1997, 1999, 2001, 2004, 2007,
2012 để phù hợp với những điều kiện về kinh tế - xã hội. Luật Thuế TNCN ra
đời để thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực
tài chính và đã đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý thuế TNCN.
Luật có hiệu lực từ 01/01/2009.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thủ
đô Hà Nội nói chung và Hoài Đức nói riêng trở thành nơi tập trung một bộ
phận lớn dân cƣ sinh sống và làm việc. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu rộng với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, thị trƣờng
lao động mở rộng và sự ra đời của nhiều ngành nghề mới có thu nhập cao
chính là yếu tố làm tăng thu nhập của đông đảo dân cƣ. Sự đa dạng về hình
thức thu nhập và gia tăng số lƣợng cá nhân có thu nhập chịu thuế đòi hỏi
công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn cần đƣợc hoàn thiện hơn. Thực tế
1


đã cho thấy, công tác quản lý thuế TNCN ở thành phố Hà Nội nói chung và
huyện Hoài Đức nói riêng vẫn còn hạn chế đáng quan ngại liên quan đến cấp
mã số thuế, kê khai và nộp thuế, quản lý nợ, thanh tra và kiểm tra thuế,...
Những hạn chế này đã và đang ảnh hƣởng bất lợi đến phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn.
Nhƣ vậy, để Luật thuế thu nhập cá nhân thực sự phát huy đƣợc vai trò
là công cụ phân phối thu nhập đảm bảo tính công bằng xã hội thì công tác
quản lý thuế phải đƣợc xem xét, xử lý thật sự khoa học và kỹ lƣỡng. Tuy
nhiên trên thực tế hiện nay công tác trọng yếu này đã và đang bộc lộ không ít
hạn chế và bất cập; đáng lƣu ý về việc ban hành chính sách còn chồng chéo,
tổ chức thực hiện chính sách kém hiệu quả; bộ máy quản lý cồng kềnh và việc
kiểm soát thực hiện chính sách, tuyên truyền chính sách thuế thu nhập cá nhân
đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội là chƣa đạt hiệu quả cao; công tác tin
học hóa trong quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng chƣa đƣợc nâng cao dẫn
đến việc gây phiền nhiễu cho ngƣời dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế,
… làm giảm hiệu quả của chính sách thuế thu nhập cá nhân trong xã hội.
Những vấn đề nói trên thật sự có tính cấp thiết; đòi hỏi phải có những
giải pháp thích hợp tăng cƣờng công tác quản lý thuế TNCN . Luận văn
“Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà

Nội” sẽ góp phần đáp ứng những yêu cầu thiết yếu đó.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Chi cục thuế huyện Hoài Đức cần
phải làm gì và làm nhƣ thế nào để hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân
trên địa bàn Huyện?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân tại chi cục thuế huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn chỉ ra hạn
chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu
2


quả của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trong những năm tới của chi
cục thuế huyện Hoài Đức.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thuế TNCN và về quản lý
thuế TNCN.
- - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNCN ở huyện Hoài
Đức, góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của lĩnh vực
này trên địa bàn.
- - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý thuế TNCN
góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn : Luận văn đi sâu nghiên cứu về
quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội .
 Phạm vi nghiên cứu : Thực trạng quản lý thuế TNCN trên địa bàn
huyện Hoài Đức, TP Hà Nội giai đoạn 2013-2016 ; và các giải pháp đến năm
2020, tầm nhìn 2025.
4. Kết cấu của luận văn:


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc trình bày thành 4 chƣơng nhƣ sau :
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận thực tiễn thiết yếu về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
huyện Hoài Đức
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Hoài Đức
3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN - THỰC TIỄN THIẾT YẾU VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1

Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Thuế thu nhập nói chung và thuế TNCN nói riêng đã đƣợc áp dụng từ
lâu trên thế giới và có lịch sử hàng trăm năm. Thuế TNCN đƣợc áp dụng lần
đầu tiên ở Anh năm 1799 dƣới hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang
trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và đƣợc chính thức ban hành vào năm
1842. Sau đó, thuế TNCN đƣợc lan truyền nhanh chóng sang các nƣớc công
nghiệp khác nhƣ: Nhật Bản (năm 1887), Mỹ (năm 1913), Pháp (năm 1914)…
Các nƣớc Châu Á nhƣ Thái Lan bắt đầu áp dụng vào năm 1939, ở Philippin
năm 1945, Hàn Quốc năm 1948, Inđônêsia năm 1949, Trung Quốc năm 1984.
Đến nay, đã có khoảng 180 nƣớc áp dụng thuế TNCN và thuế TNCN đã trở

thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nhiều nƣớc.
Các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển đều coi thuế TNCN là một
trong những sắc thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc huy động nguồn
thu ngân sách, thực hiện phân phối theo nguyên tắc công bằng xã hội và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, đặt ra mức thuế cao hay thấp, đánh vào tổng
thu nhập hay đánh vào từng khoản thu nhập khác nhau của chủ thể thƣờng
phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong chính
sách kinh tế, xã hội của từng nƣớc ở từng thời kỳ nhất định. Ở các nƣớc phát
triển, thuế TNCN thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu từ thuế (Thuế
TNCN chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng thu thuế Ngân sách Liên bang Mỹ,
Tây Ban Nha 38%, Anh 35%, Đan Mạch 50%) và đƣợc xem là một loại thuế
rất quan trọng, thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế, là công cụ
4


đảm bảo tính công bằng, tính hiệu quả kinh tế và hội nhập (PGS. TS. Lê Văn
Ái, TS. Đỗ Đức Minh, “Chƣơng 2 - Thuế TNCN của một số nƣớc trên thế
giới và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam”, Thuế TNCN trên thế giới và
định hướng vận dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2002,
trang 45-106).
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong thời kỳ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, Nhà nƣớc ta không thu thuế đối với thu nhập của cá nhân không kinh
doanh. Bởi vì, nguồn thu nhập của cƣ dân trong xã hội thời kỳ đó mang tính chất
thuần nhất, do cơ chế phân phối bình quân theo kế hoạch trực tiếp của Nhà
nƣớc. Khi thực hiện đƣờng lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chế độ phân phối
thu nhập theo cơ chế thị trƣờng hình thành và phát triển, thu nhập của ngƣời dân
đƣợc cải thiện. Bên cạnh đó, sự phân hóa thu nhập và phân cực

giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội diễn ra rất nhanh. Để động

viên một phần thu nhập của một bộ phận dân cƣ có thu nhập cao hơn so với
mức thu nhập chung của cộng đồng vào NSNN và thực hiện chính sách điều
tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội, ngày 27/12/1990 Hội
đồng Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập
cao, Pháp lệnh này đƣợc áp dụng trên thực tế kể từ ngày 1/4/1991. Qua quá
trình tổ chức thực hiện, Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập
cao đƣợc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các năm
1992, 1993, 1994, 1997, 1999. Ngày 19/5/2001, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội
ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao để thay thế
cho tất cả các Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao đã
ban hành trƣớc đó. Ngày 24/3/2004 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với
ngƣời có thu nhập cao năm 2001. Ngày 21/11/2007, Quốc hội ban hành Luật
5


Thuế TNCN và luật này chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009,
thay thế cho Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao trƣớc
đây. Đồng thời việc quản lý thuế TNCN cũng đƣợc thực hiện theo cơ chế tự
kê khai, tự nộp thuế theo QĐ 197/2003/QĐ - TTg và triển khai sâu rộng
chƣơng trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.
Dƣới nhiều góc độ khác nhau đã có nhiều công trình và đề tài nghiên
cứu về lĩnh vực thuế trong thời gian qua, điển hình nhƣ:


Nhóm các công trình về hoàn thiện chính sách, công tác quản lý

thuế:
 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay" do PGS.TS Nguyễn Thị

Bất làm chủ nhiệm; “Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong
quá trình đổi mới”, luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, của Trịnh Hoàng
Cơ, Hà Nội, 2004; “Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”,
luận văn thạc sĩ kinh tế của Đặng Thị Lan Hƣơng, Hà Nội, năm 2013;“Thực
trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân trên
địa bàn thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Hải Nam, Hà
Nội, năm 2013; “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế Tại Cục
Thuế Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Hoàng Hải Yến, Hà Nội, năm
2013;...
Ở các công trình nêu trên, các tác giả đã phân tích thực trạng công tác
quản lý thuế và chỉ ra đƣợc các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và công tác quản lý thuế ở Việt
Nam những năm gần đây phù hợp với chiến lƣợc cải cách ngành thuế theo
hƣớng hiện đại hóa. Trong đó một số tác giả đã đề xuất và luận chứng khá chi
tiết các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế trong quá trình đổi mới.
 “Quản lý và điều hành công tác thuế trong bối cảnh suy giảm kinh tế
6


trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu”, tác giả Đặng Hạnh Thu, Tạp chí
Cộng Sản số 803, 2009. Tác giả đã đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm
trong công tác quản lý và điều hành công tác thuế trong bối cảnh suy thoái
kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hƣởng trực tiếp đến Việt Nam khi chúng ta
đã tham gia vào WTO.


Nhóm các công trình về hoàn thiện, nâng cao năng lực trong công

tác thuế:
“Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện

nay”, luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của Vũ Thị Mai, Hà Nội, 2005;
“Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng hiện đại hoá ngành Thuế
ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thu Thuỷ, Hà Nội, 2006;
“Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam”, tác giả
Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Việt Cƣờng, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2007; “Hoàn
thiện công tác kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế ở Việt Nam”,
luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Thị Thu Hồng, 2008;...
Trong các công trình nói trên tác giả đã đề cập đến thực trạng các quy
trình và công tác quản lý thuế; đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt các
quy trình quản lý thuế trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.


Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách thuế TNCN:

 “Thuế TNCN trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam” - Lê
Văn Ái, Đỗ Đức Minh, Đỗ Thị Thìn; “Thuế TNCN: Kinh nghiệm trên thế giới
và việc triển khai thực hiện tại Việt Nam”, Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2009, số
143, tr 10-13, Tạp chí Kinh tế và Phát triển; “Thuế TNCN: Quá khứ - hiện tại
và tương lai”, Phạm Quang, 2009, số 140, tr 25-26 - Tạp chí kinh tế và phát
triển. Các ấn phẩm đã khái quát một số vấn đề cơ bản về quá trình hình thành,
việc thực hiện thuế TNCN trong cả chặng đƣờng từ lúc hình thành cho đến
hiện tại và cả những dự báo cho tƣơng lai sắp tới ; đồng thời đã tổng hợp
7


những kinh nghiệm thực hiện Luật Thuế TNCN ở một số nƣớc trên thế giới,
và việc triển khai thực hiện ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp để việc triển
khai thuế TNCN đƣợc tốt hơn trong thời gian tới.
 “Thuế TNCN ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện”, Vũ Văn
Trƣờng , trƣờng ĐH Tài chính kế toán Hà Nội ; “Những vấn đề cơ bản về

thuế TNCN”; Luận án tiến sỹ kinh tế - Lý Phƣơng Duyên - Học Viện Tài
chính. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu của các sinh viên, học viên về lĩnh
vực này: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN; Chính sách
thuế TNCN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Thuế TNCN:
lý luận và thực tiễn; Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN; So
sánh Luật thuế TNCN với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập
cao, …
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã cho chúng ta hiểu
đƣợc thế nào là thuế TNCN, sự cần thiết phải áp dụng luật thuế TNCN vào đời
sống. Đồng thời qua các công trình nghiên cứu này, chúng ta có cái nhìn tổng
quát về quá trình hình thành, những chuyển biến, thay đổi và thực tiễn áp dụng
Luật thuế TNCN ở Việt Nam, những thành tựu đạt đƣợc và những vƣớng mắc
còn tồn tại. Mặc dù những nội dung này rất phong phú nhƣng vẫn là chƣa đủ để
có thể hiểu một cách thấu đáo nội dung thuế TNCN đứng trên giác độ của nhà
quản lý thuế. Thuế TNCN vốn là một vấn đề phức tạp, khó áp dụng. Vậy làm
cách nào để cho nhà quản lý có thể hiểu và quản lý tốt nếu công tác trong lĩnh
vực thuế TNCN, nhất là trong thời kỳ thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp - Ngƣời
nộp thuế (NNT) tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào NSNN. Với việc áp
dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì cơ quan Thuế sẽ không phải can thiệp vào việc
thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp mà tập trung nguồn lực cho công tác tuyên
truyền, hỗ trợ, hƣớng dẫn để NNT có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ NSNN.
Đồng thời cũng tăng cƣờng các biện pháp
8


theo dõi giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hành vi phạm
pháp luật thuế, tránh gây thất thu NSNN.
Cho tới nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về quản lý thuế thu
nhập cá nhân trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và quản

lý nhà nƣớc về thuế thu nhập cá nhân
Để có cơ sở xây dựng khái niệm về thuế thu nhập cá nhân, trƣớc hết
tôi xin đƣợc đề cập đến cac cách quan niệm về thuế thu nhập cá nhân.
1.2.1

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Tùy theo mục đích nghiên cứu, các nhà kinh tế quan niệm về thu nhập
dƣới các góc độ khác nhau. Hai nhà kinh tế Anh là R.M.Haig và H.C.Simons
đầu thế kỷ 20 đã đƣa ra định nghĩa về thu nhập cho rằng thu nhập là tổng giá
trị của cải ròng tăng lên của một cá nhân cộng với sự tiêu dùng của ngƣời đó
trong một thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm. Quan điểm này mang tính lý
thuyết và đƣợc chấp nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực
tế khó thực hiện, vì rằng giá trị tăng thêm đó mới chỉ dừng lại dƣới dạng tiềm
năng, mặt khác nó lại đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức khác nhau bằng tiền,
hàng hóa và dịch vụ song lại chỉ đƣợc thực hiện khi có sự chuyển dịch quyền
sở hữu.
Dựa trên cơ sở định nghĩa trên, các nhà kinh tế học hiện đại đã đƣa ra
hai quan niệm mới về thu nhập làm cơ sở đánh thuế TNCN:
- Quan niệm về “thu nhập bao quát” (Tài liệu Hội thảo Việt - Nhật về
thuế TNCN, tổ chức tháng 4/2011 tại Hà Nội) cho rằng, thu nhập là mọi
khoản thu nhập ròng từ các nguồn sau khi đã khấu trừ đi các chi phí để tạo ra
chúng, từ đó hình thành một phƣơng thức đánh thuế trên tổng tài sản ròng,
nghĩa là đánh thuế vào tất cả các lợi ích nhận đƣợc, bao gồm cả các lợi ích
ngẫu phát - lợi ích có tính chất nhất thời.
9


- Quan niệm về “thu nhập hạn hẹp” (Tài liệu Hội thảo Việt - Nhật về
thuế TNCN, tổ chức tháng 4/2011 tại Hà Nội) dựa trên cơ sở thu nhập chỉ giới

hạn trong những lợi ích phát sinh lặp đi lặp lại, có tính chất liên tục để hình
thành một phƣơng thức đánh thuế thu nhập dựa trên các nguồn phát sinh thu
nhập.
Trƣớc đó nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Paul.A.Samuelson đã từng đƣa ra
một khái niệm tƣơng đối hoàn chỉnh về thu nhập: “Thu nhập là tổng số tiền kiếm
đƣợc hoặc thu góp đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một
năm)”. Thuật ngữ “tiền” ở đây đƣợc hiểu là những khoản thu nhập dƣới dạng
tiền tệ hay hiện vật đƣợc tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản,
về tiền mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán.

Trong các định nghĩa nêu trên, mặc dù chƣa phản ánh một cách đầy đủ
tất cả các khía cạnh của thu nhập, nhƣng tổng hợp lại cho thấy thu nhập có
một số điểm chung sau đây:
- Thu nhập luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế - xã
hội, thể hiện tính sở hữu của thu nhập.
- Thông thƣờng việc xác định thu nhạp của các chủ thể khác nhau
trong một thời gian nhất định đƣợc biểu hiện dƣới hình thức tiền tệ - là hinh
thức thông qua đó có thể biết đƣợc tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau
của một cá nhân hay một pháp nhân.
- Thu nhập đƣợc hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và
phân phối lại thu nhập quốc dân, do thị trƣờng và nhà nƣớc thực hiện.
Qua phân tích các đặc điểm nêu trên, có thể đi tới khái niệm tổng hợp
nhƣ sau: “Thu nhập là tổng các giá trị tài sản và của cải đƣợc biểu hiện dƣới
hình thức tiền tệ mà một chủ thể nào đó trong nền kinh tế - xã hội tạo ra và
nhận đƣợc từ các nguồn lao động, tài sản hay đầu tƣ thông qua quá trình phân
10


phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong một khoảng thời hạn

nhất định (thƣờng là một năm)”. (PGS. TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh,
Thuế TNCN trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Tài chính, Hà Nội, 2002, trang 8-9).
Thu nhập của các chủ thể bị chi phối bởi các nhân tố sau đây:
- Thứ nhất, là trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia là
nhân tố có ảnh hƣởng quyết định đến mức tăng thu nhập cho cá nhân. Điều
này thể hiện ở chỗ, ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, thu nhập
bình quân đầu ngƣời thƣờng rất cao; ngƣợc lại trong các quốc gia có nền
kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp. Thu nhập bình
quân đầu ngƣời không chỉ là khoản thu nhập nhận đƣợc từ lao động mà còn
là tổng số các lợi ích nhận đƣợc từ các dịch vụ công cộng.
- Thứ hai, là thu nhập phụ thuộc vào cơ chế phân phối tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân trong những điều kiện kinh tế nhất định, trong đó
chế độ sở hữu về các yếu tố sản xuất chi phối mức thu nhập của các thành
viên tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thu nhập.
- Thứ ba, là do những nhân tố có tính xã hội khác tác động đến thu
nhập của các chủ thể nhƣ: Khả năng đầu tƣ và tạo thêm việc làm của nhà
nƣớc; chế độ phúc lợi của Nhà nƣớc; trình độ nhận thức và nghề nghiệp của
ngƣời lao động; quyền sở hữu về tài sản của các cá nhân; quan hệ tình cảm
trong xã hội;...
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập nhằm giúp cho
các nhà quản lý và hoạch định chính sách có quan điểm đúng đắn khi đƣa ra
các quy định về phân phối thu nhập.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà thu nhập đƣợc chia thành các
loại khác nhau dựa theo các tiêu thức sau đây:

11


- Căn cứ vào nguồn tạo ra thu nhập có các loại: Thu nhập từ lao động,

thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tài sản, thu nhập từ đầu tƣ, thu nhập từ
thừa kế, ... và các thu nhập khác.
- Căn cứ vào tính đều đặn hay không đều đặn của việc phát sinh ở
trong nƣớc và thu nhập phát sinh từ nƣớc ngoài.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ phát sinh thu nhập có thu nhập phát
sinh ở trong nƣớc và thu nhập phát sinh từ nƣớc ngoài.
- Căn cứ vào chủ thể đƣợc hƣởng thu nhập có thu nhập công ty,
TNCN, thu nhập Chính phủ,...
- Căn cứ vào tính pháp lý của thu nhập, có thể chia thành thu nhập hợp
pháp và thu nhập không hợp pháp. Thu nhập hợp pháp là thu nhập đƣợc tạo
ra từ hoạt động hợp pháp và đƣợc nhà nƣớc kiểm soát, bảo vệ. Thu nhập
không hợp pháp là thu nhập đƣợc tạo ra từ hoạt động bất hợp pháp nên Nhà
nƣớc không thể hoặc rất khó kiểm soát đƣợc và do đó không đƣợc pháp luật
bảo vệ. Về lý thuyết, các khoản thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp có thể
thuộc phạm vi quy định chung trong khái niệm thu nhập toàn bộ hoặc trong hệ
thống phân loại thu nhập có thể coi là một loại thu nhập. Vì vậy, ở một số
nƣớc, các khoản thu nhập nhận đƣợc từ các hoạt động bất hợp pháp vẫn bị
đánh thuế, song việc đánh thuế đƣợc hiểu ở nghĩa tƣớc đoạt và tịch thu. Theo
quan điểm của một số nhà kinh tế học hiện đại ở các nƣớc phát triển thì khả
năng đánh thuế đối với thu nhập bất hợp pháp cung cấp công cụ cho việc khởi
tố với tội danh không thực hiện nghĩa vụ thuế, vì tội phạm thƣờng không kê
khai thu nhập bất hợp pháp. Vì thế, để truy tố tội phạm, cách thành công nhất
là trƣớc hết căn cứ vào tội trốn thuế.
Mặc dù có nhiều nguồn thu nhập nhƣng trong thực tế không phải toàn
bộ thu nhập nói trên đều là đối tƣợng điều chỉnh của thuế thu nhập. Thuế thu
nhập chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế là phần thu
nhập làm cơ sở đánh thuế thu nhập. Nó đƣợc xác định trên cơ sở các khoản
12



thu nhập nhận đƣợc sau khi miễn trừ một số khoản chi phí. Tùy theo chính
sách thuế thu nhập của mỗi nƣớc mà nội dung, phƣơng pháp xác định các
khoản miễn trừ và thu nhập chịu thuế có sự khác nhau.
1.2.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Về nguyên tắc, bất kỳ một thể nhân hay pháp nhân nào khi nhận đƣợc
thu nhập dƣới bất kỳ hình thái nào (hiện vật hay giá trị) và bất kể từ nguồn
nào (do lao động, hay đầu tƣ,...) đều phải trích một phần từ thu nhập đó để
nộp cho nhà nƣớc dƣới dạng thuế thu nhập.
Thuế thu nhập đƣợc chia làm hai loại: Thuế thu nhập công ty và thuế
TNCN.
Nhìn một cách tổng quát, thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu
nhập của mỗi cá nhân trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định
(thƣờng là một năm) (Bộ Tài Chính - Tổng Cục Thuế, “Chuyên đề 13: Thuế
TNCN”, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới - Kiến thức về hệ
thống chính sách thuế hiện hành, Tập 3, 2011, trang 60.)
Thuế TNCN đã đƣợc áp dụng từ rất lâu ở các nƣớc phát triển. Lần đầu
tiên ra đời ở Anh vào năm 1799 thuế TNCN đã đƣợc áp dụng nhƣ một hình
thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp
và đƣợc chính thức ban hành vào năm 1842. Sau đó thuế TNCN đã nhanh
chóng đƣợc lan truyền sang các nƣớc công nghiệp khác nhƣ: Nhật
Bản(1887), Mỹ (1913), Pháp (1914), Liên Xô (1922), Trung Quốc (1936) ...
Theo thống kê của ERNST and YOUNG tại “The global Excutive”, hiện nay
thế giới có hơn 136 nƣớc áp dụng thuế TNCN. Các quốc gia có nền kinh tế
thị trƣờng phát triển đều coi thuế TNCN là một trong những sắc thuế có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc huy động nguồn thu ngân sách, thực hiện phân
phối công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. (PGS. TS. Lê Văn Ái,
TS. Đỗ Đức Minh, Thuế TNCN trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội, 2002, trang 12).
13



Sự xuất hiện của thuế TNCN do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thuế TNCN ra đời bắt nguồn từ yêu cầu đảm bảo sự công
bằng trong phân phối thu nhập. Điều này đặc biệt cần thiết trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng, vì thu nhập của một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc chủ yếu
vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ,...). Trong
điều kiện đó, sự phân hóa giàu nghèo khi phân phối lại thu nhập là điều khó
tránh khỏi. Vì vậy, cần áp dụng thuế TNCN để thực hiện điều tiết thu nhập
nhằm rút gọn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Mặt khác, trong hệ thống thuế thông thƣờng áp dụng hai loại thuế: thuế
gián thu và thuế trực thu. Thuế TNCN là loại thuế trực thu, tức là thuế đánh
trực tiếp vào thu nhập của NNT và điều tiết TNCN đảm bảo sự công bằng
theo chiều dọc. Nếu chỉ áp dụng các loại thuế gián thu thì mới thực hiện đƣợc
công bằng theo chiều ngang, tức là tất cả mọi ngƣời đều phải nộp thuế nhƣ
nhau không phân biệt khả năng của họ. Để đảm bảo sự công bằng theo chiều
ngang và chiều dọc trong chính sách thuế khóa thì cần thiết phải ban bành
thuế TNCN để điều tiết thu nhập theo khả năng đóng góp của NNT.
Thứ hai, do nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nƣớc. Sự giảm dần
của thuế quan do yêu cầu tự do hóa thƣơng mại để phát triển kinh tế của tất cả
các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi phải tăng nguồn thu tài chính nhà
nƣớc thông qua các loại thuế khác nhƣ thuế hàng hóa, thuế thu nhập công ty và
thuế TNCN, trong đó thuế TNCN là nguồn tài chính lớn cho ngân sách của quốc
gia, đặc biệt đối với các nƣớc phát triển. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ nhất,
số NNT TNCN mới chỉ chiếm khoảng gần 1 triệu ngƣời, năm 1939 tăng lên 5
triệu ngƣời; thì đến năm 1980 con số này là 100 triệu ngƣời, biến thuế này thành
thứ thuế đại chúng (PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, Thuế TNCN trên thế
giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, NXB Tài Chính - 2002, trang 13). Khi
trình độ kinh tế càng phát triển thì thuế thu
14



Thời kỳ
Thời kỳ mới cất cánh

Thời kỳ tiến đến công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Thời kỳ hậu công nghiệp

nhập ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng số thu về thuế. Vasanthi
Monsingh (1998) đã liên hệ các giai đoạn phát triển của nền kinh tế với đặc
điểm cấu truc thuế nhƣ sau:
Bảng 1.1: Cấu trúc của thuế qua các giai đoạn phát triển
Vai trò các loại thuế
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữ vị trí
trọng yếu
Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ nội địa
chiếm tỷ trọng chủ yếu
Thuế thu nhập và đóng góp bảo hiểm xã hội
chiếm vị trí quan trọng nhất
(Nguồn: PGS.TS. Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, Thuế TNCN trên thế giới và
định hướng vận dụng ở Việt Nam, NXB Tài Chính -2002, trang 14).
Vì vậy, việc nghiên cứu và cải cách hệ thống thuế thu nhập nhằm biến
chúng thành chỗ dựa ngày càng quan trọng hơn theo tiến trình phát triển của
nền kinh tế là một mục tiêu đƣợc chú trọng đối với các nƣớc đang phát triển.
Thứ ba, thuế thu nhập đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ linh hoạt để điều
tiết vĩ mô, kích thích tiêu dùng hoặc đầu tƣ để phát triển kinh tế. Một trong


×