Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu ở đồng bằng bắc bộ việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.13 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng nghìn năm đã qua, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cũng là lịch sử
mà cha ông ta… đời nối đời gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa. Đi qua “thời gian đằng
đẵng, không gian mênh mông”, qua các chế độ xã hội với biết bao thăng trầm, nồng đượm ấp
iu ngay trong khói lửa của chiến tranh, từng lớp phù sa văn hóa được chắt chiu, bồi đắp ấy đã
làm nên diện mạo của một nền văn hóa với vẻ đẹp rất riêng - nền văn hóa “bản sắc Việt”;
đồng thời trở thành nguồn sức sống mãnh liệt, sợi dây bền chặt cố kết cộng đồng trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
Hồn cốt văn hóa Việt được chung đúc bởi rất nhiều yếu tố, là sự tổng hòa của những giá
trị được hình thành, chắt lọc qua nhiều không gian, thời gian văn hóa, kết tinh và mang đặc
điểm của sự thống nhất trong đa dạng và hiển hiện, hoặc âm thầm gửi gắm trong đời sống xã
hội. Một phần của những giá trị văn hóa đó, được thể hiện sinh động trong các tập quán xã hội
và tín ngưỡng dân gian, trong đó có niềm tin tâm linh về Mẹ - TNTM.
Năm 2013, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” (ở tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam), “Lễ
hội phủ Dầy” (tỉnh Nam Định) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia;
tháng 12-2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO
thông qua không tranh luận, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi
nhận ở bình diện quốc gia cho đến thế giới đối với các yếu tố cấu thành TNTM, không chỉ
khẳng định những GTVH của tín ngưỡng, mà còn cho thấy vai trò của hoạt động tuyên truyền
GTVH của TNTM trong thời gian qua là vô cùng quan trọng. Thông qua các nội dung, phương
pháp, hình thức, phương tiện, hoạt động tuyên truyền đã truyền tải được những giá trị nhân văn
của tín ngưỡng tới đông đảo nhân dân cả nước, góp phần làm thay đổi nhận thức ở nhiều tầng
lớp; đồng thời giới thiệu, quảng bá những GTVH đặc sắc đó với bạn bè thế giới. Tuy nhiên, thực
tiễn hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM thời gian qua (đặc biệt là sau tháng 12-2016)
cũng cho thấy không ít những biểu hiện tiêu cực, đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải có những giải pháp
tổng thể và quyết liệt về tuyên truyền để bảo tồn và phát huy những GTVH của tín ngưỡng.
Hoạt động tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng nói chung là quá trình truyền tải các giá
trị tự thân của tín ngưỡng; uốn nắn những hạn chế, biểu hiện lệch chuẩn trong thực hành tín


ngưỡng; nâng cao/thay đổi nhận thức của nhân dân/người thực hành về tín ngưỡng; thể hiện
quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa,
tín ngưỡng, tôn giáo vào thực tiễn đất nước, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Việt; phổ biến
và nâng cao nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền con người… Tuy nhiên,
thực tiễn tuyên truyền GTVH của TNTM ở các địa phương vùng ĐBBB thời gian qua cho thấy,
mặc dù là nơi tín ngưỡng ra đời và phát triển mạnh mẽ, lại có thiết chế văn hóa khá mạnh cùng đội
ngũ cán bộ tuyên truyền có chất lượng, song việc triển khai các hoạt động tuyên truyền vẫn còn
nhiều hạn chế, ngay cả khi “Thực hành TNTM Tam phủ của người Việt” được công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống tín ngưỡng,
ảnh hưởng đến tình hình trật tự, đời sống của cộng đồng trong một thời điểm cụ thể, mà lâu dài, sẽ
làm mai một, hoặc làm méo mó, biến dạng những GTVH của TNTM, gây trở ngại cho nỗ lực xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc và có thể làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.


2

Từ yêu cầu cấp thiết của việc phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc giữa bối cảnh hội nhập quốc tế, từ những
GTVH cần được bảo tồn và phát huy của TNTM và những hạn chế trong thực tiễn tuyên
truyền GTVH của tín ngưỡng thời gian qua ở khu vực ĐBBB, nghiên cứu sinh lựa chọn đề
tài: Tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ
của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa của
TNTM ở ĐBBB, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền giá trị
văn hóa của tín ngưỡng ở ĐBBB nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền, giá trị văn hóa và

tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM;
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở
ĐBBB và những vấn đề đặt ra hiện nay;
+ Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở
ĐBBB trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
3. Ðối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở
ĐBBB Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về giới hạn không gian nghiên cứu, luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu ở các tỉnh,
thành phố thuộc ĐBBB là: Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng. Đặc biệt ở
ba tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định.
Về giới hạn thời gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu trong quá trình từ năm 2012 (từ khi
nghi lễ chầu văn của người Việt được chính thức lập hồ sơ, công nhận di sản văn hóa phi vật
thể cấp quốc gia) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng về công tác tư tưởng, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành chính trị học - công tác tư tưởng và văn hóa
học khi nghiên cứu về hoạt động của TNTM và tuyên truyền các GTVH của TNTM.
- Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án là:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng trong việc nghiên
cứu, xây dựng các khái niệm, hình thành khung lý thuyết chung và đánh giá những vấn đề từ
thực tiễn tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB.
Phương pháp xã hội học: Phương pháp này được triển khai thông qua việc xây dựng 500
bảng hỏi với các đối tượng là đội ngũ thực hành tín ngưỡng, người nghiên cứu và người quan



3

tâm đến tín ngưỡng, từ đó thu thập số liệu về thực trạng các yếu tố của hoạt động tuyên truyền
GTVH của TNTM, như vai trò của các chủ thể tuyên truyền, sự tiếp nhận các GTVH của TNTM
của các đối tượng tuyên truyền, phương pháp, hình thức tuyên truyền…
Phương pháp điền dã thực tế: Phương pháp này được triển khai thông qua quá trình thâm
nhập thực tế, quan sát, ghi chép việc thực hành TNTM và tuyên truyền về GTVH của TNTM ở
một số cơ sở thờ tự được coi là trung tâm thực hành tín ngưỡng ở vùng ĐBBB.
Ngoài ba phương pháp chính như đã nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp, như:
nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan; phương pháp logic - lịch sử,
phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn; phương pháp đối chiếu, so sánh...
5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống về tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB hiện
nay, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường việc tuyên truyền giá trị văn
hóa của tín ngưỡng này. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới và không bị trùng lặp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền GTVH; thực trạng tuyên truyền
GTVH của TNTM ở ĐBBB thời gian qua (từ năm 2012 đến nay).
Những kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn về hoạt
động tuyên truyền GTVH ở Việt Nam nói chung, tuyên truyền GTVH của TNTM nói riêng.
Các luận cứ này sẽ là cơ sở để phát huy, điều chỉnh hoạt động tuyên truyền GTVH ở Việt Nam
trong thời gian tới; góp phần bảo tồn GTVH của TNTM và nâng cao nhận thức của người dân
về loại hình văn hóa dân gian đặc biệt này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tổng quan tình hình nghiên cứu, nội dung luận án gồm 3
chương, 9 tiết.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tuyên truyền và tuyên truyền giá trị văn hóa

1.1. Các tài liệu về công tác tuyên truyền
- Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài liên quan đến tuyên truyền từ góc độ của đề tài
luận án, chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Liên Xô (cũ) và
Trung Quốc về công tác tuyên truyền - một trong 3 bộ phận của công tác tư tưởng của đảng
cộng sản. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ, Pháp, đặc
biệt trong thời gian gần đây còn cho thấy góc tiếp cận khái niệm tuyên truyền trong mối
tương quan với truyền thông và các phương tiện truyền thông. Các công trình nghiên cứu đã
góp phần làm rõ khái niệm tuyên truyền và các yếu tố cấu thành công tác tuyên truyền của
đảng, đặc biệt là về tuyên truyền chính trị, nhiều nội dung trong đó rất có giá trị tham khảo
đối với đề tài luận án.
- Các tài liệu ở trong nước nghiên cứu về công tác tuyên truyền, hay công tác tư tưởng của
Đảng đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản nhất về sự ra đời của khái niệm tuyên truyền, quá
trình phát triển của hoạt động tuyên truyền trong lịch sử nhân loại và trong lịch sử cách mạng
nước ta. Bên cạnh đó, một số tác giả còn chỉ ra những nguyên tắc trong hoạt động tuyên truyền;
phân tích, làm rõ những yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền, như chủ thể tuyên truyền,
đối tượng tuyên truyền, phương pháp, phương tiện tuyên truyền…


4

1.2. Các tài liệu liên quan đến tuyên truyền giá trị văn hóa
Ở nước ngoài, chuyên khảo Giá trị cuộc sống, giá trị văn hóa của tác giả Éc-hác Dôn
thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức là tài liệu rất đáng chú ý, trong đó tác giả đã vận dụng quan
điểm của chủ nghĩa Mác để phân tích, làm sáng tỏ đặc trưng, bản chất và chức năng xã hội
của GTVH, khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức một cách có nghệ thuật những hoạt
động văn hóa - tư tưởng trong việc “định hướng xã hội đối với giá trị”. Nhiều kết quả điều
tra xã hội học được dẫn chứng còn cho thấy những nhận thức về nhiệm vụ, mục tiêu của
hoạt động tuyên truyền, đặc biệt trong định hướng giá trị cho các tầng lớp nhân dân trong
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ở trong nước, mặc dù chưa có công trình riêng nào bàn về vấn đề “tuyên truyền GTVH”,

tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến vấn đề này đã được trình bày lồng ghép trong các công
trình nghiên cứu về văn hóa - tư tưởng, về GTVH và sự biến đổi của các GTVH. Những nội
dung về tuyên truyền được đề cập đến từ các góc độ này chính là cơ sở để kế thừa, vận dụng
trong việc nghiên cứu về tuyên truyền GTVH từ góc độ của đề tài luận án.
2. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu một cách có hệ thống
về tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng nói chung, tuyên truyền GTVH của TNTM nói riêng.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chủ yếu thuộc các nhóm tài liệu đề cập đến
nội dung tuyên truyền quản lý nhà nước về tín ngưỡng; hoặc liên quan đến tuyên truyền giá trị
văn hóa của tín ngưỡng, như nhận diện giá trị văn hóa của tín ngưỡng nói chung, nhận diện giá
trị văn hóa của tín ngưỡng ở một số tộc người thiểu số, đặc biệt là các hình thức văn hóa tín
ngưỡng của người Tày, người Thái vốn là những nghi lễ shaman có nhiều điểm tương đồng với
các nghi lễ vòng đời người trong TNTM. Mặc dù vậy, đây vẫn là nguồn tư liệu tham khảo quan
trọng đối với đề tài luận án, nhất là trong việc xác định những nội dung về GTVH của TNTM.
3. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ
3.1. Các tài liệu đề cập đến vấn đề tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ
Mẫu nói chung
Vấn đề tuyên truyền GTVH của TNTM mới được đề cập đến ở một vài khía cạnh trong
các công trình, bài viết về TNTM, chủ yếu là trong những nghiên cứu về giá trị của TNTM từ
nhiều góc độ. Mặc dù không phải là tài liệu tuyên truyền, song đây cũng là nguồn tư liệu tham
khảo về nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM, đồng thời phản ánh một phương pháp,
phương tiện trong tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng. Ở đây, có thể kể đến các tài liệu đề cập
đến vấn đề tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM từ góc độ quản lý nhà nước và chủ thể của
thực hành tín ngưỡng; các tài liệu liên quan đến tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM. Một
điểm đáng chú ý là các tác giả khi bàn về những GTVH của TNTM (cái hay, cái đẹp), cũng chỉ
ra nhiều mặt hạn chế cần khắc phục (cái chưa đẹp) của tín ngưỡng.
3.2. Các tài liệu đề cập đến vấn đề tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ
Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ
Các nghiên cứu về tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB cho đến nay vẫn còn khá hạn
chế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về TNTM, GTVH của TNTM và tuyên truyền

GTVH của TNTM chính là những tài liệu tham khảo quan trọng đối với nội dung tuyên truyền
GTVH của TNTM ở ĐBBB. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu có đề cập đến TNTM ở
ĐBBB, hay sự biến đổi trong giá trị và thực hành TNTM ở các địa phương vùng ĐBBB cũng


5

góp phần làm rõ những yếu tố có tác động trực tiếp đến việc lựa chọn nội dung, phương pháp,
hình thức, phương tiện trong tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB. Một số công trình
nghiên cứu đề cập đến tuyên truyền giá trị văn hóa của TNTM ở ĐBBB từ góc độ nhận thức
giá trị, hoặc từ góc độ thực hành nghi lễ cung cấp tư liệu tham khảo về những yếu tố tác động,
ảnh hưởng và một số vấn đề liên quan đến chủ thể, đối tượng và phương pháp, hình thức,
phương tiện trong tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng ở khu vực này.
4. Kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
4.1. Kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về tuyên truyền và tuyên truyền
GTVH; tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng và tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB từ nhiều
góc độ, đã cung cấp những kiến thức nền tảng và thiết thực cho việc nghiên cứu đề tài luận án
“Tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB Việt Nam hiện nay”.
- Thứ nhất, về tuyên truyền và tuyên truyền GTVH: Các công trình nghiên cứu ở trong
nước và nước ngoài đã góp phần làm rõ nhiều khía cạnh về lịch sử và nội hàm của khái niệm
tuyên truyền. Nhiều công trình đã phân tích, làm rõ những yếu tố cấu thành công tác tuyên
truyền và các đặc điểm, mối quan hệ biện chứng của những yếu tố đó, như xác định các chủ
thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả tuyên truyền; chỉ ra mối quan
hệ biện chứng, tác động qua lại giữa mục đích tuyên truyền - đối tượng tuyên truyền - nội
dung tuyên truyền - phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền… là tư liệu tham
khảo quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề về tuyên truyền với tư cách là một dạng
hoạt động xã hội đặc biệt.
Vấn đề về tuyên truyền GTVH dù chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện,

song các nội dung có liên quan đã bước đầu được đề cập, hoặc trình bày lồng ghép trong các công
trình nghiên cứu về tuyên truyền từ góc độ văn hóa - tư tưởng, về những GTVH của tín ngưỡng và
sự biến đổi của các GTVH trong bối cảnh đương đại, cung cấp tư liệu để tham khảo trong việc xác
định các nội dung của hoạt động tuyên truyền GTVH.
- Thứ hai, về tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng: Tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên
biệt nhưng từng mặt, từng yếu tố của vấn đề này cũng được một số tác giả đề cập đến trong nghiên
cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, hay các nghiên cứu về tín ngưỡng,
đặc biệt là về tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần làm rõ vị trí, vai trò của tín
ngưỡng trong đời sống cộng đồng, nhận diện các GTVH của tín ngưỡng và những biến đổi của các
giá trị này trong bối cảnh hiện đại… Đây là những tài liệu tham khảo để nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM trong đề tài luận án.
- Thứ ba, về tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB: Một số khía cạnh của vấn đề này được
đề cập trong các công trình, bài báo về TNTM và TNTM ở ĐBBB. Mặc dù có sự đứt quãng trong
nghiên cứu về TNTM trong quá khứ, song số lượng công trình nghiên cứu về TNTM từ năm 1990
trở lại đây vẫn khá đồ sộ. Một số công trình nghiên cứu công phu, đề cập toàn diện về TNTM (như
của tác giả Ngô Đức Thịnh) là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị trong việc xác định nội dung
tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng này. Các công trình nghiên cứu về TNTM từ góc độ thực hành
nghi lễ ở các địa phương vùng ĐBBB cũng cung cấp cơ sở thực tiễn để xác định GTVH của
TNTM và những yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tuyên truyền GTVH của tín
ngưỡng ở khu vực.


6

4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Có thể nói, liên quan đến đề tài luận án, ngoài các công trình nghiên cứu về công tác
tuyên truyền được trình bày khá hệ thống từ góc độ chính trị học - công tác tư tưởng, các
nghiên cứu về TNTM, GTVH của TNTM và GTVH của TNTM ở ĐBBB được tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau, như tôn giáo học, văn hóa học, quản lý nhà nước… do đó nội dung
vẫn còn khá rời rạc, thiếu hệ thống. Điều này khiến cho việc định hình khung lý thuyết, xác

định các yếu tố cấu thành và cơ sở để triển khai phân tích, đánh giá thực tiễn tuyên truyền
GTVH của TNTM ở ĐBBB gặp không ít khó khăn, hạn chế.
Quá trình tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tuyên truyền
GTVH của TNTM ở ĐBBB cũng gợi mở nhiều nội dung cần được tiếp tục làm rõ khi
nghiên cứu đề tài luận án“Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng
bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay”, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, trên cơ sở vận dụng các khái niệm chung về tuyên truyền, GTVH, TNTM, cần bổ
sung, làm rõ nội hàm của khái niệm tuyên truyền GTVH của TNTM và tuyên truyền GTVH của
TNTM ở ĐBBB. Đồng thời, xây dựng khung lý thuyết về hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM.
- Thứ hai, cần xác định, làm rõ các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền GTVH của
TNTM, bao gồm mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện
tuyên truyền, những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến tuyên truyền GTVH của
TNTM. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề mang tính tất yếu khách quan của việc tuyên truyền
GTVH của TNTM ở nước ta hiện nay.
- Thứ ba, vận dụng khung lý thuyết đã xây dựng, cần tiến hành nghiên cứu tổng hợp tài
liệu và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM ở
vùng ĐBBB và chỉ ra nguyên nhân.
- Thứ tư, bước đầu cần đề xuất một số quan điểm, giải pháp để tăng cường tuyên truyền
GTVH của TNTM, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
“Thực hành TNTM Tam phủ của người Việt” và phát huy GTVH của TNTM trong công cuộc xây
dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
Chương 1
TUYÊN TRUYỀN GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Tuyên truyền và công tác tuyên truyền
Theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu tuyên truyền là một dạng hoạt động xã hội đặc biệt mà
trong đó, các chủ thể truyền bá những quan điểm, tư tưởng làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy
thay đổi hành vi của một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng nhất định theo mong muốn của
mình. Hoạt động tuyên truyền khi được tổ chức thành một quy trình và hướng đến việc không
ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, gọi là công tác tuyên truyền. Ở một số

nước tư bản, hiện nay khái niệm tuyên truyền còn được gắn với khái niệm về truyền thông theo
hướng nhấn mạnh tính kỹ thuật của hoạt động này, hay cách hiểu khá tiêu cực như là việc
truyền đi các thông tin một chiều…
Từ góc độ nghiên cứu của đề tài luận án, có thể hiểu: Tuyên truyền là một hoạt động có
mục đích mà trong đó, chủ thể tuyên truyền sử dụng những phương pháp, hình thức, phương


7

tiện để truyền tải nội dung tuyên truyền nhằm tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ, xây
dựng, củng cố niềm tin và cổ vũ, động viên đối tượng tuyên truyền hành động tích cực theo
mục đích tuyên truyền đã đề ra.
1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu và giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
1.2.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu
1.2.1.1. Khái niệm
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một thành tố văn hóa tinh thần của người Việt, bao gồm hệ thống
thờ cúng và nghi lễ mà trung tâm là sự tôn thờ người Mẹ tâm linh mang tính biểu tượng - đại
diện cho sức mạnh của tự nhiên và hội tụ vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn người phụ nữ Việt Nam,
hướng con người về cuộc sống hiện thực với những giá trị chân - thiện - mỹ.
1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành
- Hệ thống thần linh, thần điện, thần tích
TNTM là một hệ thống thờ cúng mà trung tâm là các Mẫu. Với 3 lớp tín ngưỡng bao
gồm thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, các dạng thức thờ Mẫu ở mỗi vùng,
miền, địa phương lại có sự khác nhau. Theo đó, bố cục thần điện, hệ thống thần linh và thần
tích về các Mẫu được phụng thờ trong tín ngưỡng cũng có sự khác biệt. Đặc biệt, lớp TNTM
Tam phủ, Tứ phủ trong quá trình phát triển đã định hình một loại hình thần điện có bố cục
tương đối chặt chẽ theo mô thức “Tam tòa, Tứ phủ”. Trong đó, “Tam tòa” là Tam tòa Thánh
Mẫu, “Tứ phủ” là Tứ phủ Công đồng, với hệ thống thờ phụng bao gồm nhiều vị thánh ở
khắp 4 miền: trời, đất, nước, rừng.
- Cơ sở thờ tự, đội ngũ thực hành và các nghi lễ, lễ hội tín ngưỡng

Cơ sở thờ tự của TNTM là các đền, điện, phủ chính thờ hoặc thờ vọng, phối thờ các Mẫu và
các vị thánh trong tín ngưỡng, bao gồm cả một số đền, điện tư nhân. Ngoài ra, còn có lăng Mẫu,
các chùa thờ Mẫu theo mô thức “tiền Phật, hậu Mẫu”; hoặc đền tháp, miếu (miễu) thờ Thánh
Mẫu Thiên Ya Na.
Đội ngũ thực hành tín ngưỡng, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thanh đồng (người thực hành
nghi lễ hầu đồng/hầu bóng), cung văn (người hát chầu văn và người chơi các loại nhạc cụ phục
vụ cho việc hát chầu văn trong các vấn hầu) và pháp sư (người thực hiện việc cúng trong các
nghi lễ), hầu dâng (người lên khăn áo và giúp đỡ các thanh đồng khi hầu bóng). Trong đội ngũ
các thanh đồng lại có sự phân biệt giữa đồng đền, đồng điện, thủ nhang, đồng thầy, tân đồng. Ở
Nam bộ và Nam Trung Bộ, ngoài những người chủ về tế lễ, còn có bà bóng là người thực hiện
nghi lễ múa bóng và người hát bóng rỗi. Tham gia vào các hoạt động của TNTM còn có người
dân ở các địa phương thông qua việc đi lễ tại các cơ sở thờ tự.
Về nghi lễ và lễ hội, trong thực hành TNTM ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ, các loại hình
nghi lễ phản ánh rất rõ vị trí trung tâm của con người, được thiết lập theo vòng đời và đáp
ứng những nguyện vọng rất thiết yếu của con người trong đời sống. Cách thức thực hành nghi
lễ ở các vùng, miền có nhiều điểm khác nhau, song phổ biến và đặc sắc nhất là nghi lễ lên
đồng/hầu đồng/hầu bóng. Ở Nam Trung bộ, vào các dịp quan trọng hoặc lễ hội, thường cử
hành các nghi thức, như tế, lễ, rước...; ở Nam bộ còn có hình thức múa bóng được thực hiện
bởi các bà bóng. Những lễ hội tín ngưỡng thường là: Lễ hội Tháng Tám giỗ cha, Tháng Ba
giỗ mẹ; ngày tiệc các vị thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu (như ngày sinh, ngày hóa hoặc liên
quan đến chiến công của các vị thánh)…


8

1.2.2. Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
1.2.2.1. Khái niệm
Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu là những sáng tạo văn hóa hình thành và kết tinh
trong quá trình tồn tại, phát triển của tín ngưỡng, được một bộ phận nhân dân gìn giữ, trao truyền từ đời
này qua đời khác thông qua việc thực hành tín ngưỡng trong đời sống xã hội, nhằm hướng con người

đến giá trị chân - thiện - mỹ.
1.2.2.2. Những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Nhiều ý kiến hiện nay cho rằng, TNTM như một bảo tàng sống lưu giữ nhiều GTVH
truyền thống của dân tộc. Đối với đề tài luận án, việc khái quát các GTVH của TNTM được
dựa trên hệ quy chiếu của khái niệm GTVH, căn cứ vào các yếu tố của lớp tín ngưỡng thờ Mẫu
Tam phủ, Tứ phủ mà thần chủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh - lớp tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến
nhất ở khu vực đồng bằng Bắc bộ để làm cơ sở cho việc xác định những nội dung tuyên truyền
GTVH của TNTM ở khu vực này.
Theo đó, những GTVH của TNTM bao gồm những giá trị đạo đức truyền thống, như đạo
lý “uống nước nhớ nguồn”; sự trân trọng đối với người phụ nữ, khát vọng bình đẳng giới; những
giá trị thẩm mỹ, như cái đẹp trong nghệ thuật diễn xướng, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình và
những giá trị văn học đặc sắc…
1.3. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu và các
yếu tố cấu thành
1.3.1. Khái niệm tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Tuyên truyền GTVH của TNTM là hoạt động mà chủ thể tuyên truyền sử dụng những
phương thức để truyền tải GTVH của TNTM, giúp cho đối tượng có nhận thức đúng về GTVH
của tín ngưỡng; đồng thời động viên, cổ vũ họ tự giác, tích cực tham gia bảo tồn, gìn giữ, phát huy
các GTVH này và đấu tranh bài trừ những hiện tượng mê tín dị đoan cũng như biểu hiện lợi dụng
tín ngưỡng để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cộng đồng.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền giá trị văn hóa
của tín ngưỡng thờ Mẫu
1.3.2.1. Chủ thể tuyên truyền
- Nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý: bao gồm cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương
đến địa phương (đặc biệt là các địa phương có các cơ sở thờ tự của TNTM); ban tuyên giáo
các cấp từ Trung ương đến địa phương; các ngành quản lý nhà nước về văn hóa, về tín
ngưỡng, tôn giáo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ và theo ngành
dọc về các địa phương).
- Chủ thể trực tiếp tuyên truyền: là các cán bộ ngành văn hóa các cấp. Với hệ thống ngành
dọc về đến cơ sở, đội ngũ cán bộ văn hóa còn là lực lượng nòng cốt trong phối hợp tổ chức các

hoạt động tuyên truyền. Ngoài ra còn có đội ngũ cán bộ tôn giáo của ngành nội vụ.
- Nhóm chủ thể tham gia, phối hợp tuyên truyền bao gồm Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội các cấp, đặc biệt là ở các địa phương có TNTM. Ngoài ra, còn có các ban quản
lý, những người đại diện các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu,
những người có hiểu biết, trân trọng những GTVH của TNTM, các tổ chức xã hội và bản hội một tổ chức của giới thực hành tín ngưỡng, cùng một số người có uy tín trong đội ngũ thực hành
tín ngưỡng.
1.3.2.2. Đối tượng tuyên truyền


9

- Nhóm đối tượng tuyên truyền là người thực hành TNTM, đặc biệt là các đồng thầy,
đồng đền, đồng điện, cung văn trưởng.
- Nhóm đối tượng tuyên truyền là các tầng lớp nhân dân ở trong nước, một bộ phận
người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế quan tâm, yêu mến văn hóa Việt Nam.
1.3.2.3. Mục đích tuyên truyền
Mục đích tuyên truyền GTVH của TNTM là làm cho những GTVH của tín ngưỡng thẩm
thấu vào các đối tượng tuyên truyền và cộng đồng xã hội, để họ từ chỗ nhận thức đúng, khách
quan, toàn diện về các GTVH của tín ngưỡng, nhận diện được những biểu hiện tiêu cực, hành
vi lợi dụng tín ngưỡng sẽ có thái độ trân trọng, giữ gìn, phát huy những GTVH của tín ngưỡng
và bài trừ các biểu hiện tiêu cực, hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tích cực tham gia bảo tồn, phát
huy các GTVH của TNTM.
1.3.2.4. Nội dung tuyên truyền
- Thứ nhất, những GTVH của TNTM, như những giá trị đạo đức truyền thống (đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”, sự trân trọng đối với người phụ nữ, khát vọng bình đẳng giới), những
giá trị thẩm mỹ (cái đẹp trong nghệ thuật diễn xướng, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình) và
những giá trị văn học đặc sắc.
- Thứ hai, nhận diện và phê phán, bài trừ đối với những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện,
hành vi lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, làm méo mó, biến dạng những GTVH của TNTM, gây mất
đoàn kết, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng.

- Thứ ba, sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng những điển hình tích cực và rút kinh
nghiệm trong quá trình tuyên truyền GTVH của TNTM.
- Thứ tư, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan
đến giữ gìn và phát huy GTVH của TNTM.
1.3.2.5. Phương pháp tuyên truyền
- Phương pháp dùng lời nói trực tiếp: là việc sử dụng lời nói để truyền tải những nội dung
tuyên truyền GTVH của TNTM một cách thuyết phục.
- Phương pháp trực quan: là sử dụng các phương tiện in ấn, trực quan để tuyên truyền
GTVH của TNTM, như xuất bản sách, sách ảnh giới thiệu về tín ngưỡng; triển lãm, trưng bày
về nghệ thuật may thêu trang phục thực hành tín ngưỡng...
- Phương pháp thực tiễn: là tổ chức các hoạt động thực tiễn để tuyên truyền GTVH
của TNTM.
1.3.2.6. Hình thức tuyên truyền
- Tổ chức các hoạt động liên hoan liên quan đến các hình thức thực hành TNTM, như diễn
xướng lên đồng/hầu đồng/hầu bóng, hát chầu văn.
- Tổ chức các hình thức sân khấu hóa và thông qua các hoạt động nghệ thuật.
- Tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo, tọa đàm khoa học về GTVH của TNTM.
- Phục dựng một số nghi lễ trong thực hành tín ngưỡng mang những GTVH đặc sắc.
- Tổ chức các lễ hội tín ngưỡng bảo đảm an toàn, lành mạnh.
- Tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá GTVH của TNTM ở nước ngoài…
1.3.2.7. Phương tiện tuyên truyền
- Sử dụng các thiết chế văn hóa, như bảo tàng, sân khấu, đền, điện, phủ thờ Mẫu…
- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, như báo in, phát thanh, truyền hình,
báo mạng điện tử…


10

- Sử dụng hoạt động thực hành tín ngưỡng của chính các đối tượng là giới thực hành
tín ngưỡng.

1.3.2.8. Kết quả tuyên truyền
- Nhận thức của đối tượng tuyên truyền về những GTVH của TNTM và biểu hiện cụ thể
của những GTVH này trong các yếu tố cấu thành tín ngưỡng; về những hành vi tiêu cực, lợi
dụng trong hoạt động tín ngưỡng; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
liên quan đến tín ngưỡng...
- Thái độ của đối tượng tuyên truyền về các vấn đề, như sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy
các GTVH của TNTM; bài trừ các hành vi tiêu cực, hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.
- Hành vi của các đối tượng tuyên truyền trong việc chấp hành chính sách, pháp luật trong
tham gia các hoạt động của TNTM; sự tham gia vào các hoạt động tuyên truyền GTVH của tín
ngưỡng và đấu tranh với những hành vi tiêu cực, lợi dụng tín ngưỡng hoặc những hoạt động tín
ngưỡng trái pháp luật.
1.4. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt
Nam và sự cần thiết phải tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng
bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay
1.4.1. Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ơ
đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
Tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB Việt Nam là hoạt động mà chủ thể tuyên truyền
ở ĐBBB sử dụng phương thức để truyền tải GTVH của TNTM, giúp cho nhân dân có nhận
thức đúng về GTVH của tín ngưỡng; đồng thời động viên, cổ vũ họ tự giác, tích cực tham gia
bảo tồn, giữ gìn, phát huy các GTVH này và đấu tranh bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan cũng
như những hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực trong đời
sống xã hội ở ĐBBB.
Hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB cũng có những yếu tố cấu thành là
chủ thể tuyên truyền; đối tượng tuyên truyền; mục đích tuyên truyền; nội dung tuyên truyền;
phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền và kết quả tuyên truyền.
1.4.2. Sự cần thiết phải tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng
bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay
1.4.2.1. Xuất phát từ những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu và sự biến đổi của nó
ở đồng bằng Bắc bộ
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài và nhiều bước thăng trầm, TNTM đã kết tinh nhiều GTVH

cần được bảo tồn, trao truyền và phát huy. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với quá trình đổi mới đất
nước và hội nhập quốc tế, những GTVH của TNTM từng bước được ghi nhận và đánh giá khách
quan hơn, tuy nhiên, ở một số khía cạnh nhất định, những giá trị này lại đang chịu sự tác động, ảnh
hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, hay sự du nhập của nhiều yếu tố văn hóa văn hóa
ngoại lai, làm xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực cần phải kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn khiến cho
vấn đề tuyên truyền trở nên cần thiết, cấp bách hơn.
1.4.2.2. Xuất phát từ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập và xây dựng đời sống mới
ở cơ sở
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bên cạnh xác định mục tiêu về xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần


11

dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, còn khẳng định phải phát huy các giá trị, nhân tố tích
cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng. Từ yêu cầu về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong
tình hình mới, cùng với yêu cầu thực hiện những cam kết mang tính quốc tế về bảo vệ các di
sản văn hóa phi vật thể, việc tuyên truyền GTVH của TNTM là một đòi hỏi mang tính khách
quan. Việc tuyên truyền GTVH của TNTM còn góp phần tích cực vào xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở.
1.4.2.3. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những nhận thức chưa đầy
đủ, phiến diện về giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu và những hành vi, biểu
hiện tiêu cực trong hoạt động của tín ngưỡng
Trong một thời gian trước đổi mới, TNTM từng bị coi là mê tín dị đoan, thậm chí bị cấm
thực hành, do đó hình thành một nếp nghĩ, cách đánh giá mang tính tiêu cực, phủ nhận hoặc
hoài nghi về những GTVH của tín ngưỡng ở một bộ phận xã hội. Điều này không dễ gì xóa bỏ
trong một thời gian ngắn. Vài năm trở lại đây, việc các thực hành tín ngưỡng từng bước được
ghi nhận ở cấp quốc gia và ở tầm quốc tế lại dẫn đến sự bùng phát thiếu kiểm soát các hoạt
động tín ngưỡng, thậm chí tạo điều kiện cho các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi… gây

ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng, vi phạm pháp luật. Những vấn đề này nếu để kéo dài,
sẽ làm tổn hại, mai một, thậm chí làm biến dạng, mất đi những GTVH của tín ngưỡng, do đó,
cần tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trong bảo tồn và phát huy những GTVH của tín
ngưỡng này.
1.4.2.4. Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và đấu tranh
chống lại âm mưu gây mất đoàn kết tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta hiện nay
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nâng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trở thành
quyền của mọi người; đồng thời cụ thể hóa nhiều nội dung về tín ngưỡng, quản lý hoạt
động tín ngưỡng để bảo đảm việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Theo
đó, việc tuyên truyền GTVH của TNTM, một mặt, là sự hiện thực hóa quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng
của mọi người; mặt khác, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về quyền và trách
nhiệm của mình trong bảo tồn và phát huy những GTVH của các tín ngưỡng; nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, không làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Đ ồng thời, góp phần ngăn chặn, đấu tranh,
phản bác luận điệu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để thực hiện
âm mưu “diễn biến hòa bình” ở nước ta.
Chương 2
TUYÊN TRUYỀN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Những yếu tố tác động đến tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bằng Bắc bộ
Đồng bằng Bắc bộ là một trong hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, được bồi đắp
bởi phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình. Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,


12


văn hóa, vùng ĐBBB chính là cái nôi hình thành nên TNTM và gìn giữ, trao truyền những giá
trị văn hóa của tín ngưỡng qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử. Cùng với quá trình biến
đổi về mọi mặt của các địa phương trong vùng, TNTM cũng có nhiều bước chuyển mình,
phát triển và khác biệt so với TNTM ở các vùng, miền, địa phương khác.
2.1.2. Đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ
2.1.2.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ là một loại hình tín ngưỡng có nguồn
gốc bản địa khá phổ biến và được ưa chuộng ở các địa phương trong khu vực
Trong thần điện của TNTM ở ĐBBB, Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là Thánh Mẫu thần chủ,
mặc dù xuất hiện khá muộn trong thần điện của tín ngưỡng, tương truyền khoảng thế kỷ XV gắn
với truyền thuyết “tam thế giáng sinh”, trong đó giáng sinh lần thứ nhất ở Phủ Nấp, huyện Ý Yên
và lần thứ hai ở Phủ Dày, huyện Vụ Bản, đều thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Hiện nay, các địa
phương vùng ĐBBB là nơi tập trung nhiều cơ sở thờ tự với những hoạt động sôi nổi và có đội
ngũ khá đông đảo những người thực hành tín ngưỡng.
2.1.2.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ có bố cục thần điện khá thống nhất
nhưng vẫn mang tính mở và chưa thật ổn định
Một trong những điểm khác biệt của TNTM ở ĐBBB so với các lớp khác đó là ở hệ thống
thần điện với bố cục khá thống nhất với các hàng thờ tự là: Chư Phật - Vua Cha - Thánh Mẫu Quan Lớn - Chầu Bà - Ông Hoàng - Thánh Cô - Thánh Cậu. Hạ ban bao giờ cũng có Ngũ Hổ
(năm ông Hổ) và thượng xà có hai Ông Lốt (hai ông Rắn). Tuy nhiên, với đặc thù là tín ngưỡng
dân gian, TNTM ở ĐBBB thể hiện tính mở rất đậm nét, nhất là trong việc thực hành và sự biến
đổi của thần điện, về số lượng các vị thánh được thờ phụng, mô thức thờ tự và thần tích của các
vị thánh...
2.1.2.3. Các hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ
khá phong phú, trong đó đặc sắc nhất là nghi lễ lên đồng/hầu đồng/hầu bóng;
tuy nhiên, do tính “mờ” của việc thực hành tín ngưỡng nên có hiện tượng bị
một số cá nhân lợi dụng để trục lợi
Với số lượng lớn các cơ sở thờ tự trên địa bàn, trong đó có những trung tâm thực hành tín
ngưỡng, ĐBBB là nơi thường xuyên diễn ra các hình thức thực hành tín ngưỡng, đặc biệt là
nghi lễ lên đồng/hầu đồng/hầu bóng. Tuy nhiên, lợi dụng tính “mờ” của việc thực hành tín
ngưỡng, một số cá nhân đã lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, hoặc phục vụ cho những mục đích
riêng không chính đáng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các đền, điện tư nhân thờ Mẫu

ở ĐBBB và việc tín ngưỡng được quan tâm trở lại sau một thời gian dài bị cấm đoán, các hiện
tượng này đang có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường hơn.
2.1.2.4. Quan điểm trong việc thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng
Bắc bộ hiện nay chưa thống nhất
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở ĐBBB là một tín ngưỡng dân gian có tính mở, việc thực hành tín
ngưỡng lại bị đứt quãng trong một thời gian dài, nên cung cách thực hành vẫn chưa thống nhất.
Sự khác biệt trong việc thực hành TNTM không chỉ giữa các địa phương, mà ngay trong nội bộ
giới thực hành tín ngưỡng ở mỗi địa phương. Bên cạnh đó, cách thức truyền dạy trong thực
hành tín ngưỡng vốn theo lối thị phạm từ đồng thầy cho các con đồng, nên càng về sau tính dị
bản càng cao. Điều này một mặt, tạo nên sự phong phú trong thực hành tín ngưỡng; mặt khác,
lại dễ làm phát sinh nhiều biến tướng, khó kiểm soát.


13

2.1.2.5. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ có sự dung hợp nhiều yếu tố của
các tín ngưỡng, tôn giáo khác
Trong TNTM, có thể dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của Phật giáo (Ấn Độ) và Đạo giáo
(Trung Quốc) với hình tượng Phật Bà và Tứ phủ Vua cha. Từ thần điện và cung cách thực hành
tín ngưỡng, ta còn thấy đặc điểm của nhiều tín ngưỡng khác, như nét thờ cúng tổ tiên, thờ Đức
Thánh Trần Hưng Đạo, nét thờ cúng của cư dân vùng sông nước và của đồng bào các dân tộc
thiểu số… Sự phức hợp trong hệ thống thần điện, thần tích của TNTM không chỉ phản ánh quá
trình giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa các vùng, miền, quốc gia, mà còn phần nào phản ánh tập
quán thờ “đa thần” của người Việt.
2.1.3. Cơ sở pháp lý để thực hiện tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay
Trước thời kỳ đổi mới, TNTM ở ĐBBB bị cấm thực hành và nhiều công trình kiến trúc,
cơ sở thờ tự của tín ngưỡng ở các địa phương bị phá dỡ, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng…
Quá trình này cũng phần nào hình thành nên những định kiến khi đánh giá về GTVH của tín
ngưỡng về sau này.

Từ năm 1986, với tinh thần “nhìn lại và đổi mới”, tôn trọng thực tiễn, Đảng ta từng bước
có sự đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là từ sau năm
1990. Từ đó đến nay, các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước là yếu tố quan trọng, là
nền tảng lý luận để các địa phương vùng ĐBBB triển khai hoạt động tuyên truyền GTVH của
TNTM và đấu tranh với các luận điệu của thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
âm mưu gây chia rẽ nội bộ khối đoàn kết, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
2.2. Thực trạng tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng
Bắc bộ Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những kết quả và nguyên nhân
2.2.1.1. Kết quả
- Về chủ thể tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB:
+ Cấp ủy, chính quyền các cấp địa phương vùng ĐBBB ngày càng nhận thức đầy đủ hơn
về GTVH của TNTM, từ đó quan tâm và chủ động hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên
truyền GTVH của TNTM trên địa bàn.
Trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ thực tiễn sự tồn tại của TNTM trên địa bàn, các cấp ủy,
chính quyền địa phương ngày càng nhận thức rõ hơn về các GTVH của tín ngưỡng và quan
tâm, chỉ đạo, định hướng hoạt động tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng trong phát triển văn
hóa của địa phương.
+ Vai trò của đội ngũ cán bộ văn hóa ở các địa phương vùng ĐBBB từng bước được phát huy
trong tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM trên địa bàn.
Đội ngũ cán bộ văn hóa ở các địa phương vùng ĐBBB căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đã
chủ động hơn trong tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá về những
GTVH của TNTM và phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến
TNTM trên địa bàn.
+ Tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB ngày càng có sự tham gia của nhiều chủ thể,
đặc biệt là các chủ thể trong nhân dân.



14

Bên cạnh vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ văn hóa, cán bộ ngành nội vụ các cấp cũng
tham gia vào một số hoạt động tuyên truyền ở các địa phương. Phối hợp với chính quyền cơ sở,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh... cũng tham gia tuyên truyền GTVH của TNTM thông qua vận động đoàn viên,
hội viên thực hiện tốt các nội dung về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đặc biệt, các ban
quản lý di tích của TNTM, các tổ chức xã hội cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, một số
đồng thầy, đồng đền, đồng điện, cung văn trưởng và “bản hội” (hình thức tổ chức của giới
thực hành tín ngưỡng), cũng tham gia ngày càng tích cực trong các hoạt động tuyên truyền ở
các địa phương.
- Về nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB:
+ Những nội dung về GTVH của TNTM ở ĐBBB được tổ chức tuyên truyền khá đậm nét,
đặc biệt là những giá trị thẩm mỹ trong thực hành tín ngưỡng.
Những giá trị thẩm mỹ của kiến trúc các đền, điện, phủ thờ Mẫu; nhất là những nét đẹp
trong thực hành tín ngưỡng (tập trung ở nghi lễ lên đồng/hầu đồng/hầu bóng), trang phục, âm
nhạc chầu văn… được tuyên truyền khá đậm nét đến đông đảo nhân dân và giới thực hành tín
ngưỡng ở các địa phương vùng ĐBBB.
+ Trong tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB đã chỉ ra một số hiện tượng tiêu cực,
những biểu hiện, hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để trục lợi nhằm phê phán, bài trừ ra
khỏi đời sống cộng đồng.
Một số hiện tượng tiêu cực được chỉ ra và phê phán trong quá trình tuyên truyền GTVH
của tín ngưỡng ở ĐBBB thời gian qua, như việc quá chú trọng đến tiền bạc, lễ vật, sử dụng
quá nhiều vàng mã trong nghi lễ lên đồng/hầu đồng/hầu bóng; lợi dụng việc thực hành tín
ngưỡng, niềm tin của một số người dân với tín ngưỡng để dọa nạt, gây áp lực nhằm mục đích
trục lợi, hoặc xúi giục người ta vi phạm pháp luật; cải biến trang phục trong lên đồng/hầu
đồng/hầu bóng lố lăng, kệch cỡm; sử dụng những lời lẽ dung tục, phản cảm khi đặt lời mới
trong hát văn …
+ Bước đầu có những hình thức tôn vinh các điển hình trong tuyên truyền GTVH của
TNTM ở ĐBBB.

Một số thanh đồng ở các địa phương đã được phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân
nhân dân trong lĩnh vực văn hóa di sản phi vật thể. Các địa phương còn có những hình thức
khen thưởng, gặp mặt nhằm tuyên dương những cá nhân thuộc các tổ chức xã hội, là nhà khoa
học, cung văn, thanh đồng tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền.
+ Kịp thời tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước liên quan đến bảo tồn và phát huy GTVH của TNTM ở ĐBBB.
- Về phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB:
+ Tùy theo nội dung, đối tượng tuyên truyền, việc sử dụng các phương pháp, hình thức,
phương tiện trong tuyên truyền GTVH của TNTM ở các địa phương vùng ĐBBB thời gian qua
khá phong phú và linh hoạt.
Nhiều hình thức tuyên truyền, như liên hoan, tọa đàm, hội thảo, sân khấu hóa, tổ chức lớp tập
huấn nghiệp vụ… được sử dụng khá linh hoạt trong truyền tải GTVH của TNTM, các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến TNTM cho các tầng lớp nhân dân và giới thực
hành tín ngưỡng ở các địa phương. Ngài ra, còn có những hình thức giới thiệu GTVH của tín
ngưỡng đến bạn bè quốc tế, như hội thảo, liên hoan, giao lưu văn hóa…


15

+ Một số hình thức tuyên truyền được đầu tư, tổ chức công phu, góp phần truyền tải sinh
động những GTVH của TNTM ở ĐBBB và tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng.
Trong đó đặc biệt là hình thức liên hoan thực hành tín ngưỡng, hoặc kết hợp giữa liên
hoan thực hành tín ngưỡng và tọa đàm khoa học, với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa
học và một số đồng thầy, đồng đến, đồng điện, cung văn có uy tín trong giới thực hành tín
ngưỡng; việc phục dựng một số nghi lễ bị gián đoạn từ lâu trong thực hành tín ngưỡng có giá
trị nghệ thuật đặc sắc.
+ Các thiết chế văn hóa và một số phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng khá hiệu
quả trong tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB.
Các hoạt động tuyên truyền ở ĐBBB thời gian qua hầu hết được tổ chức ở các cơ sở thờ
tự của TNTM hoặc các thiết chế khác, như bảo tàng, nhà hát…; kết hợp với các phương tiện

thông tin đại chúng, như truyền hình, báo mạng điện tử… góp phần làm lan tỏa GTVH đến
đông đảo nhân dân.
- Về kết quả tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB:
+ Người dân ở các địa phương ngày càng nhận thức đầy đủ, khách quan hơn về những
GTVH của TNTM; đồng thời nhận diện được và phê phán những hiện tượng tiêu cực trong
thực hành tín ngưỡng.
+Từ chỗ nhận thức được những GTVH của TNTM, người dân các địa phương ngày càng
quan tâm hơn đến các hoạt động của tín ngưỡng và hướng đến những điều tốt đẹp, những giá trị
chân - thiện - mỹ khi tham gia vào các hoạt động này.
+ Giới thực hành tín ngưỡng ở các địa phương tham gia ngày càng nhiều và tích cực hơn
vào các hoạt động bảo tồn, phát huy GTVH của TNTM trên địa bàn.
2.2.1.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương đã tạo điều
kiện thuận lợi để cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân và
bảo đảm cho các hoạt động văn hóa, tuyên truyền GTVH, trong đó có tuyên truyền GTVH của
TNTM. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên cũng góp phần củng cố niềm
tin, tăng tính thuyết phục cho các hoạt động tuyên truyền nói chung, tuyên truyền về GTVH của
TNTM nói riêng.
Thứ hai, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng tạo điều kiện để các địa phương đẩy mạnh
giao lưu, hợp tác về lĩnh vực văn hóa, mở rộng các hoạt động tuyên truyền GTVH của Việt
Nam nói chung, trong đó có việc giới thiệu, quảng bá GTVH của TNTM.
Thứ ba, việc chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ ở
nước ta nói chung, ở các địa phương vùng ĐBBB nói riêng đã tạo điều kiện để đa dạng hóa,
hiện đại hóa các phương tiện tuyên truyền, góp phần tích cực vào tuyên truyền GTVH của
TNTM.
- Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước từ sau đổi mới đến nay đã từng bước quan tâm, xác định
được vị trí, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân và sự cần
thiết phải phát huy GTVH của tín ngưỡng, tôn giáo trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm bản sắc dân tộc.


16

Thứ hai, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM
ngày càng chặt chẽ hơn.
Thứ ba, việc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở các địa phương cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình triển khai hoạt động tuyên truyền nói chung, tuyên truyền GTVH của TNTM
nói riêng.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
- Về chủ thể tuyên truyền:
+ Mặc dù cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có những chỉ đạo bước đầu về bảo tồn và
phát huy GTVH của TNTM, đặc biệt là đối với di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành TNTM
Tam phủ của người Việt”, tuy nhiên, hiện còn thiếu hệ thống văn bản riêng để chỉ đạo, định
hướng hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM trên địa bàn.
+ Trong nhiều hoạt động phối hợp tuyên truyền GTVH của TNTM, vai trò của cấp ủy,
chính quyền, các cơ quan chức năng còn chưa thật rõ nét, nhất là trong định hướng đối với các
nội dung tuyên truyền về GTVH thông qua thực hành tín ngưỡng.
+ Hoạt động của một số tổ chức xã hội và đồng thầy, bản hội còn những hạn chế nhất
định, khiến cho quá trình triển khai hoạt động tuyên truyền gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng
đến kết quả tuyên truyền.
- Về nội dung tuyên truyền:
+ Những giá trị đạo đức và giá trị văn học của TNTM vẫn chưa được chú trọng đúng mức
trong tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB.
Những giá trị đạo đức mặc dù có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng
hoạt động của đội ngũ thực hành tín ngưỡng, tránh việc lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi lại chưa
được chú trọng trong các hoạt động tuyên truyền. Số lượng sáng tác dân gian và văn bản lưu
truyền về TNTM ở các địa phương ĐBBB là khá đồ sộ nhưng đến nay chưa được nghiên cứu

và giới thiệu nhiều đến nhân dân.
+ Các nội dung về nhận diện, phê phán những hành vi tiêu cực, biểu hiện lợi dụng tín
ngưỡng để trục lợi còn thiếu hệ thống và chưa cân đối trong tổng thể nội dung tuyên truyền
GTVH của TNTM ở ĐBBB.
+ Những kinh nghiệm trong tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB còn ít được đề cập đến,
chưa trở thành nội dung xuyên suốt trong quá trình tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng.
+ Nội dung tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước liên quan đến việc giữ gìn và phát huy GTVH của TNTM ở các địa phương còn khá
xơ cứng, chưa thật sát hợp với thực tiễn các địa phương.
- Về phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền:
+ Việc sử dụng các phương pháp, hình thức, phương tiện trong tuyên truyền GTVH của
TNTM đôi khi còn cứng nhắc hoặc chưa thật phù hợp, có trường hợp gây phản cảm.
Việc sân khấu hóa một cách tràn lan những thực hành tín ngưỡng có nguy cơ biến một hình
thức tuyên truyền thành dịch vụ thương mại; một số hoạt động bị đưa ra tổ chức ở nơi công
cộng gây phản cảm, làm mất đi những nét đẹp trong thực hành tín ngưỡng.
+ Một số hình thức tuyên truyền chưa thật sát hợp với đặc điểm của các nhóm đối tượng
nên chưa đạt được kết quả cao.


17

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền GTVH của TNTM, đặc biệt là sử
dụng mạng xã hội còn nhiều hạn chế.
- Về kết quả tuyên truyền:
+ Một bộ phận người dân địa phương còn có tâm lý e ngại, chưa thực sự hiểu về những
GTVH của TNTM; trong khi đó, có những người lại là đối tượng bị lợi dụng trong các hoạt
động của tín ngưỡng.
+ Một số cá nhân trong giới thực hành tín ngưỡng do thiếu hiểu biết, hoặc vì mục đích cá
nhân còn có những hành vi không phù hợp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc quảng bá, giới
thiệu những GTVH của TNTM.

2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, còn thiếu các văn bản quy định chi tiết làm cơ sở cho việc tổ chức và phối hợp
tổ chức hoạt động tuyên truyền GTVH của TNTM.
Thứ hai, những biến đổi về cơ cấu dân cư, phong tục, tập quán ở các địa phương cùng mặt
trái của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập khiến cho công tác quản lý hoạt động của
TNTM gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng.
Thứ ba, trong do bối cảnh phải thực hiện nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nguồn
ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hóa nói chung, cho hoạt động tuyên truyền GTVH của
TNTM nói riêng ở các địa phương còn rất hạn chế.
- Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước chưa nhận thức đầy đủ
về sự cần thiết phải tuyên truyền GTVH của TNTM. Bên cạnh đó, do TNTM có một thời gian
dài bị cấm đoán nên đã hình thành tâm lý e ngại ở một bộ phận nhân dân, trong đó có cả những
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, đội ngũ và chất lượng cán bộ tham gia tuyên truyền GTVH của TNTM chưa đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh đội ngũ còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
hiểu biết về TNTM nói chung của đội ngũ cán bộ ở các địa phương còn hạn chế, dẫn đến thiếu
chủ động trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền.
Thứ ba, do đặc thù là tín ngưỡng dân gian, việc chuẩn hóa lại các nghi lễ, nghi thức thực
hành tín ngưỡng theo chuẩn mực từ xưa để phục vụ tuyên truyền GTVH và quản lý hoạt động
của tín ngưỡng còn khó khăn.
2.3. Những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay
2.3.1. Những vấn đề đặt ra về chủ thể tuyên truyền
Thứ nhất, trong khi các hoạt động của TNTM ngày càng diễn ra sôi động ở các địa
phương vùng ĐBBB, đặc biệt là ở các trung tâm thực hành tín ngưỡng, nhận thức của một số
cấp ủy, chính quyền, cán bộ các cơ quan chức năng ở địa phương về sự cần thiết của tuyên
truyền GTVH của TNTM còn chưa đầy đủ, thậm chí còn có trường hợp e ngại trước các vấn đề
về tín ngưỡng.

Thứ hai, việc quy định chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng một
cách chung chung, không có cơ quan chịu trách nhiệm chính khiến cho các nhóm chủ thể tuyên
truyền GTVH của TNTM ở các địa phương vùng ĐBBB khó phát huy được hết vai trò trách
nhiệm và sự chủ động trong tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền.


18

Thứ ba, đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp địa phương vùng ĐBBB mặc dù là lực lượng trực
tiếp tổ chức, triển khai tuyên truyền GTVH của TNTM song số lượng và chất lượng vẫn còn
những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ..
Thứ tư, mặc dù việc huy động các tổ chức xã hội tham gia tuyên truyền GTVH của
TNTM ở ĐBBB là một đòi hỏi tất yếu khách quan, tuy nhiên hoạt động của các chủ thể này
thời gian qua còn bộc lộ nhiều bất cập.
Thứ năm, khả năng tham gia tuyên truyền GTVH của TNTM của giới thực hành tín
ngưỡng ở ĐBBB là rất lớn, tuy nhiên việc phát huy vai trò của nhóm chủ thể này hiện còn
nhiều điểm vướng mắc do chính những đặc điểm của TNTM trên địa bàn.
Thứ sáu, sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về TNTM có ý nghĩa rất quan
trọng nhưng việc phát huy vai trò của nhóm chủ thể này vẫn hạn chế.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra về nội dung, phương pháp, hình thức,
phương tiện tuyên truyền
2.3.2.1. Về nội dung tuyên truyền
Thứ nhất, các GTVH của TNTM, đặc biệt là các GTVH thể hiện qua việc thực hành tín
ngưỡng, do đặc thù là tín ngưỡng dân gian, lại được trao truyền theo lối truyền khẩu, thị phạm
nên khó thống nhất, nhiều dị bản, gây khó khăn cho việc triển khai các nội dung tuyên truyền.
Thứ hai, những hiện tượng, hành vi tiêu cực trong hoạt động của tín ngưỡng được
phản ánh trong các nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM còn chưa thật cân đối và phù
hợp. Việc lồng ghép các nội dung này đôi khi lấn át, làm mờ đi những GTVH của tín
ngưỡng, dễ khiến cho công chúng có cái nhìn thiếu khách quan, toàn diện, thậm chí bài
xích tín ngưỡng.

Thứ ba, một số nội dung trong các văn bản quản lý liên quan đến hoạt động của TNTM
còn khá chung chung, khó cụ thể hóa trong nội dung tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng ở các
địa phương vùng ĐBBB, đặc biệt là về xử lý các vi phạm trong hoạt động tín ngưỡng.
2.3.2.2. Về phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền
Thứ nhất, mặc dù phương pháp tuyên truyền thông qua các hoạt động thực hành tín
ngưỡng và các thiết chế văn hóa vẫn tỏ ra ưu thế, song chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin
rộng khắp cho nhiều đối tượng tuyên truyền nếu không sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng.
Thứ hai, việc thực hành tín ngưỡng sau một thời gian bị cấm đoán giờ có biểu hiện bùng phát
tràn lan khiến cho việc tuyên truyền GTVH thông qua các hình thức thực hành tín ngưỡng cần có
sự lựa chọn kỹ lưỡng đối với các chủ thể tham gia và hình thức triển khai.
Thứ ba, hình thức tuyên truyền thông qua các thiết chế văn hóa, như đền, điện, phủ thờ
Mẫu, các bảo tàng, nhà hát… mặc dù có nhiều thuận lợi để các đối tượng tiếp nhận GTVH
của tín ngưỡng, song cũng đặt ra những vấn đề về bảo đảm mỹ quan, hay an toàn, trật tự.
Thứ tư, các hoạt động của TNTM đều diễn ra trên địa bàn cơ sở nhưng việc lồng ghép các
nội dung tuyên truyền GTVH của TNTM vào triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” còn khá hình thức.
Thứ năm, các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương vùng ĐBBB mặc dù
tham gia khá tích cực vào tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng, song nội dung còn nghèo nàn,
hình thức còn đơn điệu nên chưa thật sự thuyết phục.
2.3.3. Những vấn đề đặt ra về các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tuyên truyền


19

Thứ nhất, sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội ở các địa phương vùng
ĐBBB cùng với quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế bên cạnh những thời cơ, cũng tiềm ẩn
nhiều thách thức đối với hoạt động tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng.
Thứ hai, thực tế ở các địa phương vùng ĐBBB cho thấy, nhiều hoạt động tuyên truyền
GTVH của TNTM đã huy động được những nguồn đầu tư xã hội hóa, tuy nhiên ở khía cạnh

nào đó, lại làm mờ đi vai trò của chính quyền, các cơ quan chức năng trong định hướng tuyên
truyền ở một số hoạt động này.
Thứ ba, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường và việc tiếp cận quá dễ dàng
những yếu tố văn hóa ngoại lai trong quá trình giao lưu, hội nhập cùng những căng thẳng
ngày một gia tăng trong cuộc sống hằng ngày, con người trong xã hội hiện đại gặp nhiều áp
lực, có xu hướng trở nên thực dụng, hoặc “cuồng tín” hơn… gây khó khăn cho việc tuyên
truyền GTVH của tín ngưỡng.
Thứ tư, các địa phương vùng ĐBBB hầu hết đều có tốc độ đô thị hóa quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế khá nhanh mạnh mẽ, do đó cũng đứng trước nhiều vấn đề xã hội. Trong khi đó,
việc giải quyết tốt các vấn đề này lại là cơ sở để người dân thêm tin tưởng, đồng thuận với các
cấp chính quyền, từ đó tăng sức thuyết phục cho các hoạt động tuyên truyền, trong đó có tuyên
truyền GTVH của TNTM.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
TUYÊN TRUYỀN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm về tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
3.1.1. Việc tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở ĐBBB
cần quán triệt, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc, con người Việt
Nam phát triển toàn diện và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.
Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm bản sắc dân tộc làm động lực cho sự phát triển, một trong những yếu tố rất quan trọng là
phải không ngừng bảo tồn và phát huy những GTVH truyền thống của dân tộc, trong đó có
GTVH của các tín ngưỡng. Bên cạnh đó, nhằm đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, việc
cụ thể hóa các nội dung về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này trong
tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB là rất cần thiết.
3.1.2. Tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của tín

ngưỡng thờ Mẫu ơ đồng bằng Bắc bộ cần có sự tham gia của
nhiều lực lượng, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng xã hội.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy các GTVH
truyền thống của dân tộc nói riêng, là sự nghiệp của toàn dân. TNTM là tín ngưỡng dân gian
do chính nhân dân là chủ thể sáng tạo, gìn giữ, trao truyền, do đó, việc tăng cường tuyên
truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB cần hết sức chú trọng đến việc phát huy vai trò của các


20

chủ thể trong nhân dân, như các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các bản hội và đồng thầy, các
nhà khoa học…
3.1.3. Tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng
Bắc bộ cần được đặt trong thực tiễn xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc
dân tộc và bối cảnh hội nhập quốc tế
Là một bộ phận của văn hóa tinh thần người Việt, TNTM mang trong mình nhiều GTVH là
kết tinh của nền văn hóa bản địa và quá trình giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hóa khác. Quá
trình tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB cũng là quá trình góp phần thẩm thấu các
GTVH truyền thống của dân tộc vào đời sống cộng đồng, từ đó định hướng việc giữ gìn và trao
truyền những GTVH của nhân dân các địa phương qua các thế hệ, bởi vậy cần được đặt trong
thực tiễn xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
3.2. Một số giải pháp tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ
Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
3.2.1. Nhóm giải pháp về lãnh đạo, quản lý
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng đồng bằng
Bắc bộ về vai trò, tầm quan trọng của tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Cần tăng cường phổ biến, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và phát huy GTVH tín ngưỡng, tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam cho các cấp ủy, chính quyền địa
phương. Từ chỗ thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc tuyên truyền GTVH của TNTM,

các cấp chính quyền sẽ chủ động, tích cực hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai các
hoạt động tuyên truyền trên địa bàn.
3.2.1.2. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các nội dung của Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2016 trong tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Cần tập trung làm rõ những điểm mới của Luật liên quan đến hoạt động TNTM trong quá
trình tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng. Tuy nhiên, việc triển khai cần linh hoạt, sao cho phù
hợp với từng nhóm đối tượng tuyên truyền.
3.2.1.3. Quan tâm đến tính định hướng của công tác quản lý nhà
nước đối với tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở các
địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ
Để tăng cường tính định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước trong tuyên truyền
GTVH của TNTM ở ĐBBB, mỗi địa phương cần xác định cụ thể, phân rõ trách nhiệm giữa
ngành văn hóa và ngành nội vụ các cấp, đồng thời có quy chế, quy định cụ thể việc phối hợp
của các cơ quan này trong tuyên truyền GTVH của TNTM trên địa bàn.
3.2.1.4. Có quy định để loại bỏ một số hình thức giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa của
tín ngưỡng thờ Mẫu không phù hợp, gây phản cảm, hoặc có biểu hiện lợi dụng để trục lợi
Sở văn hóa và thể thao/sở văn hóa, thể thao và du lịch của các địa phương cần chủ động
xây dựng, ban hành các quy chế quy định rõ về không gian và thời gian tổ chức hầu đồng nói
riêng, thực hành TNTM nói chung; cũng như có một số quy định cụ thể về việc sân khấu hóa
thực hành tín ngưỡng, tránh gây phản cảm.
3.2.2. Nhóm giải pháp phát huy vai trò các chủ thể trực tiếp triển khai và tham gia
tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ


21

3.2.2.1. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
chức năng tham gia tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Các địa phương cần xây dựng các chương trình, kế hoạch về bồi dưỡng kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, về

tuyên truyền GTVH trong quá trình quản lý hoạt động của tín ngưỡng nói chung, TNTM nói
riêng cho đội ngũ cán bộ tham gia tuyên truyền GTVH của TNTM. Chú trọng nâng cao trình
độ lý luận, khả năng tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ bằng cách cử đi học, tổ chức các
buổi trao đổi chuyên môn, tọa đàm, tăng cường nghiên cứu khoa học…
3.2.2.2. Tăng cường sự tham gia của đội ngũ thực hành tín ngưỡng, đặc biệt là các đồng
đền, đồng điện, đồng thầy có uy tín trong tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
Cần coi đội ngũ thực hành tín ngưỡng là đối tượng ưu tiên trong hoạt động tuyên truyền.
Từ chỗ nâng cao nhận thức và hình thành ở nhóm đối tượng này ý thức tự giác và tự nguyện
chấp hành, tuân thủ pháp luật, cần có cơ chế động viên, khuyến khích và định hướng họ tham
gia vào quá trình tuyên truyền bằng chính hoạt động thực hành tín ngưỡng. Xây dựng và nhân
rộng những điển hình trong giới thực hành tín ngưỡng.
3.2.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xây dựng mô hình tổ chức bảo tồn di sản
văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Bên cạnh việc quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội hiện có trên địa bàn
ĐBBB, để tuyên truyền GTVH của TNTM, cần hướng đến mô hình các tổ chức là tập hợp đội
ngũ đồng đền, đồng điện, đồng thầy có uy tín, cùng với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và
những người quan tâm, yêu mến tín ngưỡng.
3.2.2.4. Phát huy vai trò của đội ngũ các nhà khoa học, người nghiên cứu về tín ngưỡng
thờ Mẫu
Cần có cơ chế để khuyến khích, động viên, phát huy vai trò của các chủ thể này trong
hoạt động tuyên truyền.
3.2.3. Nhóm giải pháp về nội dung tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ
Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ
3.2.3.1. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, điều tra thực trạng việc thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ, xác định rõ giá trị văn hóa của tín ngưỡng
thờ Mẫu
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, điều tra, các địa phương cần chú trọng nhận diện
các GTVH của tín ngưỡng, quá trình vận hành, sự biến đổi các giá trị này theo thời gian, kịp
thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những vấn đề nảy sinh trong thực hành tín ngưỡng để
bổ sung vào nội dung tuyên truyền.

3.2.3.2. Vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong xây dựng nội dung, hình thức,
phương pháp tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ phù
hợp với điều kiện của từng địa phương
Vận dụng các kết quả nghiên cứu về TNTM để làm rõ những GTVH của TNTM cần được
bảo tồn và phát huy; những yếu tố đang bị làm cho biến tướng hoặc bị lợi dụng vì mục đích
trục lợi, hay bị lỗi thời, lạc hậu, cần được thay đổi… trong xây dựng nội dung tuyên truyền.
Tăng cường nghiên cứu về đặc điểm của giới thực hành tín ngưỡng, điều kiện các địa phương
để lựa chọn các phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền phù hợp.


22

3.2.4.1. Phục dựng lại một số hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm giá trị
văn hóa truyền thống tại các trung tâm thực hành tín ngưỡng ở vùng đồng bằng Bắc bộ
Ngành văn hóa các địa phương cần phối hợp với các nhà khoa học và đội ngũ thực hành
tín ngưỡng tổ chức phục dựng lại một số thực hành tín ngưỡng theo lối cổ truyền đã bị gián
đoạn, kết hợp với tổ chức các tọa đàm, hội thảo khoa học để trao đổi, phân tích, làm rõ cái hay,
cái đẹp, đồng thời phê phán những hiện tượng tiêu cực, biến tướng trong thực hành tín ngưỡng
ở xã hội đương đại.
3.2.4.2. Đưa nghệ thuật chầu văn vào giảng dạy ở một số trường văn hóa nghệ thuật
Việc xây dựng nội dung để đưa nghệ thuật chầu văn vào giảng dạy tại một số trường văn
hóa nghệ thuật là nhằm tạo điều kiện, môi trường phù hợp, văn minh, thuận lợi để giới trẻ tiếp
cận, tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa dân tộc qua loại hình nghệ thuật truyền thống này, từ đó
thêm yêu mến, chủ động hơn trong tham gia tuyên truyền GTVH của TNTM nói riêng, bảo tồn
những GTVH truyền thống của dân tộc nói chung.
3.2.4.3. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tăng cường tuyên truyền giá trị văn hóa của
tín ngưỡng thờ Mẫu trên báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử, truyền hình
Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền để phản ánh được nhiều
chiều cạnh, nhiều góc độ về các GTVH của TNTM. Nội dung tuyên truyền trên báo chí cần được
đầu tư, đăng tải thường xuyên hơn. Đặc biệt, cần chú ý đến thời điểm tuyên truyền, tăng cường

tuyên truyền vào những dịp lễ hội, ngày tiệc trong tín ngưỡng.
3.2.4.4. Lồng ghép một số nội dung tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
vào thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư
Việc thực hiện các quy định về nếp sống văn minh ở các địa phương cần có quy định cụ thể
về xử lý các biểu hiện, hành vi lợi dụng niềm tin TNTM để trục lợi, gây mất trật tự và ảnh hưởng
đến đời sống cộng đồng. Nên có hướng dẫn, quy định cụ thể để thực hiện nếp sống văn minh
trong lễ hội TNTM…
3.2.4.5. Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền,
phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa trong tuyên truyền giá trị văn hóa
của tín ngưỡng thờ Mẫu
Cùng với tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng một cách trực quan thông qua hoạt động
thực hành tín ngưỡng, nên kết hợp với tổ chức tọa đàm, hội thảo về GTVH của tín ngưỡng
và việc bảo tồn, thực hành tín ngưỡng trong bối cảnh đương đại với sự tham gia của nhiều
lực lượng và huy động các cơ quan báo chí để đưa tin, ghi hình làm tư liệu rút kinh
nghiệm…
3.2.5. Nhóm giải pháp về môi trường xã hội và phát huy vai trò
của các đối tượng tuyên truyền
- Quan tâm, tìm hiểu về các đặc điểm tâm lý, mong muốn, nguyện vọng của đội ngũ thực
hành tín ngưỡng để phát huy tính tích cực của các đối tượng này trong tiếp nhận những nội
dung tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ; chân thành, cởi
mở và tạo điều kiện cho họ trong tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy GTVH của
TNTM và thu hút, tập hợp họ vào các mô hình tổ chức xã hội ngoài bản hội có sự tham gia của


23

các nhà khoa học và những người có uy tín trong đội ngũ thực hành tín ngưỡng, là điển hình
trong bảo tồn và phát huy GTVH của tín ngưỡng.
- Tôn trọng tuyệt đối quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân để hình thành
thái độ xã hội hài hòa, dần xóa bỏ một số tư tưởng bài xích tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại,

giúp người dân cởi mở hơn trong việc tiếp nhận những GTVH của các tín ngưỡng, tôn giáo nói
chung, GTVH của TNTM nói riêng.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ cần chăm lo mọi mặt
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, cần chú trọng đến những giải pháp tác động đến môi trường xã hội - những
yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tuyên truyền, như vấn đề kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ.
KẾT LUẬN
Là một tín ngưỡng nội sinh có sức sống lâu bền, trải qua bao thăng trầm trong lịch sử tồn
tại và phát triển, TNTM đã hội tụ trong mình nhiều GTVH đặc sắc, mang đậm tinh thần, cốt
cách người Việt. Mặc dù từng bị phủ nhận, cấm đoán, bài xích, nhưng những GTVH của tín
ngưỡng vẫn được một bộ phận nhân dân trao truyền, gìn giữ cho đến ngày nay, và từng bước
được đánh giá, ghi nhận lại một cách khách quan, toàn diện hơn. Cùng với đó, vấn đề về tuyên
truyền GTVH của tín ngưỡng dần trở nên cấp thiết hơn, đặc biệt là đặt trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tuy nhiên, cũng giống như sự trao truyền các GTVH của dân tộc từ trước tới nay, việc giữ
gìn và phát huy GTVH của TNTM nói chung, tuyên truyền GTVH của TNTM nói riêng là một
quá trình đòi hỏi sự dày công và chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, chủ
quan khiến cho quá trình nghiên cứu vốn không hề dễ dàng. Góc độ tiếp cận chính trị học công tác tư tưởng trên địa hạt nghiên cứu tín ngưỡng, GTVH của tín ngưỡng cũng còn khá mới
mẻ, khiến cho việc trình bày các vấn đề lý luận chung về tuyên truyền GTVH của TNTM trong
luận án không tránh khỏi còn nhiều hạn chế, thiếu sót, song bước đầu cũng cố gắng định hình
được khung lý thuyết để làm cơ sở trong đánh giá, phân tích thực trạng tuyên truyền GTVH của
tín ngưỡng ở ĐBBB - nơi tín ngưỡng được hình thành, gìn giữ trong lịch sử và ngày nay, đang
có sự phát triển khá mạnh mẽ.
Quá trình điền dã thực tế, khảo sát thực trạng các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền
ở các địa phương ĐBBB cho thấy, nếu nhìn tổng thể, việc triển khai tuyên truyền GTVH của
tín ngưỡng tưởng như một dòng chảy êm ả, nhưng thực chất cũng tồn tại nhiều hạn chế, do các
nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó chủ quan là chính. Từ đó, đặt ra không ít vấn đề
trong việc tuyên truyền GTVH của TNTM đối với các địa phương trong thời gian tới, không
chỉ ở phạm vi ĐBBB, như vấn đề về quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các ngành chức

năng tham gia tuyên truyền GTVH của tín ngưỡng, thống nhất một số nội dung về GTVH tín
ngưỡng, hay việc sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền đối với đối tượng
đặc thù là đội ngũ thực hành tín ngưỡng...
Từ thực tiễn tuyên truyền GTVH của TNTM ở ĐBBB thời gian qua, trên cơ sở quán triệt
các quan điểm, chủ trưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề
này, luận án bước đầu đề xuất hệ thống các giải pháp tổng thể để tăng cường tuyên truyền
GTVH ở các địa phương vùng ĐBBB trong thời gian tới. Mỗi nhóm giải pháp được nêu ra đều


24

có vai trò, tầm quan trọng riêng, và kết quả tuyên truyền cũng không nằm ở phép cộng đơn
thuần của các giải pháp đó, mà chính ở sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của các địa
phương. Mong rằng, những đề xuất này có thể gợi mở cho các địa phương vùng ĐBBB về
những giải pháp thật sự thiết thực, hiệu quả trong quá trình bảo tồn và phát huy GTVH của
TNTM nói riêng, của tín ngưỡng, tôn giáo nói chung; cũng như trong triển khai thực hiện các
nội dung quản lý đối với hoạt động của tín ngưỡng, góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng
của nhân dân và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.



×