Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.27 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ANH TUẤN

TỘI ĐÁNH BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỤ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ANH TUẤN

TỘI ĐÁNH BẠC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN ANH TUẤN

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực, những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ TỘI ĐÁNH BẠC ...................................................................................... 9
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc .................................... 9
1.2. Phân biệt tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam với một số tội phạm
khác ..................................................................................................................... 16
1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc từ năm 1945 đến
nay....................................................................................................................... 17
1.4. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội đánh bạc ..................... 26
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH
BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ............................................................ 31
2.1. Khái quát tình hình xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong
những năm gần đây............................................................................................. 31
2.2. Định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................... 35
2.3. Định khung hình phạt tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .................. 43
2.4. Quyết định hình phạt đối với tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...... 46
2.5. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về tội đánh bạc trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai............................................................................................... 54
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI ĐÁNH BẠC .................................................... 57

3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc ..................... 57
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội đánh bạc: .. 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm

QĐHP

: Quyết định hình phạt

TAND

: Tòa án nhân dân

THTT


: Tiến hành tố tụng

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng số vụ và bị cáo phạm tội đánh bạc bị đưa ra xét xử trong
nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến
năm 2017 ......................................................................................................... 32
Bảng 2.2. Tỷ lệ tội đánh bạc trong nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 ...................................................... 32
Bảng 2.3. Tỷ lệ nhóm tội phạm đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
năm 2013 đến năm 2017 ................................................................................. 33
Bảng 2.4. Tỷ lệ tội phạm đánh bạc đã bị xét xử theo khung hình phạt trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 .............................................. 33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đang là một trong những nhiệm
vụ xuyên suốt, kéo dài và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Các tệ nạn xã
hội, xét về lâu dài, gây ảnh hưởng rất lớn đến cả một thế hệ tương lai, làm suy
giảm giống nòi, suy giảm nền kinh tế, cản trở sự tiến bộ phát triển so với các
quốc gia khác. Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay khá đa dạng, nhưng có lẽ cờ

bạc là tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay. Với xu hướng lây lan mạnh và
ngày càng phổ biến, tệ nạn cờ bạc nói chung và tội phạm đánh bạc nói riêng
hiện nay đang phát triển mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi và xảo quyệt, làm
cho tình hình trật tự an toàn xã hội thêm phức tạp.
Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – đây
là vùng kinh tế phát triển mạnh và năng động nhất cả nước. Đồng Nai có
nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và nhiều khu công nghiệp nên có
một số lượng lớn là dân ngoài tỉnh đến lập nghiệp lao động sinh sống dẫn đến
tình hình trật tự trị an có diễn biến phức tạp, tội phạm về đánh bạc có chiều
hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu
đến trật tự an toàn xã hội, tác động không tốt đến đời sống người dân.
Có nhiều biện pháp phòng chống tệ nạn cờ bạc nói chung, tuy nhiên
thực tiễn đã chứng minh các biện pháp pháp lý luôn được đánh giá là một
trong các biện pháp có hiệu quả nhất trong công cuộc đấu tranh phòng, chống
tội phạm và tệ nạn xã hội. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về tội
đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian vừa qua cho thấy những
bất cập, vướng mắc trong việc xác định một số dấu hiệu định tội, định khung
hình phạt và quyết định hình phạt đối với người phạm tội như: nhận thức
pháp luật về tội phạm đánh bạc còn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tố
1


tụng, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với tội đánh bạc chưa rõ ràng,
dấu hiệu tội đánh bạc trong BLHS năm 2015 có một số thay đổi nhưng cho
đến nay vẫn chưa có hướng dẫn mới về các tội này dẫn đến thực tế áp dụng
quy định về các tội này còn lúng túng.
Nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ những quy định về tội đánh bạc
trong BLHS năm 2015, chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quy định và áp
dụng pháp luật về tội đánh bạc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo
đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội đánh bạc trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai cũng như trên phạm vi cả nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng. Đây cũng chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Tội đánh bạc
trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài Luận
văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài, học viên tham khảo nhiều công trình liên quan,
trong số đó có thể kể đến:
- Nhóm thứ nhất: Các Giáo trình Luật hình sự, sách về Định tội danh
của các cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
(2) Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội; (3) Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (4) Trường
Đại học Luật Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần
Các tội phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (5) Lê
Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam-Phần Các tội
phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội; (6) Nguyễn Ngọc Hoà (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb
Tư pháp, Hà Nội; (7) Phạm Văn Lợi (chủ biên) (2007), Chính sách hình sự
2


trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội; (8) Lê Văn Cảm
(2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội; (9) Lê Văn Cảm (2018), Nhận thức khoa học về Phần chung
pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hoá lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội; (10) Đinh Văn Quế (2017), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015,
Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội; (11) Hồ Sỹ Sơn (2018), Luật hình sự
so sánh, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Các giáo trình, tài liệu nêu trên có nội dung phân tích lý luận chung về

định tội danh và dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc. Đây là nguồn tài liệu quan
trọng cho tác giả tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý luận về
định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam.
- Nhóm thứ hai: Các bài viết có liên quan đến tội đánh bạc, có thể kể
đến:
(1) Bài viết “Điểm mới về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá
bạc và tội rửa tiền theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015”
của tác giả Dương Tấn Thanh [39]; (2) “Truy thu tiền đánh bạc” của tác giả
Đỗ Ngọc Bình [3]; (3) “Áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong tội đánh bạc” của
tác giả Hồ Nguyễn Quân [30]; (4) “Hướng dẫn áp dụng tình tiết định khung
tăng nặng đối với tội đánh bạc, gá bạc qua mạng” của tác giả Ngân Hà [20];
(5) “Định tội danh đối với hành vi bán lô đề” của tác giả Hà Thái Thơ [40, tr.
13]; (6) “Vướng mắc trong xác định đồng phạm tội đánh bạc” của tác giả Vũ
Thị Hiền [21]; ...
Những bài viết trên có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ thực tiễn
áp dụng pháp luật.
- Nhóm thứ ba: Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ liên quan
đến tội đánh bạc có thể kể đến:
(1) Khóa luận tốt nghiệp “Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt
3


Nam” của tác giả Phan Thị Ngọc Quí, Đại học Luật Hà Nội, năm 2015. Trong
khóa luận này, tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận của các quy định về
tội đánh bạc như: lịch sử hình thành và phát triển, các dấu hiệu pháp lý, đưa
ra thực tiễn áp dụng pháp luật, đề ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định
về tội đánh bạc trong BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Từ khóa luận
này, giúp tác giả có được một cái nhìn khái quát về tội đánh bạc trong BLHS
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), làm cơ sở để nghiên cứu phát triển hoàn
thiện luận văn.

(2) Luận văn thạc sĩ “Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Hoà Bình” của tác giả Bùi Minh Giang, Khoa Luật Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2014. Trong Luận văn này, tác giả đã đưa ra một số sai
sót, vướng mắc trong áp dụng pháp luật về tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Hòa
Bình, qua đó có những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội đánh bạc. Luận văn này giúp tác
giả có cái nhìn tổng quan về những khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp
luật về tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình từ đó gắn với thực tiễn tỉnh
Đồng Nai mà Luận văn nghiên cứu, làm cơ sở đánh giá một khách quan
những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật.
(3) Luận văn thạc sĩ “các tội cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn huyện Đức Hoà, tỉnh Long An” của tác giả Nguyễn Thị Kim
Cương, Học viện khoa học xã hội, năm 2017. Trong luận văn này, tác giả
nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về những vấn đề lý
luận và thực tiễn của các loại tội phạm về cờ bạc theo BLHS 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009), trong đó có tội đánh bạc và đánh giá thực tiễn xét xử trên
một địa bàn cụ thể, từ đó tác giả cũng đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các
tội phạm này trong BLHS Việt Nam. Luận văn này giúp tác giả có nhận thức
về tội đánh bạc trong mối tương quan với các tội phạm khác về cờ bạc trong
4


BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng như một số vấn đề vướng mắc,
bất cập và hướng hoàn thiện tội đánh bạc.
Các kết quả nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp pháp luật hình sự
về tội đánh bạc của các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp nêu trên là tài
liệu tham khảo quan trọng cho luận văn.
Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu về tội đánh bạc trong Luật
hình sự Việt Nam, nhận thấy:
Các công trình trên đã nghiên cứu một số vấn đề về dấu hiệu pháp lý, lý

luận chung về định tội danh; đề cập và đánh giá một số bất cập trong quy định
và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về tội đánh bạc cũng như đưa
ra được một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tội này. Tuy nhiên, vẫn
còn một số nội dung đang nghiên cứu, đang tồn tại một số ý kiến khác nhau
về định tội danh đánh bạc, các dấu hiệu định khung hình phạt. Đồng thời, các
công trình trên vẫn chưa nghiên cứu, chưa phân tích cụ thể các dấu hiệu pháp
lý của tội đánh bạc theo quy định mới của BLHS năm 2015; chưa đi vào trình
bày lịch sử hình thành và phát triển của tội đánh bạc một cách hệ thống; chưa
phân tích được một số bất cập về các dấu hiệu định tội và một số vấn đề khác
còn tồn tại trong tội đánh bạc; chưa đánh giá được vướng mắc trong thực tiễn
áp dụng quy định về tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai cho nên những
giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội này còn
hạn chế.
Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu và sử dụng làm Luận văn
Thạc sỹ Luật học, xét về tổng thể vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được
nghiên cứu, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn áp dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
5


Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ những vấn đề lý
luận của luật hình sự và thực tiễn áp dụng quy định về tội đánh bạc quy định
trong BLHS năm 1999 (có đối chiếu với BLHS 2015) tại tỉnh Đồng Nai, đồng
thời chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong áp dụng pháp luật hình sự cả về lý
luận, thực tiễn, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự
trong BLHS Việt Nam và đề xuất những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
pháp luật hình sự về tội đánh bạc tại tỉnh Đồng Nai cũng như trên toàn quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tội đánh bạc theo luật
hình sự Việt Nam, đồng thời phân biệt với một số tội phạm khác có liên quan.
- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hình sự nước ta và của
một số nước trên thế giới về tội đánh bạc.
- Khảo sát thực trạng áp dụng các quy định luật hình sự về tội đánh bạc
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; nêu ra nhận xét, đánh giá về những vướng mắc,
bất cập trong các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự
Việt Nam về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội đánh bạc trong
Bộ luật hình sự và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp
luật về tội này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và ở cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, những quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với quy định của
một số nước trên thế giới về tội đánh bạc và thực tiễn áp dụng tội đánh bạc
trong hoạt động xét xử của ngành TAND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
6


- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, các
quy định, áp dụng tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp
lý hình sự.
- Phạm vi về thời gian: khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về tội đánh
bạc của ngành TAND từ năm 2013 đến năm 2017, có lựa chọn những vụ án
điển hình trong năm 2018 để đảm bảo tính cập nhật của Luận văn.
- Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu các bản án trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin với phép duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm đánh bạc nói
riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự
hình thành và phát triển quy định về tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam
từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.
- Phương pháp so sánh: để làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa
tội đánh bạc với các tội phạm khác và đối chiếu quy định về tội đánh bạc
trong luật hình sự Việt Nam với luật hình sự của một số quốc gia khác.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để
làm rõ tình hình xử lý hình sự đối với tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình, phân tích, tổng hợp được sử dụng
để làm rõ những vấn đề đặt ra và những hạn chế, vướng mắc về tội đánh bạc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7


6.1. Ý nghĩa lý luận :
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực
tiễn về tội đánh bạc, từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối
với tội phạm đánh bạc. Đồng thời đưa ra những yêu cầu, kiến nghị giải pháp
hoàn thiện pháp luật hình sự về tội đánh bạc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn :
Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có
giá trị cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xây dựng hoàn

thiện các quy định về tội đánh bạc và góp phần giải quyết những vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm này
trên đại bàn tỉnh Đồng Nai.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho
các công trình nghiên cứu tiếp theo của chính tác giả và cho những người có
quan tâm trong quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
7. Cơ cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam quy
định về tội đánh bạc.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội đánh bạc trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật
hình sự về tội đánh bạc.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
QUY ĐỊNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc
1.1.1. Khái niệm tội đánh bạc
Từ trước đến nay, đánh bạc luôn được xem là một loại tệ nạn xã hội
mà chưa có giải pháp tối ưu nào đề loại trừ loại tội phạm này ra khỏi đời sống
xã hội. Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc nên
từ lâu trong các văn bản pháp luật hình sự của chúng ta đã quy định đây là
một loại tội phạm hình sự. Tuy nhiên, để có thể xây dựng khái niệm tội đánh
bạc một cách đầy đủ và toàn diện, đòi hỏi phải nghiên cứu các định nghĩa về

tội này trong các sách báo pháp lý:
Theo tác giả Đinh Văn Quế trong cuốn “Bình luận khoa học chuyên
sâu phần các tội phạm cụ thể” thì tội đánh bạc là tham gia trò chơi có được
thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào [32, tr. 125].
Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) - trường
Đại học Luật Hà Nội, thì tội đánh bạc “Tội đánh bạc được hiểu là nhiều
người (ít nhất hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi được thua
bằng tiền hay hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào” [12, tr. 295].
Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về
tội đánh bạc được hiểu là hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức
nào được thua bằng tiền hay hiện vật.
Nghị quyết số 01/2010 ngày 22/10/2010 của HĐTP TANDTC (gọi tắt
Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP) thì hành vi “đánh bạc trái phép” là hành vi
đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua
bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện
9


không đúng với quy định trong giấy phép được cấp [28, tr.1].
Nghiên cứu các định nghĩa trên nhận thấy, các định nghĩa trên đều có
cho thấy tội đánh bạc có đặc điểm chung là hành vi tham gia trò chơi được
thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, các định
nghĩa này mà chưa nêu bật và đầy đủ được những dấu hiệu đặc trưng của tội
phạm như khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành
[Điều 8, BLHS 2015].
Trên cơ sở đó, tác giả có thể đưa ra khái niệm tội đánh bạc như sau:
Tội đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tham gia trò chơi được
thua bằng tiền hay hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào trái pháp luật, do người
có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến

trật tự công cộng được quy định trong BLHS.
Với khái niệm trên, chúng ta có thể chỉ ra một số dấu hiệu cơ bản của
tội đánh bạc như sau:
- Thứ nhất, tội đánh bạc là hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã
hội.
Với tư cách là một tội phạm, tội đánh bạc phải có tính nguy hiểm đáng
kể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đánh bạc là căn cứ để
phân biệt giữa tội đánh bạc với hành vi vi phạm pháp luật hành chính về đánh
bạc. Khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015 đã quy định “Những hành vi tuy có dấu
hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”, chính vì
vậy tội đánh bạc phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
Đặc điểm này đòi hỏi khi hoàn thiện các dấu hiệu định tội của tội đánh
bạc phải đảm bảo yêu cầu là phải thể hiện cho được tính chất nguy hiểm cho
xã hội phải đáng kể.
- Thứ hai, tội đánh bạc là hành vi có tính có lỗi.
10


Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý
hoặc vô ý. Lỗi của tội đánh bạc là lỗi cố ý trực tiếp, là thái độ tâm lý của
người phạm tội đối với hành vi tham gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình
thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá và hậu quả do hành vi đó
gây ra.
- Thứ ba, tội đánh bạc là hành vi có tính trái luật hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của BLHS năm 2015 thì hành vi
nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu hành vi đó “được quy
định trong Bộ luật hình sự...” và Điều 2 BLHS năm 2015 quy định: “Chỉ
người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách

nhiệm hình sự”. Do đó, tính trái pháp luật của tội đánh bạc thể hiện ở chỗ
phải được quy định trong luật hình sự..
Có quan điểm cho rằng tội phạm có tính phải chịu hình phạt, tuy nhiên
theo quan điểm tác giả đồng tình với quan điểm của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn
Ngọc Hoà: “hình phạt là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, tính
phải chịu hình phạt chỉ là hệ quả của các đặc điểm nội tại và đặc điểm pháp lý
của hành vi phạm tội”.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc
Tội phạm xét về bản chất chính trị xã hội, bản chất pháp lý là hiện
tượng được đặc trưng bởi tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái
pháp luật hình sự; xét về dấu hiệu pháp lý thì tội phạm được hợp thành từ bốn
yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. Bằng cách khái
quát hóa bốn yếu tố trên đối với mỗi loại tội phạm thành các dấu hiệu đặc
trưng, nhà làm luật đã thực hiện việc mô tả tội phạm và ghi nhận sự mô tả đó
trong cấu thành tội phạm về loại tội tương ứng. Hay nói cách khác, cấu thành
tội phạm là hình thức phản ánh tội phạm trong luật qua các dấu hiệu thuộc
11


bốn yếu tố có tính chất đặc trưng, thể hiện được đầy đủ nội dung chính trị - xã
hội của tội phạm.
Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 BLHS năm 2015, bao gồm
các dấu hiệu pháp lý như sau:
a. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ và bị tội phạm xâm hại. Một tội phạm có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ
xã hội nhưng không phải tất cả các quan hệ xã hội bị xâm hại đó đều được coi
là khách thể của tội phạm, chỉ khi căn cứ vào các mặt như tính chất quan
trọng của quan hệ xã hội, mức độ gây thiệt hại... cho quan hệ xã hội thể hiện
đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì được coi là khách thể

của tội phạm. Theo Luật Hình sự Việt Nam khách thể của tội đánh bạc là trật
tự công cộng.
b. Mặt khách quan của tội phạm
Theo quy định tại Điều 321 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì
hành vi khách quan của tội đánh bạc là đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình
thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật.
Theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010, thì: đánh bạc
trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với
mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép hoặc tuy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Do
vậy, trong thực tế không phải mọi trường hợp cứ tham gia chơi được thua
bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội, như hình thức vui chơi
giải trí mà người tham gia được thua bằng tiền hay hiện vật nhưng không bị
coi là hành vi phạm tội đánh bạc (chơi lô tô, xổ số, casino,…) vì các trò chơi
này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ngoài hành vi đánh bạc,
12


nếu người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thực hiện hành vi rủ rê, lôi kéo người
khác tham gia cùng đánh bạc, cho thuê nhà, sà lan, tàu, thuyền,…làm nơi
đánh bạc hưởng lợi nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS về tội tổ chức đánh
bạc hoặc gá bạc, thì họ phải chịu TNHS về đồng phạm tội đánh bạc [28, tr. 2].
Về hành vi khách quan của tội đánh bạc có thể được thực hiện dưới bất
kỳ hình thức nào, như: xóc đĩa, bầu cua, tổ tôm, tam cúc, số đề, cá cược, đá
(chọi) gà, đua xe, cá cược,…một cách trái phép; thủ đoạn phạm tội cũng rất
tinh vi. Tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ;
hiện vật có thể là tài sản, như: ô tô, xe máy, nhà cửa, gia súc, hàng hóa,…
Hành vi đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một
trong các trường hợp: (1) Số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc trị giá từ

5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; (2) Số tiền hay hiện vật dùng để
đánh bạc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi đánh bạc hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của BLHS hoặc đã bị
kết án về tội đánh bạc hoặc tội quy định tại Điều 322 của BLHS, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm.
c. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể
cho xã hội, xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, có năng
lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS.
d. Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm,
được đặc trưng bởi các dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Đối với tội đánh bạc: mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Người thực hiện hành vi biết rõ là đánh bạc trái phép, là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi nhằm mục
đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật.
13


Dấu hiệu động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu định tội của tội
đánh bạc.
Như vậy, qua phân tích các dấu hiệu pháp lý tội đánh bạc, xét trong bốn
yếu tố hợp thành của tội phạm, ta thấy được đánh bạc, là loại tội phạm xâm
phạm trực tiếp tới trật tự công cộng, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự, đạt độ tuổi luật định thực hiện việc thông qua các hành vi đánh bạc trái
phép nhằm mục đích được thua, sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật với lỗi
cố ý trực tiếp.
1.1.3 Cấu thành tăng nặng của tội đánh bạc theo Bộ Luật hình sự năm
2015.
Điều 321 BLHS năm 2015 quy định hai khung hình phạt, cụ thể:

Khoản 1 quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 quy định phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng đối với
các trường hợp:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
Phạm tội đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp đánh bạc
từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần
đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ
5.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn
sống chính [28, Điểm d khoản 2, Điều 1].
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để phạm tội;
Ngày 04/9/2018, TANDTC ban hành Công văn số 196 để bảo đảm áp
dụng thống nhất pháp luật việc áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c

14


khoản 2 Điều 322 của BLHS1. Mặc dù đây chỉ là văn bản đơn ngành TAND,
không có giá trị bắt buộc đối với các ngành liên quan khác, nhưng do hiện
nay điểm khoản này chưa có văn bản hướng dẫn pháp luật nên cần có cách
hiểu và áp dụng thống nhất như trên.
d) Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 3 Điều 321 BLHS)
Như vậy, các tình tiết định khung tăng nặng được quy định như trên là
căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội một cách cụ thể
và rõ ràng, tạo phạm vi bao quát rộng hơn đối với những trường hợp phạm tội
đánh bạc mà tính chất nguy hiểm của tội phạm cao hơn những trường hợp

thông thường khác, làm tiền đề giúp cho Tòa án đưa ra được biện pháp xử lý
đúng đắn, đảm bảo đúng người đúng tội.

1

Công văn số 196 quy định: “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn

thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c
khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy
tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành
nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và
các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua
điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình
thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc
trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện
điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322
của Bộ luật Hình sự.”

15


1.2. Phân biệt tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam với một số
tội phạm khác
1.2.1. Phân biệt Tội đánh bạc với Tội tổ chức đánh bạc (Điều 322
BLHS năm 2015)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 thì tội Tổ chức
đánh bạc được hiểu là hành vi tổ chức việc đánh bạc nếu thuộc một trong các
trường hợp luật định.

Căn cứ vào dấu hiệu pháp lý, chúng ta nhận thấy điểm khác nhau cơ
bản giữa tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc chỉ ở mặt khách quan; các dấu
hiệu pháp lý còn lại của tội phạm là như sau. Cụ thể: (1) hành vi tổ chức đánh
bạc là hành vi chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc đánh bạc, còn hành vi đánh
bạc là hành vi trực tiếp tham gia đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào
được thua bằng tiền hay hiện vật; (2) điều kiện để hành vi đánh bạc và tổ chức
đánh bạc phạm tội là khác nhau theo quy định tại các Điều 321 và 322 BLHS.
1.2.2. Phân biệt tội đánh bạc với tội gá bạc (Điều 322 BLHS năm
2015)
Tội gá bạc trong BLHS được quy định cùng chung Điều luật với tội tổ
chức đánh bạc, do đó người thực hiện hành vi gá bạc chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội gá bạc theo khoản 1, Điều 322 BLHS khi thuộc một
trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến đ, khoản 1 Điều này.
Điểm khác nhau cơ bản giữa tội đánh bạc và tội gá bạc hay giữa tội tổ
chức đánh bạc và tội Gá bạc cũng chỉ là mặt khách quan trong dấu hiệu pháp
lý của tội phạm. Cụ thể: (1) hành vi đánh bạc của tội đánh bạc là hành vi chơi
được, thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào một cách trái
phép, trong khi hành vi gá bạc là dùng địa điểm (nhà ở, cửa hàng, khách sạn,
phòng trọ, tầu, xe, thuyền, bè…) đang do mình quản lý sử dụng để cho người
khác đánh bạc thu tiền (tiền hồ). Hành vi gá bạc có nơi còn gọi là chứa gá bạc
16


hoặc chứa bạc; (2) điều kiện để hành vi đánh bạc và gá bạc phạm tội là khác
nhau theo quy định tại các Điều 321 và 322 BLHS.
Thông qua việc so sánh các tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc, tội
gá bạc, chúng ta thấy rằng sự khác biệt cơ bản của các tội danh này chỉ nằm ở
mặt khách quan của dấu hiệu tội phạm, mà cụ thể là hành vi khách quan và
điều kiện để phạm tội. Do đó, để áp dụng pháp luật pháp luật hình sự nói
chung và định tội danh tội đánh bạc đúng cần phải nắm chắc các quy định

pháp luật có liên quan nhằm giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện
và chính xác.
1.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc từ
năm 1945 đến nay
1.3.1. Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời. Trong thời kỳ này, khi chính quyền mới còn non trẻ, một
vấn đề đặt ra gắn liền với chế độ mới là loại từ các tệ nạn xã hội ảnh hưởng
đến sự phát triển của xã hội. Nhận thức được vấn đề cấp bách trên, Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành 02 Sắc lệnh quan trọng liên quan
đến hành vi cờ bạc là Sắc lệnh trích lục Sắc lệnh số 71 ngày 22/5/1946 ấn
định quy tắc quân đội (Sắc lệnh trích lục Sắc lệnh số 71) và Sắc lệnh số
168/SL về việc ấn định cách trừng trị tội đánh bạc ngày 14/04/1948, để đấu
tranh, xử lý, ngăn chặn những hệ lụy nguy hại cho xã hội và an ninh quốc gia.
Sắc lệnh trích lục Sắc lệnh số 71 quy định việc đánh bạc trong quân
nhân vừa bị coi là thường tội, vừa bị coi là trọng tội và bị xử lý nghiêm khắc.
Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/04/1948 quy định: “Tất cả các trò chơi cờ bạc,
dù là có tính cách may rủi hay là có thể dùng trí khôn để tính nước mà được
thua bằng tiền, đều coi là tội đánh bạc và bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm,
17


đồng thời phạt bạc từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng”, “cấm bày bán, tàng
trữ, lưu hành các khí cụ chuyên dùng để đánh bạc. Nếu vi phạm bị phạt tù từ
3 tháng đến 1 năm, phạt bạc từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng”.
Có thể nói, Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/04/1948 là văn bản pháp luật
hình sự đầu tiên được Nhà nước ta quy định về các tội cờ bạc. Sắc lệnh này
thể hiện đường lối xử lí cứng rắn, thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với
loại tội phạm này, đặc biệt đối với những đối tượng đánh bạc, như “Toà án

phải phạt vừa tù và tiền, mà không cho bị can hưởng án treo. Nếu tái phạm,
hình phạt sẽ tăng gấp đôi.”
Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/04/1948, mặc dù chưa phân biệt rõ các
hành vi cờ bạc, nhưng trong quy định đã có phân hóa để xử lý đối với những
đối tượng tổ chức đánh bạc, gá bạc và những người đánh bạc. Hình phạt được
áp dụng đối với các tội phạm về cờ bạc là rất nghiêm khắc, đặc biệt đối với
những người đánh bạc bao gồm hình phạt chính gồm cả phạt tù và phạt tiền,
hình phạt bổ sung là bị quản thúc từ 1 năm đến 5 năm. Ngoài ra còn áp dụng
biện pháp tịch thu tất cả các đồ vật, tiền dùng để đánh bạc.
Có thể nói Sắc lệnh 168/SL là cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ cho
việc phòng, chống các tội cờ bạc nói chung và tội đánh bạc nói riêng trong
giai đoạn này. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, sự thay đổi về kinh tế, chính
trị - xã hội của miền Bắc thì một số quy định của Sắc lệnh đã không còn phù
hợp và cần thiết phải tiến hành những sửa đổi.
Ngày 14/2/1957, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 301/VHH-HS về việc
bài trừ tệ nạn cờ bạc đã giải quyết một phần những vướng mắc của Sắc lệnh
168/SL. Với phương châm “lấy giáo dục làm chính” đường lối xử lý các tội
cờ bạc của Nhà nước ta đã có chủ trương giảm nhẹ. Thông tư 301/VHH - HS
cũng đưa ra đường lối xử lý đối với việc đánh bạc, đó là: “Không nhất thiết
phải bắt được quả tang đánh bạc mới có thể truy tố được. Có thể việc chứng
18


bằng bất kì hình thức nào để chứng minh là bị can đã đánh bạc nhưng phải
thận trọng trong trường hợp này. Có bằng chứng rõ ràng thì mới truy tố,
không nên suy luận hoặc chỉ dựa vào lời khai của một vài nhân chứng.”
Đồng thời, Thông tư này cũng xác định chỉ truy tố đối với các đối tượng:
“Bọn tổ chức, bọn chứa gá, bọn sóc cái, bọn hồ lỳ, bọn canh gác chuyên sống
về nghề cờ bạc; bọn con bạc chuyên sống về nghề cờ bạc hoặc đã được cảnh
cáo rồi mà vẫn tiếp tục chơi coi thường pháp luật”. Đây cũng là quy định

đường lối phân hóa tội phạm trong chính sách hình sự đối với các đối tượng
phạm tội. So với Sắc lệnh 168/SL, đường lối xử lý trong Thông tư này đã quy
định giảm nhẹ đáng kể.
Ngày 8/1/1968, Tòa án nhân dân tối cao ban hành bản tổng kết số
9/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử các tội cờ bạc. Nội dung quan trọng
trong bản tổng kết là nêu lên giới hạn giữa những hành vi cần thiết phải xử lý
bằng chế tài hình sự và những hành vi không cần thiết phải xử lý bằng chế tài
hình sự. Trong đó khái niệm về các hành vi cờ bạc được nêu lên: "Hành vi
đánh bạc là hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt
nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy nhiên phải có động cơ mục đích sát
phạt nhau" [54, tr. 498]. Khái niệm này, đã chỉ rõ đối với hành vi đánh bạc
phải có động cơ mục đích sát phạt nhau, có được thua đáng kể hay tương đối
đáng kể thì mới cần thiết phải xử lý về hình sự vì khi đó tính chất hành vi bóc
lột lẫn nhau, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc mới thể
hiện rõ nét.
Ngoài ra, có nhiều văn bản được ban hành liên quan đến các hành vi
đánh bạc như Chỉ thị 1183 – TATC/TC ngày 01/07/1960 của Tòa án tối cao
về xử lý cờ bạc, Thông tư 121 – CP ngày 09/08/1961 của Hội đồng chính phủ
“về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho
xã hội”, Chỉ thị 14 – CT ngày 16/01/1961 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
19


×