Tải bản đầy đủ (.pdf) (537 trang)

Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.97 MB, 537 trang )

ĐẶNG
BÁ LÃM - WEISS BAHR
I
(Chủ biên)

GIÁO DỤC, TÂM LÝ VÀ SỈC KHOẺ TÂM THẦN
TRẺ EM VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỀN LIÊN NGÀNH
EDUCATION, PSYCHOLOGY AND MENTAL HEALTH
PROBLEMS OF VIETNAMESE CHILDREN THEORETICAL AND APPLIED INTERDISCIPLINARY RESEARCH

TT TT-TV * ĐHỌGHN

155.4
G IA
2007
05030

piõĩí
n h à x u ấ t b ả n đ ạ i h ọ c q u ố c g ia h à n ộ i


ĐẶNG BÁ LÃM - WEISS BAHR
(Chu hiên)

GIAO DỤC, TAM LV
VÀ SỨC KHOẺ TÂM THẨN TRẺ EM VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN LIÊN NGÀNH
E D U C A T I O N , P S Y C H O L O G Y AND M E N T A L H E A L T H


P R O B L E M S O F V IE T N A M E SE C H IL D R E N T H E O R E T I C A L AND APPLIED
IN T E RDISCIPL INARY RESEARCH

NHÀ M AT BÀN ĐẠI HOC QUỐC GIA HÀ NỘI



LỜI N H À X U Á T BẢN

Cuốn sách “Giáo dục, tâm lý, sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt
Sam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành” là kết quả của
:ông trình nghiên cứu hợp tác giữa một số nhà chuyên môn Việt Nam
/à các chuyên gia nước ngoài liên qụan đến các lĩnh vực nêu ở tên
;ách. Công trình nghiên cứu được Các Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ
us National Institutes of Health - NIH) tài irợ và do Trường Đại học
Vanderbilt (Hoa Kỳ) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục
nay là Viện Chiến lược và chương trình giáo dục) thực hiện. Sau lời
giới thiệu của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, GS. TSKH. Trần
Văn Nhung nội dung cuốn sách chia làm 2 phần lớn: Phần những vấn
iề chung bao gồm các bài về sự cần thiết của nghiên cứu liên ngành
âm lý học, giáo dục học, tâm thần học để giải quyết những vấn đề sức
íhoé tâm thần trẻ em mà chủ yếu là học sinh các cấp bậc học; cách bảo
vệ và chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em; chương trình nghiên cứu sức
íhoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam và việc tồ chức đào tạo, bồi dưỡng về
âm lý học lâm sàng để nâng cao năng lực lý luận cũng như thực tiễn
rong việc đánh giá, dự phòng và can thiệp sớm đối với những vấn đề
ỉức khoẻ tâm thần trẻ em nẩy sinh ở nước ta. Phần những nghiên cứu
:ụ thể gồm 8 bài là kết quả nghiên cứu của 8 nhóm cán bộ tâm lý học,
'iáo dục học, tâm thần học để giải quyết các vấn đề nhu trấc nghiệm
;hẩn đoán; tham vấn học đường; những khó khăn về giao tiếp, ứng xử

;ủa học sinh; những vấn đề của trẻ lang thang kiếm sống; nguy cơ
Ìghiện ma tuý trong trường học... Các nghiên cứu cụ thể này được
hực hiện bàng phương pháp luận thống nhất mà những người tham gia
;hương trình đã được tập huấn. Các bài viết bằng tiếng Việt có tóm tắt

3


tương đối chi tiết bằng tiếng Anh (thường dài khoáng 1/3 khối lượng
phần tiếng Việt) đế các bạn đọc dùng tiếng Anh có thế tham khảo. Mai
đồng chú biên cuốn sách là hai đồng giám đốc Chương trình liựp tác:
PGS. TS. Đặng Bá Lãm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát
triền giáo dục và PGS.TS. Weiss Bahr, Đại học Vanderbilt (Hoa Kỳ).
Cuốn sách này có ích cho những người hoạt động nghiên cứu, đào
tạo, can thiệp, chữa trị nlũmg vấn đề liên quan đến sức khoé tâm thần
trẻ em; những giáo viên và những người quản lý giáo dục hàng ngày
tiếp xúc với học sinh và thường gặp những vấn đồ gây cấn trong cảm
xúc, hành vi cùa các em. Cuốn sách cũng rất cần thiết cho những ai
muốn tham gia các chương trình đào tạo sau đại học về tâm lý học lâm
sàng, trong dó có các khoá đào tạo tổ chức tại Khoa Sư phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội, phối hựp với Đại học Vanderbilt trong khuôn khổ kế
hoạch hợp tác đang được tiếp tục thực hiện.
Nhà xuất bản Đại học Ọuốc gia Hà Nội xin trân trọng cảm ơn
những người đã dóng góp cho cuốn sách ra đời và xin bạn đọc lượng
thứ nếu có những thiếu sót.

4


L Ờ I G IỚ I T H I Ệ U C Ủ A T H Ú T R Ư Ở N G B Ộ G D & Đ T

TRẦN VĂN NH UNG VÈ CUỐN SÁCH
N G H I Ê N C Ứ U L IÊ N N G À N H G I Á O D Ụ C , T Â M LÝ,
SỨ C K H O Ẻ TÂ M T H Ầ N TRẺ EM VIỆT N A M

Hệ thống giáo dục nước ta đang không ngừng mở rộng về phạm vi
và gia tăng về số lượng. Trong 83 triệu dân cư cả nước hiện nay có xấp
xỉ 23 triệu người đang học tập trong các loại hình trường lớp khác
nhau, trong đó hằng ngày có 18 triệu trẻ em và vị thành niên cắp sách
đến trường. Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục là cùng với gia đình và xã
hội chăm lo cho thế hệ trẻ phát triển lành mạnh về thể chất và tinh
thần, bao gồm các phương diện sức khoè, trí tuệ, cảm xúc, thái độ,
hành vi, ứng xử... để các em trở thành những công dân hữu ích cho đất
nước, cho xã hội tương lai. Hồ Chù tịch đã nhắc nhở: Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Chúng ta ý thức rằng
sự nghiệp trồng người là lâu dài đồng thời cũng vô cùng phức tạp và
tinh tế, đòi hỏi sự tham gia tích cực cùa nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều
lực lượng xã hội trong đó ngành giáo dục đóng vai trò nòng cốt.
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp Đổi mới của Đảng (1986), giáo dục
nước ta, cùng với một sổ ngành liên quan đến phát triển xã hội khác
như y tế, chăm sóc trẻ em ... đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao, làm
cho chi số HDI cùa nước ta trong bảng xếp hạng quốc tế đứng ở vị trí
cao hơn so với chỉ số phát triển kinh tế. Tuy nhiên giáo dục nước ta
còn có những yếu kém làm cho xã hội lo lắng, người học và gia đình
còn kêu ca phàn nàn, các nhà lãnh đạo chưa yên tâm, các phương tiện
truyền thông phàn ánh các hiện tượng bức xúc. Có thể nêu ra ở đây

5


một số hiện tượng đã được nhấc đến như quá tải về trí dục trong thực

hiện chương trình giáo dục phổ thông, dạy thêm học thêm tràn lan,
bạo lực, ma tuý xâm nhập vào trường học. Những hiện tượng đó có
lúc là biểu hiện, có lúc là nguyên nhân của sự tổn thương về sức khoé
tâm thần. Đe giải quyết những tổn thương đó một cách có căn cứ
khoa học, đảm bảo cho tính vững chắc của những giải pháp thực thi
cần tiến hành các nghiên cứu làm rõ cơ chế, nguyên nhân nảy sinh
những hiện tượng nói trên và thiết kế các giải pháp can thiệp có hiệu
quả. Chính vì lý do đó Bộ GD và ĐT khuyến khích và tạo điều kiện
cho sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nước ta với nước
ngoài và các tổ chức quốc tể trong lãnh vực này và đã phê duyệt Thoả
thuận họp tác giữa Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục trước đây do
GS Đặng Bá Lãm làm Viện trưởng (nay là Viện Chiến lược và
Chương trinh giáo dục) với Chương trình nghiên cứu về sức khoẻ tâm
thần trẻ em do GS Weiss Bahr thuộc Trường ĐH Vanderbilt (Hoa
Kỳ) làm Giám đốc. Đây là một dự định họp tác lâu dài, thiết kế
những bước đi thích hợp, nhằm tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát
triển những nghiên cứu liên ngành giữa giáo dục, tâm lý và sức khoẻ
tâm thần trẻ em ở Việt Nam. Chúng tôi cũng đánh giá cao lòng nhiệt
thành của GS Weiss Bahr đã quan tâm nghiên cứu những vấn đề phát
triển của trẻ em VN, đã dày công tìm hiểu, học tập văn hoá và ngôn
ngữ Việt Nam và cùng với GS Đặng Bá Lãm đã tập hợp quanh mình
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước từ các trường, khoa, viện
nghiên cứu, bệnh viện, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi
chính phù liên quan, đã lựa chọn những đơn vị và cá nhân thích hợp
tham gia như GS Đặng Lâm Sang. (Trường Đại học Tây úc), TS
Hoàng Cẩm Tú (Viện Nhi Quốc gia), TS Văn Thị Kim Cúc (Viện Tâm
lý học), TS Nguyễn Ánh Hồng (Đại học Quốc gia tp HCM ), TS Lê
Vân Anh (Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục)... để tiến hành những
hoạt động nghiên cứu, đào tạo về những vấn đề liên quan đến nhiều
lĩnh vực khoa học và thực tiễn. Trong thời gian 2001 - 2004 Ban chi

đạo và tập thể nghiên cứu đã giải quyết những vấn đề về phương pháp

6


hận và tiến hành 8 đề tài nghiên cứu cụ thể với các kết quả đã được
bto cáo và thào luận tại Hội thảo mở rộng có sự tham gia cùa nhiều tổ
ciức trong nước và auốc tế liên quan đến việc giáo dục, bảo vệ và
ciăm sóc sức khoẻ trẻ em Việt Nam. Để phổ biến những kết quả
rghiên cứu bổ ích đó đến đông đảo bạn đọc GS. Đặng Bá Lãm và GS.
Veiss Bahr đã được tập thể tác giả uỷ nhiệm biên tập lại kết quà
íghiên cứu thành cuốn sách trong tay bạn đọc hôm nay. Tôi rất vinh
cự thay mặt lãnh đạo Bộ GD và ĐT giới thiệu cuốn sách với bạn đọc
tong cả nước.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
GS.TSKH. Trần Văn Nhung

7


PHAN MQT

NHtTNG VAN DE CHUNG


BÀI 1
SỤ C Ầ N T H I É T C Ủ A N G H I Ê N cứu L I Ê N N G À N H
G I Á O D Ụ C , T Â M L Ý H Ọ C , súc K H O Ẻ T I N H T H Ầ N
T R Ẻ E M V I Ệ• T N A M


Đặng Bá Lãrn
Đồng Giám đốc Chương trình giai đoạn th ử nghiệm

1.
Nhờ những tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong hơn nửa thế kỷ qua
nà nhân loại đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất và đời sống,
'lăng suất lao động được nâng cao, người ta sản xuất được một khối
ượng của cải lớn trong một thời gian ngắn, nhờ đó con người vừa có
hể thoà mãn nhu cầu ngày càng lớn của mình, vừa có nhiều thời gian
lể vui chơi giải trí... Tuổi thọ trung bình gia tăng. Trong sản xuất, máy
nóc thay cho lao động cơ bắp, các bộ phận điều khiển bằng máy tính
hay một phần cho lao động trí óc. Các dịch vụ hết sức thuận tiện. Ngồi
nột nơi mà có thể có được thông tin khẳp nơi trên trái đất, thậm chí từ
'ũ trụ. Qua mạng có thể sử dụng mọi dịch vụ từ học tập đến giải trí,
ịiao lưu, mua hàng. Cuộc sống hiện đại thuận lợi cho con người rất
ìhiều so với trước đây.
Tuy nhiên cuộc sống hiện đại cũng đặt con người trước những
hách thức lớn. Nhịp độ sản xuất và đời sống nhanh làm cho thần kinh
on người căng thẳng. Thông tin nhanh chóng và tràn ngập làm cho
Ìgười ta có lúc không định hướng để lựa chọn và ra quyết định, trở nên
lối rối, hoang mang. Cạnh tranh để có một vị trí thuận lợi trong công
'iệc ngày càng trở nên khốc liệt.

9


Đa số dân cư hiện nay tập trung ở các đô thị lớn, sống giữa những
khối bê tông sắt thép, trong bầu không khí bị ô nhiễm vì các chất thải
của các quá trình sản xuất và dịch vụ, thiếu môi trường thiên nhiên
trong lành.

Những điều đó tác động đáng kể đến tàm trí con người, gây nên
nhiều vấn đề: rối loạn hành vi, nghiện các chất kích thích, trầm cảm,
chán sống, tự sát.
Để giúp con người có thể vượt qua được các thử thách đó, để giảm
thiểu các nguy cơ, tạo được một cuộc sống hạnh phúc trong một thế
giới ngày càng tiến bộ, các lãnh vực và các tổ chức liên quan đang tiến
hành các hoạt động nghiên cứu, dự phòng và can thiệp sớm để khắc
phục các hiện tượng trên.
2.

Trước hết công tác nghiên cứu phải giúp xác định những biểu

hiện cùa tổn thương sức khoẻ tinh thần, làm sao để tránh các biểu hiện
đó? Còn khi có biểu hiện thì xử lý thế nào?
Trước đây việc chăm sóc y tế đặt trọng tâm ở mặt thể chất và
thường là chỉ nẩy sinh vấn đề khi trong cơ thể có bộ phận hoạt động
không bình thường, có biểu hiện bệnh lý. Đau đâu chữa đấy. Đó là
trường họp các bệnh thực thể và khi nói về sức khoè con người ta
thường hiểu đó là sức khoẻ thể chất.
Ngày nay người ta càng thấy vai trò lớn lao của mặt tinh thần
trong sức khoẻ con người. Trạng thái tinh thần, tâm lý, cảm xúc một
mặt có tác dụng quan trọng, có khi quyết định lên tình trạng thể chất,
đến diễn biến cùa những tổn thương thực thể, mặt khác bàn thân trạng
thái tinh thần tạo thành một mặt trong sức khoẻ con người. Do đó cần
phải hiểu sức khoe con người một cách toàn diện hơn bao gồm sức
khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. Theo WHO (2002), cũng như về
sức khoẻ thể chất, về sức khoẻ tinh thần (SKTT) con người có thể ở
một trong hai trạng thái: Hoặc là sức khoẻ tinh thần bình thường khi
con người có sự phát triển tâm lý cân bàng, theo chuẩn mực chung đối
với tùng lứa tuổi, từng môi trường sống và hoạt động; Hoặc trạng thái


10


tinh thần bị tổn thương, khi sự phát triển tâm lý lệch lạc, không phù
hợp với chuẩn mực chung, có những rối loạn ở các mức độ khác nhau
trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, ứng xử.
Ví dụ như có người lúc nào, ở đâu cũng nghĩ ràng mình giỏi hon
hết mọi người, coi thường hết thày, từ đó mà không làm việc việc được
với ai, cám thấy cô độc, buồn chán. Hoặc có người trong hoàn cảnh
chưa đáng khóc đã khóc, trong hoàn cảnh chưa đáng cười đã cười; chợt
khóc, chợt cười; uỷ mỵ hoặc hưng phấn quá mức. Đố chính là những
biểu hiện bất thường về SKTT.
Như vậy việc nghiên cứu phải giúp xác định một chuẩn mực
trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, ứng xử để có thể căn cứ vào đấy mà
đánh giá một con người đang ờ trạng thái tinh thần bình thường hay
bất bình thường.
Ví dụ: về sức khoẻ thể chất, chuẩn của người có tim hoạt động
bình thường là nhịp đập 60/phút. Thế thì trong sức khoẻ tinh thần,
trong một nền văn hoá nhất định ứng xử thế nào là bình thường? Thế
nào là bất bình thường? Đó là điều phức tạp vì chuẩn ứng xừ phụ thuộc
môi trường xã hội, phụ thuộc văn hoá. Ví dụ trong văn hoá phương
Tây khi gặp nhau việc ôm hôn !à bình thường, trong văn hoá phương
Đông thì việc vồ vập về thể xác bị coi là bất bình thường. Ví dụ khác,
trong tiếng Việt đại từ nhân xưng rất phong phú và phân ngôi thứ rất
chặt chẽ, nên khi giao tiếp, phải tùy từng quan hệ mà sử dụng ngôi thứ
cho thích hợp mới là bình thường. Còn đối với các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, đại từ nhân xưng ít ngôi thứ hơn, nên khi học và dùng tiếng
Việt họ chi dùng 2 ngôi "mày, tao" và khi giao tiếp, đối với họ gọi
nhau như thế, dù với người trên hay người dưới đều là bình thường.


về thuật

ngữ, lĩnh vực sức khoẻ này trong tiếng Việt người ta còn
gọi là sức khoẻ tâm thần, muốn thống nhất vào đây cả "tâm" và "trí".
Khoa học hiện đại chỉ ra rằng điều khiển cả cảm xúc và tư duy, hành vi
là hệ thần kinh, còn thế giới bên ngoài và bên trong con người chia làm
2 phạm trù vật chất và tinh thần, cho nên có thể gọi phần sức khoẻ ta
đang bàn đến là sức khoẻ tinh thần.

11


Nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ tinh thần còn phải giúp xác
định nguyên nhân cùa những bất thường về sức khoẻ tinh thần. Tuỳ
từng trường hợp cụ thể mà có những nguyên nhân khác, nhưng về tổng
thể có thể xếp các nguyên nhân đó vào 5 nhóm lớn sau đây:
a) Những nguyên nhân do sinh đẻ: Có những người không may đã
phải chịu tổn thương lúc sinh nở. Ví dụ như đẻ khó, từ đó để lại di
chứng trong sự phát triển não bộ. Có người lúc sinh ra bị ngạt nếu
không được cấp cứu kịp thời, sự phát triển của đầu óc về sau có thể
không bình thường
b) Những nguyên nhân về nuôi dưỡng: Có người do chế độ ăn
uống lúc bé không hợp lý mà có có thể bị suy dinh dưỡng. Ví dụ như
thiếu can xi hoặc không chuyển hoá được can xi, xương cốt của não
bộ thiếu vừng chắc. Não bộ là cơ quan tư duy, cảm xúc. Não bộ
không phát triển bình thường thì tư duy, cảm xúc không thể trưởng
thành như những người bình thường được, từ đó mà có biểu hiện
không đúng chuẩn.
c) Quan hệ gia đình: Đời sống gia đình không êm đẹp cũng để lại

nhiều tổn thương về tinh thần cho con người. Nếu cha mẹ thường
xuyên xử dụng roi vọt, đánh đập lúc dạy con thì có thể làm cho trẻ
em bắt chước và về sau dễ trở thành hung hãn. Nếu bố mẹ gây áp lực
quá mức đối với việc học tập, thi cử thì có thể làm cho trẻ em lo sợ,
hốt hoảng, v.v... Nếu trong gia đình bố mẹ thường xuyên to tiếng, cãi
vã, đánh chửi nhau... thì có thể gây cho nhau những tổn thương
không những về thể xác mà còn cả về tinh thần và sỗ để lại những
dấu ấn trong sự phát triển tinh thần của con cái. Có những trẻ em có
biêu hiện bất thường về tinh thần là do xuẩt thân trong những gia
đình cha mẹ bất hoà.
d) Giáo dục nhà trường cũng tạo ra nguyên nhân quan trọng và
phổ biến, có thể gây nên những tổn thương tinh thần cho trẻ em. Đó là
cách giáo dục áp đặt làm cho trẻ em thiếu tự tin. Nội dung chương
trình quá tải, áp lực thi cử nặng nề làm cho trẻ em lúc nào cũng căng
thẳng, lo sợ... dẫn đến những rối loạn về cả thể xác lẫn tinh thần...

12


e) Môi trường xã hội nơi sinh sống, làm việc, quan hệ trong cộng
đồng không thuận lợi cũng có thể tạo ra những bất thường về tinh thần.
Rõ rệt nhất là những căng thẳng trong sàn xuất công nghiệp và đời
sống đô thị là nguyên nhân của nhiều rối loạn tinh thần.
4.
Trong các đối tượng có biểu hiện bất thường về sức khoẻ tinh
thần, cần đặc biệt quan tâm đến trẻ em vì trẻ em hôm nay là thế giới
ngày mai. Trẻ em hôm nay sỗ có một quãng thời gian dài trong tương
lai để sống, làm việc. Trẻ em hôm nay phát triển tốt thì thế giới trong
tương lai sẽ có lợi rất to lớn.
Tuy nhiên những cuộc khảo sát, nghiên cứu cho những con số

đáng lo ngại về trạng thái sức khoẻ tinh thần trẻ em. Điều tra cùa Viện
Nhi Quốc gia tiến hành ở Hà Nội và các vùng lân cận năm 1999 cho
thấy tỷ lệ trẻ em bị tổn thương sức khoé tinh thần nằm trong khoảng
10-24%, điều tra năm 2003 cho con số 20-30%. Điều tra của Sở
GD&ĐT tỉnh Đồng Nai, tiến hành ở Biên Hoà năm 2000, cho biết tỷ lệ
trẻ em bị tổn thương sức khoẻ tinh thần nằm trong khoảng 10-24%.
Điều tra ở các nước trong khu vực và trên thế giới cũng cho con sổ
trung bình là 20% trẻ em bị tổn thương sức khoẻ tinh thần dưới các
hình thức khác nhau.
Các hình thức tổn thương sức khoè tinh thần trong độ tuổi đi học
thường là:
- Tăng động, giảm chú ý. Trẻ luôn chân luôn tay, ngọ nguậy,
không yên, không thể tập trung chú ý để học tập. Từ đó mà không hiểu
bài, không theo kịp bạn. Ket quả học tập kém, mất hứng thú học tập.
Đối với các em đó, nếu không có biện pháp để giải quyết tình trạng
này một cách kịp thời thì các em sẽ có cảm giác sợ học, từ đó trốn học,
bò trường đi lang thang. Cha mẹ tưởng các em vẫn đến trường đều
đặn, nhưng trong thực tế các em chi dời nhà đúng giờ nhưng là để gia
nhập các nhóm trẻ lêu lổng.
- Một số trẻ em có hành vi phản ứng gay gắt, chống đối người lớn,
chống đối tổ chức. Một số em thích đánh đấm, dùng bạo lực để trấn
lột. Một số trẻ phạm tội hình sự.

13


- Một sô trẻ em có biêu hiện trâm cảm, buôn râu, ngại giao tiêp, chán
đời. Nghiêm trọng hơn đã có hiện tượng tự sát riêng lẻ hoặc tập thể.
- Trong tình trạng chưa ngăn chặn được một cách triệt để việc
sử dụng ma tuý trong xã hội, một số em đã bị rù rê, hoặc bị nhóm

bạn hư hỏng cưỡng bức sử dụng ma tuý, từ đó mà đi vào con đường
nghiện ngập, rồi trộm cap, trấn lột để có tiền thoả mãn cơn nghiện,
dẫn đến phạm tội.
Nước ta đang cố gắng thực hiện phổ cập giáo dục ở trinh độ
THCS. Hầu hết trẻ em dưới 15 tuổi đều được vận động đi học, còn
sau đó phần lớn các em đều tham gia học tập dưới một hình thức
nào đó. Vì thế trẻ em hoàn toàn gấn liền với học tập, với nhà trường.
Nhà trường có vai trò hết sức lớn lao đổi với đổi với tình trạng sức
khoẻ về thể chất và tinh thần cho các em. Tuy nhiên một số điều
trong thực tiễn sau đây góp phần tạo ra những rối loạn về tinh thần
của trẻ em:
- Tình trạng phổ biến là quá tải trong học tập. Chương trình học
tập từ nội dung đến phương pháp và cách chuyển tải đều nặng nề. Đối
với một số học sinh, nhất là ở nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng
xa học hành như nước đổ đầu vịt. Chương trình nặng hay nhẹ các em
đó cũng trơ, không phản ứng gì. Còn đối với các em quan tâm đến việc
học và muốn học tốt thì việc học thật là vất vả. Ngoài học trên lớp lại
phải học thêm với chính thầy cô ở trường, ngoài ra còn phải học thêm
để vượt qua trong các kỳ thi tuyển, nhất là tuyển sinh vào đại học. Học
ngày, học đêm, học ở trường, học ở các trung tâm luyện thi, không còn
thời gian đâu để rèn luyện thân thể, vui chơi, giải trí, con người dễ bị
mụ mị và có những hành vi bất thường.
- Trong hoạt động dạy học, giáo dục ở trường thì phương pháp phổ
biến là áp đặt một chiều, thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép, ít khuyến
khích học sinh tham gia trao đổi, thảo luận, bộc lộ cảm nghĩ cùa mình.
Học sinh có chỗ ấm ức không nói lên được. Tích luỹ những điều không
vừa ý trong lòng lâu ngày có thể sỗ có lúc bộc phát, bùng nổ.

14



- Việc rèn luyện sức khoẻ tinh thân và sức khoẻ thê chât không
dược thực hiện một cách hài hoà để hỗ trợ cho nhau. Điều kiện ròn
luyện thể chất ở trường như sân chơi, bãi tập thiếu, hoạt động thể dục
thể thao không dược tiến hành thường xuyên và có chất lượng để rèn
luyện sức chịu đựng, để tạo ra sự thư giãn, để làm cho sinh hoạt ở
trường học trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn.
- Nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện cho học
sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sống để đối phó và vượt qua
những thách thức trong cuộc sống hiện đại.
Nhũng điều nêu trên cho thấy nhà trường có vai trò hết sức quan
trọng trong việc cải thiện sức khoé tinh thần cho các em. Nhà trường cần
đề ra mục tiêu và biện pháp rõ ràng về việc cải thiện sức khoẻ tinh thần
cho học sinh. Để thực hiện được sứ mệnh đó nhà trường cần được sự
phối họp chặt chẽ của gia đình và các lực lượng xã hội khác. Vì như đã
nói ở trên, một số nguyên nhân gây ra rối loạn sức khoè tinh thần ở trẻ
em xuất phát từ gia đình và từ môi trường xã hội nơi các em sinh sống.
Trong các lực lượng đó nhà trường là nơi có điều kiện nhất để hiểu biết
tình trạng và cách giãi quyết vấn đề, vì vậy phải chủ động đề xuất và tư
vấn cho gia đình và các lực lượng xă hội khác trong việc giải quyết
những vấn đề về sức khoẻ tinh thần trẻ em nẩy sinh.
So với việc chăm sóc sức khoẻ thể chất việc chăm sức khoè tâm
thẩn là một lĩnh vực mới mẻ, gần đây mới được đặt ra một cách
nghiêm túc, lại liên quan rộng rãi đến nhiều lĩnh vực khác. Đây là vấn
đề sức khoẻ nên nằm trong sự quan tâm của ngành y tế, lại là lĩnh vực
tinh than nên lại thuộc phạm vi cùa các khoa học nghiên cứu tinh thần
con người là tâm lý học và giao ngành giữa 2 lĩnh vực y học và tâm lý
học là tâm lv học lâm sàng. Kết quả nghiểti cứu được ứng dụng vào
giáo dục trẻ em nên nó liên quan đến giáo dục học, đặc biệt giáo dục
những trẻ khác thường, có những phẩm chất tinh thần trên chuẩn (có

năng khiếu) hoặc dưới chuẩn (chậm phát triển).
Những hoạt động cải thiện sức khoẻ tinh thần trẻ em gắn kết các
khâu nghiên cứu, can thiệp, trị liệu, đào tạo trong đó:

15


- Đào tạo: Trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ nãng cho những người
làm việc trong lĩnh vực này để họ có năng lực phát hiện và giãi quyết
những rối loạn trên;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng sức khoẻ tinh thần trẻ em, phát
hiện những bất thường, tìm nguyên nhân và thiết kế cách can thiệp có
hiệu quả;
- Nghiên cứu dự phòng, theo phương châm chung cùa ngành y là
phòng bệnh hơn chữa bệnh;
- Tổ chức can thiệp sớm. Nếu phát hiện có những hiện tượng bất
thường thì cần thiết kế và tổ chức can thiệp sớm;
- Can thiệp lâm sàng để giải quyết kịp thời, có hệ thống và có kết
quả vững chắc các rối loạn trên.
Các khâu này đòi hỏi liên kết các tổ chức y tế, giáo dục, các tổ
chức xã hội để tạo thành một mạng lưới chăm sóc sức khoẻ tinh thần
trẻ em. Trong mạng lưới đó nhà trường đóng vai trò nòng cốt vì phần
lớn hoạt động của các em diễn ra ở nhà trường, nhà trường cũng có
nhiều khả năng và điều kiện nhất để tiến hành hoạt động này. Đáng
tiếc là ở nước ta nhà trường chưa quan tâm đến các bước dự phòng và
các hoạt động thường xuyên mà chỉ mới đối phó khi xẩy ra các hiện
tượng gây cấn, bức xúc làm náo động dư luận .
Vì hoạt động này là mới mẻ, ngành giáo dục cần có sự ủng hộ của
những người lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo các ngành, các tổ chức xã
hội, các cơ quan, đoàn thể, các cơ quan truyền thông.

5.
Một số nước đã nhận ra tầm quan trọng của việc chăm sóc sức
khoẻ tinh thần cho trẻ em và vai trò của nhà trường trong hoạt động
này nên đã thực thi một số giải pháp cơ bản.
Ví dụ như Pháp đã đào tạo một đội ngũ chuyên gia tâm lý học và
giao cho họ vai trò tư vấn lâm lý-giáo dục ở các trường phổ thông, về
những vấn đề nẩy sinh trong đời sống tinh thần cùa học sinh và cách
giải quyết các vấn đề đó, các giáo viên và lãnh đạo nhà trường đều trao

16


đổi với chuyên gia này. Nếu có sự bất đồng thì phải báo cáo cấp trên.
Không dể xẩy ra tình trạng tuỳ tiện đưa học sinh ra công an như ở một
địa phương cùa Việt Nam.
Hoa Kỳ cũng là nước quan tâm nhiều đến đời sổng tinh thần của
học sinh và một nhóm các nhà nghiên cứu đã cộng tác và giúp đỡ các
đồng nghiệp Việt Nam trong hoạt động này. GS. TS. Bahr Weiss là
một nhà tâm lý học, giảng viên Trường Đại học Vanderbild (bang
Teenesee), đã có quá trình nghiên cứu lâu dài về tâm lý, văn hoá Việt
Nam và đã dụng công tìm tòi các đối tác Việt Nam. Nhờ các thông tin
trên diễn đàn khoa học quốc tế mà GS. tìm thấy người thích họp để
cộng tác triển khai chương trình này ở Việt Nam là TS. Hoàng cẩm
Tú, bác sĩ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm bệnh học, Viện Nhi Quốc
gia. Vì nghiên cứu và điều trị các rối loạn tinh thần phụ thuộc vào các
đặc điểm văn hoá, thông qua ngôn ngừ nên GS đã dụng công học tiếng
Việt và tìm cách giao tiếp bàng tiếng Việt. GS đã tập hợp một đội ngũ
cộng tác viên hiện đang sổng và làm việc ở nước ngoài nhưng có gốc
Việt và am hiểu con người Việt Nam như GS. TS. David Đặng Lâm
Sang, ĐH Tây ú c, Perth (Australia), người đã tiến hành nhiều nghiên

cứu, khảo sát ở Việt Nam, TS. Vicky Ngô Khánh Vinh, TS. Jane
Trâm, người Canada gốc Việt cùng hợp tác nghiên cứu. Giáo sư có ý
định hợp tác lâu dài vì những lý do sau:
- Đây là một hoạt động có mục đích làm thay đổi thái độ, hành vi
cúa một số lớn người cỏ biểu hiện bất thường (chiếm khoảng 1/5 tổng
số trẻ em) và ngăn ngừa các tác hại cho tất cả trẻ em, lại là một hoạt
động xuyên văn hoá, xuyên quốc gia;
- Trong việc họp tác và giúp đỡ đồng nghiệp Việt Nam GS. theo
phương châm cung cấp cái cần câu thay vì con cá. Đẻ làm điều đó GS.
có ý giúp các đồng nghiệp Việt Nam nghiên cứu lý thuyết tiên tiến về
tâm lý học lâm sàng và làm thích nghi vào hoàn cảnh Việt Nam, nẳm
được phương pháp nghiên cứu, chẩn đoán, thiết kế, can thiệp.
Hoạt động hợp tác sẽ bao gồm các lĩnh vực khảo sát, hội thảo,
xémina, nghiên cứu các đề tài, đào tạo chuyên sâu ở các trình độ thạc
sĩ. tiến sĩ, thực tập sau tiến sĩ.
ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ VIỆN

oĩdịom no>

17


Chính vì vậy coi đây là một kế hoạch hợp tác lâu dài nên trong tài
liệu mô tả chương trinh GS. viết :"Chúng tôi coi đây không phái là một
dự án mà là một phần quan trọng cua cuộc đời chúng tôi".
Trirớc mất, kế hoạch hợp tác trài qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn tliir nghiệm 2001-2004, hợp tác với Viện Nghiên cứu
phát trien giáo dục đà hoàn thành tốt dẹp.
Giai tỊoạn chính thức 2006-2010. Sau I năm chuẩn bị dự án cũng

dã được cơ quan tài trợ phê duyệt và đang triển khai công việc với
nhiều hứa hẹn. Cơ quan hợp tác ớ Việt Nam là Khoa Su phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Ngoài dụ án này, GS Weiss và các cộng sự còn tiến hành nhiều
công việc khác liên quan đến SKTT ở cá 3 miền Bấc, Trung, Nam
mà hoạt động cũng như kết quả cua nó sẽ rất lâu dài.

về

GS. Bahr Weiss xin đọc bài báo rất lý thủ cua GS. Mạc Văn
Trang đăng trên báo Nhân dàn hằng tháng, tháng 5/2003.

Tài liệu tham kháo
1. Chiến lược Chăm sóc sức khoẻ trẻ em 2001 -2010.
2. Chiến lược Phát triển giáo dục 2001-20lơ.
3. Đặng Bá Lãm, Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu TK
X X I . Chiến lược phát triển, NXB Giáo dục, 2003.
4. Philip

c.

Kendall, Constance Hammen, Abnormal Psychology.

5. Schrocder Gordon, Assessment and Treatment o f Childhood
Problems.
6. Hoàng Cẩm Tú, Bước đầu nghiên cứu SK TT của học sinh tại
một số trường THCS, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, 2004. .
7. Nguyễn Khắc Viện, Tâm lý lâm sòng trẻ em Việt Nam, Nhà xuất
bản Y học - Trung tâm nghicn cứu tâm lý tre em, 1999.


18


CHAPTER 1
T h e N ecessity o f Interdisciplinary Research on E ducation,
P sy c h o lo g y an d M ental Health o f V ie tn a m e se C hildren

By Dang Ba Lam

Abstract
Contemporary life has many material advantages but contemporary
ife also has many stresses and challenges that create a variety o f mental
lealth problems for people. To address this requires both research and
ntervention, and so the W.H.O. has expanded its focus to cover not only
ihysical but also mental health.
This chapter reviews the W.H.O.'s concept of (a) normal mental
lealth state as balanced psychological development, relevant to the age
ind social circumstance, and (b) abnormal mental health as a state as
inbalanced psychological development, with disorder in thinking,
eeling, and / or behavior.
To prevent and to treat these mental health disorders, it is necessary
o determine (a) what the norm is for a ‘balanced state’ and (b) the
:auses of the disorders.
In mental health research and intervention, particular attention
-hould be given (a) to children because “the children o f today are the
vorld of tomorrow", and to (b) schools because they are the setting in
vhich children spend the majority o f their waking time.

19



In Vietnam, various research studies suggest that approximately
20% of school children have mental health problems such as disinterest
in academic studies, depression, suicide, drug use, violence, etc.
There are many reasons for these problems, some o f which
include:
- Parents spending long hours working, and not having sufficient
time to be with their children.
- Exposure to poor role models.
- Parents using discipline techniques that were effective when they
(the parents) were young but that are no longer effective in today’s
society.
- Excessive focus and stress around studying and examinations.
- Parents requiring their children to participate in after-school
study classes, which means that children have no time to relax or enjoy
themselves.
- A lack of physical education or exercise.
- Schools do not help students learn in communication skills, life
skills, etc.
To solve these problems requires cooperation between the school,
the family and the community, to implement measurements covering
research, treatment and training.
Tác giả: PGS.TS. Đặng Bá Lãm
Nghiên cứu viên cao cấp
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục

20


BÀI 2

B Ả O VỆ V À C H À M S Ó C
SỨ C K H O Ẻ T Â M T H Ầ N TRẺ EM

Hoàng Cẩm Tú

1. Đặt vấn đề
Trong sự phát triển sức khoẻ toàn diện cùa trẻ em, việc chăm sóc
sức khoẻ thể chất (CSSKTC) tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể lực
cường tráng, giảm khả năng mắc bệnh, tránh được nguy cơ tử vong do
bệnh tật. Việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần (CSSKTT) đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển năng lực trí tuệ, tạo ra sự cân bằng về
cảm xúc tình cảm, tính tự lâp, tự tin, niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu
con người của mỗi đứa trẻ. Đó là nền tảng để trẻ em có thể phát huy
được các tiềm năng của chúng, xây đựng được một nhân cách lành
mạnh, lao động có sáng tạo. Đó cũng là động lực để tăng sức đề kháng
với các yếu tố xã hội bất lợi. Công cuộc CSSKTT cho trẻ em là một
lĩnh vực khoa học liên ngành, kết hợp y học, tâm lý học, giáo học, xã
hội học...
Sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhanh đã làm nảy sinh nhiều
yếu tố tác động lớn đến phát triển và tổn thương SKTT của trẻ, dẫn
đến các rối loạn stress, trầm cảm, tự tử, hành vi chống đối (như bỏ nhà,
trốn học, trộm cắp, hung dừ, tàn bạo, đánh nhau, phá vỡ các qui tắc xã
hội...), nghiện hút, mại dâm... Các hiện tượng trên ngày một gia tăng,
thậm chí đến mức báo động... và đã trở thành mối lo ngại chung cho

21


từng gia đình, tô chức, nhà nước cùa nhiêu quôc gia trên thê giới.
Nước ta, với sự biến động của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị

hoá, mở rộng giao lưu văn hoá liên quốc gia, mồi người dàn nói chung
và tré em nói riêng đòi hỏi phải theo kịp nhịp điệu phát triển của xã
hội. Nảy sinh gia tăng mâu thuẫn quan điểm giữa các thế hệ, mâu
thuẫn giữa nhu cầu bản thân và sự đáp ứng của xã hội, gia dinh; cấu
trúc gia đình bị phá vỡ, chuẩn mực xã hội thay đổi... Đây là những
stress tâm lý xã hội tác động không nhỏ đến tâm lý và gây tổn thương
SKTT cùa trẻ em và vị thành niên.
Việc nghiên cứu để dự phòng sớm các tổn thương SKTT của trẻ
em là cần thiết nhằm hạn chế các rối loạn tâm thần nặng ở tuổi vị thành
viên và người lớn, giảm gánh nặng cho xã hội.
2. Một số khái niệm liên quan đến SKTT
- SK toàn diện có 3 thành phần: SK thể chất, SKTT và sức khoẻ xã
hội (SKXH ). Ba thành phần này quan hệ mật thiết và tác động qua lại
lẫn nhau. Cơ thể bị tổn thương (tổn thương thể chất hoặc bệnh thực
thể) sẽ gây tâm trạng lo âu, bi quan, buồn phiền, cáu gắt, uể oải, giảm
hứng thú...) tức là gây tổn hại đến SKTT. Ngược lại, khi trạng thái
tâm lý không thoải mái, lo âu, sợ hãi, buồn chán... hoặc bị rối loạn tâm
thần nặng...đều kéo theo những rối loạn cơ thể (rối loạn thực vật - nội
tạng, giảm miễn dịch...). Như vậy, trong SK của mỗi cá nhân đều có
mặt SKTT như là một thành phần chính yếu.
- SKTT là một trạng thái không chi không có rối loạn hay dị tật
tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cân
bằng về cảm xúc, hoà hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xâ hội, có
cảm xúc tình cảm và hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Muốn vây, phải có chất lươne nuôi- day tốt.
Như vậy SKTT cùa một người được đánh giá là tốt bao gồm:
+ Có cảm giác sống thực sự thoải mái, tin vào giá trị bàn thân và
tin vào phẩm chất và giá trị của người khác;

22



+ Có khả năng kiểm soát dược cảm xúc tình cảm, nhận thức hành
vi, ứng xử để vượt qua mọi thử thách cùa cuộc sống;
+ Có khả năng tạo dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ
thích hợp;
+ Có khả năng tự hàn gắn sau các choáng tâm lý hay stress.
SK XH : là trạng thái thể hiện khả năng hoà nhập của một cá thể
vào môi trường xã hội (gia đình, trường học, cộng đồng..) và khả năng
tác động nhằm cải biến môi trường đó. Không hoà nhập được hoặc khó
hoà nhập thể hiện SKXH yếu, nếu hoà nhập dễ dàng, phát huy được
khả năng đóng góp tích cực để phát triển xã hội thì SKXH tốt. Nếu
trạng thái xã hội ổn định về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, ít có biến
động, xung đột... gây stress tâm lý thì sẽ tạo sự thoải mái, thuận lợi cho
sự phát triển tiềm năng của từng cá thể. Ngược lại, xã hội có nhiều
biến động, nhiều stress sẽ làm cho SKTT con người dễ bị tổn thương.
SKTT & SKXH quan hệ rất khăng khít với nhau, nên nhiều rối loạn
chung được gọi là rối loạn tâm lý xã hội như nghiện hút, rượu, rối loạn
hành vi, chống đối của thanh thiếu niên, các rối loạn liên quan đến
stress. Các rối loạn tâm lv-xẩ* hội có liên quan đến tình hình ổn định
chính trị và an toàn xã hội. Vì vậy, hiện nay chính phủ nhiều nước trên
thế giới rất quan tâm den SKTT và có chính sách quốc gia đặc biệt đối
với SKTT.
Như vậv, quan niệm về SKTT trẻ em ngày nay được xem là một thể
liên tục từ phát triển tâm lý bình thường về các mật đến bất thường
bệnh lý, từ nhẹ đến nặng, có tính chất nhất thời hoặc kéo dài, bao gồm
các trạng thái:
+ SK TT tốt: Đạt các mốc phát triển tâm lý thuộc giai đoạn cùa lứa
tuổi mình và không có biểu hiện lệch lạc.
+ SK TT bị tốn thương: Không chi bó hẹp ờ một tỳ lệ nhỏ của các

rối loạn tâm thân (10-20%) như những bệnh tâm thần nặng, mạn tính
hoặc các khuyết tật về tâm thần, mà còn bao gồm các trạng thái không
thoải mái về tám lý do căng thẳng bởi các stress tâm lý từ phía môi
trường sống gia đình, trường học, cộng đồng xã hội, ... như rối loạn

23


ngủ, biếng àn, mệt mỏi, học giám sút, thiếu hứng thủ, xa lánh, ngại
giao tiếp, lo sợ hốt hoảng, buồn chán... đến rối loạn hành vi chong đối.
3. Yếu tố ảnh hưỏng đến phát triển sức khỏe tâm thần
Trẻ em không phải là người lớn thu nhò lại, mà Jà một cá thể khác
biệt đang đà phát triển. Quá trình phát triển đó là liên tục, giai đoạn sau
kế thừa cái đã có của giai đoạn trước, nhưng chín muồi hơn, thành thục
hơn. Sự phát triển tâm lý trẻ em là cả một quá trình trẻ em lĩnh hội
kinh nghiệm của loài người trong nền văn hoá xã hội.
3.1. Nền văn hoá xã hội
Nền văn hoá xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm, những tri
thức của loài người, những bản sắc dân tộc, chứa đựng những chuẩn
mực đạo đức, những giá trị thẩm mĩ. Đó là nội dung cơ bản để trẻ em
tiếp nhận trong khi phát triển trí tuệ, nhân cách. Môi trường văn hoá
nào, thì tâm lý trẻ em mang sẳc thái của nền văn hoá đó.
3.2. Văn hoá gia đình
Vai trò cùa gia đình rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc
biệt trẻ tuổi trước học đường. Lúc mới sinh ra tất cả trẻ em được bố mẹ
nuôi dưỡng trong tổ ấm gia đình, đến tuổi trưởng thành mới ra đờì,
mới hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Tổ ấm gia đình là môi trường văn
hoá, được tạo dựng nên trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
cùa những người ruột thịt sống trong gia đình. Đó là môi trường trẻ
cần được chăm sóc, nuôi dạy an toàn và thoả mãn được các nhu cầu

thích hợp cho trẻ phát triển toàn diện. Với môi trường như vậy, trẻ có
được cảm giác an toàn, giúp trẻ yên tâm, vui vẻ hồn nhiên, mạnh dạn
thăm dò, thử nghiệm, tìm cách”tác động lên sự vật, học hành. Nó phát
huy được tiềm năng về cơ thể, tâm lý đang sinh sôi nảy nở. Ngược lại,
trong môi trường thiếu nuôi dưỡng, thiếu tình thương, đe nẹt, xung đột,
bạo lực thì trẻ không có được cảm giác an toàn, luôn lo sợ, trẻ co mình
lại, giảm linh hoạt, tăng thụ động và dẫn đến nghi ngờ cuộc sống, buồn
chán, các chuẩn mực xã hội bị phá vờ, khi đỏ sự phát triển tâm lý bị
cản trở, trở nên lệch lạc.

24


×