Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.09 KB, 71 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VĂN TIỀM

BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VĂN TIỀM

BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ MAI THANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được hướng
dẫn khoa học bởi PGS.TS Lê Mai Thanh.
Các ví dụ, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng.
Nội dung và các đánh giá chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đoàn Văn Tiềm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ...........................7
1.1. Nhãn hiệu tập thể và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. .7

1.2. Bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nội dung bảo hộ nhãn hiệu tập thể...........16
1.3. Cơ sở pháp luật và cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu tập thể............................................................................................................. 24
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP
THỂ TẠI VIỆT NAM................................................................................................................ 32
2.1. Thực trạng pháp luật xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể...................................................................................................................... 32
2.2. Thực trạng về nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể................................................................................................................................. 41
2.3. Thực trạng thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
tập thể............................................................................................................................................ 47
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HỘ NHÃN
HIỆU TẬP THỂ............................................................................................................................. 54
3.1. Hoàn thiện pháp luật xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiệu tập thể...................................................................................................................... 54
3.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn
hiệu tập thể................................................................................................................................. 57
3.3. Hoàn thiện pháp luật thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể...................................................................................................................... 59
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP TTP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương

NHTT

Nhãn hiệu tập thể

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TAND


Tòa án nhân dân

TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ

WIPO

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(World Intellectual Property Organization)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Các sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho thị trường ngày càng nhiều về số lượng,
chủng loại, đa dạng về mẫu mã, hình thức. Từ đó đòi hỏi cần phải có nhãn
hiệu để có thể tiếp cận người tiêu dùng. Nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng
dễ dàng nhận biết, phân biệt được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu
giúp cho doanh nghiệp, cá nhân có thể quảng bá được sản phẩm. Tạo uy tín,
niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Ngày nay, nhãn hiệu là một tài
sản trí tuệ được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên, đối với các khu vực, vùng, miền có nhiều doanh nghiệp, hộ
gia đình, cá nhân cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ. Nếu
mỗi doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân này lại xây dựng một nhãn hiệu riêng
biệt thì nó khó có thể vượt qua được rào cản về quy mô nhỏ và bị thị trường
phân lập.
Để khắc phục những hạn chế đó thì giải pháp xây dựng nhãn hiệu tập
thể được cho là có tính khả thi cao, giải quyết được nhiều hạn chế, yếu kém

khi xây dựng các nhãn hiệu riêng biệt. Khi đó, nhãn hiệu tập thể là cầu nối chỉ
dẫn cho mọi người về những đặc tính cụ thể của sản phẩm. Nó không chỉ giúp
xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mà còn giúp cho tổ chức, doanh
nghiệp sở hữu nhãn hiệu tập thể có thể tiếp thị, quảng bá sản phẩm rộng rãi.
Việc quảng bá rộng rãi các sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu tập thể
thường mang đặc trưng của một vùng nhất định. Trong trường hợp đó, việc
tạo ra một nhãn hiệu tập thể không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường
trong nước mà còn có thể tiếp thị sản phẩm ra trường quốc tế. Bên cạnh đó,
nó còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa những nhà sản xuất trong nước.
Việc sáng tạo ra nhãn hiệu tập thể, trên thực tế phải đi kèm với sự phát
triển các tiêu chuẩn nhất định cùng với một chiến lược chung. Khi đó, nhãn

1


hiệu tập thể mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong
nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Trong khi sản xuất hiện nay đòi
hỏi ngày càng gia tăng giá trị trí tuệ trong sản phẩm thông qua các hoạt động
tích cực như thiết kế sản phẩm, kiểm soát chất lượng, tạo thói quen quản lý
mới, tổ chức sản xuất và tiếp thị.
Ở nước ta hiện nay, để nhãn hiệu tập thể có thể tồn tại và phát triển
trong xu thế phát triển và hội nhập khi nước ta đã là thành viên của nhiều tổ
chức thương mại trên thế giới. Đã có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới được ký kết trong đó Hiệp định CP TTP (đã có hiệu lực), Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)…. là những tiền đề tạo cơ hội hợp
tác nhưng cũng là thách thức cho hàng hóa, dịch vụ ở nước ta. Trước bối cảnh
đó, việc xác lập quyền đối với nhãn hiệụ tập thể phải có cơ chế, chính sách và
quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn của đất nước cũng như các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, việc thực thi các chế tài bảo hộ nhãn hiệu tập thể là biện pháp

hữu hiện để nâng cao giá trị nhãn hiệu tập thể. Muốn quảng bá các sản phẩm
ra nước ngoài đem lại lợi ích kinh tế thì phải có các nhãn hiệu tập thể đủ mạnh
để có thể cạnh tranh, đủ sức vươn ra thị trường nước ngoài. Vậy nên nghiên
cứu bảo hộ nhãn hiệu tập thể là một trong những hướng cần chú trọng.
Hiện nay, việc xác lập và bảo hộ nhãn hiệu tập thể như một tài sản trí
tuệ cần phải cập nhật với những cam kết quốc tế cũng như quá trình hội nhập.
Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật
Việt Nam hiện nay” để giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Bảo hộ nhãn hiệu tập thể không phải là vấn đề mới. Nó đã được đặt ra,
nghiên cứu trong nhiều luận án, luận văn trong góc độ là một bộ phận của
nhãn hiệu như:

2


- Luận án tiến sĩ Luật học (2006) “Những vấn đề pháp lý về bảo hộ
nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”, của
tác giả Lê Mai Thanh;
- Luận án tiến sĩ Luật học (2007) "Quyền sở hữu công nghiệp dưới góc
độ thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", của tác giả Nguyễn
Thanh Tâm;
- Luận án tiến sĩ Luật học (2007) "Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn
hiện hàng hóa ở Việt Nam", của tác giả Nguyễn Văn Luật;
- Luận văn 2016 “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu từ thực
tiễn tỉnh Bắc Giang” của tác giả Trần Chí Thành;
- Luận văn 2016 “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lưu
Hưng;
- Luận văn 2014 “Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn

hiệu” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Linh, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội,
Hay được nghiên cứu là một đề tài như:
- Luận văn 2013 “ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
tập thể theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, của tác giả Lê Thị Vân –
Khoa luật, đại học quốc gia Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên về cơ bản đã nêu và phân tích
một cách khái quát về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong đó có
nhãn hiệu tập thể hay những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến nhãn hiệu tập thể. Các tác giả trên đã nêu lên được các khái niệm, hệ
thống hóa các quy định của pháp luật liên quan đến NHTT, nêu lên thực trạng
đăng ký NHTT tại thời điểm các tác giải nghiên cứu.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ thực tiễn các tác giả trên chưa đi sâu phân
tích vai trò của NHTT trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường và NHTT đối

3


với các mặt hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, khi Việt Nam
chính thức ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới như CP TTP hay mới
đây nhất là hiệp định EV FTA, Việt Nam buộc phải điều chỉnh, sửa đổi một số
quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nói riêng cũng như sở hữu trí tuệ
nói chung để thực thi các cam kết quốc tế. Trong đó, việc sửa đổi, điều chỉnh
các quy định về nhãn hiệu là nội dung mới đặt ra. Để có những luận cứ sát với
thực tế đồng thời phù hợp với các điều ước quốc tế, luận văn sẽ đi sâu phân
tích, đánh giá nhằm đề ra phương hướng cụ thể phù hợp đối với pháp luật về
nhãn hiệu tập thể trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng về bảo hộ

nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam trong điều kiện phải thực hiện các cam kết
quốc tế mới, xác định các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn cần giải quyết những nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về bảo hộ nhãn hiệu tập
thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại
Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế liên quan
- Đề xuất một giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả
bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về bảo hộ NHTT trên cơ sở pháp luật SHTT Việt
Nam và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về bảo hộ NHTT không bao gồm các
nhãn hiệu và chỉ dẫn thương mại khác.
- Luận văn đánh giá thực trạng bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo luật
SHTT 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009; được sửa đổi bổ sung năm
2018; việc so sánh pháp luật SHTT trước đây chỉ nhằm minh chứng cho tính
hiệu quả điều chỉnh pháp luật hiện hành.
- Luận văn nghiên cứu bảo hộ nhãn hiệu tập thể trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam mà không mở rộng nghiên cứu bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam tại nước ngoài.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về SHTT và quan điểm của Đảng, Nhà
nước về bảo hộ thành quả đầu tư và bảo vệ thị trường cạnh tranh lành mạnh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn
đề lý luận về NHTT, quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT, bảo hộ nhãn
hiệu và các nội dung bảo hộ nhãn hiệu NHTT.
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu các quy định về
NHTT, bảo hộ NHTT theo pháp luật Việt Nam và theo các quy định tại điều
ước quốc tế hoặc của các nước khác.
- Phương pháp phân tích, thống kê nhằm đánh giá thực trạng pháp luật
bảo hộ NHTT tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu của Luận văn làm phong phú thêm cơ sở lý luận về
nhãn hiệu tập thể, góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHTT
thông qua việc xây dựng phương hướng đề xuất.

5


6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nội dung luận văn đã phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế được
rút ra từ thực tiễn áp dụng luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan, luận văn nêu một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện các văn
bản quy phạm pháp luật về bảo hộ NHTT hiện nay. Bên cạnh đó luận văn có

thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn chia thành 03
Chương sau:
Chương 1: Lý luận về bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu tập thể

6


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ
1.1. Nhãn hiệu tập thể và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu tập thể
Cho đến nay, chưa có một điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia đưa
ra định nghĩa thống nhất về NHTT. Theo WIPO thì “Nhãn hiệu tập thể thường
được định nghĩa là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, nguyên liệu,
phương thức sản xuất hoặc các đặc điểm chung khác của hàng hóa hoặc dịch
vụ của các doanh nghiệp khác nhau sử dụng nhãn hiệu tập thể. Chủ sở hữu có
thể là một hiệp hội trong đó các doanh nghiệp là thành viên hoặc bất kỳ thực
thể nào khác bao gồm cả một tổ chức công cộng hoặc hợp tác xã” [35].
Theo Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA): “Một nhãn hiệu tập thể là
một dấu hiệu cụ thể từ luật nhãn hiệu mà nguyên tắc tương tự của pháp luật
như nhãn hiệu áp dụng. Trong vấn đề này, nó có thể bao gồm bất kỳ từ, tên,
biểu tượng hoặc thiết bị, khẩu hiệu, thiết kế gói hoặc kết hợp những thứ này
phục vụ để xác định và phân biệt cụ thể sản phẩm từ những người khác trên
thị trường hoặc trong thương mại. Một âm thanh, màu sắc kết hợp, mùi hoặc
hình ba chiều cũng có thể là nhãn hiệu trong một số trường hợp ” [ 26, tr.33].

Công ước Paris có các quy định về NHTT nêu tại Điều 7bis. “Điều này
buộc một nước thành viên chấp nhận việc nộp đơn và bảo hộ NHTT của “các
hiệp hội”, theo các điều kiện cụ thể do nước đó quy định. Đây là hiệp hội các
nhà sản xuất, chế tạo, phân phối, bán hàng hoặc các thương gia khác về hàng
hóa được chế tạo hoặc sản xuất tại một nước, khu vực địa phương cụ thể hoặc
hàng hóa có các đặc tính chung khác. NHTT của các quốc gia hoặc các cơ
quan nhà nước khác không chịu sự điều chỉnh của các quy định này. Để được
áp dụng Điều 7bis, hoạt động của các hiệp hội sở hữu các

7


NHTT phải không trái với pháp luật của nước sở tại. Hiệp hội không phải
chứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, nhưng việc đăng ký và
bảo hộ NHTT của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là
trái với các quy định của pháp luật”.
- Khái niệm về NHTT của Mỹ [22, tr.13].
Mục 45 của Đạo luật Lanham của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hóa tại
phần-15 U.S.C. 1127 nêu rõ: “nhãn hiệu tập thể được sử dụng bởi các thành
viên của hợp tác xã, hiệp hội hoặc nhóm tập thể khác hoặc tổ chức và có ý
định sử dụng trong thương mại và phân biệt với các thành viên không phải tập
thể”.
- Khái niệm NHTT của Anh [22, tr.13]
Tại Điều 49 Luật nhãn hiệu của Anh có quy định về NHTT như sau:
“NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của thành viên
của hiệp hội là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó với những người thuộc các doanh
nghiệp khác”.
- Khái niệm NHTT của Trung Quốc [22, tr.14]
Luật nhãn hiệu Trung Quốc có quy định về NHTT tại Điều 3 như sau:
“NHTT là nhãn hiệu được đăng ký dưới tên của một nhóm người, một hiệp

hội hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác sử dụng trong công việc kinh doanh bởi
các thành viên của tổ chức đó”.
- Khái niệm nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam
Đi từ sự hình thành khái niệm nhãn hiệu ở nước ta, trước khi Luật sở
hữu trí tuệ ra đời, BLDS điều chỉnh về quyền SHTT trong đso có nhãn hiệu
nhưng không định nghĩa về NHTT mà chỉ ghi nhận tại văn bản hướng dẫn.
Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 được ban hành đã đưa ra khái niệm của nhãn
hiệu trong phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Khoản 16,
điều 4 ).

8


Theo quy định của Luật SHTT, nhãn hiệu là một dấu hiệu. Để đăng ký
được với danh nghĩa là nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng
chữ cái, hình vẽ, chữ số, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu
tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định.
Nhưng không phải bất kỳ dấu hiệu nào cũng có thể được sử dụng làm
nhãn hiệu mà dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Chức năng phân biệt là một yếu tố quan
trọng khi xác định một dấu hiệu làm nhãn hiệu của một chủ thể.
Theo quy định của Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,
sửa đổi bổ sung năm 2018 tại Điều 4, khoản 17 : “NHTT là nhãn hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn
hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên
của tổ chức đó” [3, tr.2]
Mặc dù mỗi quốc gia đều có quy định của mình về NHTT cho phù hợp
với điều kiện riêng của từng nước và phù hợp với quy định của quốc tế.
Nhưng điểm chung trong quy định về NHTT của các nước là các nước đều

đưa ra quy định chủ sở hữu NHTT phải là một tổ chức hoặc một nhóm người
và chức năng phân biệt là yếu tố quan trọng khi xem xét một dấu hiệu được
đăng ký làm NHTT.
Ở Việt Nam theo quy định của luật SHTT thì “nhãn hiệu” đã có chức
năng dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác
nhau. Đối với NHTT thì đặc điểm khác với nhãn hiệu thông thường là để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong “tổ chức” với các sản phẩm
hàng hóa không thuộc tổ chức đó. Bên cạnh quy định trên, đối với NHTT còn
có một quy chế sử dụng nhãn hiệu được nộp cùng với hồ sơ đăng ký bảo hộ.
Khái niệm nhãn hiệu tập thể hiện hành đã nêu được đặc điểm sở hữu
của NHTT là tổ chức, nhưng chưa thể hiện rõ tính chất đặc trưng về đặc điểm

9


của NHTT như: Nguồn gốc địa lý, nguyên liệu, phương thức sản xuất … để
thấy được sự khác biệt ngoài tiêu chí chủ sở hữu là một tổ chức. Do đó có thể
đưa ra một khái niệm: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt các
sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự được cung cấp bởi các nhóm cá nhân, tổ chức
khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu có tính phân biệt.
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu gắn với người tiêu dùng; thông qua
đó họ có thể phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại của chủ thể khác nhau.
Ban đầu, các loại nhãn hiệu không nhìn thấy bằng mắt thường thì
không được coi là nhãn hiệu và không được bảo hộ. Thỏa thuận quốc tế đầu
tiên, Công ước Paris năm 1883 về sở hữu công nghiệp có yêu cầu các quốc
gia thành viên phải đảm bảo việc bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên lại không đưa ra
định nghĩa thế nào là nhãn hiệu mà dành quyền đó cho các quốc gia thành
viên. Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí

tuệ (Hiệp định TRIPs) trong khuôn khổ WTO quy định “bất kỳ một dấu hiệu,
hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ
của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác,
đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả
tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng
như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn
hiệu hàng hoá … Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được
đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” (Điều 15 Hiệp định
TRIPs).
Tuy nhiên, Việt Nam là thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP theo quy định tại mục
C điều 18.18 CP TPP thì: “ Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện
để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên

10


nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành
nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng
ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và
chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của
nhãn hiệu” [27, tr.18-11].
Và theo cam kết thực thi CP TTP thì trong thời hạn 3 năm kể từ khi CP
TTP có hiệu lực Việt Nam phải điều chỉnh các quy định để bảo hộ nhãn hiệu
âm thanh [27, tr.18-63]
Như vậy, đến năm 2021 chúng ta phải hoàn thiện khung pháp lý để
thực hiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, trong đó có nhãn hiệu tập thể sử dụng
âm thanh làm nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ.
- Chủ sở hữu NHTT phải là một tổ chức. Đó là một đặc điểm khác với
nhãn hiệu thông thường, chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Theo quy

định tại Thông tư số: 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học
và Công nghệ, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Các tổ chức sau đây
được coi là tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp theo quy định tại khoản
3, điều 87, Luật sở hữu trí tuệ [7; tr.45]:
(i) Liên minh hợp tác xã; các hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp
tác xã, nếu trong Điều lệ ghi rõ thành viên có hoạt động sản xuất, kinh doanh
độc lập;
(ii) Nhóm công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
(iii) Hội theo quy định của pháp luật về hội, nếu trong Điều lệ ghi rõ
thành viên của hội có hoạt động sản xuất, kinh doanh độc lập;
- Việc sử dụng NHTT của các thành viên của tổ chức phải tuân thủ quy
chế sử dụng. Quy chế này được nộp cùng với đơn đăng ký bảo hộ và phải
được Cục sở hữu trí tuệ phê duyệt.

11


- Nhãn hiệu tập thể là chỉ dẫn thương mại có liên quan gần gũi với chỉ
dẫn địa lý và thường sử dụng cho nhóm sản phẩm mang đặc tính địa phương.
NHTT có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa
phương của Việt Nam phải có văn bản cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu
hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu
tập thể. Cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng địa danh hoặc dấy hiệu
khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
[7, tr.47]).
Vậy, một tổ chức có thể đăng ký NHTT cho các sản phẩm có nguồn gốc
địa lý đặc sản địa phương là một nhãn hiệu tập thể thay vì đăng ký chỉ dẫn địa
lý.

Điều này có thể lý giải như sau, thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp
ứng được yêu cầu đối với bản mô tả tính chất/ chất lượng/danh tiếng của sản
phẩm phải có đó là: liệt kê các tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý đo điều kiện địa lý quyết định và phải “được xác định
bằng các chỉ tiêu cảm quan, định tính, định lượng về vật lý, hóa học, sinh học,
có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc bằng chuyên gia
theo một phương pháp thử xác định” [7, tr.66]. Ngoài ra, còn phải đáp ứng các
điều kiện khác.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên đối với đăng ký chỉ dẫn địa lý là khó
khăn hơn rất nhiều so với việc đăng ký bảo hộ các sản phẩm đặc sản địa
phương trên là một nhãn hiệu tập thể. Chính vì vậy, nhiều địa phương đã lựa
chọn đăng ký bảo hộ NHTT cho các đặc sản, sản phẩm danh tiếng của địa
phương mình.
Nhãn hiệu tập thể thể thực hiện các chức năng tương tự như nhãn hiệu.
Tuy nhiên, bởi vì nó được sử dụng bởi các thành viên thuộc tổ chức nên
NHTT có một số chức năng cụ thể. Chức năng cơ bản của nhãn hiệu tập thể là
chỉ ra nguồn gốc xuất phát từ các sản phẩm hoặc dịch vụ và xác định các

12


thành viên của tổ chức được ủy quyền hợp pháp để sử dụng dấu hiệu cụ thể
làm nhãn hiệu .
Do các nhãn hiệu tập thể được sử dụng để biểu thị sự liên kết của các
thành viên sử dụng nhãn hiệu đó nên họ công khai với công chúng về một số
đặc điểm chung của hàng hóa hoặc dịch vụ của họ. Đặc điểm này có thể là
nguồn gốc địa lý, chế độ chế tạo, vật liệu được sử dụng hoặc tư cách thành
viên đơn giản cho một tổ chức [26, tr.36].
Giống như nhãn hiệu bình thường, các nhãn hiệu tập thể cung cấp
thông tin về các đặc tính của sản phẩm, chẳng hạn như giá cả, chất lượng,

nguồn gốc và bất kỳ thông số kỹ thuật nào khác phân biệt sản phẩm này với
sản phẩm khác. Những nhãn hiệu như vậy tạo ra danh tiếng cho sản phẩm, tạo
thuận lợi cho người tiêu dùng trong quá trình ra quyết định trong khi lựa chọn
giữa các hàng hóa khác nhau. Dấu ấn tập thể của nhãn hiệu cũng thúc đẩy
doanh số bán sản phẩm, thu hút thị hiếu của khách hàng và hỗ trợ các nghệ
nhân trong việc giành hoặc duy trì thị phần [26, tr.32].
1.1.3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bởi vậy
quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT chính là quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu nói chung.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Luật SHTT 2005, được sửa đổi bổ
sung năm 2009 và năm 2019 quy định: “Quyền SHCN là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạng tích hợp
bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Quyền sở hữu công nghiệp có vai trò sống còn trong việc duy trì sự tồn
tại của nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng. Nếu quyền sở hữu công
nghiệp đối với NHTT không được bảo hộ thoả đáng, hiệu quả thì việc các

13


hàng hóa, dịch vụ gắn NHTT sẽ bị làm giả, nhái nhãn mác gây ra thiệt hại đối
với chủ sỡ hữu của nhãn hiệu đó.
Với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. NHTT là
một loại tài sản đặc biệt. Đó là tài sản vô hình do đó quyền chiếm hữu đối với
loại tài sản này của chủ sở hữu gần như không thực hiện được. Giá trị của
nhãn hiệu được định giá bởi thị trường dựa trên sự nổi tiếng và nằm ở khả
năng khai thác thương mại của NHTT.
NHTT là một loại nhãn hiệu thuộc sở hữu của chủ thể là các thành viên

của một tổ chức nhất định nên quyền năng về định đoạt nhãn hiệu vẫn được
ghi nhận và có khả năng thực hiện trên thực tế. Hơn nữa, NHTT là một loại tài
sản vô hình và khả năng chiếm giữ NHTT của chủ thể sở hữu là không khả thi
vì vậy khả năng chủ thể tự xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua
thực tế chiếm giữ và quản lý NHTT là không thể. Trái lại, quyền sở hữu công
nghiệp đối với NHTT chỉ phát sinh và được bảo vệ bởi nhà nước thông qua
thủ tục ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp.
Do đó, có thể hiểu một cách chi tiết hơn về quyền SHCN đối với NHTT như
sau: Quyền SHCN đối với NHTT là quyền sở hữu của các thành viên của tổ
chức đối với NHTT và quyền được áp dụng các biện pháp hợp pháp ngăn
chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền trong quá trình sử dụng NHTT.
1.1.4. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Quyền SHCN đối với NHTT gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hóa,
kinh doanh dịch vụ.
Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ SHCN đã quy định “SHCN phải được
hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và
thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất công
nghiệp và sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc,
khoáng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột” [14, tr.11]. Vì vậy, một trong

14


những điều kiện để được bảo hộ đối với NHTT là phải chứa đựng các chỉ dẫn
thương mại.
Chỉ dẫn thương mại được coi như cầu nối giữa nhà sản xuất, cung cấp
dịch vụ và người tiêu dùng. Nếu chủ thể nắm giữ được các chỉ dẫn này sẽ có
những lợi thế cạnh trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Ngày nay, mức
độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt thì việc quan tâm, đầu tư và trở
thành chủ sở hữu đối với nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng là một việc

làm đầu tiên có ý nghĩa lớn trong sản xuất hàng hàng hóa, kinh doanh dịch vụ,
tiếp cận người tiêu dùng.
Quyền SHCN đối với NHTT phát sinh trên cơ sở pháp luật
Đối với Việt Nam, quyền SHCN đối với NHTT phát sinh căn cứ vào
văn bằng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (một số quốc gia như Hoa
Kỳ, quyền xác lập thông qua việc sử dụng nhãn hiệu). Tại Việt Nam, quyền
SHCN đối với NHTTchỉ được pháp luật bảo hộ khi được cơ quan nhà nước
cấp văn bằng bảo hộ chính thức. Thông quan việc đăng ký văn bằng bảo hộ
chủ sở hữu NHTT đã công khai tình trạng của loại tài sản vô hình này đối với
các chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức đó, là một hình thức để
thông báo tài sản vô hình này đã thuộc về chủ sở hữu NHTT. Văn bằng bảo hộ
là căn cứ chứng minh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi NHTT bị người
khác chiếm đoạt.
Đăng ký bảo hộ đối với NHTT là thủ tục bắt buộc. Trường hợp chủ thể
không đăng ký quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình thì
không được bảo hộ nếu bị người khác chiếm đoạt hoặc đăng ký trước.
Quyền SHCN đối với NHTT bị giới hạn về thời gian
Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể nói
riêng được bảo hộ trong một khoảng thời gian xác định. Khoảng thời gian này
được giới hạn trong nội dung văn bằng bảo hộ được cấp. Tại quy định của
khoản 6 Điều 93 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, và năm 2019

15


“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười
năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười
năm”.
Thời gian được bảo hộ có hiệu lực khi chủ sở NHTT được bảo hộ nộp
lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng.

Quyền SHCN đối với NHTT bị hạn chế về không gian.
Quyền này chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà NHTT
được xác lập quyền. Quyền SHCN đối với NHTT mang tính lãnh thổ triệt để.
Nghĩa là, quyền SHCN đối với NHTT chỉ được xác lập trên cơ sở pháp luật
của quốc gia đã công nhận bảo hộ quyền đó và quyền này cũng chỉ có hiệu
lực trong phạm vi nước công nhận bảo hộ.
Ở Việt Nam, các văn bằng bảo hộ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia, được khẳng định tại khoản 1, điều 93 Luật sở hữu trí tuệ: “Văn
bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Các NHTT đăng ký tại
Việt Nam, có thể được bảo hộ tại các quốc gia khác nếu đáp ứng các tiêu
chuẩn bảo hộ của các quốc gia đó như NHTT chè Thái Nguyên đã được bảo
hộ tại Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ…
1.2. Bảo hộ nhãn hiệu tập thể và nội dung bảo hộ nhãn hiệu tập thể
1.2.1. Bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Bảo hộ NHTT được hiểu là bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT và
cũng chính là một dạng bảo hộ quyền SHTT nói chung. Giáo trình Luật SHTT
của trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra khái niệm “Bảo hộ quyền SHTT là
việc nhà nước ban hành các quy định của pháp luật về quyền SHTT nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT như tác giả, chủ sở
hữu văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền
SHTT” [18; tr 246].
Điều 4, phụ lục của TRIPs quy định: “thuật ngữ bảo hộ phải bao gồm
các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm

16


vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi quyền SHTT cũng như các vấn đề ảnh
hưởng đến việc sử dụng quyền SHTT được quy định trong Hiệp định”. Với
quy định của Hiệp định thì bảo hộ không chỉ dừng lại ở việc xác lập quyền mà

bao gồm trong đó cả việc thực thi quyền.
Vì vậy, khái niệm bảo hộ quyền SHTT sẽ được hiểu theo hai nghĩa,
theo nghĩa hẹp thì bảo hộ quyền SHTT là hoạt động nhà nước ban hành các
quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu của các chủ thể đối với tài
sản trí tuệ. Hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm bảo hộ quyền SHTT là hoạt
động, theo đó, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập, bảo
đảm thực hiện quyền và thực thi quyền sở hữu của các chủ thể đối với tài sản
trí tuệ. Như vậy, hoạt động bảo hộ quyền SHTT của Nhà nước đối với NHTT
sẽ thể hiện trên hai phương diện. Phương diện thứ nhất là xây dựng pháp luật
nhằm xác lập và thực hiện quyền sở hữu của sở hữu chủ và phương diện thứ
hai là thực thi nhằm bảo vệ quyền SHCN đối với NHTT.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ phân tích khái niệm bảo hộ trên góc độ dân
sự và kinh tế. Trước hết, “Nếu phân tích từ góc độ pháp luật dân sự, bảo hộ
quyền SHTT là củng cố và xác lập quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí
tuệ (gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) của các chủ
sở hữu đối với tài sản trí tuệ” [22, tr.25].
Nếu phân tích từ góc độ kinh tế thì bảo hộ quyền SHTT là tất cả các
biện pháp được áp dụng nhằm đảm bảo cho các chủ sở hữu được khai thác các
giá trị của tài sản trí tuệ, phục vụ cho nhu cầu của chủ sở hữu và các đối tượng
khác có liên quan. Nếu phân tích từ góc độ này thì giá trị mà các tài sản trí tuệ
đem lại sẽ là các lợi ích vật chất được tạo ra và thông thường đây là chính là
lợi ích chính mà các chủ sở hữu muốn đạt được.
Trong phạm vi nội dung luận văn, về bảo hộ NHTT chỉ xem xét khái
niệm “Bảo hộ nhãn hiệu tập thể” theo nghĩa hẹp tức là: :“Bảo hộ NHTT là

17


việc nhà nước thông qua các quy định của pháp luật nhằm xác lập, thực hiện
và thực thi quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với NHTT”.

1.2.2. Nội dung bảo hộ nhãn hiệu tập thể
1.2.2.1. Xác lập quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
Quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT được xác lập trên cơ sở
quyết định của Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ đối với NHTT. Khi đó
văn bằng bảo hộ có giá trị chứng minh quyền sở hữu công nghiệp về NHTT
mà không cần phải có chứng cứ khác.
Tuy nhiên, để được công nhận thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ,
Nhãn hiệu tập thể phải đáp ứng được một số điều kiện do pháp luật quy định.
Cụ thể:
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể: Theo quy định tại Điều 72
Luật : “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng
một hoặc nhiều mầu sắc” và “Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác” [3; tr 24]:
Dấu hiệu nhìn thấy được được hiểu là dấu hiệu có thể xác định được
bằng mắt thường. Như vậy, các dấu hiệu khác được cảm nhận bằng xúc giác,
vị giác, và khứu giác không được làm nhãn hiệu tập thể.
Tại Khoản 3; Điều 87 luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức tập thể
được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành
viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể”. Theo quy
định trên, các tổ chức tập thể là pháp nhân được quyền đăng ký nhãn hiệu tập
thể như: Hợp tác xã, liên minh các hợp tác xã, hội nông dân…
Đối với các sản phẩm có những đặc trưng riêng của những cơ sở sản
xuất ở một vùng nhất định được biết đến do những quy trình chế biến riêng,
những kỹ thuật thủ công không thể thay thế bằng máy móc, đòi hỏi tư duy và
sự độc đáo riêng có từ các nghệ nhân và liên quan đến các điều kiện lịch sử,

18



văn hóa, xã hội của vùng. Có thể được đăng ký là bảo hộ nhãn hiệu tập thể và
có những nét đặc trưng đó.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với các ngành nghề sản xuất hàng hóa
tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hay các nhóm sản phẩm nông nghiệp. Còn đối
với nhóm hàng hóa theo phân Nhóm 9, Bảng phân loại quốc tế danh mục
hàng hóa, dịch vụ NI XƠ, phụ lục 11, phiên bản 11-2019 [14, tr 99-121] thì
điều này như không đúng. Các mặt hàng thuộc nhóm hàng trên bao gồm các
thiết bị điện tử; những đặc trưng về điều kiện lịch sử, văn hóa không được thể
hiện trong nhãn hiệu tập thể được bảo hộ.
Ví dụ: Bảng thống kê một số nhãn hiệu tập thể đã được đăng lý bảo hộ
NHTT theo danh sách nhãn hiệu tập thể đã được công bố; nguồn: Cục sở hữu
trí tuệ [13].
Số đơn

Ngày nộp

Số
bằng

Loại
NH

Tên
hiệu

Nhãn Chủ đơn/chủ bằng
Công ty cổ phần đầu tư Hà Việt
(HA VIET INVESTMENT

4-2005-02255


3/4/2005

80282

Tập thể HVGROUP

JOINT STOCK COMPANY)

H
C
VINACHEM, Tổng công ty Hoá chất Việt
4-2008-06305

3/27/2008

118420

Tập thể hình

Nam

Nhãn hiệu tập thể thường do một Hiệp hội, một Hợp tác xã sở hữu. Các
tổ chức này phải xây dựng quy chế sử dụng NHTT do mình sở hữu khi nộp
đơn đăng ký bảo hộ NHTT. Đảm bảo việc kiểm soát và quản lý nhãn hiệu tập
thể có hiệu quả, việc công khai các thông tin liên quan đến nhãn hiệu tập thể,
việc sử dụng nhãn hiệu tập thể sẽ giúp hạn chế các tranh chấp phát sinh và
đảm bảo được uy tín trên thị trường.
Các thành viên của nhãn hiệu tập thể cần phải có tinh thần đoàn kết
trong việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể của tổ chức mình,


19


để phát huy được sức mạnh, lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu tập thể trong quá
trình cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Xây dựng mạng lưới thị
trường bền vững, ổn định. Tích cực, chủ động trong việc phát hiện ra các
hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tập thể của tổ chức mình và xử lý
nghiêm, triệt để các hành vi này.
1.2.2.2. Nội dung quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu tập thể
Quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT xác lập kể từ khi văn bản
Quyết định cấp giấy chứng nhận NHTT có hiệu lực và chủ sở hữu nhãn hiệu
nộp đủ các khoản phí theo quy định. Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong
thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể xin ra hạn, số lần ra hạn không
hạn chế.
NHTT là một sản vô hình, vì vậy chủ sở hữu NHTT có các quyền bao
gồm: Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể; Quyền cấm chủ thể khác xâm phạm
nhãn hiệu tập thể; Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi
phạm
* Quyền sử dụng:
Cũng như nhãn hiệu thông thường, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đã
được bảo hộ có quyền sử dụng nhãn hiệu của mình bằng các hành vi: gắn
nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương
tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hành hóa,
dịch vụ
Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang
nhãn hiệu tập thể được bảo hộ;
Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang tên nhãn hiệu được bảo hộ
Quy định trên của Luật SHTT đã ghi nhận đầy đủ các quyền sử dụng
của Nhãn hiệu và Nhãn hiệu tập thể. Thực tế áp dụng từ năm 2005, quy định

trên phù hợp với thực tế của việc sử dụng NHTT.
* Quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT

20


×