Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ trên địa bàn xã tri thủy huyện phú xuyên – TP hà nội và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 133 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.
Tác giả luận văn

Đàm Thị Bích Ngọc

i


LỜI CÁM ƠN!
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô khoa tài
nguyên và môi trường – trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn đến quý thầy cô khoa Tài Nguyên
và Môi Trường, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Xuân
Thành đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng tài nguyên môi trường –
huyện Phú Xuyên đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn quí anh chị và ban lãnh đạo xã Tri Thủy –
huyện Phú Xuyên – Thành Phố Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi điều tra khảo
sát để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn


Hà Nội, ngày tháng
Học viên

năm 2012

Đàm Thị Bích Ngọc

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CÁM ƠN!..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................vii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................4
2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường do giết mổ hiện nay ở Việt Nam và trên Thế
Giới....................................................................................................................4
2.1.1. Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ trên Thế
Giới....................................................................................................................4
2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ tại Việt Nam.....................6
2.1.3 Thực trạng giết mổ và ô nhiễm do giết mổ trên địa bàn thành phố Hà
Nội...................................................................................................................10

2.2. Hiệu quả biện pháp quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung...........................11
2.2.1. Khái quát tình hình quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung ở Việt Nam.....11
2.2.2. Hiệu quả của chính sách quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung ở một số
tỉnh trong cả nước............................................................................................12
2.3. Đặc điểm, tính chất của chất thải ô nhiễm môi trường do hoạt động giết
mổ....................................................................................................................14
2.4. Các nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường giết mổ ở Việt Nam
và trên Thế Giới.............................................................................................16

iii


2.5. Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở giết mổ ở Việt Nam...22
2.5.1. Phương pháp xử lý sinh học.................................................................22
2.5.2. Hệ thống Biogas:..................................................................................22
2.5.3. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh:.....................................................23
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................24
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tri Thủy - huyện Phú Xuyên –
TP Hà Nội........................................................................................................24
3.1.2. Đánh giá tình hình giết mổ gia súc ở xã Tri Thủy - huyện Phú Xuyên –
TP Hà Nội........................................................................................................24
3.1.3. Đánh giá công tác quản lý và biện pháp xử lý phế thải khu lò giết mổ
gia súc trên địa bàn xã Tri Thủy - Phú Xuyên – TP Hà Nội............................24
3.1.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường............................................................24
3.1.5. Đánh giá sơ bộ tác động của ô nhiễm giết mổ đến sức khỏe con người
và tác động đến sản suất nông nghiệp.............................................................24
3.1.6. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo QCVN..25
3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................25
3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát.............................................................25

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.....................................................25
3.2.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.....................................................25
3.2.4. Phương pháp so sánh.............................................................................25
3.2.5. Phương pháp kế thừa.............................................................................26
3.2.6. Phương pháp lấy mẫu, phân tích...........................................................26
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................30
4.1. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế, xã hội xã Tri Thủy – huyện Phú Xuyên....30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên....................................30
4.1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................30
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình................................................................................1

iv


4.1.1.3. Điều kiện khí tượng - khí hậu...............................................................1
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................3
4.1.2.1. Kinh tế..................................................................................................3
4.1.2.2 . Xã hội..................................................................................................6
4.2. Thực trạng giết mổ và đánh giá tình hình giết mổ gia súc tại Tri Thủy...35
4.2.1. Quy mô, công suất của các cơ sở giết mổ trâu, bò................................36
4.2.2. Quy trình giết mổ..................................................................................37
4.2.2.1. Quy trình giết mổ của các cơ sở giết mổ............................................37
4.2.2.2.Quy trình giết mổ thủ công tại cácđiểm giết mổ.................................38
4.2.3. Địa điểm và điều kiện hoạt động của cơ sở giết mổ và thực trạng vệ
sinh môi trường khu giết mổ...........................................................................41
4.2.4. Nguồn nước sử dụng cho giết mổ tại các cơ sở....................................42
4.2.5. Thực trạng chất thải rắn, phế thải, nước thải phát sinh trong quá trình
giết mổ.............................................................................................................43
4.2.6. Chất thải rắn..........................................................................................43
4.2.7. Phế thải..................................................................................................44

4.2.8. Nước thải...............................................................................................44
4.3. Đánh giá công tác quản lý và biện pháp xử lý phế thải khu lò giết mổ gia
súc trên địa bàn xã Tri Thủy - Phú Xuyên – TP Hà Nội..................................45
4.3.1. Về công tác quản lý...............................................................................45
4.3.2. Trình độ nhận thức................................................................................46
4.3.3. Về các biện pháp xử lý chất thải, nước thải, phế thải............................48
4.3.3.1. Về việc xử lý nước thải tại các cơ sở giết mổ :..................................48
4.3.3.2.Về việc xử lý mùi, chất thải rắn, phế thải tại các cơ sở giết mổ..........49
4.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường (các chỉ tiêu phân tích, quan trắc).........49
4.4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí...........................................49
4.4.1.1. Tiếng ồn..............................................................................................50
4.4.1.2. Mùi....................................................................................................50

v


4.4.2. Thực trạng môi trường nước.................................................................52
4.4.2.1. Nước mặt:..........................................................................................52
4.4.3. Nước thải...............................................................................................56
4.4.4. Môi trường đất.......................................................................................60
4.5. Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.......................................62
4.5.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm đến sức khỏe con người.................................62
4.5.2. Ảnh hưởng ô nhiễm đến năng suất cây trồng và nuôi trồng thủy sản...63
4.6. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.........................64
4.6.1. Về quản lý.............................................................................................64
4.6.1.1. Thông tin và Truyền thông:................................................................65
4.6.1.2. Ngành thú y........................................................................................65
4.6.1.3. Ngành môi trường.............................................................................65
4.6.1.4. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động giết mổ trên địa bàn xã..............66
4.6.2. Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung........................................................67

4.6.2.1. Quy hoạch..........................................................................................67
4.6.2.2. Thiết kế và bố trí:...............................................................................67
4.6.2.3. Thu gom và xử lý chất thải rắn:..........................................................68
4.6.3. Về kỹ thuật – công nghệ xử lý chất thải................................................69
4.6.3.1. Các phế phẩm, chất thải rắn...............................................................69
4.6.3.2. Phương pháp xử lý nước thải lò mổ...................................................70
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................76
5. 1. Kết Luận..................................................................................................76
5.2. Kiến Nghị.................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................78
PHỤ LỤC........................................................................................................82

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nước thải ở 6 cơ sở giết mổ tại QueBec, Canada.............................5
Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu các cơ sở/điểm giết mổ gia súc, gia cầm...............7
Bảng 2.3. Mức độ vi phạm về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đối với
các CSGM gia súc, gia cầm tại các địa phương................................................9
Bảng 2.4 . Kết quả kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm
đối với thịt gia súc, gia cầm trong năm 2009 và 2010......................................9
Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm (Đơn vị: 0C).........2
Bảng 4.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: %)........................2
Bảng 4.3. Tổng lượng mưa trong các tháng đo tại trạm Láng..........................3
Bảng 4.4 : Số lượng cơ sở giết........................................................................35
Bảng 4.5. Kết quả điều tra công suất giết mổ của các cơ sở giết mổ.............36
Bảng 4.6: Nguồn thải và các nguyên nhân chính............................................40
Bảng 4.7: Điều kiện hoạt động của cơ sở giết mổ và thực trạng vệ sinh môi
trường khu giết mổ..........................................................................................41

Bảng 4.8. Nguồn nước được sử dụng tại cơ sở giết mổ trâu, bò.....................43
Bảng 4.9: Ước tính khối lượng chất thải rắn, phế thải, nước thải ra...............45
môi trường.......................................................................................................45
Bảng 4.10. Tình hình chấp hành pháp luật tại cơ sở giết mổ, kiểm soát của
chính quyền và cơ quan thú y..........................................................................46
Bảng 4.11. Trình độ nhận thức của người tham gia giết mổ...........................47
Bảng 4.12. Kết quả điều tra xử lý chất thải tại cơ sở giết mổ tại các cơ sở giết
mổ....................................................................................................................48
Bảng 4.13: Kết quả đo đạc môi trường không khí..........................................51
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nước mặt khu vực nghiên cứu.........................53
Bảng 4.15: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực ......................55
Bảng 4.16 : Kết qua đo đạc, phân tích chất lượng nước thải..........................57
Bảng 4.17: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng đất khu vực nghiên cứu.....61

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình xử lý chất thải đối với cơ sở giết mổ lợn, trâu bò tại Thụy
ĐiểnKhông yêu cầu xử lý................................................................................20
Hình 3.1: Bản đồ vị trí lấy mẫu.......................................................................27
Hình 4.1 : Bản đồ khu vực nghiên cứu............................................................31
Hình 4.2 : Quy trình giết mổ trâu, bò của các cơ sở giết mổ...........................37
Hình 4.3 : Quy trình giết mổ lợn và trâu, bò của các điểm giết mổ - giết mổ
thủ công...........................................................................................................38
Hình 4.4: Sự phối hợp liên ngành để quản lý giết mổ đạt tiêu chuẩn vệ sinh
môi trường.......................................................................................................66
Hình 4.5: Mô hình tổ chức quản lý hoạt động giết mổ trên địa bàn xã...........67
Hình 4.6: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tại hộ gia đình..............................71
Hình 4.7: Bể vớt mỡ một phần trong công nghệ xử lý....................................72

Hình 4.8: Bể lắng 3 ngăn.................................................................................73
Hình 4.9: Hầm xử lý kỵ khí.............................................................................73
Hình 4.10: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ tập trung..............74

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

: An toàn thực phẩm

BOD

: Nhu cầu ooxy sinh học

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

COD

: Nhu cầu ooxy hóa học

CSGM

: Cơ sở giết mổ

CTR


: Chất thải rắn

KSGM

: Kiểm soát giết mổ

HĐND

: Hội đồng nhân dân

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban Nhân dân

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

VS ATTP

: Vệ Sinh an toàn thực phẩm

VSMT

: Vệ sinh môi trường


ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội
quan tâm, trong đó vấn đề ô nhiễm lò giết mổ gia súc, gia cầm từng tạo nên
mối lo ngại không chỉ của những người dân đang hứng chịu nó mà của tất cả
mọi người dân.
Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 3725 cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tư nhân, đây là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho Thành phố,
nhưng hầu như đều không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô
sản xuất nhỏ lẻ; trong khi đó, môi trường xung quanh khu vực của những cơ
sở này thường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong đó, xã Tri Thủy - huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội là một
trong những nơi tập trung giết mổ gia súc lớn nhất Hà Nội, lượng gia súc
được giết mổ rất lớn lên đến 300 – 400 con trâu bò /ngày và 50 con lợn/ngày.
Tuy giết mổ với số lượng lớn nhưng việc giết mổ đều được thực hiện theo
phương thức thủ công nên việc giết mổ không được kiểm soát và chất thải ở
các lò mổ đã và đang gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Việc giết mổ tại Tri Thủy với phương thức giết mổ bừa bãi, công tác
quản lý còn lỏng lẻo. Hoạt động giết mổ diễn chưa được kiểm soát, yêu cầu
về vệ sinh thú y không đảm bảo, ý thức của người dân chưa cao, chủ yếu vì
lợi nhuận kinh tế mà giết mổ sai nguyên tắc dấn đến hậu quả khôn lường mà con
người phải gánh chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm lây lan
dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Việc tập trung các điểm giết mổ trâu, bò tạo thành làng nghề, giết mổ
không sử dụng biện pháp xử lý chất thải theo quy định, nguồn nước thải trong
quá trình giết mổ được thải một cách tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người dân sống quanh đó.


1


Sau khi giết mổ các bộ phận của trâu, bò, lợn trong và sau quá trình giết
mổ đều bị vứt bừa bãi dưới nền đất, không được che đậy cẩn thận nên ruồi,
nhặng bu đầy, rất mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân.
Chính vì vậy, vấn đề lập lại trật tự trong việc giết mổ gia súc theo quy
định của nhà nước để đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ đã và
đang là mối quan tâm không chỉ riêng xã Tri Thủy mà còn là mối quan tâm
của dân cư xung quanh đó và của toàn xã hội, đặt ra trách nhiệm cần phải giả
quyết vấn đề này để phát triển kinh tế đi đôi với phát triển bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ trên địa bàn xã Tri
Thủy - huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ gia súc
trên địa bàn xã Tri Thủy - huyện Phú Xuyên - TP Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi
trường do hoạt động giết mổ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu:
- Các cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn xã Tri Thủy - huyện Phú Xuyên
– TP Hà Nội.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng giết mổ, quản lý giết mổ tại Tri Thủy – Phú Xuyên

- Nước thải, Chất thải rắn, phế thải tại một số lò giết mổ gia súc tại xã
Tri Thủy - huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội

2


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ
tại xã Tri Thủy – huyện Phú Xuyên
- Kết quả nghiên cứu phản ánh mức độ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm vi
khuẩn trong nguồn nước sử dụng cho giết mổ và trong thịt gia súc sau giết mổ
tại các điểm giết mổ, đồng thời cảnh báo mức độ ô nhiễm môi trường, khả
năng lây lan dịch bệnh.
- Đề xuất với chính quyền địa phương giải pháp khắc phục những tồn
tại hiện nay trong hoạt động giết mổ trên địa bàn xã Tri Thủy.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường do giết mổ hiện nay ở Việt Nam và trên
Thế Giới
2.1.1. Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ trên
Thế Giới
Ô nhiễm do hoạt động giết mổ từng là mối quan tâm của tất cả các
nước trên Thế giới bao gồm cả các nước phát triển, đang phát triển và kém
phát triển.
Theo cuộc khảo sát năm 1.989 tại Ấn Độ một nước có dân số lớn nhất thế
giới và lượng vật nuôi rất lớn, với gần 191 triệu gia súc. 70 triệu trâu, 139 triệu
cừu và dê, 10 triệu con lợn và gia cầm trên 200 triệu. Trong đó khoảng 36,5% của

dê, 32,5% Cừu, 28% lợn, 1,9% của trâu và gia súc 0,9% bị giết mỗi năm.
Trong báo cáo của Bộ Chế Biến Thực Phẩm - Ấn Độ, năm 1999, trên
đất nước Ấn Độ tổng số có 3616 cơ sở giết mổ giết mổ và công suất giết mổ
trên 2 triệu gia súc, trâu, 50 triệu con cừu và dê 1,5 triệu con lợn và 150 triệu
gia cầm mỗi năm, tiêu thụ trong nước cũng như cho mục đích xuất khẩu.
Hầu hết các lò giết mổ tại Ấn Độ là giết mổ tư nhân, và như vậy việc
thực hiện giết mổ động vật mà không có các cơ sở giết mổ đảm bảo. Hầu hết
các lò giết mổ hơn 50 năm tuổi mà không có đầy đủ tiện nghi cơ bản gồm: sàn
thích hợp, thông gió, cấp nước, trạm nhốt, vận tải …..
Ngoài những thiếu xót trên, hiện trạng hoạt động của các cơ sở giết mổ
còn rất mất vệ sinh và tiêu chuẩn vệ sinh giết mổ thấp hơn rất nhiều so với
tiêu chuẩn đặt ra đối với sức khỏe cộng đồng. Nguy cơ do không có hệ thống
xử lý chất thải riêng biệt và nước thải cũng là nguồn gây ô nhiễm nặng đối với
môi trường xung quanh.
Giết mổ trái phép, bất hợp pháp không được kiểm soát gia tăng, đa
đạng và phức tạp và do đó nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến môi
trường, xã hội và sức khỏe người dân Ấn Độ.

4


Giết mổ không kiểm soát đã làm ô nhiễm nghiêm trọng một số dòng
sông tại Ấn Độ và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh, đặc tính
nước thải tại một số cơ sở giết mổ tại Ấn Độ là ô nhiễm chất hữu cơ cao.
Ở Canada, một đất nước phát triển nơi các cơ sở giết mổ tập trung được
xây dựng từ những năm 1980. Hiện nay, cả đất nước Canada có khoảng 50 cơ
sở giết mổ gia súc, tại miền Đông nơi giết mổ với quy mô và công suất rất lớn
phục vụ nhu cầu của cả đất nước. tại đây có 15 cơ sở giết mổ tập trung với
quy mô 500 heo/ngày và khoảng 700- 800 bò/ngày. Việc giết mổ này cũng là
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước.

Trong nghiên cứu của I. MASSÉ and L. MASSE về đặc tính nước thải
của các cơ sở giết mổ miền Đông Canada và đánh giá hệ thống xử lý của nó
đã đưa ra kết quả đặc tính nước thải của các cơ sở giết mổ
Bảng 2.1: Nước thải ở 6 cơ sở giết mổ tại QueBec, Canada
Thông số
Tống COD

Đơn vị
mg/l

1
2941

2
3589

3
4976

4
2333

5
6
9368 3417

COD hòa tan

mg/l


1510

2605

2817

778

4551 1250

Tổng chất rắn

mg/l

2244

2727

3862

2747

6037 2481

Cặn dễ bay hơi

mg/l

1722


1966

3153

1204

4745 1846

Cặn lơ lửng

mg/l

957

736

1348

877

2397 1431

Cặn lơ lửng dễ bay
hơi
Tống Nitơ

mg/l

770


576

1192

594

2182 1149

mg/l

174

271

372

90

629

158

NH3

mg/l

41

154


99

19

185

20

Protêin

mg/l

133

117

272

71

444

137

Tổng Phốt pho

mg/l

20


-

-

28

61

80

6,7

7,2

6,5

4,9

7,0

6,5

333

333

333

83


1014

250

57

76

246

3800

303

360

pH
CaCO3

mg/l

Lưu lượng nước thải m3/ngày

Nguồn: .I. MASSÉ and L. MASSE -2000

5


Hai ông cũng chỉ ra rằng nước thải của hoạt động giết mổ có nguy cơ
gây ô nhiễm chất hữu cơ lớn tại các tại các dòng sông và ô nhiễm nước ngầm.

Theo một nghiên cứu khác tại Nigernia, một đất nước kém phát triển,
nơi mà giết mổ vẫn diễn ra một cách bừa bãi không được kiểm soát, chính
quyền và người dân vẫn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề ô nhiễm. Giết
mổ bò, heo được diễn ra ngay tại các hộ gia đình và xả thải ra các dòng sông.
Trong nghiên cứu 5 cơ sở giết mổ tập trung điển hình tại Ibadan,
Nigeria, và mức độ các chất gây ô nhiễm của các cơ sở giết mổ này. Họ đã
theo dõi các thông số chất lượng nước trong 4 dòng sông và các giếng lân cận
để so sánh và đánh giá chất lượng nước mặt nước ngầm khu vực xung quanh
các cơ sở giết mổ. Những phát hiện chỉ ra rằng chất thải giết mổ nói chung gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng với chỉ tiêu đại diện nhu cầu oxy hóa học
(COD) và tổng chất rắn (TS) giá trị của 2.410 mg/l và 13100 mg/l, tương ứng.
Các thông số ô nhiễm vẫn tương đối cao trong vòng 500 m của các
điểm xả, nguồn thải của cơ sở giết mổ. Nguyên tố ô nhiễm trong nước thải từ
các lò mổ đã tìm thấy nồng độ tăng lên, đặc biệt, COD, Ca2+, Cl-, NO3-.
Thành phần hóa học của nước ngầm khoảng 250 m từ các nguồn thải
lò mổ cũng được tìm thấy không đạt yêu cầu như là một nguồn nước thô cho
mục đích ăn, uống. Trong hầu hết trường hợp, việc giải quyết của các thành
phần chất thải rắn đã được sử dụng làm phân bón cho đất.
2.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động giết mổ tại Việt Nam
Theo số liệu điều tra của Cục Thú y, cả nước có 17.129 cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm, trong đó số cơ sở giết mổ tập trung có 617 cơ sở, chiếm tỷ lệ
3,6 %, tập trung tại một số tỉnh Miền Nam 64,5% cơ sở giết mổ gia cầm nằm
trong khu dân cư. Diện tích giết mổ gia cầm rất chật hẹp 50 - 78% các cơ sở
giết mổ có hệ thống xử lý nước thải nhưng rất đơn giản, hiệu quả xử lý thấp.
Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu các cơ sở/điểm giết mổ gia súc, gia cầm
6


Cơ sở, điểm
Loại động vật

giết mổ
Trâu, bò, dê, cừu
Lợn (Heo)
Gia cầm
Cả gia súc, gia cầm
Tổng cộng

CSGM

Điểm giết mổ

Tổng
Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

giết mổ được
KSGM
Số
Tỷ lệ

lượng
%
lượng
%
lượng

%
1.882
121
6,43
1.761 93,57
719
38,20
14.537
561
3,86 13.976 96,14
5.295
36,42
9.075
173
1,91
8.902 98,09
943
10,39
3.787
141
3,72
3.646 96,28
974
25,72
9.281
996
3,40 28.285 96,60
7.931
27,09
Nguồn: Báo cáo Cục thú y về hoạt động giết mổ năm 2011.


Ghi chú:
- CSGM có công suất: Trâu, bò, dê, cừu ≥ 10 con/đêm; lợn (heo) ≥ 20
con/đêm; gia cầm ≥ 100 con/ca.
- Điểm giết mổ nhỏ lẻ có công suất giết mổ thấp hơn công suất nêu trên.
Số điểm giết mổ nhỏ lẻ là 3.701 điểm (chiếm 12,64%). Các điểm giết
mổ nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và một số
tỉnh Tây Nam Bộ.
Đối với các cơ sở giết mổ nhỏ ở nông thôn diện tích đất rộng thường
làm hệ thống xử lý tự chảy qua hầm kỵ khí (kiểu hầm tự hoại) hoặc túi
biogas. Nước thải sau xử lý chảy ra hồ tự thấm. Nhiều chủ cơ sở không nhận
thức được sự nguy hại của chất thải lò mổ, chỉ xây hệ thống xử lý chất thải để
đối phó, không vận hành, không kiểm tra, không tu bổ, sửa chữa.
Kết quả phân tích 180 mẫu nước thải cho thấy Coliform từ 1,1.102 7,5.108/ml, E.coli từ 1,9.102 - 6,7.108/ml, Clostridium từ 0,2.102 - 2,1.104/ml,
và đều vượt giới hạn cho phép, trên 30% số mẫu phát hiện Salmonella (+).
100% mẫu nước thải đều không đạt TCVN 5945-2005 (cột B) về các chỉ tiêu
cơ bản như COD, BOD, SS, nitơ tổng số, phospho tổng số. Lượng gây ô
nhiễm cao gấp 1,6 lần đến hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn.
Phần lớn các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ không được kiểm soát thú y,

7


không được hướng dẫn giám sát, xử lý chất thải do đó gây ô nhiễm môi
trường rất lớn. Lượng COD, BOD, số lượng vi sinh vật gây bệnh trong chất
thải lò mổ cao không chỉ làm giảm khả năng tự làm sạch của nước, tạo ra
nhiều chất khí tạo mùi như NH3, H2S gây ô nhiễm môi trường không khí xung
quanh, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm mà còn là nguyên nhân gây lan
truyền mầm bệnh từ động vật sang người, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm,
giảm sức cạnh tranh của sản phẩm động vật.

Việc giết mổ là nhỏ lẻ và giết mổ trong khu dân cư, quy trình giết mổ
thủ công, đơn giản, cơ sở hạ tầng thô sơ, mặt bằng chia làm hai khu vực có
ngăn ô là khu vực giết, làm thịt và khu vực làm sạch phủ tạng. Không có khu
vực nhốt thả lợn trước khi đưa vào giết mổ mà được nhốt trực tiếp trên các xe
ô tô. Giết mổ được thực hiện ngay trên sàn. Nguồn nước cung cấp cho giết
mổ đa số là nước giếng khoan, nước thải chảy tràn trên mặt sàn.
Môi trường lao động ở lò mổ cũng không được đảm bảo: không đủ ánh
sáng, nước thải và chất thải rắn rơi vãi khắp nơi, mùi hôi thối nồng nặc, người
lao động cũng không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ.
Trong năm 2009 - 2010, các đơn vị thuộc Cục Thú y đã tổ chức kiểm
tra, giám sát vệ sinh thú y, ATTP tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Dương,
Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Đồng
Nai, Long An, Tiền Giang, ....
Giết mổ không đảm bảo vệ sinh môi trường là nguồn lây nhiễm rất lớn
các loại vi khuẩn có hại như Coliforms, E.coli, S. aureus, C. perfringens và
Salmonella vào thịt, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm và ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
Bảng 2.3. Mức độ vi phạm về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đối với
các CSGM gia súc, gia cầm tại các địa phương.

8


Tổng số cơ
sở/điểm
GM vi
phạm

Loại cơ sở/điểm
giết mổ

Trâu, bò, dê, cừu

349

Lợn (heo)

2.015

Gia cầm

145

Cả gia súc, gia cầm

30

Tổng số

Các lỗi vi phạm chính
- Hệ thống xử lý chất thải, nước thải
không đảm bảo vệ sinh thú y;
- Không đủ ĐKVS và môi trường.
- Mặt nền đọng nước.
- Phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh
truyền nhiễm

2.539
Nguồn : báo cáo Cục thú y về thanh tra cơ sở giết mổ 2011

Tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn VSMT, ATTP năm 2010 rất cao, chủ

yếu là ô nhiễm vi sinh vật (Coliforms, E.coli, S. aureus, C. perfringens và
Salmonella), những vi sinh vật này lây nhiễm vào con người dễ gây bùng phát
dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và động vật.
Bảng 2.4 . Kết quả kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, an toàn thực
phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm trong năm 2009 và 2010.
Năm 2009
Năm 2010
Số mẫu
Số mẫu
Loại thịt gia
Số mẫu
Tỷ lệ
Số mẫu
Tỷ lệ
TT
không
không
súc, gia cầm
kiểm tra
(%)
kiểm tra
(%)
đạt
đạt
1 Thịt trâu, bò
60
33
55
51
36

70,6
2 Thịt lợn
503
240
47,7
462
222
48,1
3 Thịt gia cầm
269
202
75,1
222
195
87,8
4 Tổng cộng
832
475
57,1
735
453
61,6
Nguồn: Báo cáo Cục thú y về hoạt động giết mổ năm 2011.
2.1.3 Thực trạng giết mổ và ô nhiễm do giết mổ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Từ khi xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường thành phố Hà Nội
cũng như nhiều địa phương khác, hệ thống lò mổ do nhà nước quản lý ngừng
hoạt động. Thay thế vào đó là hàng trăm điểm giết mổ nhỏ lẻ xuất hiện trong
khu dân cư đô thị.

9



Các điểm giết mổ ở đây đều là các điểm giết mổ tư nhân, có quy mô
nhỏ, công suất thấp, thiếu trang thiết bị và các điều kiện cần thiết, thiếu sự
quản lý của chính quyền và kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên ngành.
Quy trình giết mổ không đảm bảo vệ sinh, không có hệ thống xử lý chất thải
theo quy định. Do tác động của cơ chế thị trường, hoạt động vì lợi nhuận nên
các chủ giết mổ không tuân thủ các điều kiện về vệ sinh cơ sở giết mổ.
Bên cạnh đó, do thiếu sự kiên quyết của chính quyền địa phương và cơ
quan thú y dẫn đến hậu quả là nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô mhiễm môi trường và nguy
cơ bùng phát dịch bệnh cho co người và động vật.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn khoảng 3.725 điểm, hộ giết mổ
gia súc, gia cầm không bảo đảm vệ sinh thú y, hầu hết phân tán rải rác ở các
huyện ngoại thành. Các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hoạt động rất đa dạng, một số
chủ hoạt động theo mùa vụ nên việc kiểm tra, kiểm soát còn gặp nhiều khó
khăn. Năm cơ sở giết mổ công nghiệp nhưng hoạt động cầm chừng, chỉ đạt
khoảng 10% công suất giết mổ lợn và 35,7% công suất giết mổ gia cầm.
STT
1
2
3

Loại hình giết mổ
Cơ sở giết mổ GSGC
công nghiệp tập trung
Điểm giết mổ GSGC
thủ công tập trung
quy mô vừa
Giết mổ GSGC thủ

công nhỏ lẻ

Số cơ sở
giết mổ

Đáp ứng nhu
cầu về thịt
trâu, bò

5
17

28,65%

3.700

58,86%

Đáp ứng
nhu cầu về
thịt lợn

Đáp ứng
nhu cầu
thịt heo

1,64%

8,19%


34,64%
44,51%

6,55%
66,05%

Nguồn : báo cáo chi cục thú y Hà Nội, 2011
Do giết mổ được thực hiện ở các điểm chủ yếu trong dân nên ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường - một vấn đề nóng đang được cả xã hội quan
tâm. Tại Hà Nội vấn đề ô nhiễm tại lò mổ đã và đang là vấn đề bức xúc lớn
của người dân gây bức xúc trong xã hội.

10


Việc giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm trên địa bàn thành
phố hầu hết đều được thực hiện thủ công bởi các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cơ sở
vật chất nghèo nàn, thiết bị giết mổ và chế biến lạc hậu, dẫn đến các chất thải
phát sinh như nước thải, chất thải rắn và khí thải sinh ra trong quá trình sản
xuất không được xử lý đã dẫn đến gây ô nhiễm môi trường.
Sản phẩm của các khu xí nghiệp giết mổ động vật gồm có thịt, mỡ và
các sản phẩm chế biến từ các nguyên liệu thô, một số phụ phẩm như xương
(chiếm 30-49%), nội tạng da, lông…của gia súc
Ô nhiễm do hoạt động giết mổ chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước. Nước
thải từ các lò mổ chiếm một thành phần lớn các thành phần hữu cơ và nitơ
cũng như phần còn lại của chất tẩy rửa.
Nước phục vụ cho hoạt động giết mổ chủ yếu lấy từ giếng khoan,
không ít trường hợp lấy từ nước ao, sau đó nước thải từ quá trình giết mổ lại thải ra
cống, xuống ao, sống mà không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải giết mổ chiếm một lượng lớn các

thành phần hữu cơ và nitơ cũng như phần còn lại của chất tẩy rửa. Nồng độ
cao của các chát gây ô nhiễm trong nước thải thường có nguồn gốc từ khâu
làm lòng và xử lý chất thải máu. Trong máu có chứa nhiều chất hữu cơ và có
hàm lượng nitơ rất cao.
2.2. Hiệu quả biện pháp quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung.
2.2.1. Khái quát tình hình quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trong cả nước về
tình hình quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung cho thấy:
- Có 32 tỉnh, thành phố (9 tỉnh phía Bắc và 23 tỉnh phía Nam) đã được
phê duyệt Đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung, trong đó 24 tỉnh đã và
đang triển khai thực hiện;
- Có 20 tỉnh, thành phố đang xây dựng Đề án quy hoạch hệ thống giết
mổ tập trung;

11


- Còn lại 11 tỉnh chưa xây dựng Đề án quy hoạch hệ thống giết mổ tập
trung (cả 11 tỉnh này đều là các tỉnh phía Bắc).
Các tỉnh phía Nam tổ chức thực hiện việc tăng cường công tác quản lý
giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATVSTP tốt hơn nhiều so với các tỉnh phía
Bắc; UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo một cách
quyết liệt và đồng bộ đối với chính quyền các cấp, các ban, ngành tại địa
phương thực hiện quy hoạch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây
dựng CSGM gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có nhiều cơ sở được xây
dựng với dây truyền giết mổ công nghiệp, hiện đại.
Qua thống kê cho thấy, các tỉnh phía Nam có 760 CSGM gia súc, gia
cầm tập trung (chiếm tỷ lệ 2,60% toàn bộ hệ thống giết mổ) nhưng lượng gia
súc, gia cầm được giết mổ tại các cơ sở này có thể chiếm tới 50% trong cả
nước. Số điểm giết mổ nhỏ lẻ là 3.701 điểm (chiếm 12,64%), tuy nhiên tỷ lệ

cơ sở/điểm giết mổ ở khu vực phía Nam lại được cơ quan thú y kiểm soát khá
cao (chiếm tỷ lệ 67,59%).
Đối với các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù
nhiều tỉnh còn khó khăn về điều kiện kinh tế nhưng đã nhận được sự quan
tâm chỉ đạo của Chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban,
ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng CSGM tập trung
và quản lý giết mổ.
2.2.2. Hiệu quả của chính sách quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung ở một số
tỉnh trong cả nước
Các tỉnh miền Đông Nam bộ có khoảng 352 cơ sở giết mổ tập trung và
các cơ sở này đều đã được cơ quan quản lý kiểm soát khá tốt (chiếm tới gần
30% trong cả nước). Điển hình là TP. Hồ Chí Minh, đã cơ bản hoàn thiện hệ
thống cơ sở giết mổ tập trung, kiểm soát trên 97% số lượng gia súc, gia cầm
được giết mổ, 100% cơ sở giết mổ lợn thực hiện theo phương thức giết mổ
treo. Công tác kiểm soát giết mổ khá chặt chẽ với những biện pháp chế tài

12


hợp lý và kiên quyết, tạo điều kiện để các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, việc vệ sinh môi trường tương đối
đảm bảo được đầu tư quy mô và hệ thống xử lý hiện đại. Nước thải đầu ra của
100% cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp đạt loại B theo QCVN 40.
Tại thành phố Huế đã có đề án quy hoạch, xây dựng các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung. Thành phố Huế đã chọn 2 doanh nghiệp để xây
dựng 3 lò giết mổ tập trung quy mô lớn: 1cơ sở giết mổ từ 500- 700con
lợn/ngày; 02 cơ sở giết mổ: 200 - 300 lợn, 30 - 40 trâu bò, 700 - 1000 gia
cầm/ngày. Mỗi huyện, thị xã quy hoạch, xây dựng từ 4-7 điểm giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung. Từ trên 680 điểm mổ phân tán, thành phố đã quy gom
về 35 cơ sở giết mổ giết mổ tập trung (29 cơ sở giết mổ lợn; 3 cơ sở giết mổ

trâu bò, lợn; 2 cơ sở giết mổ trâu bò, lợn, gia cầm; 2 cơ sở giết mổ gia cầm).
Môi trường được đảm bảo, nước thải sau cơ sở giết mổ được đảm bảo
theo QCVN 40/BTNMT, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi
trường và phòng chống dịch bệnh được đảm bảo.
Tại Cần thơ, trên địa bàn thành phố có 12 lò mổ và điểm giết mổ gia
cầm tập trung, trong số đó có 4 lò kiêm giết mổ gia cầm và gia súc. Trung
bình mỗi quận/huyện có từ 1-3 lò mổ/điểm giết mổ tập trung.
Cần Thơ là một trong những tỉnh thực hiện khá tốt về đưa gia súc, gia
cầm vào các điểm giết mổ tập trung. Việc kiểm soát vệ sinh môi trường trong
hoạt động giết mổ được thực hiện khá tốt. Hiện nay, hoạt động của các lò
mổ/điểm giết mổ tập trung hoạt động khá hiệu quả và giải quyết rất tốt vấn đề
ô nhiễm môi trường do giết mổ cho thành phố Cần Thơ cũng như các huyện.
Đánh giá: Đối với các cơ sở giết mổ tập trung đã đạt được những hiệu
quả rất tốt như sau:
+ Thu gom được các hộ giết mổ trong khu dân cư không đảm bảo vệ
sinh thú y, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh trật tự.

13


+ Kiểm soát được nguồn gốc gia súc, gia cầm nhập vào giết mổ và
bước đầu kiểm soát được quá trình giết mổ. Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho
động vật và giảm tác động của dịch bệnh đến sức khỏe con người.
+ Xử lý được chất thải một cách đảm bảo tiêu chuẩn môi trường
2.3. Đặc điểm, tính chất của chất thải ô nhiễm môi trường do hoạt động
giết mổ
Các vấn đề về môi trường của các lò mổ chủ yếu liên quan đến các chất
thải vào nước. Các vấn đề khác do việc thải ra các mùi khó chịu, tiếng ồn,
chất thải và các phủ tạng của gia súc.
Nước thải: Nước thải thường bị ô nhiễm nặng do các thành phần hữu cơ

như máu, mỡ, protein cũng như Nitơ, phospho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản.
Ở những nơi giết mổ cả trâu bò và lợn thì lượng nước thải nhiều hơn và
tỷ lệ chất gây ô nhiễm /tấn thịt giết mổ cao hơn những nơi chỉ giết mổ lợn. Nồng
độ cao các chất gây ô nhiễm trong nước thải thường có nguồn gốc từ khâu làm
lòng và xử lý chất thải máu. Trong máu chứa nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng
Nitơ rất cao. Vì máu chiếm 6% trọng lượng của động vật sống nên phương pháp
xử lý và loại bỏ máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với lượng chất gây ô nhiễm
được tạo ra. ở những lò mổ có khâu xử lý da, thường có nước muối trộn lẫn
với máu đổ vào hệ thống nước thải. Chúng gây khó khăn cho xử lý nước thải
tại địa phương.
Khâu làm lòng là một bộ phận của lò mổ và từ đó đã phát sinh ra một
lượng lớn nước thải bị ô nhiễm. Có 3 cách khác nhau để xử lý lòng ruột: nạo
ruột ướt, nạo ruột khô hoặc không nạo ruột. Những chất chứa bên trong lòng
ruột chiếm khoảng 16% trọng lượng sống của trâu bò và khoảng 6% trọng
lượng sống của lợn. Nó khoảng 70 kg/trâu bò và 6kg/lợn. Chỉ riêng chất chưa
trong dạ dầy bò nặng 30kg.
Ngay cả nếu các thứ này được thu hồi lại thì nước thải vẫn bị ô nhiễm
nghiêm trọng, bởi vì thịt dùng làm thực phẩm phải được rửa sạch. Các chất gây

14


ô nhiễm trong nước gồm có các chất hữu cơ không tan và các chất tạo nên
nhũ tương, các chất này không thể tách được bằng cách lọc hoặc lắng cặn.
Nước sôi dội khi cạo lông lợn cũng chứa một lượng chất gây ô nhiễm
lớn. Phân và nước tiểu của gia súc được tạo ra trên các phương tiện vân tải và
trong chuồng nhốt.
Nói chung, nước thải bị ô nhiễm được tạo ra trong suốt qua trình sản
xuất liên quan đến khâu vệ sinh và rửa.
Không khí: Vấn đề nảy sinh chủ yếu là các mùi khó chịu từ các

chuồng gia súc, phân, lòng ruột và từ xử lý nước thải. Thêm vào đó là các
chất thải từ trạm năng lượng, thông khí, rò rỉ chất làm lạnh (ví dụ như CFC,
amoniac) từ các thiết bị lạnh và khí xả từ các phương tiện vận tải.
Tiếng ồn: Tiếng ồn chủ yếu gây ra do quạt thông gió, thiết bị lạnh, do
vận chuyển và do súc vật bị nhốt.
Chất thải rắn – phế thải: Chất thải tạo ra gồm có các chất thải từ quá
trình giết gia súc cũng như cặn, dầu, muối thải. Các chất thải độc hại với môi
trường như dầu thải cũng có thể xuất hiện ở đây. Các sản phẩm dư thừa gồm có
phân gia súc, lòng ruột, máu, da động vật, lông, và các thành phần hữu cơ khác.
Ðộng vật bị giết thịt ở các lò mổ gồm có trâu bò, bê, ngựa, cừu, lợn.
Các động vật được chuyển đến chuồng nuôi ở các lò mổ. Bắt đầu quá trình
giết thịt gia súc, bao gồm giết, hứng máu, bỏ đầu và chân, mổ bụng, moi ruột
(loại bỏ các phủ tạng bên trong ), xẻ thịt, lọc thịt. Trong trường hợp mổ lợn,
còn thêm bước dội nước sôi, cạo lông, thui, chải rửa.
Các hoá chất được sử dụng trong quy trình gồm có chất tẩy rửa, chất
bảo quản, chất làm lạnh, hoá chất để làm sạch nước, dầu nhờn.
2.4. Các nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường giết mổ ở Việt
Nam và trên Thế Giới

15


Trên Thế Giới một số nước phát triển như Thụy Điển, Canada, Hà Lan
cũng đã từng bị ảnh hưởng rất lớn do ô nhiễm từ hoạt động giết mổ. Tuy
nhiên họ cũng đã có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm như
- Các biện pháp quản lý bao gồm:
+ Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung
Vị trí: Khoảng cách an toàn từ các lò mổ đến khu dân cư là 500m -1km.
+ Quy định các chỉ tiêu giám sát ô nhiễm môi trường:
o Trên tất cả các sàn thoát nước có rổ lọc không?

o Có thể giảm được lượng nước ? Trong khâu làm sạch có sử dụng thiết
bị áp suất cao không?
o Các thiết bị tinh chế có hoạt động tốt không?
o Các chất thải rắn và lòng ruột có được dồn về một nơi khô ráo không ?
o Có thể cải thiện được việc vận chuyển lòng ruột hoặc các phủ tạng
trong khâu làm lòng không ?
o Phân gia súc có tập trung ở một nơi được phép không?
o Chất thải là máu được vận chuyển như thế nào ?
o Có các mùi khó chịu bay ra từ lò mổ không?
o Những chất tẩy rửa nào được sử dụng ? Có tuân theo quy định của
Cục bảo vệ môi trường không?
o Các hoá chất có được vận chuyển một cách hợp lý không ?
o Chức năng giám sát của công ty ra sao? Ví dụ kiểm soát hoạt động,
ghi chép hồ sơ sổ sách.
Việc thải phân phải tuân theo những quy định phù hợp.
Ðiều kiện đổ chất thải
Nước: Khi đưa nước thải đến nhà máy xử lý cần tuân theo các giá trị sau:
Thể tích nước thải 3 m3/ tấn thịt gia súc giết mổ
BOD7 10 kg/tấn thịt gia súc giết mổ
Tổng lượng Nitơ 100 mg/l
Tổng lượng phospho 10 mg/l

16


×