Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

THIẾT kế cải tạo CẢNH QUAN CÔNG VIÊN THÚY sơn, PHƯỜNG THANH BÌNH, THÀNH PHỐ NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 58 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ - CẢNH QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN CÔNG VIÊN
THÚY SƠN, PHƯỜNG THANH BÌNH,
THÀNH PHỐ NINH BÌNH

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S. NGUYỄN ANH ĐỨC

Bộ môn

: Rau , Quả, Hoa – Cây cảnh

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ HẠNH

Lớp:

: RHQ- K57

Khoa:

: NÔNG HỌC

HÀ NỘI – 2016




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy cô giáo, những người đã truyền đạt cho tôi nguồn kiến thức bổ ích
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, đặc biệt là các thầy cô
thuộc bộ môn Rau – Hoa – Quả luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn chính là
Th.s.Nguyễn Anh Đức – Bộ môn Rau Hoa Quả - Khoa Nông học - Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam , đã dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ tôi làm sáng tỏ những vấn đề khúc mắc trong quá trình nghiên
cứu cũng như trong suốt quá trình tôi tham gia thực tập tại cơ sở.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới GĐ.Đỗ Văn Hùng là người đã trực
tiếp dẫn dắt và hướng dẫn tôi trong thời gian tôi tham gia thực tập. Tôi cũng xin
chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú nhân viên trong công ty Cổ Phần Môi
Trường Và Dịch Vụ Đô Thị Thành Phố Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên,
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày … tháng …năm 2016
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hạnh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài..........................................................................2
1.2.1. Mục đích......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
2.1. Tình hình phát triển của công viên - vườn hoa trên thế giới và Việt Nam.........3
2.1.1. Sự phát triển của công viên - vườn hoa trên thế giới..................................3
2.1.2. Sự phát triển công viên - vườn hoa ở Việt Nam..........................................9
2.1.3. Những nguyên tắc thiết kế cảnh quan công viên - sân vườn.....................11
2.2. Hệ thống cây xanh trong công viên..............................................................12
2.2.1. Tác dụng của cây xanh trong công viên....................................................12
2.2.2. Cách bố trí cây xanh trong công viên........................................................15
2.3. Hệ thống giao thông trong công viên...........................................................17
2.3.1. Vai trò của hệ thống giao thông.................................................................17
2.3.2. Chỉ tiêu thiết kế đường giao thông............................................................17
2.4. Hệ thống chiếu sáng trong công viên...........................................................17
2.4.1. Mục đích, ý nghĩa......................................................................................17
2.4.2. Yêu cầu về bố trí đèn chiếu sáng...............................................................18
2.5. Phân loại vườn – vườn hoa, vai trò của vườn hoa và các yếu tạo hình khối
trong thiết kế vườn hoa........................................................................................20
2.5.1. Phân loại vườn - vườn hoa.......................................................................20
2.5.2. Vai trò của vườn hoa..................................................................................20

ii


2.5.3. Các yếu tố tạo hình khối trong phong cảnh vườn hoa...............................22

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................25
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu...........25
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................25
3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................25
3.3.1. Phương pháp điều tra.................................................................................25
3.3.2. Phương pháp đo đạc..................................................................................25
3.3.3. Phương pháp thống kê...............................................................................25
3.3.4. Phương pháp phân tích SWOT..................................................................25
3.3.5. Phương pháp thu thập thông tin................................................................26
3.3.6. Phương pháp thiết kế.................................................................................26
3.4. Phương pháp xử lí số liệu.............................................................................26
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................27
4.1. HIỆN TRẠNG CÔNG VIÊN THÚY SƠN..................................................27
4.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................27
4.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.........................................................28
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG:.........................................................................30
4.2.1. Hiện trạng chung:......................................................................................30
4.2.2. Hiện trạng khu vực trung tâm....................................................................33
4.3. NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI TẠO CÔNG VIÊN.............................................34
4.4. Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRUNG TÂM................................35
4.4.1. Mục đích thiết kế.......................................................................................35
4.4.2. Phân tích SWOT cho thiết kế cảnh quan khu vực trung tâm....................35
4.4.3. Ý tưởng thiết kế chủ đạo...........................................................................36
4.5.1. Thiết kế cải tạo khuôn viên.......................................................................37
4.5.2. Thống kê và dự trù kinh phí hạng mục cảnh quan....................................49
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................51
5.1 Kết luận........................................................................................................51
5.2 Đề nghị.........................................................................................................51
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................52
iii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chiếu sáng công viên........................................................19
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đất cây xanh vườn hoa....................................................20
Bảng 4.1: Bảng dự trù kinh phí...........................................................................49

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quần thể Acropol ở Athen, được xây dựng trong thời kỳ hoàng kim
của Aten (Athen) (khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên).................................4
Hình 2.2: Đền La Mã Pantheon cổ đại ....................................................................5
Hình 2.3: Cầu dẫn nước Pont du Gard ....................................................................5
Hình 2.4: Lâu đài Miramare, Ý.............................................................................7
Hình 2.5: Cảnh quan Thiên Đàn (Bắc Kinh, Trung Quốc)....................................8
Hình 2.6: Đền thờ Annamalaiyar (Ấn Độ)............................................................9
Hình 2.7: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).....................................................10
Hình 2.8: Chùa Thầy (Hà Nội)............................................................................11
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí công viên Thúy Sơn.........................................................28
Hình 4.2: Một số hình ảnh hiện trạng công viên Thúy Sơn................................30
Hình 4.3: Hình ảnh hiện trạng cảnh quan khu vực xung quanh hồ.....................31
Hình 4.4: Hình ảnh hiện trạng cây trồng công viên Thúy Sơn............................32
Hình 4.5: Hình ảnh hiện trạng khu di tích lịch sử công viên Thúy Sơn..............32
Hình 4.6: Mặt bằng chung công viên Thúy Sơn.................................................33
Hình 4.7: Khu vực cải tạo thiết kế.......................................................................35
Hình 4.8: Mặt bằng hiện trạng khu vực thiết kế công viên.................................38
Hình 4.9: Mặt bằng hiện trạng khu vực chọn......................................................38
Hình 4.10: Mặt bằng thiết kế tổng quan khu vực I..............................................40

Hình 4.11: Chi tiết khuôn viên 1.........................................................................41
Hình 4.12: Chi tiết khuôn viên 4.........................................................................41
Hình 4.13: Chi tiết khuôn viên 2.........................................................................41
Hình 4.14: Chi tiết khuôn viên 3.........................................................................42
Hình 4.15: Mặt cắt chi tiết khu vực I..................................................................43
Hình 4.16: Khu vực cải tạo I...............................................................................43
Hình 4.17: Phối cảnh khu vực I...........................................................................44
Hình 4.18: Mặt bằng thiết kế khu vực II.............................................................45
Hình 4.19: Phối cảnh khu vực lối vào.................................................................46
Hình 4.20: Phối cảnh tổng thể cảnh quan............................................................46
v


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công viên là một thành phần quan trọng trong hệ thống mảng xanh đô thị,

được xem là nhân tố quan trọng trong tổ chức không gian đô thị hiện đại, góp
phần hoàn thiện cấu trúc đô thị. Công viên góp phần quan trọng trong sự phát
triển toàn diện nhân cách con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của một đô
thị hiện đại, có thể nói là một không gian giao tiếp công cộng – không gian giao
tiếp văn hóa góp phần hình thành một đô thị nhân văn, đồng thời là tác nhân hữu
hiệu cải thiện vi khí hậu, tạo điều kiện tốt cho môi trường đô thị.
Công viên Thúy Sơn không những đóng vai trò cải thiện vi khí hậu trong
khu vực thành phố Ninh Bình mà còn là nơi người dân Ninh Bình và du khách
tìm đến để nghỉ ngơi, thư giãn tại các bể bơi, vườn thú, du thuyền hay để tham
quan, thăm viếng, bởi trong khuôn viên của công viên có các di tích, danh thắng
nổi tiếng gắn với núi Non Nước như đền thờ danh nhân văn hoá Trương Hán

Siêu, đài tưởng niệm liệt sĩ thành phố, tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy và
chùa Non Nước…
Ngoài ra, công viên Thúy Sơn còn là nơi vui chơi giải trí của trẻ em với
một khu trò chơi đồng thời Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố Ninh Bình cũng
được bố trí trong khuôn viên công viên. Trong khu công viên có các đường dạo,
vườn hoa đồng thời có các hồ cảnh đặc biệt do nằm cạnh sông nên đã tạo nên
những góc cảnh sắc thú vị nên thơ.
Công viên Thuý Sơn là công trình phúc lợi xã hội, là tài sản của Nhà
nước, do UBND thành phố Ninh Bình giao cho Công ty Môi trường và Dịch vụ
đô thị trực tiếp quản lý, khai thác đối với các công trình nằm trong công viên,
đồng thời gìn giữ, phát triển công viên; tổ chức các dịch vụ phục vụ tham quan,
tín ngưỡng, vui chơi, giải trí trong công viên
Tuy nhiên hiện tại do sự quan tâm chưa thực sự đúng mực đến các công
trình, cây xanh kéo theo đó là thiết kế được giữ nguyên nhiều năm khiến cho
1


công viên chưa thể hiện hiệu quả của nó về mặt giải trí, khu đi dạo, thể thao…
Với mục đích biến công viên thành một địa điểm đẹp, hữu dụng hơn, thể hiện
được sự phát triển của thành phố Ninh Bình tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Thiết kế cải tạo cảnh quan công viên Thúy Sơn – phường Thanh Bình – thành
phố Ninh Bình"
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích
Thiết kế cải tạo cảnh quan công viên Thúy Sơn có giá trị thẩm mỹ, phù
hợp với nhu cầu của người dân và thể hiện được sự phát triển của thành phố.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu được vị trí, các yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên và điều
kiện xã hội ảnh hưởng đến công viên.
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng cây xanh trong khu vực thiết kế, các

công trình kiến trúc.
- Đưa ra ý tưởng thiết kế, cải tạo một phần công viên hợp lý phù hợp với
nhu cầu của người dân

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Không gian vườn hoa - công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là
khoảng trống quan trọng dành cho các hoạt động nghỉ ngơi – giải trí. Bên cạnh
đó vườn hoa - công viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc giáo dục
thẩm mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành bộ mặt đô thị. Vườn
hoa còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc hình thành và
cải thiện môi sinh.
Nếu hiểu vườn hoa là khu cây xanh được trồng tập trung trong một diện tích
đất lớn nhằm mục đích phục vụ công cộng, là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi,
giải trí đáp ứng nhu cầu của nhân dân thì vẫn chưa đủ. Cần phải hiểu vườn hoa
là một phần của cảnh quan đô thị, là một sự thống nhất giữa các yếu tố tự nhiên
và nhân tạo, phát triển trong mối tác động qua lại từ sự hình thành, quá trình phát
triển của đô thị. Vườn - công viên, do có không gian rộng, không gian lớn duy
nhất của điểm dân cư, không gian thẩm mỹ phong phú chiếm một vị trí quan
trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người thông qua giao tiếp
xã hội và góp phần nâng cao sức khỏe, di dưỡng tinh thần. (Hàn Tất Ngạn, 2000)
2.1. Tình hình phát triển của công viên - vườn hoa trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Sự phát triển của công viên - vườn hoa trên thế giới.
a. Kiến trúc cảnh quan châu Âu
Kiến trúc cảnh quan Ai Cập cổ đại đã tồn tại trên 4000 năm với minh chứng
là các quần thể kiến trúc lăng mộ, các tác phẩm điêu khắc hoành tráng. Nghệ
thuật kiến trúc cảnh quan trong các công trình tôn giáo đã thành công trong việc
tạo hiệu quả hung vĩ và áp chế con người trên nền môi trường thiên nhiên đặc

thù của Ai Cập. Người Ai Cập không có xu hướng tái tạo cảnh quan thiên nhiên.
Vườn Ai Cập cổ có hình thức quy hoạch cân xứng rõ nét. Mặt bằng vườn
hình chữ nhật. Bể nước nằm chính giữa vườn, đóng vai trò trung tâm, bố cục cân
xứng giữa trục dọc và trục ngang. Bể nước, theo các bức họa giữ được cho tới
ngày nay, là trung tâm của hoạt động vui chơi giải trí.

3


Cây xanh được dùng làm yếu tố hình khối cơ bản tạo không gian vườn. Không
gian bao gồm ba lớp lồng lấy nhau làm đường viền không gian bằng cây xanh
thấp dần vào trung tâm vườn.
Ngoài ra, kiến trúc công trình ở đây đóng vai trò chi phối trục trung tâm bố
cục cửa vườn và ngăn chia không gian vườn thành nhiều vườn nhỏ. Nhà ở hoặc
lâu đài hoặc đền nằm ở cuối vườn, trên trục dọc tổng thể sân vườn nhà. Sự hòa
nhập giữa chúng chủ yếu bằng hành lang bao quanh từ không gian kín đến
không gian nửa mở đến không gian mở. Không gian mở của hành lang đóng vai
trò trung tâm. Thêm vào đó hành lang được trang trí thêm phù điêu mô tả các
loại cây ngoại lai. Nếu như sân vườn đều có chung một không gian bằng các
đường đá thấp, bổ sung giàn nho, chòi nghỉ tạo nên nhiều hình thức kiến trúc đa
dạng và phong phú.
Hi Lạp có khí hậu ôn hòa, cảnh tượng thiên nhiên đẹp, kiến trúc công trình
mang tính hoành tráng, thanh tú và kiều diễm. một công trình khi thiết kế đầu
được cân nhắc về tỉ lệ, vị trí, tầm nhìn trên địa hình khu đất cụ thể.

Hình 2.1: Quần thể Acropol ở Athen, được xây dựng trong thời kỳ hoàng kim của Aten
(Athen) (khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên).

4



Kiến trúc cảnh quan nổi bật với các thể loại forum La Mã, cầu dẫn
nước, vila. (Tô Văn Hùng, 2010).

Hình 2.2: Đền La Mã Pantheon cổ đại

Hình 2.3: Cầu dẫn nước Pont du Gard

Thời kỳ công nghiệp: Thời kỳ này cho ra đời và mở mang hàng loạt đô
thị. Đô thị rộng lớn nhưng đồng thời mật độ xây dựng ngày mọt dày đặc, đẩy
con người xa dời thiên nhiên. Lúc này đòi hỏi cần xây dựng các vườn - công
viên sử dụng công cộng, nằm ngoài khuôn viên của ngôi nhà nhằm tái hồi sức
lao động của công nhân, đồng thời cải thiện môi trường đô thị đang ngày càng
gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Không gian xanh của đô thị được hình
thành, chế độ phong kiến làm nảy sinh một kiến trúc cảnh quan mới - cảnh quan
kiến trúc các lâu đài của lãnh chúa, và kiến trúc nhà thờ

romanticism, gothic

(Tô Văn Hùng, 2010).
Tại Pháp, phương án cải tạo Pari 1852 - 1871 đã cho ra đời những không
gian xanh. Tổng cộng đất xây dựng và cải tạo vườn - công viên công cộng
khoảng 200 ha. Năm 1861 cải tạo công viên Monceau ở phía bắc sông Sein và
xây dựng công viên Montsouris - phía nam và công viên Buttes Chaumont ở
phía đông - bắc sông Seine vào những năm 1864 - 1867.
Tại Anh, năm 1844 quốc hội Anh cũng thông qua việc xây dựng công viên với
tính chất công cộng và cải tạo một số công viên cũ của các gia đình quý tộc làm
nơi hoạt dộng giải trí công cộng như công viên Rydjenx, Vyctorya, Batter ở

5



London,... Nhìn chung các công viên đều có những khoảng rừng thưa lớn với
mạng lưới đường liên tục, tự do và có nhiều chức năng khác nhau.
Thời kỳ hậu công nghiệp: Sự phát triển đa dạng nhu cầu sống của con
người đòi hỏi giao tiếp rộng với cường độ mạnh và trong thời gian nhất định, có
thể sử dụng nhiều chức năng trên cùng một khu vực nhất định. Đồng thời vẻ đẹp
công nghiệp đặc trưng bởi sự đơn giản, trở nên đơn điệu và kém sức hấp dẫn,
đòi hỏi phải có quan điểm và nhìn nhận mới về công năng và thẩm mỹ của môi
trường. Cảnh quan được tạo nên bao gồm cảnh quan nhân tạo và cảnh quan
thiên nhiên. Sự phối hợp hai thành phần này sẽ dẫn tới cải tạo. Do đó, hiểu được
cảnh quan theo ngành quy hoạch - kiến trúc chỉ là một khu vực trống (không có
công trình) là không đúng. Và không gian còn lại chỉ là hệ quả của việc xếp nhà
là cảm nghĩ phiến diện. Điều đó chỉ phá vỡ thiên nhiên (san đồi, lấp hồ tùy tiện),
làm mất đi cá tính vốn có của mỗi vùng miền, địa phương, tạo môi trường xấu.
Kiến trúc cận đại ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó. Do vậy về tổng quan
chung, cảnh quan ban đầu phải được khai thác triệt để trên quan hệ hữu cơ với
việc tìm tòi hạt nhân cấu trúc đô thị. Đồng thời cảnh quan ban đầu với các dạng
hạt nhân đô thị tương lai sẽ phải là tác động hỗ trợ và nhân giá trị giữa chúng
với nhau. Cảnh quan ban đầu là nền để xác định vị trí các hạt nhân đô thị. Sự
xuất hiện các loại hình công viên, sân vườn với hệ thống cây xanh được cắt tỉa
theo hình khối hình học làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình. (Tô Văn
Hùng, 2010).
Còn trong mỗi công trình kiến trúc cảnh quan riêng lẻ có vị trí và tôt
chức không gian hoàn toàn mới. Hệ thống cảnh quan theo cấu trúc phi tầng bậc.
Công viên trung tâm có thể vừa đảm nhiệm chức năng phục vụ toàn đô thị, vừa
phục vụ và thay thế cho một vườn cây khu nào đó mà trước đây trong cấu trúc
tầng bậc phải có. Hoặc vườn hoa không chỉ phục vụ dân cư trong vùng mà còn
cho mọi người qua lại. Trong mỗi vùng có một hoặc hai chức năng chủ đạo còn


6


các chức năng khác có vai trò hỗ trợ. Hoặc các chức năng đan xen nhau. Việc
phân bố các khu vực liên chức năng đó trong không gian công viên có nhiều.

Hình 2.4: Lâu đài Miramare, Ý

b. Một số nước châu Á
Trung Quốc: người Trung Quốc khai thác một cách triệt để các yếu tố tự
nhiên (đồi núi, sông, hồ, rừng cây…), thêm vào đó thuật phong thủy là nhân tố
đắc lực tạo ra sự ăn nhập giữa công trình kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên.
Có một số đặc điểm trong xây dựng vườn – công viên như sau: thứ nhất địa hình
được xử lý tỉ mỉ tạo nên vẻ tự nhiên, tình xảo, thứ hai mặt nước là yếu tố hình
khối quan trọng trong bố cục cảnh quan, công trình nào cũng có, theo quy tắc
truyền thống người Trung Quốc vị trí xây dựng vườn – công viên phải nhìn ra
mặt nước; thứ ba cây xanh có nhiều loại và thường để tự nhiên, phối kết tự do;
thứ tư: kết hợp các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phong phú (đồ đồng, sứ hình
đèn, thùng…). (Hàn Tất Ngạn, 1999).
Kiến trúc công trình chiếm một tỷ lệ khá lớn trong khu vườn - công viên.
Đặc điểm chung của loại hình khối này là liên kết với nhau bằng hành lang, nhà
nhỏ, tạo nhiều sân trong, không gian liên hoàn. các ngôi nhà nhỏ, chòi nghỉ
thường được bố trí bên bờ nước làm điểm nhấn phong cảnh bên bờ và chia cắt

7


không gian. Cây xanh có nhiều loại, đặc biệt sử dụng nhiều loại cây như thông,
đỗ tùng, liễu, mộc lan, hạnh đào, đào cảnh, mẫu đơn,... trong tạo hình không
gian và trang trí phong cảnh. Hình khối cây xnah thường để tự nhiên, phối kết tự

do để tạo khoảng sáng, tối gây ấn tượng tương phản mạnh mẽ. Các vật liệu trang
trí như đồng, sứ hình đèn, thùng và tạo hình chim muông là những tác phẩm
nghệ thuật tạo hình khối khác nhau và thêm sống động, vui tươi.

Hình 2.5: Cảnh quan Thiên Đàn (Bắc Kinh, Trung Quốc)

Nhật Bản: do kiến trúc Nhật Bản đã hòa nhập tính chất thực dụng với
nguyên lý thẩm mỹ thành một thể thống nhất. Nguyên lý mỹ học của nghệ thuật
Nhật Bản "thẩm mỹ và giản dị” đã đạt những thành quả cao trong kiến trúc với
sự giản dị tột bậc trong hình khối và nội thất. Từ đó vườn – công viên cũng có
những đặcđiểm riêng như: tính giản dị và thẩm mỹ, yêu thích các vật liệu và
khung cảnh thiên nhiên, quan tâm đến chi tiết, dung hòa giữa bản địa và nước
ngoài, bảo tồn quá khứ, kỹ thuật thi công và kết cấu độc đáo (David & Michiko
Young, 2007).
Ấn Độ: vận dụng điêu khắc vào trong kiến trúc cảnh quan là nét nổi bật của
Ấn Độ, ngoài ra mặt nước, đường dạo, cây xanh luôn được chú trọng. Kiến trúc

8


cảnh quan Ấn Độ ảnh hưởng rất nhiều đến các nước Đông Nam Á (Tô Văn
Hùng, 2010).

Hình 2.6: Đền thờ Annamalaiyar (Ấn Độ)

2.1.2. Sự phát triển công viên - vườn hoa ở Việt Nam
Cảnh quan nước ta cũng được hình thành từ rất lâu đời và mang đậm
nét kiến trúc đông phương, những khu vườn cảnh của Việt Nam chủ yếu xuất
hiện ở tầng lớp vua chúa, quan lại và các tầng sĩ phu. Cảnh quan nước ta có thể
liệt kê thành các thười kỳ sau:

a. Vườn Việt Nam trong thời kì phong kiến
Trong thời kì này vườn – công viên bó hẹp trong bốn bức tường của đền
đài và dinh thự, là nơi vui chơi, nghỉ ngơi của gia chủ, mà ở đây đặc biệt là vườn
trong cung đình của vua chúa. Vườn - công viên lúc này được nghiên cứu tách rời
khỏi môi trường đô thị, do đó chưa có tác dụng đến sự hình thành kiến trúc đô thị
(Đặng Thái Hoàng, 2000). Các xu hướng bố cục trong nghệ thuật vườn – công viên
ban đầu hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy triết học (Ngô Huy Quỳnh, 2000).
Theo Ngô Huy Quỳnh (2000) trong thời kì phong kiến tại Việt Nam có
chín dòng kiến trúc khác nhau, theo đó bố cục, các yếu tố trong vườn – công
viên lúc này sẽ đi theo từng dòng kiến trúc. Cụ thể như sau: kiến trúc đô thị ,

9


kiến trúc cung đình, kiến trúc phật giáo, kiến trúc nho giáo, kiến trúc đạo giáo,
kiến trúc tín ngưỡng dân gian, kiến trúc công cộng dân gian, kiến trúc dân gian.
b. Vườn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
Vào thời kì pháp thuộc, bị ảnh hưởng nhiều bởi kiến trúc phương tây ,
vườn có bố cục đối xứng chặt chẽ với những đường thẳng và đường chéo,
những bồn hoa, bồn có dạng hình học, những rào cây cắt xén. Kiến trúc trong
vườn thường là chòi trang trí, những chậu đúc bằng bê tong cốt thép với những
hình dạng cầu kì, hoa văn diêm dúa, những tượng tròn, vòi phun nước hình thù
súc vật…
c. Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay
Các vườn hoa và công trình cảnh quan công cộng thì thường được thiết kế
theo bố cục đối xứng hoặc theo hướng tự nhiên.
Một số công trình tiêu biểu về kiến trúc cảnh quan công viên sân
vườn Việt Nam:

Hình 2.7: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)


10


Hình 2.8: Chùa Thầy (Hà Nội)

Trước đây vườn công viên chuyên phục vụ những đối tượng riêng lẻ, phạm vi
có thể trong một khu vườn, dinh thự, với các bức tường bao quanh. Hiện nay
vườn công viên phục vụ chung cho tất cả mọi người. nghiên cứu vườn công viên
ban đầu từ tách rời khỏi đô thị nhưng về sau bắt đầu hòa nhập với cảnh quan
chung của đô thị, trở thành nơi nghỉ ngơi, giải trí và sinh hoạt văn hóa.
2.1.3. Những nguyên tắc thiết kế cảnh quan công viên - sân vườn
Thiết kế sân vườn không phải là một môn khoa học chính xác và
những nguyên tắc được sử dụng để thiết kế có nhiều cách nói khác nhau. Ba
phạm trù dưới đây chứa những yếu tố cơ bản mà khi kết hợp chúng với nhau sẽ
đen lại những cách giải thích thường dễ chấp nhận cho việc thiết kế cảnh quan
sân vườn đẹp. Hãy nhớ rằng thiết kế cảnh quan sân vườn là việc dành cho cá
nhân và những nguyên tắc của chúng có thể được phá bỏ.
Thứ tự - cân bằng - sự cân đối:
Cấu trúc cơ bản của sân vườn. Thứ tự có thể được sử dụng qua tính đối xứng,
như trong một sân vườn thông thường, thông qua việc dùng các loại cây hay
màu sắc…
Hài hòa hay đồng nhất:

11


Khi những phần của khu vườn có tác động chung với nhau như toàn bộ
khu vườn. Điều này có thể thực hiện bằng việc sử dụng giới hạn màu sắc, các
loại cây… Chủ đề của khu vườn nên xây cho đồng nhất.

Dòng chảy, chuyển đổi hay nhịp điệu:
Liên tục giữ ánh mắt của bạ di chuyển và trực tiếp vào nơi bạn muốn để nhìn
thấy sự chuyển đổi dần từ độ cao và màu sắc để tránh tầm nhìn của bạn bị dừng
lại đột ngột. Sự chuyển đổi cũng có thể giúp bạn sử dụng để tạo ra hình ảnh của
không gian lớn bằng việc tạo chiều sâu cho khu vườn qua việc sử dụng các loại
cây nhỏ vào phía sau các cây cao hơn.
2.2. Hệ thống cây xanh trong công viên
2.2.1. Tác dụng của cây xanh trong công viên
2.2.1.1. Tác dụng cải thiện khí hậu
Điều chỉnh nhiệt độ
Theo Grey (1978), vùng đô thị nóng hơn ngoại ô trung bình 0.5 – 1.5 oC,
sự chênh ệch này gây nhiều bất lợi về mùa hè, và vai trò cây xanh là hấp thụ và
làm mát qua quá trình bay hơi nước.
Cây xanh có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, tán cây làm giảm bức xạ
nhiệt mặt tròi trong quá trình quang hợp, phản xạ và khuếch tán. Một số công
trình nghiên cứu cho thấy bức xạ nhiệt qua tán cây chỉ còn lại từ 5% - 40%
(Đinh Quang Diệp,2011).
Bảo vệ gió và sự di chuyển của không khí
Cây xanh làm tăng sức lưu thông không khí trong trường hợp khi trời lặng
gió, không khí ở những nơi có cây tràn ra xung quanh tạo thành gió cục bộ với
tốc độ 1m/s. cây xanh còn đưa gió mát từ ngoài vào thành phố bằng những con
đường trồng cây như là những ống thông gió. Cây xanh ngăn gió và điều tiết chế
độ gió bằng cách trồng những đai cây xanh phòng hộ (Đinh Quang Diệp, 2011).
Theo Charles W.Harris và Nicholas T.Dines (2001), cây trồng có thể giảm
gần tới 50% gió cho khoảng cách dưới gioa từ 20 lần chiều cao cây cao nhất.

12


Mức độ bảo vệ gió bằng cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả

năng xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và loài cây chắn gió.
Vùng yên gió tùy thuộc vào chiều cao của cây. Cây càng cao, khoảng cách
càng được bảo vệ nhiều. Tuy nhiên cây cao cần kết hợp với cây bụi để gia tang
hiệu quả chắn gió.
Lượng mưa và độ ẩm
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chản luồng gió, làm thoát hơi
nước, làm giảm bay hơi của độ ẩm đất. vì vậy, dưới tán rừng, ẩm độ thường cao
hơn và tốc độ bốc hơi thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn
không khí xung quanh ban ngày và ấm hơn trong suốt thời gian ban đêm (Chế
Đình Lý, 1997).
Cây xanh ngăn chặn mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất.
Các loại cây lá kim thường ngăn cản lượng mưa tốt hơn các loại cây lá
rộng.
Cây xanh làm tang độ ẩm không khí do diện tích thoát hơi nước của cây
trung bình gấ 20 lần diện tích che phủ của nó (Đinh Quang Diệp, 2011).
2.2.1.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh
Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất
Kiểm soát xói mòn là công dụng mỹ thuật học môi sinh quan trọng nhất của
cây xanh.
Cây xanh giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt mưa,
giữ đất trong hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nước thông qua tịch tụ chất hữu cơ (Chế
Đình Lý, 1997).
Hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay không mong đợi. Các song âm thanh
được hấp thụ bởi lá cây, cành, nhánh của cây xanh và cây bụi. Các phần này của
cây xanh thì nhẹ và linh động. Hiển nhiên là hầu hết các cây hiệu quả trong việc
hấp thụ âm thanh là các cây có lá dày, mọng nước có cuống lá. Các đặc trưng
13



này cho phép mức độ co dãn và rung động cao. Âm thanh cũng bị đổi hướng và
khúc xạ bởi các cành to và thân cây.
Thường tiếng ồn va vào cây xanh sẽ giảm 30%, đường phố có tồng cây
xanh sẽ giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với con đường không trồng cây (Đinh Quang
Diệp, 2011).
Hạn chế ô nhiễm không khí
Cây xanh có tác dụng giảm khí độc hại , hấp thu CO2 và trả lại dưỡng kí
O2 cho bầu khí quyển. Một số loài cây tiết ra chất phytoncide rất có lợi cho sức
khỏe, hoặc có tác dụng hạn chế sự phát triển một số vi sinh vật, vi trùng trong
không khí. Cây xanh có tác dụng giảm bụi rất lớn, bụi qua tán cây từ 30% 50%, nếu như trồng nhiều tầng thì tác dụng này càng lớn hơn (Đinh Quang
Diệp, 2011)
Một báo cáo gần đây của Nga cho biết, một diện tích cây xanh rộng
500m2 chung quanh nhà máy sẽ giảm sulfur dioxid tập trung khoảng 70% và
nitric oxid tập trung khoảng 67% (Chế Đình Lý, 1997).
2.2.1.3. Công cụ kiếm soát giao thông
Vừa tăng vẻ đẹp thẩm mỹ, cây và các bụi thấp có thể dung kiểm soát giao
thông. Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố mà còn định hướng mọi người
đi theo con đường đã định. Việc kiểm soát giao thông không chỉ đôi với giao
thông cơ giới mà còn đối với khách bộ hành.
2.2.1.4. Công cụ kiến trúc và cảnh quan
Mỗi vườn hoa – công viên đều có một giá trị cảnh quan nhất định cho khu
vực. Nó kết hợp với công trình kiến trúc tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ. Ngoài ra, cây
xanh có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo
nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn,
kiểm soát riêng tư, thu hút tầm nhìn…
2.2.2. Cách bố trí cây xanh trong công viên
2.2.2.1. Các quy luật bố cục cơ bản
14



Bố cục cân xứng
Bố cục cân xứng là tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối
xứng qua hệ thống trục bố cục. Quy luật này thường áp dụng trên địa hình bằng
phẳng, các yếu tố tạo cảnh thường có hình khối hình học, cây xanh có hình cân
xứng trong quá trình sinh trưởng hoặc được cắt xén tạo hình. Trên địa hình
phẳng, việc xử lý bố cục đăng đối trọn vẹn hai phương dọc, ngang, dễ dang biểu
đạt sự quy tụ của bố cục về trung tâm. Ngược lại, bố cục cân xứng trên địa hình
phức tạp khó khan hơn, thường chỉ xử lý đăng đối được trên một trục ( Hàn Tất
Ngạn, 1999).
Bố cục tự do
Bố cục tự do là tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không đối
xứng nhưng cân bằng qua trục bố cục. Bố cục tự do có hệ thống đường, mặt
nước, rừng thưa dường như mô phỏng từ cảnh thiên nhiên. Bố cục tự do không
mang tính hình học như bố cục cân xứng, nó thường được áp dụng trên địa hình
phức tạp, không bằng phẳng ( Hàn Tất Ngạn, 1999).
2.2.2.2. Yêu cầu về quy hoạch và lựa chọn cây xanh công viên
Theo tiêu chuẩn việt nam 9257 : 2012 – “Quy hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong đô thị - tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây
xanh sử dụng công cộng trong các đô thị và và các nguyên tắc thiết kế như sau:
Cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây
xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên môn và vành đai xanh ngoài đô thị ( kể
cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục
không gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền
thống tập quán cộng đồng của đô thị.

15



Trong các công viên, vườn hoa… tùy tính chất, quy mô mà bố trí thích
hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật như thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng và các
công trình phục vụ khác.
Khi thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn cây trồng và giải pháp phù
hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương, dân tộc và hiện đại, không xa lạ với tập
quán của địa phương. Ngoài ra, lựa chọn cây trồng trên các vườn hoa nhỏ phải
đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển không ảnh hưởng đến tầm nhìn các phương
tiện giao thông.
Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau
Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh.
Cây thân đẹp, dáng đẹp.
Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi.
Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn
rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỉ lệ thấp.
Không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi.
Cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu.
Có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Về phối kết nên:
Nhiều loại cây, loại hoa.
Cây có lá, hoa màu sắc phong phú theo 4 mùa.
Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước, tượng hay phù
điêu và các công trình kiến trúc.
Sử dụng các quy luật trong công nghệ phối kết cây với cây, cây với mặt
nước, cây với công trình và xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hòa, lại vừa có
tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên.

16


2.3. Hệ thống giao thông trong công viên

2.3.1. Vai trò của hệ thống giao thông
Giao thông được xem như là huyết mạch trong sân vườn.
Không đơn thuần chỉ là lối đi hay lối về mà còn là sự dẫn lối đến những
giây phút thư thái, thảnh thơi.
2.3.2. Chỉ tiêu thiết kế đường giao thông
Hệ thống giao thông trong công viên chủ yếu gồm 3 loại: đường chính
mặt cắt ngang 3.5m với chiều dài 1.056m, vỉa hè rộng 1m; đường nhánh mặt cắt
ngang 1.5m với chiều dài 1.683m, vỉa hè rộng 1m; các đường dạo – đường đi bộ
rộng trung bình từ 1.2m đến 2.0m. độ dốc dọc 0.005, độ dốc ngang 0.02, độ dốc
vỉa hè 0.03.
2.4. Hệ thống chiếu sáng trong công viên
2.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Chiếu sáng cho công viên, vườn hoa bao gồm chiếu sáng cổng ra vào, các
sân tổ chức hoạt động ngoài trời, đường trong công viên, vườn hoa phục vụ
những mục đích sau:
Tạo nên cảm giác mạnh mẽ về phong cảnh, những nơi này trong thời gian
và ban đêm. Cố gắng hết sức để tăng thêm vẻ đẹp của thiên nhiên, gây cho
người đến đó một cảm giác êm đẹp, nhẹ nhàng, thoải mái.
Kết hợp chiếu sáng giữa những công trình kiến trúc nhỏ, cây xanh tượng
đài, vòi phun nước để tạo nên sự hài hòa ấn tượng,
Tạo ánh sáng tốt nhất để đưa khách đến xem, nghỉ ngơi trong khu đất cây
xanh.
Tạo điều kiện tốt cho mọi người đến tham gia các hoạt động vui chơi ở
các khu vực bể bơi, các sân thể thao, khu triển lãm các bồn hoa, đài tưởng niệm
(Trần Thị Hường, 2010)

17


2.4.2. Yêu cầu về bố trí đèn chiếu sáng

Chiếu sáng trong công viên không đồi hỏi chiêú sáng quá mạnh, mà
ngược lại chiếu sáng cho một bộ phận trong công viên phải thật nhẹ nhàng,
không nhất thiết phải bố trí cột đèn, có thể đặt trên giá nhỏ, hoặc cột đèn không
nên cao quá tán cây, nên dùng đèn hắt lên nhằm tạo sự tương phảm sáng – tối,
cần thiết sử dụng các màu sắc phong phú, đa dạng, kết hợp hài hòa với cây xanh,
thảm cỏ, bồn hoa, tạo nên sự thơ mộng của phong cảnh trong công viên để có
hiệu quả hấp dẫn, lôi cuốn du khách (Trần Thị Hường. 2010).
Nguyên tắc chung:
Trong quá trình thiết kế chiếu sáng công viên, vườn hoa, ngoài việc đảm
bảo mức độ chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy điịnh còn phải đặc biệt quan tâm đến
yếu tố trang trang trí, thẩm mỹ.
Kiểu dáng thiết bị chiếu sáng ( cột, đèn, cần đèn) cần có phong cách đồng
nhất và phù hợp với cảnh quan môi trường kiến trúc trong khu vực ( TCXDVN
333 – 2005).

18


Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chiếu sáng công viên

STT
1

Đối tượng chiếu sáng
En(tb) (lx)
Công viên vườn hoa ở khu vực trung tâm đô thị
lớn, có lưu lượng người qua lại cao, khả năng xảy







2

ra các tội phạm hình sự cao

20

Cổng vào chính
Cổng vào phụ
Đường trục chính
Đường nhánh, đường sạo có nhiều cây xanh
Sân tổ chức cá hoạt động ngoài trời
Công viên vườn hoa ở khu vực ngoài thành đô thị

10
10
5
10

lớn, có lưu lượng người qua lại trung bình, khả
năng xảy ra các tội phạm hình sự ở mức trung
bình





3


Cổng vào chính
Cổng vào phụ
Đường trục chính
Đường nhánh, đường dạo có nhiều cây xanh
Sân tổ chức cá hoạt động ngoài trời
Công viên vườn hoa ở khu vực đô thị nhỏ, có lưu

10
7
5
3
7

lượng người qua lại thấp, khả năng xảy ra các tội
phạm hình sự ở mức thấp

2.5.

7

 Cổng vào chính
5
 Cổng vào phụ
5
 Đường trục chính
2
 Đường nhánh, đường dạo có nhiều cây xanh
5
 Sân tổ chức các hoạt động ngoài trời

Phân loại vườn – vườn hoa, vai trò của vườn hoa và các yếu tạo hình

khối trong thiết kế vườn hoa.
2.5.1. Phân loại vườn - vườn hoa
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 362: 2005 “Quy hoạch cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”. Đối với vườn hoa –
19


×