Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ảnh hưởng của Hồi giáo đối với cộng đồng Chăm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.26 KB, 13 trang )

Ảnh hưởng của Hồi giáo…

ẢNH HƯỞNG CỦA HỒI GIÁO
ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CHĂM Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc sâu xa từ tồn tại xã
hội, từ đời sống hiện thực của con người và là sự phản ánh đời sống hiện thực
ấy. Tuy vậy, so với tồn tại xã hội, ý thức xã hội nói chung và tôn giáo nói riêng
có sự độc lập tương đối của nó và trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định
nó có tác động mạnh mẽ đến hiện thực. Với tư cách của một tôn giáo lớn trên
thế giới, Hồi giáo là một tôn giáo như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ của Hồi giáo, tức là khẳng định
vị trí, vai trò to lớn của Hồi giáo không chỉ trong lịch sử mà nhất là trong thời
đại hiện nay.
Ở Việt Nam, Hồi giáo không phải là tôn giáo lớn. Xét ở số lượng tín đồ,
Hồi giáo đứng thứ 6 sau Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo.
Nhưng Hồi giáo có ảnh hưởng không nhỏ nhất là đối với bộ phận đồng bào
Chăm. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu khoa học về sự du nhập của Hồi
giáo, về vai trò, ảnh hưởng của nó và nhất là xu hướng phát triển của Hồi giáo
ở nước ta hiện nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa từ những nghiên cứu của nhiều học giả
trong và ngoài nước, bài viết này cố gắng hình dung một cách khái quát nhất
về ảnh hưởng của Hồi giáo đối với cộng đồng người Chăm ở Việt Nam.
Với vấn đề nêu trên, bài viết triển khai theo hai nội dung chính:
1. Khái quát chung về Hồi giáo và sự du nhập của Hồi giáo vào Việt Nam
2. Ảnh hưởng của Hồi giáo đối với cộng đồng Chăm ở Việt Nam.
NỘI DUNG

1



Ảnh hưởng của Hồi giáo…

1. Mấy nét khái quát về Hồi giáo và sự du nhập của Hồi giáo vào Việt
Nam
Hồi giáo (Islamissme, tiếng Ả rập nghĩa là phục tùng) là tôn giáo có số
lượng tín đồ đông đảo với khoảng trên 1 tỷ người, chỉ xếp sau Kitô giáo (bao
gồm Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo và Anh giáo). Ngày nay, Hồi giáo
đã có mặt ở khắp các châu lục với trên 120 quốc gia. Tín đồ Hồi giáo tạo
thành đa số dân cư tại 35 nước, còn tín đồ Hồi giáo là thiểu số nhưng có ảnh
hưởng lớn tại 29 nước. Hồi giáo được thừa nhận là quốc giáo, hay tôn giáo
quan phương tại 28 nước. Trong số đó, có Iran, Irac, Ai Cập, Cô oét, Arập
xêút,… Đa số tín đồ Hồi giáo tập trung ở Tây Á, Nam Á, Đông Nam Á và Bắc
Phi.
Về tên gọi, Hồi giáo được gọi phổ biến với hai tên là Hồi giáo và Islam
giáo. “Islam” theo tiếng Ả rập nghĩa là phục tùng Thương đế. Sở dĩ có tên
Hồi giáo hay đạo Hồi là vì khi Islam giáo được người Hồi Hột ở Tây Tạng Trung Quốc tiếp nhận nhưng do tiếng bản ngữ không dịch được từ “Islam”
cho nên được gọi là Hồi giáo, tức là tôn giáo của người Hồi Hột. Ngoài ra,
người Trung Quốc còn sử dụng những tên khác như đạo Thiên Phương, đạo
Thanh Chân để gọi tôn giáo này.
So với nhiều tôn giáo khác, trong Hồi giáo, thần học liên quan chặt chẽ
đến chính trị. Nhiều vị giáo chủ cũng đồng thời là người đứng đầu nhà nước.
Hồi giáo được coi là tổng thể địa chính trị rộng lớn trải dài hơn 11.000 kilomet
từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Do xuất hiện ở trung Cận Đông là
khu vực địa chính trị rất phức tạp nên trong nội bộ Hồi giáo chia ra nhiều giáo
phái, sự chia rẽ, xung đột diễn ra thường xuyên, dai dẳng. Đó là một số đặc
trưng của Hồi giáo.

2



Ảnh hưởng của Hồi giáo…

Hồi giáo xuất hiện vào đầu thế kỷ VII, sau công nguyên tại bán đảo Arập.
Sự ra đời của tôn giáo này gắn liền với tên tuổi của vị tiên tri Mohamet.
Mohamet sinh năm 570 tại Mecca – một thành phố lớn tại phía tây Arập –
trong một gia đình quý tộc gia sản tầm thường. Bản thân ông mù chữ, từng
làm nghề dẫn đường cho các đoàn thương nhân, sau nhờ kết hôn với một góa
phụ giàu có mà trở thành ông chủ kinh doanh thương mại. Trong quá trình
buôn bán, ông tiếp xúc với các tín đồ Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và thấy rằng
đặc điểm của các tín ngưỡng cũ là luân lý không nghiêm làm cho giữa các bộ
lạc thường xảy ra chiến tranh làm suy yếu khả năng chống lại quân thù. Từ đó
ông cho rằng cần có một tôn giáo mới đoàn kết tất cả lực lượng trong một
quốc gia thống nhất. Tình trạng chiến tranh liên miên và sự chia rẽ của bán
đảo Arập lúc đó cho thấy rằng Mohamet đã thành công do nắm được xu hướng
phát triển của xã hội đương thời.
Đối với tín đồ Hồi giáo, Mohamet là một Đấng tiên tri, chứ không phải là
con người thần thánh như Chúa Giêsu của đạo Cơ Đốc. Vai trò của Mohamet
là ghi lại lời của Thánh Alla. Những lời đó được ghi chép, tập hợp lại gọi là
Kinh Coran. Tín đồ Hồi giáo coi Kinh Coran là cuốn sách tối cao và đầy đủ
nhất trong mọi cuốn sách kinh đang có. Giới tăng lữ Hồi giáo dạy rằng Thánh
Alla chuyển Kinh Coran cho Mohamet thông qua thiên thần Gabrien dưới
dạng những giấc mơ. Toàn bộ văn bản kinh Coran được tập hợp lại sau ngày
mất của Mohamet, sau đó, dưới thời quốc vương Osman, văn bản được tuyên
bố là hợp quy tắc Hồi giáo đã được biên soạn. Kinh Coran bao gồm 30 quyển,
114 chương. Toàn bộ Kinh Coran có 6.204 đến 6.236 câu thơ được xếp theo
trình tự giảm dần độ dài, loại trừ khổ thơ thứ nhất. Về mặt nội dung, Kinh
Coran phỏng theo các giáo lễ, truyền thuyết và các chủ đề trong đạo Do Thái.
Ngoài ra, nội dung của Kinh Coran còn mang dấu ấn của Ấn Độ giáo, Kitô
giáo và văn học dân gian Arập cổ.
3



Ảnh hưởng của Hồi giáo…

Kinh Coran là nguồn gốc của tín ngưỡng Hồi giáo, là nguyên tắc cơ bản
của pháp lý Hồi giáo và lập pháp của nhà nước Islam, là chuẩn mực tối cao chỉ
đạo mọi hành vi cá nhân và đời sống xã hội Hồi giáo, là xuất phát điểm các
trào lưu tư tưởng của thế giới Hồi giáo, đề ra giáo lý cơ bản của Hồi giáo gồm
3 bộ phận: Thứ nhất là tín ngưỡng Hồi giáo (Imani) với nội dung cơ bản là chỉ
tin vào Alla là Chúa duy nhất, tin Mohamet là tiên tri vĩ đại của Ngài, tin vào
Thiên sứ, tin Thiên kinh (Kinh Coran), tin hậu thế (ngày phán xét của Alla và
cuộc sống đời sau). Thứ hai là nghĩa vụ Hồi giáo (Ipatatơ) gồm 5 vấn đề cơ
bản mà mỗi tín đồ Hồi giáo (Muslim) phải làm: - Niệm: tuyệt đối tin tưởng
Alla, vâng phục Mohamet; - Lễ: cầu nguyện mỗi ngày 5 lần hướng về thánh
địa Mecca; - Trai: trong tháng 9 theo lịch Hồi giáo, tín đồ không ăn uống,
không quan hệ tình dục từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn; - Khóa: đóng
góp cho hoạt động từ thiện; - Triều: hành hương tới thánh địa Mecca ít nhất là
một lần trong đời nếu có điều kiện. Ba là Thiện hành (Ybad) tức là những
nghĩa đạo đức mà tín đồ phải tuân theo.
Cũng giống như đạo Cơ Đốc, trong quá trình phát triển của mình, nội bộ
đạo Islam cũng có sự chia rẽ thành các giáo phái khác nhau. Ba giáo phái đã
xuất hiện trong Hồi giáo ở nửa sau thế kỷ VII là: Giáo phái Haridjitu (tiếng
Arập nghĩa là xuất hành, là nhóm chính trị - tôn giáo lớn nhất trong Hồi giáo),
giáo phái Sunni (chính giáo Hồi) và giáo phái Shia (có nghĩa là người trung
thành). Sunni là giáo phái lớn nhất trong Hồi giáo, gần 90% tín đồ Hồi giáo
trên thế giới thuộc về phái này. Còn giáo phái Haridjitu hiện nay chỉ còn một
giáo đoàn (Ihaditu) tồn tại ở Ôman và một số khu vực ở Châu Phi.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, hiện nay Hồi giáo vẫn là một tôn giáo có ảnh
hưởng lớn và ngày càng lớn trên thế giới, không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo
mà cả trong các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, quân sự,…


4


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

Sau thế kỷ X, Hồi giáo đã truyền bá rộng rãi ở châu Phi, châu Á, Đông
Nam Á. Ngay từ thế kỷ XI đã có thương nhân Arập đến Việt Nam, vùng
vương quốc Chămpa (nam miền Trung Việt Nam hiện nay). Trong khi đó Hồi
giáo đã đứng vững ở Java, có quan hệ chặt chẽ với cư dân Chăm ở Bình
Thuận. Sang thế kỷ XVI - XVII, Hồi giáo mới thực sự truyền bá vào Việt
Nam. Tín đồ Hồi giáo ở nước ta tuyệt đại bộ phận là người Chăm, các dân tộc
khác và ngoại kiều rất ít. Theo thống kê của Vụ Các tôn giáo khác – Ban Tôn
giáo chính phủ, Hồi giáo bao gồm hai cộng đồng: Chăm Islam và Chăm Bàni
với số lượng tín đồ khoảng trên 64.000 người, trong đó Chăm Islam khoảng
trên 25.000 người, Chăm Bàni khoảng trên 39.000 người, sinh sống tập trung
ở khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, các tỉnh khác tuy có
song rất ít.
2. Ảnh hưởng của Hồi giáo đối với cộng đồng Chăm ở Việt Nam
Người Chăm là dân tộc sinh sống lâu đời ở Việt Nam, dân số xếp thứ 14
trong 54 dân tộc anh em ở nước ta. Hiện nay dân số Chăm khoảng 137.000
người. Người Chăm cư trú chủ yếu tại các tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ. Cụ
thể, ở Bình Định (4.733 người), Phú Yên (15.297 người), Ninh Thuận (61.359
người), Bình Thuận (27.825 người), Đồng Nai (1907 người), Tây Ninh (4464
người), An Giang (14.227 người), Thành phố Hồ Chí Minh (5.480 người),
Bình Phước (446 người), Bình Dương (330 người), Kiên Giang (301 người),
và Trà Vinh (185 người)1.
Về mặt tôn giáo, người Chăm có ba cộng đồng tôn giáo khác nhau như
Chăm Bàlamôn (ở Ninh Thuận, Bình Thuận), Chăm Bàni (ở Ninh Thuận,
Bình Thuận), Chăm Islam (ở An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh,

Binh Dương, Bình Phước, Đồng Nai và một số làng Chăm ở Ninh Thuận).
1

Dẫn theo, Lê Nhẩm, Về Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 6, 2003,
trang 33.

5


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

Theo kết quả điều tra dân số tháng 4/1999, trong tổng số trên 130.000
người Chăm, có 63.147 người theo Hồi giáo. Đến năm 2001, theo số liệu khảo
sát của Ban Tôn giáo chính phủ, số người Chăm theo Hồi giáo là 64.957
người, trong đó 39.288 người Chăm Bàni và 25.669 Chăm Islam 2.
Mặc dù Chăm Islam và Chăm Bàni có cùng một nguồn gốc nên có nhiều
nét giống nhau về phong tục và giáo lý cơ bản, song giữa hai cộng đồng tôn
giáo này có nhiều điểm khác biệt.
Chăm Islam ở nước ta là cộng đồng Chăm Hồi giáo thuộc dòng Sunni.
Cộng đồng Chăm Bàni là kết quả của sự hỗn dung giữa Hồi giáo nguyên thủy
với nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian. Khác với người Chăm Islam, trong tâm
thức tôn giáo của người Chăm Bàni, những tập tục, lễ nghi của Hồi giáo gốc
đã bị phai nhạt đi khá nhiều bởi nhiều lý do, trong đó phải kể đến sự tác động
của tín ngưỡng bản địa dân tộc Chăm và của đạo Bàlamôn. Bởi vậy, có thể nói
Chăm Bàni là một tôn giáo đặc thù mang đậm tín ngưỡng bản địa. Trong khi
đó, người Chăm Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt giáo lý, giáo luật của Hồi
giáo nguyên thủy, thể hiện qua việc thực hiện nghiêm chỉnh 5 cốt đạo của Hồi
giáo.
Nếu như người Chăm Islam tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào Thánh
Alla và tiên tri Mohamet thì đối với người Chăm Bàni, niềm tin của họ còn

dành cho rất nhiều thần linh khác như Nữ thần sáng tạo ra dân tộc Chăm,
những vị anh hùng dân tộc Chăm và ông bà tổ tiên.
Một đặc điểm khác biệt rõ nét giữa người Chăm Islam và người Chăm
Bàni là vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Trong khi người phụ
nữ Chăm Islam phải chịu nhiều ràng buộc nghiêm ngặt trong các quan hệ gia
đình và xã hội cũng như trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, thì phụ nữ Chăm
Bàni không chỉ được bình đẳng, được khuyến khích vươn lên khẳng định vị trí
2

Theo tài liệu trên, trang 33-34.

6


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

của mình mà còn có nhiều ưu thế hơn so với nam giới do ảnh hưởng chế độ
mẫu hệ đã đi sâu vào tiềm thức của họ.
Tóm lại, bên cạnh những điểm giống nhau cơ bản giữa Hồi giáo mới –
Chăm Islam và Hồi giáo cũ – Chăm Bàni vẫn có những nét khác biệt nhất
định, tạo ra một bức tranh tôn giáo rất phong phú, đa dạng ở Việt Nam.
Có nhiều vấn đề khi nói về ảnh hưởng của Hồi giáo tới cộng đồng người
Chăm ở nước ta hiện nay, nhưng do nhiều hạn chế nên ở đây, tôi chỉ có thể
khái quát trong một số nội dung như: cơ sở thờ tự, chức sắc, tổ chức tôn giáo
và lễ nghi, tập quán của người Chăm Hồi giáo (tức người Chăm theo Hồi
giáo).
Về cơ sở thờ tự: Thánh đường của người Chăm Islam có dáng dấp như
các Thánh đường Hồi giáo trên thế giới bởi nó tôn trọng những quy định về
kiến trúc xây dựng thánh đường và cách bài trí bên trong. Có hai loại: Đại
thánh đường và tiểu thánh đường. Đại thánh đường được xây dựng theo hướng

Đông – Tây để khi quỳ lạy, tín đồ hướng về Thánh địa Mecca. Bên trong đại
thánh đường vừa có hậu tẩm là nơi vị Imâm đứng hướng dẫn tín đồ hành lễ,
vừa có Minbar là nơi thày Khotip giảng giáo lý. Tiểu Thánh đường còn gọi là
nhà nguyện, là nơi cầu nguyện và hội họp. Theo thống kê, hiện nay nước ta có
41đại thánh đường và 14 tiểu thánh đường Islam, tập trung nhiều nhất ở An
Giang (16 đại thánh đường và 8 tiểu thánh đường).
Số lượng chùa Bàni là 17 chùa, có ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Chùa Bàni được xây dựng khá đơn giản, hình thức bên ngoài cũng như cách
xếp đặt bên trong đều có một sắc thái riêng biệt mang tính địa phương, không
giống các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Chùa Bàni chỉ được mở cửa
vào tháng Ramưwan – tháng vào chùa của các chức sắc Bàni. Đây không chỉ
là nơi sinh hoạt tôn giáo của người Chăm Bàni mà còn là nơi các chức sắc

7


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

trao đổi kinh nghiệm sản xuất với cộng đồng tín đồ, tuyên truyền các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Tình hình chức sắc Hồi giáo:
- Chức sắc Chăm Bàni: Tổng số trong cả nước lả 407 người. Các tu sĩ,
chức sắc Bàni cũng như các tu sĩ Islam, họ không được khuyến khích sống
độc thân. Trong đời sống hàng ngày, họ là những người rất am hiểu và có kinh
nghiệm về những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do đó, chức sắc Bàni là
những người có uy tín cả bên đạo lẫn bên đời. Họ tham gia vào tất cả những
nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo như cưới hỏi, tang chế,… của các gia đình Bàni
và của cộng đồng. Các chức sắc Bàni đều biết kiêng kỵ những thức ăn như
trong giáo lý quy định. Hiện nay chức sắc Bàni được phân thành bốn cấp. Cấp
thấp nhất là thày Chang. Cấp thứ hai là Khotip hay Tip. Cấp thứ ba là Mun, là

người điều khiển các buổi lễ tại chùa Bà ni. Cấp cao nhất là Sư Cả (thày Gru)
- người quyết định hầu hết mọi vấn đề về đời sống tôn giáo của người Chăm
Bàni. Chức sắc Bàni được duy trì theo chế độ cha truyền con nối. Ngoài ra,
mỗi chùa của làng có một ban cai quản có nhiệm vụ truyền đạt và hướng dẫn
thực hiện các quyết định về đạo của thày Gru, đồng thời thực hiện các lễ nghi
tôn giáo và giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng trong làng. Họ là cầu nối
giữa chính quyền và tín đồ, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước đến với quần chúng tín đồ.
- Chức sắc Chăm Islam: Người đứng đầu là vị Hakim (Giáo cả). Phụ tá
cho Hakim là Naep (phó Giáo cả). Ahly là người giúp việc cho Hakim. Tuân
là thày dạy giáo lý cho tín đồ.
Tổ chức tôn giáo của người Chăm Hồi giáo:
Người Chăm Islam thành lập các Ban Quản trị Thánh đường theo từng
khu vực cư trú. Đứng đầu ban quản trị là vị Hakim, sau đó là một số chức sắc
như: Naib, Ahly, thư ký, thủ quỹ.
8


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

Đối với Chăm Bàni, mỗi làng có một chùa Bàni. Chức sắc Bàni tiêu biểu
thành lập ban cai quản chùa với người đứng đầu là Sư cả, giúp việc cho sư Cả
là các thày: Mun, Tip, Chang.
Riêng tại thành phố Hồ chí Minh, năm 1992, UBND Thành phố ra quyết
định cho phép thành lập “Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí
Minh” trụ sở tại số nhà 15 đường Nguyễn Văn trỗi, phường 15, quận Phú
Nhuận. Ngoài ra còn có ban cố vấn, bộ phận văn phòng và Ban quản trị của
14 khu vực. Ban đại diện là cầu nối giữa cộng đồng tín đồ Hồi giáo tại Thành
phố và chính quyền để chăm lo lợi ích chính đáng của tín đồ, vận động tín đồ
thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, phát huy tình đoàn kết trong tín đồ.

Các nghi lễ tôn giáo cộng đồng:
Người Chăm theo Hồi giáo đều phải đến thánh đường làm lễ. Có khi một
số người còn mang theo thực phẩm đến và chia đều cho mọi người có mặt.
Người Chăm tin rằng, những lễ vật này chính là phúc lộc mà Thượng Đế ban
tặng cho họ.
Trong tháng chay Ramadan, diễn ra vào tháng 9 lịch Hồi giáo, người
Chăm luôn phải giữ mình trong sạch, phải chịu thử thách. Người Chăm phải
nhịn mọi thứ vào ban ngày và chỉ được phép ăn uống vào ban đêm. Vào mồng
1 tháng 10 lịch Hồi giáo, nghi lễ được người Chăm tổ chức trọng thể để mừng
cho mình và cộng đồng đã qua cuộc thử thách trong suốt tháng Ramadan.
Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3 lịch Hồi giáo),
cộng đồng theo Hồi giáo tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Mohamet. Đây
cũng là một trong những ngày hội quan trọng của người Chăm ở Nam Bộ. Sau
buổi lễ, người Chăm cùng nhau sức dầu thơm như để thụ hưởng phúc lộc của
Thượng Đế.
Nghi lễ Tolakbala được tổ chức vào tuần thứ tư ngày cuối tháng Safar
(tháng 2 lịch Hồi giáo) hàng năm. Người Chăm tin rằng vào thời gian này,
9


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

Thượng Đế giáng những tai họa xuống trần gian, nên họ phải cầu xin Thượng
Đế ban cho họ sự bình an.
Trên đây là một số nghi lễ tôn giáo ở cộng đồng. Đối vời người Chăm,
Hồi giáo còn có ảnh hưởng rất lớn trong các nghi lễ vòng đời và tập quán
sinh hoạt thường nhật.
- Nghi lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh: Khi đứa trẻ sinh ra được 7 hoặc
14 ngày, cha mẹ đứa bé làm lễ cắt tóc và đặt tên. Trong buổi lễ, người ta đọc
kinh Coran cầu Thượng Đế ban cho đứa trẻ được bình an. Sau đó, cha mẹ đứa

trẻ đặt tên cho con mình. Đối với bé trai thì có chữ nối là “bin”, bé gái có chữ
nối là “binti”. Ví dụ: Osama bin Laden, Sarigah binti Hosen.
- Nghi lễ thành niên: Nghi lễ này nhằm chứng nhận một người đến tuổi
thành niên. Cả con trai và con gái đều quy định là 15 tuổi. Họ phải chịu tiểu
phẫu ở bộ phận sinh dục.
- Hôn nhân: Nhà trai nhờ người đến nhà gái để dạm hỏi, sau khi nhà gái
đồng ý thì nhà trai chuẩn bị lễ hỏi. Lễ hỏi bao gồm các lễ vật như vải vóc, hoa
tai, dây chuyền,… Lễ cưới thực hiện theo đúng nghi thức Rukun Nikah: Thứ
nhất, phải có người đại diện phía nhà gái làm chủ hôn gọi là Wali. Thứ hai,
phải có hai người làm chứng gọi là Saksi. Thứ ba, lễ Kabon tiến hành giữa ông
Wali và chú rể. Ông Wali tuyên bố việc gả người con gái và chú rể chấp nhận
việc cưới cô dâu. Thứ tư, phải có cô dâu. Thứ năm, phải có chú rể. Buổi lễ
chính thức được diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau lễ cưới ba
ngày, chú rể phải đưa cô dâu về thăm cha mẹ mình và phải mang sang nhà gái
các vật dụng sinh hoạt như nồi, niêu, xoong, chảo, gạo, muối,… Cha mẹ chú
rể sẽ đưa vợ chồng mới cưới đi thăm người thân. Chú rể có thể đưa vợ về ở
nhà mình hoặc đến sống chung cùng với gia đình bên vợ.

10


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

- Tang chế: Cũng giống như người Kitô giáo 3, người Chăm quan niệm
cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ. Vì thế, khi có người mất thì những người
trong gia đình không ai được than khóc, để tang hoặc lập bàn thờ vì coi đó là
sự đã an bài. Sau khi tẩm liệm, người chết được phủ trên mình một tấm khăn
lớn có thêu những đoạn Kinh Coran và được đưa vào thánh đường để làm lễ
cầu nguyện trước khi đem chôn. Khi đưa xuống huyệt, người chết sẽ được lật
nghiêng hướng về phía tây, và cho đất lấp lại. Sau khi chôn cất xong, người ta

cầu nguyện liên tục trong suất ba đêm, rồi ngưng cho đến ngày thứ 7, thứ 40
và thứ 100 sẽ cầu nguyện lại, sau đó là ngưng hẳn không còn bất kỳ hình thức
lễ nào cho người quá cố nữa. Đối với ông bà tổ tiên, người Chăm thường
xuyên tưởng nhớ và tổ chức thăm viếng vào những ngày cuối tháng Ramadan.
- Người Chăm Islam có rất nhiều kiêng cữ trong cuộc sống. Trong nhà, họ
không treo hình tượng của người hoặc loài vật kể cả di ảnh của người thân đã
qua đời vì sợ sẽ làm sao lãng đức tin. Trong các bữa ăn thường ngày, người
Chăm Islam không ăn thịt heo vì cho rằng đó là thức ăn dơ bẩn, không ăn thịt
các động vật tự nhiên chết, không uống rượu bia,…
- Trang phục: Trang phục của người Chăm ở Nam Bộ là sự tổng hợp của
nhiều yếu tố. Phụ nữ chăm Islam khi tiếp xúc với khách hoặc khi ra đường đều
đội khăn trên đầu để che kín tóc chứ không phải mang mạng như người Hồi
giáo ở các nước Arập.
- Hoạt động nghệ thuật: Do bị hạn chế bởi tín ngưỡng Islam nên những
hoạt động nghệ thuật như ca, múa, kịch,… chỉ được cộng đồng Chăm Islam
ủng hộ trong những ngày Raya kết thúc tháng Ramadan, sinh nhật Mohamet,
hoặc nhân dịp cưới hỏi… cộng đồng.

3

Người Kitô giáo có câu hát: “Cuộc sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, lúc con người nằm im giấc ngủ,
mắt nhắm lại rồi thì thấy tương lai,…”, “cuộc sồng không mất nhưng chỉ đổi thay…”

11


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

Ngoài ra, còn có thể kể tới ảnh hưởng của Hồi giáo đến nhiều vấn đề,
nhiều lĩnh vực khác trong đời sống của người Chăm theo Hồi giáo mà trong

khuôn khổ của bài viết này không thể nói đầy đủ được.

12


Ảnh hưởng của Hồi giáo…

KẾT LUẬN

Tóm lại, mặc dù là tôn giáo chỉ chiếm số lượng nhỏ tín đồ trong cộng
đồng người Việt Nam, nhưng Hồi giáo có ảnh hưởng rất to lớn đối với những
tín đồ người Chăm ở Nam Bộ. Có thể nói, tín ngưỡng đã trở thành một nhu
cầu hàng đầu để cộng đồng người Chăm nơi đây tồn tại và phát triển. Chính vì
thế, trong đời sống tinh thần, người Chăm hướng về thế giới tâm linh, tín
ngưỡng và xem đó là một chỗ dựa tinh thần, là chuẩn mực đạo đức trong ứng
xử, là sợi dây liên kết cộng đồng và là nơi gửi gắm niềm hy vọng thành đạt,
hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn. Ngoài ra, trong tâm thức của cộng
đồng này, tín ngưỡng dân gian và tôn giáo hòa lẫn vào nhau đến mức không
thể dễ dàng phân biệt đâu là tín ngưỡng, đâu là tôn giáo. Đây chính là điều tạo
nên bản sắc văn hóa của người Chăm trong quá trình “hội nhập” với cộng
đồng các dân tộc ở Nam Bộ cũng như trong việc bảo tồn những giá trị truyền
thống của dân tộc mình.

13



×