Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Báo cáo thực tập ngành Quản Trị Kinh Doanh Đại học hàng hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 37 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : NGUYỄN THÀNH ĐẠT
MÃ SINH VIÊN : 68545

THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

TÊN ĐỀ TÀI : QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH KALA

KHOA: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (MS: D403)

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Mai


Nguyễn Thành Đạt - 68545
HẢI PHÒNG - 2019
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………...4
Chương 1. Giới thiệu chung về công ty…………………………….……….5
1.1. Thông tin chung………………………………………………..………….5
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển…………………………….…………….5
1.3. Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp………………..…………..6
1.4. Mô hình tổ chức và bố trí lao động…………………………..……………8
1.5. Năng lực sản xuất và tình hình hoạt động…………………..……………..9
1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh………………………………......………….11


1.7. Đánh giá hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp……...…………...…18
1.8. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp.……………………….………....19
Chương 2. Quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.……….……..21
2.1. Giới thiệu chung về công nghệ sản xuất…………………….…………....21
2.2. Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất……………….……………..26
2.3. Quy trình sản xuất…………….…………………………………………..27
2.3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất……………….……………………………….28
2.3.2. Mô tả quy trình sản xuất………………….…………………………….28
2.3.3. Minh họa chi tiết quy trình sản xuất………………………….………...29
2.4. Đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm……………………….………30
Chương 3. Nhận xét của bản thân sau đợt thực tập……………………….32
3.1. Đánh giá về quy trình sản xuất của doanh nghiệp………………....……..32
3.2. Đánh giá về bản thân sau đợt thực tập…………………….……………...33

2


Nguyễn Thành Đạt - 68545

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Danh sách cổ đông …………………………………………………….8
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán…………………………………………………..11
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh…………………………………………..12
Bảng 4: Cơ cấu hàng tồn kho…………………………………………………..15
Bảng 5: Đánh giá hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp……………………19
Bảng 6: Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu……………………………..26
Bảng 7: Tiêu chuẩn đối với nguyên vật liệu………………………………………26
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty……………………………………………..9
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất…………………………………………………….28

Sơ đồ 3: Minh họa quy trình sản xuất …………………………………………29

3


Nguyễn Thành Đạt - 68545

LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp giáo dục nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển
nhằm bắt kịp xu thế giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy
việc học tập đi đôi với thực hành là một biện pháp hiệu quả đúng đắn đã và đang
được áp dụng tại các trường Đại học tại Việt Nam, không những chỉ trong các
ngành kĩ thuật mà cả trong các ngành kinh tế xã hội khác. Đối với sinh viên các
ngành quản trị thì việc tổ chức các đợt thực tập tại các công ty, nhà máy, xí
nghiệp,... là một việc rất cần thiết giúp sinh viên tiếp cận, tìm hiểu và làm quen
với môi trường làm việc thực tế từ đó vận dụng các kiến thức đã học tập được ở
nhà trường vào điều kiện làm việc thực tế một cách linh hoạt sáng tạo. Đồng
thời đây cũng là cơ hội giúp nhà trường nhìn nhận đánh gia được đúng, khách
quan hiệu quả đào tạo của mình cũng như đánh giá được trình độ, khả năng tiếp
thu, học lực của mỗi sinh viên.
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, qua quá
trình thực tập tại công ty cổ phần Kính KALA kết hợp với những kiến thức đã
học ở trường, em đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản
trị trong doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ phần Kính KALA nói
riêng. Với sự giúp đỡ và tạo điều kiện nhiệt tình của các anh chị trong công ty
cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Mai đã
giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại công
ty cổ phần Kính KALA. Trong bản báo cáo thực tập này, em sẽ trình bày những
hiểu biết của em về thông tin của công ty và quy trình sản xuất kính nổi tại nhà
máy kính Trường Sơn, cũng như cảm nghĩ của em sau đợt thực tập. Với thời

gian có hạn và trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên báo
cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo của các thầy cô cùng với các anh chị trong công ty góp ý để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


Nguyễn Thành Đạt - 68545
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Thông tin chung
- Tên: Công ty CP Kính Kala
- Địa chỉ (trụ sở chính) : Km 15+300, đường Quốc lộ 1A (cũ), xã Liên
Ninh, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
- Điện thoại: 04.36890198;

Fax: 04.36863184

- Email:
- Website:
- Người đại diện: Bà Phạm Thị Lan – Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, gia công và kinh doanh thương
mại mặt hàng gương kính.
- Vốn Điều lệ: 312,000 trđ
- Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty CP Kính Kala (tiền thân là Công ty TNHH Kính Kỳ Anh) được
thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993 với ngành nghề chính là sản xuất, gia
công gương kính.

Công ty TNHH Kỳ Anh được thành lập theo Giấy phép thành lập số:
008861 GP-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 31/03/1994. (Giấy phép
cấp lần đầu số 975/QĐ - UB ngày 10/03/1993); Giấy chứng nhận đăng ký kinh ký
doanh: số 045745 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày
13/03/1993.
Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103021736, đăng ký lần đầu ngày
02/01/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và đổi tên là Công
ty Cổ phần Kính Kala, đăng ký thay đổi lần 6 với mã số doanh nghiệp là
0100386036 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21/09/2016.
Công ty CP Kính Kala là doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt
động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trải qua 26 năm hoạt động và phát triển, Công ty đã xây dựng được uy tín
với nhiều bạn hàng trong nước và có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

5


Nguyễn Thành Đạt - 68545
1.3. Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp
Công ty CP Kính Kala hoạt động với ngành nghề chính là sản xuất, gia
công gương kính, cung cấp chủ yếu cho các công trình xây dựng trong và ngoài
nước. Thị trường tiêu thụ của Công ty hiện nay tương đối ổn định và có khả năng
tiếp tục phát triển vào những năm tới.
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã xây dựng được hệ thống bạn hàng
trải rộng trong khắp các tỉnh thành trong cả nước. Công ty có 02 nhà máy sản
xuất kính là nhà máy Kính Kiến An, nhà máy kính Trường Sơn và 01 nhà máy
gia công chế tác sản phẩm sau kính là nhà máy Kính Thanh Trì cùng với hệ
thống 20 xe tải các loại (bao gồm: xe đầu kéo + rơ mooc, xe oto tải, xe tải thùng
kín…) hàng hóa bán ra được Công ty vận chuyển đến tận kho của người mua, từ

đó nâng cao tính chủ động trong việc phân phối, đem đến sự hài lòng cho khách
hàng và tiết kiệm chi phí thuê phương tiện vận tải.
Khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp có uy tín, quan hệ bạn
hàng lâu năm như: Cty TNHH Gương kính Phượng Hoàng, Cty CP Công
Nghiệp Châu á, Cty TNHH một thành viên Hồng Ngạn, Cty Cty CP đầu tư HTH
Việt nam, Cty Cổ phần thương mại Hà Phương, Cty TNHH TMDV Ngọc Anh 1,
Cty TNHH SX TM DV Tuấn Tân Thành ….. Trong thời gian tới, công ty dự
kiến sẽ tích cực tìm kiếm và ký kết hợp đồng bán hàng với các khách hàng mới
khác.
Sản phẩm kính hoa của Công ty được thị trường đánh giá cao về chất
lượng, và được các bạn hàng trong nước và ngoài nước tin dùng, sản phẩm của
Công ty bước đầu đã có mặt ở một số nước trong khu vực: Philippines,
Malaysia, Thailand, Singapore, Trung Quốc ...
Một số công trình tiêu biểu trong nước sử dụng sản phẩm kính của Công
ty cổ phần Kính KALA:

6


Nguyễn Thành Đạt - 68545

LOTTE CENTER HANOI (54 Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội)

NHÀ GA T2 - SÂN BAY NỘI BÀI (Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội)

7


Nguyễn Thành Đạt - 68545


CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÂN ĐỒN (Đoàn Kết, Vân Đồn, Quảng Ninh)

1.4. Mô hình tổ chức và bố trí lao động của doanh nghiệp:
Công ty CP Kính Kala hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với danh
sách cổ đông bao gồm 03 thành viên:
TT

Tên thành viên

1

Ông Phạm Thiện Căn

2
3

Chức danh
Chủ tịch
HĐQT
Thành viên
Thành viên

Vốn góp
Trị giá vốn
Sở hữu
góp (trđ)
vốn(%)
187.200

60


Bà Phạm Thị Lan
121.680
39
Bà Nguyễn Thị Thu Vân
3.120
1
Tổng cộng
312.000
100
Bảng 1: Danh sách cổ đông
Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Bà Phạm Thị Lan, chức vụ
Tổng Giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung toàn
Công ty trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của 03 Nhà máy với 107 lao
động thường xuyên và 123 lao động khoán gọn.
Bộ máy lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm chuyên môn
luôn nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trước công ty. Mặt
khác, Ban lãnh đạo Công ty có sự đoàn kết, nhất trí cao trong mọi công việc, có
nhiều kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, năng động sáng tạo trong mọi tình
huống, luôn bố trí điều hành sản xuất hợp lý nhất, tăng năng suất lao động, tiết

8


Nguyễn Thành Đạt - 68545
kiệm những chi phí không cần thiết trong sản suất kinh doanh.
Công ty luôn sắp xếp bộ máy tổ chức và bố trí lao động hợp lý, phù hợp
với chuyên môn, tạo môi trường làm việc cho cán bộ phát huy năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác đạt hiệu quả. Mô hình tổ chức hiện tại
của công ty như sau:

Hội đồng
quản trị

Tổng Giám đốc

Chi nhánh Nhà
máy kính Trường
Sơn

Chi nhánh Nhà
máy kính Kiến
An

Chi nhánh Nhà
máy kính Thanh
Trì

Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của công ty
1.5. Năng lực sản xuất và tình hình hoạt động của doanh nghiệp:
Hiện nay Công ty CP Kính KALA có 03 nhà máy bao gồm: 02 nhà máy
sản xuất kính là nhà máy Kính Kiến An, nhà máy kính Trường Sơn và 01 nhà
máy gia công chế tác sản phẩm sau kính là nhà máy Kính Thanh Trì.
Công suất của 3 nhà máy như sau:
 Công suất máy móc thiết bị tại Nhà máy Thanh Trì (Hà Nội).
- Gia công kính tôi
250,000 m2/ Năm
- Gia công cắt kính
400,000 m2/ Năm
- Gia công kính dán an toàn
160,000 m2/ Năm

- Gia công kính hộp
150,000 m2/ Năm
- Gia công tranh kính
750,000 m2/ Năm
 Công suất Nhà máy Kính Kiến An (Hải Phòng).
- Công suất dây chuyền SX kính phẳng: 90,000 Tấn / Năm= 250
tấn/ngày.
Tuy nhiên do Công nghệ sản xuất kính trơn theo công nghệ kéo phẳng đã
lỗi thời, thành phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên Công ty đã

9


Nguyễn Thành Đạt - 68545
tạm ngừng sản xuất kính tại đây. Hiện nay, Công ty đang vận hành dây chuyền
gia công kính dán với công suất 300.000m2/năm.
 Công suất Nhà Máy Kính Trường Sơn (Hải Phòng).
- Công suất Dây chuyền SX Kính Hoa: 45,000 Tấn/ Năm=123 tấn/
ngày.
Ngoài dây chuyền sản xuất kính hoa, năm 2015, nhằm mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đã bắt đầu thực hiện dự án
đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất kính phẳng công nghệ cũ thành dây chuyền
sản xuất kính phẳng công nghệ nổi với công suất 240 tấn/ngày ± 10%. Công
nghệ kính nổi là công nghệ hiện đại, việc đầu tư cải tạo đòi hỏi nhiều thời gian
cũng như cơ sở kỹ thuật, máy móc thiết bị nên thời gian đầu tư bị kéo dài. Hiện
tại Dự án đã đầu tư được khoảng 70%, dự kiến trong tháng 8 sẽ thử nghiệm đốt
lò và cuối Quý III/2019 sẽ hoàn thiện đầu tư đưa vào hoạt động.
Công ty là doanh nghiệp đã có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh Kính xây dựng, cùng với quy trình sản xuất khép kín, từ việc
sản xuất ra sản phẩm kính đến chế tác các sản phẩm sau kính. Đặc biệt Công ty

có Nhà máy chế tác sản phẩm sau kính tại Thanh Trì, Hà Nội chuyên nhập các
sản phẩm kính trơn từ các Công ty khác về gia công các sản phẩm sau kính sau
đó bán ra thị trường như: kính tôi, kính dán, kính phản quang, gương, tranh
kính. Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Công ty luôn tích
cực phát triển quan hệ với bạn hàng cũ và tìm kiếm ký kết hợp đồng với bạn
hàng mới.
Bên cạnh đó, dự kiến khi dự án sản xuất kính nổi hoàn thiện và đi vào
hoạt động thì doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng
kể.
Nhìn chung, Công ty CP Kính Kala hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cơ
cấu tài sản hợp lý. Lãnh đạo Công ty là những người có kinh nghiệm và năng
lực quản lý tốt. Nguồn thị trường đầu vào, đầu ra cũng như năng lực sản xuất
của Công ty tương đối ổn định.

10


Nguyễn Thành Đạt - 68545
1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây:
Căn cứ báo cáo tài chính năm 2017, 2018 (đã kiểm toán) và báo cáo
nhanh thời điểm 30/06/2019 của doanh nghiệp, tình hình tài chính và sản xuất
kinh doanh của Công ty CP Kính Kala được thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể:
Bảng2. Bảng cân đối kế toán.

Đơn vị: Trđ

KHOẢN MỤC
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1.Tiền

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
4. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu NN
4. Tài sản ngắn hạn khác
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán

3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

11

2017
315.345
4.355
4.355
0
63.843
61.891
1.952
0
247.114
247.114
33
0
33
0
267.539
260.152
228.694
458.004
-229.310
92
284
-192
31.366
0

6.000
6.000
1.387
1.387
582.884
237.816
234.066
72.618
21.945
1.495

2018
30/06/2019
340.072
342.972
20.208
9.331
20.208
9.331
80
80
80
80
60.621
78.465
28.419
46.937
28.348
27.674
3.854

3.854
258.721
249.853
258.721
249.853
442
5.243
208
765
234
0
0
4.478
272.824
310.020
265.622
300.756
220.919
214.037
458.112
458.112
-237.193
-244.075
85
81
284
284
-199
-203
44.618

86.638
0
0
6.000
6.000
6.000
6.000
1.202
3.264
1.202
3.264
612.896
652.992
265.806
301.023
220.828
227.402
47.183
42.858
17.796
12.830
1.604
1.352


Nguyễn Thành Đạt - 68545
5. Phải trả người lao động
7. Phải trả nội bộ
9. Các khoản phải trả, phải nộp NH khác
10. Vay và nợ ngắn hạn

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Vay và nợ dài hạn
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
5. Quỹ đầu tư phát triển
8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Bảng 3. Kết quả sản xuất kinh doanh

889
5.574
730
130.477
338
3.750
3.750
345.068
345.068
312.000
8
43
33.017
0
582.884

5.574

703
147.352
616
44.978
44.978
347.090
347.090
312.000

5.574
164.172
616
73.621
73.621
351.969
351.969
312.000

38
35.052
0
612.896

39.969
0
652.992
Đơn vị: Trđ

30/06/2019 2017/2016 2018/2017
CHỈ TIÊU

2016
2017
2018
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp 317.597 498.669 478.802
202.003
1,57
0,96
dịch vụ
2. Tổng lợi nhuận
2.036
2.934
3.620
6.145
1,441
1,234
kế toán trước thuế
3. Lợi nhuận sau
1.484
2.195
2.734
4.915
1,479
1,246
thuế thu nhập DN
* Nhận xét:
Công ty CP Kính Kala chủ yếu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về
kính. Hiện nay Công ty có 2 nhà máy sản xuất kính chính là: nhà máy kính Kiến
An và nhà máy kính Thanh Trì với công suất sản xuất tương đối lớn, sản phẩm
đầu ra có chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, kết quả sản xuất

kinh doanh hàng năm đều có lãi, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao. Trong
thời gian tới, dự án nâng cấp dây chuyền sản xuất kính phẳng công nghệ cũ
thành dây chuyền sản xuất kính phẳng công nghệ nổi với công suất 240 tấn/ngày
± 10% tại nhà máy kính Trường Sơn sẽ đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ đem lại kết
quả hoạt động kinh doanh khả quan cho Công ty.
Từ năm 2016, nền kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hồi, ngành sản
xuất kính cũng khởi sắc hơn. Với các chính sách vĩ mô của Nhà nước về giảm

12


Nguyễn Thành Đạt - 68545
lãi suất, ổn định tỷ giá, khơi thông nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh để
kích thích tăng trưởng sản xuất đã có tác động tích cực đến hoạt động của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sự khởi sắc của thị trường bất động sản đã kéo theo các
ngành kinh doanh vật liệu xây dựng phát triển mạnh mẽ, ngành sản xuất kính
cũng khởi sắc hơn các năm qua. Doanh thu, lợi nhuận sau thuế năm 2017 của
Công ty lần lượt đạt 498,669 trđ và 2.195 trđ.
Doanh thu năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 với doanh thu tăng
181.072 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 57% so với năm 2016. Doanh thu
năm 2018 của Công ty có sự giảm nhẹ so với năm 2017, đạt 478.802 trđ, giảm
số tuyệt đối 19.867 trđ so với năm 2017 tương ứng với 4%. Tuy nhiên, qua số
liệu cho thấy doanh nghiệp đã tích cực tiết giảm các chi phí trong hoạt động sản
xuất kinh doanh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý khiến cho Do đó, lợi
nhuận sau thuế vẫn đạt 2.734 trđ, tăng 24,56% tương ứng tăng 539 trđ so với
năm 2017.
Có thể nhận thấy, năm 2018 là một năm hoạt động hiệu quả của doanh
nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty tiếp tục ghi nhận kết quả khả quan. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.915 trđ,
gấp 1,8 lần so với lợi nhuận sau thuế của cả năm 2018.

Về tài sản:
+ Thời điểm 31/12/2018, tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty
là 20.208 trđ, trong đó tiền mặt chiếm 59% tương ứng 11.871 trđ, tiền gửi Ngân
hàng là 8.337 trđ. Đây là tỷ lệ tương đối phù hợp để hỗ trợ tài chính cho các hoạt
động kinh doanh của Công ty nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của những thay đổi
các luồng tiền, phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Lượng tiền mặt tại thời điểm
31/12/2018 tăng cao do doanh nghiệp thu được khoản tiền khách hàng trả tiền
hàng.
+ Các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn thời điểm 31/12/2018 của
công ty: 28.419 trđ, giảm 54,08% tương ứng giảm 33.472 trđ so với năm 2017,
chiếm 8% tổng tài sản ngắn hạn. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện doanh
nghiệp trong năm 2018 đã tích cực thu hồi công nợ, giúp doanh nghiệp không bị

13


Nguyễn Thành Đạt - 68545
bạn hàng chiếm dụng lượng lớn nguồn vốn, đem lại hiệu quả vòng quay vốn lưu
động cho doanh nghiệp.
Các khoản phải thu của Công ty chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn
thông thường, ngoài ra có một số khoản phải thu trên 12 tháng chiếm tỷ lệ nhỏ,
khoảng 12% trên tổng số khoản phải thu khách hàng, Công ty chưa thực hiện
trích dự phòng cho khoản phải thu chậm trả này.
Tại thời điểm 30/6/2019, khoản phải thu khách hàng gia tăng tương đối
lớn, đạt 46.937 trđ, tăng số tuyệt đối là 18.518 trđ. Tuy các khoản phải thu gia
tăng là những khoản phải thu thương mại thông thường, không có khoản phải
thu khó đòi nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp khi bị

bạn hàng chiếm dụng vốn lớn. Do đó, trong thời gian tới Công ty cần tích cực
hơn nữa trong công tác thu hồi công nợ cũng như đánh giá khả năng thu hồi,
thực hiện trích dự phòng rủi ro đối với các khoản phải thu chậm trả theo đúng
quy định.
+Trả trước cho người bán thời điểm 31/12/2018 là 28.348 trđ, tăng 26.396
trđ so với thời điểm 31/12/2017, nguyên nhân chủ yếu là do khoản trả trước tiền
nhập máy móc thiết bị phục vụ dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất kính
phẳng công nghệ cũ thành dây chuyền sản xuất kính phẳng công nghệ nổi với
công suất 240 tấn/ngày ± 10% của Công ty Zhuzhou Hengji Tranding Co., Ltd.
Một phần nhỏ giá trị trả trước người bán là tiền khách hàng đặt cọc để nhập
hàng tại Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam.
+ Hàng tồn kho đến 31/12/2018: 258.721 trđ, tăng 4,7% tương ứng tăng
11.607 trđ so với năm 2017. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các loại hàng
hóa (kính cản nhiệt, gương kính, kính màu), kính trắng chưa qua gia công, kính
thành phẩm (kính hoa, kính ô ly, kính phản quang, kính cường lực, kính dán),
nguyên liệu sản xuất kính (màng PVB, cát trắng, bột sô đa, phế phẩm thủy tinh
trắng), nhiên liệu dùng trong quá trình sản xuất (dầu Mazut FO, than cốc, dầu
diesel, dầu trắng, gas). Cơ cấu hàng tồn kho như sau:
Chỉ tiêu
Nguyên vật liệu
Công cụ, dụng cụ
Thành phẩm
Hàng hóa
Tổng

31/12/2018 (đ)
30.979.224.269
26.775.135
96.401.746.291
131.312.782.199

258.720.527.894

14

Tỷ lệ %
11,97%
1,03%
36,26%
50,74%
100%


Nguyễn Thành Đạt - 68545
Bảng 4. Cơ cấu hàng tồn kho
Mặc dù lượng hàng tồn kho của Công ty tương đối lớn (chiếm 76,08% tài sản
ngắn hạn), tuy nhiên xét riêng từng mặt hàng tồn kho thì tỷ lệ này là phù hợp
đặc thù ngành sản xuất kính, thời gian sản xuất dài, nguyên vật liệu sản xuất
nhiều thành phần, một số nguyên vật liệu Công ty tận dụng thu gom khi thị
trường có giá thấp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu
quả kinh doanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, một số nhà máy sản xuất kính nổi phải tạm
dừng sản xuất để bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cùng với sự ấm lên của thị trường
bất động sản, nhu cầu kính xây dựng gia tăng khiến cho thị trường rơi vào tình
trạng khan hàng. Thời điểm 30/06/2019, hàng tồn kho giảm nhẹ 3,43% tương
ứng giảm 8.868 trđ so với 31/12/2018, đạt 249.853 trđ.
Thành phẩm tồn kho của Công ty hầu hết là hàng hoá luân chuyển
thường xuyên, liên tục, không có hàng kém phẩm chất. Tuy nhiên trong thời
gian tới, Công ty cần có các giải pháp tích cực hơn nữa trong công tác bán hàng,
giảm hàng tồn kho, tăng thu hồi công nợ, luân chuyển vốn để hoạt động kinh
doanh của Công ty đạt hiệu quả hơn.

+ Giá trị tài sản cố định thời điểm 31/12/2018 của Công ty là 220.919 trđ.
Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị
và phương tiện vận tải tại 03 nhà máy kính: Nhà máy kính Liên Ninh (Thanh
Trì, Hà Nội), nhà máy kính Kiến An (Kiến An, Hải Phòng) và nhà máy kính
Trường Sơn (An Lão, Hải Phòng)… Tài sản cố định của Công ty được hình
thành từ vốn tự có của doanh nghiệp và một phần được đầu tư bằng nguồn vay
dài hạn.
+ Thời điểm 31/12/2018 và 30/06/2018, chi phí xây dựng cơ bản dở dang
lần lượt là 44.618 trđ và 86.638 trđ, đây toàn bộ là chi phí nâng cấp dây chuyền
kính nổi dở dang.
 Về nguồn vốn
+ Nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2018 là 265.806 trđ, chiếm 43% tổng
nguồn vốn, tăng 12% so với năm 2017. Thời điểm 30/06/2018, nợ phải trả là
301.023 trđ, tương ứng tăng 13,25% so với 31/12/2018.
+ Nợ vay ngắn hạn thời điểm 31/12/2018 là 147.352 trđ, tăng 12,93%
tương ứng tăng 16.875 trđ so với 31/12/2017. Nợ vay ngắn hạn tăng chủ yếu do
tăng khoản vay các cá nhân trong Công ty.

15


Nguyễn Thành Đạt - 68545
Chi tiết nợ vay ngắn hạn: vay BIDV.HP: 82.161 trđ, vay ngân hàng
Vietcombank: 20.394 trđ, vay ngân hàng Eximbank: 3.496 trđ, vay cá nhân:
41.300 trđ.
Khoản vay nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải trả
( chiếm 55%/nợ phải trả). Đây là mức duy trì tương đối lớn, do đó, trong thời
gian tới Công ty cần chú ý tới việc giảm chỉ tiêu này, khơi thông nguồn vốn
chiếm dụng khác nhằm giảm chi phí lãi vay, gia tăng hiệu quả hoạt động cho
Công ty.

+ Nợ vay dài hạn thời điểm 31/12/2018 của Công ty là 44.978 trđ, trong
đó khoản nợ vay tại Ngân hàng Vietcombank là 9.471 trđ để chi đầu tư mua máy
gia công kính dán và khoản nợ vay tại Ngân hàng BIDV là 35.506 trđ để chi
mua sắm, thiết kế, chế tạo dây chuyền kính nổi.
+ Đến 31/12/2018, các khoản phải trả người bán của Công ty là 47.183
trđ, giảm 35% tương ứng giảm 25.435 trđ so với năm 2017, đây chủ yếu là các
khoản công ty nợ tiền hàng của của các nhà cung cấp nguyên, nhiên vật liệu.
+ Người mua trả tiền trước thời điểm 31/12/2018 là 17.796 trđ, giảm
18,91% tương ứng giảm 4.149 trđ so với 31/12/2017, đây là các khoản khách
hàng đặt cọc tiền mua kính cho Công ty.
Thời điểm 30/06/2019, phải trả người bán và người mua trả tiền trước lần
lượt là 42.858 trđ, 12.830 trđ tương ứng giảm 9,1% và 27,91% so với năm 2018.
Đây đều là các khoản phải trả cho các đơn vị cung cấp hàng hóa và nguyên,
nhiên vật liệu để sản xuất của Công ty.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu tiếp tục duy trì là 312.000 trđ chiếm 51% tổng
nguồn vốn, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là tương đối tốt.
 Một số chỉ tiêu khác:
- Về khả năng thanh toán :
Hệ số khả năng thanh toán
Năm 2017
Năm 2018
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1,35 lần
1,54 lần
Hệ số thanh toán nhanh
0,29 lần
0,37 lần
Hệ số thanh toán tức thời
0,02 lần
0,09 lần

Hệ số về khả năng thanh toán của Công ty trong năm 2018 có sự chuyển
biến tích cực hơn so với năm 2017. Hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 là
tương đối tốt, Công ty có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn trong ngắn hạn.
- Về hiệu quả hoạt động:

16


Nguyễn Thành Đạt - 68545
Chỉ tiêu năng lực hoạt động
Năm 2017
Năm 2018
Vòng quay vốn lưu động
1,45 vòng/năm
1,46 vòng/năm
Vòng quay hàng tồn kho
1,64 vòng/năm
1,81 vòng/năm
Vòng quay các khoản phải thu
10,44 vòng/năm 10,60 vòng/năm
Các chỉ tiêu hoạt động trong năm 2018 gia tăng so với năm 2017, thể hiện
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày được cải thiện. Đối với doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, các hệ số này là chấp nhận được.
Trong thời gian tới Công ty cần chú ý hơn nữa tới việc gia tăng các chỉ tiêu này
để hoạt động của Công ty được hiệu quả.
- Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn :
+ Hệ số tổng nợ phải trả/tổng tài sản năm 2018 là 43% , Giá trị các khoản
nợ đến 31/12/2018 là 265.806 trđ, trong đó nợ ngắn hạn là 220.828 trđ. Hệ số nợ
phải trả/VCSH là 0,77 lần là tốt.

- Về chỉ tiêu thu nhập: Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 2.734 tr.đ, tăng
24,56% tương ứng tăng 539 trđ so với năm 2017.
+ Chỉ số ROE năm 2018 đạt 0,79% tăng 0,15% so với năm 2017;
+ Chỉ số ROA năm 2018 đạt 0,61 % tăng 0,12% so với năm 2017;
Các chỉ tiêu thu nhập của doanh nghiệp trong năm 2018 đều có sự cải
thiện hơn so với năm 2017. Mặc dù vậy, so với các doanh nghiệp cùng ngành,
mức sinh lời của doanh nghiệp còn thấp, trong thời gian tới Công ty cần giảm
bớt các chi phí quản lý và tích cực tìm kiếm thêm nhiều nguồn hàng để hạ giá
vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản, đồng thời khẩn trương
hoàn thiện các thủ tục cũng như đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện dự án, sớm
đưa dự án vào hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cho Doanh nghiệp.
* Nhận xét chung: Qua phân tích số liệu ở trên cũng như tình hình thực
tế của Công ty cho thấy, tình hình tài chính của Công ty CP Kính Kala trong
năm 2018 có sự cải thiện tích cực hơn so với năm 2017, hoạt động sản xuất kinh
doanh có lãi, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, đời sống người lao động ổn định.
1.7. Đánh giá hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp.
ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

17


Nguyễn Thành Đạt - 68545
Thị - Công ty có thị trường cung cấp - Sản phẩm của Công ty mới
trường nguyên vật liệu đầu vào ổn định với chỉ đáp ứng tiêu chuẩn của
giá cả hợp lý.
các nước đang phát triển, nên
- Công ty có mặt sớm trên thị trường Công ty chưa thâm nhập
trong lĩnh vực cung cấp các sản được vào thị trường của các

phẩm gương kính, có thị trường đầu nước phát triển.
ra tương đối ổn định.
Công ty có mạng lưới khách hàng
rộng khắp cả trong và ngoài nước.
Sản
phẩm,
dịch
vụ

Kênh
phân
phối

- Sản phẩm của Công ty thông dụng,
đa dạng, mẫu mã phong phú dễ đáp
ứng nhu cầu thị trường như các sản
phẩm: kính hoa, kính hộp, kính tôi,
kính dán an toàn, kính phản quang,
gương, tranh kính.
- Sản phẩm kính của Công ty có chất
lượng tốt có khả năng cạnh tranh với
các mặt hàng nhập khẩu từ Trung
quốc.
Do có kinh nghiệm nhiều năm nên hệ
thống phân phối hàng hóa của công ty
luôn được bảo đảm đến với bạn đúng
tiến độ.
CƠ HỘI

Thị - Khủng hoảng kinh tế đã làm cho

trường nhiều doanh nghiệp sản xuất kính có
năng lực sản xuất kinh doanh yếu
kém phá sản, tạo cơ hội thuận lợi cho
các doanh nghiệp có năng lực sản
xuất kinh doanh tốt mở rộng thị
trường.

- Công ty sản xuất, kinh
doanh mặt hàng gương kính,
vận chuyển tương đối khó
khăn và chi phí vận chuyển
cao.

Kênh phân phối của doanh
nghiệp mới tập trung tại thị
trường nội địa, chưa có kênh
phân phối nước ngoài.
THÁCH THỨC

- Sự cạnh tranh gay gắt với
các doanh nghiệp sản xuất
kính lớn trong nước như:
Công ty CP Kính nổi Việt
Nhật, Công ty CP Kính nổi
Chu Lai, Công ty TNHH
Dương Giang- Nhà máy
- Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi Kính nổi Tràng An. Ngoài ra
trong thời gian gần đây cho thấy Công ty còn cạnh tranh với

18



Nguyễn Thành Đạt - 68545
triển vọng phát triển của ngành sản nhiều doanh nghiệp có năng
xuất vật liệu xây dựng nói chung và lực sản xuất kinh doanh
kính xây dựng nói riêng.
mạnh trên thị trường nước
ngoài.
Sản - Nhu cầu sử dụng các sản phẩm - Hiện nay các sản phẩm kính
phẩm, kính trên thị trường rất lớn, đặc biệt trên thị trường vô cùng phong
dịch các sản phẩm kính phục vụ cho các phú, đa dạng do đó sức ép
vụ
công trình xây dựng và trang trí nội cạnh tranh khá lớn.
thất.
- Chi phí sản xuất kính trong
nước cao hơn kính nhập khẩu
do giá dầu FO trong nước
cao hơn giá dầu các nước
trong khu vực.
Bảng 5. Đánh giá hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp
Trên cơ sở các phân tích đánh giá, có thể thấy triển vọng phát triển của Công
ty CP Kính Kala là bình thường trong ngắn hạn và tương đối tốt trong dài hạn.
1.8. Chiến lược phát triển của Doanh nghiệp
Nhìn chung với tiềm năng phát triển của việc phát triển và dần ổn định thị
trường bất động sản, thị trường xây dựng tại Việt nam những năm gần đây càng
khẳng định vị thế và tiềm năng còn nhiều dư địa để phát triển, tốc độ đô thị hóa
có thể nói lan tỏa và phát triển trên hầu khắp các địa phương trên cả nước, nhu
cầu nhà ở, nhu cầu phát triển và dần hình thành một thị trường bất động sản
chuyên nghiệp và đi sát thực tiễn đang là mảnh đất mầu mỡ để các phân ngành
phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Trên thực tế những năm vừa qua,

mặc dù còn rất nhiều khó khăn song hầu hết các ngành sản xuất vật liệu xây
dựng đã dần hình thành các hiệp hội và thị trường chuyên sâu, điển hình như sản
xuất xi măng, sắt thép, khai thác cát đá, thị trường đồ gỗ, nội thất và các sản
phẩm kính xây dựng. Đây là những phân ngành hết sức quan trọng và cần thiết
để từng bước tạo ra một thị trường vật liệu xây dựng chuyên nghiệp gắn liền với
việc phát triển nhu cầu đô thị hóa, nhu cầu hình thành một thị trường bất động
sản chuyên nghiệp và mang tầm ảnh hưởng khu vực. Đặc biệt trong bối cảnh
Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế với nền kinh tế
khu vực và quốc tế. Nhiều tập đoàn bất động sản lớn hình thành kéo theo sự phát
triển của các tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô tương đối lớn và
hoạt động dưới sự điều tiết và quản lý của nhà nước. Đây chính là tín hiệu đáng

19


Nguyễn Thành Đạt - 68545
mừng cho thấy sau một giai đoạn khá dài các ngành sản xuất vật liệu xây dựng
còn manh mún và chưa đi vào quỹ đạo, hiện nay có thể nói ngành sản xuất vật
liệu xây dựng càng ngày càng khẳng định vị thế và vai trò hết sức quan trọng
trong phát triển nền kinh tế quốc dân.
Công ty cổ phần Kính Kala (tiền thân là Công ty kính Kỳ Anh) là một
trong những đơn vị sản xuất kính lớn trên thị trường miền Bắc, với kinh nghiệm
hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh kính xây dựng, Công ty đã
khẳng định được thương hiệu đồng thời xây dựng được hệ thống phân phối rộng
khắp trong thị trường nội địa và xuất khẩu đi một số nước: Trung Quốc,
Philippines, Malaysia… Công ty cũng không ngừng hoàn thiện và hoàn chỉnh
hơn cơ cấu sản phẩm của Công ty CP Kính Kala đồng thời cải tiến công nghệ
nhằm đáp ứng nhu cầu trọn gói của khách hàng về các chủng loại sản phẩm kính
xây dựng.
Trong thời gian tới, ngoài mục tiêu sản xuất các sản phẩm kính nổi có

chất lượng cao, ngang bằng các sản phẩm kính nổi của các đơn vị lớn trong
nước sản xuất như Đáp Cầu, Kính nổi Việt Nhật, Viglacera ..... mà còn đáp ứng
các tiêu chuẩn kỹ thuật để xuất khẩu đi các thị trường khác trên thế giới bao gồm
Đông Nam Á, các nước Châu Á, Nam Mỹ...
Công ty dự kiến sau khi đầu tư thành công dây chuyền sản xuất kính
phẳng theo công nghệ nổi, 50% sản lượng kính phẳng sẽ được Công ty xuất
khẩu sang các nước trong khu vực.
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Giới thiệu chung về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
Hiện nay Công ty CP Kính KALA có 03 nhà máy bao gồm: 02 nhà máy
sản xuất kính là nhà máy Kính Kiến An, nhà máy kính Trường Sơn và 01 nhà
máy gia công chế tác sản phẩm sau kính là nhà máy Kính Thanh Trì. Các sản
phẩm chính của Công ty bao gồm: kính hoa, kính nổi, kính tôi, kính hộp, tranh
kính, gương kính, kính dán, kính ô ly, kính phản quang, kính cường lực, kính
cản nhiệt… với nhiều công nghệ sản xuất và gia công khác nhau. Tuy nhiên,
công nghệ sản xuất chủ đạo mà Công ty lựa chọn áp dụng là công nghệ sản
xuất kính nổi - công nghệ ưu việt và phổ biến trên thế giới, đảm bảo chất lượng
kỹ, mỹ thuật, chất lượng cao cho sản phẩm.
Dây truyền sản xuất kính nổi được đặt tại Nhà máy sản xuất kính Trường

20


Nguyễn Thành Đạt - 68545
Sơn - Công ty CP kính Kala.
Địa chỉ: Xóm Trại Đồi, thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP Hải Phòng
Nhà máy kính Trường Sơn là Nhà máy có diện tích lớn nhất trong số 3
Nhà máy của Kala Glass. Nhà máy kính Trường Sơn được đặt tại khu đất ven Quốc
lộ 10 (cũ), nằm trên trục giao thông thuận lợi, có mặt tiền rộng khoảng 450m, tổng
diện tích 87.484m2. Thời gian sử dụng của khu đất là 40 năm từ ngày 30/12/2004

đến ngày 30/12/2044, nhà máy đã được chứng nhận quyền sở hữu theo Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BP
423967 do Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hải Phòng cấp ngày 25/10/2013
cho chủ sở hữu là Công ty CP Kính Kala.
Điều kiện hạ tầng kỹ thuật của nhà máy rất thuận lợi cho việc sản xuất của
Công ty do đã được đầu tư quy mô để phục vụ cho hoạt động sản xuất kính, có nhà
xưởng và hệ thống điện, cấp thoát nước, đường giao thông, thông tin, dịch vụ tương
đối tốt.
Nhà máy kính Trường Sơn với địa hình núi bọc, sông kề, xa sân bay, xa khu
dân cư nên vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn về thiết kế kỹ thuật (ống khói lò cao 70m)
và đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến dân sinh.
Với ưu thế một mặt giáp Quốc lộ 10 (cũ), một mặt giáp sông Lạch Tray nên
rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu bằng đường bộ
cũng như đường thủy.
Dây truyền sản xuất kính nổi có công suất thiết kế 240 tấn/ngày.
Dây chuyền sản xuất kính kéo nổi của Công ty CP kính Kala đã được các
cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thiết bị đồng bộ. Khi tiến hành lắp đặt
đã được các chuyên gia nước ngoài kết hợp với Cán bộ kỹ thuật của Công ty tiến
hành lắp đặt tại Nhà máy. Hệ thống máy móc dây chuyền thiết bị của nhà máy
bao gồm các máy móc chính như sau:
1. Hệ thống phối liệu: Hệ thống phối liệu có chức năng trộn hỗn hợp các
nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, đảm bảo tỷ lệ phối liệu theo
đúng định mức đề ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm
2. Hệ thống lò nấu: Hệ thống lò nấu là nơi gia nhiệt, đun nóng chảy
nguyên vật liệu từ dạng thể rắn sang thể lỏng. Hệ thống lò bao gồm cả hệ thống
theo dõi và điều khiển nhiệt độ
3. Hệ thống đốt nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG: Hệ thống cung cấp
khí đốt tạo nhiệt lượng trong lò nấu, bao gồm bồn bể chứ khí nhiên liệu, hệ
thống đường ống dẫn áp lực, hệ thống van điều chỉnh, họng súng phun....


21


Nguyễn Thành Đạt - 68545
4. Hệ thống thành hình (Bể thiếc): Đây là bể thiếc nóng chảy, bể thiếc
luon đảm bảo về khối lượng và mức bể thiếc tạo bề mặt phẳng tuyệt đối.
5. Hệ thống dẫn chuyền: (Dây chuyền kéo kính): Hệ thống truyền dẫn
kéo kính từ bể thiếc tạo thành kính theo từng quy cách khách nhau theo ý muốn
của người điều khiển.
6. Hệ thống lò khử ứng suất (hầm thoái hỏa) có tác dụng làm nguội dần
thủy tinh
7. Hệ thống nghiền thủy tinh vụn (Máy cắt và nghiền thủy tinh tái chế )
Hệ thống nước tuần hoàn làm mát máy
Hệ thống máy nén khí
Trạm biến thế điện, máy phát điện , tủ chứa UPS
Thiết bị cắt và kiểm tra chất lượng
Hệ thống cung cấp nhiên liệu gas khí đốt
Hệ thống dàn cẩu và các thiết bị nâng hạ sản phẩm
Hệ thống xử lý khí thải.

Một số hình ảnh thực tế của công nghệ sản xuất kính nổi được đặt tại Nhà
máy sản xuất kính Trường Sơn - Công ty CP kính Kala:

22


Nguyễn Thành Đạt - 68545

23



Nguyễn Thành Đạt - 68545

24


Nguyễn Thành Đạt - 68545

25


×