Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố cần thơ đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 259 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

NGUYỄN HUỲNH PHƢỚC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÖA GẠO
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: QUảN TRị KINH DOANH
MÃ Số
: 62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS HỒ TIẾN DŨNG
2. TS ĐẶNG NGỌC ĐẠI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án “Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các
doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020” đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận án


là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa
học nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 6 năm 2012
Tác giả luận án

Nguyễn Huỳnh Phƣớc


3

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ ..1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÖA GẠO ...............12
1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................................12
1.2. Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ..........14
1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ...........16
1.3.1. Quy trình chế biến lúa gạo ...................................................................16
1.3.2. Nguyên liệu sử dụng trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ..........17
1.3.3. Máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ...............18
1.3.4. Lao động trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo .............................19
1.3.5. Vốn trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo .....................................19
1.3.6. Thị trường của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ..............................20
1.4. Vai trò của các DN chế biến lúa gạo đối với nền kinh tế quốc dân ..............21

1.4.1. Cung cấp và đảm bảo an ninh lương thực ...........................................21
1.4.2. Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và hiện đại hóa khu vực
nông thôn…................................................................................................................22
1.4.3. Góp phần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn ............................22


4

1.4.4. Góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước ...................................23
1.4.5. Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển .....................................23
1.4.6. Góp phần làm ổn định chính trị xã hội ................................................23
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
chế biến lúa gạo .......................................................................................................24
1.5.1. Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài .....................................................24
1.5.2. Nhóm yếu tố bên trong ........................................................................27
1.6. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp phát triển SXKD các doanh
nghiệp chế biến lúa gạo của TPCT đến năm 2020 ...............................................31
1.7. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo ở một số địa phƣơng trong nƣớc và trên thế giới ...........................32
1.7.1. Kinh nghiệm phát triển SXKD của các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo ở một số địa phương trong nước ..................................................................32
1.7.2. Kinh nghiệm phát triển SXKD của các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo ở một số địa phương trên thế giới ................................................................34
1.7.3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các doanh nghiệp trong
nước và ngoài nước đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp
chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ ...........................................................................44
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÖA GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRONG THỜI GIAN QUA ...................................................................................47
2.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ..................................................................47

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................47


5

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................50
2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự phát triển
sản xuất kinh doanh của các DN chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ ..............................58
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN chế biến lúa gạo
TP. Cần Thơ trong thời gian qua ..........................................................................60
2.2.1. Số lượng các DN chế biến lúa gạo .......................................................60
2.2.2. Số lượng lao động trong các DN chế biến lúa gạo ..............................61
2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD của các DN chế biến lúa gạo .....................61
2.2.4. Hiệu quả hoạt động SXKD ..................................................................63
2.3. Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD của các DN
chế biến lúa gạo .......................................................................................................65
2.3.1. Phân tích các yếu tố bên trong .............................................................65
2.3.1.1. Nguồn nguyên liệu ............................................................................65
2.3.1.2. Trang thiết bị và công nghệ ..............................................................66
2.3.1.3. Lao động ...........................................................................................69
2.3.1.4. Vốn ....................................................................................................71
2.3.1.5. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ............................................72
2.3.1.6. Các hoạt động liên quan đến SXKD của doanh nghiệp ....................73
2.3.1.7. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) ...................................................75
2.3.1.8. Những điểm mạnh và điểm yếu của các DN chế biến lúa gạo
thành phố Cần Thơ ....................................................................................................77
2.3.2. Phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường đối với các DN
chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ ............................................................................79
2.3.2.1. Môi trường vĩ mô ..............................................................................79



6

2.3.2.2. Môi trường vi mô ..............................................................................83
2.3.2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................................91
2.3.2.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính (CPM) ....................92
2.3.2.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với các doanh nghiệp chế biến lúa gạo
của TP. Cần Thơ .......................................................................................................94
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SXKD CÁC DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN LÖA GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 ....... 96
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển SXKD các DN chế biến lúa gạo của
thành phố Cần Thơ đến năm 2020 .........................................................................96
3.1.1. Quan điểm phát triển .............................................................................96
3.1.2. Mục tiêu phát triển ..................................................................................... 100

3.2. Giải pháp phát triển SXKD các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của
thành phố Cần Thơ đến năm 2020 ........................................................................101
3.2.1. Cơ sở hình thành và lựa chọn giải pháp phát triển SXKD các DN
chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ ..................................................................101
3.2.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đối với sự phát triển
SXKD các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành phố Cần Thơ đến năm 2020 ........127
3.2.3. Giải pháp phát triển SXKD các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của
thành phố Cần Thơ đến năm 2020 ........................................................................133
3.2.3.1. Giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu ........................................... 133
3.2.3.2. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực ....................................... 138
3.2.3.3. Giải pháp tạo vốn và nâng cao năng lực về vốn cho DN ................... 143
3.2.3.4. Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu ..................................... 149
3.2.3.5. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................. 153



7

3.2.3.6. Giải pháp đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ và
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ..................................................................... 159
3.3. Một số kiến nghị .......................................... 164
3.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................164
3.3.2. Đối với các Bộ, ngành..........................................................................165
3.3.3. Đối với địa phương ..............................................................................165

KẾT LUẬN .................................................................................................... 166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .............................................169
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................170
PHỤ LỤC .................................................................................................................174


8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt
1

Chữ viết tắt
ASEAN

Chú thích tiếng Anh

Chú thích tiếng Việt

Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asia Nation

2

APEC

Economic Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình

Asia-Pacific
Cooperation

Dương

Attractiveness Score

Điểm hấp dẫn

3

AS

4

CB

Chế biến

5

CN


Công nghệ

6

CNCB

Công nghiệp chế biến

7

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

8

DN

Doanh nghiệp

9

ĐB

Đông bắc

10

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

11

EFE

External Factor Evaluation

Ma trận đánh giá các yếu tố bên
ngoài

12

EU

European Union

13

FAPRI

Food

and

Agricultural Viện nghiên cứu chính sách lương

Policy Research Institute
14


FAO

Food

and

Organization

Liên minh Châu Âu

thực và nông nghiệp Mỹ

Agricultural Tổ chức nông lương thế giới


9

Stt

Chữ viết tắt

Chú thích tiếng Anh

15

FDI

Foreign Direct Investment


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

16

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

17

HACCP

Hazard

Analysis

and Phân tích mối nguy và điểm kiểm

Critical Control Point
18

HC

19

ISO

Chú thích tiếng Việt


soát tới hạn
Hành chính

International Organization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
for Standardization

20

IFE

Interal Factor Evaluation

Ma trận đánh giá các yếu tố bên
trong

21

KTXH

Kinh tế xã hội

22

NH

Ngân hàng

23


PP

Phân phối

24

PTNT

Phát triển nông thôn

25

QSPM

26

SA

Strategic Ma trận hoạch định chiến lược có

Quantitative
Planning Matrix

thể định lượng

Social Accountability

Tiêu chuẩn Quản lý trách nhiệm xã
hội đối với người lao động


27

SP

28

SWOT

Sản phẩm
Strengths,

Weaknesses, Ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm

Opportunities, Threats
29

SX

yếu, cơ hội, nguy cơ
Sản xuất


10

Stt

Chữ viết tắt

Chú thích tiếng Anh


30

SXKD

Sản xuất kinh doanh

31

TP

Thành phố

32

TPCT

Thành phố Cần Thơ

33

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

34

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


35

TAS

36

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

37

TB

Trung bình

38

TS

Tài sản

39

VNĐ

Việt Nam đồng

40


WTO

Total Attractiveness Score

World Trade Organization

Chú thích tiếng Việt

Tổng số điểm hấp dẫn

Tổ chức thương mại thế giới


11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Stt

Danh mục các bảng

Trang

1

Bảng 1.1: Sản lượng lúa cả năm vùng ĐBSCL và cả nước giai đoạn
2005 - 2009

17


2

Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2005 - 2009

21

3

Bảng 1.3: Lợi nhuận từ sản xuất lúa của nông dân giai đoạn 2005 2009

22

4

Bảng 1.4: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn
2005 - 2009

23

5

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Cần Thơ giai đoạn
2005 - 2009

53

6

Bảng 2.2: Số lượng DN chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ giai đoạn

2005 - 2009

60

7

Bảng 2.3: Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo TP. Cần Thơ giai đoạn 2005 - 2009

61

8

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp chế biến lúa gạo trong 3 năm 2007 - 2009

62

9

Bảng 2.5: Kết quả về doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của
các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong 3 năm 2007 - 2009

62

10

Bảng 2.6: Năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo
trong 3 năm 2007 - 2009


63

11

Bảng 2.7: Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
chế biến lúa gạo trong 3 năm 2007 - 2009

64

12

Bảng 2.8: Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bình quân của các
doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong 3 năm 2007 - 2009

65

13

Bảng 2.9: Nguồn gốc của nguyên liệu mà các doanh nghiệp mua vào

66

14

Bảng 2.10: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế
biến lúa gạo

67

15


Bảng 2.11: Lý do các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ứng dụng công
nghệ mới

68

16

Bảng 2.12: Lương bình quân của lao động làm việc trong ngành chế
biến lúa gạo năm 2009

70


12

Stt

Danh mục các bảng

Trang

17

Bảng 2.13: Đánh giá của các doanh nghiệp ngành chế biến lúa gạo
đối với cán bộ quản lý và công nhân viên

71

18


Bảng 2.14: Nguồn vốn và cơ cấu vốn bình quân của một doanh
nghiệp ngành chế biến lúa gạo năm 2009

72

19

Bảng 2.15: Mức độ biết rõ về thời gian đối với nhu cầu sản phẩm
của doanh nghiệp trong tương lai

74

20

Bảng 2.16: Số tiền các doanh nghiệp chế biến lúa gạo chi cho các
hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh trong năm 2009

75

21

Bảng 2.17: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

76

22

Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 - 2009


81

23

Bảng 2.19: Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến lúa
gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ

83

24

Bảng 2.20: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của doanh nghiệp TP.
Cần Thơ giai đoạn 2005 - 2009

84

25

Bảng 2.21: Thị phần và xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
lớn nhất Việt Nam

88

26

Bảng 2.22: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

91

27


Bảng 2.23: Ma trận hình ảnh cạnh tranh các đối thủ cạnh tranh chính

93

28

Bảng 3.1: Ma trận SWOT

102

29

Bảng 3.2: Ma trận QSPM về phương án nguyên liệu

106

30

Bảng 3.3: Ma trận QSPM về phương án công nghệ

109

31

Bảng 3.4: Ma trận QSPM về phương án nguồn nhân lực

112

32


Bảng 3.5: Ma trận QSPM về phương án thị trường tiêu thụ

115

33

Bảng 3.6: Ma trận QSPM về phương án xây dựng và quảng bá
thương hiệu

118

34

Bảng 3.7: Ma trận QSPM về phương án nguồn vốn

121

35

Bảng 3.8: Ma trận QSPM về phương án quy hoạch khu công nghiệp
chuyên ngành

124

36

Bảng 3.9: Dự báo lượng gạo nhập khẩu của một số quốc gia trên thế
giới


156


13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Danh mục các biểu đồ

Stt

Trang

1

Biểu đồ 1.1: Sơ đồ quy trình chế biến lúa gạo

16

2

Biểu đồ 1.2: Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter (1980)

26

3

Biểu đồ 3.1: Đề xuất kênh thu mua lúa hàng hóa của các doanh

137


nghiệp
4

Biểu đồ 3.2: Đề xuất quy trình xây dựng thương hiệu cho sản

152

phẩm lúa gạo của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa
bàn TP. Cần Thơ
5

Biểu đồ 3.3: Đề xuất kênh phân phối gạo trong nước của doanh

154

nghiệp TP. Cần Thơ
6

Biểu đồ 3.4: Đề xuất kênh phân phối gạo xuất khẩu của doanh
nghiệp TP. Cần Thơ

158


14

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO NGHIÊN CỨU

Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 3,97 triệu ha (chiếm khoảng 12%
diện tích đất của cả nước), dân số trên 17,7 triệu người, chiếm hơn 20% dân số cả
nước, GDP của vùng chiếm khoảng 27% GDP của cả nước. Hàng năm toàn vùng sản
xuất hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, thu về
nguồn ngoại tệ khoảng 2,7 tỉ USD/năm. Vì vậy, có thể khẳng định sản xuất và chế
biến lúa gạo là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Sản xuất và chế biến lúa gạo đã góp phần
rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là tiền đề cho quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ của
nhiều tuyến giao thông thủy, bộ và hàng không quan trọng. Có hai con sông lớn là
sông Tiền và sông Hậu trải dài khắp các tỉnh, thành trong vùng, hệ thống các cảng
biển lớn nhất vùng như cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ, đặc biệt là có kênh Quan Chánh
Bố cho tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu đã được khởi công vào năm 2009 và dự kiến
hoàn thành vào năm 2012. Quốc lộ 1A đi từ TP. HCM đến Cần Thơ và đến tỉnh Cà
Mau, nơi tận cùng của tổ quốc; các tuyến quốc lộ từ Cần Thơ đi đến các tỉnh Vĩnh
Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang hướng về Phnôm Pênh
(Campuchia); cùng với đó là sân bay Cần Thơ được đầu tư nâng cấp để trở thành sân
bay quốc tế, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011. Với những lợi thế trên,
thành phố Cần Thơ có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo và trở
thành trung tâm chế biến lúa gạo của vùng ĐBSCL.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ
đã có những bước phát triển đáng khích lệ như: giá trị sản xuất kinh doanh của năm
sau đều tăng cao so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng khá cao
trong nhiều năm liền, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chất lượng và mẫu mã sản


15

phẩm ngày càng được cải tiến, qua đó đã góp phần làm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người trồng lúa.

Tuy vậy, nếu so với những tiềm năng và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế thì các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ còn rất nhiều
hạn chế như: quy mô của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo nhỏ, các doanh nghiệp
còn gặp khó khăn về vốn, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trong khi trình độ
công nghệ còn thấp; công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xây dựng thương
hiệu chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, tình trạng tranh mua tranh bán
giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn còn diễn ra; vấn đề ô nhiễm môi trường trong
sản xuất và chế biến đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái tự nhiên
và đời sống của người dân. Vì vậy, để hội nhập với kinh tế quốc tế, nhất là sau khi
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ cần phải có chiến lược phát triển dài hạn, bền
vững, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, khắc phục những yếu kém, tồn
tại của mình nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đối với người trồng
lúa. Đây chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020”
để làm luận án tiến sĩ nhằm góp phần phát triển bền vững các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo trong thời gian tới và sự phát triển đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thành phố.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là khái quát tổng quan về hoạt động sản xuất kinh
doanh lúa gạo, cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để thấy được vai trò
của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của thành phố
Cần Thơ và toàn vùng ĐBSCL hiện nay. Thông qua những kết quả điều tra, luận án
đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành
phố Cần Thơ, từ đó đề xuất những định hướng, mục tiêu và xây dựng các giải pháp


16


nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố
Cần Thơ đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung, luận án nghiên cứu ba mục tiêu cụ thể sau:
- Thứ nhất: Khái quát tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo,
cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để khẳng định việc phát triển sản xuất
kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là phù hợp với tình hình thực tiễn và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO).
- Thứ hai: Thông qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành phố Cần Thơ. Từ đó, đánh giá những
thành công và hạn chế của các doanh nghiệp trong thời gian qua.
- Thứ ba: Đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh các doanh
nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 nhằm góp phần vào
việc thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố và cả vùng phát triển một cách bền vững.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án: Là quá trình hình thành và phát triển
của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ.
2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là các doanh nghiệp chế biến lúa gạo
trên địa bàn TP. Cần Thơ. Số liệu nghiên cứu của luận án tập trung từ năm 2000 đến
năm 2009, các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng từ nay đến năm 2020, giai đoạn mà
nước ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp để cơ bản trở thành một nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
IV. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thời gian qua, việc nghiên cứu ngành hàng lúa gạo đã được nhiều tác giả quan
tâm. Do những hạn chế về thông tin và điều kiện nghiên cứu, dưới đây tác giả xin nêu
một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án.



17

- Tác giả Nguyễn Công Thành (2010), Viện lúa ĐBSCL, trong công trình
nghiên cứu “Đánh giá và phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và tập huấn nâng
cao nhận thức cho các thành viên trong hoạt động này tại tỉnh Hậu Giang”, đã
phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và thực trạng về nhận thức
của tất cả các thành viên có liên quan. Từ đó tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và sự
hiểu biết của họ để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của tỉnh Hậu
Giang trong thời gian tới.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã điều tra và phân tích chiều
hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng, sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo;
hiện trạng về sản xuất và xuất khẩu; thuận lợi và khó khăn của nông dân, cán bộ
khuyến nông, thương lái và nhà xuất khẩu; hiện trạng về sự nhận thức của cán bộ
khuyến nông, nông dân và các thành viên trong hệ thống thu mua, chế biến, xuất
khẩu lúa gạo.
Từ những nội dung nghiên cứu trên đề tài đã xây dựng các giải pháp thiết thực
nhằm tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc điều chỉnh chính sách và
hoạt động để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và cải thiện đời sống
người nông dân. Đây là đề tài nghiên cứu một cách tổng hợp từ sản xuất đến tiêu thụ
lúa gạo, đối tượng nghiên cứu bao gồm nông dân, cán bộ khuyến nông, thương lái và
nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này không có phân tích và không có đưa
ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [36].
- Tác giả Cao Minh Nghĩa (2005), Viện Kinh tế TP.HCM, trong công trình
nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM”, đã đánh giá rõ thực trạng phát triển của
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố, phân tích sâu những
lợi thế và tồn tại trong phát triển của ngành, nguyên nhân của những tồn tại, đặc biệt
là các nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành chế biến thực phẩm và làm
giảm tỷ trọng của ngành so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm 2003
và 2004. Qua đó định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong

thời gian tới, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành cho


18

tương xứng với vị trí của ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Các nội dung được đề cập đến trong đề tài này bao gồm: phân tích thực trạng
tăng trưởng ngành CNCB thực phẩm của TP. HCM giai đoạn 1995 - 2004 và đưa ra
các so sánh với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phân tích thực trạng
tăng trưởng bảy ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố như: ngành chế
biến thịt, chế biến thủy hải sản, chế biến dầu thực vật, chế biến bơ, sữa, sản xuất sản
phẩm từ tinh bột (mì ăn liền), sản xuất bánh, kẹo, sản xuất rượu, bia, nước uống
không cồn.
Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất hệ thống 9 giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành để đẩy
mạnh tăng trưởng bảy ngành chế biến thực phẩm nêu trên. Tuy nhiên, đề tài đã không
sử dụng phương pháp phân tích SWOT và phương pháp chuyên gia để phân tích, để
trên cơ sở đó đưa ra các hệ thống giải pháp. Vì đây là đề tài nghiên cứu về ngành
CNCB thực phẩm nên trong đề tài không có nghiên cứu về chế biến lúa gạo [19].
- Tác giả Lê Văn Gia Nhỏ (2005), trong công trình nghiên cứu “Phân tích
ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang”, đã
phân tích hiệu quả kinh doanh của các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo, phân
tích tác động chính sách của Chính phủ đến ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, đánh giá
lợi thế so sánh của bốn nhóm mặt hàng gạo xuất khẩu: gạo thơm đặc sản, gạo chất
lượng cao, gạo chất lượng trung bình và gạo chất lượng thấp, từ đó đề xuất các chính
sách hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, nông dân là đối tượng đạt được lợi
ích nhiều nhất trong các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo. Bên cạnh đó, các
chính sách của Nhà nước liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo gần như

không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong quá trình sản
xuất và xuất khẩu gạo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, việc sản xuất và xuất
khẩu gạo của Việt Nam có lợi thế so sánh cao, đặc biệt là nhóm gạo thơm đặc sản và
nhóm gạo chất lượng cao.


19

Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất ba chính sách đối với Chính phủ.
Một là, tập trung vào việc phát triển vùng nguyên liệu và chế biến xuất khẩu gạo đặc
sản và gạo chất lượng cao. Hai là, khuyến khích tư nhân tham gia xuất khẩu nhằm
làm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường thu mua lúa gạo và tăng khả năng tìm
kiếm thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới. Ba là, các chính sách liên quan đến vấn
đề quota xuất khẩu, đó là: tổ chức đấu thầu quota xuất khẩu và Chính phủ sử dụng
khoản thu từ đấu thầu này để hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sản xuất, chế biến và
xuất khẩu, đồng thời cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp nhu cầu
xuất khẩu gạo lớn hơn hạn ngạch nhưng phần xuất khẩu vượt trội này phải chịu thuế
xuất khẩu. Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả đã không phân tích thực trạng và
không đưa ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [20].
- Tác giả Nguyễn Ngọc Châu (2008), trong công trình nghiên cứu “Phân tích
chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần Thơ, đã phân tích về doanh thu, chi phí và hiệu
quả sản xuất, kinh doanh của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị gạo, gồm có:
nông dân, thương lái, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ. Đồng thời,
tác giả đã phân tích kinh tế chuỗi giá trị gạo ở hai trường hợp: gạo tiêu thụ nội địa và
gạo xuất khẩu. Trong công trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích
SWOT về tình hình sản xuất lúa của nông dân, phân tích mô hình năm áp lực cạnh
tranh của Michael Porter đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo, phân
tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Cần Thơ cũng được tác giả
đề cập đến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù gạo tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, lợi ích của

người nông dân đạt được trên mỗi kg gạo nhiều hơn so với những tác nhân còn lại.
Tuy nhiên, đời sống của bà con nông dân vẫn còn nghèo, nguyên nhân chủ yếu là do
diện tích đất canh tác ít (bình quân 0,5 ha/hộ). Trong khi đó, thương lái, doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ có lợi ích đạt được trên mỗi kg gạo thấp hơn
nông dân nhưng do không bị giới hạn tự nhiên về sản lượng tiêu thụ, năng lực tốt thì
tiêu thụ nhiều, năng lực không tốt thì tiêu thụ ít cho nên tổng lợi nhuận họ có thể thu
về là rất lớn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong tình hình hiện nay


20

chuỗi giá trị gạo xuất khẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quan tâm tìm kiếm hợp đồng xuất
khẩu nhiều hơn là khai thác thị trường nội địa.
Từ những phân tích trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị
gạo của thành phố Cần Thơ, bao gồm: giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, giải
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chế biến, phân phối và giải pháp nâng cao giá
trị tăng thêm cho toàn chuỗi.
Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố
Cần Thơ cho nên trong phần phân tích thực trạng tác giả không nghiên cứu sâu vào
hoạt động chế biến, mà chỉ trình bày khái quát làm cơ sở bổ sung để đề xuất một số
giải pháp nâng cao chuỗi giá trị gạo [5].
- Tác giả Diệp Hoàng Sơn (2008), trong công trình nghiên cứu “Hoạch định
chiến lược marketing mặt hàng gạo xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long”, đã
phân tích, đánh giá các nội dung như: đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo khu vực
ĐBSCL, phân tích hiện trạng chế biến và kinh doanh gạo xuất khẩu của các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn, tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo trên thế giới và xây
dựng chiến lược marketing xuất khẩu gạo.
Kết quả của công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐBSCL có nhiều tiềm năng
sản xuất lúa gạo, đủ cung cấp nhu cầu an ninh lương thực trong nước và có dư để

xuất khẩu từ 4 đến 4,5 triệu tấn gạo đến năm 2015, Việt Nam xếp hạng trên trung
bình so với các nước xuất khẩu gạo, nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong thời gian
tới rất cao nên sẽ thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, sản xuất lúa ở đây vẫn còn manh mún, nguồn nguyên liệu mang tính thời
vụ cao, hệ thống kho bãi dự trữ thiếu, hoạt động marketing trong các doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu gạo chưa được xây dựng hoàn chỉnh và nghiêm túc, hệ thống
thông tin chưa hoàn thiện.
Trên cơ sở của những đánh giá đó, tác giả tiến hành xây dựng chiến lược
marketing hỗn hợp, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Đồng thời,


21

kiến nghị một số giải pháp cần phối hợp đồng bộ các thành phần: nông dân sản xuất
lúa, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, hệ thống tín dụng và Nhà nước [24].
Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và đề xuất các giải pháp có tính chiến
lược nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo.
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối với mục tiêu thứ nhất: Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn dựa trên những quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội,
cùng với những quan điểm, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực lúa gạo.
2. Đối với mục tiêu thứ hai: Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê mô tả, phân tích thống kê, so sánh tổng hợp, phương
pháp điều tra và phương pháp chuyên gia.
Đối với phương pháp điều tra và phương pháp chuyên gia: tác giả tiến hành
khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo; khảo sát và tổ chức hội thảo lấy ý kiến
các chuyên gia thông qua bảng câu hỏi (các chuyên gia bao gồm: cán bộ quản lý Nhà
nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành, cán bộ nghiệp vụ của các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo). Thông qua kết quả khảo sát, đề tài sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý

số liệu nhằm đánh giá hiện trạng và thu thập thông tin thực tế để làm cơ sở xây dựng
ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình
ảnh các đối thủ cạnh tranh chính (CPM).
Thông tin về điều tra, khảo sát thông qua bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về thực trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn thành
phố Cần Thơ qua lấy ý kiến cấp quản lý của các doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung của bảng câu hỏi: bảng câu hỏi gồm 40 câu hỏi, được kết
cấu thành hai phần chính, cụ thể như sau:
Phần 1 “Thông tin chung về doanh nghiệp”: mục đích của phần này là để tìm


22

hiểu thông tin chung về doanh nghiệp như năm bắt đầu hoạt động của doanh nghiệp,
loại hình doanh nghiệp.
Phần 2 “Các nội dung chính”: mục đích của phần này là để tìm hiểu thông tin
về các nội dung sau:
- Phần thông tin về vốn: bao gồm tổng nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay và
các ưu đãi tín dụng từ ngân hàng).
- Phần thông tin về lao động: mục đích của phần này là để tìm hiểu thông tin
về số lượng, trình độ, lương trung bình của người lao động, cán bộ quản lý.
- Phần thông tin về công nghệ: tìm hiểu thông tin về trình độ công nghệ, các
khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ mới và lý do tại
sao doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới.
- Phần thông tin về nguồn nguyên liệu: tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của
nguyên liệu đầu vào.
- Phần thông tin về marketing: tìm hiểu thông tin về số tiền doanh nghiệp chi
cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, quảng cáo tiếp thị và xây dựng thương hiệu.
- Phần thông tin về thuế: tìm hiểu thông tin về ảnh hưởng của các sắc thuế đến

lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Phần thông tin về thị trường: tìm hiểu thông tin về nhu cầu đối với sản phẩm
của doanh nghiệp trong thời gian tới, kênh phân phối sản phẩm, thị trường tiêu thụ
chính của doanh nghiệp.
- Phần thông tin về những khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp: tìm hiểu thông
tin về mặt tài chính, chính sách, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
- Phần thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: mục đích của phần
này là để tìm hiểu thông tin về doanh thu bán hàng trong nước, kim ngạch xuất nhập
khẩu, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Mẫu khảo sát: Đối tượng doanh nghiệp khảo sát là toàn bộ các doanh nghiệp


23

trong ngành chế biến lúa gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Số lượng doanh nghiệp
được khảo sát là 110 doanh nghiệp (chiếm 39,43%) trên tổng số 279 doanh nghiệp
chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ.
Tổ chức khảo sát: Thời điểm khảo sát bằng câu hỏi được thực hiện từ tháng 7
đến tháng 9 năm 2010, do tác giả cùng với các chuyên viên Sở Công thương và Cục
Thống kê thành phố Cần Thơ thực hiện.
Kết quả khảo sát: Số bảng câu hỏi được khảo sát là 110 bảng, số bảng thu về
là 110 bảng, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, số bảng câu hỏi trả lời đầy đủ, hợp lệ các thông
tin là 85 bảng câu hỏi (chiếm tỷ lệ 77,27%).
Xử lý kết quả khảo sát: Xử lý kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực
hiện bằng phần mềm EXCEL qua các bước sau: (1) Làm sạch bảng câu hỏi, (2) Kiểm
tra các thông tin, (3) Xây dựng chương trình nhập và xử lý số liệu, (4) Nhập số liệu,
(5) Xử lý số liệu, (6) Phân tích, đánh giá kết quả điều tra, khảo sát.
3. Đối với mục tiêu thứ ba: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích
thống kê, so sánh tổng hợp và phương pháp chuyên gia để hình thành ma trận SWOT

và ma trận định lượng QSPM. Ngoài ra, ở mục tiêu này luận án còn sử dụng phương
pháp định lượng thông qua mô hình phân tích nhân tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các giải pháp đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Thông qua kết quả khảo sát các chuyên gia, sử dụng phần mềm EXCEL, SPSS
để xử lý số liệu nhằm hình thành ma trận định lượng QSPM và mô hình phân tích
nhân tố để làm cơ sở cho việc lựa chọn và đề xuất các giải pháp.
Nguồn thu thập thông tin: Thông tin được thu thập từ hai nguồn như sau:
- Nguồn thông tin thứ cấp: các thông tin được thu thập từ số liệu thống kê, báo
cáo của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, từ sách, báo, tạp chí, internet và các
thông tin từ các nghiên cứu có liên quan.
- Nguồn thông tin sơ cấp: các thông tin được thu thập thông qua bảng câu hỏi
điều tra, khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia.


24

VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học sau:
- Một là, rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong thời gian tới.
- Hai là, góp phần đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009. Qua đó, rút ra
được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước nói chung và TP. Cần Thơ
nói riêng.
- Ba là, đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi để phát triển sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ nhanh và bền vững; trên cơ sở
khai thác một cách hợp lý các nguồn nguyên liệu của địa phương và vùng ĐBSCL.

- Bốn là, xác định được mức độ ảnh hưởng của các giải pháp, nhằm giúp các
danh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ xây dựng chiến lược phát triển sản
xuất kinh doanh đến năm 2020. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham
khảo bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực chế biến của các
ngành hàng khác trong vùng ĐBSCL và cả nước.
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Kết cấu của luận án gồm 03 chương ngoài phần mở đầu và kết luận:
Chương 1: Cơ sở khoa học phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp chế biến lúa gạo.
Chương 2: Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020.


25

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÖA GẠO

Với phương pháp nghiên cứu nêu ở phần mở đầu, chương 1 sẽ trình bày sự
hình thành và phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh, vai trò của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, cũng
như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Trong chương này, cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh
doanh lúa gạo của một số doanh nghiệp trong nước và trên thế giới nhằm rút ra các
bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của
thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với
xã hội loài người; mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị
trường và đưa ra những chiến lược đúng đắn nhằm đạt được những mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đề ra.
Hoạt động sản xuất kinh doanh có các đặc điểm sau:
- Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh tế, chủ thể kinh tế có thể là
cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của
hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải
để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.
- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được,
đó là sản phẩm hàng hóa để trao đổi trên thị trường. Người chủ thể sản xuất phải chịu
trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.


×