ĐỀ TÀI: “Nâng cao hiệu quả dạy – học
môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải
thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan
đến bài học”
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
1
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
Trong điều kiện hiện nay, khi hoa học của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế
tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không
chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa
học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là
giáo dưỡng hướng thiện khoa học
II. Cơ sở thực tiễn
Phân môn hóa học ở trường THPT giữ một vai trò qiuan trọng trong việc hình thành và
phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học là giúp học sinh hiểu đúng đắn và
hoàn chỉnh nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới con người thông
qua các bài học, giờ thực hành của hóa học. Hóa học để hiểu và giải thích được các vấn đề
thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa của các chất bằng
phương trình phản ứng hóa học. Để đạt được mục đích hóa học trong trường phổ thông thì
giáo viên dạy học hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những
hiểu biết về hóa học người giáo viên dạy hóa còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút
gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Do vậy sáng kiến kinh nghiệm
đề cập khía cạnh:” Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hóa học ở trường THPT bằng việc
giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” với mục đích góp phần sao
cho học sinh dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê,
học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hóa học
I. Các giải pháp
“Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học” bằng cách nêu các hiện tựơng thực tiễn
xung quanh đời sống thường ngày sau khi đã kết thúc bài học. Tạo cho học sinh căn cứ
vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc gặp hiện
tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao? Lại có hiện tượng đó.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
Trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng vào
quan điểm trong từng vấn đề với đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hóa học ở
trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học”
Vấn đề số 1: Vai trò của ozôn trong đời sống và công nghiệp như thế nào?
Ozon có khả năng cải tạo nước thải, có thể khử các chất độc như phenol, hợp chất xianua,
nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu gây bệnh có trong nước thải.Ozon có thể tác
dụng với các iôn kim loại sắt, thiếc, chì, mangan. Biến nứơc thải thành nước sạch vô hại.
Gần đây do công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực thải
vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiễm thì ozon góp phần oxi hóa chất gây ô nhiễm,
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
2
cũng chính vì vậy tầng ozon bị mỏng dần gây hiện tượng như bão, lũ lụt , cháy rừng, bệnh
nan y….
Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề có liên quan đến giáo dục môi trường và qua bài học
học sinh hiểu được tầm quan trọng của ozon, có ý thức bảo vệ môi trường và kích thíchsự
tìm hiểu vấn đề này. Giáo viên có thể đưa vào bài giảng phần Oxi – Ozon( tiết 50 lớp 10)
Vấn đề số 2: Vì sao cồn có thể sát khuẩn?
Cồn là dung dịch ancol etylic( C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua
màng tế bào tiếp cận vào trong gây đông tụ protêin là cho tế bào chết( do prôtêin là cơ sở
sự sống của tế bào. Thực tế thấy rằng chỉ có 75% ancol etylic trong cồn là có khả năng sát
khuẩn tốt nhất
Lĩnh vực áp dụng: Trong y tế cồn được sử dụng đại trà khi tiêm rửa viết thương
nhưng có ít người quan tâm tại sao lại dùng cồn. Trong khi học nếu học sinh được biết sẽ
rất tốt cho cuộc sống. Giáo viên có thể xen vào trong tiết dạy bài ancol( tiếp 55, 56 lớp 11)
Vấn đề số 3: Tại sao không dùng dung dịch HF đựng trong bình bằng thủy tinh
Dung dịch HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh . Do thành
phần chính là SiO2 cho dung dịch HF vào thì có phản ứng 4HF + SiO2–> SiF4 +2H2O
Dễ bay hơi
Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề bắt buộc trong quá trình dạy về Flo và tính chất của
dung dịch HF ( tiếp 43 lớp 10) giúp học sinh giải đáp được bài tập mà trong thực tiễn
tránh đựng dung dịch HF đựng trong bình bằng thủy tinh khi gặp
Vấn đề số 4: Làm thế nào đề khắc được thủy tinh
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy và nhấc ra cho nguội
dùng vật nhọ tạo hình chữ, vạch…. Cần khắc nhờ lớp sáp( nến) mất đi rồi nhỏ dung dịch
HF vào thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã cạo đi lớp sáp ta có phương trình
4HF + SiO2–> SiF4 +2H2O
Dễ bay hơi
Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề thực tế với những gia đình, xí nghiệp kinh doanh và sản
xuất thủy tinh, không những cung cấp cho học sinh phương pháp khắc thủy tinh mà còn giải
thích hiện tượng đó. Giúp học sinh sẽ dễ nhớ đến bài học khi gặp vấn đề này. Thậm chí đay là
cơ sở cho việc học nghề, khơi dạy niềm đam mề học tập và khám phá, càng tốt hơn nếu học
sinh được tiến hành thí nghiệm. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong tiết dạy bài Flo( tiếp
43 lớp 10)
Vấn đề số 5: Tục ngữ có câu “ Nước chảy đá mòn” mang hàm ý khoa học hóa học như thế
nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 trong nước tồng tại phương trình điện li:
CaCO3 –> Ca2+ + CO32 (*)
Khi nước chảy cuốn theo các iôn Ca2+, CO32 theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa
học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm nồng độ Ca2+, CO32 nên theo
thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
3
Lĩnh vực áp dụng: Hiện tượng này thừơng thấy những phiến đá ở những dòng chảy đi
qua nếu khơng để ý trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng khơng ít, góp phần hiểu được dụng ý của
khoa học hóa học qua câu tục ngữ làm cho hóa học trở nên gần gũi. Giáo viên có thể xen vấn
đề này trong khi dạy đến phần muối CaCO3 bài Hợp chất của kim loại kiềm thổ ( tiết 44 lớp
12)
Vấn đề số 6: Cao dao Việt Nam có câu:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người là lúa vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa
rào kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tơt và cho năng suất cao sau này. Do trong khơng khí chứa
khoảng 80% khí N2 và 20% khí O2 khi chớp sinh ra tia lửa điện tạo điều kiện cho N 2 hoạt
3000 C
���
�
động N2 + O2 ����
2NO
-Oxi hoá NO thành NO2 bằng oxi không khí ở điều kiện thường
2NO + O2 2NO2
-NO2 tác dụng với nước và oxi kk tạo HNO3: 4NO2 + O2 + 2H2O
4HNO3
HNO3H+ + NO3
Nhờ hiện tượng này hàng năm phân đạm tăng 6 – 7 kg N2 cho mỗi mẫu đất. Ngày nay
người ta điều chế ure từ khơng khí chủ động bón cho cây trồng và trong nền nơng nghiệp hiện
đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành cơng nghiệp hóa chất “hướng về
khơng khí đòi lương thực” là càng lớn
o
Lĩnh vực áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn thấy roc trong
đời sống. Vấn đề này có thể xen vào bài phân bón hóa học ( tiết 19 lớp 11)
Vấn đề số 7: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong phú
và đa dang như thế nào?
Trong đá thơng thường chủ yếu CaCO3, khí trời mưa trong khơng khí có CO2 tạo mơi
trường axit làm tan được đá vơi, những giọt nước mưa rơi xuống như vơ vàn mũi dao nhọn,
sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
Và xuất hiện q trình điện li
Ca(HCO3)2 Ca2+ + H CO3
2
CaCO3 –> Ca2+ + CO3
Theo thời gian dần dần tạo ra các hanh động và khi nước có Ca(HCO 3)2 ở đất đá do áp
suất đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ có tồn tai phương trình
Ca(HCO3)2 � CaCO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 lưu lại ngày càng nhiềudày gọi đó là nhũ có màu và hình thù đa
dạng
Lĩnh vực áp dụng: Hiện tượng này thường thấy trong các hang động núi đá. Giáo viên
có thể xen vấn đề này trong khi khi dạy đến phần muối cacbonat ( tiết 45 lớp 12)
GV: Ngô Thò An – Trường THPT NGUYỄN HUỆ
4
Vấn đề số 8: Tại sao nước máy lại có mùi clo
Khi sục vào một lượng nhỏ clo cho vào nước có tác dụng sát trùng do clo tan một phần
0
1
1
(gây mùi) và phản ứng một phần với nước Cl 2 H 2O � H Cl H Cl O
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hóa mạnh HClO � HCl + O.
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn
Lĩnh vực áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng để làm sạch nước hiện nay trong
các nhà máy nước cung cấp nước trong thành phố , thị xã, thị trấn. Giúp học sinh hiểu và giải
tỏa thắc mắc, hiểu được vai trò của hóa học và học sinh có thể kiểm nghiệm qua thực tế. Giáo
viên có thể xen vào bài giảng về Clo ( tiết 38 lớp 10)
Vấn đề số 9: Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp đường xá, khu phố, rừng cây ...
bầu trời xanh sạch không khí trong lành hơn?
Do trong không khí có 20% O2, nên khi có sấm chớp tạo tia lửa điện tạo điều kiện
UV
3O2 ��
� 2O3 . Tạo một lượng nhỏ ozon, ozon có khả năng sát trùng O 3 � O2 + O.(sát
trùng). Nên ngoài ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi ozon là tác nhân làm môi trường sạch
sẽ, trong lành
Lĩnh vực áp dụng: Vấn đề này đề cập trong bài Oxi - Ozon( tiết 50 lớp 10) giúp học
sinh kiểm nghiệm trong cuộc sống
Vấn đề số 10: “Ma chơi là gì”? “Ma chơi” thường gặp ở đâu?
Ma chơi chì là tên gọi mê tín mà thực chất trong cơ thể( xương động vật) có chứa một
hàm lượng phôtpho khi chết phân hủy tạo một phần thành khí PH 3( phôtphin) có lẫn một chút
khí điphôtphin P2H4 khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí
bay trong không khí. 2PH3 + 4O2 � P2O5 + 3H2O cháy sáng. Điều trùng lặp ngẫu nhiên người
ta thường gặp “ Ma chơi” ở các nghĩa địa
Lĩnh vực áp dụng: Vấn đề này đề cập trong bài giảng về phôtpho(tiết17 lớp 11) để
giải thích hiện tượng trong đời sống “Ma chơi” tránh tình trạng mê tín dị đoan
Vấn đề số 10:Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lai có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách
tẩy lớp cặn này.
Trong tự nhiên ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO 3)2
Mg(HCO3)2 . Khi nấu nước sôi có phương trình hóa học
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O
CaCO3,, MgCO3 sinh ra đóng cặn
Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào một lượng giấm CH 3COOH 5% và ancol đun sôi để
nguộiqua đêm thì tạo thành một lớp cháo đặc chỉ cần hớt ra và lau mạnh là sạch
Lĩnh vực áp dụng: Giáo viên có thể xen vào bài giảng về nước cứng ( tiết 45 lớp 12).
Mục đích cung cấp mẹo vặt trong đời sống hàng ngày.
Vấn đề số 12: Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn vào quá sớm
Vì trong thịt chứa protein( protit) vốn có tính keo khi gặp chất điện li mạnh sẽ ngưng
tụ thành những “óc đậu” Khi nấu xào cho muối ăn NaCl vào sớm gây khó khăn trong việc
thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hóa
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
5
Lĩnh vực áp dụng: dụng vào bài Petit và protein ( tiết 17 lớp 12). Đây cũng là vấn đề
thiết thực trong cuộc sống và phục phụ thiết yếu trong việc chế biến thực phẩm.
Vấn đề số 13: Tại sao khi nhai cơm kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng tinh bột khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của con ngườicó các enzim.
Khi nhai kỹ trộn đều tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hóa một lượng tinh bột theo
phản ứng thủy phân tạo thành mantozo, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ sau:
Amilaza , H O
Amilaza , H O
mantozo , H O
Tinh bột �����
� Đetrin ������
� Mantozơ �����
� Glucozơ
2
2
2
Lĩnh vực áp dụng: Vấn đề này có thể đề cập đến trong bài dạy về tinh bột ( tiết 9 lớp
12) cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột khi ăn. Đó cũng là
một hiện tượng trong tự nhiên điều cảm nhận được trong các bữa cơm của chúng ta.
Vấn đề số 14: Tại sao phải ăn muối có iôt?
Ăn muối để bổ sung hàm lượng iôt cho cơ thể, trong cơ thể người trưởng thành có chứa 20 –
25 mg iôt chủ yếu tập trung tuyến giáp trang thiếu iôt trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số
bệnh : bướu cổ, nặng hơn là dẫn tới đần độn, phụ nữ thiếu iôt dẫn tới vô sinh, có thể biến
chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc < 150microgam iôt.
Lĩnh vực áp dụng: Điều này đề cập trong bài giảng về Iôt( tiết 44 lớp 10) giúp học
sinh hiểu được vai trò tại sao toàn dân phải ăn muối iôt. Giúp các em tự nhận thấy tầm quan
trọng của muối iôt, tăng tính hiểu biết hơn.
Vấn đề số 15: Khi dạy về cách nhớ tên gọi theo công thức phân tửcủa các ankan có số
cacbon từ 1 đến 10: mêtan, etan, propan, butan, pentan, hexan, heptan, octan, nonan, đêcan có
thể đua ra dòng đọc vần điệu:
Me 1, e 2, bu 4, pro 3, pen 5, hex 6, 7 là heptan, thứ 8 là chú octan, nonan thứ 9 đêcan thứ 10
Hay Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng
Mê em phải bỏ phí học hành ôi người đẹp
Lĩnh vực áp dụng: Đây là cách có thể giúo học sinh nhớ ngay được số cacbon của
từng công thức mà áp dụng công thức tổng quát C nH2n+2( n là số nguyên tử cacbon) hay nhớ
được các chữ cái đầu tiên của công thức mà nhớ ra tên gọi trong chốc lát. Thực tế học sinh
mới học đến ankan rất khó khăn trong tên gọi và viết ra công thức phân tử (áp dụng cho tiết
37 lớp 11)
Vấn đề số 16: Vải khác nhau có giá trị khác nhau nên nhận biết như thế nào?
Căn cứ vào bản chất của các chất liêụ làm nên vải ta có thể nhận biết cách đơn giản
sau:
Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt vải sợi cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi
như đốt giấy và tro có màu xám đậm
Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt vải sợi cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi khét
như đốt tóc, sợ tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp ra thì tan
Nếu vải làm bằng lông cừu( lên lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc khói có
mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu đen hơi óng ánh,
giòn, bóp tan
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
6
Nếu vải làm bằng sợi visco: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi
như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít
Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm, thành giọt dẻo màu mâu
đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lứâu đó kết thành cục màu đen, dễ bóp nát.
Nếu vải làm bằng poliamit( nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co vón lại
và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội bến thành cục cứng và
có màu nâu nhạt, bóp khó nát
Lĩnh vực áp dụng: Giáo viên có thể đưa vào phần nhận biết mà bài dạy có liên quan như (
tiết 22, 24 lớp 12)
C. KẾT LUẬN
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích
hướng tới của từng giáo viên. Trên đây mới chỉ là một số vấn đề trong muôn vàn vấn đề
của hóa học liên quan đến thực tế, cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng vì thời gian
có hạn tôi mới chỉ đưa ra một số vấn đề để giúp cho trong mỗi bài giảng có sự lôi cuốn thu
hút, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn hóa học. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
7
MỤC LỤC
trang
Tên đề tài
1
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận................................................................................. 2
II. Cở sở thực tiễn.............................................................................2
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp.................................................................................2
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.............................................2- 7
PHẦN C: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................9
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tài liệu
1
2
3
Sách giáo khoa hóa học lớp 10 – 11 – 12
Tên tác giả
Nhà xuất bản giáo dục –
Sách chỉnh lí
Phân phối chương trình môn hóa học THPT( Tài
liệu chỉ đạo chuyên môn thực hiện từ năm 2011 –
2012 theo chương trình giảm tải)
Sách giáo viên hóa học lớp 10 – 11 – 12
Nhà xuất bản giáo dục –
Sách chỉnh lí
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
9
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan
Trong thời đại hiện nay với nền kinh tế tri thức con người muốn tồn tại và phát triển thì
đều phải học, học nữa, học mãi. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên
mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học biết “ Học cách học ” và người dạy biết “ Dạy cách
học ”.
Mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay là đào tạo học sinh thành những con người phát
triển toàn diện, sáng tạo, có khả năng vận dụng linh hoạt hợp lí các vấn đề cho bản thân và xã
hội. Quá trình dạy học không phải là một quá trình tiếp nhận một cách thụ động những tri
thức khoa học, mà chủ yếu là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri
thức khoa học một cách chủ động, tích cực, là quá trình học sinh tự phát hiện và giải quyết
vấn đề.
Muốn làm tốt được điều đó trước hết giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp,
phải biết thiết kế, tổ chức các hoạt động tích cực cho học sinh. Có như thế thì các em mới
hứng thú say mê trong học tập.
2. Lí do chủ quan
Bài tập hoá học là một trong những nguồn kiến thức để hình thành kiến thức và kĩ năng
cho học sinh. Thông qua giải bài tập hoá học, học sinh được rèn luyện, củng cố và tìm tòi
phát hiện ra kiến thức, kĩ năng mới. Giải bài tập hoá học là một trong những hình thức luyện
tập chủ yếu được tiến hành nhiều nhất trong việc hình thành kĩ năng và vận dụng kiến thức.
Bài tập hoá học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh, làm bộc lộ
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
10
những khó khăn, sai lầm trong việc học tập hoá học, qua đó giáo viên có những biện pháp
giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn và khắc phục những sai lầm.
Trong quá trình giảng dạy môn hoá học, tôi nhận thấy học sinh thường lúng túng và còn
nhiều vướng mắc khi giải bài tập tính theo phương trình hoá học. Nhiều học sinh chưa nắm
chắc phương pháp giải bài tập hoặc cách trình bày còn thiếu lôgic và chưa chặt chẽ.
Lí do là môn Hoá học bắt đầu học từ năm học lớp 8, học sinh mới được làm quen các
thuật ngữ hoá học và các phương pháp giải bài tập hoá học. Do đó học sinh chưa nắm được
các định luật, các khái niệm cơ bản về hoá học, chưa hiểu được đầy đủ ý nghĩa định tính và
định lượng của kí hiệu, công thức và phương trình hoá học. Do mới được làm quen với hoá
học cho nên việc được rèn luyện của học sinh còn hạn chế. Điều đó cũng làm cho việc hình
thành kĩ năng tính toán và phương pháp giải chung của học sinh gặp nhiều khó khăn. Các em
có thể giải được các bài tập nhỏ nhưng khi lồng ghép vào các bài tập tổng hợp thì thường là bị
lúng túng, mất phương hướng không biết cách giải quyết.
Xuất phát từ những lí do trên và qua thực tế giảng dạy, tôi soạn thảo đề tài tổng kết
kinh nghiệm “Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học”.Trong đề tài này
tôi muốn dùng những kiến thức cơ bản của hoá học để giải quyết các bài tập theo đúng thể
loại, từ đó rút ra phương pháp chung để giải các bài tập hoá học nhằm phát triển năng lực,
nhận thức của học sinh. Với chút ít kinh nghiệm của bản thân và những kinh nghiệm học hỏi
được từ đồng nghiệp… tôi hy vọng rằng sẽ góp được một phần nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua đề tài này tôi muốn giúp các em học sinh củng cố vững chắc kiến thức lí thuyết và
tự hoàn thiện các kĩ năng phân tích đề, rèn luyện cho các em kĩ năng nhạy bén khi giải bài tập
hoá học. Và từ đó sẽ tạo cho các em tự tin, hứng thú say mê tìm hiểu môn học, tạo cơ sở vững
chắc cho các em tiếp tục học môn Hoá học ở các lớp trên.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khách thể: học sinh lớp 10
- Đối tượng nghiên cứu: một số phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hoá học
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập hoá học không vượt qua chương trình THPT
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháo nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng, sách giáo khoa,
sách tham khảo…từ đó đưa ra một số bài tập tiêu biểu SGK và cách giải quyết cơ bản cho học
sinh thực hiện.
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng, hướng dẫn cho học sinh lớp 10 giải bài tập tính theo
phương trình hóa học.
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
11
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong
phương pháp giải bài tập theo phương trình hóa học, từ đó đề các biện pháp hữu hiệu để khắc
phục.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. BIỆN PHÁP
Để giải được bài tập tính theo phương trình hóa học, học sinh phải nắm được phương
pháp giải của từng dạng bài tập. Muốn làm được điều này Giáo viên phải hướng dẫn học sinh
nắm vững các bước giải, tìm ra các phương pháp giải thật dễ hiểu giúp học sinh tiếp thu một
cách nhẹ nhàng.
II. NỘI DUNG
1. Các kiến thức liên quan đến bài tập tính theo phương trình hoá
học
1.1. Các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học trong phạm vi THCS
Dạng 1: Bài tập chỉ cho 1 dữ kiện: Tìm số mol của các chất theo yêu cầu của đề bài theo
dữ kiện đã cho.
Dạng 2: Bài tập cho số mol của 2 chất tham gia: Thì lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản
ứng của các chất đó, rồi xác định chất dư (nếu có), sau đó tìm số mol của các chất theo yêu
cầu của bài.
Dạng 3: Bài tập cho số mol của 1 chất tham gia và số mol của1 chất sản phẩm: Tìm số
mol của các chất theo số mol của chất sản phẩm.
1.2. Các bước giải của bài tập tính theo phương trình Hóa học:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài: chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số
mol chất
Bước 2: Lập phương trình hoá học: xác định được các chất tham gia phản ứng và các
chất sản phẩm, sau đó lập phương trình hoá học cho chính xác.
Bước 3: Tìm số mol chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài: dựa vào
phương trình hoá học, xét tỉ lệ giữa các chất, từ đó tính số mol của chất tham gia hoặc sản
phẩm theo yêu cầu của đề bài
Bước 4: Tính theo yêu cầu đề bài: chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích
khí
1.3. Các công thức cần nhớ thường được vận dụng khi giải bài tập tính theo phương
trình hoá học
Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất:
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
12
m n.M , suy ra n
m
; M n.m
M
Trong đó: m: khối lượng chất
n: số mol chất
M: khối lượng mol chất
Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí (ở điều kiện tiêu chuẩn)
V 22,4.n; Suy ra n
V
22,4
Trong đó: V: thể tích chất khí ở đkktc
n: lượng chất
2. Các ví dụ minh họa
2.1. Dạng 1: Bài tập chỉ cho 1 dữ kiện
2.1.1 Bài tập cho số mol của một chất tham gia phản ứng
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số mol của chất tham gia phản ứng mà đề cho
Bước 2: Viết phương trình hoá học
Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học, tính số mol của các chất theo đề bài
Bước 4: Chuyển đổi số mol về khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài
Một số bài tập minh hoạ
Bài tập 1: Cho 5,6 g Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl. Tính khối lượng FeCl 2 sinh ra
và thể tích khí H2 thu được sau khi kết thúc phản ứng, biết thể tích chất khí đo đktc.
* Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của Fe đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó
dựa vào phương trình hóa học để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất sản
phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
Số mol của Fe có trong 5,6g là: nFe
Bước 2: Viết phương trình phản ứng.
PTPƯ:
Fe
+
mFe
5,6
0,1 (mol)
M Fe
56
2HCl →
FeCl2 +
H2
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản
phẩm theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ:
Fe
+
2HCl
→
FeCl2 +
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
H2
13
TLPƯ:
1(mol)
1(mol)
TĐB:
0,1(mol)
1(mol)
x(mol)y(mol)
+ Số mol của FeCl2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x
1.0,1
0,1 mol
1
+ Số mol của H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
y
0,1.1
0,1 (mol)
1
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
Khối lượng của FeCl2 thu được sau khi kết thúc phản ứng là: m FeCl2 = 0,1 . 127 = 12,7(g)
Thể tích của H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:VH2 = nH2 . 22,4 = 0,1 .22,4 = 2,24 (l)
Bài tập 2: Oxi hóa hoàn toàn 5,4g nhôm tạo thành nhôm oxit. Tính khối lượng nhôm oxit
được tạo thành và thể tích khí oxi cần dùng ở đktc.
* Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng của Al đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau
đó dựa vào phương trình hóa học để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất
tham gia và sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol5,4
Số mol của Al có trong 5,4g là: nAl
27
0,2 (mol)
Bước 2: Viết phương trình phản ứng.
PTPƯ:
4Al
+
3O2
0
t
��
�
2Al2O3
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản
phẩm theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ:
TLPƯ:
TĐB:
4Al
+
3O2
4(mol)
3(mol)
0,2(mol)
x(mol)
0
t
��
�
2Al2O3
2 (mol)
y(mol)
+ Số mol của Al2O3 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x
+ Số mol của O2 cần dùng là: y
0,2.3
0,15 (mol)
4
0,2.2
0,1 (mol)
4
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
Khối lượng của Al2O3 thu được sau khi kết thúc phản ứng là: mAl O = 0,1 . 102 = 10,2g
2 3
Thể tích của O2 cần dùng là: VO = nO2 . 22,4 = 0,15 .22,4 = 3,36 (l)
2
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
14
2.1.2 Dạng bài tập cho số mol của 1 chất sản phẩm
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số mol của chất sản phẩm mà đề cho
Bước 2: Viết phương trình hoá học
Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học, tính số mol của các chất theo đề bài
Bước 4: Chuyển đổi số mol về khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài
Một số bài tập minh hoạ:
Bài tập : Cho Mg tác dụng vừa đủ với H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau:
Mg
+
H2SO4 →
MgSO4
+
H2
Tính khối lượng MgSO4 sinh ra và khối lượng của H2SO4 tham gia sau khi kết thúc
phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H 2
* Nghiên cứu đề bài: Từ thể tích H2 đầu bài cho ta phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào
phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tìm được số mol của các chất
sản phẩm, sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
Số mol của H2 thoát ra sau khi kết thúc phản ứng là:
nH2
4,48
0,2(mol)
22,4
Bước 2: Viết phương trình phản ứng:
PTPƯ:
Mg
+
H2SO4 →
MgSO4
+
H2
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản
phẩm theo yêu cầu đề bài:
H2SO4 →
MgSO4
TLPƯ:
1(mol)
1(mol)
1(mol)
TĐB:
x(mol)
y(mol)
0,2(mol)
PTPƯ:
Mg
+
+
H2
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất:
0,2.1
0,2(mol)
1
0,2.1
0,2(mol)
+ Số mol của H2SO4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng là: x
1
+ Số mol của MgSO4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
15
+ Khối lượng của MgSO4 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là
m MgSO4 = n MgSO4. M MgSO4 = 0,2 . 120 = 24 (g)
+ Khối lượng của H2SO4 tham ra sau khi kết thúc phản ứng là m= n.M= 0,2.98 = 19,6 (g)
Chú ý: Sau khi hướng dẫn cho học sinh làm 2 loại bài tập trên, yêu cầu học sinh nhận xét và
qua đó có thể khái quát lên cách giải bài tập tổng hợp của dạng bài tập cho một dữ kiện.
2.1.3. Bài tập tổng hợp của dạng bài tập đầu bài chỉ cho 1 dữ kiện
0
t
Bài tập: Cho sơ đồ phản ứng: KClO3 ��
�
KCl
+
O2
a) Tính khối lượng của KCl và thể tích của O 2 thu được sau khi nhiệt phân 61,25g
KClO3
b) Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng O 2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn
với Zn.
* Nghiên cứu đề bài:
+ Từ khối lượng KClO3 đầu bài cho phải đổi ra số mol, sau đó dựa vào phương trình
hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ phản ứng qua đó tim được số mol của các chất sản phẩm, sau
khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu đề bài.
+ Coi phần b như 1 bài tập mới và tiến hành theo các bước giải bài tập bình thường.
* Xác định hướng giải:
a) Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
Số mol của KClO3 ban đầu khi tham gia phản ứng là:
n
KClO3
61,25
0,5 (mol)
122,5
Bước 2: Viết phương trình phản ứng:
PTPƯ:
2KClO3
0
t
��
�
2KCl
+
3O2
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản
phẩm theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ:
2KClO3
TLPƯ:
2(mol)
TĐB:
0,5(mol)
0
t
��
�
2KCl
2(mol)
+
3O2
3(mol)
x(mol)
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của chất
+ Số mol của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: x
y(mol)
0,5.2
0,5 (mol)
2
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
16
+ Số mol của O2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: y
0,5.3
0,75 (mol)
2
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
+ Khối lượng của KCl sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
m KCl = n KCl . MKCl = 0,5 . 74,5 = 37,25 (g)
+ Thể tích của O2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
VO2 = nO2. 22,4 = 0,75 . 22,4 = 16,8 (l)
b) Từ số mol của O2 thu được ở trên là 0,75 (mol) cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là 1
bài tập mới tiến hành các bước giải giống như 2 loại bài tập trên.
Bước 1: Xác định lại số mol của O2 thu được ở trên là bao nhiêu
Bước 2: Viết phương trình phản ứng của Zn với O2
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản
phẩm theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ:
2Zn
+
O2
TLPƯ:
1(mol)
TĐB:
0,75(mol)
0
t
��
�
2ZnO
2(mol)
x(mol)
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol và tính được khối lượng của ZnO
Số mol của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
x=
0,75.2
= 1,5(mol)
1
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
+ Khối lượng của ZnO sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
m ZnO = n ZnO. MZnO = 1,5 . 81 = 121,5 (g)
2.2. Dạng 2: Bài toán cho số mol của 2 chất tham gia
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số mol của 2 chất tham gia phản ứng mà đề cho
Bước 2: Viết phương trình hoá học
Bước 3:- Dựa vào phương trình phản ứng xét tỉ lệ về số mol trên hệ số phản ứng của 2 chất
tham gia, từ đó xác định xem chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư. Nếu tỉ lệ số mol trên hệ
số của chất nào lớn hơn thì chất đó dư.
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
17
- Dựa vào phương trình hoá học, tính số mol của các chất theo yêu cầu đề bài theo
chất phản ứng hết.
Bước 4: Chuyển đổi số mol về khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài
Một số bài tập minh hoạ:
Bài tập 1: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc .
a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu
b) Tính khối lượng sản phẩm thu được
* Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng P và thể tích khí O2 đầu bài cho phải đổi ra số
mol, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản
ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có). Sau khi tìm được số mol các chất thì đi
tính theo yêu cầu đề bài.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
Số mol của O2 và P ban đầu khi tham gia phản ứng là:
6,72
= 0,3 (mol)
22,4
nO2 =
nP =
6,2
= 0,2 (mol)
31
Bước 2: Viết phương trình phản ứng
PTPƯ:
4P
+
0
t
��
�
5O2
2P2O5
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng, xét tỉ lệ số mol trên hệ số phản ứng của 2 chất tham
gia, để xác định xem chất nào còn dư. Sau đó tính số mol của các chất theo yêu cầu đề bài
theo chất phản ứng hết.
PTPƯ:
4P
+
TLPƯ:
4(mol)
5(mol)
TĐB:
0,2(mol)
Ta có tỉ lệ:
0,2 0,3
(1)
4
5
0
t
��
�
5O2
2P2O5
2(mol)
0,3(mol)
x(mol)
Từ (1) ta có: Sau khi kết thúc phản ứng thì O 2 dư, vậy tìm số mol của các chất tham gia
phương trình phản ứng theo số mol của P.
Từ đó bài toán lại đưa về cách giải giống cách giải bài toán 1 dữ kiện.
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của
các chất.
0,2.5
+ Số mol của O2 tham gia phản ứng là: nO
2
4
0,25(mol)
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
18
+ Số mol của P2O5 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
nP2O5
0,2.2
0.1 (mol)
4
+ Số mol của O2 dư sau phản ứng là: nO2(dư) = 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
+ Khối lượng của O2 dư sau khi kết thúc phản ứng là mO
2
(dư)
= n .M = 0,05. 32 = 1,6(g)
+ Khối lượng của P2O5 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:
mP2O5 = n . M = 0,1 . 142 = 14,2 (g)
Bài tập 2: Cho 13g Zn tác dụng với 0,3 mol HCl sau khi kết thúc phản ứng thu được muối
kẽm clorua và khí H2 (đktc)
a) Viết và cân bằng PTPƯ và cho biết sau khi kết thúc phản ứng thì chất nào còn dư và
nếu dư thì dư với khối lượng bao nhiêu.
b) Tính thể tích của H2 thu được
* Nghiên cứu đề bài: Từ khối lượng Zn đổi ra số mol kết hợp với số mol HCl đầu bài
cho, sau đó dựa vào phương trình hóa học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản
ứng qua đó tìm được số mol của chất còn dư (nếu có). Sau khi tìm được số mol các chất thì đi
tính theo yêu cầu đề bài.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
13
Số mol của Zn có trong 13(g) là nZn =
= 0,2(mol) và số mol của HCl ban đầu là 0,3
65
(mol)
Bước 2: Viết phương trình phản ứng
PTPƯ
Zn
+
2HCl
→
ZnCl2
+
H2
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol và hệ số phản ứng của 2 chất
tham gia và các chất sản phẩm theo PTPƯ.
PTPƯ:
Zn
TLPƯ:
1(mol)2(mol)
TĐB:
0,2(mol)
0,2 0,3
Ta có tỉ lệ:
(1)
1
2
+
2HCl
�
ZnCl2
+
H2
1(mol)
0,3(mol)
x(mol)
Từ (1) ta có sau khi kết thúc phản ứng thì Zn dư vậy tìm số mol của các chất tham gia
phương trình phản ứng theo số mol của HCl.
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
19
Từ đó bài toán lại đưa về cách giải bài toán 1 dữ kiện.
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất:
+ Số mol của Zn tham gia phản ứng:
nZn
0,3.1
0,15(mol)
2
+ Số mol của H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng:
nH2
0,3.1
0,15(mol)
2
+ Số mol của Zn dư sau phản ứng: nZn(dư) = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
+ Khối lượng của Zn dư sau khi kết thúc phản ứng:
mZn(dư) = nZn(dư) .MZn(dư) = 0,05 . 65 = 3,25 (g)
+ Thể tích của H2 ở đktc sinh ra sau khi kết thúc phản ứng:
VH 2 = n . 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 (l).
2.3. Dạng 3: Bài toán cho số mol của 1 chất tham gia và số mol của 1 chất sản phẩm
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số mol của chất tham gia phản ứng mà đề cho
Bước 2: Viết phương trình hoá học
Bước 3: Dựa vào phương trình hoá học, tính số mol của các chất theo chất sản phẩm.
Bước 4: Chuyển đổi số mol về khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đề bài
Một số bài tập minh hoạ:
Bài tập 1: Cho 11,2g Fe tác dụng với axit sunfuric sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,12 l
khí H2 (dktc) vào muối sắt (ll) sunfat.
a) Sau khi kết thúc phản ứng thì Fe có dư không và nếu dư thì dư với khối lượng là bao
nhiêu.
b) Tính khối lượng FeSO4 thu được sau khi kết thúc phản ứng.
* Nghiên cứu đề bài:
- Từ khối lượng Fe và thể tích của H 2 đổi ra số mol sau đó dựa vào phương trình hoá
học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được số mol của chất
còn dư ( nếu có ).
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
20
- Hay cách khác là có thể bỏ qua số mol của chất tham gia mà chỉ quan tâm đến số
mol của chất sản phẩm.
- Sau khi tìm được số mol các chất thì tính theo yêu cầu đề bài.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Đổi giữ kiện đầu bài ra số mol.
+ Số mol của Fe có trong 11,2(g) là: nFe =
11,2
= 0,2 (mol)
56
1,12
+ Số mol của H2 thu được sau khi phản ứng kết thúc: nH =
2
Bước 2: Viết phương trình phản ứng.
PTPƯ:
Fe +
H2SO4 �
FeSO4 +
22,4
= 0,05 (mol)
H2
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản
phẩm theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ:
Fe
+
H2SO4 �
TLPƯ: 1(mol)
TĐB:
0,2(mol)
FeSO4 +
1(mol)
x(mol)
H2
1(mol)
0,05(mol)
Từ các dữ kiện đầu bài ta có thể tìm được số mol của các chất:
+ Số mol của FeSO4 sinh ra sau phản ứng:
nFeSO4
0,05.1
0,05(mol)
1
+ Số mol của Fe phản ứng là:
nFe
0,05.1
0,05(mol)
1
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
+ Tìm số mol của Fe dư bằng cách lấy số mol của Fe trừ số mol của Fe phản ứng
nFe(dư) = 0,2 – 0,05 = 0,15 (mol)
+ Khối lượng của Fe dư sau khi kết thúc phản ứng: mFe(dư) = nFe(dư) . MFe(dư) = 0,15.56 = 8,4 (g)
+ Khối lượng của FeSO4 thu được sau khi kết thúc phản ứng:
mFeSO4 = nFeSO4 . MFeSO4 = 0,05 .152 = 7,6 (g)
Bài tập 2: Cho 16,8g Fe tác dụng với O2, biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thu được
13,92(g) Fe3O4
a) Sau khi kết thúc phản ứng, Fe còn dư không và nếu dư thì có khối lượng là bao nhiêu.
b) Tính thể tích của oxy cần dùng để điều chế được lượng Fe3O4 trên.
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
21
* Nghiên cứu đề bài:
- Từ khối lượng Fe và khối lượng Fe3O4 đầu bài cho phải đổi ra số mol sau đó dựa vào
phương trình hoá học đã cân bằng để lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng qua đó tìm được
số mol và tính được khối lượng của chất.
- Hay có thể sử dụng cách khác là có thể bỏ qua số mol của chất tham gia mà chỉ quan
tâm đến số mol của chất sản phẩm sau khi tìm được số mol các chất thì đi tính theo yêu cầu
đề bài.
* Xác định hướng giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
+ Số mol của Fe có trong 16,8(g) là:
n Fe
16,8
0,3(mol)
56
+ Số mol của Fe3O4 có trong 13, 92 là:
nFe3O4
13,92
0,06 (mol)
232
Bước 2: Viết Phương trình phản ứng.
PTPƯ:
3Fe
+
2O2
0
t
��
�
Fe3O4
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản
phẩm theo yêu cầu đề bài.
PTPƯ:
3Fe
+
TLPƯ:
3(mol)
TĐB:
0,3 (mol)
2O2
2(mol)
x(mol)
0
t
��
�
Fe3O4
1(mol)
0,06 (mol)
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất.
+ Số mol của Fe dư sau phản ứng là: nFe(dư) =0,3-(3.0,06)= 0,12(mol)
+ Số mol của O2 cần dùng cho PƯ là: nO2 = 0,06 . 2 = 0,12 (mol)
Bước 4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo
yêu cầu đề bài.
+ Khối lượng của Fe dư sau khi kết thúc phản ứng là;
mFe(dư) = nFe(dư) . MFe(dư) = 0,12.56 = 6,72(g)
Thể tích O2 cần dùng để tham gia phản ứng tạo ra 0,06 mol Fe3O4 là:
VO2 = 0,12 . 22,4 = 6,688 (l)
* Trên đây là cách giải bài tập tính theo phương trình hóa học cơ bản nhất. Đó là phương
pháp giải mà giáo viên thường áp dụng để hướng dẫn cho học sinh khi mới làm quen với giải
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
22
bài tập hóa học. Khi học sinh nắm chắc được phương pháp giải này rồi thì giáo viên có thể
giúp cho các em hình thành được nhiều phương pháp giải khác. Ở các cách giải đó, học sinh
có thể không cần thực hiện đầy đủ cả 4 bước và cũng có thể phát triển thành phương pháp
giải khác nhanh hơn. Và cũng từ đó, học sinh hình thành được phương pháp giải các dạng bài
tập hóa học khác như: bài tập xác định công thức phân tử, bài tập xác định thành phần của
hỗn hợp, bài tập tổng hợp nhiều kiến thức….
IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đối với đề tài này, sau khi học xong thì học sinh sẽ có khả năng giải được các dạng
bài tập tính theo phương trình hóa học. Và các em cũng có thể tìm cho mình cách giải riêng
cho các dạng toán trên. Không những thế mà các em còn có thể tìm được phương pháp giải
cho các dạng bài tập khác của Hóa học, là cơ sở vững chắc để sau này các em nắm được kiến
thức ở các lớp cao hơn.
- Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài này có thể áp dụng đối với học sinh đại trà, đặc
biệt là khi các em mới làm quen với cách giải bài tập hóa học. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng
học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp hướng dẫn sao cho phù hợp, để các em dễ dàng
nắm được cách giải, có như thế mới tạo được tính cực hoạt động và hứng thú cho học sinh.
- Với đề tài này, giáo viên có thể áp dụng khi hướng dẫn cho học sinh làm bài tập, nhất
là vào các giờ luyện tập, ôn tập hoặc những giờ học bồi dưỡng thêm.
VI. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA
- Cần bổ sung và hệ thống lại cho HS các kiến thức cũ liên quan đến các kiến thức
mới.
- Phân dạng các dạng bài tập để học sinh dễ nắm được phương pháp giải
- Cần rèn luyện cho học sinh tính linh hoạt khi vận dụng các kiến thức vào giải bài tập.
- Thường xuyên kiểm tra uốn nắn, điều chỉnh cho học sinh.
- Tạo điều kiện cho các em tích cực hoạt động tìm hiểu các kiến thức mới.
- Thường xuyên tham khảo các tài liệu mới, cập nhật thông tin kịp thời để có kế hoạch
giảng dạy phù hợp, hiệu quả.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau khi áp dụng phương pháp trên để giảng dạy, tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình
của học sinh và Đồng nghiệp. Nhiều học sinh đã tự tìm hiểu tự nghiên cứu kiến thức do đó,
đã phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, học sinh nắm kiến thức
nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Các em cảm thấy thích thú, thoải mái khi tìm phương pháp giải. Vì
vậy, việc hướng dẫn giải bài tập và hình thành phương pháp giải bài tập Hoá học, phải được
sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy hoá học THPT.
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
23
Tuy nhiên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoá học luôn được coi là một chủ đề
lớn của nhân loại nói chung và của khoa học giáo dục nói riêng. Việc tim hiểu phương pháp
dạy học hoá học tạo ra những cách thức dạy mới, áp dụng vào phương pháp giáo dục sao cho
được hiệu quả không chỉ cần thiết cho hoạt động dạy học mà cho cả hoạt động nghiên cứu
khoa học. Đối với đề tài này chưa thực sự nêu bật được phương pháp cụ thể, hoàn chỉnh song
nó góp phần bổ sung vào phương pháp dạy học hoá học những định hướng cần thiết trong
việc hình thành kỹ năng giải bài tập.
Mục đích nghiên cứu đề tài này chỉ có thể gợi mở một cách thức mới góp phần vào quá
trình dạy học, do đó phải được nghiên cứu sâu hơn.
Trên đây là những ý kiến nhỏ của tôi trong việc hình thành kỹ năng giải bài tập theo
phương trình hóa học. Tôi rất mong được sự động viên, cổ vũ và khích lệ, ý kiến đóng góp
quý báu của đồng nghiệp để đề tài này đưa vào giảng dạy thực sự có hiệu quả.
Di Linh , ngày 07 tháng 01 năm 2011
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
24
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
* Tôi đã áp dụng đề tài này vào dạy 2 lớp 8A và 8B, còn lớp 8C để đối chứng.
Sau khi áp dụng tôi khảo sát cả 3 lớp trên với đề bài:
Bài tập 1 (5 điểm):
Có một hỗn hợp gồm 75 % Fe2O3 và 25 % CuO. Người ta dùng hiddro dư để khử 16 g hỗn
hợp đó.
a) Tính khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
b) Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng
Bài tập 2 (5 điểm):
Cho 6,5 g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí cho đi qua 6 g
CuO đun nóng.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng Cu được tạo thành.
*Sau khi chấm bài và thống kê kết quả, tôi thấy 2 lớp áp dụng đề tài này có số học sinh
giỏi và khá tăng lên cao hơn nhiều so với lớp không áp dụng, còn số học sinh yếu và
kém giảm xuống, cụ thể:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Tỉ lệ
Giảm
Yếu và kém
Tỉ lệ
Tăng
Tỉ lệ
Tăng
8A
18,6 %
10,1 %
33,4 %
10,1%
48 %
14,9%
0%
5,3%
8B
9,3 %
9,3 %
32,2 %
17,9%
51,2 %
13,8%
7,3 %
13,4%
8C
2,1 %
2,1 %
19,7 %
3,7%
64,3%
2,1%
13,9%
3,7%
GV: Ngoâ Thò An – Trường THPT NGUYEÃN HUEÄ
Tỉ lệ
Giảm
25