Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích chi phí sản xuất theo khoản mục của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.79 KB, 41 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì cạnh tranh luôn là vấn đề nóng
mà các doanh nghiệp quan tâm. Làm sao để hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnh
tranh và làm sao để tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận luôn là bài toán khó đối với
các doanh nghiệp, nhất là trong môi trường kinh tế hội nhập như ngày nay. Để tận
dụng những cơ hội và hạn chế những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi
các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động phải có lãi. Doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các
đối tác, giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các công ty khác. Vì vậy doanh nghiệp
phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những
giải pháp để nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh . Việc quan tâm đến chi phí, tiết
kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là vấn đề hàng đầu trong việc đảm bảo và nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chỉ
tiêu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm còn cho phép đánh giá một cách chính
xác toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất để tìm ra những nguyên nhân
khách quan cũng như chủ quan tác động đến sự biến đổi chung của tổng chi phí sản
xuất. Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm của chi phí sản xuất và
giá thành, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể để khai thác tiềm năng, khắc phục
nhược điểm nhằm quản lý và sử dụng chi phí sản xuất có hiệu quả hơn bằng cách lập
kế hoạch và ra các quyết định sản xuất cho tương lai.
Thấy rõ được tầm quan trọng của chi phí sản xuất đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, trong bài tập lớn này, em chọn đề tài: “ Phân tích chi phí sản xuất theo khoản
mục của doanh nghiệp”.
Nội dung bài tập lớn gồm 3 phần chính:
Phần I: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế
Phần II: Nội dung phân tích


Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo khoản mục của doanh nghiệp


Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình thực hiệ chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, e kính mong nhận
được sự góp ý, chỉnh sửa bổ sung thêm của các thầy cô để bài làm được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
1.1.1

Mục đích
Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế luôn giữ vai trò rất quan trọng trong

sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nó
giống như kim chỉ nam giúp định hướng hoạt động, đồng thời là thước đo, đánh giá
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Tùy theo từng trường hợp cụ thể của phân
tích như đối tượng, chỉ tiêu, nguồn lực,... mà xác định các mục đích phân tích cho phù
hợp nhưng nhìn chung đều xoay quanh các vấn đề sau đây:
+ Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đước
giao, đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước,...
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Xác định
nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức
độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
+ Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai
thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.

1.1.2

Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
Đứng trên góc độ là một nhà quản lý doanh nghiệp thì bất kỳ ai cũng muốn

doanh nghiệp của mình phát triển không ngừng, đem lại lợi nhuận và lợi ích kinh tế
cao. Để làm được điều đó cần phải thường xuyên và kịp thời đưa ra những quyết định
đúng đắn. Có nhận thức đúng mới đưa ra các quyết định đúng, tổ chức và thực hiện
kịp thời các quyết định đó đương nhiên sẽ thu đước các kết quả mong muốn. Ngược
lại nhận thức sai sẽ dẫn đến các quyết định sai và khi thực hiện sẽ gây ra những hậu
quả khôn lường. Do đó mối quyết định đưa ra điều hành quản lý doanh nghiệp cần
phải có sự khoa học, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Và người ta sử dụng
công cụ là phân tích hoạt động kinh tế để nghiên cứu các hiện tượng và kết quả kinh tế
từ đó cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn trong tương lai.
Vì vậy phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức,


nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động
kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.
1.2 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
1.2.1

Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích

nhằm xác định vị trí và xu hướng biến động. Đánh giá được kết quả. Có thể có các
trường hợp so sánh khác nhau tùy theo mục đích nhưng trong bài tập lớn này em sử
dụng trong trường hợp: So sánh giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc để xác định nhịp độ,
tốc độ phát triển của hiện tượng.
 So sánh bằng số tuyệt đối


Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối cho biết quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt giữa hai kỳ.
Mức biến động tuyệt đối( chênh lệch tuyệt đối) : 1 – y0
Trong đó:
: Mức độ biến động tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu
1

: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế

y0: Mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ gốc
 So sánh bằng số tương đối

Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độ
phổ biến của hiện tượng.
a) Số tương đối động thái
+ Dùng để biểu hiện xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời
gian:
t = y1/ y0 100 (%)
Trong đó: y1, y0 là mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế, kỳ kế hoạch


b) Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu nhằm xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể:
D = ybp/ytt 100 (%)
Trong đó:
ybp: mức độ của bộ phận
ytt : mức độ của tổng thể
1.2.2


Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối
quan hệ tổng đại số. Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ
tiêu nghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của
nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
Khái quát nội dung của phương pháp:



Chỉ tiêu phân tích: y
Các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c

+ Phương trình kinh tế: y = a + b – c



Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu:

+ Xác đinh đối tượng phân tích:

y0 = a0 +b0 – c0
y1 = a1 + b1 – c1

y = y1 – y0 = (a1 + b1 – c1) – (a0 – b0 – c0)

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y:




Ảnh hưởng tuyệt đối:
Ảnh hưởng tương đối:

ya = a1 – a0
ya = (ya.100)/y0 (%)

Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai (b) đến y:



Ảnh hưởng tuyệt đối:
Ảnh hưởng tương đối:

yb = b1 – b0
yb = (yb.100)/y0 (%)


Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba (c) đến y:



Ảnh hưởng tuyệt đối:
Ảnh hưởng tương đối:

yc = c1 – c0
yc = (yc.100)/y0 (%)


Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
ya + yb + yc = y
ya + yb + yc = y = (y.100)/y0 (%)
Lập bảng phân tích
STT

Kỳ gốc

Quy


So
Tỷ
sánh
trọng
(%)
da1
δa

Chênh
lệch

MĐAH
ž y (%)

∆a

δ ya

1


Nhân tố thứ 1

a0

Tỷ
trọng
(%)
da0

2

Nhân tố thứ 2

b0

db0

b1

db1

δb

∆b

δ yb

3


Nhân tố thứ 3

c0

dc0

c1

dc1

δc

∆c

δ yc

Chỉ tiêu phân tích

y0

100

y1

100

δy

∆y


-

Chỉ tiêu

Quy


Kỳ n/c

a1


PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT
THEO KHOẢN MỤC CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Mục đích, ý nghĩa
2.1.1 Ý nghĩa
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vấn đề về tài chính luôn là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận hàng năm phải cao,
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phải ổn định thì mới có thể duy trì và phát
triển, thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư cũng như giữ vững được vị trí trên thị
trường. Vậy để có được lợi nhuận cao, bên cạnh việc tăng doanh thu thì giảm chi phí
cũng là một trong những cách tối ưu nhất. Trong đó, chi phí sản xuất là chỉ tiêu rất
được quan tâm và chú trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Phân tích chi phí sản xuât cũng vì thế mà trở nên vô cùng
cần thiết đối với doanh nghiệp.
Trước hết ta đã biết chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp
đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch
vụ trong một kỳ nhất định.
Vậy nên khi phân tích chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá một

cách khách quan, chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng chi phí, nhận
diện được các chi phí, những nơi chịu chi phí và những hoạt động sinh ra chi phí, phát
hiện những khoản chi nào lãng phí, bất hợp lý để có kế hoạch điều chỉnh lại... từ đó
doanh nghiệp nhìn nhận rõ các vấn đề, xác định các nguyên nhân chủ quan, khách
quan, tích cực hay tiêu cực ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí sản xuất từ đó đưa
ra các biện pháp thích hợp, thiết thực trong công tác quản lý đối với chi phí sản xuất
nhằm quản lý chi phí hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc phân tích chi phí sản xuất còn cung cấp cho doanh nghiệp
những thông tin hữu dụng cần thiết để phục vụ công tác quản lý chi phí, lập kế hoạch
chi cho phù hợp, tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành, tính toán và lập kế hoạch đầu
ra đảm bảo đáp ứng nhu cầu thi trường, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp, đạt hiệu quả cao trong xản xuất kinh doanh.


Thông qua phân tích chi phí sản xuất ta có thể đánh giá tổng hợp tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có thể chỉ ra các mặt mạnh, các khuyết điểm,
các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh để đề xuất các biện
pháp thích hợp.
Ngoài ra, phân tích chi phí sản xuất còn giúp doanh nghiệp phát hiện và khai
thác những khả năng tiềm ẩn trong doanh nghiệp để có thể khai thác triệt để nhằm đạt
hiệu quả cao.
Với ý ngĩa to lớn đó, phân tích chi phí sản xuất là điều không thể thiếu trong
bất cứ hoạt động kinh doanh nào của bất kỳ doanh nghiệp nào
2.1.2 Mục đích
Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau và mỗi cách phân loại đều có những
ưu điểm và mục đích khác nhau. Một trong những cách phân loại đó là căn cứ vào đối
tượng chi phí và vị trí của khoản chi phí để chia chi phí sản xuất thành khoản mục chi
phí. Cách phân loại này sẽ giúp chúng ta xác định chí phí sản xuất ở từng đơn vị sản
xuất, từng bộ phận sản xuất, xác định được giá thành sản phẩm.
Mục đích của phân tích chi phí theo khoản mục bao gồm các nội dung sau:

+ Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí và các nhân tố.
Thông qua phân tích chúng ta sẽ thấy được sự biên động tăng, giảm của chi phí sản
xuất và từng nhân tố ảnh hưởng tác động trực tiếp đến chi phí để có thể đánh giá một
cách khái quát nhất về sự biến động đó.
+Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích nguyên nhân biến động
các chi phí, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí.
Từ các số liệu trong bảng phân tích, chúng ta sẽ thấy được mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến chi phí sản xuất, xem xét nhân tố nào ảnh hưởng nhiều, nhân tố nào ảnh
hưởng ít, nhân tố nào tác động theo chiều hướng tích cực, nhân tố nào tác động theo
chiều hướng tiêu cực, sự tác động của nhân tố nào là hợp lý và sự biên động của nhân
tố nào là bất hợp lý và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực
đó.


+ Đề xuất những biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố
tiêu cực, động viên, phát huy những nhân tố tác động tích cực đến chi phí sản xuất.
Mỗi một nhân tố tác động đến chi phí sản xuất dù tích cực hay tiêu cực cũng cần phải
đề xuất các biện pháp thích hợp để khai thác các tiềm năng, phát huy điểm mạnh, khắc
phục điểm yếu, cải tiến và thay đổi những bất hợp lý trong công tác quản lý chi phí, sử
dụng nguồn vật tư, lao động, tiền vốn nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm
trong các kỳ tiếp theo.
+ Phân tích chi phí sản xuất cũng là căn cứ và cơ sở quan trọng cho việc thành lập các
kế hoạch và chiến lược trong sản xuất.
Từ việc phân tích, chúng ta có thể lập kế hoạch sản xuất cụ thể trong những kỳ tiếp
theo, đồng thời lập chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho hợp lý, đáp ứng nhu cầu kịp thời
trên thị trường.


2.2: Phân tích
2.2.1: Xây dựng công thức phản ánh chi phí sản xuất và lập bảng phân tích

 Phương trình kinh tế:

C = CSX + CBH + CQL = CNCTT + CNVLTT + CSXC + CBH + CQL
Trong đó:
CSX : Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm
CSX = CNCTT + CNVLTT + CSXC
Với CNCTT
: Chi phí nhân công trực tiếp
CNVLTT : Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
CSXC
: Chi phí sản xuất chung
• CBH : Chi phí bán hàng
• CQL : Chi phí quản lý


+ Xác định giá trị của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
ΣC0

= CNVL0 + CNC0 + Csxc0 + CBH0 + CQL0
=82.146.143 (103 đồng)

+ Xác định giá trị của chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
ΣC1

= CNVL1 + CNC1 + Csxc1 + CBH1 + CQL1
=77.213.456 (103 đồng)

 Xác định đối tượng phân tích:

Đối tượng phân tích: Tiết kiệm tuyệt đối C


= ΣC1 – ΣC0
= 77.213.456 – 82.146.143
= – 4.932.687 (103 đồng)

 Lập bảng phân tích:


96.32

Tuyệt đối
(103 đ)
-1,954,060

Tương đối
(103 đ)
3,357,509

Mức độ
ảnh
hưởng
đến ∑ C
(%)
-2.38

23.81

90.57

-1,913,788


116,043

-2.33

17,388,470

22.52

99.24

-133,302

1,618,875

-0.16

18.62

15,388,642

19.93

100.61

93,030

1,622,591

0.11


20.11

16,083,563

20.83

97.36

-436,026

1,215,932

-0.53

15.23

9,968,257

12.91

79.68

-2,542,600

-1,291,515

-3.10

100


77,213,456

100

94.00

-4,932,687

3,281,927

Kỳ gốc (%)
ST
T

Khoản mục

1

Chi phí sản xuất
chế tạo sản phẩm
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Chi phí nhân công
trực tiếp
Chi phí sản xuất
chung
Chi phí bán hàng

a

b
c
2
3

Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Tổng chi phí ( ∑ C)

Kỳ nghiên cứu (%)

QM
(103 đ)
53,115,696

TT
(%)
64.66

QM
(103 đ)
51,161,636

TT
(%)
66.26

20,298,31
2
17,521,77

2
15,295,61
2
16,519,58
9
12,510,85
8
82,146,14
3

24.71

18,384,524

21.33

So sánh
(%)

Bội chi hoặc tiết kiệm


2.2.2: Phân tích
 Đánh giá chung

Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục ta thấy:
Tổng chi phí ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đạt 94%, như vậy là giảm đi 6%
tương ứng với số tiền tiết kiệm được là 4.932.687 (10 3 đồng). Xét về số tuyệt đối thì
doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí còn xét về số tương đối, với chỉ số giá trị sản xuất
IG =0,9 thì doanh nghiệp lại bội chi số tiền là 3.282.927 (10 3 đồng). Điều này chứng tỏ

rằng việc tổ chức sản xuất và quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa hợp lý.
Nhìn chung các nhân tố tác động đến tổng chi phí sản xuất đều có sự biến động rất
khác nhau, ngoại trừ nhân tố chi phí sản xuất chung tăng lên thì hầu hết các nhân tố
còn lại đều có xu hướng giảm dần so với kỳ gốc. Tuy nhiên mức giảm chưa thực sự
sâu, mức so sánh vẫn đạt ở ngưỡng trên 90% so với kỳ gốc ( lớn hơn chỉ số giá trị sản
xuất IG ) nên mức giảm này chưa hợp lý và chưa thực sự đem lại lợi ích tối đa cho
doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng ta thấy khoản mục chi phí biến động nhiều nhất là Chi phí quản lý
doanh nghiệp, đạt 79,68% tức giảm 20,32% làm cho tổng chi phí giảm 3,1%. Khoản
mục biến động ít nhất là Chi phí sản xuất chung thuộc Chi phí sản xuất chế tạo sản
phẩm, đạt 100,61% tức tăng 0,61% tác động làm cho tổng chi phí tăng một mức là
0,11%.
Tổng chi phí có sự biến động như vậy là bởi một số nguyên nhân chính sau:
+ Do công nhân ngày càng có tay nghề cao hơn, đỡ tốn kém chi phí đào tạo
+ Do nguyên vật liệu đầu vào kỳ nghiên cứu thấp hơn so với kỳ gốc
+ Do chế độ khen thưởng đối với công, nhân viên hợp lý
+ Do cắt giảm nhân viên, sắp xếp lại bộ máy quản lý doanh nghiệp
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhưng ảnh hưởng không nhiều đến tổng chi
phí sản xuất .


Vậy từ đây ta có thể rút ra nhận xét sau: Các khoản mục chi phí biến động trong kỳ
nghiên cứu hầu hết đều có xu hướng giảm đi nhưng sự giảm đó chưa thực sự hợp lý
nên chưa đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần có các
biện pháp pù hợp và lập kế hoạch quản lý chi phí cụ thể để tiết kiệm hơn, tránh lãng
phí hơn và đạt kết quả kinh doanh tốt.
 Phân tích chi tiết

Tổng chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau:
-


Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
-

Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.

Chi phí chế tạo sản phẩm

Ở kỳ nghiên cứu, chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm là 51.161.636 (10 3 đồng)
chiếm 66,26% trong tổng chi phí. Nhân tố này đạt 96,32% so với kỳ gốc, như vậy
giảm 3,68% nên doanh nghiệp tiết kiệm tuyệt đối số tiền là 1.954.060 (10 3 đồng) làm
cho tổng chi phí giảm 2,38%. Đây là khoản mục chi phí chiếm lớn nhất trong các
khoản mục và có ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí. Và với mức giảm như vậy thì chứng
tỏ doanh nghiệp rất chú trọng đến khoản mục chi phí này để có thể tiết kiệm hơn.
Nhưng với mức giảm 3,68% thì doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở mức tiết kiệm tuyệt
đối chứ chưa đạt được tiết kiệm tương đối, thậm chí còn bội chi tương đối số tiền là
3.357.509 (103 đồng). Sự giảm này là chưa hợp lý và có thể do một số nguyên nhân
sau đây:
+ Chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm.
+ Máy móc thiết bị hoạt động tốt.
+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.



+ Tay nghề công nhân ngày càng cao.
a) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bởi công thức:
CNVL = Qi.mi.gi – F (103 đồng)
Trong đó:

Qi: Số lượng của mặt hàng i
mi: Mức tiêu hao
gi: Giá cả mặt hàng i

Thông qua bảng phân tích ta có thể thấy rằng: ở kỳ nghiên cứu, chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp là 18.384.524 (103 đồng) chiếm 23,81% trong tổng chi phí toàn doanh
nghiệp. Trong khi đó kỳ gốc đạt 20.298.312 (103 đồng) chiếm 24,71% tổng chi phí.
Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc đã giảm 0,9%
tương ứng với số tiền tiết kiệm tuyệt đối là 1.913.788 (10 3 đồng), tuy nhiên lại bội chi
tương đối số tiền là 116.043 (103 đồng), điều này là chưa hợp lý. Với sự biến động đó
thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã làm cho tổng chi phí biến đổi theo hướng giảm
với mức độ ảnh hưởng là 2,33%.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: số lượng mặt
hàng sản xuất, mức tiêu hao, giá cả nên sự biến động cúa các nhân tố này tác động
trực tiếp đến sự tăng giảm của chi phí nguên vật liệu. Vì vậy ta sẽ phân tích chi tiết
từng nhân tố để chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến sự giảm chi phí nguyên vật liệu của
doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.
Nhân tố đầu tiên làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm đi là do số lượng sản xuất
sản phẩm (Qi) trong kỳ nghiên cứu giảm đi so với kỳ gốc. Và đây là một số nguyên
nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đó.
Thứ nhất, do các đơn hàng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm xuống.
Tại kỳ gốc, doanh nghiệp tung ra một số loại sản phẩm mới với mẫu mã hấp dẫn nên
thu hút được nhiều khách hàng, làm cho đơn hàng tăng lên, chi phí nguyên vật liệu

cũng vì thế mà tăng. Trong khi đó ở kỳ nghiên cứu, sản phẩm mà doanh nghiệp sản
xuất đang bão hòa, cầu thị trường đang có xu hướng giảm trong khi cung lại tăng,


nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất ồ ạt với các chương trình khuyến mại, giảm
giá nên cạnh tranh cao hơn, vì thế mà đơn đặt hàng trong kỳ nghiên cứu giảm xuống,
làm cho sản lượng giảm. Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các chiến lược phát triển sản phẩm mới, đổi mới
về mẫu mã, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng, đồng thời cũng cần phải có
các chiến lược marketing phù hợp để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, có vật mới
có thể tăng được sản lượng sản xuất.
Nguyên nhân thứ hai làm cho sản lượng giảm trong kỳ nghiên cứu đó là năng suất
không đồng đều giữa các bộ phận sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp. Tại kỳ gốc,
năng suất hoạt động khá đều và ổn giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất, bộ
phận này cung ứng hàng cho bộ phận kia một cách đều đặn và hoàn thành kế hoạch
đặt ra, bộ phận nào cũng làm tốt nhiệm vụ của mình, lượng sản phẩm cũng vì thế mà
được hoàn thành vượt mục tiêu. Trong khi đó ở kỳ nghiên cứu, bộ phận gia công, chế
biến trong giai đoạn đầu sản xuất sản phẩm thì làm việc năng suất cao, ồ ạt làm hàng,
chuyển xuống cho bộ phận hoàn chỉnh thì năng suất làm việc lại kém, hàng hóa ứ
đọng không hoàn thành kịp lượng sản phẩm giao xuống dẫn đến sản phẩm dở dang thì
thừa mà sản phẩm hoàn thành lại thiếu hụt. Đây là nguyên nhân tiêu cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các biện pháp xử lý như điều chuyển lao động
cho hợp lý giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất, đào tạo chuyên môn cho công
nhân ở bộ phận hoàn chỉnh để năng suất giữa các bộ phận đồng đều hơn, có vậy thì số
lượng sản phẩm mới được cải thiện.
Sản lượng giảm còn do trong kỳ nghiên cứu sản xuất, vì gặp vấn đề về tài chính
nên doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô sản xuất, loại bỏ không sản xuất một số mặt
hàng có lượng tiêu thụ kém. Kỳ nghiên cứu, một số mặt hàng bão hòa trên thị trường
nên doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm này giảm đi rất nhiều, mà lợi nhuận từ những
sản phẩm đó không cao, người tiêu dùng không còn ưa chuộng chúng nữa. Vì vậy

doanh nghiệp đã quyế định ngưng sản xuất chúng làm cho sản lượng giảm. Đây là
nguyên nhân tích cực, chủ quan. Biện pháp đưa ra là doanh nghiệp ngoài việc loại bỏ
các sản phẩm trên thì nên nghiên cứu và tung ra thị trường dòng sản phẩm mới để thu


hút người tiêu dùng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh
tranh.
Nhân tố thứ hai làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm là mức tiêu hao
nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm so với kỳ gốc. Nguyên
nhân làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu bao gồm các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất là do tình trạng hoạt động của máy móc ở kỳ nghiên cứu tốt
hơn kỳ gốc. Tại kỳ gốc, máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, hoạt động không tốt, tiêu tốn
nhiều nguyên vật liệu. Còn trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã cho cải tiến một số
máy móc thiết bị làm cho chúng hoạt động tốt hơn, nâng cấp chúng với các chứng
năng hữu hiệu nên trong quá trình sản xuất tiêu tốn ít nguyên liệu hơn, tiết kiệm hơn,
mức tiêu hao nguyên liệu cũng vì vậy mà giảm đi, làm cho chi phí nguyên vật liệu
giảm. Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên áp dụng khoa học công nghệ và cái tiến kỹ thuật
trong sản xuất để có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu hơn nữa trong các kỳ sản
xuất tiếp theo như mua thêm máy móc công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng
cấp máy móc,...
Mức tiêu hao cũng giảm trong kỳ nghiên cứu còn vì chất lượng nguyên liệu đầu
vào tốt hơn so với kỳ gốc. Tại kỳ gốc, doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu có chất
lượng không được tốt, do đó trong quá trình sản xuất sản phẩm dễ bị hỏng nguyên liệu
dẫn đến hao phí nhiều nguyên vật liệu. Đến kỳ nghiên cứu thì nguyên vật liệu doanh
nghiệp mua vào có chất lượng cao hơn, sản xuất ít hao phí hơn nên tiêu tốn ít nguyên
vật liệu hơn so với kỳ gốc, làm cho chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp cũng vì thế
mà giảm xuống. Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên lựa chọn nguyên vật liều đầu vào một cách kỹ lưỡng
và đạt chất lượng tốt, vừa đảm bảo chất lượng của sản phẩm vừa tiết kiệm được chi

phí nguyên vật liệu.
Việc thay đổi mẫu mã sản phẩm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp cũng là
một nguyên nhân làm cho mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm. Tại kỳ gốc, sản phẩm
của doanh nghiệp còn tốn nhiều nguyên vật liệu. Thấy vậy, trong kỳ nghiên cứu,
doanh nghiệp đã nghiên cứu và cải tiến mẫu mã sản phẩm. Mẫu mã mới có kiểu dáng


đẹp hơn với các chi tiết được cải thiện làm cho sản phẩm vừa đẹp vừa đảm bảo chất
lượng không đổi và quan trọng là lượng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm đó cũng
giảm đi, làm cho mức tiêu hao nguyên liệu giảm, góp phần làm cho chi phí nguyên vật
liệu giảm. Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu sản phẩm của mình để có
thể cải tiến mẫu mã tốt hơn sao cho mức tiêu hao giảm đi nhỏ nhất có thể.
Mức tiêu hao nguyên vật liệu còn giảm là nhờ công tác sử dụng nguyên vật liệu
trong kỳ nghiên cứu đã được kiểm soát chặt chẽ hơn so với kỳ gốc. Ở kỳ gốc, việc sử
dụng nguyên vật liệu còn chưa quy củ, nguyên vật liệu chuyển vào sản xuất ồ ạt
không theo một trật tự quy định nào, một số nguyên vật liệu dù chưa hỏng, vẫn có thể
sử dụng nhưng vẫn bị loại bỏ ra khỏi sản xuất. Nhận thấy được sự lãng phí đó, trong
kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã xiết chặt công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
hơn. Nguyên vật liệu trước khi chuyển từ kho sang bộ phận sản xuất phải được kiểm
tra cụ thể, rõ ràng, không còn ồ ạt như trước. Nguyên vật liệu trước khi bị loại bỏ cũng
cần kiểm tra rõ ràng để xem xét có thể sử dụng được không. Điều đó đã góp phần
không nhỏ trong việc giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu xuống. Đây là nguyên nhân
tích cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần phát huy, áp dụng các biện pháp cứng rắn và chặt
chẽ hơn trong công tác sử dụng nguyên vật liệu, có thể đưa ra các hình phạt đối với
công nhân viên khộng chấp hành các quy định về sử dụng nguyên liệu trong sản xuất
để đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, mức tiêu hao nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
giảm xuống còn bởi trình độ tay nghề của người công nhân ngày càng cao. Tại kỳ gốc,

một số công nhân trong doanh nghiệp nghỉ làm, do đó công ty phải tuyển thêm công
nhân mới. Tay nghề của công nhân mới còn non kém, chưa thuần thục do đó thường
xuyên làm hỏng sản phẩm, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu. Đến kỳ nghiên cứu, trình độ
tay nghề của công nhân đã được nâng cao và qua thời gian thì công nhân ngày càng
thuần thục hơn trong sản xuất, lượng nguyên vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm
cũng giảm đi, mức tiêu hao giảm xuống, chi phí nguyên vật liệu giảm xuống. Đây là
nguyên nhân tích cực, khách quan.


Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các phương pháp đào tạo công nhân hợp lý để
nâng cao tay nghề của họ trong thời gian càng nhanh càng tốt. Bên cạnh đó thì trong
quá trình tuyển dụng cũng nên xem xét các yếu tố của người công nhân để xem họ có
phù hợp với bộ phận nào, có khả năng làm tốt công việc hay không.
Nhân tố thứ ba làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm là giá cả của nguyên vật liệu
đầu vào của doanh nghiệp giảm trong kỳ nghiên cứu.
Nguyên nhân đầu tiên làm cho giá nguyên vật liệu giảm là do trong kỳ nghiên cứu,
mức cung trên thị trường lớn, nhiều nhà cung cấp đua nhau cung ứng ra thị trường loại
nguyên vật liệu đó, để tăng tính cạnh tranh họ đã giảm giá. Cụ thể là trong kỳ nghiên
cứu vừa qua, thời tiết thuận lợi nên người nông dân trồng trọt tốt, đem lại năng suất
cây trồng cao, chất lượng tốt. Cũng chính vì số lượng nông sản nhiều nên cung ứng
một lượng lớn trên thị trường làm cho giá cả giảm đi so với năm trước. Nhà cung cấp
nguyên vật liệu cho doanh nghiệp nhập vào chế biến với giá rẻ hơn nên khi bán cũng
hạ thấp giá xuống để tăng tính cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Doanh nghiệp
cũng vì thế mà được lợi trong việc nhập nguyên vật liệu đầu vào với giá thấp hơn so
với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực.
Nguyên nhân thứ hai làm cho giá nguyên vật liệu giảm là do kỳ nghiên cứu doanh
nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán tiền mua nguyên vật liệu. Tại kỳ gốc, doanh
nghiệp mới sửa chữa lớn nhà xưởng nên tốn kém chi phí do đó không thanh toán ngay
tiền nguyên vật liệu trực tiếp cho nhà cung cấp mà trả góp theo từng đợt nên không
được hưởng chiết khấu. Nhưng trong kỳ nghiên cứu, tình hình tài chính của doanh

nghiệp đã tốt hơn, hơn nữa giá cả nhập vào cũng thấp hơn so với năm trước nên Giám
đốc đã thanh toán ngay tiền hàng cho bên cung cấp sau khi nhập kho nguyên vật liệu
đầy đủ và được họ ưu đãi giảm 2% tổng thanh toán. Đây là nguyên nhân khách quan,
tích cực và doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy. Các kỳ sau nếu không có vấn đề về tài
chính, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu nhập kho đảm bảo thì doanh nghiệp nên
thanh toán tiền luôn cho nhà cung cấp để có thể được hưởng các ưu đãi của họ dành
cho doanh nghiệp.
Giá cước vận chuyển nguyên vật liệu về kho trong kỳ nghiên cứu giảm cũng là
một nguyên nhân làm cho giá nguyên vật liệu giảm. Kỳ gốc, một số loại nguyên vật


liệu có khối lượng lớn, lại cách rất xa doanh nghiệp và do thời gian gấp rút nên doanh
nghiệp phải thuê ngoài vận chuyển với giá cước khá cao. Đến kỳ nghiên cứu, thông
qua tìm hiểu doanh nghiệp đã lựa chọn được nhà thầu chuyên vận chuyển nguyên vật
liệu với giá cước thấp hơn nên chi phí tính vào giá của nguyên vật liệu cũng giảm.
Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên tìm hiểu và lựa chọn đối tác vận chuyển nguyên vật
liệu cho mình một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng để tìm ra nguồn vận chuyển với giá cước ưu
đãi thấp nhất. Điều đó rất cần thiết cho doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ tư làm cho giá nguyên vật liệu trực tiếp giảm đó là sự thay đổi
phương tiện vận tải nguyên vật liệu trong kỳ nghiên cứu. Ngoài những nguyên vật liệu
vận chuyển từ nơi xa với số lượng lớn thì một số loại nguyên vật liệu được doanh
nghiệp tự bố trí sắp xếp vận chuyển về kho. Kỳ gốc, doanh nghiệp chuyên chở bằng
đường bộ nên chi phí vận chuyển cao. Còn kỳ nghiên cứu thì doanh nghiệp đã thay
đổi phương tiện vận tải bằng hình thức vận chuyển qua đường thủy nên tiết kiệm chi
phí hơn, làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm xuống. Nguyên nhân này mang tính
tích cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức vận tải phù hợp và tiện lợi nhất
đối với nguyên vật liệu để có thể tiết kiệm chi phí hơn. Tùy thuộc vào vị trí địa lý,
khối lượng hàng hóa mà chọn cho tiết kiệm nhất. Đối với nguyên vật liệu vận chuyển

từ xa, đường núi gập ghềnh, khối lượng lớn thì nên vận chuyển bằng đường thủy hoặc
đường hàng không.
Bên cạnh đó, thì chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu của Chính phủ cũng là một
nguyên nhân làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ nghiên cứu của doanh
nghiệp giảm. Ngoài các nguyên vật liệu sẵn có trong nước thì doanh nghiệp cũng cần
phải nhập khẩu một số loại nguyên vật liệu từ nước ngoài. Những nguyên vật liệu đó
trong nước thường khan hiếm và chất lượng cũng không đảm bảo tiêu chuẩn nên
doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu, nếu không sản phẩm tạo ra sẽ không đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng. Mà trong kỳ gốc thì thuế nhập khẩu các nguyên liệu đó
là 10% nhưng đến kỳ nghiên cứu thì Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển và mở rộng nên đã giảm mức thuế đối với loại nguyên vật liệu mà doanh


nghiệp nhập khẩu xuống còn 5%. Điều này làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào
của doanh nghiệp giảm xuống. Nguyên nhân này mang tính tích cực, khách quan.
Ngoài ra, chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp giảm còn là vì kỳ
nghiên cứu doanh nghiệp được nhà cung cấp tặng thêm một lượng nguyên vật liệu
dùng cho sản xuất trực tiếp. Bên cung cấp nguyên vật liệu là nhà thầu chuyên cung
cấp nguyên vật liệu hằng năm cho doanh nghiệp đồng thời doanh nghiệp là khách
hàng tiềm năng của họ. Kể từ khi thành lập doanh nghiệp đến nay thì kỳ sản xuất nào
chúng ta cũng nhập nguyên vật liệu của họ nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp với
nhà cung cấp rất tốt. Do vậy, năm nay nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập công ty thì
nhà cung cấp đã tặng cho doanh nghiệp một lượng nguyên vật liệu để sản xuất trực
tiếp nên tiết kiệm được một khoản tiền cho chi mua nguyên vật liệu. Nguyên nhân này
mang tính khách quan, tích cực.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp đồng
thời duy trì và nâng cao mối quan hệ trong tương lai để có thể nhận được các ưu đãi
cũng như có thể thúc đẩy các cơ hội trong kinh doanh.
Với các nguyên nhân tác động như trên, doanh nghiệp cần nhìn nhận lại từng
nguyên nhân khách quan, chủ quan, tích cực, tiêu cực để điều chỉnh sao cho hợp lý.

Mặc dù hầu hết các nguyên nhân tác động đến các nhân tố đều mang tính tích cực và
doanh nghiệp có thể tiết kiệm cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên trên thực tế
doanh nghiệp chỉ đạt tiết kiệm tuyệt đối và bội chi tương đối, đây là điều bất hợp lý.
Do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục và điều chỉnh chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp hợp lý hơn nữa, khai thác triệt để các tiềm năng bên trong cũng như bên
ngoài doanh nghiệp, tận dụng thời cơ giá cả trên thị trường, các chính sách ưu đãi của
Nhà nước, các mối quan hệ xã hội ngoại giao cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hơn.
b) Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Do doanh nghiệp trả lương cho công nhân theo thời gian nên Chi phí nhân công
trực tiếp được xác định bởi công thức:
CNCTT = N T lngày
Trong đó:


N

: Số lao động bình quân trong kỳ (người)

T

: Số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong kỳ (ngày/người)

lngày : Lương bình quân 1 ngày của công nhân trong kỳ ( 103 đồng/ người)

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy: Chi phí nhân công trực tiếp ở kỳ nghiên cứu
là 17.338.470 (103 đồng), chiếm 22,52% tổng chi phí sản xuất trong kỳ nghiên cứu
của toàn doanh nghiệp. Trong khi đó ở kỳ gốc là 17.521.772 (10 3 đồng) chiếm 21,33%
tổng chi phí toàn doanh nghiệp. Như vậy ta có thể thấy rằng, chi phí nhân công trực

tiếp ở kỳ nghiên cứu giảm 0,76% so với kỳ gốc. Với mức giảm như vậy đã giúp doanh
nghiệp tiết kiệm tuyệt đối số tiền là 133.302 (10 3 đồng), bội chi tương đối số tiền là
1.618.875 (103 đồng), điều này là chưa hợp lý. Sự biến động của chi phí nhân công
trực tiếp đã tác động đến tổng chi phí của toàn doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của
nó làm tổng chi phí giảm 0,16%. Do chi phí nhân công trực tiếp chịu tác động bởi các
nhân tố như số công nhân bình quân trong kỳ, số ngày làm việc bình quân của một
công nhân, lương bình quân một ngày của một công nhân nên ta sẽ phân tích từng
nhân tố để thấy rõ các nguyên nhân làm cho chi phí công nhân trực tiếp giảm.
Nhân tố thứ nhất: số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp kỳ nghiên
cứu giảm so với kỳ gốc. Nguyên nhân bao gồm:
Nguyên nhân đầu tiên làm cho số lao động bình quân giảm trong kỳ nghiên
cứu là do lượng công nhân nghỉ việc lớn hơn lượng công nhân tuyển mộ trong kỳ. Ở
kỳ gốc, do đơn hàng đặt nhiều, mục tiêu về sản lượng tăng cao nên doanh nghiệp
tuyển mộ thêm lao động mới ở các bộ phận làm cho số công nhân bình quân trong kỳ
gốc tăng lên. Đến kỳ nghiên cứu, do doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ không tốt nên
công nhân xin nghỉ việc nhiều và số công nhân tuyển dụng thêm để bù vào không đủ
so với ban đầu dẫn đến số công nhân bình quân trong kỳ giảm xuống. Đây là nguyên
nhân tiêu cực, khách quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên điều chỉnh chế độ đãi ngộ cho công nhân một
cách hợp lý để giữ chân người lao động ở lại làm việc và nên có các chính sách chiêu
mộ lao động tích cực để tuyển dụng số lượng công nhân cho đầy đủ, đảm bảo không
ảnh hưởng đến sản xuất.


Nguyên nhân thứ hai làm cho số lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu của
doanh nghiệp giảm là vì số công nhân nghỉ hưu tăng lên. Ở kỳ gốc, hầu như không có
trường hợp công nhân về hưu nào vì họ còn trẻ. Tuy nhiên đến kỳ nghiên cứu thì đã có
những công nhân đến tuổi về hưu và doanh nghiệp không ký thêm hợp đồng với họ do
đó lượng công nhân tham gia vào sản xuất giảm xuống làm cho công nhân bình quân
giảm. Việc các lao động đã cao tuổi, không còn sức lao động bền bỉ về hưu là điều khó

tránh khỏi và là cơ hội để tuyển mộ thêm công nhân mới có sức làm việc cao hơn, thời
gian gắn bó lâu hơn, vì vậy có thể coi đây là nguyên nhân tích cực, khách quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên chú trọng việc tuyển mộ công nhân mới thay thế
những người đã về hưu nhưng bên cạnh đó cũng nên cân nhắc việc gia hạn thêm hợp
đồng đối với một số công nhân đó vì không phải công nhân nào về hưu cũng không
còn khả năng làm việc tốt như trước mà còn có những người rất có kinh nghiệm trong
sản xuất mà khi tuyển dụng công nhân mới thay thế không có được.
Sự giảm lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu còn bởi số công nhân trong
doanh nghiệp bị buộc chấm dứt hợp đồng tăng lên. Số lao động ở kỳ gốc hầu hết chấp
hành nghiêm nội quy, quy định của doanh nghiệp nên rất ít khi xảy ra trường hợp công
nhân bị đuổi việc. Trong khi đó ở kỳ nghiên cứu thì ý thức công nhân ngày càng giảm
xuống, một số công nhân không nghiêm túc chấp hành nội quy mà doanh nghiệp đã đề
ra, thường xuyên vi phạm và không rút kinh nghiệm như hành động hút thuốc lá trong
giờ làm việc ở ngay cạnh các nguyên vật liệu dễ cháy nổ, hay vứt rác bừa bãi trong
phân xưởng dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm,...Do vi phạm nhiều lần nên
công ty quyết định chấm dứt hợp đồng, buộc thôi việc với những công nhân đó làm
cho số công nhân bình quân tham gia vào sản xuất sản phẩm giảm xuống. Đây là
nguyên nhân tiêu cực, khách quan.
Biện pháp: Để khắc phục tình trạng này thì doanh nghiệp cần đào tạo về tư
tưởng cho công nhân về tác hại của việc không chấp hành nghiêm túc nội quy làm
việc như thế nào, nó có thể dẫn đến cháy nổ và các hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó
cũng cần nghiêm khắc hơn trong công tác quản lý công nhân, giám sát chặt chẽ, đưa
ra hình phạt đích đáng để lần sau họ không dám tái phạm.


Số lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm còn do
công nhân nghỉ thai sản, nghỉ mất sức tăng. Kỳ gốc, số công nhân nữ chiếm tỉ trọng ít
nên tỉ lệ nghỉ thai sản cũng ít, và cũng không có trường hợp công nhân nghỉ do mất
sức. Nhưng ở kỳ nghiên cứu thì số công nhân nữ tăng lên và tỉ lệ nghỉ thai sản cũng
tăng lên, đồng thời một số công nhân do không đủ sức khỏe để tham gia vào sản xuất

nên xin nghỉ hưu sớm hơn kế hoạch. Đây là nguyên nhân tiêu cực, khách quan.
Nhân tố thứ hai tác động làm cho chi phí nhân công trực tiếp giảm là: Số ngày
làm việc bình quân mỗi công nhân trong kỳ nghiên cứu giảm. Nguyên nhân chủ yếu
bao gồm các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân đầu tiên khiến số ngày làm việc bình quân mỗi công nhân giảm
trong kỳ nghiên cứu là do giảm tăng ca so với kỳ gốc. Nếu ở kỳ gốc, công nhân phải
tăng ca để đảm bảo sản lượng sản phẩm sản xuất, không đơn thuần là tăng giờ làm
việc và còn làm cả vào ngày nghỉ như nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật thì đến kỳ nghiên
cứu,công ty sắp xếp lại công việc và mục tiêu sản xuất, tránh phải làm thêm giờ, cắt
giảm tăng ca, chỉ làm vào các ngày hành chính chứ không làm vào ngày nghỉ lễ hay
thứ 7, chủ nhật nữa. Bởi vậy mà số ngày làm việc bình quân mỗi công nhân giảm đi.
Đây là nguyên nhân tích cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp nên xác định rõ mục tiêu doanh số sản phẩm trong
kỳ cụ thể, sắp xếp công việc cho công nhân hiệu quả, tránh phải tăng ca vì chi phí cho
việc tăng ca là khá cao so với thông thường.
Nguyên nhân thứ hai là do doanh nghiệp tăng thời gian nâng cấp, sửa chữa máy
móc thiết bị trong kỳ nghiên cứu làm cho số ngày lao động bình quân mỗi công nhân
trong kỳ giảm xuống. Ở kỳ gốc, máy móc thiết bị chưa hỏng hóc gì, tình trạng còn tốt
nên không cần phải sửa chữa bảo dưỡng nhiều. Nhưng ở kỳ nghiên cứu, máy móc đã
không còn được tốt nữa, do vậy mà để tăng năng suất và cũng là để tránh việc trì trệ
trong sản xuất thì doanh nghiệp quyết định nâng cấp máy móc thiết bị sản xuất, sửa
chữa các máy hay xảy ra trục trặc trong lúc hoạt động, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống
máy móc, điều này làm cho số ngày nghỉ tăng lên đồng thời số ngày lao động bình
quân mỗi công nhân giảm xuống. Nguyên nhân này mang tính tiêu cực, chủ quan.


Biện pháp: Doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục để tránh việc máy
móc hư hỏng như bảo dưỡng tốt, bảo quản tốt, sử dụng máy móc theo đúng các thông
số kỹ thuật của chúng để đảm bảo đạt hiệu quả tốt và không hại máy. Như vậy mới có
thể giảm thời gian sửa chữa xuống và tránh lãng phí.

Nguyên nhân thứ ba làm cho số ngày lao động bình quân mỗi công nhân tăng
là do số ngày mất điện trong kỳ nghên cứu tăng lên. Ở kỳ gốc, tình trạng điện luôn
luôn ổn định, rất hiếm khi xảy ra tình huống bị ngắt điện. Nhưng kỳ nghiên cứu thì
khác, do máy móc nhiều hơn kỳ gốc nên công suất điện tiêu tốn nhiều hơn dẫn đến
quá tải làm ngắt toàn bộ hệ thống trong nhà máy và buộc phải cho công nhân nghỉ để
sửa chữa và nâng cấp hệ thống điện. Đây là nguyên nhân tiêu cực, chủ quan.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hệ thống điện đảm bảo cho
sản xuất, đồng thời cũng cần sử dụng tiết kiệm điện, tắt các máy móc thiết bị khi
không làm việc để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến nguồn điện.
Nguyên nhân thứ tư là do số ngày nghỉ ốm, nghỉ có phép và nghỉ tự do của
công nhân tăng lên làm cho số ngày lao động bình quân mỗi công nhân giảm trong kỳ
nghiên cứu. Nếu ở kỳ gốc công nhân làm việc khá đều đặn, tình trạng nghỉ ốm và tự
do không nhiều thì ở kỳ nghiên cứu, số ngày nghỉ do ốm, nghỉ có phép với lý do hợp
lý và nghỉ tự do tăng lên đáng kể. Đây là nguyên nhân mang tính tiêu cực, khách
quan.
Biện pháp: Để khắc phục tình trạng này thì doanh nghiệp cần tạo môi trường
làm việc tốt hơn cho công nhân, như thế sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe của người
công nhân khi làm việc. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên có các biện pháp xử lý
thích hợp đối với những công nhân nghỉ tự do không phép để giảm tình trạng này như
cắt thưởng, cắt chuyên cần cuối năm,...
Nhân tố thứ ba tác động làm cho chi phí nhân công trực tiếp giảm là lương bình
quân một ngày của mỗi công nhân giảm so với kỳ gốc. Nguyên nhân chủ yếu làm cho
tiền lương bình quân một ngày giảm bao gồm các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là trong kỳ nghiên cứu một số công nhân thường xuyên vi phạm nội
quy của doanh nghiệp nên bị cắt giảm lương làm cho tiền lương bình quân một ngày
mỗi công nhân giảm. Đây là nguyên nhân tiêu cực, khách quan. Doanh nghiệp nên có


×