Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng quản lý sử dụng đất của các Công ty Nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 2017 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LÊ CÔNG TIẾN

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC CÔNG TY NÔNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC
CHUYỂN ĐỔI TỪ NÔNG LÂM TRƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2006 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

LÊ CÔNG TIẾN

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC CÔNG TY NÔNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC
CHUYỂN ĐỔI TỪ NÔNG LÂM TRƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2006 - 2017
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Yên Bái, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Công Tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế Đặng là
người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo,
công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái; Phòng Tài
nguyên và Môi trường các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên; các cơ
quan ban ngành khác có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Yên Bái, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Công Tiến

.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
1.2. Một số nghiên cứu về tình hình quản lý sử dụng đất nông lâm trường ở
Việt Nam ........................................................................................................... 8
1.3. Kết quả thực hiện về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các nông lâm
trường quốc doanh trên địa bàn cả nước ........................................................... 9
1.3.1. Từ trước năm 2004 .................................................................................. 9
1.3.2. Giai đoạn 2004-2014 ............................................................................. 11
1.4. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu ....................................................... 19
1.4.1. Những thành công đã đạt được ............................................................. 19
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 20

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
2.2.1. Khái quát tình hình cơ bản và các công ty nông lâm nghiệp của tỉnh
Yên Bái ............................................................................................................ 20
2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm
nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.............................................................................................. 20
2.2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối
với quỹ đất đã giao cho các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ
nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................ 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 21
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: ...................................... 21
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính ......................... 22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 23
3.1. Khái quát tình hình cơ bản và các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái
......................................................................................................................... 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái ................................... 23
3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Yên Bái .................................. 30
3.1.3. Khái quát các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái .......................... 37
3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp
được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh
Yên Bái ............................................................................................................ 41

3.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường trên địa bàn
tỉnh Yên Bái trước năm 2006 .......................................................................... 41
3.2.2. Thực trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng của các Công ty
nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017
......................................................................................................................... 42
3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty nông lâm
nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 .............. 68
3.2.4. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty
nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017
......................................................................................................................... 81
3.2.5. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất không đúng với các
quy định pháp luật đất đai của các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi
từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 ..................................................... 82
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối
với quỹ đất đã giao cho các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ
nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................ 85
3.3.1. Giải pháp về chính sách pháp luật ........................................................ 85
3.3.2. Giải pháp về đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ...................................................................................................... 86
3.3.3. Giải pháp về công tác giao đất .............................................................. 86
3.3.4. Giải pháp về giải quyết tranh chấp, lấn chiếm ...................................... 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

3.3.5. Giải pháp về tăng hiệu quả đất nông lâm nghiệp ................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 89

1. Kết luận ....................................................................................................... 89
2. Kiến nghị .........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Ký hiệu
CTNN

: Công ty Nông nghiệp

CTLN

: Công ty Lâm nghiệp

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GCN QSDĐ


: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HTX

: Hợp tác xã

NQ

: Nghị Quyết

QLĐĐ

: Quản lý đất đai

SDĐ

: Sử dụng đất

TNMT

: Tài nguyên Môi trường

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TW

: Trung ương


UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế (tính theo giá thực tế) giai
đoạn 2011 - 2017 ............................................................................................. 26
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh
2010) giai đoạn 2011 - 2017 ........................................................................... 27
Bảng 3.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 tỉnh Yên Bái .......... 29
Bảng 3.4: Lực lượng lao động tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2017............... 29
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng của các công ty nông
lâm nghiệp, lâm trường tỉnh Yên Bái (trước chuyển đổi năm 2016) .............. 43
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp, lâm trường phân
theo đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái (trước chuyển đổi năm
2016)................................................................................................................ 44
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất của các Công ty lâm nghiệp, lâm trường sau
thực hiện sắp xếp, chuyển đổi (năm 2016) ..................................................... 47

Bảng 3.8: Diện tích đất các Công ty lâm nghiệp, lâm trường giữ lại để quản lý
và sử dụng (năm 2016) .................................................................................... 66
Bảng 3.9: Diện tích đất các Công ty nông lâm nghiệp, lâm trường dự kiến trả
lại địa phương (năm 2016) .............................................................................. 67
Bảng 3.10: Tổng hợp thực trạng quản lý, sử dụng đất tại các Công ty lâm
nghiệp, lâm trường và Công ty cổ phần chè hiện nay..................................... 70
Bảng 3.11: Các hình thức giao đất lâm nghiệp, lâm trường ........................... 73
Bảng 3.12: Diện tích các Công ty lâm nghiệp, lâm trường đang giao khoán trên địa bàn
......................................................................................................................... 75
Bảng 3.13: Diện tích các Công ty nông lâm nghiệp, lâm trường cho mượn, tự
ý chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật ...................................................... 77
Bảng 3.14: Diện tích đất đai đang bị tranh chấp, lấn chiếm trong các Công ty
nông lâm nghiệp, lâm trường .......................................................................... 78
Bảng 3.15: Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các Công ty lâm nghiệp,
lâm trường ....................................................................................................... 80
Bảng 3.16: Nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại
các Công ty nông, lâm nghiệp ......................................................................... 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Yên Bái ....................................................... 23
Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Yên Bái năm 2017............................. 36


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông lâm trường quốc doanh là lực lượng nòng cốt quản lý, sử dụng đất đai
và tài nguyên rừng vùng trung du miền núi của Việt Nam từ sau cải cách ruộng đất
ở Miền Bắc và sau năm 1975 giải phóng ở Miền Nam. Việc hình thành các Nông
lâm trường không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế khách quan, mà còn là
yêu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng, ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội
vùng trung du miền núi.
Qua các thời kỳ phát triển của đất nước, các nông lâm trường quốc doanh đã
được tổ chức, điều chỉnh sắp xếp lại nhiều lần và luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc
thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, phát triển rừng, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an
sinh xã hội ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh kết quả đạt được, hơn 60
năm qua dưới áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và những biến cố lịch sử,
cùng với nhận thức về giá trị sinh thái môi trường của rừng còn hạn chế nên việc quản
lý, sử dụng đất đai nói chung của các nông lâm trường quốc doanh chưa hiệu quả, tài
nguyên rừng bị suy giảm đáng kể cả về quy mô diện tích và chất lượng rừng, đặc biệt
là từ sau thời kỳ đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
bức xúc trong quản lý, sử dụng đất đai với người dân địa phương.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, rừng và các
nguồn lực sẵn có của các nông lâm trường, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
28-NQ/TW ngày 16/6/2003, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục
sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Để thực hiện nghị

quyết Bộ chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, quyết
định về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh: Nghị định số
170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường
quốc doanh; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về sắp xếp, đổi mới
và phát triển lâm trường quốc doanh. Quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại các nông
lâm trường đã mang lại những chuyển biến tích cực, bước đầu làm rõ được hiện
trạng quản lý, sử dụng đất, góp phần giải quyết đất ở, đất sản xuất cho người dân,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

nâng cao đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập, tình trạng tranh chấp vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn xảy ra,
việc sử dụng đất đai lãng phí, kém hiệu quả.
Trước tình hình đó Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW
ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc
doanh; Thủ tướng Chính phủ banh hành Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày
11/5/2014 về chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày
12/3/2014 của Bộ Chính trị; Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty nông, lâm nghiệp.
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung du
Bắc Bộ. Trước năm 2006 Yên Bái có tổng số 9 lâm trường quốc doanh và 7 công ty
chè được phân bố trên địa bàn 9 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh; quản lý, sử
dụng tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất phi nông nghiệp là
276.678,22 ha. Nhưng việc quản lý, sử dụng đất của các công ty còn nhiều bất cập,
yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân ngày càng diễn ra

phức tạp mà đến nay các cấp chính quyền chưa có phương án, biện pháp giải quyết
dứt điểm dẫn đến gây mất ổn định xã hội,…
Trước những nhu cầu thực tế, được sự phân công của Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý sử dụng
đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa
bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2017”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Khái quát tình hình cơ bản và các công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.
- Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp
được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với
quỹ đất đã giao cho các công ty nông lâm nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải pháp
nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đối với quỹ đất của các Công ty nông lâm
nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những
bất cập tồn tại trong quản lý, sử dụng đất tại các Công ty nông lâm nghiệp được
chuyển đổi từ nông lâm trường; giải quyết được tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp
đất đai tại các Công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái; từ đó góp phần
nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Khái niệm về đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; trải qua nhiều thế
hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất
đai như ngày nay (lời nói đầu Luật Đất đai, 1987; Luật Đất đai, 1993).
Vai trò của đất đai đối với các ngành:
(1) Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự
trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản); quá trình sản xuất và sản phẩm
được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm
thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
(2) Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao
động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo,...) và
công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,...); quá trình
sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu, quá trình sinh
học tự nhiên của đất.

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ
thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng
đất. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn
thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của
đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn. Điều này có
nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển,
cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong
các khu vực kinh tế phát triển.
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu thông
qua việc quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục
đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyết định
thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để thực hiện được quyền đại diện chủ sở hữu,
Nhà nước chịu trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và
quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, lập bản
đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều
tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất; quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; đăng ký đất
đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng
hệ thống thông tin đất đai; quản lý tài chính về đất đai và giá đất; quản lý, giám sát
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, giám
sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai; phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh
chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; quản
lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Điều 17, Điều 18 Hiến pháp năm 1992; Điều 5,
Điều 6 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, Điều 54 Hiến pháp năm 2013; Điều 4,
Điều 13, Điều 22 Luật Đất đai năm 2013).
Để quản lý, sử dụng đất đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật, Nhà
nước quy định người sử dụng đất, đề ra các nguyên tắc sử dụng đất, quy định người
chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất, đối với đất giao để quản
lý và những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng đất như: Sử dụng đất
đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung
quanh…; người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp
vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục

đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động
văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa
địa và công trình công cộng khác của địa phương…; tổ chức được giao quản lý
công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống
cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng
trường, tượng đài, bia tưởng niệm; tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích
đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư…; lấn, chiếm, hủy hoại đất
đai; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử dụng
đất, sử dụng đất không đúng mục đích… (Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 12
Luật Đất đai năm 2013).
Khái niệm về nông lâm trường: Nông lâm trường quốc doanh là đơn vị kinh
tế quốc doanh chủ lực của ngành nông lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng. Với chức năng
nhiệm vụ là doanh nghiệp nhà nước, do vậy cũng như các doanh nghiệp nhà nước
khác, nông lâm trường quốc doanh phải hạch toán sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu
là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông lâm sản, đem lại nhiều lợi nhuận
cho nông lâm trường và Nhà nước. Sự khác biệt của nông lâm trường quốc doanh
với các doanh nghiệp nhà nước khác là được Nhà nước giao đất, giao rừng với diện
tích lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp, vừa tham
gia hoạt động công ích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở vùng trung du miền núi,
đặc biệt ở vùng sâu vùng xa (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2015).
Vai trò của nông lâm trường: Nông lâm trường là trung tâm kinh tế - kỹ
thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp giống cây trồng, giống vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7

nuôi, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ, chế biến nông sản cho nông dân trong vùng; thực
hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ
nông, lâm sản đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo được một số mô hình mới về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt nhiều nông, lâm trường
quốc doanh đã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hình thành các tụ
điểm văn hóa, trung tâm kinh tế - xã hội, thị trấn, thị tứ trên địa bàn. Qua đó đã làm
thay đổi diện mạo nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên
giới, góp phần tích cực và phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời
sống cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội (Ủy ban
thường vụ Quốc hội, 2015).
Nông, lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là khai
hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuất nông, lâm
sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản xuất
giống cây trồng, giống vật nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp;
làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới, nông thôn mới; kết hợp phát triển
kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng xung yếu, khó khăn. Trong
quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp, các nông, lâm trường quốc doanh đã có
những chuyển đổi quan trọng cả về tổ chức quản lý và nội dung, phương thức hoạt
động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống người lao động.
Nông, lâm trường quốc doanh đã có đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền núi. Nhiều nông, lâm trường đã
trở thành nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông, lâm sản quan trọng, hình
thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng
cơ sở chế biến nông, lâm sản…Tuy nhiên, các nông, lâm trường còn những yếu
kém sau đây: Hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn
nhiều; quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm,
tranh chấp đất đai giữa hộ dân với nông lâm trường xảy ra ở nhiều nơi. Chủ trương

giao khoán đất đai, vườn cây, rừng ổn định lâu dài cho hộ thành viên chậm được
thực hiện, hoặc thực hiện không đúng; một số nông, lâm trường đã khoán trắng cho
người nhận khoán. Sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, số nông, lâm trường làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

ăn có lãi chưa nhiều, mức nộp ngân sách hàng năm ít, công nợ phải trả lớn. Hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông, lâm trường xuống cấp nghiêm
trọng. Đời sống cán bộ, công nhân viên còn nhiều khó khăn, việc đóng bảo hiểm xã
hội cho cán bộ, công nhân viên trong nông, lâm trường chưa được thực hiện nghiêm
túc. Một số nông trường chưa quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tại
chỗ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gắn bó với nông trường, ổn định sản xuất, đời
sống. Bộ máy quản lý của các nông, lâm trường tuy có giảm nhiều so với trước,
nhưng vẫn còn lớn, hiệu quả điều hành thấp…(Bộ Chính trị, 2013).
Sau quá trình sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết
sô 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị. Hiện nay, trên cả nước còn có 408
nông trường, lâm trường (gồm 156 doanh nghiệp nông nghiệp, 163 doanh nghiệp
lâm nghiệp, 89 ban quản lý rừng) đang quản lý, sử dụng là 3.794.850 ha; trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 3.623.539 ha (chiếm 95,49% tổng diện tích); đất phi
nông nghiệp là 71.706 ha (chiếm 1,89%); đất chưa sử dụng là 99.065 ha, chiếm
2,62%; diện tích đã bàn giao cho địa phương quản lý 529.415 ha. Tuy nhiên, việc sử
dụng đất còn kém hiệu quả; việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường theo
Nghị quyết số 28-NQ/TW thực hiện còn chậm, chất lượng và hiệu quả đạt được
thấp; việc quản lý, sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập.
1.2. Một số nghiên cứu về tình hình quản lý sử dụng đất nông lâm trường ở
Việt Nam

- Báo cáo số 958/BC-UBTVQH13 ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội.
- Bài báo nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý, sử
dụng đất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” của các tác giả Trần Xuân
Miễn, Xuân Thị Thu Thảo và Bùi Văn Phong (2016) trên tạp chí Khoa học và công
nghệ lâm nghiệp số 6 đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng
đất nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất các nông lâm
trường trong thời gian tới.
- Báo cáo “Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa
phương” của nhóm tác giả Tô Xuân Phúc-Forest Trends; Phan Đình Nhã, Phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

Quang Tú, Đỗ Duy Khôi - CODE (2013) đã chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình
sản xuất trên đất nông lâm trường giữa các công ty lâm nghiệp và người dân địa
phương, nguyên nhân và mô hình giải quyết các mâu thuẫn đó.
- Đề tài “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các nông, lâm trường
trên địa bàn tỉnh Lào Cai” của tác giả Nguyễn Văn Quảng (2016) đã đánh giá được
thực trạng tình hình quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường trên toàn tỉnh Lào
Cai với những mặt tích cực và hạn chế của công tác quản lý sử dụng đất, đồng thời đề
xuất những giải pháp để nâng cao năng lực quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường.
- Đề tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của
các công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn” của tác giả Hoàng Dương Tuấn (2016) đã đánh giá được thực trạng sử
dụng đất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với những mặt tích cực và tiêu

cực từ đó đề xuất được các biện pháp quản lý sử dụng cho phù hợp.
- Báo cáo hội thảo “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất
nông, lâm trường quốc doanh” của các tác giả Nguyễn Tiến Sỹ, Phan Thị Thanh
Huyền, Luyện Hữu Cử (2016) đã phân tích tình hình quản lý sử dụng đất nông lâm
trường sau sắp xếp đổi mới của Chính phủ qua đó đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường.
- Báo cáo hội thảo “Một số giải pháp hạn chế khiếu nại, tranh chấp đất đai tại
các nông lâm trường quốc doanh” của các tác giả Phan Thị Thanh Huyền (2016), đã
phân tích tình hình tranh chấp lấn chiếm đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
1.3. Kết quả thực hiện về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các nông lâm
trường quốc doanh trên địa bàn cả nước
Theo Báo cáo số 958/BC-UBTVQH13 ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014 như sau:
1.3.1. Từ trước năm 2004
1.3.1.1. Việc đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trước năm 2004, có 40/53 tỉnh, thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các nông trường, diện tích 311.392 ha (bằng 48,9% diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

đất nông trường quản lý); có 28/47 tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các lâm trường, diện tích 1.250.369 ha (bằng 25% diện tích đất lâm
trường quản lý). Hồ sơ, tài liệu bản đồ đất đai đều do các nông, lâm trường tự quản lý.
1.3.1.2. Thực hiện giao đất, cho thuê đất

Theo quy định của pháp luật, trước năm 2004, đất đai giao cho các nông, lâm
trường đều thuộc hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Do nhiều nguyên nhân, trong một thời gian dài trước 2004, đất đai do các
nông, lâm trường quốc doanh quản lý, sử dụng chủ yếu được giao trên bản
đồ, không thực hiện đo đạc, cắm mốc, xác định ranh giới cụ thể trên thực địa. Vì
vậy việc quản lý, sử dụng đất, giao đất của các nông, lâm trường cũng không cụ
thể; căn cứ để quản lý, giao đất là các bản đồ có độ chính xác thấp, hồ sơ giấy tờ cũ,
không được hiệu chỉnh. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất chủ yếu được lập và ban hành
kèm theo các quyết định thành lập nông, lâm trường; do các nông, lâm trường tự
quản lý, ít được giao nộp cho các cơ quan quản lý đất đai theo quy định.
1.3.1.3. Tình hình vi phạm và giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai
Trước năm 2004, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai của các nông, lâm
trường diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo của Chính phủ, có 39/53 tỉnh, thành phố
có các nông, lâm trường bị lấn chiếm đất đai, với diện tích 297.678 ha (đất nông
trường 33.309 ha, đất lâm trường 264.369 ha); tại 24/53 tỉnh, thành phố có tranh
chấp đất đai tại các nông, lâm trường, với diện tích 61.038 ha (đất nông trường
2.238 ha, đất lâm trường 58.800 ha).
1.3.1.4. Kết quả thu hồi đất của các nông, lâm trường, giải quyết đất ở, đất sản xuất
cho các hộ trên địa bàn nông, lâm trường quản lý
Quá trình rà soát, sắp xếp lại doanh nghiệp, đã có 187 nông, lâm trường bàn
giao đất cho địa phương quản lý, diện tích 148.292 ha. Riêng các lâm trường, giai
đoạn 1991 - 2000, có 232 đơn vị thuộc 47 tỉnh, thành phố đã giao 1.262.732 ha đất
lâm nghiệp cho địa phương quản lý.
1.3.1.5. Kết quả sử dụng đất cho mục đích sản xuất, kinh doanh
Tính đến năm 2000, diện tích đưa vào khai thác sử dụng của các nông trường
là 545.995 ha (chiếm 85,8% diện tích đất được giao quản lý); các lâm trường đã đưa
vào sản xuất 4.425.792 ha /5.000.794 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





11

1.3.2. Giai đoạn 2004-2014
1.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai trước Nghị quyết 28-NQ/TW
Thời điểm năm 2003, quỹ đất Nhà nước giao cho 682 nông, lâm trường quản
lý là 7.996.467 ha; trong đó đất nông nghiệp chiếm 95,9% tổng diện tích (bao gồm
638.936 ha đất sản xuất nông nghiệp, 6.980.183 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất
rừng sản xuất 2.418.773 ha, rừng phòng hộ 2.562.209 ha, rừng đặc dụng 1.999.237
ha); đất phi nông nghiệp 89.710 ha (chiếm 1,1%); đất chưa sử dụng 236.618 ha
(chiếm 3,0%).
Các nông, lâm trường quản lý, sử dụng đất đai dưới các hình thức: Tự tổ chức
sản xuất (bao gồm cả diện tích giao khoán) 7.431.820 ha; liên doanh, liên kết 42.510
ha; góp vốn để sản xuất, kinh doanh 508 ha; cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái
pháp luật 14.629 ha; bị lấn chiếm, tranh chấp, chồng lấn chưa giải quyết xong 78.486
ha; chưa sử dụng, hoặc sử dụng vào các mục đích khác 428.515 ha.
1.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai sau khi thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW
a. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất
Theo báo cáo của Chính phủ (số 314/BC-CP ngày 25/6/2015), cả nước có
642 nông, lâm trường, đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích
7.599.580 ha, chiếm 96% tổng diện tích đất đang sử dụng (thời điểm năm 2014).
Tổng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng đã tiến
hành rà soát, lập quy hoạch sử dụng khi triển khai thực hiện Nghị quyết 28 là
4.013.784 ha; trong đó 3.843.335 ha đất nông nghiệp (chiếm 95,8%); 74.082 ha đất
phi nông nghiệp (chiếm 1,8%); 96.367 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,4%.
b. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng phương án sử dụng đất
Theo phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của các công ty nông, lâm
nghiệp, ban quản lý rừng có 3.730.755 ha sử dụng để tự tổ chức sản xuất (bao gồm cả
diện tích giao khoán); 41.972 ha thực hiện liên doanh, liên kết với tổ chức khác; 508

ha sử dụng để góp vốn sản xuất, kinh doanh; 14.318 ha cho thuê, cho mượn; 73.900
ha chuyển nhượng trái pháp luật, bị lấn chiếm, có tranh chấp chưa giải quyết xong;
152.330 ha chưa sử dụng, hoặc sử dụng vào mục đích khác. Diện tích đất bàn giao
cho địa phương quản lý 531.501 ha.
Tuy đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt phương án tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

chức sản xuất, kinh doanh, phương án sử dụng đất, kế hoạch, yêu cầu thực hiện giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng
sau chuyển đổi. Nhưng qua thực tế, nhận thấy: Bản chất việc quản lý, sử dụng đất
đai, các phương án, hình thức quản lý, sử dụng đất đai của các công ty nông, lâm
nghiệp, ban quản lý rừng hầu như không thay đổi. Việc chuyển đổi mô hình công ty
mới chỉ dừng lại trên đề án. Các công ty nông, lâm nghiệp mới chỉ chuyển đổi tên,
chưa thực sự thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đai theo các quy
định hiện hành của luật pháp và theo phương án quản lý, sử dụng đất tại các đề án
đã được phê duyệt.
c. Công tác đo đạc bản đồ, xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất
Hiện cả nước có 447 tổ chức đang quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp (kể
cả các đơn vị ngoài đối tượng phải sắp xếp theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ
Chính trị) đã được đo, vẽ bản đồ các loại trong các thời kỳ khác nhau với tổng diện
tích 5.942.000 ha (chiếm 69,5% số tổ chức và 74,3% diện tích), trong đó có 62 tổ
chức quản lý diện tích 558.949 ha đã có bản đồ giải thửa được đo vẽ trước năm
1993, đến nay hầu như không sử dụng được do đã biến động qua nhiều giai đoạn và
không được chỉnh lý, bổ sung. Có 385 tổ chức quản lý diện tích 5.344.631 ha đã có
bản đồ địa chính.

Theo báo cáo của Chính phủ, phần lớn các công ty nông, lâm nghiệp ở các
địa phương chưa thực hiện việc rà soát, đo đạc xác định, cắm mốc giới đất đai để
làm thủ tục thực hiện chính sách theo quy định của luật pháp về giao đất, thuê đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ các công ty nông, lâm nghiệp trên địa
bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Hòa Bình, Tuyên Quang).
Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã (theo quy định),
không lập riêng cho từng công ty nông, lâm nghiệp, đất của các đơn vị chỉ mới
được đo khoanh bao theo phạm vi diện tích giao cho các nông, lâm trường trước khi
sắp xếp lại theo Nghị quyết 28-NQ/TW. Vì chưa thể hiện đầy đủ, chi tiết các loại
đất, chưa rõ, chưa chính xác ranh giới sử dụng đất của các nông, lâm trường…nên
sau khi sắp xếp lại, các đơn vị này vẫn không thể xác định mốc giới, phạm vi quản
lý, sử dụng đất đai một cách chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Do thiếu bản đồ địa chính có độ chính xác theo đúng quy định chuyên ngành
nên việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định và
thực hiện nghĩa vụ tài chính thực hiện chậm hoặc không thực hiện được; việc giải
quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai kéo dài,
không thể dứt điểm.
d. Việc giao đất, cho thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai
Qua báo cáo của Chính phủ, đến năm 2014, với 653 nông, lâm trường đang
quản lý, sử dụng 7.916.366 ha đất, Nhà nước đã thực hiện thủ tục giao đất cho 642
đơn vị, diện tích 7.599.580 ha với các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất,
giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất. Trong đó, giao đất có thu tiền sử
dụng đất cho 04 đơn vị với diện tích 2.029 ha, cho thuê đất đối với 112 đơn vị với

diện tích 472,709 ha, giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với 526 đơn vị với
diện tích 7.124.842 ha.
Trong tổng số 7.124.842 ha đất đã được giao theo hình thức không thu tiền sử
dụng đất có 5.143.653 ha thuộc 284 ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên tiếp tục thuộc diện giao đất không thu tiền sử dụng đất; còn lại 1.981.189
ha thuộc 242 đơn vị thuộc diện phải chuyển đổi sang hình thức giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc thuê đất nhưng chưa thực hiện.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau khi thực hiện rà soát, sắp xếp lại theo
Nghị quyết 28, đến ngày 31/12/2013, cả nước còn 408 đơn vị; trong đó có 156 công
ty nông nghiệp, 163 công ty lâm nghiệp, 89 ban quản lý rừng (chưa tính các đơn vị
thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Tổng diện tích đất 408 đơn vị đang quản lý, sử
dụng là 4.013.784 ha; trong đó đất nông, lâm nghiệp 3.843.335 ha (chiếm 95,75%
tổng diện tích); đất phi nông nghiệp 74.082 ha (chiếm 1,85%); đất chưa sử dụng
96.367 ha (chiếm 2,4%).
Qua giám sát thấy rằng: Mới có 112 nông, lâm trường đã thực hiện chuyển
sang thuê đất, với diện tích 472.709 ha; 04 nông, lâm trường chuyển sang giao đất
có thu tiền sử dụng đất với diện tích 2.029 ha (đây là các đơn vị đã thực hiện đúng
nghĩa vụ tài chính đất đai); còn 242 nông, lâm trường, đang quản lý sử dụng
1.981.189 ha đất, nhưng chưa thực hiện chuyển sang diện thuê đất, hoặc giao đất có
thu tiền. Điều này chứng tỏ việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

sử dụng đất đai của các cơ quan, cấp chính quyền và các công ty nông, lâm nghiệp
là chưa nghiêm, chưa đúng pháp luật. Nguyên nhân là do: Phần lớn các nông, lâm
trường thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn miền núi, biên

giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách ưu
đãi và đặc biệt ưu đãi đầu tư, được miễn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ 07
năm đến 15 năm (theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005
và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ). Một số nông,
lâm trường sau khi được sắp xếp, chuyển sang thuê đất có dự án đầu tư được cấp có
thẩm quyền phê duyệt cũng thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về đất
đai. Một số đơn vị tuy đã thực hiện sắp xếp, chuyển đổi mô hình nhưng chưa điều
chỉnh, hoàn thiện hồ sơ đất đai, nên không đủ căn cứ để thực hiện nghĩa vụ tài chính
đất đai. Diện tích phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các doanh nghiệp là
không đáng kể so với diện tích được giao quản lý, sử dụng (chủ yếu là đất trụ sở,
nhà xưởng, cơ sở sản xuất, kinh doanh).
e. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đến 31/12/2014, cả nước có 369 nông, lâm trường đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (đạt 56,5%) với tổng số 4.106 giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
3.660.429 ha (đạt 45,8% diện tích cần cấp).
g. Kết quả thực hiện cổ phần hóa
Đến nay, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa vườn cây, rừng trồng gắn với cổ
phần hóa cơ sở chế biến tại 32 đơn vị. Các đơn vị được cổ phần hóa hiện quản lý, sử
dụng 72.843 ha đất (giảm 33.471 ha, do bàn giao về cho các địa phương). Các đơn vị
cổ phần hóa đã thực hiện chuyển sang thuê đất với diện tích 47.461 ha (đạt 65,2%);
diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 47.662 ha (đạt 65,4%); diện tích
bàn giao tiếp về địa phương 5.735 ha.
h. Việc xử lý tranh chấp, lấn chiếm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các
nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên, trong thời
gian dài và nhiều vụ việc phức tạp. Các hình thức vi phạm chủ yếu là: lấn chiếm đất
đai, cho thuê, cho mượn đất, chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





15

Tình hình này khá phổ biến tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh miền
Đông Nam Bộ. Hiện cả nước có 54 công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng
đang vi phạm chính sách đất đai, trong đó diện tích có tranh chấp 18.315 ha; 76 đơn
vị xảy ra tình trạng lấn chiếm, với diện tích 59.668 ha; 34 đơn vị đang cho mượn,
chuyển nhượng đất, với diện tích 5.034 ha; 06 đơn vị đang cho thuê lại đất với diện
tích 8.764 ha.
i. Công tác thanh tra, kiểm toán
- Về công tác thanh tra: Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, giai đoạn
2004 - 2014 đã thực hiện 08 cuộc thanh tra có liên quan đến việc quản lý, sử dụng
đất đai tại các nông, lâm trường. Qua thanh tra, đã chấn chỉnh về quản lý, hoàn
thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai; phát hiện
sai phạm về kinh tế 229 tỷ đồng và 679.056 ha đất; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách
nhà nước 126 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 103 tỷ đồng. Tại các kết luận thanh tra,
đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước; kiểm
điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm để xử lý theo quy định của pháp
luật; nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 9 tháng 4 năm 2012
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 441/QĐ-BTNMT về kế
hoạch thực hiện thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và các
công ty được chuyển đổi từ nông, lâm trường. Trong tổng số 55 tỉnh, thành phố có
nông, lâm trường, có 04 tỉnh, thành phố đã phối hợp cùng các Bộ, ngành chức năng
tiến hành thanh tra (Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng, Kiên Giang); 02 tỉnh không tiến
hành thanh tra (Hà Tĩnh, Điện Biên), các địa phương còn lại tự tổ chức thanh tra.
Đến nay có 41 tỉnh, thành phố hoàn thành kế hoạch thanh tra, có báo cáo kết luận
đối với 79/99 đơn vị được thanh tra (đạt 79,8%) kế hoạch; còn 12 tỉnh với 20 đơn vị

được thanh tra chưa thực hiện xong (chiếm 20,2%).
1.3.2.3. Về hình thức tổ chức sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất đai
a. Tại các công ty nông nghiệp
Trước khi sắp xếp, diện tích đất các công ty nông nghiệp quản lý 567.675 ha;
trong đó đất sản xuất nông nghiệp 457.455 ha, đất lâm nghiệp 69.754 ha, đất phi
nông nghiệp 30.283 ha, đất chưa sử dụng 10.183 ha. Diện tích đất dự kiến giao về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×