Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG tác QUẢN lý môi TRƯỜNG cụm CÔNG NGHIỆP nội HOÀNG, HUYỆN yên DŨNG, TỈNH bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 126 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP NỘI HOÀNG,
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SÔ: 60.44.03.01

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN

Mã số học viên

: 25140161

Lớp

: KHMTB

Khóa

: 25

Khoa

: MÔI TRƯỜNG



Người hướng dẫn khoa học

: TS. TRỊNH QUANG HUY

Hà Nội - tháng 5/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của tôi, chưa được công bố trên bất kỳ tài
liệu, tạp chí, cũng như một hội thảo nào. Các số liệu sử dụng đã được trích dẫn.
Những kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực.

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn, trước hết tôi xin chân
thành cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Môi trường, Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam. Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình, cũng như những kiến thức của các Thầy, Cô.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trịnh Quang Huy
thầy giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi có thể
hoàn thành bản luận văn đạt kết quả tốt nhất.

Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị và Ban lãnh đạo
Sở Công thương, Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Giang, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Dũng, … Các cơ quan,
đơn vị đã cung cấp thông tin, số liệu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, gia đình và cơ quan công
tác đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện về mọi mặt, để tôi có thể hoàn
thành tốt chương trình học, cũng như nội dung bản luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Liên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................................vi
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................................3
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................32
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................................................43

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam..Error: Reference
source not found

Bảng 2.2: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước
xử lý).................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. .Error: Reference
source not found
Bảng 2.4: Một số ngành công nghiệp gây ra những chất ô nhiễm điển hình..Error:
Reference source not found
Bảng 2.5: Ước tính tải lượng một số thông số ô nhiễm không khí từ hoạt động
công nghiệp trên cả nước năm 2009..................Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Nguồn gốc công nghiệp cuẩ kim loại nặng trong chất thải............Error:
Reference source not found
Bảng 2.7: Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh năm 2011. .Error: Reference
source not found
Bảng 3.1: Lý lịch mẫu nước..............................Error: Reference source not found
Bảng 4.1. Những loại đất chính trên địa bàn huyện Yên Dũng năm 2016.....Error:
Reference source not found
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2012-2016..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động huyện Yên Dũng năm 2016............Error:
Reference source not found
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất của CCN Nội Hoàng năm 2017................Error:
Reference source not found
Bảng 4.5: Danh sách các doanh nghiệp đang đầu tư, quy mô hoạt động trong
CCN Nội Hoàng................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6: Tính chất nước thải sinh hoạt sau xử lý của một số loại hình sản xuất
công nghiệp đặc thù tại CCN Nội Hoàng..........Error: Reference source not found

iv


Bảng 4.7: Tính chất nước thải sản xuất sau xử lý của một số loại hình sản xuất

công nghiệp đặc thù tại CCN Nội Hoàng..........Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng khí thải của một số loại hình sản xuất chính
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Hiện trạng nước thải tại các nhà máy trong CCN Nội Hoàng............Error:
Reference source not found
Bảng 4.10: Tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý, quy định và nội dung cam
kết về BVMT của các doanh nghiệp..................Error: Reference source not found
Bảng 4.10: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh.Error: Reference
source not found
Bảng 4.11: Hiện trạng môi trường nước mặt.....Error: Reference source not found
Bảng 4.12: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm........................................106
Bảng 4.13: Kết qủa phân tích chất lượng đất................Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các nguồn thải từ khu công nghiệp...Error: Reference source not found
Hình 2.2: Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng Nai
đoạn qua Tp. Biên Hoà......................................Error: Reference source not found
Hình 2.1. Hàm lượng COD lưu vực sông Cầu.....................................................14
Hình 2.2 . Hàm lượng Coliform lưu vực sông Cầu.............................................14
Hình 2.5. Biểu đồ Diễn biến nồng độ TSP xung quanh một số KCN thuộc 3 vùng
kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam giai đoạn 2011-2015..Error: Reference source
not found
Hình 2.6. Nồng độ SO2 xung quanh các khu vực sản xuất của một số địa phương
giai đoạn từ năm 2011 – 2015...........................Error: Reference source not found
Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCN tại Việt Nam.Error: Reference
source not found
Hình 2.8. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Tiên Sơn......Error:
Reference source not found

v



Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp áp dụng
theo công nghệ SBR..........................................Error: Reference source not found
Hình 2.10. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi 2 cấp......Error: Reference source not found
Hình 2.11. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi tại các công ty xi măng và gạch men. Error:
Reference source not found
Hình 4.1 : Tỷ lệ % số lượng các doanh nghiệp theo ngành nghề ở CCN Nội Hoàng
..........................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.2. Sơ đồ sản xuất thép bằng lò hồ quangError: Reference source not found
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi, khí thải...Error: Reference source not found
Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất hàng may mặc....Error: Reference source not
found
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất gỗ.............Error: Reference source not found
Hình 4.6. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý khí thải Nồi hơi...........Error: Reference
source not found
Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ sản xuất các sản phẩm từ nhựa..........Error: Reference
source not found
Hình 4.8. Sơ đồ khối quy trình mạ các linh kiện điện tử. . .Error: Reference source
not found
Hình 4.9. Sơ đồ công nghệ sản xuất của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. .Error:
Reference source not found
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất. Error: Reference source not
found
Hình 4.11. Hệ thống cống thoát nước mưa........Error: Reference source not found
Hình 4.12:Cống thoát nước thải........................Error: Reference source not found
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
BOD5
BVMT
BVTV


Bộ tài nguyên và Môi trường
Hàm lượng oxy hóa sinh học
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
vi


CCN
COD
ĐTM
KCN
KCX
KLN
KTTĐ
LVS
ÔNMT
QCVN

TCVN
TCCP
TNHH
UBND

Cụm công nghiệp
Hàm lượng oxy hóa hóa học
Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Kim loại nặng

Kinh tế trọng điểm
Lưu vực sông
Ô nhiễm môi trường
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân

vii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp là một hướng đi đúng
đắn không những tạo ra các khu kinh tế phát triển đều khắp trên cả nước, mà còn
tạo nên động lực đưa Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Sự phát triển các khu, cụm công
nghiệp đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa
phương, phát huy được tiềm năng kinh tế của các vùng, miền, tạo sự phát triển
cân đối giữa các khu vực. Hơn nữa, nhiều dự án trong các khu, cụm công nghiệp
(kể cả dự án có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước) có công nghệ sản
xuất hiện đại đã tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, có sức cạnh tranh
ngày càng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển các khu,
cụm công nghiệp ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô
nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Ô nhiễm môi
trường từ các khu, cụm công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các khu, cụm công

nghiệp xả thải trực tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.
Những năm qua, Bắc Giang vốn được nhiều bạn bè trong, ngoài nước biết
đến bởi sự chuyển dịch ấn tượng trong phát triển nông nghiệp, có nhiều loại nông
sản nổi tiếng. Công nghiệp của tỉnh đang từng bước chuyển mình.“Trục” công
nghiệp đã trở thành “đòn bẩy” quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh vững vàng
trên bước đường công nghiệp hóa. Các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh
hiện diện cạnh quốc lộ 1A, trên địa bàn huyện Việt Yên, Yên Dũng được hình
thành chưa lâu nhưng đang từng ngày mở mang với những khu văn phòng làm
việc, nhà xưởng sản xuất xây mới dáng vóc hiện đại. Mặc dù đa số các doanh
nghiệp mới đầu tư, bước vào giai đoạn ổn định sản xuất nhưng lợi ích mang lại
không chỉ là giá trị sản xuất hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà
nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, hình thành thói quen, tác phong lao động mới cho hàng chục nghìn lao
động địa phương.
1


Cụm công nghiệp (CCN) Nội Hoàng nằm ngay cạnh quốc lộ 1A được thành
lập tại Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang với quy mô 56,7 ha trong đó có các ngành nghề chính như: Cán, đúc
thép, sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, lắp ráp điện tử, thiết bị điện, cơ khí,
chế tạo máy, chế biến lâm sản, các ngành công nghiệp phụ trợ,…. Tuy nhiên,
hiện nay cụm công nghiệp chưa được lấp đầy (tỷ lệ đạt khoảng 80%), chưa có hệ
thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, chủ đầu tư vừa thi công hạ tầng, nhà
xưởng, vừa thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào hoạt động dẫn đến hạ tầng kỹ
thuật và các công trình phụ trợ không đồng bộ, phát sinh nhiều nguồn ô nhiễm
trong xây dựng và hoạt động, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy
cơ, thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường cần được các cơ quan chức năng có
biện pháp giải quyết.

Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng công tác quản lý môi trường cụm công nghiệp Nội Hoàng, huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công
nghiệp Nội Hoàng, những khó khăn, bất cập hiện nay.
- Đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng chất lượng môi trường tại cụm công
nghiệp Nội hoàng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất
lượng môi trường của cụm công nghiệp Nội Hoàng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra, thu thập phải trung thực, chính xác, khoa học.
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đề ra.
- Các giải pháp, đề xuất phù hợp với điều kiện địa phương, đặc điểm cụm
công nghiệp, có tính thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy khu công nghiệp (KCN) xuất hiện khá muộn nhưng lại phát
triển khá nhanh. Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận thành lập tháng 11/1991 là KCN
đầu tiên của cả nước. Tiếp theo là KCX Linh Trung 1 thành lập năm 1992. Cả hai
khu này đều ở Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và kết
cấu hạ tầng giao thông. Giai đoạn 1991 – 1994 chỉ có 12 khu chế xuất và khu công
nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc
thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong 5 năm 1996 – 2000 thành
lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1995.

Theo báo cáo Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 6/2017, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên 94,9 nghìn ha, riêng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64
nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong số đó có 220
KCN đã đi vào hoạt động và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng
mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên lần lượt đạt 60,9
nghìn ha và 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51,5%, riêng các KCN đã đi
vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam
Năm
2009
2013
2015
6/2017

Số lượng
KCN
223
289
299
325

Sô lượng KCN

Số lượng KCN

Diện tích

đã đi vào hoạt


trong gian đoạn

tự nhiên

Tỷ lệ lấp

đầy (%)
động
xây dựng
(ha)
171
52
57.264
46
191
98
54.060
46
212
87
60.000
48
220
105
94.900
51,5
Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017)

Theo số liệu từ Cục Công nghiệp Địa phương, Bộ Công Thương, cả nước
có 878 CCN đã có quyết định thành lập hoặc đã được phê duyệt dự án đầu tư xây

dựng hạ tầng với tổng diện tích 32.481 ha; 786 CCN hình thành trước khi Quy
chế quản lý CCN có hiệu lực và 92 CCN thành lập mới. Các dự án này hoạt động
3


đã tạo việc làm và thu hút khoảng 461.000 lao động. (Bộ TN&MT, 2015)
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban
hành luật và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhiều ưu đãi,
khuyến khích. Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là các chính sách
khuyến khích đầu tư trong nước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính,… các khu công
nghiệp đã được thành lập trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước. Đến nay, các
khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút được trên 4.770 dự án FDI với tổng vốn
đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 36,2 tỷ USD,
bằng 52% vốn đầu tư đã đăng ký; và trên 5.210 dự án đầu tư trong nước với tổng
vốn đăng ký hơn 464.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 250.000 tỷ
đồng, bằng 53% tổng vốn đăng ký. Các KCN, khu kinh tế cả nước đã thu hút trên
2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp.
Có thể thấy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực
trong công tác quản lý, điều hành, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp trong KCN, CCN đã đạt được các kết quả tích cực, có đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế trên các phương diện tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất
khẩu, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết một số
vấn đề xã hội. Các khu, cụm công nghiệp trên cả nước đóng góp quan trọng vào
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
đưa nước ta từ nước nghèo, kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình
thấp của thế giới.
2.1.2. Tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang
Tỉnh đến năm 2013, Bắc Giang đã thành lập được 5 KCN với tổng diện tích
1.163,7ha và 34 CCN với diện tích 734,8 ha. Các KCN được quy hoạch liền kề

nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn và có nhiều lợi thế như
gần các đô thị, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng
không và các cảng sông, cảng biển.
Có thể nói, việc hình thành và phát triển các KCN, CCN đã thu hút lượng
vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những ưu đãi cũng như việc
giảm thiểu các thủ tục hành chính, KCN, CCN đã trở thành điểm đến của các nhà
4


đầu tư, đặc biệt là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài.
Lũy kế đến nay, tại các KCN của tỉnh Bắc Giang đã đi vào hoạt động có
135 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực (trong đó có 65 dự án
đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4.140 tỷ đồng và 1.609 triệu
USD. Vốn đầu tư đăng ký bình quân của các dự án đầu tư trong nước đạt 60 tỷ
đồng/dự án, của các dự án nước ngoài đạt 25 triệu USD/dự án. Vốn đầu tư thực
hiện của các nhà đầu tư trong nước đạt 1.956 tỷ đồng, bằng 47% vốn đầu tư đăng
ký, vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 509 triệu USD, bằng 32% vốn đầu tư
đăng ký.
Bên cạnh các KCN, 34 CCN của tỉnh Bắc Giang cũng đã thu hút được 225
dự án đã đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 3.248 tỷ
đồng và 53,57 triệu USD, trong đó có 186 dự án đi vào hoạt động, số vốn thực
hiện đầu tư ước đạt 2.500 tỷ đồng, chiếm 57,8%/tổng vốn đăng ký, 39 dự án đang
tiến hành hoàn thiện thủ tục đầu tư. Hiện tại, có 30/34 CCN đang hoạt động,
trong đó 14 CCN đã được đăng ký lấp đầy 100%; 10 CCN đã đăng ký lấp đầy
trên 50%, 5 CCN mới được thành lập, 1 CCN đang lập quy hoạch chi tiết và lập
dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các KCN, CCN tỉnh Bắc Giang đã góp phần tích cực vào sự phát triển của
địa phương và sự tăng trưởng đáng kể ngành công nghiệp toàn tỉnh, tạo sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn từ năm 2004-2012, doanh thu từ hoạt động

tại các KCN đạt 52.754 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu đạt 1.877 triệu USD, xuất khẩu
đạt 1.517 triệu USD, nộp ngân sách tỉnh 113 tỷ đồng. Doanh thu của các doanh
nghiệp KCN một số năm gần đây tăng đột biến do các doanh nghiệp đã dần ổn
định sản xuất, trong đó có sự đóng góp đáng kể của một số doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài thuộc các tập đoàn kinh tế lớn như: Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng
Hải, Công ty TNHH Wintek Việt Nam… đi vào sản xuất, thị trường chủ yếu là
xuất khẩu, doanh thu lớn đã góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp của KCN
lên cao.
Giá trị sản xuất công nghiệp trong các CCN liên tục tăng, từ 637 tỷ đồng
năm 2009 tăng lên 950 tỷ đồng vào năm 2011 và đạt 1.140 tỷ đồng vào năm
2012. Các đơn vị sản xuất trong CCN đã đóng góp tích cực vào nguồn ngân sách
địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu và thu nộp ngân
5


sách đã cho thấy hiệu quả đáng kể của các CCN.
Việc hình thành và hoạt động của các CCN góp phần duy trì, phát triển
ngành nghề truyền thống, làng nghề cổ truyền, tạo điều kiện phát triển nghề mới,
tạo sự phong phú về các sản phẩm của làng nghề; sử dụng có hiệu quả nguyên
liệu sẵn có của địa phương, đồng thời góp phần quan trọng vào việc giải quyết
việc làm cho người lao động nói chung và lao động địa phương nói riêng, làm
thay đổi đời sống nhân dân các vùng lân cận. Đến hết năm 2012 đã có 35.229 lao
động làm việc trong các doanh nghiệp KCN và 21.000 lao động tại các CCN.
Các CCN đang góp phần ổn định kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, hạn chế
lực lượng lao động khu vực nông thôn tràn về thành phố gây ra áp lực cho khu
vực đô thị. Ngoài ra, các hộ ở xung quanh khu, CCN cũng có thu nhập cao hơn
nhờ dịch vụ cho thuê nhà trọ, sản xuất, cung cấp thực phẩm và các hàng hoá khác
phục vụ công nhân.
Bên cạnh những thành quả quan trọng đã đạt được, hoạt động của các khu,
CCN trong tỉnh vẫn đối diện với nhiều thách thức, chưa có sự bứt phá mạnh mẽ.

Trong những năm qua, các KCN, CCN của tỉnh vừa triển khai, vừa điều chỉnh,
hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn nên vẫn bộc lộ
những hạn chế, khó khăn cần khắc phục như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội phục vụ các cụm, KCN còn thiếu đồng bộ, chậm được triển khai; công tác bồi
thường GPMB còn gặp nhiều khó khăn; số lượng CCN trên địa bàn tỉnh phát triển
khá nhiều so với các tỉnh trong cả nước; việc thu hút đầu tư chưa chú trọng tới
ngành nghề, công nghệ và môi trường. Các dự án đầu tư chủ yếu là các dự án vừa
và nhỏ, năng lực tài chính và quản lý có hạn, một số dự án đầu tư có công nghệ lạc
hậu, hiệu quả thấp; lực lượng lao động nhiều nhưng trình độ thấp, ý thức tác phong
công nghiệp chưa cao, hiểu biết pháp luật hạn chế… (khucongnghiep.com.vn)
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải khu, cụm công nghiệp
2.2.1.1. Nguồn phát sinh
Các KCN, CCN được hoạt động với mục đích kinh doanh, sản xuất tạo ra
sản phẩm bởi cán bộ công nhân viên làm việc trong các nhà máy. Do vậy, nguồn
phát sinh nước thải của các KCN, CCN được bắt nguồn từ:
6


- Hoạt động sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm;
- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy và trong
KCN, CCN. Cụ thể như sau:
a) Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp được tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của
các nhà máy và có những đặc điểm và mức độ gây ô nhiễm khác nhau tùy thuộc
vào tính chất của mỗi loại nhà máy cũng như phụ thuộc vào thiết bị và trình độ
công nghệ của từng nhà máy. Nước thải sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp
trong KCN, CCN được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất không ô
nhiễm (quy ước sạch) và nước thải ô nhiễm.

* Nước thải sản xuất không ô nhiễm: chủ yếu tạo ra từ thiết bị làm nguội,
ngưng tụ hơi nước…
* Nước thải sản xuất ô nhiễm: có thể chứa các loại tạp chất khác nhau và
nồng độ khác nhau, có thể được phân loại theo từng loại hình sản xuất như sau:
- Ngành Công nghiệp Điện- Điện tử và Công nghệ Thông tin-Viễn thông
- Ngành Công nghiệp Cơ khí Chế tạo
- Ngành Công nghiệp Thép
- Ngành Công nghiệp Hóa chất
- Ngành Công nghiệp Vật liệu
- Ngành Công nghiệp Dệt may
- Ngành công nghiệp giấy và bột giấy
- Ngành Công nghiệp Da-Giầy
- Ngành Công nghiệp Chế biến (Thực phẩm, sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, Gỗ, khoáng sản
- Ngành Công nghiệp Môi trường:
+ Công nghiệp tái chế Chất thải
+ Nghiên cứu và SX thiết bị /công nghệ môi trường
+ Dịch vụ môi trường
Các ngành nghề cụ thể được mô tả trong hình sau:

7


Hình 2.3: Các nguồn thải từ khu công nghiệp
Như vậy, tính chất nước thải công nghiệp phụ thuộc vào quy mô, đặc tính
sản phẩm, quy trình công nghệ của từng nhà máy. Nước thải sản xuất trong khu
công nghiệp phát sinh chủ yếu do hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh
đặt tại KCN, điển hình như nước thải sản xuất của các ngành dệt nhuộm,
chế biến thủy - hải sản, sản xuất giấy và nước thải sinh hoạt từ các cơ sở ngành
da giày, may mặc, thực phẩm. Cụ thể, tính chất nước thải của các KCN, CCN

phát sinh do hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN, CCN được tổng
hợp qua một số ngành nghề sản xuất đặc trưng như sau:

8


Bảng 2.2: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp
Chế biến đồ hộp, thủy

Các chất ô nhiễm chính
BOD, COD, pH, SS

Chất ô nhiễm phụ
Mầu, tổng P, tổng N

sản, rau quả, đông lạnh
Chế biến nước uống có

BOD, pH, SS, N, P

TDS, mầu, độ đục

cồn, bia, rượu
Chế biến thịt
Sản xuất bột ngọt
Cơ khí
Thuộc da


BOD, pH, SS, độ đục
BOD, SS, pH, NH4+
COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni
BOD5, COD, SS, Cr, NH4+, dầu

NH4+, P, mầu
Độ đục, NO3-, PO43,
SS, Zn, Pb, Cd
N, P, tổng coliforms

Dệt nhuộn
Phân hóa học
Sản xuất phân hóa học
Sản xuất hóa chất hữu cơ,

mỡ, phenol, sunfua
SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ
pH, độ axit, F, kim loại nặng
NH4+, NO3-, urê
pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO4-,

Mầu, độ đục
Màu, SS, dầu mỡ, N, P
pH, hợp chất hữu cơ
COD, phenol, F,

vô cơ
Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol, lignin,


Silicat, kim loại nặng
pH, độ đục, màu

tanin
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2009)
Nhìn chung, trong nước thải phát sinh từ các KCN, CCN thông thường
chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ, nồng dộ chất hữu cơ cao đôi khi có cả các hóa
chất độc hại, với hàm lượng vượt quá rất nhiều lần tiêu chuẩn quy định.
b) Nước thải sinh hoạt
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn
bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất
dinh dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliíbrm…);
Tải lượng chất bẩn theo đầu người được xác định ở Bảng 2.3:

Bảng 2.3: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
BOD5

Khối lượng

Vi sinh

(g/người/ngày)
45 - 54

(MPN/100ml)
------

9



COD

72 - 102

SS

70 - 145

∑N

6 - 12

Amôni

2,4 - 4,8

∑P
Tổng Coliform

0,8 - 4,0

Feacal Coliform

---

106 - 109
105 - 106


Trứng giun sán

103
Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình, 2008

Đây là lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong khu vực
từ các nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh…. Nước thải ra từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố
tiểu, bồn cầu), nước thải từ nguồn này chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm
lượng BOD5 và các chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải còn chứa dầu mỡ và
Coliform. Các chất ô nhiễm chỉ thị nêu trên đều là các tác nhân gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước mặt. Khi không
được xử lý triệt để, nguồn thải này sẽ từng bước làm giảm chất lượng nước mặt,
ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài thủy sinh vật, làm suy giảm chức
năng và mục đích sử dụng của nguồn nước. Lâu ngày có thể gây hiện tượng phú
dưỡng tại nguồn tiếp nhận; phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường không khí
và ảnh hưởng xấu tới nguồn nước ngầm. Ngoài ra, việc xả thải nếu không được
định hướng quy hoạch và kiểm soát ngay từ đầu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho
công tác quản lý và xử lý sau này. Tuy nhiên, hầu hết lượng nước thải phát sinh
từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong cụm công nghiệp đều
được xử lý qua hệ thống bể tự hoại. Với đặc tính cấu tạo của bể tự hoại 5 ngăn
thông thường, các tạp chất trong nước thải sinh hoạt cũng phần nào được xử lý
trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
Nước thải từ nhu cầu rửa tay, chân của công nhân. Đặc trưng của nguồn
nước thải này chứa nhiều chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng và các hợp chất
hữu cơ khác. Ảnh hưởng lớn nhất do nguồn thải này gây ra là sự có mặt của các
chất hoạt động bề mặt làm ức chế hoạt động có lợi của vi sinh vật trong môi
trường nước, từ đó dẫn đến khả năng tự làm sạch và hiệu suất xử lý của hệ thống
xử lý nước thải tập trung bị giảm đáng kể, làm tăng chi phí xử lý nước.
10



2.2.1.2. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do nước thải các KCN, CCN
Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập
trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn
chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước
thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp.
Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không
vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến phần lớn
nước thải của các KCN khi xả ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao
hơn nhiều so với QCVN.
Số liệu nghiên cứu cho thấy, mức độ phát thải trên đơn vị diện tích của các
CCN không thua kém các KCN với trung bình 15 - 20 m3 nước thải/ngày đêm.
Tính đến tháng 10/2014, chỉ có 3% - 5% trong tổng số các CCN đang hoạt động
có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại là tự xử lý hoặc xả trực tiếp ra môi
trường. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, một số hoạt động
chưa thực sự hiệu quả (cả nước chỉ có 66 CCN có hệ thống xử lý nước thải chung
đi vào hoạt động chiếm 10,5% so với các CCN đang hoạt động) nên ảnh hưởng
đến môi trường nước mặt của các CCN vẫn là vấn đề đặt ra nhiều thách thức hiện
nay. (Bộ TN&MT, 2015)
Theo kết quả phân tích nước thải tại các KCN tại Hà Nội đợt 1 năm 2012
do Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên và môi trường - Sở TN&MT TP
Hà Nội thực hiện cho thấy: 08/08 KCN đang hoạt động xả nước thải vượt QCVN
40:2011/BTNMT (cột B) ra ngoài môi trường. Trong đó: KCN Thăng Long có
1/25 thông số vượt QCVN; KCN Nam Thăng Long có 02/25 thông số vượt
QCVN; KCN Nội Bài có 05/25 thông số vượt QCVN; KCN Quang Minh có 6/25
thông số vượt QCVN; KCN Thạch Thất - Quốc Oai có 8/25 thông số vượt
QCVN; KCN Phú Nghĩa có 3/25 thông số vượt QCVN; KCN Hà Nội - Đài Tư có
02/25 thông số vượt QCVN; KCN Sài Đồng B có 8/25 thông số vượt QCVN.
Theo số liệu thống kê năm 2009 tại Đồng Nai, coliform trong nước thải của
Công ty phát triển KCN Biên Hòa vượt 1.233 lần, Công ty TNHH Viết Hậu

(huyện Trảng Bom) vượt 31.000 lần, Công ty cổ phần may Đồng Tiến vượt 3.100
lần, Nhà máy giấy Tân Mai vượt 77 lần, Công ty TNHH Shing Mark Vina vượt
1.600 lần...
11


Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều
nơi nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích sử dụng nào. Kết
quả điều tra, khảo sát cho thấy, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng nề nhất như hệ
thống sông Đồng Nai, sông Nhuệ, sông Đáy, Sông Cầu đều là các lưu vực gắn
với các vùng phát triển các KCN, CCN. Nguyên nhân của tình trạng này chính là
việc các KCN vẫn phớt lờ trách nhiệm xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra
môi trường.
* Hệ thống sông Đồng Nai:
Ô nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu dọc các đoạn sông chảy qua các tỉnh
thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam nơi các KCN, CCN phát triển
mạnh.

Hình 2.4: Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng
Nai đoạn qua Tp. Biên Hoà
Nguồn: Sở TN&MT Đồng Nai ( 2008)
Tuy nhiên, tính đến hết năm 2010, trên lưu vực có 56 KCN đang hoạt động,
lưu lượng nước thải đổ ra sông ước tính 480.000 m 3/ngày.đêm. Do thường xuyên
tiếp nhận một lưu lượng lớn nước thải nên chất lượng nước sông Đồng Nai hiện
nay đã ở mức rất thấp, hầu hết các đoạn sông đều đã không còn khả năng tiếp
nhận nước thải. Chất lượng nước sông tại một số khu vực ô nhiễm nặng:
+ Nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại
(Đồng Nai) đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ (COD vượt 1,8-2,8 lần) và chất rắn
lơ lửng (TSS vượt 3-9 lần), giá trị DO luôn thấp hơn QC cho chép.


12


+ Sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, đặc biệt khu vực cầu Kênh Xáng
(Tây Ninh, thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông) là khu vực ô nhiễm nặng nhất. Chất
lượng nước sông không đảm bảo quy chuẩn sử dụng cho mục đích cấp nước.
+ Sông Thị Vải đoạn sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng
2km đến KCN Mỹ Xuân đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Giá trị DO thường xuyên
xuống dưới 0,5 mg/l. Hàm lượng thủy ngân tại khu vực cảng Vedan, cảng Mỹ
Xuân vượt 1,5-4 lần , kẽm vượt 3-5 lần QCVN 08 (cột B1).
+ Suối Săn Máu (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) bị ô nhiễm do nước thải từ các
KCN trong TP.Biên Hòa. Nước suối bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh nghiêm
trọng (giá trị DO chỉ đạt 1,6 mg/l, coliform vượt 240 lần QCVN 08 cột B1).
+ Suối Ba Bò (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) bị ô nhiễm hưu cơ do tiếp nhận
nước thải từ KCN Đồng Nai, KCN Sóng Thần (Bình Dương) và từ khu dân cư
dọc 2 bên suối. Giá trị BOD5 vượt QCVN 3,5 lần, DO thấp dưới 5 lần.
* Lưu vực sông Cầu
Chất lượng nước sông Cầu đoạn chịu ảnh hưởng do nguồn thải từ KCN
Quang Châu đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và vi sinh vật. Điểm quan
trắc tại xã Quang Châu gần cầu Đáp Cầu đại diện cho khu vực nhận nước thải từ
KCN Quang Châu với lưu lượng xả thải 1.800 m 3/ngày.đêm trước đây (năm
2014) và vẫn chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải khiến cho chất lượng
nước tại khu vực này có hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Hàm lượng chất hữu cơ
trong nước thể hiện qua thông số COD qua các năm đều ở mức cao (COD 70-120
mg/l) và đang có xu hướng tăng dần (Hình 2.3). Tương tự, hàm lượng coliform
cũng đang có xu hướng tăng lên so với những năm trước đó, kết quả phân tích
năm 2014 cao gấp 2,1 đến 2,6 lần so với năm 2012 và 2013 (Hình 2.4). Tóm lại,
qua phân tích diễn biến chất lượng nước giai đoạn 2011-2015 cho thấy, môi trường
nước sông Cầu đoạn tiếp nhận nước thải từ KCN Quang Châu vẫn trong tình trạng ô
nhiễm kéo dài nhiều năm bởi chất hữu cơ và vi sinh vật.


13


Hình 2.5. Hàm lượng COD lưu vực

Hình 2.6 . Hàm lượng Coliform lưu

sông Cầu
vực sông Cầu
Ghi chú: VY-NM02: Nước sông Cầu tại xã Quang Châu, sau điểm xả thải
của KCN Quang Châu; YD-NM06: Nước sông Cầu, xã Đồng Phúc cách 500m
trước điểm hợp lưu với sông Thương.
2.2.2. Môi trường không khí
Hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn chính gây ô
nhiễm môi trường không khí nước ta. Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, nền
kinh tế tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiên
liệu gặp nhiều khó khăn. Điều đó thể hiện khá rõ diễn biến chất lượng không khí
tại các khu sản xuất, KCN. Mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất là vào năm 2011,
sau đó đã được cải thiện đáng kể vào năm 2012, nhưng lại tiếp tục gia tăng trong
các năm trở lại đây.
Các ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam rất đa dạng, sử dụng nhiều
loại nhiên liệu khác nhau và thành phần khí thải vào môi trường cũng khác nhau.
Khí thải gây ô nhiễm không khí từ các nhà máy có lò hơi, lò sấy, máy phát điện
và những cơ sở sản xuất công nghiệp của các ngành khác: nhóm ngành may mặc,
sản xuất hóa chất, ngành khai thác dầu thô được trình bày trong bảng sau.

14



Bảng 2.4: Một số ngành công nghiệp gây ra những chất ô nhiễm điển hình
Nhóm ngành sản xuất
Khí thải
Các ngành có lò hơi, lò sấy, máy phát Bụi, SO2, CO, CO2, NO2, VOCs, muội
điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, khói
điện, nhiệt
Nhóm ngành nhiệt điện
Nhóm ngành sản xuất xi măng
Nhóm ngành sản xuất gang thép

Bụi, CO, CO2, H2S, SO2, và NOx
Bụi, NO2, CO2, F
Bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại (FeO,
MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO); khí thải

chứa CO2, SOx.
Nhóm ngành may mặc: từ công đoạn Bụi, Cl, SO2, Pingment, formandehit,
cắt may, giặt tẩy, sấy
HC, NaOH, NaCLO
Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện Bụi, hơi kim loại nặng, CN-, HCL,
kim
SiO2, CO, CO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ Bụi kim loại đặc thù, hơi hóa chất, hơi
kim loại
Nhóm ngành sản xuất hóa chất

dung môi hữu cơ, SO2, NO2
Bụi H2S, NH3, hơi dung môi hữu cơ,

hóa chất đặc thù, bụi, SO2, CO, NO2

Nhóm ngành khai thác dầu thô, khí
CO, SO2, NOx, hơi HC
Nhóm ngành khai thai sản xuất than và Bụi, SO2, NOx, CO, CO2
khoáng sản
Các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác và
chế biến khoáng sản... thải ra môi trường không khí chủ yếu bụi TSP và PM10.
Ngành sản xuất luyện kim tạo ra lượng CO lớn, còn các nhà nhiệt điện là nguồn
đóng góp chính đối với khí thải NO2, SO2.

15


Bảng 2.5: Ước tính tải lượng một số thông số ô nhiễm không khí từ hoạt
động công nghiệp trên cả nước năm 2009
Chất ô nhiễm
NO2
SO2
VOC
TSP
Các hóa chất
Các kim loại

Tải lượng (tấn/năm)
Tỷ lệ %
655.899
18,52
1.117.757
31,56
267.706
7,56

673.842
19,02
143.569
4,05
960
0,03
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2010

2.2.2.1. Bụi
Tương tự khu vực đô thị, vấn đề nổi cộm đối với môi trường không khí
xung quanh các KCN vẫn là ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi TSP tại nhiều KCN đã
vượt QCVN 05:2013/ BTNMT. Số liệu so sánh cho thấy, nồng độ TSP xung
quanh các KCN miền Bắc cao hơn hẳn so với KCN miền Nam, trong khi nồng độ
TSP xung quanh các KCN miền Trung và miền Nam có sự chênh lệch không
nhiều (Biểu đồ 2.5).

Hình 2.7. Biểu đồ Diễn biến nồng độ TSP xung quanh một số KCN thuộc 3
vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT Cần Thơ, Long An, 2015
Nguyên nhân có thể là do đặc điểm cơ cấu loại hình sản xuất, công nghệ,
nhiên liệu, vị trí của các khu vực khác nhau. Tại miền Bắc, gần các KCN tập trung
cũng có nhiều các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng với quy mô lớn tiêu thụ
nhiều nhiên liệu hóa thạch nên đã dẫn tới phát thải lượng bụi lớn. Thêm vào đó, so
với các khu vực khác, miền Bắc vẫn tồn tại một số KCN cũ, công nghệ lạc hậu,
phát sinh nhiều chất ô nhiễm hơn. Nhiều KCN miền Bắc còn nằm gần các khu đô
16


thị, trục giao thông lớn nên nồng độ TSP xung quanh các KCN này cũng bị ảnh
hưởng bởi hoạt động xây dựng hạ tầng đô thị và giao thông vận tải.

2.2.2.2. Các khí ô nhiễm: SO2, NO2
Các loại hình công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu đốt như nhiệt điện, lọc
dầu, lò đốt công nghiệp có công suất lớn sẽ phát thải lượng SO2 nhiều hơn các
ngành khác. Theo đó, nồng độ khí SO2 đo được xung quanh các KCN miền Bắc
cao hơn hẳn so với các KCN ở các tỉnh phía Nam, do các loại hình công nghiệp
nêu trên tập trung nhiều hơn ở các tỉnh miền Bắc (Biểu đồ 2.6).

Hình 2.8. Nồng độ SO2 xung quanh các khu vực sản xuất của một số địa
phương giai đoạn từ năm 2011 – 2015
Nguồn: Báo cáo HTMT các tỉnh giai đoạn 2011- 2015
Ngược lại với thông số SO2, nồng độ khí NO2 xung quanh các KCN miền
Nam lại cao hơn các KCN miền Bắc. Nguyên nhân có thể do tại khu vực miền
Nam tập trung các loại hình sản xuất như hóa chất, các sản phẩm kim loại, điện
tử... Tuy nhiên, hầu hết các khu vực, nồng độ của cả hai loại khí SO2 và NO2 hầu
hết vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Mức ồn tại một
số khu vực gần KCN đã ở mức cao, có nơi đã vượt ngưỡng QCVN. Nguyên nhân
là do các điểm quan trắc tiếng ồn xung quanh các KCN đều nằm gần các trục
đường giao thông có mật độ xe cộ qualại lớn, do đó mức ồn đo được bị cộng
hưởng từ hoạt động của công nghiệp và phương tiện xe qua lại trên đường.

17


×