Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TRƯỜNG THPT VÕ MINH ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.18 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ
PHẠM NGỮ VĂN NĂM CUỐI

Trường: THPT Võ Minh Đức
Sinh viên thực hiện: Lưu Hoài Nam
Lớp: D14NV01

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................................3
PHẦN I. SƠ YẾU LÝ LỊCH.......................................................................................................................5
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO............................7
1.Tìm hiểu thực tiễn giáo dục:.................................................................................................................7
1.1. Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn.................................................................................7
1.2. Những kết quả cụ thể...................................................................................................................8
1.3.Bài học kinh nghiệm rút ra...........................................................................................................16
2.Thực tập dạy học:................................................................................................................................17
2.1. Tinh thần, thái độ, ý thức đối với hoạt động dạy học................................................................17
2.2.Những công việc đã làm và kết quả cụ thể (dự giờ, soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học, lên lớp)
............................................................................................................................................................18
2.3.Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các quy định của trường Trung học
phổ thông...........................................................................................................................................20
2.4.Bài học kinh nghiệm được rút ra qua hoạt động dạy học............................................................22
3.Thực tập chủ nhiệm............................................................................................................................23
3.1. Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm nói riêng......................23
3.2.Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm, những thành tích cụ


thể đạt được........................................................................................................................................32
3.3.Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, nhất là với những học sinh cá biệt.
................................................................................................................................................................32
4.Thực hiện bài tập nghiên cứu Tâm lí – Giáo dục................................................................................33
4.1. Tinh thần nhiệt tình trong nghiên cứu.........................................................................................33
4.2.Sự vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học...................................................................34
4.3.Những kết quả bước đầu nghiên cứu...........................................................................................34
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU.................................................35
1.Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập sư phạm năm thứ tư..............................................................35
2.Tự đánh giá, xếp loại thực tập sư phạm..............................................................................................36
3.Phương hướng phấn đấu qua đợt thực tập sư phạm năm thứ IV.........................................................38
PHẦN IV: NHẬN XÉT CỦA NHÓM SINH VIÊN VÀ...........................................................................40
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................................................................................40
1. Nhận xét và kết luận của nhóm sinh viên..........................................................................................40
2. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn..................................................................................41
LỜI KẾT....................................................................................................................................................43

2


LỜI CẢM ƠN
Thế là 2 tháng thực tập đã trôi qua chúng em cũng đã hoàn thành đợt thực tập
với kết quả xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của mình. Để có được kết quả
như ngày hôm nay, em không thể nào quên công lao của các thầy cô đã nâng bước
chân em đến với nghề em yêu thích.
Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy Cô trường Đại học
Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho em cùng các bạn đi thực tập sư phạm để có thể
mở rộng thêm kiến thức, thu thập kinh nghiệm nghề nghiệp, đặc biệt là Cô Đinh
Thu Phượng trưởng đoàn thực tập sư phạm.
Ông cha ta có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tuy Các thầy cô trường THPT

Võ Minh Đức, giáo viên hướng dẫn nhóm em là Cô Lưu Thị Thùy My, Trần Thị
Ngọc Hà, Đỗ Thị Ngân Trâm và cô Nguyễn Thị Diệu đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng
em trong thời gian ngắn nhưng những lời chỉ dạy quý báu đó lại là những kiến thức
vững chắc, hỗ trợ đắc lực cho chúng em trong sự nghiệp trồng người của mình sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Hiệu trưởng: Võ Tánh Danh
- Thầy Cô Hiệu phó: Lê Vương Ly
Nguyễn Thị Minh Thoa
Cao Thị Kim Anh
Lê Đoàn Minh Thái
- Giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Lưu Thị Thùy My
Trần Thị Ngọc Hà
Đỗ Thị Ngân Trâm
- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Nguyễn Thị Diệu

3


Bên cạnh đó góp phần giúp em hoàn thành nhiệm vụ thực tập của mình không
thể không kể đến những đóng góp của các em học sinh lớp 11.2, 11.3, 11.4, 11.9,
cùng với những tình cảm mà các em đã dành cho em là nguồn động lực thôi thúc
em hoàn thành đợt thực tập của mình.
Nhóm thực tập của em gồm có 4 thành viên:
1. Lý Diệu Tuyền
2. Lưu Hoài Nam
3. Lưu Thị Thanh Thủy
4. Phạm Thị Trung Trinh
Em xin giữ mãi kỉ niệm đẹp về trường THPT Võ Minh Đức, nơi em đã từng
đến thực tập. Em kính chúc quý thầy cô mạnh khoẻ, công tác tốt. Với những tình

cảm mà các em học sinh dành cho mình chúng em sẽ nhớ mãi và chúc các em học
giỏi xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Xin chân thành cảm ơn!

4


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHẦN I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ, tên sinh viên: Lưu Hoài Nam
 Nam (nữ): Nam
 Ngày, tháng, năm sinh: 09/08/1995
 Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn
 Lớp: N14NV03

Khoa: Sư phạm

Ngành: Sư phạm Ngữ Văn

 Thực tập dạy học lớp: 11.3, 11.4, 11.9
 Thực tập chủ nhiệm lớp: 11.2
 Tại trường: TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÕ MINH ĐỨC
2. Các nhiệm vụ được giao:

 Thực tập dạy học lớp: 11.3, 11.4
 Thực tập chủ nhiệm lớp: 11.2 dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Diệu
 Soạn giáo án (8 giáo án)
 Tham gia dự giờ 2 tiết mẫu của giáo viên hướng dẫn Lưu Thị Thùy My và
Trần Thị Ngọc Hà
 Dự giờ các tiết dạy của giáo sinh chung nhóm (Lý Diệu Tuyền, Lưu Thị
Thanh Thủy, Phạm Thị Trung Trinh
 Dự giờ các tiết sinh hoạt chủ nhiệm của giáo sinh chung nhóm
 Tham gia vào công tác Đoàn của trường
 Viết nhật kí thực tập sư phạm
 Viết báo cáo thực tập cá nhân trong đợt thực tập sư phạm
 Làm hồ sơ thực tập và nộp tất cả hồ sơ theo đúng quy định gồm có:
5


+ Giáo án
+ Kế hoạch công tác chủ nhiệm
+ Sổ Nhật kí thực tập
+ Bài báo cáo thu hoạch cá nhân

6


PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM
VỤ ĐƯỢC GIAO
1. Tìm hiểu thực tiễn giáo dục:
1.1.

Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn.


Là sinh viên năm thứ 4 của trường Đại học Thủ Dầu Một, trong tương lai sẽ là
một giáo viên THPT nhưng sự hiểu biết của em về thực tiễn dạy và học ở trường
THPT rất hạn chế, kinh nghiệm chưa có nhiều, khả năng diễn đạt của bản thân
trước học sinh còn hơi yếu. Vì vậy còn rất nhiều thiếu sót trong công tác giảng dạy
cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp. Do đó ngay từ đầu em đã tích cực tìm hiểu
về thực tiễn giáo dục, dạy học của trường mà em thực tập để bù đắp lại những thiếu
sót. Trong đợt thực tập này, em luôn cố gắng tìm hiểu và tiếp thu kinh nghiệm
giảng dạy, chủ nhiệm lớp của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm cùng các thầy, cô
hướng dẫn chuyên môn từ đó góp phần làm phong phú thêm kiến thức giảng dạy,
cũng như kỹ năng xử lí các tình huống sư phạm cụ thể, phục vụ đắc lực cho việc
học tập và giảng dạy của mình sau khi ra trường.
Ý thức được vấn đề đó, bản thân em luôn luôn cố gắng tìm hiểu với tinh thần
học hỏi nên chủ động tham gia vào các hoạt động thực tiễn của trường. Tuy thời
gian thực tập tại trường không nhiều, số lần tham gia các hoạt động tìm hiểu thực
tiễn giáo dục còn ít nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm và một số hoạt động
giáo dục khác, điều đó đã làm cho 8 tuần thực tập đạt được một số kết quả.
Đối với các bạn trong đoàn thực tập nói chung và bản thân em nói riêng luôn
phải có tinh thần nhiệt tình, hăng hái, tích cực trong công tác chủ nhiệm, giảng dạy,
cố gắng hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm được giao, do đó từ khi nhận lớp chủ
nhiệm em và các bạn trong nhóm tham gia thăm lớp chủ nhiệm thường xuyên (theo
dõi việc thực hiện vệ sinh, truy bài 15’ đầu giờ và nhắc nhở các em thực hiện các
7


nội quy, nghiêm túc trong học tập). Thực hiện đúng theo quy định của nhà trường
thực tập và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, cũng như những quy định của trường
THPT đối với sinh viên khi đi thực tập.
Tham dự đầy đủ những tiết thao giảng toàn đoàn của giáo viên và những bạn
trong nhóm. Không ngần ngại khó khăn trong những ngày đầu đứng lớp, hầu như ở

mỗi sinh viên đều có sự đam mê, nhiệt huyết với nghề nên bắt đầu từ tuần thứ hai
trở đi nhóm sinh viên thực tập đã cố gắng hoàn tất công việc soạn giáo án cho giáo
viên hướng dẫn duyệt và chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết để chuần bị cho tiết
dạy của mình và cả những bạn trong nhóm
Với sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường THPT Võ Minh Đức
cũng như sự giúp đỡ tận tình của các Giáo viên hướng dẫn thực tập đã giúp đoàn
thực tập chúng em hoàn thành tốt công tác giảng dạy thực tập năm 4. Nhà trường
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đoàn thực tập tìm hiểu về bộ máy quản lí của
trường, công tác đoàn, đội để giúp chúng em nắm được tình hình hoạt động và cả
những quy định nhà trường cũng như thời gian, giờ giấc mà nhà trường quy định.
Chính những sự chỉ dẫn cũng như sự giúp đỡ tận tình từ phía Ban Giám Hiệu,
Giáo viên hướng dẫn mà hầu hết các bạn sinh viên trong đoàn thực tập đều nhiệt
tình, hăng hái tham gia và hoàn thành tốt công việc được giao.
Qua đợt thực tập này em cũng phần nào nắm được cách thức hoạt động,
phương pháp giảng dạy ở trường THPT, nắm được công tác chủ nhiệm lớp... đã
góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, hình thành kĩ năng, cũng như học hỏi thêm
những kinh nghiệm quí báu của thầy, cô ở trường, qua những tiết thao giảng, tiết
sinh hoạt chủ nhiệm lớp, qua những lần rút kinh nghiệm tiết dạy. Em nhận thấy
mình cần phải cố gắng thật nhiều qua đợt thực tập này để hoàn thành tốt nhiệm vụ
cao quí “trồng người” sau này.
1.2.

Những kết quả cụ thể.

a. Về lịch sử hình thành và phát triển:
8


Trường trung học phổ thông Võ Minh Đức được thành lập năm 1987 tại
phường Chánh Nghĩa – Thị xã Thủ Dầu Một, cơ sở trường được xây dựng trên một

địa thế thích hợp, rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh, thuận lợi cho việc dạy học và giáo
dục học sinh. Ba mươi năm qua (1987 – 2017), một quãng thời gian chưa phải là
dài nhưng cũng đủ để thầy trò trường trung học phổ thông Võ Minh Đức khẳng
định vai trò của mình trong sự nghiệp “trồng người” của ngành giáo dục tỉnh nhà.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trường trung học phổ thông Võ Minh Đức vẫn
không ngừng vươn lên phát triển về mọi mặt; ba mươi năm – từ mái trường thân
yêu này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, nối tiếp nhau làm vẻ vang cho
truyền thống “Yêu nước – Hiếu học – Kính thầy – Mến bạn” của nhà trường.
Thể theo nguyện vọng và nhu cầu học tập bức thiết của con em cán bộ và nhân
dân lao động trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một, tháng 9 năm 1987 trường trung học
phổ thông Võ Minh Đức được thành lập (Theo quyết định số 45/QĐ-UB ký ngày
04 tháng 9 năm 1987 của Chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé -Trần Ngọc Khanh).
Năm học đầu tiên (1987-1988), nhà trường tuyển sinh học sinh lớp 10 (170 em
– chia thành 3 lớp) và lớp 11 (được chuyển từ trường Cấp ba Thị Xã xuống theo
địa bàn dân cư ở khu vực Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa gồm 274 em – chia
thành 3 lớp), tổng cộng 6 lớp học với 444 em. Về đội ngũ giáo viên khi vừa thành
lập trường gồm 2 thành viên Ban giám hiệu (Thầy Trần Đình Hàng – Hiệu trưởng,
Thầy Vũ Duy Ngà – Phó hiệu trưởng) và 21 giáo viên, công nhân viên. Đến năm
học sau (1988-1989) mới có học sinh lớp 12 từ lớp 11 lên nên Sở Giáo Dục điều
chuyển một số giáo viên từ trường Cấp ba Thị Xã và trường trung học phổ thông
Bình Phú về để nâng cao chất lượng học tập của các em.
Trong những năm học đầu, nhà trường đã gặp phải không ít khó khăn như cơ
sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chỉ có hai dãy nhà cấp bốn vừa làm phòng học,
vừa làm phòng làm việc; trang thiết bị phục vụ cho dạy học và sinh hoạt quá hạn
chế, sân chơi, bãi tập, hàng rào trường chưa có nên ảnh hưởng lớn đến môi trường
sinh hoạt chung... Đội ngũ giáo viên thiếu, không đồng bộ, đời sống của cán bộ,
9


giáo viên hết sức khó khăn; nên buổi đứng lớp, buổi làm nông mới đảm bảo được

cuộc sống. Chất lượng học tập của học sinh không đều, đa số là yếu, trung bình.
Tuy nhiên, nhà trường được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, của
các cơ quan, ban ngành, của cha mẹ học sinh; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sâu
sát của đơn vị chủ quản (Sở Giáo dục Sông Bé). Đội ngũ giáo viên tuy ít nhưng rất
nhiệt tình, trách nhiệm cao, có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau, quyết tâm xây
dựng nhà trường. Những cố gắng và quyết tâm của thầy và trò nhà trường đã được
đền đáp xứng đáng. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong những năm
học 1988 – 1989, 1989 - 1990 đạt trên 90%.
Những năm tiếp theo dưới sự cầm lái của các thầy cô giáo hiệu trưởng qua các
thời kì (Thầy Trần Đình Hàng, Cô Nguyễn Thị Tuyết, Thầy Nguyễn Văn Cứu, Thầy
Võ Tánh Danh) và sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất từng
bước được bổ sung và xây dựng; số lượng, chất lượng giáo viên và học sinh không
ngừng được nâng lên.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công
đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Tổ chuyên môn và tổ Văn phòng. Chi
bộ Đảng gồm 34 đảng viên, Công đoàn có 99 công đoàn viên, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh có 37 Chi đoàn (1 Chi đoàn giáo viên và 36 Chi đoàn học sinh). Có 9 tổ
chuyên môn (Toán, Lý – Kỹ thuật công nghiệp, Hóa, Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp,
Văn, Ngoại ngữ, Tin học, Sử - Địa – Giáo dục công dân, Thể dục – Quốc phòng).
Về đội ngũ, Nhà trường có 99 cán bộ, giáo viên, nhân viên (Cán bộ quản lý: 4, giáo
viên: …., nhân viên…). Có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 9
thạc sỹ, Cán bộ quản lý và nhân viên đều đạt chuẩn theo quy định. Về học sinh,
trong năm học 2017 – 2018, trường có 36 lớp học với tổng số học sinh 1300 học
sinh.
Trong giai đoạn này, chất lượng giáo dục của trường đã được khẳng định,
thành tích về đại học luôn đứng ở tốp đầu trong toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
lớp 12 hàng năm cao. Chất lượng giáo dục ổn định, cơ sở vật chất khang trang, chất
10



lượng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ giảng dạy trong thời kỳ hội
nhập quốc tế. Những bước tiến về chất lượng dạy học, sự đầu tư về cơ sở vật chất
chính là những căn cứ quan trọng để trường được đón nhận Huân chương lao động
hạng Ba vào năm 2000, được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2012-2017,
được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy
ban nhân dân Thị xã (Thành phố) tặng nhiều bằng khen, giấy khen, đồng thời chuẩn
bị được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 (2017 – 2022).
Trong 30 năm qua, đã có …. cán bộ, giáo viên, nhân viên đã từng giảng dạy
và làm việc tại trường. Các thế hệ nhà giáo của trường đã tận tâm, tận lực vì học
sinh thân yêu, đoàn kết, gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện theo
lời Bác dặn “dù khó khăn đến đâu, cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Các thầy
giáo, cô giáo sống giản dị, mẫu mực, có tác phong sư phạm, có phương pháp giảng
dạy vững vàng, tích cực đổi mới phương pháp, luôn cần cù sáng tạo trong lao động
dạy học và được học sinh kính trọng, nhân dân tin yêu. Nhà trường đã có nhiều
năm liên tục được công nhận trường tiên tiến, nhiều thầy, cô giáo được công nhận
danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua các cấp, 4 cô giáo được phong tặng danh
hiệu "Nhà giáo Ưu tú", nhiều thầy cô được tặng thưởng Huân chương - Kỷ niệm
chương Vì sự nghiệp giáo dục, nhiều thầy cô được tặng kỷ niệm chương Vì thế hệ
trẻ, được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo dục, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố ... Nhiều thầy cô từ mái trường này đã trở thành lãnh đạo ở các
cơ quan Đảng, Đoàn thể và chính quyền trong tỉnh, thành phố.
30 năm qua, trường Trung học phổ thông Võ Minh Đức đã đón hơn … học
sinh vào học, trong đó có trên …. học sinh giỏi tỉnh, nhiều năm liền tỉ lệ tốt nghiệp
trung học phổ thông đạt 100%, tỉ lệ học sinh đậu đại học luôn ổn định và nằm ở tốp
đầu của các trường trung học phổ thông trong tỉnh; đạt nhiều huy chương và nhiều
giải cao về đồng đội, cá nhân trong các Hội khoẻ Phù Đổng, Hội diễn Văn nghệ (9
năm liền đạt hạng nhất toàn đoàn trong Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh)... Nhiều học
sinh đã trở thành những chiến sỹ anh dũng, đi đầu trong chiến đấu xây dựng và bảo
11



vệ Tổ quốc; nhiều học sinh đã trở thành những lao động giỏi trong các nhà máy, xí
nghiệp, trên mọi miền của tổ quốc…Nhiều học sinh đã trở thành sỹ quan, các nhà
khoa học, nhà giáo, thầy thuốc; doanh nhân thành đạt; nhiều học sinh giữ các chức
vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước; nhiều học sinh của trường nay đã
là thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư với nhiều công trình khoa học có giá trị thực tiễn. Có
thể nói, dù ở cương vị nào các thế hệ học sinh của trường đều đem hết sức mình,
đem hết trí tuệ, tài năng để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững truyền thống anh
hùng, quê hương văn hoá. Điều đặc biệt giờ đây họ luôn hướng về vun đắp, xây
dựng mái trường này ngày thêm rạng rỡ, tươi đẹp!
Những thành tích xuất sắc nói trên, được bắt nguồn từ đường lối, quan điểm
giáo dục của Đảng; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và
Chính quyền, của các ngành mà trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với sự
chăm lo giúp đỡ tận tình của nhân dân, phụ huynh học sinh, các đoàn thể, các Mạnh
Thường Quân, các thế hệ học sinh, nhất là sự cống hiến và tâm huyết của các thế hệ
thầy giáo, cô giáo, nhân viên, tập thể lãnh đạo nhà trường. Những ngôi nhà học cao
tầng khang trang, kiên cố, cùng trang thiết bị hiện đại, những con đường vào
trường, những hoạt động xây dựng các quỹ phát triển nhà trường, quỹ khuyến học
khuyến tài và nhiều hoạt động, nghĩa cử cao đẹp là thể hiện sinh động cho sự quan
tâm giúp đỡ tận tình và có hiệu quả đối với nhà trường. Những tình cảm tốt đẹp đó
sẽ sống mãi với thời gian. Đồng thời, truyền thống vẻ vang của nhà trường là do sự
nỗ lực không ngừng, sự say mê học tập, tinh thần vượt khó, đoàn kết yêu thương
giúp đỡ lẫn nhau là phẩm chất tốt đẹp của các thế hệ học sinh trung học phổ thông
Võ Minh Đức.
Thế hệ thầy trò của năm học này hết sức trân trọng những bài học quý giá của
các thế hệ đi trước, vui mừng với kết quả đạt được hôm nay và hứa phấn đấu giữ
vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Phấn đấu hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ trong những năm tới để trường trung học phổ thông Võ Minh Đức Nơi thắp ngọn lửa của niềm đam mê và khát vọng vươn lên, sẽ mãi mãi là niềm tự
12



hào của các thế hệ học sinh, niềm tin của Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Thủ
Dầu Một.
30 năm đã qua, 30 lần tiếng trống khai trường vang lên giục giã, 30 lần hoa
phượng nở chào đón mùa thi, 29 thế hệ học sinh tung cánh bước vào đời là tiền đề
cho những thế hệ học sinh bây giờ và tương lai tiếp bước bay cao, bay xa hơn nữa.
b. Cán bộ nhà trường phân công chỉ đạo
 BGH
- Hiệu trưởng (Ông Võ tánh Danh): chỉ đạo chung.
- PHTCM ban XH (Bà Lê Vương Ly, Nguyễn Thị Minh Thoa): chỉ đạo công
tác tổ chức, hồ sơ.
 CÁC ỦY VIÊN
- P. Hiệu trưởng (Ông Lê Đoàn Minh Thái): hỗ trợ công tác Đoàn TN, công
tác GVCN và cơ sở
vật chất.
- Bí thư Đoàn TN (Ông Nguyễn Trung Hiếu): chỉ đạo công tác Đoàn TN.
- Kế toán: (Bà Hạ Thị Thanh Trúc): chuyển chiết tính kinh phí cho trường
ĐH Thủ Dầu Một.
- Thủ quỹ (Bà Nguyễn Ngọc Thảo): hỗ trợ việc phát kinh phí.
- Đại diện tổ Giám thị (Ông Nguyễn Trung Kiên): hỗ trợ công tác & hoạt
động HS.
- Đại diện tổ Bảo vệ (Ông Nguyễn Hoàng Thông): phụ trách công tác bảo vệ.
- Đại diện tổ Phục vụ (Bà Lê Thị Thu Hà): phụ trách công tác phục vụ.
 GVHD
 GVHD môn Văn:
13


- Lê Thị Cẩm Tú
- Nguyễn Thị Diên

- Nguyễn Hữu Phúc
- Nguyễn Thanh Phong
- Đỗ Thị Ngân Trâm
- Trần Thị Nhung
- Trần Thị Ngọc Hà
- Lưu Thị Thùy My
- Trần Thị Thanh
 GVHD môn Sử
- Lê Hoa Thùy Trinh
- Nguyễn Thế Anh
 GVHD chủ nhiệm
- Nguyễn Thị Bích Tuyết
- Lê Vương Chinh
- Nguyễn Thị Hồng Ngọc
- Nguyễn Thị Diệu
- Lê Thị Ngọc Hoa
- Nguyễn Thị Hòe
- Đoàn Kim Tuyến
c. Về cơ sở vật chất:
Khu hiệu bộ và phòng chức năng: 23 phòng (VPBGH: 3, P.CĐoàn: 1, GT: 1,
Phòng GV: 2, Y tế:1, VP Đoàn: 1, VP tài vụ: 1, phòng TV: 1, phòngTB: 1, phòngVi
tính: 3, phòng văn thư:1, phòng G.vụ: 1. Hội trường 1, 3 phòng thí nghiệm thực
hành- Lí-Hóa-Sinh, 1 KTX, 1 nhà đa năng) và 36 phòng học.
d. Cụ thể số liệu sơ kết học kỳ I năm học 2017 – 2018
14


- Số lượng học sinh đạt vòng Tỉnh các môn văn hóa 2017 - 2018: 07 HSG
Tỉnh (gồm 01 giải 3 môn Sử, 01 giải Khuyến khích môn Toán, 03 giải Khuyến
khích môn GDCD, 01 giải Khuyến khích môn Tin, 01 giải Khuyến khích môn Lý).

- Số lượng học sinh đạt giải KHKT và Văn nghệ:
+ 01 giải ba Hội thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
- Kết quả học lực HKI:
Xếp loại

Tổng
CẤP

LỚP

số

Giỏi
Số
%
HS

nữ

HS
THPT

Khá
Số

Trung bình
Số
%
HS


%

HS

Yếu
Số
HS

Kém
Số
%
HS

%

10

486

290

31

6,38

216

44,44

195


40,12

44

9,05

0

0

11

452

262

28

6,19

227

50,22

188

41,59

8


1,77

1

0,22

12

415
1353

257
819

34

8,19
6,87

222
665

53,49
49,15

152
535

36,63

39,54

5

1,20
4,21

CỘNG

93

57

0
1

0
0,07

So với năm học 2016 - 2017: HS giỏi tăng 0,8%, Khá tăng 2,5%, hs trung bình
giảm 2,2%, hs yếu giảm 0.1%, HS kém tăng 0.07 %.

- Về Hạnh kiểm:
CẤP

THPT

Lớp

Tổng

số HS

Tốt
nữ

Số
HS

Khá
%

Số
HS

%

Trung bình
Số
%
HS

Yếu
Số

%

HS

10


486

290

436

89,71

49

10,08

0

0,00

1

0,21

11

452

262

419

92,70


33

7,30

0

0,00

0

0,00

12

415
1325

257
819

370
1225

89,16
90,54

40

9,64
9,02


3

0,72
0,22

1

0,24
0,15

Cộng

122

3

2

So với năm học 2016 - 2017: HS tốt giảm 4,4%, Khá tăng 3,9%, học sinh
trung bình tăng 0,22%, hs yếu tăng 0.15 %.
- Có 34 GV dự thi GVG cấp trường: T (2), Tin (4), L (4), H (5), Si (3), A (3),
V (5), SĐGDCD (4), TD-QP (3), đạt 29/34 GVG cấp cơ sở.
15


- Thanh tra toàn diện về chuyên môn: HKI 14/26GV, đạt 13T, 1K. Kiểm tra
nội bộ về công tác hoạt động tổ chuyên môn: 2 tổ (Văn phòng và tổ Sử - Địa - CD);
kiểm tra các bộ phận (phòng Thiết bị, thực hành Lý – Hóa - Sinh).
1.3.


Bài học kinh nghiệm rút ra

Qua việc tìm hiểu, xâm nhập thực tiễn giáo dục tại trường THPT Võ Minh
Đức mặc dù chưa đầy đủ các mặt nhưng phần nào em cũng rút ra cho mình nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu có ích từ hình thức tổ chức đến quản lý các hoạt động
của trường, của lớp và hiểu được rằng muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả cao cần
phải:
- Có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có
phẩm đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng.
- Có sự lãnh đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường.
- Có sự quan tâm và đầu tư đúng mức của chính quyền các cấp, đặc biệt là về
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Có sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh về việc học tập của con em
mình.
- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để cùng
nhau giáo dục học sinh.
- Mọi cán bộ giáo viên, công nhân viên, Đảng viên phải là tấm gương tốt để
học sinh noi theo.
- Quá trình giáo dục hiện nay có những đổi mới từ nội dung đến phương pháp
giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng trường học thân thiện với học sinh,
lựa chọn cách dạy phù hợp với cách học, phù hợp với nhu cầu phát triển tri thức
của học sinh với thực tế của đất nước ta trong giai đoạn hội nhập và đang từng
bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

16


- Yêu cầu đối với một giáo viên nói chung ngày càng được nâng cao, từng
bước hoàn thiện dần dần nhân cách của một người giáo viên hiện đại. Do đó, mà

em cần phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh
đó, còn phải rèn luyện đạo đức nhân cách để xứng đáng với một nhà giáo trong
tương lai.
- Bên cạnh đó, trong công tác chủ nhiệm, gần gũi học sinh bao nhiêu thì sẽ
thấu hiểu được nỗi lòng của học sinh bấy nhiêu. Và trong giảng dạy cũng vậy, tùy
vào trường hợp cụ thể chứ không đơn thuần tuân theo giáo án một cách cứng nhắc.
Để đạt được những điều trên thì bản thân em phải chịu khó học hỏi, trau dồi thêm
những kinh nghiệm cho bản thân

2. Thực tập dạy học:
2.1. Tinh thần, thái độ, ý thức đối với hoạt động dạy học.
Tinh thần: Ngày nay công nghệ thông tin phát triển trong từng phút, từng giây,
đa số các em học sinh đều có điều kiện tiếp cận nên để trở thành một giáo viên
trong tương lai chúng em phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng
cao trình độ ngoại ngữ và tin học, đặc biệt là phương pháp dạy học để làm hành
trang vững bước cho việc giảng dạy sau này. Đặc biệt, trong quá trình thực tập tại
trường, em luôn giữ tinh thần hăng hái, nhiệt tình, có trách nhiệm, có sự đầu tư tìm
hiểu kiến thức, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm.
Thái độ: Nhận thức được điều đó, em luôn đặt lên hàng đầu thái độ tích cực, tự
giác như: soạn giáo án tiết dạy một cách kĩ càng, nộp giáo án đúng thời hạn giáo
viên hướng dẫn yêu cầu và lắng nghe lời hướng dẫn của giáo viên để chỉnh sửa,
hoàn thiện giáo án và tập giảng kĩ càng trước khi giảng dạy; khi dạy chú ý tác
phong của người giáo viên khi đứng lớp, giải quyết những tình huống sư phạm xảy
ra trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm; tham khảo ý kiến của giáo
viên hướng dẫn những lúc em chưa hiểu để hoàn thiện kĩ năng dần dần. Đồng thời
17


luôn nghiêm túc trong việc thực hiện những yêu cầu và quy định trong quá trình
dạy học.

Ý thức: Em có ý thức thừa nhận những hạn chế của bản thân để rút kinh
nghiệm và biết cách phát huy những mặt mạnh của mình và khắc phục những điểm
chưa tốt trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra em còn có ý thức chấp hành tốt các quy
định của nhà trường đối với người giáo viên, giữ gìn cơ sở vật chất của trường,
không vi phạm đạo đức nhà giáo.
* Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:
Trong thời gian thực tập, em được giao một số nhiệm vụ trong công tác giảng dạy,
cụ thể là:
+ Dự giờ các tiết do giáo viên hướng dẫn giảng dạy và thành viên trong nhóm
giảng dạy.
+ Soạn 8 giáo án chuyên ngành Ngữ Văn.
+ Dạy 8 tiết chuyên môn.
+ Chuẩn bị dụng cụ cho các tiết dạy như: bài giảng điện tử, …
*Dự giờ giảng mẫu của giáo viên:
Em đã cố gắng lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu của hai cô hướng dẫn là
cô Lưu Thị Hà My và cô Trần Thị Ngọc Hà trong các tiết dạy mẫu. Trong quá trình
dự giờ em đã ghi chép đầy đủ bài giảng của cô, chú ý cách cô lên lớp, tác phong,
hành động, thái độ... Từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu làm hành
trang sau này.
2.2.

Những công việc đã làm và kết quả cụ thể (dự giờ, soạn giáo án, làm
đồ dùng dạy học, lên lớp)

*Những công việc đã làm:
- Dự giờ: đúng lớp, đúng thời gian, đúng tiết học, ghi nhận đầy đủ các phiếu dự
giờ. Cụ thể:

18



+ Dự 2 tiết giảng mẫu của hai cô hướng dẫn là cô Lưu Thị Thùy My và Trần
Thị Ngọc Hà
+ Dự 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm mẫu cô hướng dẫn Nguyễn Thị Diệu
+ Dự 24 tiết giảng của các bạn giáo sinh trong nhóm là Lưu Thị Thanh Thủy,
Lý Diệu Tuyền, Phạm Thị Trung Trinh (mỗi bạn dạy 8 tiết)
+ Dự 3 tiết sinh hoạt chủ nhiệm của các bạn giáo sinh trong nhóm là Lưu Thị
Thanh Thủy, Lý Diệu Tuyền, Phạm Thị Trung Trinh (mỗi bạn 1 tiết)
- Soạn giáo án: được sự chỉ dẫn tận của giáo viên hướng dẫn đã giúp em soạn
giáo án đúng chuẩn, nộp giáo án đúng thời gian quy định, biết cách soạn giáo án
của một bài dạy và nắm vững giáo án khi lên lớp. Cụ thể: 1 giáo án Toán, 1 giáo án
Vật Lý, 1 giáo án sinh hoạt Đội.
- Làm đồ dùng dạy học: chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ cho tiết dạy
- Lên lớp: đúng thời gian, trang phục đúng quy định thể hiện tác phong sư
phạm của người giáo viên. Đã hoàn thành các tiết dạy
- Dạy học: chuẩn bị giáo án, lên lớp đúng thời gian, đúng tiết học, in sẵn giáo
án và phiếu đánh giá cho giáo viên dự
Cụ thể: Dạy 8 tiết
+ Lớp 11.3: 2 tiết
+ Lớp 11.4: 6 tiết
*Kết quả cụ thể:
Trong nội dung nhiệm vụ thực tập dạy học, soạn giáo án có vị trí rất quan
trọng được xem là hạt nhân của hoạt động chuyên môn. Bởi lẽ, quá trình soạn giáo
án đòi hỏi phải thể hiện đủ yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức, hình thức kiểm tra, dự kiến thời gian của một tiết dạy nên
em đã đầu tư điều chỉnh, bổ sung, viết lại nhiều lần với sự hướng dẫn, góp ý của
thầy.
Hiểu được thi giảng là nhiệm vụ trọng yếu trong thời gian thực tập nên em đã
có sự đầu tư công sức, thời gian, trí tuệ, vận dụng những điểu học được để lập ra kế
19



hoạch tập giảng phù hợp với lịch tập giảng nhằm đạt kết quả như mong đợi. Sau
tiết thi giảng, thầy đã nhận xét, đánh giá để em rút kinh nghiệm.
2.3.

Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các quy
định của trường Trung học phổ thông

Trong hoạt động của nhà trường có những quy định về hồ sơ, sổ sách như sổ
chủ nhiệm, sổ dự giờ,…, soạn giáo án trước khi lên lớp, các quy định về thời gian,
đồng phục em cũng được tìm hiểu và thực hiện đầy đủ. Những quy định trên nhằm
giúp giáo viên hình thành nhân cách về tính chính xác, tuân thủ các quy định của
trường đề ra, sinh hoạt trong trường một cách có nề nếp nhằm tạo nên một hội đồng
sư phạm thống nhất về mọi mặt. Những nguyên tắc và phương pháp dạy học rất
phong phú và đa dạng, không có phương pháp hoặc nguyên tắc dạy học chung nhất
cho tất cả các bài dạy thuộc chuyên ngành Ngữ Văn vì trong chương trình Ngữ Văn
có 3 phân môn và mỗi phân môn có những nguyên tắc và phương pháp giảng dạy
khác nhau. Do đó, bản thân trong quá trình thực tập giảng dạy ở trường đã rút ra
một số nguyên tắc và phương pháp giảng dạy như sau:
- Trước hết là nguyên tắc nộp giáo án cho giáo viên hướng dẫn duyệt qua
trước khi lên lớp.
- Nguyên tắc sử dụng phấn, đồ dùng dạy học trực quan.
- Phương pháp đặt ra hệ thống câu hỏi liên hệ thực tế, từ đó khơi dậy, tính
tò mò, tính sáng tạo của các em.
- Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, trò chủ động, thầy hướng dẫn,
phương pháp trực quan là hữu hiệu nhất, đàm thoại gợi mở sẽ giúp học sinh nhớ
lâu hơn, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, dùng nhiều thời gian cho bước
dặn dò để học sinh có thể chuẩn bị bài chu đáo trước khi vào lớp, điều đó làm
góp phần giúp các em bước đầu biết được một số kiến thức cho vấn đề sắp học.

20


- Cần mở rộng cũng như liên hệ thực tế giúp học sinh có thể giải thích
được một số hiện tượng tự nhiên xung quanh các em và các em có thể áp dụng
những kiến thức vừa học xong vào trong thực tiễn.
* Bài học kinh nghiệm được rút ra qua các hoạt động dạy học.
Qua thực tế dự giờ, giảng dạy, tham gia các buổi rút kinh nghiệm em nhận thấy
rằng để dạy học đạt kết quả cao người giáo viên THPT cần phải:
- Dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phải tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhiều để tự tiếp thu tri thức dưới
sự tổ chức của giáo viên.
- Biết được trình độ của học sinh để đưa ra phương pháp dạy phù hợp.
- Đặt câu hỏi phải vừa sức học sinh, rõ ràng, đảm bảo mọi học sinh đều
nghe thấy bên cạnh đó cần có những câu hỏi mở rộng, sáng tạo nâng cao kiến
thức cho học sinh.
- Cần chuẩn bị tốt về mặt đồ dùng dạy học theo từng môn học cụ thể.
- Đồ dùng dạy học phải chuẩn (đảm bảo tính khoa học, chính xác), kích
thước phù hợp, thẩm mĩ.
- Giáo viên cần rèn luyện để có những kỹ năng sư phạm tốt (chẳng hạn
cách đọc diễn cảm để đọc diễn cảm mẫu cho học sinh được tốt hơn, cần chú ý
nhiều đến trình bày bảng đẹp, khoa học, có phong cách sư phạm).
- Đọc to, nói to (nhất là khi nêu các yêu cầu, câu hỏi) phát âm đúng. Dùng
những từ ngữ dễ hiểu, cô đọng, có nhấn mạnh ở những phần trọng tâm của kiến
thức hay kỹ năng.
- Phải bao quát lớp tạo điều kiện, cho mọi học sinh đều tích cực học tập.
- Phân phối thời gian hợp lí cho từng hoạt động trong 1 tiết dạy.
- Khi cho học sinh thảo luận nhóm phải phân nhóm cho cụ thể và giao
nhiệm vụ thảo luận cho rõ ràng, phù hợp và phải đảm bảo mọi học sinh đều tham
gia thảo luận, cần tạo điều kiện cho học sinh yếu, chưa mạnh dạn lên trình bày.

21


- Nên vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để
thu hút học sinh tích cực học tập.
2.4.

Bài học kinh nghiệm được rút ra qua hoạt động dạy học.

Qua quá trình dự giờ, giảng dạy theo lịch trình trong đợt thực tập này em đã rút ra
một số bài học kinh nghiệm như:
_ Phải tập giảng nhiều hơn để rèn luyện sự tự tin và khả năng làm chủ tình
huống trong lúc lên lớp.
_ Dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phải tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhiều để tự tiếp thu tri thức dưới
sự tổ chức của giáo viên.
_ Biết được trình độ của học sinh để đưa ra phương pháp dạy phù hợp.
_ Đặt câu hỏi phải vừa sức học sinh, rõ ràng, đảm bảo mọi học sinh đều nghe
thấy bên cạnh đó cần có những câu hỏi mở rộng, sáng tạo nâng cao kiến thức
cho học sinh.
_ Cần chuẩn bị tốt về mặt đồ dùng dạy học theo từng môn học cụ thể.
_ Đồ dùng dạy học phải chuẩn (đảm bảo tính khoa học, chính xác), kích thước
phù hợp, thẩm mĩ.
_ Giáo viên cần rèn luyện để có những kỹ năng sư phạm tốt (chẳng hạn cách
đọc diễn cảm để đọc diễn cảm mẫu cho học sinh được tốt hơn, cần chú ý nhiều
đến trình bày bảng đẹp, khoa học, có phong cách sư phạm).
_ Đọc to, nói to (nhất là khi nêu các yêu cầu, câu hỏi) phát âm đúng. Dùng
những từ ngữ dễ hiểu, cô đọng, có nhấn mạnh ở những phần trọng tâm của kiến
thức hay kỹ năng.
_ Phải bao quát lớp tạo điều kiện, cho mọi học sinh đều tích cực học tập.

_ Phân phối thời gian hợp lí cho từng hoạt động trong 1 tiết dạy.

22


_ Khi cho học sinh thảo luận nhóm phải phân nhóm cho cụ thể và giao nhiệm vụ
thảo luận cho rõ ràng, phù hợp và phải đảm bảo mọi học sinh đều tham gia thảo
luận, cần tạo điều kiện cho học sinh yếu, chưa mạnh dạn lên trình bày.
_ Phải tập giảng nhiều hơn để rèn luyện sự tự tin và khả năng làm chủ tình
huống trong lúc lên lớp.
_ Quan tâm theo dõi tình hình học tập, khả năng nhận thức của học sinh để từ đó
tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, sử dụng và khai thác triệt để
các phương tiện hiện có của trường trong quá trình giảng dạy.
3. Thực tập chủ nhiệm
3.1.

Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, công tác chủ
nhiệm nói riêng.

_ Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT luôn chiếm một vị
trí rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
_ Người giáo viên không phải truyền đạt cho học sinh những tri thức, mà phải
giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài dạy hay hoạt động ngoại khoá. Mỗi
thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, do đó là một giáo viên trong
tương lai chúng em cần phải ra sức trao dồi chuyên môn, đạo đức để làm hành
trang vững bước cho mai sau.
_ Chủ nhiệm là công tác khó khăn, thử thách của một giáo viên nhưng nó cũng
mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho các thầy cô khi thấy sự tiến bộ từng ngày
của từng học sinh thân yêu.
_ Thực tập công tác chủ nhiệm càng khó khăn hơn khi trong thời gian ngắn phải

tìm hiểu chi tiết rất nhiều học sinh, tuy nhiên với ý thức tự giác, tinh thần học hỏi,
bản thân đã tích cực, hăng hái xử lý những công việc có liên quan đến lớp, có mặt
đúng giờ, theo dõi, quan tâm đến học sinh, gia đình, học tập cũng như bạn bè của
các em để kịp thời xử lí và khắc phục các tình trạng tiêu cực xảy ra, nhắc nhở các
23


em về đồng phục, vệ sinh lớp, sân trường, bảo vệ của công,… phải hòa đồng với
bạn bè, tôn trọng thầy cô giáo.
_ Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc rất cần thiết đối với mỗi giáo viên chủ
nhiệm vì giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, tiếp xúc và chịu trách nhiệm
chung cho các thành viên trong lớp, thường xuyên uốn nắn khi các em vi phạm. Vì
thế, là giáo viên tương lai em cần phải có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng,
có phương pháp giáo dục các em một cách hợp lý.
_ Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm, em rút ra được nhiều kinh
nghiệm quý báu cho bản thân. Khi làm công tác chủ nhiệm người giáo viên phải
luôn gần gũi học sinh, phải hiểu rõ đặc điểm của từng học sinh từ đó lựa chọn
phương pháp giáo dục cho phù hợp. Đối với những học sinh có năng khiếu cần
quan tâm tạo điều kiện cho các em có cơ hội học tập nhiều hơn và thể hiện năng lực
của mình. Đặc biệt đối với học sinh cá biệt cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, tìm
hiểu xem các em có điều gì khó khăn, vướng mắc, các em đang nghĩ gì, cần gì để
có thể đề ra biện pháp giáo dục phù hợp hơn. Để làm được điều này thì bản thân em
phải không ngừng chịu khó học hỏi để trau dồi thêm những kinh nghiệm cho bản
thân.
_ Luôn có ý thức, tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao đối với công tác chủ
nhiệm: có mặt đúng giờ, theo dõi, quan tâm đến học sinh gia đình, học tập cũng
như bạn bè của các em để kịp thời xử lý và khắc phục các tình trạng tiêu cực xảy
ra, cần phải nhớ tên các em để tiện trong việc theo dõi và quản lý.
_ Hoàn thành công việc mà giáo viên hướng dẫn giao cho.
_ Tiếp xúc, gần gũi, nhiệt tình với học sinh.

_ Là một sinh viên ngồi trên giảng đường, với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi đôi khi
không thể tránh được những sai sót, bản thân em cho rằng với tinh thần ham học
hỏi và những kinh nghiệm rút ra được trong đợt kiến tập này, em sẽ hoàn tất được
nhiệm vụ dạy học của bản thân mình sau này khi ra trường vì thế hệ trẻ tương lai,
“vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
24


Các nhiệm vụ:
• Hàng ngày em đều xuống lớp để đôn đốc việc trực vệ sinh của các em và để
quản lí, tìm hiểu tình hình lớp.
• Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, cách cư xử với bạn bè.
• Theo dõi các em trong các hoạt động vui chơi, thể dục.
• Đảm bảo các em học tập tốt, thực hiện tốt chuyên cần, đạo đức, tác phong.
• Đặc biệt quan tâm đến các học sinh yếu kém, cá biệt.
• Thường xuyên ngồi nói chuyện với các em học sinh lớp chủ nhiệm để lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng, lắng nghe những thắc mắc của các em về các vấn
đề chưa rõ để biết học sinh của mình đang muốn gì. Từ đó em sẽ đề ra
phương hướng chủ nhiệm cho phù hợp.
Chủ nhiệm lớp tốt là biết kết hợp giáo dục, giáo dưỡng học sinh trong mối
quan hệ cộng đồng: Gia đình – nhà trường – xã hội. Với nhận thức nêu trên bản
thân em luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn: Cô
Nguyễn Thị Diệu cũng như ý kiến của giáo viên trong trường thực tập, bản thân em
luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp và các công tác khác
trong việc quản lý nhóm lớp.
Bản thân em đã lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cụ thể như sau:
THỜI
GIAN
Tuần 1


NỘI DUNG

BIỆN PHÁP

- Chào cờ đầu tuần.

(22/01/2018 - Gặp mặt giáo viên chủ nhiệm - Kiểm tra sổ đầu bài.


lớp để tìm hiểu sơ qua về tình - Nhắc nhở các em ôn bài, cố

28/01/2018 hình lớp.
)

gắng tham gia các phong trào.

- GVCN lớp giới thiệu giáo - Động viện tinh thần các em.
sinh thực tập làm quen với

Tuần 2

lớp.
- Tổng kết tuần qua (đánh giá,
25


×