Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

đề cương ôn tập môi trường và con người UTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.89 KB, 21 trang )

Câu 1: Phân tích các chức năng cơ bản của
môi trường ? Cho ví dụ ?
Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, ảnh đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Các chức năng cơ bản của môi trường:
_ Môi trường là không gian sống của con người và toàn
thể sinh vật :
+ Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người đều cần một
không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống
như: nhà ở, nơi sinh hoạt, sản xuất , khu vui chơi , giải
trí,........
+ Cung cấp mặt bằng trong xây dựng, giao thông vận
tải, y tế, giáo dục, du lịch,...
_ Là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho đời
sống và hoạt động sản xuất của con người:
+ Rừng: cung cấp nước, bảo toàn độ phì nhiêu và đa
dạng sinh học của đất, cung cấp gỗ, dược liệu, cải thiện
điều kiện sinh thái........
+ Động vật, thực vật: lương thực, thực phẩm, các nguồn
gen quý hiếm.
+ Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt
trời;duy trì các hoạt động trao đổi chất.
+Các quặng kim loại: cung cấp nguyên liệu cho hoạt
động sản suất.


_ Là nơi chứa đựng các chất phế thải trong quá trình
sống, lao động, sản xuất:
+ Dưới tác động sinh vật và yếu tố môi trường thì chất
thải, nước thải được phân hủy từ chất phức tạp thành


chất đơn giản, tham gia quá trình sinh địa hóa.
_ Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
+ Các thành phần trong môi trường có vai trò trong việc
bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi
những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí
quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực
tím từ năng lượng mặt trời, hạn chế lũ lụt, chống bão cát,
….
_Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin trên Trái Đất.
+ Mọi hoạt động kể từ khi con người xuất hiện, trải qua
các thời kỳ tiến hóa từ ngàn xưa, các nền văn minh được
ghi rõ bằng những chứng vật cụ thể . Có được điều này
chính là nhờ cuốn sách khổng lồ của môi trường.
VD: từ các bộ xương hóa thạch của loài vượn người , đã
tìm ra quá trình tiến hóa loài người.
+ Nhờ vào môi trường chúng ta có thể lưu trữ các nguồn
gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và
nhân tạo , các cảnh quan có giá trị thầm mĩ cao.
VD: Nguồn gen của:


▪ động vật :bò tót, hổ, hươu vàng, .....
▪ thực vật : nấm, sen , tre...
Các cảnh quan đẹp: biển Hạ Long, rừng tràm,...
+ Cung cấp các chỉ thị không gian, tạm thời mang tính
chất báo động sớm của các hiểm họa đối với con người
và sinh vật trên trái đất.
VD: các phản ứng sinh lí trước khi xảy ra hiện tượng thiên
nhiên (bão, động đất,...) như: xuất hiện các luồng ánh

sáng lạ trên bầu trời trước khi xảy ra động đất.
 Vì vậy chức năng này luôn đươc đánh giá cao.

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa con người
với phát triển kinh tế xã hội? Môi trường và
phát triển bền vững?
Môi trường và phát triển KTXH
1)Khái niệm về môi trường
_ Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, ảnh đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
2)Khái niệm về phát tiển KTXH
_ Là quá trình nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần
của con người thông qua việc sản xuất ra của cải vật
chất; cải thiện mối quan hệ xã hội , nâng cao chất lượng
văn hóa , tinh thần.


_ Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân, mỗi quốc
gia và cả loài người trong quá trình sống ; tất cả sự phát
triển đều ảnh hưởng đến môi trường.
3) Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển KTXH.
- Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau: môi trường là địa bàn , là đối tượng cho phát
triển ; còn phát triển là nguyên nhân tạo nên biến đổi về
môi trường.
- Trong hệ thống kinh tế xã hội , hàng hóa được di
chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng cùng
với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản
phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái

tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ
thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực
giao nhau của 2 hệ thống trên là môi trường nhân tạo.
- Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường ở
khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra
kinh phí cần thiết cho cải tạo; nhưng có thể gây ô nhiễm
môi trường tự nhiên và nhân tạo
+ Tích cực :
▪ Biết ứng dụng khoa học kĩ thuật để bảo vệ môi trường
▪ Xử lí ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất.....
+ Tiêu cực :
▪ Ô nhiễm kk: CO2 gây hiệu ứng nhà kính; CFCs gây
thủng tầng ôzon


▪ Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp chứa các
ion Cl-, Na+, K+,... và chất vô cơ có độc tính cao Hg, Pb,...
▪ Ô nhiễm đất: do thuốc trừ sâu , thuốc diệt cỏ ,....
▪ Ô nhiễm sinh quyển: nhiều động vật và thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng,...
- Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển dẫn đến sự
xuất hiện các quan điểm khác nhau về phát triển:
+ Kìm hãm phát triển KTXH , giữ nguyên hiện trạng
môi trường
-> quan điểm này đi ngược với quy luật ko
đáp áp nhu cầu con người ngày càng cao.
+ Thúc đẩy phát triển KTXH , bất chấp ô nhiễm môi
trường -> quan điểm ko bền vững
+ Thúc đẩy phát triển KTXH, đi đôi với bảo vệ môi
trường


Câu 5: Ô nhiễm KK, đất , nước.
Ô Nhiễm nước
_nguồn gốc:
+tự nhiên: mưa, tuyết tan, lũ lụt, xác động thực vật,...
+con người thải ra các chất độc hại vào môi trường
nước ở dạng rắn lỏng khí.
+Chất thải từ các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,
giao thông , y tế , sinh hoạt,..... thải vào trong môi trường
nước.


_tác nhân:
+vật lí:chất thải rắn ko tan, chất thải có chứa các chất
có màu, làm tăng độ đục của nước.
Giảm oxi hoàn tan, tăng hàm lượng chất độc, mùi hôi làm
ô nhiễm nước trầm trọng hơn.
+ hóa học: gây nên do chất hữu cơ, vô cơ.
VD: Pb, Hg, hợp chất hidro-cacbon trong chất thải.
+ sinh học: do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp
chứa các ion Cl-, Na+, K+,... và chất vô cơ có độc tính
cao Hg, Pb,...
_hậu quả:
+ Hủy diệt các sinh vật sống trong nước.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe
con
người.
+ Gây thủy triều đỏ.
+ Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
+ Ô nhiễm, cạn kiệt mạch nước ngầm.

_giải pháp:
+Thúc đẩy người dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng
để giữ sạch nguồn nước bằng cách không được vứt rác
bừa bãi, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, ...
+ Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt, nước
thải công nghiệp, y tế, ….
+ Trồng rừng, bảo vệ thảm thực vật để giảm xói mòn,
điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt, ….


+ Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
+ Hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa như cốc nhựa, hộp
nhựa,……
+ Ban hành quy định về quản lí và sử dụng nguồn nước ;
ngăn chặn các hành vi ô nhiễm nước.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần
không khí chủ yếu do khói , bụi ,hơi, khí lạ , được đưa vào
KK , có sự tỏa mùi , làm giảm tầm nhìn xa, gây biển đổi
khí hậu, gây bệnh cho người , gây hại cho đvật và cây
lương thực.
_nguyên nhân gây ô nhiễm:
+ nguồn tự nhiên: núi lửa, cháy rừng, bão bụi ,...
+ nguồn nhân tạo: rất đa dạng chủ yếu do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiêu liệu hóa thạch, hoạt động
các phương tiện giao thông,...
_tác nhân gây ô nhiễm :
+công nghiệp: đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ( than, dầu
khí,...) tạo ra các chất khí độc hại (bụi, SOx, NOx, CO 2,
H2S,.....)
+sinh hoạt: do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu.

+giao thông vận tải: 70% CO 2 thải vào trong khí quyển,
còn đóng góp tiếng ồn , gián tiếp ảnh hưởng nhiệt độ.
+y tế, giáo dục: lượng khí quang hóa của hidrocacbon
và dẫn xuất của nó, chất tổng hợp , halogen, phóng xạ.


_hậu quả:
+ KK ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đời sống con người
như làm gia tăng các bệnh qua hô hấp, tiêu hóa, tim
mạch, hệ thần kinh,...
+ ô nhiễm không khí đưa TĐ đến những thảm họa: hiệu
ứng nhà kính làm nhiệt độ TĐ nóng lên,....
+ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch tăng làm cho CO 2 trong
khí quyển tăng và 1 loạt chất khí gây hiệu ứng nhà kính
cũng tăng -> nhiệt độ trái đất tăng
Các chất hiệu ứng nhà kính: CO2, CFC, metan, NO2, O3
CFCl3 + hr -> CFCl2 + ClCl- + O3 + hr -> ClO˙ + O2
ClO˙ + O3 + hr -> Cl2 + O2
+ nhiệt độ tăng, khí hậu TĐ biến đổi, đới khí hậu có xu
hướng biến đổi -> toàn bộ điều kiện sống của con người
và sinh vật bị xáo trộn, sản xuất nông nghiệp , công
nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng
+ trái đất nóng lên -> đời sống con người sinh vật thay
đổi , đặc biệt một số loài sinh vật mất đi hoặc suy giảm.
+ nhiều bệnh mới xuất hiện , sức khỏe con người ảnh
hưởng nghiêm trọng.
+ một loạt các chất khí CO 2, SO2 trong bầu kk qua ra
mưa axit ảnh hưởng công trình xây dựng , sinh trưởng và
phát triển của cây cối, động vật.



_giải pháp:
+ Sáng tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ
hiện đại, ít ô nhiễm
+ Thay thế nhiên liệu hóa thạch ( đốt cháy từ than
đá,....) bằng việc sử dụng năng lượng sạch (điện, ....)
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn
+ Khuyến cao người dân giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ
môi trường tránh ô nhiễm không khí.
+ Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học.
+ Tăng cường sử dụng phương tiện công cộng.

Ô NHIỄM ĐẤT
_nguồn gốc:
+tự nhiên: mưa ax, lũ lụt , hạn hán,....
+nhân tạo: các hành động con người
Hiện tượng ô nhiễm đất ko có khả năng tốn khứ chất ô
nhiễm ra khỏi chúng như ô nhiễm nước , kk.
_tác nhân:
+ do vi sinh vật :có trong phân hữu cơ gây bệnh truyền
nhiễm cho con người, đvật.(vd: giun sán.....)
+ hóa học:
° Công nghiệp: tạo ra kim loại nặng Pb, Hg,... ; chất tẩy
rửa, chất tạo bọt, chất phóng xạ, rác thải điện tử,....
° Nông nghiệp: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa
làm chay đất, khô cằn , kém mặn,...( đioxin, thuốc diệt
cỏ,....)
+ Y tế: chất tẩy rữa, .....
+ Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con
người như phân, rác, đồ ăn, túi nilon sử dụng, nước thải…



_hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đvật.
+ đất bạc màu , thiếu đất sd và sản xuất.
+tác động hệ sinh vật, thảm thực vật , phá vỡ hệ cân bằng
sinh thái.
_giải pháp:

+ Giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu
( nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học ,
thiên địch)
+ Phục hồi rừng bằng cách trồng thêm nhiều cây xanh,
thực hiện các biện pháp chống cháy rừng…

+ Xử lý chất thải rắn trước khi thải ra môi trường.
+ áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn như: kết
hợp trồng trọt và chăn nuôi một cách hợp lý…....
+Nâng cao ý thức người dân, tuyên truyền và phổ biến cho
người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất .
Câu 6: Vai trò của biển, rừng , năng lượng tái
tạo đến phát triển bền vững? Vì sao rừng là lá
phổi xanh thứ nhất , biển là phổi xanh thứ 2 ?
Rừng là một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong
đó, thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng.
_Vai trò của rừng :


+ Rừng là lá phổi xanh của TĐ vì rừng hấp thụ CO 2, tạo

ra O2 duy trì sự sống
Vd: 1 hecta cây tán lá rộng :
+ hấp thụ 1 tấn CO2
+ thải ra 730kg O 2
1 năm : rừng thải ra gần 1 tấn O 2/1hecta , rừng thông 30
tấn O2.
Quá trình quang hợp:
6CO2 +12H2O -> C6H12O6 + 6H2O
+ Điều hòa khí hậu, cân bằng nhiêt độ;
+ Điều hòa dòng chảy , sông ngòi dưới lòng đất do nước
mưa được giữ lại bởi lớp mùn nên lượng dòng chảy sẽ
giảm đi chống xói mòn, lũ lụt .
+ Rừng là máy lọc kk do tán lá cản và giữ lại bụi; 1 số
loài thực vật tiết ra chất kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi
khuẩn trong kk.
+ Rừng có vai trò cân bằng hệ sinh thái bởi rừng cung
cấp và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm, còn là nơi sinh
sống nhiều loài động thực vật.
+ Cung cấp nguồn tài nguyên: dược liệu, lương thực,
thực phẩm,...
+ Rừng còn cải tạo , bảo vệ đất, chống xói mòn , bạc
màu,..
+ Rừng có tiềm năng du lịch, cung cấp nhiều cảnh đẹp ,
đ vật hoang dã thu hút tò mò của con người.


+Từ vai trò của rừng , người ta đưa ra tiêu chí đánh giá
chất lượng môi trường dựa vào tỉ lệ rừng có độ che phủ
mỗi quốc gia.
_Vai trò của biển:

+ Cung cấp lương thực , thực phẩm;
+ Cung cấp khoáng sản, thủy hải sản;
+ Cung cấp mặt bằng, ko gian cho con người phát triển
du lịch;
+ Điều hòa khí hậu ( nơi điều hòa lượng CO2 trong kk) :
CO2 + H2O H2CO3

hệ đệm ax

CO2 + H2O C6H12O6 + O2
+ Cung cấp năng lượng
+ Biển và Đại dương chiếm 70% S bề mặt TĐ , vì vậy đóng
vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, duy trì
các loài động thực vật, là lá đệm cuối cùng chống lại
thảm họa sinh thái, đồng thời là nơi chứa đựng rác thải.
_Năng lượng là 1 dạng tài nguyên của vật chất , xuất phát
từ năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất.
+ NL mặt trời: tia bức xạ, năng lượng sinh học , năng
lượng chuyển động khì quyển, thủy quyển.
+ NL trong lòng đất: hóa thạch, nguồn phóng xạ ,....
_Các dạng NL trong lòng đất:


+ Than đá: là nguồn năng lượng chủ yếu của con
người; nguồn than đá dự trữ 2 ngàn tỉ tấn có thể đáp
ứng nhu cầu con người 200 năm nữa.
+ Dầu mỏ , khí đốt:có ở các nước khu vực Bắc Phi,
Trung Đông, vương quốc Ải rập thống nhất; lượng dự trữ
dầu mỏ, khí đốt đáp ứng nhu cầu con người gần 40 năm
nữa.

+ Thủy năng: là nguồn năng lượng sạch, hiện nay thế
giới mới khai thác 17% nguồn NL này.
+ Hạt nhân: là nguồn nl giải phóng trong quá trình
phân hủy hạt nhân, tổng hợp nhiệt hạch.
VD: nước sd nl hạt nhân: Nhật , TQ,...
Ngoài 4 nguồn nl chính , còn có các nguồn nl khác :
gió, bức xạ mặt trời,.. được xếp vào nguồn năng lượng
sạch có công suất nhỏ thích hợp với các khu vực ở xa
nguồn nl truyền thống. Địa nhiệt thích hợp với nơi có núi
lửa hoạt động , các vùng địa chất hoạt động rất mạnh.
Các nguồn nl sạch là nguồn nl mới có khả năng giảm
chi phí nl trong sản xuất.

Vì sao rừng là lá phổi xanh thứ nhất , biển là
phổi xanh thứ 2 ?

RỪNG

BIỂN


_Rừng là trụ cột cân bằng
_Biển là bộ phận cấu thành
sinh thái.
quan trọng của hệ thống duy
Rừng có thể duy trì sự cân
trì sự sống.
bằng giữa khí cacbonic và Biển không những tiếp thu khí
oxi trong không khí, còn có
CO2 trong không khí, tạo ra

thể thanh lọc những khí độc
khí oxi mà còn có thể làm
và khí có hại.
sạch và phân giải các chất có
hại, tạo nên môi trường sinh
sống tự nhiên cho loài người
và các sinh vật khác.

Con người và động vật đều cần khí oxi, chúng ta
có thể nhiều ngày không ăn không uống, nhưng
không thể ngừng thở một phút.


_Khi thực vật quang hợp,
_ Diệp lục tố và các thực vật
chúng hấp thụ khí CO2, nhả
sống phù du trên mặt biển
ra khí O2 . Dưới ánh nắng Mặt
dưới ánh nắng mặt trời,
Trời, tác dụng quang hợp gấp chúng sẽ phát sinh phản ứng
20 lần tác dụng hô hấp.
với nước và khí CO2 tạo thành
các chất hữu cơ và khí oxi.
VD: Thực vật trên Trái Đất
mỗi năm hấp thụ 400 tỉ tấn VD: Các thực vật biển hằng
khí cacbonic, nhả ra 200 tỉ năm vẫn sản sinh ra 36 tỉ tấn
tấn khí oxi.
khí oxi. 70% khí oxi trong
không khí được sản sinh từ
_ Rừng còn có tác dụng làm biển

sạch không khí rất lớn. . Thực
vật trong rừng có thể loại bỏ
các loại khí độc, như khí
sunfurơ, khí clo
VD: mỗi hecta cây liễu có thể
hấp thụ 3,9 kg khí clo


_ Rừng còn là “máy hút bụi
thiên nhiên”.
VD: một hecta rừng thông có
thể thanh lọc được 36 tấn khói
bụi.
Khi luồng gió mang bụi thổi qua
cánh rừng, vì lá rừng dày đặc
nên đã làm giảm thấp tốc độ
gió, phần lớn bụi trong gió đều
rơi xuống.
Sau trận mưa bụi thẩm thấu vào
đất, không khí trở nên trong
sạch. Lá cây sau khi được nước
mưa rửa sạch, lại khôi phục khả
năng giữ bụi, làm sạch không
khí.

_ Biển cũng là "máy làm
sạch" lớn nhất trên Trái
Đất.
Lọc sạch và phân giải rất
nhiều chất có hạirong

phạm vi khả năng của
nó, nó sẽ làm loãng,
phân giải các chất ô
nhiễm và cuối cùng xoá
bỏ chúng

Câu 8: anh (chị) và nghành anh (chị) có
tác động tới môi trường như thế nào?
Giải pháp , hành động, hạn chế, các tác động tiêu
cực.
Hiện nay, các nghành công nghiệp đang gây ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí,... ảnh hưởng trực tiếp
tới môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. Do đó,
nhiệm vụ tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
trong công nghiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh


những tác động tiêu cực nghành công nghiệp cũng có
những tác động tích cực đến môi trường.
_nghành cơ khí của em có những tác động tới môi trường
như:
+ tích cực: chế tạo máy xử lí rác thải,
+ tiêu cực: gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường như
1) Khí thải và bụi:
- Khí thải chủ yếu là khói hàn, CO 2, SO2, NO, ..... trong
quá trình hàn, dập kim loại; do thiết bị vận hành,
phương tiện đi lại.
- Bụi kim loại ( mạ sắt, gỉ sắt,....) trong quá trình cắt gọt
kim loại ; bụi sơn trong quá trình sơn sản phẩm.
2) Tiếng ồn :sinh ra do máy hàn , máy khoan, máy

tiện,......
3) Nước thải: ko sinh ra nhiều , chủ yếu là nước thải
sinh hoạt của thợ, công nhân.
4) Chất thải rắn:
- Từ quá trình sinh hoạt tại cơ sở: nilon, giấy, thức ăn
thừa.
- Từ quá trình sản xuất: sắt vụn, bao bì , hộp đã qua sử
dụng, dầu nhớt, thùng chứa hóa chất,......
_Giải pháp hành động :
+ Nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi
trường đối vs phát triển.


+ Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí
năng lượng, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế tiếng ồn và khói
bụi.
+ Xây dựng nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp xa
khu dân cư.
+ Giám sát chặt chẽ các thiết bị xử lí dầu mỡ, khí thải,
nước thải sinh hoạt của nhà máy, xưởng sản xuất.
+ Ưu tiên sử dụng nl sạch, ptiện công cộng
+ Xây dựng các công viên cây xanh, phủ xanh đồi
trọc……..

Câu 2: Hệ sinh thái ? Cân bằng hệ sinh thái ? tác
động của con người? ( éo biết đúng sai nhe)
_ Hệ sinh thái: là hệ thống nhất bao gồm quần xã sinh vật và các
yếu tố môi trường; giữa chúng có mối quan hệ tương tác vs
nhau thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng.
VD: một cánh rừng, một cái hồ,…….

Đặc trưng:
HST = quần xã sv + yếu tố môi trường + năng lượng mặt trời
+ vòng tuần hoàn trao đổi chất là vòng kín;
+ vòng tuần hoàn trao đổi năng lượng là vòng hở;
+ liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân hủy chất. NL từ môi
trường được sinh vật sản xuất tiếp nhận sv tiêu thụ bậc cao hơn,
nl được phát tán và thu hẹp, các ng tố hóa học tham gia vào quá
trình tuần hoàn. Sau 1 chu trình tuần hoàn sẽ trở lại vị trí ban
đầu trong môi trường.


Phân loại:
+ HST tự nhiên: ao, hồ, đại dương, rừng, sa mạc,…
+ HST nhân tạo: bể nuôi cá, ruộng, vườn cây ăn quả,…..
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh
thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
Vd: Ở 1 đk thuận lợi nào đó , sâu bọ mạnh làm số lượng chim
sâu tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều thì số lượng
sâu bọ giảm đi nhanh chóng.
+ Các HST tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh để đạt trạng
thái cân bằng. Cân bằng sinh thái được thiết lập sau khi có tác
động bên ngoài là cân bằng mới, khác vs cân bằng ban đầu.
+ HST có tính đa dạng sinh học cao thì khả năng tự thiết lập cân
bằng càng lớn.
+ Có 2 cơ chế để HST tự điều chỉnh:
Điều chỉnh đa dạng sinh học của quần xã ( số loài, số cá thể,...)
Điều chỉnh các quá trình trong chu trình địa-hóa giữa các quần xã
+ Tuy nhiên, mỗi hệ sinh thái chỉ có khả năng tự thiết lập cân
bằng trong 1 phạm vi nhất định của tác động. Khu vực có cường
độ tác động lớn , vượt qua ngoài giới hạn , HST sẽ bị mất cân

bằng, dẫn đến biến đổi, suy thoái .
Vd: các con sông, hồ tự nhiên khi nhận những lượng nước thải
trong phạm vi nhất định, thì có khả năng phân hủy chất thải.
Nhưng khi có quá nhiều nguồn thải, khả năng tự điều chỉnh ko
còn nước bị ô nhiễm.

tác động của con người?
Chu trình tuần hoàn H2O:


• Dân số tăng làm mức sống, SX công nghiệp, kinh tế đều tăng, tăng nhu
cầu của con người đối với môi trường tự nhiên.
• Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp tăng làm giá nước tăng lên.
• Các thành phố lớn, khu đô thị, nguồn nước sạch càng khan hiếm.
• Đô thị hóa cùng với hệ thống thoát nước, cống rãnh xuống cấp làm
tăng sự ngập lụt, ảnh hưởng đến quá trình lọc, bay hơi, và sự thoát hơi
nước diễn ra trong tự nhiên.
• Sự làm đầy tầng nước ngầm xảy ra với tốc độ ngày càng chậm.
Chu trình tuần hoàn C và O2:
• 10% các nguồn cacbon chuyển hóa có nguồn gốc từ các h/đ của con
người.
● Phá rừng lấy gỗ, đất canh tác làm cho CO 2 trong kk tăng lên TĐ nóng
lên
• Con người khai thác nhiên liệu hóa thạch ngày càng nhiềusd ngày
càng nhiều lượng CO2 lớn kèm theo CO, SO2,SO3,...
• Chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nông nghiệp
• Chất thải sinh hoạt của con người
• Nước thải sinh hoạt, công nghiệp
Chu trình tuần hoàn Nito:

• Sử dụng phân bón đạm để tăng năng suất cho các vụ mùa, làm tăng
tốc độ khử nitrit và làm nitrat đi vào nước ngầm.
• Làm tăng sự lắng đọng nitơ không khí vì cháy rừng và đốt cháy nhiên
liệu. Cả 2 quá trình này đều giải phóng các dạng nitơ rắn ở trạng thái
bụi.


• Chăn nuôi gia súc. Gia súc đã thải vào môi trường một lượng lớn
ammoniac (NH3) qua chất thải của chúng. NH3 sẽ thấm dần vào đất,
nước ngầm và lan truyền sang các khu vực khác do nước chảy tràn.
• Chất thải và nước thải từ các quá trình sản xuất.
• Ô nhiễm nước, đất ô nhiễm thức ăn cho chính con người qua hiện
tượng tích lũy các loại đạm vô cơ trong thực vật, động vật



×