Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ NHÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ NHÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ
GIANG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN


Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Nhâm


LỜI CẢM ƠN
Quản trị rủi ro tín dụng khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà G
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng


ực tiế

Tôi xin trân trọ
ại học Quốc gia Hà Nộ
nh
Lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Lãnh đạo,các đồng nghiệp đã tạo điều kiện
và nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành quyển luận văn.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhâm


MỤC LỤC
Chữ viết tắt................................................................................................................. i
Danh mục sơ đồ.......................................................................................................... i
Danh mục bảng, biểu...............................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3
4. Dự kiến đóng góp mới của luận văn...................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........5
1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................... 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 6
1.2. Khái quát về rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.............................9
1.2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng............................9
1.2.2. Rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân..................................15
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.............................................. 23
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân..........23
1.3.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân...............................23
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.......24
1.3.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng............................................................... 30
1.4. Kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng KHCN và bài học rút ra cho
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Giang.........................35
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong nước........................................... 35
1.4.2. Bài học cho Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi
nhánh Hà Giang trong quản trị rủi ro tín dụng........................................................ 36
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 38
2.1. Nội dung và quy trình nghiên cứu................................................................. 38
2.1.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 38


2.1.2. Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 38
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu................................................. 39
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể............................................................ 39
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 39
2.3.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp................................................................. 40
2.3.3. Phương pháp so sánh..................................................................................... 41
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

– CHI NHÁNH HÀ GIANG................................................................................. 43
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà
Giang...................................................................................................................... 43
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Giang.................................................................................... 43
3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà Giang...................................................................................................... 44
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2014 – 2016........................................45
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang...........................53
3.2.1. Bối cảnh kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh Hà Giang và những tác
động đến công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh........53
3.2.2. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank
chi nhánh Hà Giang................................................................................................. 54
3.2.3. Thực trạng tín dụng KHCN tại Vietinbank Hà Giang.................................... 56
3.2.4. Nhận dạng rủi ro tín dụng KHCN tại Vietinbank Hà Giang..........................60
3.2.5. Tổ chức hoạt động tín dụng và quy trình tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín
dụng KHCN............................................................................................................ 70
3.2.6. Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ở Vietinbank Hà Giang
................................................................................................................................ 75
3.3. Đánh giá chung công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng
cá nhân, tại ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Hà Giang................................. 81
3.3.1. Ưu điểm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 81
3.3.2. Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Hà Giang.............................................. 82


3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế.............................................................................. 84
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ GIANG............................86
4.1. Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Hà Giang..................86
4.1.1. Mục tiêu và định huớng của Vietinbank........................................................ 86
4.1.2. Mục tiêu và định huớng của Vietinbank Hà Giang năm 2017 và tầm nhìn 2020 88
4.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng đến năm 2017 và tầm nhìn 2020 tại Vietinbank

Hà Giang................................................................................................................. 89
4.2. Giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN của
Vietinbank Hà Giang............................................................................................ 90
4.2.1. Hoàn thiện quá trình thẩm định khách hàng cá nhân.....................................90
4.2.2. Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ, tăng cường hoạt động kiểm
tra giám sát.............................................................................................................. 90
4.2.3. Phân tán rủi ro tín dụng................................................................................. 92
4.2.4. Nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng..................................93
4.3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc và Vietinbank.......................................... 95
4.3.1. Kiến nghị với chính phủ................................................................................ 95
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước........................................................ 97
4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam................................... 98
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 103


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

1

3

CBTD
CIC

2
5
4
6
7
8
9
10
11
12
13
14

CNTT

KHCN
NHNN
NHTM
NHTMCP
QTRRRD
RRTD
SXKD
TCTD
TSĐB
Vietinbank


15

Vietinbank – Hà
Giang

Giải nghĩa
Cán bộ tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng
( Credit Information Center)
Công nghệ thông tin
Giám đốc
Khách hàng cá nhân
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Quản trị rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Tài sản đảm bảo
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang

i


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2. Mô hình 5P............................................................................................. 32
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Vietinbank Hà Giang............................................. 44
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng KHCN tại Vietinbank Hà Giang
giai đoạn 2014-2016................................................................................................ 70

ii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Hà Giang
(2014 – 2016) ............................................................................................................ 45
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Hà Giang (2014-2016) .............. 47
Bảng 3.3. Tình hình cho vay và thu nợ tại Vietinbank Hà Giang (2014-2016) ........ 49
Bảng 3.4. Tình hình dư nợ cho vay tại Vietinbank Hà Giang(2014-2016) .............. 50
Bảng 3.5. Mô hình SWOT tình hình cho vay khách hàng cá nhân ........................... 53
Bảng 3.6. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ cho vay của Chi
nhánh (2014-2016) .................................................................................................... 56
Bảng 3.7. Phân loại KHCN theo mức vay năm 2016 ............................................... 58
Bảng 3.8. Cơ cấu tín dụng cá nhân theo tài sản đảm bảo ......................................... 59
Bảng 3.9. Phân loại dư nợ KHCN theo kỳ hạn Vietinbank Hà Giang ...................... 60
Bảng 3.10. Phân loại dư nợ KHCN theo mục đích vay vốn tại Vietinbank Hà Giang
năm 2014-2016 .......................................................................................................... 62
Bảng 3.11. Bảng dư nợ quá hạn khách hàng cá nhân ............................................... 65
Bảng 3.12. Nợ quá hạn cho vay KHCN theo thời gian ............................................ 66
Bảng 3.13. Nợ quá hạn KHCN theo ngành nghề ...................................................... 67
Bảng 3.14. Số tiền trích lập dự phòng RRTD cá nhân (2014-2016) ........................ 69
Biểu đồ 3. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Chi nhánh Hà Giang
(2014-2016) ................................................................................................................ 46
Biểu đồ 3.2. Tình hình nguồn vốn của Vietinbank Hà Giang (2014 – 2016) ........... 48

Biểu đồ 3.3. Tình hình dư nợ của Vietinbank chi nhánh Hà Giang (2014– 2016) ... 51
Biểu đồ 3.4. Thị phần cho vay KHCN trên địa bàn chi nhánh Hà Giang 2016 ........ 58
Biểu đồ 3.5. Phân loại KHCN theo mức vay năm 2016 .......................................... 59
Biểu đồ 3.6. Dư nợ KHCN phân theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2016 ......................... 60

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, nó phản
ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản,
mang lại nhiều thu nhập nhất song cũng mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng.
Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số Ngân hàng
Thương mại Cổ phần đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu
hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, không thể đồng nghĩa với việc hạ
thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, thông tin sai lệch, tìm cách lách luật … mà
vẫn phải áp dụng đúng quy trình tín dụng để làm giảm các khoản nợ xấu, tránh tổn
thất cho ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, mà
bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập
ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân hàng Việt
Nam nói riêng cũng bị tác động, chịu những ảnh hưởng không hề nhỏ.
Đứng trước tình hình đó, thời gian qua các ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách, đổi mới toàn diện. Thế nhưng khi
mà công cuộc cải cách của các ngân hàng Việt Nam mới đi được chặng đầu thì “cơn
bão” khó khăn kinh tế đã ập đến. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm 20082015 đã phải trải qua những biến động dồn dập và đối mặt với những thách thức
lớn. Bắt đầu giai đoạn này chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt ở mức cao (năm 2008,
2011). Khi lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt nhờ hiệu quả của các chính sách tiền tệ và
tài khoá thắt chặt thì các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước lại một phen lao
đao vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ. Ảnh hưởng xấu

từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam rơi
vào tình trạng khó khăn và bế tắc. Tình trạng gia tăng nợ xấu ngân hàng là không
thể tránh khỏi.
Những khoản Nợ có khả năng mất vốn cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ
lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, có lúc đã
đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Có những thời điểm nợ xấu
1


của nền kinh tế tăng cao đến mức báo động. Hơn bao giờ hết, công tác quản trị rủi
ro tín dụng đang được các NHTM đặt lên hàng đầu.
Là một trong những ngân hàng TMCP đi đầu trong công tác quản trị rủi ro so
với các NHTM khác trong hệ thống, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói
chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang nói
riêng luôn nỗ lực vận động thay đổi để ngày càng hoàn thiện dần quá trình tái cơ
cấu theo hướng tích cực và tiến tới những tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để trở thành
NHTM hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
Sau thời gian tìm hiểu về công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang, tôi nhận thấy
có một số vấn đề vẫn còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng
cá nhân của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Giang - đóng
vai trò là những mắt xích vô cùng quan trọng mà nếu như không được giải quyết sẽ
tác động lớn đến quá trình tái cơ cấu toàn diện, xử lý tận gốc nợ xấu tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang và làm giảm khả năng cạnh
tranh, chậm tiến trình hội nhập quốc tế sâu của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này tôi lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi
ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà Giang” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín
dụng KHCN trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi
nhánh Hà Giang.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và vấn đề
quản trị rủi ro tín dụng KHCN trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng KHCN trong Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Giang; đánh giá được những mặt

2


mạnh và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Giang và tổng kết được
các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cần khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng KHCN của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà

Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN
trong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín

dụng KHCN trongNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi
nhánh Hà Giang.
- Phạm vi không gian: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 đến 2016, giải pháp đến năm 2020.
4. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, đề tài
tiếp tục nghiên cứu hoạt động QTRRTD KHCN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Giangvới những đóng góp dự kiến sau:
- Làm sáng tỏ thực trạng hoạt động QTRRTD KHCN tại Vietinbank chi nhánh
Hà Giang để thấy được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Luận văn tập trung
phân tích thực trạng, triển khai kết hợp so sánh kết quả hoạt động của công tác
QTRRTD KHCN qua các năm; đánh giá những thành công, những bất cập và
nguyên nhân của tình hình tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang
- Đề xuất và luận giải các giải pháp nhằm cải thiện công tác QTRRTDKHCN
tại Vietinbank chi nhánh Hà Giang trong thời gian tới.
- Cuối cùng, trong luận văn có đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với hy vọng
3


có những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao công tác QTRRTD KHCNcủa
Vietinbank chi nhánh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết nối các vấn đề lý luận cơ bản đến thực
tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về quản
trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Giang
Chương 4: Giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Giang

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Trong những năm gần đây, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng” nói chung và
“Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân” nói riêng đã được nhiều tác giả
nghiên cứu. Các nghiên cứu cũng đã cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản
và có hệ thống về các khái niệm cơ bản nhất về RRTD, các yêu cầu và nguyên tắc
để QTRRTD; các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD. Đây là một đề tài không
mới nhưng được nhiều sự quan tâm và được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc
độ khác nhau.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Anthony Saunders và Linda Allen, 2002, Đo lường rủi ro tín dụng. Trong công
trình nghiên cứu này, tác giả đã tìm được cách thức và phương pháp để đo lường được
RRTD. Như phương pháp VAR (sử dụng ma trận tín dụng và các mô hình khác),
Phương pháp Mô phỏng vĩ mô, QTRR của Kamakura,… Hai tác giả đã nêu bật lên tầm
quan trọng của tác phẩm của mình qua việc nhận định hiện nay sự cạnh tranh trên thị
trường tín dụng ngày càng lớn, quy mô càng mở rộng và các quy định quốc tế ngày
càng được thắt chặt. Do đó việc đo lường các RRTD càng đòi hỏi độ chính xác cao hơn
mới có thể phục vụ công tác QTRR ngày càng phức tạp và có nhiều biến số.

Joel Bessis, 2012 , Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Hà Nội, Nhà xuất bản Lao
động xã hội: Tác giả nhấn mạnh Quản lý rủi ro chưa bao giờ quan trọng như bây

giờ. Cuốn sách này tái bản lần thứ 3, cho thấy giá trị tham khảo to lớn của ấn phẩm
này. Vào năm 2012, Joel Bessis đã chỉnh sửa và cập nhật toàn diện để nghiên cứu
gương mặt thay đổi của quản lý rủi ro. Cụ thể là cuốn sách hoàn toàn được tái cấu
trúc với những tài liệu và thảo luận mới về những sản phẩm tài chính mới, phái
sinh, Basel II, mô hình tín dụng dựa trên mô hình cường độ thời gian, thực thi
những hệ thống rủi ro và mô hình cường độ của vỡ nợ. Cuốn sách cho rằng những

5


cách thức và kỹ thuật quản lý rủi ro vẫn rất quan trọng nếu được thực thi một cách
đúng đắn với sự điều hành phù hợp.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2010. “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng” Nhà xuất bản Thống kê. Công trình này đã đề cập đến các vấn đề chung về
RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như quan điểm về RRTD, các nguyên
nhân dẫn đến RRTD, các tiêu chí đo lường RRTD, các công cụ, biện pháp phòng
ngừa RRTD. Đặc biệt, công trình nghiên cứu này còn chỉ ra các đặc điểm chung đối
với các khoản nợ có vấn đề (nợ xấu) và đưa ra 8 bước cần thực hiện để xử lý các
khoản nợ này.
- Thạc sĩ Nguyễn Đức Tú, 2011. “Mô hình quản lý RRTD tại các NHTM Việt
Nam”. Bài viết tập trung phân tích 2 mô hình quản lý RRTD đang được áp dụng
phổ biến tại Việt Nam là mô hình quản lý RRTD tập trung và mô hình quản lý
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, 2011. “Tái cấu trúc NHTM – Nâng cao năng lực
QTRR”. Bài viết đưa ra cái nhìn khái quát về vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam không phải là vấn đề quy mô ngân hàng mà trước hết là năng lực quản
trị, hệ thống công nghệ và hệ thống QTRR mà đặc biệt là QTRRTD.
- Nguyễn Tuấn Anh, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân. Trong luận án, tác giả đã tiếp cận vấn đề QTRRTD từ góc độ của

NHTM. Bên cạnh việc khái quát hóa các vấn đề lý thuyết, tác giả đã nghiên cứu
thực trạng công tác QTRRTD tại Agribank giai đoạn 2005 – 2010. Trên cơ sở phân
tích các nội dung sau: Diễn biến nợ xấu qua các năm để đưa ra những kết quả đã đạt
được và các hạn chế trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó đề xuất các giải pháp một
cách toàn diện với mọi vấn đề của QTRRTD.
- TS. Nguyễn Thị Loan, 2012. “Nâng cao hiệu quả QTRRTD tại các NHTM
Việt Nam” đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 1+2, tháng 1/2012. Thông qua số liệu
và thực trạng về tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, hệ số CAR của các
khối NHTM và một số NHTM được lựa chọn, bài viết đã phân tích rõ một số ưu

6


điểm, 2 nhóm hạn chế về hoạt động QTRR và hạn chế trong quản trị RRTD, đã đề
xuất 3 nhóm giải pháp theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết.
- Phạm Thị Phương Thảo, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ
kinh tế. Trường Đại học Kinh tế. Luận văn đã nghiên cứu về vấn đề lý luận cơ bản
của tín dụng và QTRRTD tại NHTM. Cập nhật một số thông tin về công tác
QTRRTD của các ngân hàng trên thế giới để đúc rút một số kinh nghiệm cho các
NHTM Việt Nam. Trên cơ sở lý luận luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công
tác QTRRTD tại Agribank Hải Dương từ năm 2009 - đến năm 2012 thông qua các
yếu tố: Chính sách QTRRTD, phòng ngừa và hạn chế RRTD , phân loại nợ và
trích lập dự phòng, xử lý nợ, từ đó đề xuất giải pháp mới để hoàn thiện công tác
QTRRTD cho Agribank Chi nhánh Hải Dương.
- Nguyễn Anh Dũng, 2012. QTRRTD tại Chi nhánh Ngân hàngđầu tư và phát
triển Bình Định. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng. Trên cơ sở nghiên
cứu cơ sở lý luận, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh
doanh của NHTM, QTRRTD tại NHTM. Luận văn đã đi sâu vào phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh và hoạt động QTRRTD tại BIDV Bình Định dựa trên thực trạng

công tác nhận diện RRTD, công tác đo lường RRTD, công tác kiểm soát RRTD, công
tác tài trợ RRTD rồi đưa ra những giải pháp đối với Chi nhánh.
- Trần Thị Minh Trang, 2014. “Xây dựng khuôn khổ QTRR hoạt động hiệu

quả tại NHTM Việt Nam” đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 5/2014. Theo đó tác giả
đã lượng hóa rủi ro hoạt động theo cách tiếp cận vốn Basel II, thiết kế mô hình
QTRR hoạt động, làm rõ thực trạng QTRR hoạt động trong hệ thống NHTM Việt
Nam và khả năng cũng như khuyến nghị áp dụng.
- Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu, 2014. “Hoàn thiện mô hình tổ chức

QTRRTD tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc
tế”, đăng trên Tạp chí Ngân hàngsố 5/2014. Tác giả sau khi nêu Mô hình quản trị
RRTD theo thông lệ quốc tế, đã nêu bật mô hình quản trị RRTD hiện tại của
Agribank theo 3 tầng, chỉ rõ những hạn chế của mô hình này và đề xuất 4 nhóm giải
pháp có liên quan.

7


- Lê Thị Quyên, 2014. “Một số giải pháp cụ thể phân tán RRTD nhằm ngăn
ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”.
Trường Đại học Hà Tĩnh. Trên cơ sở lý luận về RRTD, QTRRTD, tác giả đã đưa ra
một số giải pháp để phân tán RRTD như: đa dạng hóa danh mực đầu tư; cho vay
đồng tài trợ và bảo hiểm tín dụng.
- Dương Ngọc Hào, 2015. Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị tín
dụng tại các NHTM Việt Nam . Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học Ngân hàng
TP Hồ Chí Minh. Luận án đã nghiên cứu về vấn đề lý luận cơ bản của RRTD và
QTRRTD tại NHTM. Qua việc nghiên cứu về kinh nghiệm QTRRTD của các ngân
hàng trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản tác giả đã rút ra bài
học kinh nghiệm về QTRR cho các NHTM Việt Nam. Luận án đã đi sâu và phân

tích hoạt động kinh doanh và hoạt động QTRRTD tại các NHTM Việt Nam dựa trên
thực trạng công tác hoạch định, công tác tổ chức thực hiện, công tác giám sát, điều
chỉnh sau giám sát; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, phân tích
nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp đối với các NHTM Việt Nam.
- Trần Thị Tuyết, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia
đình tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Phúc
Yên. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn đã
nghiên cứu về vấn đề lý luận cơ bản của RRTD và QTRRTD KHCN tại NHTM. Từ
đó phân tích thực trạng QTRRTD KHCN tại Vietinbank Phúc Yên và từ đó đưa ra
các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị RR tín dụng tại chi nhánh này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng
trong việc hoàn thiện lý luận cơ bản về QTRRTD của NHTM. Các bài viết đã đưa ra
những thông tin tổng quát về RRTD, nguyên nhân chủ yếu gây ra loại rủi ro này và một
số giải pháp khắc phục tại các NHTM Việt Nam hiện nay, rất hữu ích cho các nhà quản
trị tham khảo và áp dụng trong công tác QTRRTD tại ngân hàng. Tất cả các nội dung
trên phần nào đã giúp tôi có thêm định hướng cho luận văn của mình.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về QTRRTD KHCN tại Ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hà Giang có tính cập nhật đến
thời điểm hiện tại. Trên cơ sở các kiến thức đã được tiếp thu trong suốt quá trình học

8


tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thông tin tham khảo tại các
bài viết và các luận văn nói trên cùng kinh nghiệm thực tế, bằng nghiên cứu này, với
việc đánh giá hoạt động QTRRTD tại một chi nhánh ngân hàng quốc doanh, với đối
tượng là khách hàng cá nhân , tôi sẽ cố gắng đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác QTRRTD KHCN tại hệ thống Vietinbank chi nhánh Hà Giang. Việc QTRRTD
KHCN tại một ngân hàng như vậy sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định, đặc
biệt trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.


1.2. Khái quát về rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng
1.2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
a, Khái niệm ngân hàng thương mại
Quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng đã tạo ra các ngân
hàng thương mại, được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ
chức tài chính nào khác, NHTM luôn được coi là bách hoá tài chính, cung ứng rất
nhiều các sản phẩm, dịch vụ về tài chính. “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng,
tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” để xây dựng khái niệm
NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài
chính, hoặc kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.
Theo luật pháp nước Mỹ: “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền
gửi 1 Ngân hàng Trung ương Thuỵ điển – Bank of Sweden thành lập vào năm 1669
được coi là NH trung ương đầu tiên trên thế giới, tiếp đến là Ngân hàng Trung ương
Anh – Bank of England, 1694, NH Trung ương Mỹ – US Federal Reserve, 1912.
cho phép KH rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền
điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được
xem là một NH”.
Theo Luật Ngân hàng của Pháp năm 1941 “những xí nghiệp hay cơ sở hành
nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác

9


các số tiền mà họ dùng vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính thì
được coi là Ngân hàng”
Luật Ngân hàng của Ấn độ ban hành năm 1950, bổ sung năm 1959 đã quy định:

“Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”

Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số
47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính
sách, ngân hàng hợp tác xã.”. “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng
thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín
dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Như vậy, với tư cách là trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và cung ứng
nhiều dịch vụ tài chính, khái niệm Ngân hàng thương mại có thể được xây dựng từ
nhiều bình diện khác nhau. Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trên
khắp thế giới, quy định pháp luật của từng quốc gia lại có thể mở rộng tối đa hoặc
hạn chế hoạt động của Ngân hàng thương mại trong một số lĩnh vực nhất định.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, khái niệm về Ngân hàng
thương mại được xây dựng theo cách tiếp cận truyền thống qua chức năng và các
hoạt động cơ bản của nó.
“Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ
thanh toán trong nền kinh tế.”
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại được biểu hiện qua
chênh lệch tỷ giá hối đoái; chênh lệch lãi suất; chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn – tài
sản; chuyển đổi rủi ro nguồn vốn – tài sản; và tích tụ và tập trung tư bản.
b, Đặc trưng của ngân hàng thương mại
* Về cấu trúc tài chính và tài sản: là doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ số nợ
rất cao và cấu trúc tài sản đặc biệt
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp có quy mô lớn trên cả giác độ vốn

10



chủ sở hữu và tổng tài sản. Ở Việt Nam, vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng thương
mại là hàng nghìn tỷ đồng. đối với các Ngân hàng thương mại trên thế giới, vốn chủ
sở hữu lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ. Mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng thường rất
lớn và phân tán rộng về địa lý. Trong khi quy mô về vốn chủ sở hữu đã rất lớn,
nguồn vốn của Ngân hàng thương mại lại chủ yếu là nợ được huy động từ bên ngoài
Ngân hàng. Cấu trúc tài sản của Ngân hàng thương mại đặc biệt hơn so với các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài chính. Phần lớn tài
sản của Ngân hàng thương mại là tài sản tài chính, mang đặc trưng trừu tượng, hình
thái vật chất giản đơn chỉ là giấy tờ hoặc thậm chí chỉ là dữ liệu điện tử được lưu
giữ trong một thiết bị nhất định. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại thường có xu
hướng liên tục phát triển các sản phẩm, công cụ tài chính mới.
* Hoạt động của Ngân hàng thương mại luôn chứa đựng nhiều rủi ro và chịu
sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống luật pháp
Trên giác độ tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ dẫn
đến rủi ro trong hoạt động cũng cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn nợ chủ yếu của Ngân
hàng thương mại lại là tiền gửi với đặc trưng có thể bị rút ra trước hạn với khối
lượng khó xác định. Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng không được hưởng quy chế bảo
hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực tiếp. Hơn nữa, Ngân hàng thương mại
tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn thực sự, tức là hoạt
động ngoại bảng phong phú và đa dạng. Điểm này là một đặc trưng khác biệt với
các loại hình doanh nghiệp khác. Vì những lý do này, hoạt động của Ngân hàng
thương mại chứa đựng nhiều rủi ro hơn các ngành kinh doanh khác. Rủi ro trong
hoạt động của Ngân hàng thương mại đa dạng, ở mức độ cao, tích luỹ nhanh và dễ
lây lan. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm các loại rủi ro
đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro
vốn khả dụng, rủi ro đạo đức,…
Là doanh nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, hoạt động chịu nhiều
rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, Ngân hàng thương

mại chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống phát luật. Các quy định pháp
lý đối với Ngân hàng thương mại được phổ rộng trên nhiều mặt của hoạt động kinh

11


doanh như: điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn của người lãnh đạo NH, dự trữ bắt
buộc, bảo hiểm tiền gửi, an toàn trong hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro, sử dụng vốn tự có đầu tư cho tài sản cố định,…
* Tính liên kết và ổn định của hệ thống Ngân hàng
Hệ thống Ngân hàng có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Hơn bất cứ ngành
kinh doanh nào trong nền kinh tế, rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có tính lan toả
rất nhanh. Hoạt động như một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ cần một
ngân hàng thương mại, dù yếu và nhỏ nhất, gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt
là khó khăn về thanh khoản, là có thể dẫn đến nguy cơ phá sập hệ thống. Thực tiễn
đã cho thấy, thanh khoản được ví như hơi thở của sự sống của hoạt động ngân hàng
thương mại. Mọi rủi ro, tổn thất trong hoạt động của ngân hàng thương mại đều có
thể dẫn đến hậu quả cuối cùng là Ngân hàng mất khả năng thanh toán rồi phá sản.
Hệ thống Ngân hàng – tài chính trong nền kinh tế rất nhạy cảm với mọi biến
động về kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Những biến động này thường có tác
động gần như tức thời đến hoạt động của thị trường tài chính, điển hình là thị trường
chứng khoán, theo đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống Ngân
hàng. đối với công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, việc nắm bắt được cơ chế hoạt
động, ảnh hưởng lẫn nhau của các phần tử trong hệ thống tài chính là một trong
những vấn đề cốt yếu, quyết định thành bại.
1.2.1.2. Tín dụng ngân hàng
a, Khái niệm tín dụng ngân hàng
Hoạt động của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, trong đó tín
dụng là hoạt độ ực kỳ quan trọng, xét trên phương diện: Quy mô sử dụng vốn và
khả năng tạo ra lợi nhuận. Xét về quy mô sử dụng vốn, thông thường ở các ngân

hàng thương mại tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng số tài sản có và do vậy
cũng là khoản mục tạo lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại. Vậy tín dụng
là gì ?
Tín dụng là quan hệ kinh tế trong đó cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử
dụng một giá trị bằng tiền hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những

12


điều kiện rảng buộc nhất định về thời hạn hoàn trả (cả gốc và lãi), lãi suất, cách thức
cho vay mượn và thu hồi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một
bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả, trong đó ngân hàng là
người cho vay.
Hiện nay, vốn vay ngân hàng là nguồn vốn linh động và tiện lợi nhất, đặc biệt
là đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.
b, Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng
tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền
kinh tế quốc dân.
- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần
trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín
dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối
với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp
mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa
không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng
hóa bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản.
Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất,
hàng hóa lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp.

Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế. Hơn nữa, tín dụng ngân
hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là:
Tín dụng ngân hàng có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các
tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng
tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với
nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với
mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.

13


c,Phân loại tín dụng
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng
và mục tiêu quản lý của ngân hàng.
* Phân loại theo thời hạn của tín dụng: cách phân loại này có ý nghĩa quan
trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi
của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian tín dụng
được phân chia thành:
+ Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống;
+ Tín dụng trung hạn từ 1 năm đến 5 năm;
+ Tín dụng dài hạn: trên 5 năm
Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại thường cao hơn tín
dụng trung và dài hạn do tín dụng trung và dài hạn có rủi ro cao hơn và nguồn vốn
tài trợ dắt hơn, khan hiếm hơn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như kì
hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng,
khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn…
* Phân loại theo hình thức được chia thành chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và

cho thuê.
* Phân loại theo tài sản đảm bảo: không có đảm bảo; có đảm bảo bằng tài sản
thế chấp cầm cố.
* Phân loại tín dụng theo rủi ro: tín dụng bao gồm các khoản có độ an toàn
cao, khá, trung bình, và thấp. Việc phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên
đánh giá khoản mục tín dụng, dự trữ quỹ cho các khoản tín dụng rủi ro cao, đánh
giá chất lượng tín dụng.
d, Vai trò của tín dụng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế.
Mọi thành phần kinh tế đều có khả năng được ngân hàng tài trợ vốn khi đáp ứng
đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng. Thông qua việc tài trợ vốn cho nền kinh tế,
tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo công ăn việc

14


×