Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tổng nông thượng châu bạch thông (tỉnh thái nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ QUÝ

TỔNG NÔNG THƯỢNG - CHÂU BẠCH THÔNG
(TỈNH THÁI NGUYÊN) NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ QUÝ

TỔNG NÔNG THƯỢNG - CHÂU BẠCH THÔNG
(TỈNH THÁI NGUYÊN) NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8 22 90 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên

THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Quý

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đàm Thị Uyên - giáo viên
hướng dẫn nghiên cứu khoa học của tôi. Cô đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường ĐHSP- ĐHTN; Phòng Đào
tạo trường ĐHSP - ĐHTN đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học
tập tại trường. Tôi cũng xin được gửi lời tri ân đến Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử
cùng với các giảng viên trong khoa đã động viên tôi trong quá trình học tập và
sinh hoạt chuyên môn ở khoa.
Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa, Thư viện tỉnh Bắc Kạn. UBND
thành phố Bắc Kạn, UBND các xã trong tổng Nông Thượng cũ đã giúp đỡ tôi
trong quá trình điền dã, khai thác tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tổ bộ môn, các đồng
nghiệp nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian
tôi học tập.
Cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần
của tôi, động viên tôi bước vững trên con đường sự nghiệp của mình.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019
Tác giả


Nguyễn Thị Quý

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG NÔNG THƯỢNG CHÂU BẠCH THÔNG ....... 7

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................................... 7
1.2. Khái lược lịch sử hành chính ...................................................................... 12
1.3. Các thành phần dân tộc ............................................................................... 17
1.3.1. Dân tộc Tày.............................................................................................. 17
1.3.2. Dân tộc Dao ............................................................................................. 21
1.3.3. Dân tộc Kinh ............................................................................................ 22
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 24

Chương 2: RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ TỔNG NÔNG THƯỢNG CHÂU
BẠCH THÔNG .................................................................................................. 26

2.1. Tình hình ruộng đất .................................................................................... 26
2.1.1. Ruộng đất ở Nông Thượng theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) .............. 26
2.1.2. Sở hữu ruộng đất ở tổng Nông Thượng theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 28
2.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp.................................................................... 41

iii


2.3. Thủ công nghiệp và thương nghiệp ............................................................ 46
2.3.1. Thủ công nghiệp ...................................................................................... 46
2.3.2. Thương nghiệp ......................................................................................... 48
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 50
Chương 3: TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TỔNG NÔNG THƯỢNG
CHÂU BẠCH THÔNG ...................................................................................... 51

3.1. Tình hình xã hội .......................................................................................... 51
3.2. Văn hóa ....................................................................................................... 53
3.2.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................... 53
3.2.2. Đời sống tinh thần ................................................................................... 60
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 81
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 84
TÀI LIỆU ĐỊA BẠ ............................................................................................. 87
NGUỒN TƯ LIỆU ĐIỀN DÃ ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 88

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP

: Đại học Sư phạm

GD

: Giáo dục

GS

: Giáo sư

KHXH

: Khoa học Xã hội

M.s.th.t.ph

: Mẫu, sào, thước, tấc, phân

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư


TCN

: Trước Công nguyên

Tr.

: Trang

TS

: Tiến sĩ

TTLTQG 1

: Trung tâm lưu trữ Quốc gia

HN

: Hà Nội

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1.

Đơn vị hành chính Tổng Nông Thượng châu Bạch Thông theo
quyết định của toàn quyền Đông Dương 1901 ........................... 15


Bảng 1.2.

Đơn vị hành chính hiện nay của các xã trong tổng Nông
Thượng xưa ................................................................................. 16

Bảng 2.1.

Sự phân bố ruộng đất của 6 xã thôn Tổng Nông Thượng
châu Bạch Thông đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Minh Mệnh
21 (1840)..................................................................................... 28

Bảng 2.2:

Tình hình ruộng đất tư của Tổng Nông Thượng theo địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840) ................................................................. 30

Bảng 2.3.

Quy mô sở hữu ruộng đất của 6 xã Nông Thượng châu Bạch
Thông đầu thế kỷ XIX có địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ............ 31

Bảng 2.4:

Bình quân thửa và bình quân sở hữu của một chủ ruộng............ 32

Bảng 2.5:

Sự phân bố đất thổ trạch viên trì ................................................. 33

Bảng 2.6:


Sự phân bố đất thần từ, phật tự ................................................... 33

Bảng 2.7:

Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ năm 1840 ............... 35

Bảng 2.8:

Quy mô sở hữu theo giới tính ..................................................... 36

Bảng 2.9:

Sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm 1840 ............................ 38

Bảng 2.10:

Đất phụ canh của tổng Nông Thượng theo địa bạ Minh Mệnh
năm 1840 ..................................................................................... 40

Biểu đồ 2.1. Quy mô sở hữu ruộng đất của 6 xã Nông Thượng châu Bạch
Thông đầu thế kỷ XIX có địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ............ 31
Biểu đồ 2.2. Sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm 1840 .............................. 39

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông Thượng ở nửa đầu thế kỉ XIX thuộc Châu Bạch Thông, tỉnh Thái

Nguyên, là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, an
ninh và quốc phòng đối với cả nước.
Tổng Nông Thượng thuộc Châu Bạch Thông vào nửa đầu thế kỉ XIX, là
nơi cư trú chủ yếu của của 5 tộc người: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Kinh. Mặc dù có
nguồn gốc lịch sử khác nhau song họ đã cùng nhau đoàn kết, gắn bó, chinh phục
thiên nhiên và bảo vệ bản làng tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng biệt do vị
trí địa lí và lịch sử đem lại. Nông Thượng còn là vùng đất có điều kiện phát triển
nông lâm ngư nghiệp, diện tích rừng khá rộng lớn, có một số đồng bằng nhỏ mầu
mỡ dọc sông Cầu và các khe suối. Người dân Nông Thượng có tinh thần đoàn
kết, yêu nước, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, cần cù,
sáng tạo trong lao động và có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, độc
đáo.
Quá trình sinh sống của các dân tộc mà chủ yếu là Tày và Dao gắn liền với
quá trình phát triển lâu dài của mảnh đất nơi đây. Công cuộc xây dựng phát triển
đất nước không thể tách rời việc xây dựng cộng đồng dân tộc của từng vùng,
từng địa phương. Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở Tổng Nông
Thượng, Châu Bạch Thông (tỉnh Thái Nguyên) luôn được triều đại phong kiến
đương thời quan tâm, chú trọng nhằm giảm dần sự cách biệt về đời sống kinh tế
cũng như đời sống tinh thần giữa các tộc người địa phương, giữa miền ngược và
miền xuôi, khai thác mọi tiềm năng của vùng để đưa đất nước ngày một phát
triển, vững mạnh toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh quốc
phòng, vv...
Việc nghiên cứu về một thời kì lịch sử của một tổng thuộc Châu Bạch
Thông (nửa đầu thế kỉ XIX) không những góp phần khôi phục lại bức tranh lịch
sử về đời sống kinh tế, xã hội cũng như đời sống tinh thần của các dân tộc mà

1


còn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước: Đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xây dựng con
người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất Bắc Kạn giàu truyền thống ngày nay.
Vì vậy tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Tổng Nông Thượng Châu Bạch
Thông (Tỉnh Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, tôi được thừa hưởng rất ít các kết quả của
những người đi trước. Bởi vì, một vấn đề có đối tượng nghiên cứu về một tổng
trong thời gian như đã giới hạn như trên chưa được thực hiện. Tuy nhiên ở từng
lĩnh vực khác nhau, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập một cách trực tiếp hay
gián tiếp.
Trước tiên phải kể đến cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào
Duy Anh. Cuốn sách đã nêu một sơ bộ phần địa lý hành chính để nhận định
cương vực của nhà nước và vị trí các khu vực hành chính qua các thời kỳ từ thời
Văn Lang đến triều Nguyễn. Qua đó tác giả đã khái quát được sự hình thành, tồn
tại của tổng Nông Thượng thuộc châu Bạch Thông tỉnh Thái Nguyên từ xưa cho
đến thế kỉ XIX.
Năm 2004, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn “Bản sắc và
truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn”. Cuốn sách đã trình bày một
cách đầy đủ về quá trình hình thành các tộc người, đời sống vật chất, tinh thần
của các dân tộc ở địa phương Bắc Kạn từ xưa cho đến nay.
Năm 2003, tạp chí Dân tộc và Thời Đại, nhà xuất bản Thế giới cho in cuốn
“Các dân tộc ở Bắc Kạn”. Cuốn sách đã trình bày một cách đầy đủ toàn diện về
chân dung văn hóa xưa và nay của “gia đình các dân tộc ở Bắc Kạn”, qua đó tác
giả cũng đã tìm hiểu được nguồn gốc, phong tục tập quán của các dân tộc tổng
Nông Thượng thế kỉ XIX.

2



Năm 2008 Hội thảo “chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử
Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX” được tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa. Những
bài trong hội thảo đã được Nxb Thế giới phát hành, 2008. Đây là hội thảo đã
đánh giá đầy đủ và khách quan nhất về chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn.Trước đây, khi nhắc đến triều Nguyễn nhiều cuốn sách, bài viết có xu
hướng chung là chỉ trích lên án triều Nguyễn với cách đánh giá không được khách
quan, khoa học. Ngay tại hội thảo này, các bài viết đều tập trung làm rõ công lao
và những đóng góp của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đối với sự phát triển của
lịch sử dân tộc. Trong đó, có một số bài viết có đề cập ít nhiều tới nội dung tác
giả nghiên cứu như bài viết tác giả Phan Phương Thảo về Quản lý ruộng đất của
nhà Nguyễn qua tư liệu địa bạ. Qua đó, đến năm 1836 trên phạm vi toàn quốc,
trừ những vùng xa xôi, hẻo lánh thì nói chung vùng nào nhà Nguyễn cũng cho
lập địa bạ. Như vậy về cơ bản, Nhà Nguyễn đã hoàn thành việc lập địa bạ trên
phạm vi cả nước. Nội dung địa bạ đều do những người có trách nhiệm, uy tín của
làng, xã lập ra trên cơ sở đo đạc và có xác nhận của các câp quản lý hành chính
cao hơn trong vùng.
Luận văn Tiến sĩ “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa
đầu thế kỉ XIX ”, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1991 của tác giả Vũ Văn Quân.
Đây cũng là tài liệu quan trong khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp thời
Nguyễn, giúp tác giả có thêm tư liệu cũng như nhận thức.
Cuốn “Văn hóa dân gian Tày”, do Sở Văn hóa Thông tin Thái Nguyên phát
hành năm 2002. Cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ về văn hóa dân gian của dân tộc
Tày, dân tộc có số dân đông nhất ở Bắc Kạn cũng như tổng Nông Thượng.
Liên quan ít nhiều đến đề tài có một số luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ
thành công tại Đai học Thái Nguyên như: Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỉ
XIX của Nông Quốc Huy, 2008; Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Ba Bể nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn Đức Thắng, 2010; Huyện Phú Bình

3



tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX của Lê Thị
Thu Hương, 2004; Huyện Bạch Thông - Bắc Kạn nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn
Tiến Đạt, 2013; Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ (Thái
Nguyên) nửa đầu thế XIX của Hoàng Xuân Trường, 2012. Nội dung của các luận
văn trên đều sử dụng địa bạ triều Nguyễn để làm rõ tình hình ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. Qua đó, tác giả có thêm nhận thức và có
thể so sánh thấy được đặc điểm riêng biệt của vùng mà tác giả nghiên cứu.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
về tổng Nông Thượng trong lịch sử … Bởi vậy còn có những vấn đề chưa được
làm sáng tỏ như: Vị trí địa lý, nguồn gốc dân tộc, chế độ sở hữu ruộng đất, văn
hóa xã hội…của vùng đất này trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX . Song tác giả
luôn xem những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi
mở quý báu, tạo điều kiện để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở các nguồn tư liệu khai thác được, đề tài này mong muốn góp
phần phản ánh tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tổng Nông Thượng, châu
Bạch Thông ở nửa đầu thế kỷ XIX. .Từ đó nêu lên một số nhận xét về tổng Nông
Thượng ở nửa đầu thế kỷ XIX, góp thêm cơ sở khoa học về cư dân miền núi nói
chung và phía Bắc nói riêng, vùng đất đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài bước đầu nghiên cứu về các lĩnh vực: vị trí địa lí, văn hóa - xã hội
của Tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông nửa đầu thế kỉ XIX
- Làm rõ kinh tế của tổng Nông Thượng, trong đó chú trọng đến tình hình
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông trên các vấn đề: vị trí địa lí, tài


4


nguyên thiên nhiên, nguồn gốc các dân tộc.
- Tình hình kinh tế gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp
nhưng luận văn đặt kinh tế nông nghiệp và chế độ sở hữu ruộng đất là đối tượng
nghiên cứu chính. Thủ công nghiệp và thương nghiệp do hạn chế về tư liệu nên
việc trình bày không tránh khỏi sơ lược
- Bên cạnh đó tình hình văn hóa xã hội của Tổng Nông Thượng Châu Bạch

Thông nửa đầu thế kỉ XIX cũng là nội dung luận văn cần làm rõ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX
Về không gian: Tổng Nông Thượng Châu Bạch Thông (tỉnh Thái Nguyên)
nửa đầu thế kỉ XIX theo địa giới lãnh thổ.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong luận văn tác giả đã khai thác, sử dụng nguồn tư liệu bao gồm một số
sách sử và địa chí cổ như: Đại Việt Sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Đại
Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, Đồng Khánh địa dư chí, Kiến văn tiểu lục…
Một số sách như: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Địa danh và tài
liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ … có ghi chép tên trấn, tổng, xã thôn thời Minh
Mệnh, miêu tả vị trí địa lý, thổ sản, phong tục tập quán, dân tộc… Tác giả luận
văn có thể khai thác để làm rõ tình hình kinh tế, xã hội Tổng Nông Thượng, châu
Bạch Thông (tỉnh Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX.
Nguồn tài liệu địa bạ được sử dụng trong luận văn gồm 6 đơn vị địa bạ vào
thời điểm Minh Mệnh 21 (1840). Các tài liệu địa bạ nêu trên hiện đang được lưu
trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội với các kí hiệu: A3/8203, A12/8227,

A13/8219, A14/8231, A20/8247, A25/8260. Tài liệu địa bạ của các xã trong tổng
là cơ sở quan trọng để chúng tôi phục dựng lại một phần nào tình hình ruộng đất
của tổng Nông Thượng nửa đầu thế kỉ XIX.
Nguồn tài liệu thực địa, điền dã. Qua hai lần thực địa vào giữa cuối năm

5


2018 và đầu năm 2019, tác giã đã có dịp khảo sát địa hình, cảnh quan, đời sống
kinh tế, xã hội, văn hóa của các dân tộc địa phương, thu thập được tư liệu quý
như gia phả, sách, tào, mo then, địa danh…các tư liệu truyền miệng do các cụ
già kể lại, gồm các bài ca dao, sli, lượn, tục ngữ rất phong phú đa dạng, đều là
những tư liệu giúp cho việc hiểu thêm về lịch sử của Nông Thượng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp lịch sử và phương
pháp lô gic làm trọng tâm . Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp khai thác
tài liệu thành văn với phương pháp điền dã thực tế kết hợp với phương pháp,
phân tích, so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, phương pháp tổng hợp bằng hệ
thống biểu bảng.
Việc sử dụng các phương pháp nêu trên giúp chúng tôi làm rõ vấn đề
nghiên cứu của mình.
6. Đóng góp của luận văn
Dựa trên những tài liệu có thể khai thác được, đề tài bước đầu khôi phục một
cách có hệ thống tình hình ruộng đất của tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông
nửa đầu thế kỉ XIX, mối quan hệ tộc người, tình hình kinh tế xã hội, những nét văn
hóa tiêu biểu gắn với môi trường sinh thái địa phương.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn
được chia thành ba chương:
- Chương 1: Khái quát về Tổng Nông Thượng Châu Bạch Thông (tỉnh Thái


Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX
- Chương 2: Tình hình kinh tế Tổng Nông Thượng Châu Bạch Thông (tỉnh

Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX
- Chương 3: Tình hình xã hội và văn hóa Tổng Nông Thượng Châu Bạch
Thông (tỉnh Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỔNG NÔNG THƯỢNG CHÂU BẠCH THÔNG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Sách “Đại Nam nhất thống chí” viết, Nông Thượng thuộc Châu Bạch
Thông, phủ Thông Hóa (Thái Nguyên), Đông - Tây cách 271 dặm, Nam - Bắc
cách nhau 283 dặm. Phía Đông chạy dài đến địa giới huyện Võ Nhai (phủ Phú
Bình) 188 dặm, phía Tây đến địa giới châu Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang 83
dặm, phía Nam đến địa giới huyện Phú Lương và Định Châu (tức huyện Định
Hóa) thuộc phủ Tòng Hóa 100 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Cảm Hóa và
huyện Vĩnh Điện thuộc tỉnh Tuyên Quang 103 dặm [30, tr.153].
Theo sách “Đồng Khánh địa dư chí”: “Châu Bạch Thông cách phủ lỵ 41
dặm về phía Tây. Sở lỵ của Châu đặt ở xã Dương Quang, do bị phỉ tàn phá, châu
nha tạm dựng nhà tranh để làm việc. Nay xin rời đến trang Yên Đĩnh ở hạ du.
Mà xã Dương Quang chính là vùng đất rộng lớn của tổng Nông Thượng. [35,
tr.819-820].
Cũng theo Đồng Khánh địa dư chí thì tổng Nông Thượng thuộc Châu Bạch
Thông tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX gồm có các xã là Nông Thượng,
Dương Quang, Huyền Tụng, Suất Hóa, Hòa Mục và Hòa Bình [35,tr819].
Nông Thượng có địa hình khá phức tạp, với trên 90% diện tích đất đai là

rừng núi. Phần lớn lãnh thổ là những dãy núi đá vôi xen lẫn với núi đất, có độ
cao trung bình so với mặt nước biển là 500 - 600m, điểm cao nhất là 1502m nằm
trên dãy núi Phja Booc, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng
thấp của Nông Thượng có chân núi kéo dài.
Đất đai Nông Thượng chủ yếu là đồi núi, diện tích đồng bằng màu mỡ rất
ít, chỉ xuất hiện một vài cánh đồng nhỏ ven bờ sông Cầu ở xã Dương Quang,
Huyền Tụng.
Tổng Nông Thượng có hai dãy núi cao đó là dãy núi Khau Mổ (Mồ) là một
phần của dãy núi Phja Booc chạy qua đất xã Huyền Tụng và dãy Phja Dạ chạy
qua xã Nông Thượng giáp với xã Thanh Vân thuộc tổng Nông Hạ.
7


Dãy núi Phja Booc có độ cao trung bình khoảng 1.000m, có đỉnh Phja Ieng
cao 1.527m, đỉnh Phja Bjooc có 1.502m ở giữa xã Mỹ Phương, Vi Hương, Đồng
Phúc và Huyền Tụng. Trên đỉnh núi này có Ao Tiên nước chảy về phía Tây xuống
Đồng Phúc, về phía Đông Bắc xuống Mỹ Phương - Lục Bình - Hà Vị. Bản đồ
Quốc gia gọi là đỉnh Hoa Sơn, nhân dân địa phương gọi là đỉnh Phja Booc. Tương
truyền từ thời thượng cổ, thương con người vất vả vì thiên tai, địch họa, ba nàng
tiên là nàng Bjooc, nàng Ngò, nàng Ve từ trên trời đáp xuống núi giúp dân tạo
dựng và bảo vệ cuộc sống, chống giặc ngoại xâm nên từ đó núi này được gọi là
Phja Bjooc. Cấu tạo địa chất dãy Phja Bjooc khá phức tạp: núi đất xen kẽ đá vôi,
đá phiến thạch anh, đá cát kết, đá granit, cát pha sét… Do ở độ cao, khí hậu mát
và ẩm nên Phja Bjooc có nhiều loài thực vật quý như sâm nam, hồng sâm, nấm
hương, đặc biệt là chè tuyết (còn gọi là chè Loàng, chè Shan) búp to, mầu phớt
trắng, hương thơm và vị đâm ngọt. Núi Phja Bjooc còn có tên gọi là núi Cứu Quốc.
Tháng 5 năm 1945, cụ Hồ Chí Minh trên đường từ Cao Bằng đi Tân Trào đã qua
dãy núi này [35, tr.821].
Ngọn núi thứ hai bao tổng Nông Thượng là dãy Phja Dạ, cấu tạo bằng đá
vôi, điểm cao nhất 1.640m, trên đỉnh hầu như quanh năm mây mù bao phủ. Lưng

chừng chân núi có các nguồn nước tuôn trào. Cùng với hoa rừng, cây trái thiên
nhiên, Phja Dạ đã tạo nên một cảnh quan tuyệt diệu [đồng khánh,tr.821]. Thơ ca
cổ của người Tày có câu:
Dù hùng vĩ, điệp trùng nhưng dãy Phja Booc vẫn bị ngắt đoạn bởi dòng sông
Nặm Cắt, đoạn còn lại là dãy Pù Mô giáp ranh với xã Dương Quang, trên dãy Pù
Mô đỉnh núi Nà Không cao 458m, đỉnh Pù Mô cao 400m. Phía Tây Nam Đôn
Phong cũng trùng điệp là núi, trên đó có đỉnh Khau Nang cao 520m là ranh giới
với xã Quang Thuận. Phía Tây giáp Bản Mún (thuộc xã Dương Phong) có dãy
Khau Pùa và dãy Tam Poong giáp ranh với xã Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn) có
đỉnh cao 920m và đỉnh Khau Pùa cao 600m. [14,tr.16].
Nông Thượng có ba con sông và nhiều suối nhỏ, được phân bố đều khắp

8


trong tổng. Đó “là nơi bắt nguồn của các con sông ở hạ du với ba con sông: Sông
Cầu, sông Nặm Cắt và sông Đôn Phong.
Sông Cầu (tiếng Tày gọi là Tả Luông hay Tả Cải, Nặm Cải (còn gọi là sông
Đông Mỗ, sông Như Nguyệt) là con sông dài nhất, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn
dài khoảng 103km, do hai nhánh chính là sông Nặm Út bắt nguồn từ Phương
Viên - Chợ Đồn và Nặm Cắt bắt nguồn từ Đôn Phong - Bạch Thông hợp thành.
Tất cả đều xuất phát từ Đông Nam dãy Phja Bjoóc hợp lại ở Pác Cáp. Ngoài ra
còn có một số nhánh như sông Hà Vị, sông Vi Hương từ sườn đông dãy Phja
Bjoóc chảy về hợp lưu ở Mỹ Thanh; sông Thanh Mai (Tả Quận) hợp lưu ở Nông
Hạ…. Sông Cầu có lưu vực rộng 510km2, lưu lượng trung bình hàng năm là
25,3m3/giây [14,tr.28].
Sông Nặm Cắt chảy từ chân núi Phja Bjooc qua xã Đôn Phong theo hướng
Đông Nam chảy qua các thôn Bản Bung, Bản Pén, Nà Pài, Nà Ói, Phặc Tràng
hợp lưu sông Cầu ở cuối hạ lưu. Nặm Cắt- tiếng Tày - là nước lạnh, do thượng
nguồn sông này có nhiều cây cối và nhiều khối đá lớn nhỏ nằm giữa lòng sông,

có nơi nước chảy qua các khe đá, có nơi độ dốc cao tạo nên nhiều thác ghềnh một cảnh quan sơn thủy khá đẹp, có thể tạo nên một điểm hấp dẫn về du lịch sinh
thái ở nơi đây.
Sông Đôn Phong từ xã Đôn Phong chảy dọc giữa xã qua các Bản Giềng,
Quan Nưa, Nà Rì nhập vào sông Cầu phía thượng lưu, cách cửa sông Nặm Cắt
khoảng 1km.
Nhiều sông suối, nguồn nước dồi dào tạo nên độ ẩm cho cây rừng và cũng
là nguồn nước sinh hoạt dân cư. Ngoài ra các con sông có vai trò lớn trong đời
sống dân cư và thông thương. Cư dân tổng Nông Thượng đã tận dụng những
lượng phù sa ven bờ sông để phát triển kinh tế nông nghiệp, sử dụng nguồn nước
để tưới tiêu, đóng bè mảng chuyên chở hàng hóa ngược xuôi.
Tổng Nông Thượng nằm trong khu vực khí hậu gió mùa xích đạo, một năm

9


có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, song hình thái hai mùa tương đối rõ rệt, nổi bật nhất
là mùa hạ nóng nực, nắng lắm mưa nhiều và mùa đông hanh khô lạnh lẽo bởi gió
mùa Đông Bắc. Mùa xuân và mùa thu nói chung ngắn, có tính chất giao thời. Nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 20 độ đến 22 độ, mùa hạ từ 26 độ đến 28 độ. Mùa đông
lạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 13 độ đến 16 độ. Độ ẩm
không khí cao nhất vào tháng 7, trung bình 86%. Ở vùng núi cao còn có tính chất á
nhiệt đới, mùa hè mát, mùa đông thường có sương muối. Do ảnh hưởng của yếu tố
khí hậu á nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc, nên mùa xuân tuy không dài nhưng tiết
trời ấm áp [36,tr.25].
Lượng mưa khá lớn, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3, nhưng có ít mưa
phùn. Các ngọn núi cao, các sườn núi hướng Đông Nam lượng mưa thường lớn hơn,
độ ẩm cao hơn như dãy Phja Dạ, Phja Bjooc. Ca dao cổ người Tày có câu:
Phja Dạ bấu lìa mooc
Phja Bjooc bấu lìa phân
(Phja Dạ không hết mây

Phja Bjooc không hết mưa)
Cuối thu đầu đông, gió chuyển hướng từ Tây Nam sang Đông Bắc lại xuất
hiện mưa ngâu Bắc thay mưa ngâu Nam, ca dao Tày có câu:
Đoi Keo pjac, đoi Hác mà
(Ngâu Kinh đi, ngâu Hán đến)
Người Tày thường dựa vào kinh nghiệm về thời tiết địa phương và nông lịch
mà định các chu kỳ sản xuất và sinh hoạt đời sống
Tổng Nông Thượng gồm sáu xã, tuy phần lớn các xã ở trung tâm của châu
song còn một số xã như Hòa Mục, Đôn Phong cũng có địa hình phức tạp, không
thuận tiện cho phát triển mạng lưới giao thông. Tuy nhiên với vai trò là một tổng
nằm ở vị trí trung tâm của châu Bạch Thông; thì đã có những huyết mạch giao
thông quan trọng.
Sách “Đồng Khánh địa dư chí” có ghi chép lại về tình hình giao thông như sau:
10


- Một đường nhỏ từ lỵ sở của Châu (Xã Dương Quang) đi lên phía Tây Bắc,
qua tổng Đông Viễn đến tổng Nhu Viễn, thông sang tỉnh Tuyên Quang dài 150
dặm.
- Một đường nhỏ từ lỵ sở của Châu đi về phía Đông Nam, qua đồn Cao Khâu
đến Chợ mới, thông đến huyện Phú Lương, dài 90dặm.
- Một đường nhỏ từ phía Đông sở lỵ của Châu qua tổng Hạ Hiệu đến xã Cổ
Đạo, thông sang tỉnh Cao Bằng, dài 150dặm.
- Một đường nhỏ từ phía Đông lỵ sở của Châu qua tổng Hạ Hiệu, thông đến
huyện Cảm Hóa, dài 30 dặm” [35, tr.821].
Các tuyến đường này giữ vai trò quan trọng trong việc thông thương đi lại của
cư dân tổng Nông Thượng nói riêng và châu Bạch Thông nói chung cũng như buôn
bán trao đổi hàng hóa, tiếp xúc và giao lưu văn hóa của cư dân trong huyện cũng
như với các địa phương lân cận. Tuy nhiên các tuyến đường này đều là đường đất
nhỏ hẹp.

Ngày nay, các xã của tổng Nông Thượng xưa kia đã có hệ thống giao thông
đường bộ phát triển với hơn 30km quốc lộ 3 chạy qua, các tuyến đường đã được
dải nhựa hay đổ bê tông là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tếvăn hóa của xã, chỉ duy còn xã Đôn Phong là vẫn còn tuyến đường đất chưa được
đổ bê tông, đi lại vào xã khá khó khăn nhất là khi trời mưa. Với chương trình xây
dựng nông thôn mới, các con đường bê tông nông thôn đang được triển khai khẩn
trương để thúc đẩy phát triển của các vùng, rất mong các ngành quan tâm đến Đôn
Phong để xã phát triển kịp với các vùng khác trong tỉnh.
Về nguồn tài nguyên, theo kết quả nghiên cứu của Tổng Cục Địa chất, Bắc
Kạn nói chung và Nông Thượng nói riêng có cấu tạo địa chất khá phức tạp với
nhiều kiểu khác nhau. Đất ở Nông Thượng có nhiều loại, đất feralit màu vàng nhạt
trên núi, chủ yếu trên các dãy núi cao, có độ ẩm ướt lớn, độ mùn cao, phù hợp với
cây lâm nghiệp. Đất feralit màu đỏ nâu phát triển trên đá vôi, chủ yếu ở các xã Suất
Hóa, Hòa Mục. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây đậu tương, ngô,

11


mía lạc…. Đất feralit màu vàng có ở các xã Đôn Phong, Dương Phong, phù hợp
với việc trồng cây gây rừng. Đất phù sa sông Cầu dọc theo các xã Dương Quang,
Huyện Tụng, là loại đất thích hợp cho việc trồng lúa và hoa màu.
Tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kạn tuy trữ lượng không lớn lắm nhưng lại
khá dồi dào về chủng loại. Nhiều nhất là kẽm, vàng, chì.
Vàng bạc có ở nhiều nơi, nhất là vàng sa khoáng. Sách ‘Đại Nam nhất thống
trí’’ viết: ‘Vàng ở Châu Bạch Thông có mỏ Bằng Thanh, mỗi năm nộp thuế 15
lạng. Bạc ở Cảm Hóa có mỏ Ngân Sơn mỗi năm nộp 370 lạng. Huyện Vũ Nhai
có mỏ Kim Hỉ mỗi năm nộp thuế 20 lạng, mỏ Thuần Mang mỗi năm nộp thuế 13
lạng’’
Các nguồn tài nguyên khoáng sản này đã từng gắn bó với tổ tiên ta từ rất
lâu đời. Các rìu đồng, mũi tên đồng Cổ Loa nước Âu Lạc thuở xưa phải chăng
một phần cũng có nguồn gốc từ loại hình mũi tên đồng Nà Buốc - An Thắng (Pác

Nặm) nơi có đủ các nguyên liệu cần thiết (đồng - chì - thiếc) để chế tác.
Về tài nguyên rừng, Nông Thượng có 90% diện tích đất đai là rừng núi, thảm
thực vật dày, độ che phủ cao, rừng xanh um tùm quanh năm. Ngoài ra còn có vô số
loại tre, vầu, trúc, lứa… Càng xuống thấp thì rừng cây càng rậm rạp bởi nhiều tầng
thực vật và dây leo chằng chịt, độ ẩm cao, lớp thảm mục dày, tỷ lệ mùn trong đất
khá cao, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Với điều kiện tự nhiên đặc thù của mình, tổng Nông Thượng đã sớm trở thành
nơi sinh sống của cư dân Tày nguyên thủy và trong lịch sử là nơi đón nhận cư dân
nhiều nơi đổ về quần tụ, sinh cơ lập nghiệp như dân tộc Dao, Hoa và Kinh...
1.2. Khái lược lịch sử hành chính
Tổng Nông Thượng - Châu Bạch Thông ở đầu thế kỷ XIX là một trong 9
tổng của Châu Bạch Thông (gồm tổng Nông Thượng, Nông Hạ, Côn Minh, Nhu
Viễn, Quảng Khê, Đông Viên, Hà Vị, Thượng Giáo, và Hà Hiệu) thuộc phủ
Thông Hóa, tỉnh Thái Nguyên (phủ Thông Hóa có hai đơn vị hành chính là châu
Bạch Thông và huyện Cảm Hóa) [35, tr 819].
Trong lịch sử phát triển của vùng đất Bắc Kạn nói chung và tổng Nông

12


Thượng - Châu Bạch Thông nói riêng, vùng đất này có nhiều biến đổi, năm 1997
tỉnh Bắc Kạn được tái lập, thành lập Thành phố Bắc Kạn nên năm xã của tổng
Nông Thượng đã sát nhập vào thành phố, chỉ có một xã Nông Thượng thuộc
huyện Bạch Thông.
Lịch sử hành chính Tổng Nông Thượng - Châu Bạch Thông gắn liền với
lịch sử phát triển của vùng đất Thái Nguyên thời Nguyễn và Bắc Kạn ngày nay.
Thời Hùng Vương vùng đất này thuộc bộ Vũ Định, là một trong mười lăm
bộ của nước Văn Lang.
Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, Nông Thượng lúc thuộc quận Giao Chỉ rồi
sau thuộc Châu Long cuối cùng Châu Nga.

Sang thời Đinh, Tiền Lê chia cả nước thành 10 đạo, đến thời Lý đổi thành
24 lộ, lúc đó Nông Thượng nằm trong Châu Thái Nguyên sau đó lại thuộc châu
Vũ Lặc. Đến thời nhà Trần, châu Thái Nguyên được đổi thành trấn. Cuốn sách
“Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh đã viết như sau: “Đại để
trấn Thái Nguyên lúc đó là tương đương với tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và nửa
phía nam của tỉnh Cao Bằng ngày nay” [2, tr.150].
Vào thời thuộc Minh, trấn Thái Nguyên lại đổi thành phủ Thái Nguyên gồm
3 phủ: phủ Thái Nguyên, phủ Phú Bình, phủ Thông Hóa (có vùng Nông Thượng)
và lấy đất phủ Thái Nguyên đặt làm “Thái Nguyên thừa chính ty”.
Thời Lê Trung Hưng (vua Lê chúa Trịnh 1533 - 1788) và thời vua Quang
Trung vùng đất Bắc Kạn thuộc trấn Thái Nguyên, các đơn vị hành chính dưới
trấn căn bản vẫn như trước.
Đến thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1884), năm Minh Mạng thứ 12
(1831) đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính thống nhất trong cả nước, chia
đơn vị hành chính các cấp tỉnh, châu - huyện, tổng, xã.
Trấn Thái Nguyên lúc đổi được đổi tên thành tỉnh Thái Nguyên. Sách “Đại
Nam nhất thống chí” (1882) đã ghi lại phạm vi của châu Bạch Thông lúc đó như
sau: “ở cách phủ 41 dặm về phía Tây; đông tây cách nhau 271 dặm, nam bắc

13


cách nhau 283 dặm; phía đông đến địa giới châu Vũ Nhai phủ Phú Bình 188
dặm, phía tây đến địa giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 83 dặm, phía nam
đến địa giới huyện Phú Lương và châu Định phủ Tùng Hoá 100 dặm, phía Bắc
đến địa giới huyện Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang 103 dặm. Từ đời Trần về trước,
gọi là huyện Vĩnh Thông; thời thuộc Minh vẫn theo như thế, lệ phủ Thái Nguyên;
đời Lê đổi tên hiện nay và gọi là châu, lệ phủ Tùng Hoá, do phiên thần họ Hoàng
nối đời quản trị; bản triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế; năm Minh Mệnh
thứ 16 đổi đặt lưu quan. Lãnh 9 tổng, 60 xã” [30, tr.153-155]. Như vậy tổng

Nông Thượng khi đó thuộc châu Bạch Thông, phủ Thông Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) tỉnh Thái Nguyên gồm 3 phủ là phủ
Tòng Hóa, phủ Phú Bình, phủ Thông Hóa. Nông Thượng là một trong chín tổng
của châu Bạch Thông phủ Thông Hóa.
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX đã xác định giới hạn của
tổng Nông Thượng gồm 10 xã, trang, phố, xưởng như sau:
“Tổng Nông Thượng: Nông Thượng, Đôn Phong, Tòng Hóa, Dương
Quang, Huyền Tụng, Hòa Mục Bán, Trang Hòa Mục Bán, Phố Bắc Cạn, Phường
Bắc Linh Dã, Xưởng Nam Luân”.
Sách Đồng Khánh địa dư chí đã chú thích rõ Châu Bạch Thông như sau:
“Đời Lý - Trần là đất huyện Vĩnh Thông, thời thuộc Minh đổi là châu Vĩnh
Thông. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh Tông đổi làm châu Bạch
Thông, đặt thuộc phủ Thông Hóa. Qua các triều sau đều không thay đổi.” Ngày
nay vùng đất này chính là các huyện của Bắc Kạn trong đó có Nông Thượng.
Cũng theo sách trên, vào thời điểm đó, tổng Nông Thượng - châu Bạch
Thông gồm 6 xã: Hòa Mục, Suất Hóa, Dương Quang, Huyền Tụng, Nông
Thượng và Hòa Bình. Châu lỵ Bạch Thông được dựng vào năm Minh Mệnh thứ
16 (1835) đặt tại xã Dương Quang thuộc tổng Nông Thượng. Thành lũy được
đắp bằng đất, cao 5 thước (khoảng 1,66m), chu vi là 58 trượng (khoảng 192,56m)
[35, tr. 818-819].
Ngày 11 - 4 - 1900 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lấy phần đất phía
Bắc tỉnh Thái Nguyên thuộc phủ Thông Hoá thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm 4 châu
14


(sau đổi thành huyện) là Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau đổi thành Na Rì)
và Cảm Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn). Châu lỵ của Bạch Thông trên đất Dương
Quang.Trong các châu được chia thành các tổng và các khu, riêng châu Bạch
Thông được chia thành 5 tổng là Nông Thượng, Nông Hạ, Phương Linh, Hà Vị
và Yên Đĩnh.

Tiếp theo đó ngày 25 - 6 - 1901, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định
tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nhập vào châu Bạch
Thông (Bắc Kạn). Năm 1916, theo nghị định của thống sứ Bắc Kỳ, một số tổng
của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng An Biện Thượng thuộc Định Hoá (Thái
Nguyên) tách ra lập thành châu Chợ Đồn. Vào thời gian đó Bắc Kạn có 5 châu,
20 tổng và 103 xã trong đó có tổng Nông Thượng gồm 6 xã.
Bảng 1.1. Đơn vị hành chính tổng Nông Thượng châu Bạch Thông theo
quyết định của toàn quyền Đông Dương 1901
Tổng

Thôn, bản


Hòa Mục

Vực Phay, Bản Giang, Nà Túm, Bản Việt, An Lão

Suất Hóa

Đon Kế, Đon Hin, Khuổi Luông, Lũng Hoàn, Khuổi
Cuông, Thâm Luông, Bản Giác, Bản Lư, Bản Dục, Bản
Châng

Dương Quang Nà Làng, Quảng Châu, Xã Lâm,Vân Cấm, Liêu Bốc, Cà
Lậu, Phù La, Môn Trần, Liễu Môn

Nông
Thượng

Bá Danh, Rĩnh Vinh, Khâu Vàng, Bản Cậu,Hiển Vinh,

Huyện Tụng Nà Bàm, Bản Cáu, Khuổi Héo, Tồng Ninh, Khuổi Cạn,
Bản Ven, Bản Áng, Nà Bẻng, Nà Bèn, Khuổi Dạng,
Nam Luần
Nông Thượng Kéo Quang, Nà Cạn, Nà Chung, Nà Bản, Khau Cốt, Nà
Chuông, Khuổi Lâm, Khuổi Thán
Đôn Phong, Nà Éc, Bản Hoang, Bản Làng, Bản Đán, Bản
Đôn Phong Kinh, Nà Phay, Kỳ Vỹ, Vực Chàng, Bản Bén, Bản Chiết
Nguồn: [17, tr.53- 58]

Tháng 7 - 1901 thị xã Bắc Kạn được thành lập vừa là tỉnh lỵ vừa là châu lỵ
châu Bạch Thông.
15


Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, để củng cố và xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, Chính phủ
đã sáp nhập 2 xã trong 6 xã tổng Nông Thượng là Dương Quang và Đôn Phong
thành Phong Quang. Nhưng do trình độ quản lí còn thấp, cư dân ở phân tán nên
năm 1953 lại tách thành Phong Quang thành 4 xã: Thanh Phong, Hồng Phong,
Minh Khai, Đình Phùng. Ngày 21 - 4 - 1965, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Quyết định 103NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc
Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Châu Bạch Thông là
huyện miền núi phía Bắc tỉnh Bắc Thái gồm 28 xã, thị trấn và 4 xã trên cũng đổi
tên: Đình Phùng thành Dương Quang, Hồng Phong thành Quang Thuận, Thanh
Phong thành Dương Phong và Minh Khai thành Đôn Phong.
Ngày 6- 11- 1996, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoa IX kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc phân chia lại địa giới hành chính của
một số tỉnh, trong đó chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Nghị định số 56/CP ngày 3-5-1997 của Chính phủ đã quyết định chuyển
các xã Dương Quang, Huyền Tụng, Suất Hóa, Nông Thượng thuộc huyện Bạch

Thông nhập vào đơn vị hành chính thị xã Bắc Kạn nay là Thành Phố Bắc Kạn.
Chỉ còn xã Đôn Phong là vẫn thuộc huyện Bạch Thông.
Bảng 1.2. Đơn vị hành chính hiện nay của các xã trong tổng Nông Thượng
Xã, thị trấn

STT

1 Xã Đôn Phong10 thôn

Bản, làng

Bản Vén; Nà Đán; Nà Váng; Nà Pán; Nặm Tốc; Bản
Đán; Bản Chiêng; Vằng Bó; Nà Lốm; Lủng Lầu

2 Xã Dương Quang-Nà ỏi; Nà Dì; Nà Cưởm; Nà Pài; Phặc Tràng; Bản
10 thôn
3 Xã Hòa Mục8 thôn

Giềng; Bản Bung; Quan Nưa; Bản Pèn; Nà Rào
Bản Vót; Khuổi Nhàng; Nà Tôm; Bản Chang; Bản
Đốn; Bản Giác; Tân Khang; Mỏ Khang.

4 Xã Suất Hóa- 10 Bản Đồn 1; Bản Đồn 2; Mai Hiên; Nà Bản; Bản Rạo;
thôn

Thác Giềng; Lũng Hòa; Đoàn Kết; Tân Cư; Bản Pyạt

16



STT

Xã, thị trấn

Bản, làng

5 Xã Nông Thượng -Tân Thành; Khuổi Chang; Nà Vịt; Nà Diểu; Nà Bản;
15 thôn

Nà Kẹn; Nà Thinh; Nà Choang; Nà Chuông; Nà Nàng;
Cốc Muổng; Khau Cút; Khuổi Cuồng; Thôm Luông;
Nam Đội Thân

6 Xã Huyền Tụng -Khuổi Thuổm; Khuổi Dủm; Nà Pèn; Khuổi Pái; Khuổi
20 thôn

Hẻo; Khuổi Lặng; Khuổi Mật; Bản Vẻn Ngoài; bản
Vẻn Trong; Pá Danh; Tổng Nẻng; Phiêng Mi; Lâm
Trường; Nà Pài; Bản Cạu; Chí Lèn; Giao Lâm; Nà
Pam; Đon Tuấn; Xây Dựng.
(Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2018)

Trải qua nhiều thế kỷ với các chính sách của triều đình nhà Nguyễn, chế độ
cai trị của thực dân Pháp, sự phân chia và sát hợp của nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (1945 - 1976), nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
địa giới hành chính của tổng Nông Thượng xưa kia đã bị chia tách ra có đơn vị
hành chính khác nhau.
1.3. Các thành phần dân tộc
Các dân tộc ở đây cư trú thành nhóm khá rõ rệt. Đồng bào Tày cư trú ở
những thung lũng thấp tương đối bằng phẳng, đồng bào Dao sống ở trên núi cao,

dân tộc Hoa và đồng bào Kinh sống ở các khu vực trung tâm.
Qua các tư liệu lịch sử, truyền miệng và việc khảo sát thực tế, có thể thấy
được những nét khái quát về địa bàn cư trú, nguồn gốc, quê quán của các dân tộc
của tổng Nông Thượng.
1.3.1. Dân tộc Tày
Tổ tiên của người Tày nằm trong khối Tày - Thái cổ, họ là cư dân xưa nhất.
Người Tày ở Nông Thượng là một khối thống nhất cả về ngôn ngữ, văn hóa, tên
tự gọi, các tên gọi khác.
Tộc danh Tày có lẽ bắt nguồn từ dụng ý của cư dân chuyên nghề cày ruộng,
mà bộ nông cụ tiêu biểu là cái cày, tiếng Tày - Thái truyền thống gọi cái cày là

17


×