Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ ÔN TỐT NGHIỆP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.46 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1

NĂM HỌC 2018 – 2019
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG

MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT

Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không
phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi
dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay
Pháp.”
(Trích Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
Câu a: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu b: Nêu những ý chính trong đoạn văn?
Câu c: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả nghệ thuật?
Câu d: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu văn) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách
nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn độc lập dân tộc.
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông
trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm
thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. Ở đây trong những buổi lễ cưới,
người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện
đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng
giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết
bằng dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những


hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt
yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
(Trích Mùa lạc - Nguyễn Khải, dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học
2013)
Câu a: Xác định phong cách ngôn ngữ, những phương thức biểu đạt được sử dụng trong
đoạn trích?
Câu b: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu c: Tìm hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu "…Ở đây trong những buổi lễ
cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã
tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng
giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này…"
Câu d: Theo anh/chị câu văn sau có ý nghĩa gì?
"… ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là
phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…"
II. Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trong phần Đọc hiểu (câu 2), hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của anh/chị về Hạnh phúc.
Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người qua
đoạn thơ Bức tranh tứ bình Việt Bắc:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.


Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve keo rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, trang 111,
NXB Giáo Dục Việt Nam, năm 2010)
..................... HẾT ....................
Bài làm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 2
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT

Họ và tên:…………………………………Lớp:…….
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
− Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
− Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
− Chúng tôi đan vào nhau.
− Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:

− Người sống với người như thế nào?”
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Câu a: Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu b: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh chỉ cách sống của đất, nước, cỏ và cho biết đó là
lối sống như thế nào?
Câu c: Cho biết tác dụng của hai biện pháp tu từ: điệp và câu hỏi tu từ được sử dụng
trong những câu thơ sau:
“Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?”
Câu d: Anh/chị suy nghĩ gì về lối sống của đất, nước và cỏ?
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó
khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin
vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm
nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một
ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc
tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến
khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân,
mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đời tia ánh nắng
ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến
chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt
nào mới thấy đó là hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một
con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến



hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian
không chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
Câu a. Xác định thao tác lập luận chủ yếu và trình tự lập luận được sử dụng trong đoạn
trích trên.
Câu b. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành
trình”?
Câu c. Tại sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chính ta đang sống”?
Câu d. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
II. Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu (câu 2): “Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này
là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình”.
Câu 2. (5.0 điểm) Cám nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2011)
..................... HẾT ....................
Bài làm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG


ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 3
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT

Họ và tên:…………………………………Lớp:…….
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chím én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.”
(Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu a. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ
trên?
Câu b. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?
Câu c. Hình ảnh nào trong đoạn thơ trên anh/chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu d. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt
của chúng?
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Tôi từng nghe kể về một người. Một người bình thường. Anh xuýt mất mạng khi
nhảy xuống cứu hàng chục người lớn và trẻ em bị lật thuyền giữa dòng nước xiết. Bạn
nghĩ người ấy làm điều đó vì ai? Vì những nạn nhân ư? Hay là vì tình yêu con người?
Phải chăng anh đã hoàn toàn quên mình trong khoảnh khắc ấy? Khi mọi người xúm lại
trầm trồ thán phục người đàn ông ấy thì anh làu bàu: “Có chi đâu mà nói. Nếu như

dưới đó có cái thằng trộm đồ nhà tui thì tui cũng phải nhảy xuống cứu nó lên. Chớ
không thì làm sao tui sống nổi với mình?”.
Vậy đó. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, rất nhiều người làm việc thiện nguyện hay
một hành động dũng cảm đơn giản là vì chính họ. Và tôi mong tất cả chúng ta đều vậy.
Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác trước hết là vì sự thôi thúc của
trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mỹ. Vì
chúng ta không thể kìm lòng được, vì nếu không đến và xoa dịu nỗi đau của người khác,
không đưa tay cứu lấy người khác trong lúc ngặt nghèo thì trái tim ta không thể nào
thanh thản.
… Chúng ta không thể mang lại hạnh phúc cho người khác, nếu chính bản thân
chúng ta luôn hoang mang và hối tiếc. Chúng ta không thể thanh thản và hạnh phúc
thật sự nếu chỉ sống, làm việc, học hành vì người khác – dù đó là những người ta vô
cùng yêu quý – thay vì sống theo mong muốn của chính mình. Bởi thể, bạn thân mến,
hãy luôn sống vì mình, hãy sống vì mình một cách không ngoan.
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…)
Câu a. Xác định phong cách ngôn ngữ và hai phương thức biểu đạt trong đoạn trích
trên.
Câu b. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của người đàn ông cứu người chết đuối: “Chớ
không thì làm sao tui sống nổi với mình?”


Câu c. Vì sao tác giả cho rằng: “Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác
trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh
tiếng và những lời hoa mỹ.”?
Câu d. Vì sao tác giả cho rằng: “Chúng ta không thể mang lại hạnh phúc cho người
khác, nếu chính bản thân chúng ta luôn hoang mang và hối tiếc.”? Lời nhắn nhủ này có
ý nghĩa gì với anh/chị?
II. Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Nếu không làm điều đó, sao ta sống nổi với mình?

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu (câu 2), anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chứ)
trả lời câu hỏi trên.
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái
đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
..................... HẾT ....................
Bài làm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 4
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT

Họ và tên:…………………………………Lớp:…….
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Nếu Tổ quốc đang bão dông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.”
(Nguyễn Việt Chiến)
Câu a. Đoạn thơ trên viết theo thể loại gì? Xác định phong cách ngôn ngữ và phương
thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu b. Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng?
Câu c. Hình ảnh con theo cha xuống biển, Mẹ lên rừng có ý nghĩa gì?
Câu d. Theo anh/chị câu thơ nào mang ý nghĩa triết lí nhất? Vì sao?
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là
để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng. […] Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử
dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. […] Thế giới này là của
bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó
mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc
trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy đi ra để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy
tính, trên smartphone bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó
như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.
(2) Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng
đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn
ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực
của bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường
đời là trường học vĩ đại nhất nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt,
thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(3) Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời. Phù sa sẽ về với bạn để mùa
màng, cây lá tốt tươi. Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông
và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn. Đây cũng là
cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời.
(Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng trường ĐHSP HN
nhân dịp kỉ niệm ngày 26/03/2016)
Câu a. Xác định thao tác lập luận sử dụng trong đoạn (1).
Câu b. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Thời gian là vàng bạc nhưng sử dụng đúng
thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công”
Câu c. Vì sao tác giả cho rằng: “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn”?



Câu d. Trong đoạn trích trên, thầy hiệu trưởng đã dành cho học sinh bốn lời khuyên. Đó
là những lời khuyên nào? Lời khuyên nào ý nghĩa nhất với anh/chị?
II. Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến trích ở phần Đọc hiểu (câu 2):
“Trường đời là trường học vĩ đại nhất nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi
mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.”
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) để làm rõ
khuynh hướng sử thi trong tác phẩm.
..................... HẾT ....................
Bài làm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 5
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT

Họ và tên:…………………………………Lớp:…….
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Nếu muốn trải nghiệm, việc của bạn phải làm là không ngừng hành động, không
ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sang, đi những vùng đất mới, thử
những cái mới, làm những điều mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng
sớm sang tốt. Đừng nói bạn không thể, vì chắc chắn bạn có thể, lí do là vì tôi biết bạn
không phải một cái cây. Cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng,
nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn.

Thế nên rễ nó mới dài, tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó vươn rộng và càng không ngừng
vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự
dịch chuyển đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát ra khỏi vùng an toàn của
mình là bước đầu tiên của trải nghiệm.
Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, bạn hãy thử làm
những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một
người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác với công ty, hãy gọi một món ăn
nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hằng
ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt
đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu bằng hành trình bằng việc lắp ghép
cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ, thú vị.
(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết)
Câu a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu b. Anh/chị hiểu thế nào là: “Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình”?
Câu c. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu: “Ngay
ngày mai, bạn hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất
thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác với công ty,
hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc
quen thuộc hằng ngày…”
Câu d. Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị?
II. Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên của
trải nghiệm.
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
kiến trích từ phần Đọc hiểu (câu 2).
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay
kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn


Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
..................... HẾT ....................
Bài làm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 6
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT

Họ và tên:…………………………………Lớp:…….
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Xã hội cứ phải “sốc” vì cái chết của mấy cô cậu trẻ tuổi với slogan (khẩu hiệu)
“Việt Nam nói là làm!”. Nhưng họ đã nói và làm cái gì?
Đó là những status (dòng trạng thái trên Facebook) nói rằng nếu được nhiều người
like (thích, đồng tình) thì sẽ nhảy xuống sông, sẽ mang xăng đốt trường, thậm chí sẽ tự
tử! Sau khi treo status “câu like” chưa đến một ngày thì các Facebooker (người dùng

Facebook) này đã nhận được hàng chục ngàn like, vượt xa “chỉ tiêu” đề ra.
Lời nói không thể gió bay vì đã bị cư dân mạng buộc chặt bằng hàng ngàn
comments (ý kiến), hàng trăm share (chia sẻ) khích bác, xúi giục, đe nẹt, chửi bới mà
phần lớn đến từ những người trẻ. Không khác được, chủ nhân “status ngàn like” đã
phải làm đúng như đã nói, dù chỉ là nói trên Facebook!
Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy!
(Dẫn theo Nguyễn Thị Hậu, Những cái chết trẻ, Vietnamnet.vn)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? Xác định phương thức
biểu đạt trong văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Theo anh/chị, ở đoạn trích trên, người viết có nên bỏ dấu ngoặc đơn và các từ
trong dấu ngoặc đơn không? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu gì về thái độ của người viết qua câu văn: “Vâng, “Việt Nam nói là
làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !”? (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0
điểm)
II. Phần Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan
điểm của mình về hiện tượng được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị (Vợ chồng A Phủ Tô Hoài) trong đêm tình mùa xuân.
..................... HẾT ....................
Bài làm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 7
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT


Họ và tên:…………………………………Lớp:…….
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
[…]
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giời đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.
(Trích Một khúc ca xuân, Tố Hữu)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về lối sống đẹp mà tác giả đề cập đến trong khổ thơ
hai?
Câu 3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ
đầu?
Câu 4. Lời nhắn nhủ nào trong bài thơ có ý nghĩa với anh/chị nhất? Vì sao?
II. Phần Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan niệm sống gợi
ra trong câu thơ trích từ phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm):
“Thành công của Xuân Quỳnh là đã xây dựng được hình tượng Sóng vừa quen
thuộc lại vừa mới mẻ, hiện đại.”
Bằng hiểu biết về hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh (SGK
Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008), anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

..................... HẾT ....................
Bài làm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 8
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT

Họ và tên:…………………………………Lớp:…….
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó
không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thử thách hoặc những đấu tranh.
Bất cứ một người tận tụy nào dù là một ý tá, họa sĩ, nhà xây dựng, linh mục hay diễn
viên đều có thể nói với bạn rằng, sự chăm chỉ, sự hi sinh và nổ lực to lớn là những điều
cần thiết, ngay cả với những người yêu thích công việc họ làm. […] Hầu hết những
người được niềm đam mê thúc đẩy đều chấp nhận sự hi sinh và tranh đấu. Helen Keller
đã vượt lên khuyết tật mù và điếc để trở thành niềm cảm hứng, nguồn khích lệ đối với
triệu người trên thế giới. Bà đã từng nói: “Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách
không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ,
khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái”. “Thành công bất
ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh
quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn. Tuy nhiên có lẽ không có
phần thưởng nào lớn hơn được làm việc mà bạn sinh ra để làm trong khi phục vụ một
mục đích lớn lao hơn bản thân bạn. Trong chuyến đi của mình, tôi gặp rất nhiều người,
cả đàn ông và phụ nữ, đang thực hiện sứ mệnh tạo ra sự thay đổi tích cực bằng chia sẻ

tài năng và sự hiểu biết của họ. Chúng ta chia sẻ về những cuộc đấu tranh vượt qua
nghịch cảnh và khích lệ người khác vượt lên nghịch cảnh mà họ đang đối mặt.
(Trích Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng – Nick Vuijic, NXB Tổng hợp Tp. HCM)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3. Vì sao bà Helen Keller cho rằng: “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của
nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không
phải là một sự lựa chọn.”?
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa với anh/chị nhất?
II. Phần Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
kiến của bà Helen Keller trong phần Đọc hiểu: “Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính
cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh
mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái”
Câu 2 (5,0 điểm):
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: “Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc
thiên nhiên thơ mộng, tình tứ”.
Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm
tích văn hóa, lịch sử”.
Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ hai ý kiến
trên.
..................... HẾT ....................


Bài làm


PHỤ LỤC

Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng
hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế,
nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức...và nhiều
mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được
sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên
vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu,
bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng
xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z,
f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng
Việt...”
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.edu.vn)
Câu a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu b. Nội dung khái quát của văn bản trên?
Câu c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng?
Câu d. Qua đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Câu 2: 5.0 điểm
Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) trong đêm
tình mùa xuân.
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Nghị luận (0.5 điểm)
Câu 2: Bàn về lòng tự tin (0.75 điểm)
Câu 3: Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản
thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế,
khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích (0.75
điểm)
Câu 4: HS chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn,
thuyết phục (1.0 điểm)
PHẦN 2: LÀM VĂN
Câu 1: 2.0 điểm

1. Về kĩ năng
– HS biết triển khai vấn đề trong một đoạn văn ngắn, dung lượng khoảng 200 chữ
– Đảm bảo các bước nghị luận: giải thích vấn đề, bàn luận vấn đề, rút ra bài học nhận
thức và hành động.
2. Về kiến thức
Ý Nội dung Điểm
1 Giải thích vấn đề
– Tự tin: tin vào bản thân 0.25
2 Bàn luận vấn đề
– Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có lòng tự tin con người dễ
gặt hái thành công trong cuộc sống
– Biểu hiện của lòng tự tin: luôn tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình huống,
không lấy làm hổ thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc phục điểm
yếu để trở thành người hoàn thiện


– Mở rộng: Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại
– Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân 1.25
3 Bài học nhận thức, hành động
– Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có
– Phấn đấu, nỗ lực không ngừng trước những khó khăn, thất bại để luôn tự tin trong
cuộc sống 0.5
Câu 2: 5.0 điểm
Về kĩ năng
– Đảm bảo bố cục văn bản, có kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn
xuôi
– Trình bày sạch, ít sai sót về chính tả, dùng từ, câu
– Hành văn trôi chảy, mạch lạc, viết đúng hướng, khuyến khích bài viết có tính sáng tạo
Về kiến thức
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật 0. 5 điểm

2 Khái quát cảnh ngộ tủi nhục, đau khổ của Mị từ khi bị bắt làm dâu gạt nợ 0. 5 điểm
3 Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
* Dưới tác động của tiếng sáo, hơi rượu: Tâm hồn Mị đã được đánh thức sau bao năm
câm lặng, lầm lũi:
– Nghe tiếng sáo gọi bạn yêu, Mị thấy lòng thiết tha bổi hổi, nhẩm thầm lời bài hát
– Hơi rượu cay nồng đưa Mị trở về quá khứ đẹp đẽ. Mị thấy lòng phơi phới trở lại, thấy
mình còn trẻ, muốn đi chơi. Tâm trạng vui sướng ấy vừa xuất hiện thì nỗi buồn tủi cũng
đến theo: “Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Nghĩ đến Mị
chỉ muốn chết ngay
– Tiếng sáo vẫn lửng lơ bay ngoài đường khiến Mị phút chốc quên đi cảnh ngộ của mình
và Mị chuẩn bị đi chơi: xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc…
* Khi bị A Sử trói vào cột nhà:
– Lòng Mị vẫn đi theo những đám chơi, cuộc chơi, lòng vẫn nồng nàn tha thiết nhớ
– Những lằn dây trói thít vào thịt da đau nhức, trong đau đớn, ê chề Mị thấy mình không
bằng con ngựa
– Đến sáng Mị bừng tỉnh, cựa quậy xem mình còn sống hay chết. Tâm trạng ấy thể hiện
ý thức của Mị về sự sống. 3.0 điểm
4 Đánh giá chung
– Diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mừa xuân của Mị được nhà văn
khéo léo thể hiện bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, ngôn ngữ biểu cảm, đặc
biệt ;là nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật…Tất cả đã làm nổi bật vẻ đẹp của
sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
– Qua đó cũng cho thấy tư tưởng nhân đạo của nhà văn: lên án giai cấp thống trị miền
núi đè nén, áp bức con người; phát hiện, trân trọng và khẳng định sức sống mãnh liệt
của người lao động… 0.5 điểm
5 Kết bài
– Tóm lược nội dung đã phân tích
– Cảm nghĩ, liên hệ 0.5 điểm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×