Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp dạy học từ láy cho học sinh lớp 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.08 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DẠY HỌC TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5

Người thực hiện: Lương Thị Thuý Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Yến
SKKN môn: Tiếng Việt

Năm học: 2010 – 2011

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (đặc biệt là tiếng mẹ đẻ) có ý
nghĩa quyết định. Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ, nghe- đọc chỉ hiểu lơ
mơ, nói viết không mạch lạc thì không thể nào khai thác đầy đủ các thông tin
tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được. Bởi vậy, trong nội dung giáo dục
chúng ta phải hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ, xem đó là một
điều kiện không thể thiếu để đảm bảo thành công trong việc thực hiện sứ
mệnh trọng đại của mình góp phần hoàn thiện nhân cách của người học sinh.
Bên cạnh đó, Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống
ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu trong hệ thống ngôn ngữ
quyết định tầm quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy
luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học


sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học
sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra
trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học
sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết phát ngôn ngữ và trí tuệ.
Trong chương trình Tiểu học mới, tên một phân môn mới được hình
thành, thay thế cho phân môn từ ngữ, ngữ pháp trước kia là phân môn Luyện
từ và câu. Đây là một phân môn khó, ít lôi cuốn học sinh, vì thế việc hình
thành ngữ pháp cho học sinh sẽ gặp khó khăn.
Trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 có bài : Từ ghép và
từ láy, Luyện tập về từ ghép và từ láy. Mục tiêu của bài học là học sinh nhận
biết từ ghép : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Từ láy : Phối hợp
những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Trong
đó, Từ láy trong Tiếng Việt góp phần rất lớn trong việc gợi tả sắc thái, biểu
cảm, làm bộc lộ hết cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ nói chung và văn bản văn
2


chương nói riêng. Việc nắm vững từ láy rất quan trọng đối với học sinh Tiểu
học. Nó giúp cho các em yêu quý môn Tiếng Việt, góp phần làm giàu đẹp và
phong phú thêm vốn sống cho các em, giúp các em có nhiều điều kiện để học
tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở bậc Tiểu học… Vì vậy, việc dạy từ
láy cho học sinh càng được coi trọng, không thể dạy lướt qua.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu bài học là giáo viên cung cấp cho học
sinh một số khái niệm ban đầu về nghĩa từ láy Tiếng Việt qua các bước :
+ Từ Tiếng Việt do tiếng cấu tạo nên. Từ có thể do một tiếng hay nhiều
tiếng kết hợp lại mà thành. Từ láy là một loại từ phức được tạo ra từ phương
thức láy. Tác động của phương thức láy tạo ra ở từ láy sự hòa phối ngữ âm có
tác dụng tạo nghĩa.
+ Hướng dẫn học sinh so sánh nghĩa của các từ láy so với nghĩa của từ gốc
đã cấu tạo ra chúng để nhận biết sự biến đổi về nghĩa của các từ láy so với

nghĩa gốc.
Tuy nhiên, do sự phức tạp của chính nội dung dạy học, sự khác biệt trong
sự trình bày một số khái niệm thuộc phạm vi cấu tạo củ các tác giả giáo trình
sư phạm và các tác giải sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, việc không lý giải
những khác biệt này một cách cặn kẽ trong các chương trình đào tạo giáo viên
Tiểu học
VD: những từ “cào cào, châu chấu, ba ba, chuồn chuồn…”trong từ điển từ
láy Tiếng Việt của NXBGD Hà Nội - 1995 do Hoàng Văn Thành chủ biên đã
xếp những từ trên là từ láy. Ngược lại, theo tác giả: Đỗ Hữu Châu trong cuốn:
“Từ vựng ngữ nghĩa”- 1999 lại cho là hiện tượng trung gian giữa từ đơn đa
âm tiết và từ láy. Để tiện cho việc dạy học, tác giả này đã xếp những từ trên là
từ đơn đa âm tiết. Những quan điểm chưa thống nhất đó đang là khó khăn cho
người dạy và học từ láy, và thêm vào đó là cách trình bày các khái niệm trong
SGK Tiếng Việt Tiểu học đôi chỗ không thật rõ ràng, chính xác đã làm cho
giáo viên gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, nhiều giáo viên rất lúng túng
trước những câu hỏi vủa học sinh: “thuốc thang, chôm chôm, chùa chiền, đền
3


đài” là từ ghép hay từ láy? Việc phân biệt ranh giới từ, nhận diện từ ghép, từ
láy là công việc hết sức khó khăn không chỉ đối với học sinh mà ngay cả đối
với giáo viên.

II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY - HỌC TỪ LÁY Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tâm lý hiện nay, việc học về từ láy đối với các em rất ngại hay nói đúng
hơn là sợ do còn yếu và ít thực hành về từ láy. Bên cạnh đó, trong sách giáo
khoa lớp 4 có định nghĩa về từ láy: “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần
(hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau - Đó là từ láy (SGK- TV 4- Tập 1- Trang
39). Ở đây SGK đã lấy dấu hiệu về ngữ âm, dấu hiệu nổi bật, cơ bản nhất của

từ láy để định nghĩa. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào định nghĩa thì học sinh sẽ
gặp rất nhiều khó khăn và rất dễ dẫn đên sai sót trong việc nhận diện từ láy,
đặc biệt là các bài tập bồi dưỡng, nâng cao thi học sinh giỏi
Chính vì điều đó,ngay vào đầu năm học, tôi nghiên cứu các bài làm của
học sinh những năm trước (dựa trên bài kiểm tra) và qua thực tế giảng dạy
nhiều năm , tôi rút ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh xác
định chưa đúng từ láy với nội dung sau :
- Chưa hiểu đầy đủ khái niệm từ láy:
VD: Các từ: cồng kềnh, óng ả, kính coong, cong queo, ấm áp là từ láy
hay từ ghép?
Một số em không biết xác định các từ trên là từ láy.
- Lẫn lộn từ ghép với từ láy:
VD: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy:
Núi đồi, rực rỡ, chen chúc, dịu dàng, đánh đập
Có em xác định từ “núi đồi” là từ ghép, còn lại là từ láy.
- Chưa hiểu rõ nghĩa của từ láy:

4


VD: Trong các từ láy sau, từ láy nào có nghĩa giảm nhẹ so với từ
gốc, từ láy nào có nghĩa mạnh hơn so với từ gốc: đèm đẹp, vui vui, thăm
thẳm, đo đỏ, bực bội, bừng bừng.
Có em xác định “đèm đẹp”; “vui vui” là từ láy có nghĩa mạnh hơn hơn so với
từ gốc: “đẹp, vui”. Từ “thăm thẳm”, “bừng bừng” là từ láy có nghĩa giảm nhẹ
hơn so với từ gốc “thẳm, bừng”
- Chưa nhận biết và sử dụng tốt từ láy:
VD: Điền vào chỗ trống từ láy thích hợp:
Đêm trăng quê hương
Mặt trăng tròn …, …nhô lên sau luỹ tre. Bầu trời điểm xuyết một vài

ngôi sao… như những con đom đóm nhỏ. Không gian mới yên tĩnh làm sao!
Chỉ có tiếng sương đêm rơi … lên lá cây và tiếng côn trùng … trong đất ẩm.
Chị Gió chuyên cần … bay làm… mấy ngọn xà cừ trồng ven đường … đâu
đây mùi hoa thiên lí… lan toả.
(Đào Thu Phong)
(Từ láy cần điền: ra rả, nhẹ nhàng, vành vạnh, lấp lánh, từ từ, lốp bốp, rung
rung, thoang thoảng, dịu dàng)
Một số em làm như sau: “Mặt trăng tròn vành vạnh, từ từ nhô lên sau
luỹ tre. Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom
đóm nhỏ. Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ có tiếng sương đêm rơi ra rả
lên lá cây và tiếng côn trùng lốp bốp trong đất ẩm. Chị Gió chuyên cần dịu
dàng bay làm rung rung mấy ngọn xà cừ trồng ven đường nhẹ nhàng ,đâu
đây mùi hoa thiên lí thoang thoảng lan toả”.
Qua bài tập kiểm tra khảo sát học sinh giỏi từng giai đoạn do trường tổ
chức hoặc đề kiểm tra định kì có phần bài tập về tìm từ láy, phân biệt từ láy,
từ ghép học sinh chỉ đạt tỉ lệ từ 20 - 25 % làm đúng yêu cầu đề ra. Đi tìm hiểu
vấn đề này, tôi đã mượn các bài tập kiểm tra định kì của học sinh nhiều năm
qua và trên thực tế học sinh của hai lớp cũng như đội tuyển HSG của trường
thì tỉ lệ đạt yêu cầu của dạng kiến thức này cũng chiếm tỉ lệ 30%.
5


Từ những thực trạng trên, tôi xin mạnh dạn trình bày “Một số biện pháp
dạy tốt từ láy cho học sinh lớp 4-5” trong môn Tiếng Việt, với mong muốn có
một cách xử lý thống nhất, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên
Tiểu học khi hướng dẫn các em cách nhận diện từ láy, nhằm nâng cao hiệu
quả của các giờ dạy Luyện từ và câu nói riêng, của môn Tiếng Việt nói chung.

6



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm từ láy.
2. Giúp học sinh Phân biệt từ láy, từ ghép
3. Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ láy.
4. Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng nhận biết và sử dụng từ láy.
II I. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Rèn luyện cho học sinh hiểu rõ khái niệm từ láy.
Khi dạy phần khái niệm từ láy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ:
- Cần giúp học sinh hiểu: không để hình thức chữ viết của từ đánh lừa;
VD: cồng kềnh, cũ kỹ, kém cõi, quanh co,… là những từ láy âm
(phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng các con chữ khác nhau: c, k, q)
- Có một số từ mà các tiếng trong từ được biểu hiện trong chữ viết không
có phụ âm đầu (khuyết phụ âm đầu)
VD: ồn ã, ấm áp, im ắng, ít ỏi, óng ả… (những từ này là từ láy âm
vì chúng cùng vắng khuyết phụ âm đầu được láy lại, lặp lại)
2. Biện pháp 2: Giúp học sinh Phân biệt từ láy, từ ghép
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 có định nghĩa về từ láy: “Phối
hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau”- Đó
là từ láy.
Định nghĩa trên chủ yếu nhấn mạnh các dấu hiệu hình thức của láy. Cho
nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ thêm các
trường hợp sau:
7


- Có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không phải là
từ láy mà là từ ghép.
VD: đánh đập, tươi tốt, đi đứng, nhỏ nhẹ, buôn bán…

Các tiếng trong từ đều có nghĩa. Quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ chủ
yếu quan hệ về nghĩa (nghĩa tổng hợp). Các từ ghép này có hình thức âm
thanh ngẫu nhiên giống từ láy.
- Ngoài ra, có một số từ trong đó có một bộ phận được lặp lại nhưng không
phải là từ láy mà là từ ghép gốc Hán.
VD: Bình minh, hảo hạng, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính…
Các từ trên là từ ghép gốc Hán có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống
từ láy, Các tiếng trong từ này đều có nghĩa.
VD: Ban bố:
+ ban : ban hành
+ bố: công bố
Các từ trên, quan hệ giữa các tiếng trong từ cũng là quan hệ về nghĩa
(nghĩa tổng hợp)
- Có những từ được kết hợp hai từ đơn. Hai từ đơn ngẫu nhiên có điểm
giống nhau về hình thức âm thanh ( giống nhau phụ âm đầu hoặc vần)
VD: sáng sớm, bế bé, lên lớp…
- Có những trường hợp có một bộ phận được lặp lại và một tiếng trong từ
bị mờ nghĩa nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép vì tiếng bị mờ nghĩa đó
có thể khôi phục được.
VD: gậy gộc (“gộc” là gốc tre già); mưa móc (“móc” là sương buổi
sớm); thuốc thang (“thang” là dược liệu để dẫn các vị thuốc chính trong một
thang thuốc bắc hoặc thuốc nam).
Tóm lại: Khi dạy đến phần này, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh: Khi
gặp từ có hình thức âm thanh giống nhau mà không xác định được đó là từ
ghép hay từ láy thì các em xác định nghĩa của từng tiếng trong từ. Nếu cả hai
8


tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép (trừ: xanh xanh, xa xa, đỏ đỏ, cười
cười…); còn trong từ một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa hoặc cả

hai tiếng đều không có nghĩa (trừ các danh từ: chôm chôm, ba ba, châu chấu
…) thì đó là từ láy.
3. Biện pháp 3: Giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ láy::
Trong Sách Nâng cao Tiếng Việt 5 có nêu nghĩa của từ láy: “Từ láy có nghĩa
mạnh hơn so với so với nghĩa của từ gốc” và “Từ láy có nghĩa nhẹ hơn so với
nghĩa của từ gốc”.
Khi dạy về nghĩa của từ láy, giáo viên cần nói rõ: Nghĩa của từ láy rất
phong phú, đa dạng mà dạng giảm nhẹ hoặc mạnh hơn (so với từ gốc)chỉ là
hai dạng cơ bản trong sự phong phú đa dạng ấy. Nói như vậy để học sinh
tránh hiểu sai là nghĩa của từ láy chỉ có hai dạng ấy mà có một số từ láy nghĩa
của nó so với nghĩa của tiếng gốc có những sắc thái rất mới mẻ, tinh tế, cụ
thể, rõ nét, xác định hơn, gợi tả hơn.
VD: + nhỏ: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẹ
+ lạnh: lạnh lùng, lạnh lẽo.
Khi cho học sinh xác định từ láy nào là từ láy có nghĩa giảm nhẹ hoặc
mạnh hơn so với nghĩa từ gốc thì trước hết, giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra
từ đơn là từ gốc trong từ láy. Sau đó, đối chiếu nghĩa của từ láy với nghĩa của
từ đơn là từ gốc bằng cách hướng dẫn học sinh : Các bước thực hiện để rút
ra mô hình chung
Bước 1 : Dựa vào cảm nhận bằng giác quan để nhận biết nghĩa của từ láy
có nghĩa giảm nhẹ hay tăng mạnh.
Theo phần tìm hiểu bài ở sách giáo khoa, tôi tiến hành cho học sinh tìm
hiểu nghĩa của các từ bằng hệ thống minh họa sau :
Từ gốc
Xanh

Từ láy tạo thành
Xanh xanh

Nghĩa so với từ gốc

Giảm nhẹ
9


Xa
Nhẹ
Đỏ
Nóng
Bực
Sạch
Lung túng

Xa xa
Nhè nhẹ
Đo đỏ
Nóng nực
Bực bội
Sạch sành sanh
Lung ta lung túng

Giảm nhẹ
Giảm nhẹ
Giảm nhẹ
Tăng mạnh
Tăng mạnh
Tăng mạnh
Tăng mạnh

Bước 2 : Dựa vào từ gốc và từ láy tạo thành có tiếng là từ gốc vừa cho,
chúng tôi giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ láy (có một tiếng là từ gốc như

ở bảng trên), chúng tôi kết hợp vận dụng những câu hỏi gợi mở để học sinh
trả lời.
Ví dụ : “Cỏ mọc xanh. - Cỏ mọc xanh xanh.” mức độ xanh ở câu nào
mạnh hơn ? Ở câu nào nhẹ hơn ? (học sinh đã trả lời : xanh xanh là nhẹ hơn)
hay ở câu : Trời nóng quá ! và câu : Trời nóng nực quá ! Mức độ nóng ở câu
nào mạnh hơn ? (học sinh trả lời : Trời nóng nực quá ! có ý nghĩa mạnh
hơn).
Bước 3 : Dựa vào vị trí của từ gốc đề xác định nghĩa của từ láy
Đối với từ láy đôi có một tiếng có giá trị về nghĩa, một tiếng có nghĩa
(tức là một tiếng có nghĩa rõ ràng, một tiếng không có nghĩa rõ ràng) và từ láy
đôi là kiểu láy tiếng mà cả hai cùng có nghĩa, chúng tôi tiếp tục đưa ra ví dụ
trong bảng hệ thống sau :
Từ gốc
Nâu
Buồn
Tím
Trắng
Buồn
Xám
Rầu

Từ láy tạo
thành
Nâu nâu
Buồn buồn
Tim tím
Trăng trắng
Buồn bã
Xám xịt
Rầu rĩ


Vị trí của tiếng gốc
Đứng sau (có nghĩa và mang trọng âm)
Đứng sau (có nghĩa và mang trọng âm)
Đứng sau (tiếng có nghĩa)
Đứng sau (tiếng có nghĩa)
Đứng trước (tiếng có nghĩa)
Đứng trước (tiếng có nghĩa)
Đứng trước (tiếng có nghĩa)

Nghĩa của từ
láy
Nhẹ hơn
Nhẹ hơn
Nhẹ hơn
Nhẹ hơn
Mạnh hơn
Mạnh hơn
Mạnh hơn

Bước 4 : Rút ra mô hình chung như sau :
10


a) Tiếng gốc + tiếng láy : nghĩa mạnh hơn
1

2

b) Tiếng láy + tiếng gốc : nghĩa nhẹ hơn

1

2

Tuy nhiên , là trong vấn đề về vốn từ của Tiếng Việt, vẫn có những từ có
tiếng gốc đứng trước nhưng nghĩa vẫn giảm nhẹ như “bồng bềnh” hoặc ngược
lại ; từ gốc đứng sau nhưng nghĩa vẫn nhấn mạnh như “thoăn thoắt”. Lúc này
học sinh phải dựa vào việc cảm nhận bằng giác quan (như bước 1). Từ “bừng
bừng” cả hai tiếng đều giống nhau thuộc từ láy tiếng nhưng vẫn là từ láy có
nghĩa mạnh hơn.
Đây là biện pháp thực hiện cho khối 5, còn khối 4 chúng tôi vận dụng
biện pháp lồng ghép, tích hợp để phát hiện và nhận diện từ láy thông qua các
ví dụ minh họa sau đây :
+ Bài “Trung thu độc lập”- Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 66&67 : Học sinh
đọc lướt và phát hiện từ láy có trong bài là : man mác, vằng vặc, thân thiết,
phấp phới, chi chít, bát ngát.
+ Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” ”- Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81 : thon
thả, lang thang, run run, mấp máy, ngọ nguậy, tưng tưng.
+ Tiết 6- Tuần 10- ”- Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 99 : chuồn chuồn, rì rào,
rung rinh, thung thăng.
4. Biện pháp 4: Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng nhận biết và sử dụng
từ láy:
4.1 Bài tập về nhận diện từ láy có hai dạng
- Dạng 1: Cho sẵn các từ ngữ trong đó có cả từ láy và từ ghép rồi yêu cầu
học sinh nhận diện từ láy.

11


VD: Ghạch dưới từ láy trong các từ ngữ sau: nhà cửa, mặt trời,

cuống quýt, êm ái, ít ỏi, bối rối, đi đứng, quanh co, bao bọc, vỡ bờ, giã giò,
may mắn, cáu kỉnh, ao ước.
Dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau:
+ Trước hết cần loại bỏ những trường hợp không phải là từ mà là cụm từ,
gồm hai từ đơn như: vỡ bờ, giã giò.
+ Dựa vào những đặc trưng của từ láy, loại những từ mà hai tiếng không có
hình thức âm thanh giống nhau như: nhà cửa, mặt trời. Những từ mà hai tiếng
có quan hệ về âm thanh nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa như: đi đứng, bao
bọc.
+ Cuối cùng cần chú ý đến những từ láy khó nhận biết, dễ nhầm lẫn như:
quanh co, cuống quýt, êm ái, ít ỏi.
Như vậy, học sinh dễ dàng tìm ra các từ láy sau:
cuống quýt, êm ái, ít ỏi, bối rối, quanh co, cáu kỉnh, ao ước, may mắn.
- Dạng 2: Cho một đoạn văn, câu văn… trong đó có từ láy, yêu cầu học
sinh nhận biết từ láy trong câu văn, đoạn văn ấy.
VD: Trong đoạn văn sau đây có tất cả bao nhiêu từ láy.

Cây nhút nhát
“Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những tiếng lá khô lạt
xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao
xao. He hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những
con mắt và quả nhiên không có gì lạ thật.”
Dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đoạn văn rồi
tìm ra các từ có hình thức âm thanh giống nhau như: rào rào, lạt xạt, lao xao,
he hé, lạ cả.
Sau đó dực vào định nghĩa từ láy, nhớ lại đặc trưng của từ láy, loại bỏ từ: lạ
cả.

12



Bằng cách này các em sẽ tìm ra các từ láy trong đoạn văn là: rào rào, lạt
xạt, lao xao, he hé.
4.2) Bài tập về sử dụng từ láy: Có 2 dạng.
- Dạng 1: Điền từ láy thích hợp vào đoạn văn.
Dạng bài tập này có ngữ cảnh là đoạn văn, trước hết giáo viên hướng dẫn
học sinh đọc kĩ đoạn văn để năm nội dung đoạn văn, tìm câu chủ đề của đoạn
văn. Đối với đoạn văn mà chủ đề được đặt thành tên riêng, học sinh cần đặc
biệt quan tâm tới tên chủ đề, vì tên chủ đề bao hàm nội dung khái quát của
đoạn văn. Sau đó giáo viên cho học sinh đọc từng câu trong đoạn, ở từng chỗ
trống trong câu, dựa vào ngữ cảnh, thể loại, phong cách ngôn ngữ của đoạn
văn để hiểu nội dung của từng câu văn. Học sinh tiếp tục đọc các từ láy cho
sẵn để hiểu nghĩa từng từ, chọn các từ láy thích hợp để điền vào chỗ trống.
Điền xong cần đọc lại đoạn văn đã điền từ, dựa vào ngữ cảnh, xem đã hợp lý,
thoả đáng hay chưa.
- Dạng 2: Học sinh tìm từ láy và đặt câu với từ tìm được
Dạng bài tập này, học sinh cần đọc kỹ yêu cầu đề bài để nắm được phải
tìm từ và đặt câu theo chủ đề nào? Sau đó, tìm từ láy thích hợp theo chủ đề,
phải hiểu nghĩa của từ láy mà mình tìm. Rồi tìm mô hình câu thích hợp tương
ứng với từ đã tìm, phù hợp với nội dung chủ đề.
VD: Hãy tìm 5 từ láy nói về phẩm chất của con người. đặt câu với một
trong số những từ vừa tìm được ở trên.
Bài tập này, HS tìm từ láy chủ đề nói lên phẩm chất của con người
Dạng bài tập này, trước hết, các em tìm từ láy nói lên phẩm chất của con
người rồi tìm mô hình câu thích hợp tương ứng với từ vừa tìm được. Cần dựa
vào nghĩa của từ vừa tìm để đặt câu có nội dung phù hợp với nội dung của
chủ đề. Cuối cùng, học sinh điền từ láy vào mô hình ấy rồi xem lại câu có đủ
bộ phận chính hay chưa? Nghĩa của câu phù hợp với chủ đề hay chưa?

13



Với bài tập trên, các em cần tìm tứ láy nói lên tình cảm, phẩm chất của con
người và từ đó các em phải hiểu nghĩa, VD: chăm chỉ, nết na, sạch sẽ…, sau
đó học sinh tìm mô hình câu thích hợp với nghĩa của tứ láy trên.
Tóm lại: Để giúp học sinh nắm và nhận biết rõ về từ láy và nghĩa của từ
láy, phân biệt được từ láy và từ ghép, trước hết cần cho học sinh nắm chắc
được các kiểu từ láy, các dạng từ láy và nghĩa của từ láy trong Tiếng Việt.
* Các kiẻu từ láy: Có 4 kiểu:
- Láy tiếng
- Láy âm
- Láy vần
- Láy cả âm và vần
Ngoài 4 kiểu trên cần cung cấp cho các em:
- Từ láy đặc biệt, VD: óng ánh, ấm áp…(Vì cùng vắng khuyết phụ âm
đầu)
- Từ láy âm (Có cách ghi phụ âm đầu bằng các con chữ khác nhau:
VD cuống quýt, cong queo…
* Các dạng từ láy: Có 3 dạng:
- Dạng láy đôi: VD: rì rào, cong queo,…
- Dạng láy ba: VD: sạch sành sanh, …
- Dạng láy tư: lúng ta lúng túng, ….
*Nghĩa của từ láy
Trong Tiếng Việt nghĩa của các từ láy rất phong phú, thường có mấy
dạng cơ bản sau (Giáo viên cần cung cấp cho HS nhất là học sinh giỏi)
- Từ láy diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất so với nghĩa của từ hay tiếng gốc.
VD: đo đỏ, tim tím, nhàn nhạt…
- Từ láy diến tả sự tăng lên mạnh hơn của tính chất so với nghĩa của từ
hay từ gốc
VD: đen đủi, sạch sành sanh, vàng vọt…

14


- Từ láy diễn tả sự lặp đi lặp lại của các động tác.
VD: gật gật, vẫy vẫy, cười cười…
- Từ diễn tả thái độ, tình cảm, sự đánh giá của người nói.
VD: xanh xao, người ngợm…
- Từ láy mang nghĩa khái quát (Từ láy phi cá thể hoá):
VD: chim chóc, chùa chiền, tang tóc…
Khi học sinh đã nắm chắc các đặc điểm về từ láy, tiếp tục cung cấp cho
học sinh cách nhận biết và phân biệt từ láy từ láy, từ ghép qua 2 bước:
Bước 1: Dựa vào dấu hiệu hình thức của từ láy
Bước 2: Dựa vào nghĩa của các tiếng trong từ để xác định (trừ những trường
hợp đặc biệt như đã nêu trên).

C. K ẾT LU ẬN

15


II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCII. Kết quả đạt được
Để nắm được sự chuyển biến của học sinh, đến cuối năm, sau khi áp dụng
đề tài này, tôi cho học sinh lớp 5A làm bài kiểm tra và kết quả đạt được như
sau:

Giỏi

T. số

Khá


Trung bình

Yếu

HS

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

23

7

30,4

9


39,1

7

30,4

0

0

Qua đó tôi thấy rằng:
- 100 % nhận biết được từ láy và nghĩa của từ láy chính xác (nhất là
những từ các em hay gặp nhờ trực giác văn bản thường xuyên mà có).
- Ở đội học sinh giỏi, dung lượng bảng từ láy lớn hơn, học sinh thường
xuyên thực hành nên các em thành thạo hơn trong việc thực hành cũng như
dùng từ chính xác để đặt câu gợi tả, gợi cảm.
Thiết nghĩ: Học sinh có hiểu nghĩa của từ thì mới vận dụng đúng, nhằm
tăng giá trị biểu cảm cho đoạn văn. Có hiểu đúng giá trị biểu cảm và nghĩa
của từ, học sinh mới thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ , góp phần giúp
học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ phong phú, sự trong sáng của tiếng Việt.
Theo như quan điểm của người nước ngoài, khi tiếp xúc với ngôn ngữ Việt
Nam thì chính vẻ đẹp về ngôn ngữ Tiếng Việt đã làm nên bản sắc riêng của

16


dân tộc Việt Nam mà biểu hiện tập trung là ở vốn từ láy phong phú đa dạng
của Tiếng Việt.


C. KẾT LUẬN
Ngày nay, môn Tiếng Việt ở trong trường Tiểu học nước ta trở thành một môn
học trọng yếu theo các em suốt cả 12 năm học của ngành học từ Tiểu học cho
đến THCS, THPT thậm chí lên đến THCN, Đại học…người sinh viên Việt
Nam vẫn còn gặp môn Tiếng Việt thực hành ở những bước đầu của giai đoạn
Đại cương.

17


Vì vậy, ngay từ cấp Tiểu học, người giáo viên phải xác định được việc
dạy học Tiếng Việt cho các em là bước khởi đầu, là nền tảng cho các em có đủ
hành trang kiến thức vững vàng khi học lên các lớp trên. Đặc biệt vai trò của
ngữ pháp trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng củ dạy Ngữ pháp
ở Tiểu học. Ngữ pháp có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, đọc, nói,
viét viết thực hiện mục tiêu số một của dạy học Tiếng Việtviẹt trong nhà
trường Tiểu học. Vì vậy, kiến thức và kỹ năng ngữ pháp là một trong những
nội dung quan trọng cần được bồi dưỡng cho học sinh. Trong đó việc “ nhận
diện từ láy” trong Tiếng Việt có một vai trò hết sức lớn.
Bởi vậy, Muốn giúp học sinh học tốt phần từ láy, giúp cho tiết Tiếng Việt
đạt kết quả tốt, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự kiên trì, phải thật sự có
quyết tâm với nghề và áp dụng qua các bước sau:
Bước 1: Tìm ra, thống kê những sai lầm của học sinh khi học phần từ láy.
Bước 2: Tìm biện pháp khắc phục, tức là biết áp dụng các phương pháp dạy
khoa học, phù hợp với các sai lầm của học sinh khi học phần từ láy.
Đối với học sinh yếu kém, cần củng cố sâu hơn về khái niệm của từ láy,
nghĩa của từ láy. Tăng cường luyện tập với các dạng bài tập khác nhau tạo
thành kỹ năng học từ láy tiếng Việt.
Ban đầu đối với học sinh và giáo viên rất khó khăn do còn mới lạ, nhưng từ
cái mới lạ có cơ sở khoa học sẽ tạo cho học sinh có thói quen tốt và trở thành

kỹ năng học Tiếng Việt.
Bước 3: Rút kinh nghiệm cho những năm học tới.
Qua đây, tôi thấy rằng, mỗi bài dạy hay, mỗi khái niệm Ngữ pháp mới nó
đều có hình thức riêng của nó và mang một nội dung nhất định.Qua quá trình
thực nghiệm của mình, những điều rút ra được trong nội dung đề tài này sẽ
giúp ích rất nhiều cho học sinh tiểu học khi học tiếng mẹ đẻ của mình đồng
thời còn nâng cao chất lượng học phân môn Luyện từ và Câu nói riêng và
môn Tiếng Việt nói chung và tôi tin chắc rằng ai cũng có thể phấn đấu để đạt
18


đến một trình độ tinh thông nghề nghiệp nhất định, chỉ cần người đó có quýêt
tâm, có sự bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tiềm lực của mỗi người. Đó là trách
nhiệm của người giáo viên đối với học sinh của mình.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã tích lũy từ việc áp dụng ở
lớp của mình cũng như đội học sinh giỏi của hai lớp, rất mong được sự
góp ý của đồng nghiệp.
Hoằng Yến, ngày 4 tháng 5 năm 2011
Người viết

Lương Thị Thuý Hằng

19



×